Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.33 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN NĂM 2018
Nguyễn Thị Hương Lan1, Nguyễn Đình Hưng2, Nguyễn Thị Hiền2,
Nguyễn Huy Bình3, Nguyễn Công Thành3
1

Viện Đào tạo YHDP và YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội
2
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
3
Trường Đại học Y Hà Nội

Hiện nay, tỉ lệ người nhập viện được chẩn đoán Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 ngày càng gia tăng một phần
là do lối sống với chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Do vậy, nghiên cứu được tiến hành trên 150 người bệnh
ĐTĐ type 2 đang nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhằm mục tiêu mô tả kiến thức, thực
hành dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh, góp phần mô tả thực trạng và đề xuất các giải
pháp nâng cao kiến thức thực hành về dinh dưỡng cho nhóm bệnh nhân này. Kết quả cho thấy có 87,42%
bệnh nhân đạt kiến thức và chỉ có 35,76% đạt thực hành. Nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp hưu trí, có sự hỗ
trợ của gia đình và nhận được tư vấn của cán bộ y tế có tỉ lệ đạt kiến thức cao hơn nhóm bệnh nhân lao động
tự do buôn bán, không được hỗ trợ từ gia đình và chưa nhận được tư vấn của cán bộ y tế so với những bệnh
nhân khác với OR và 95%CI tương ứng là (OR = 4,03; 1,3 - 12,6); (OR = 4,31; 1,2 - 15,5); (OR = 12,41; 1,61 96,1). Nhóm bệnh nhân có tiền sử gia đình cũng bị ĐTĐ và chế độ ăn nấu riêng có tỉ lệ đạt thực hành cao hơn
nhóm không có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ và có chế độ ăn chung với gia đình so với những người khác với OR
và 95%CI tương ứng là (OR = 2,3; 1,11 - 4,78); (OR = 2,58; 1,22 - 5,48). Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu
đạt kiến thức khá cao (87,42%), tuy nhiên tỉ lệ thực hành đạt lại khá thấp (35,76%). Vậy nên trong công tác
truyền thông, ngoài cung cấp cho các đối tượng kiến thức thì cần theo dõi, đánh giá thực hành của bệnh nhân.
Từ khóa : Đái tháo đường, Kiến thức, thực hành dinh dưỡng, Bệnh viện Xanh Pôn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Đái tháo đường typ 2 là vấn đề sức khỏe
cộng đồng hiện nay trên Thế giới, đây là một
trong bốn nguyên nhân hàng đầu không do
nhiễm trùng (bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô
hấp mạn và đái tháo đường typ 2) gây tử vong
cho người < 70 tuổi và chiếm 3/4 tử vong ở các
nước có thu nhập thấp [1]. Tại Việt Nam, Đái
tháo đường đang có chiều hướng tăng nhanh
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Hương Lan, Viện Đào
tạo YHDP&YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 05/03/2019
Ngày được chấp nhận: 07/05/2019

TCNCYH 120 (4) - 2019

[2]. Đến cuối năm 2015, Việt Nam có 63.021
trường hợp mắc bệnh ĐTĐ, chiếm 5,6% số
người trong độ tuổi 20 - 79, trong đó 53457
người tử vong [3], trong đó chủ yếu là ĐTĐ
type 2. Mặc dù đã có những bằng chứng rõ
ràng về hiệu quả của việc kết hợp thuốc và các
liệu pháp không dùng thuốc (chế độ ăn uống,
tập luyện thể lực), tuy nhiên tuân thủ điều trị
vẫn luôn là một vấn đề chính ở các bệnh nhân
bị bệnh mạn tính, trong đó có vấn đề thực hiện
chế độ ăn hợp lý. Nghiên cứu về kiến thức và
thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân mạn
tính không lây tại huyện Bình Chánh – Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2014, phỏng vấn 100

59


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
bệnh nhân thì 48% không biết về dinh dưỡng
cho bệnh nhân ĐTĐ và cao huyết áp, 49% biết
ít và chỉ có 3% biết tương đối đầy đủ [4] .
Hiện nay, tại khoa Nội - Bệnh viện đa khoa
Xanh Pôn, tỉ lệ người nhập viện được chẩn
đoán ĐTĐ type 2 ngày càng gia tăng, một phần
là do lối sống với chế độ dinh dinh dưỡng chưa
hợp lý. Tuy nhiên, đến nay chưa có một khảo
sát hay nghiên cứu nào đánh giá về kiến thức,
thực hành dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ type
2 điều trị tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Do
đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
với mục tiêu :
Mô tả kiến thức, thực hành dinh dưỡng và
một số yếu tố liên quan của người bệnh ĐTĐ
type 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Người mắc ĐTĐ type 2 đang điều trị nội
trú tại các khoa Nội bệnh viện đa khoa Xanh
Pôn trong thời gian từ tháng 5/2018 đến tháng
Chủ đề/ Biến số

10/2018.
2. Phương pháp

- Thời gian tiến hành: Từ tháng 5/2018 đến
tháng 10/2018.
- Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp
mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu: Tính theo công thức ước lượng
một tỉ lệ như sau:
2

n=

Z(1 - ∝⁄2) p(1 - p)
d2

Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có ;
p: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu đạt kiến thức về
bệnh đái tháo đường (p = 10,4%) [5]; Z1 - α/2:
Hệ số tin cậy với ngưỡng xác suất α = 0,05,
tương ứng Z1 - α/2 = 1,96; d: Khoảng sai lệch
tuyệt đối giữa tỉ lệ thu được từ mẫu và tỉ lệ của
quần thể, chọn d = 0,05. Thay vào công thức,
cỡ mẫu nghiên cứu là 140, lấy 5% bệnh nhân
không tham gia nghiên cứu, cỡ mẫu cần thực
hiện là 150.
- Biến số, chỉ số

Nội dung/Chỉ số

Phương pháp thu thập

Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ

Thông tin xã hội
học

Tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời
Bộ câu hỏi phỏng vấn
điểm phát hiện bệnh
Các cách điều trị bệnh ĐTĐ;

Kiến thức dinh
dưỡng về bệnh
ĐTĐ

Thực hành dinh
dưỡng về bệnh
ĐTĐ

60

Những cách điều trị ĐTĐ bằng dinh dưỡng; số
bữa ăn trong một ngày;
Bộ câu hỏi phỏng vấn
Những loại thực phẩm nên hạn chế, loại thực
phẩm nên sử dụng
Số bữa ăn trong một ngày, chế biến thức ăn
riêng hay chung cùng gia đình, có sử dụng rượi
Bộ câu hỏi phỏng vấn
bia, thuốc lá, hoạt động thể lực; cách chế biến
thực phẩm thường dùng

TCNCYH 120 (4) - 2019



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Chủ đề/ Biến số

Nội dung/Chỉ số

Phương pháp thu thập

Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành dinh dưỡng về bệnh ĐTĐ
Mối liên quan đến
kiến thức dinh
dưỡng
Mối liên quan đến
thực hành dinh
dưỡng

Thông tin chung của đối tượng: tuổi, giới, trình
độ học vấn; Yếu tố gia đình: gia đình có người
Bộ câu hỏi phỏng vấn
bị ĐTĐ, hỗ trợ của gia đình; Dịch vụ y tế: nhận
được sự tư vấn của cán bộ y tế
Thông tin chung của đối tượng: tuổi, giới, nghề
nghiệp, Hỗ trợ từ gia đình;
Bộ câu hỏi phỏng vấn
Tư vấn dinh dưỡng từ cán bộ y tế

Chấm điểm đánh giá kiến thức, thực hành với những bệnh nhân trả lời đúng trên 50% câu hỏi
đưa ra được cho là đạt.
3. Đạo đức nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin về nghiên cứu. Đối tượng tham gia
nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có quyền rút lui khỏi nghiên cứu bất cứ khi nào.

III. KẾT QUẢ
Bảng 1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Nhóm tuổi

Giới

Thông tin chung

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

≤ 45 tuổi

3

1,99

45 – 60 tuổi

38

25,83

60 – 80 tuổi


83

54,97

≥ 80 tuổi

26

17,22

Nam

58

39,07

Nữ

92

60,93

BMI < 18.5

13

8,61

105


70,20

32

21,19

Chỉ số BMI (kg/m2) (đơn vị) 18,5 ≤ BMI < 24,9
BMI ≥ 24,9

Bảng 1 cho thấy nhóm BN tham gia nghiên cứu ở độ tuổi 60 - 80 chiếm tỉ lệ cao nhất (54,97%),
tiếp đến là nhóm 45 - 60 tuổi (25,83%). Số BN nữ nhiều gấp 1,5 lần BN nam với tỉ lệ lần lượt là
60,93% và 39,07%. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu có BMI nằm trong giới hạn bình thường chiếm
tỉ lệ cao (70,2%).

TCNCYH 120 (4) - 2019

61


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

12,58%
Đạt
Không đạt
87,42%

Biểu đồ 1. Tỉ lệ % đối tượng có kiến thức đạt về dinh dưỡng
Biểu đồ 1 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân đạt kiến thức dinh dưỡng chiếm tỉ lệ khá cao 87,42% còn lại
12,58% không đạt


70
60

64,24 %

50
40
35,76%

30
20
10
0

Đạt

Không đạt

Biểu đồ 2. Tỉ lệ % đối tượng có thực hành đạt về dinh dưỡng
Biểu đồ 2 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có thực hành đạt thấp hơn tỉ lệ nhân có thực hành chưa đạt
Bảng 2. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức dinh dưỡng

 Kiến thức dinh dưỡng

Giới

Tuổi

62


Đạt

Không đạt

OR

n

%

n

%

95%CI

Nữ

81

88,04

11

11,96

0,86

Nam


51

86,44

8

13,56

0,33 -  2,29

< 45

3

100

0

0,00

45 - 60

34

87,18

5

12,82


4,64

60 - 80

70

84,34

13

15,66

0,58 - 37,33

≥ 80

25

96,15

1

3,85

TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

 Kiến thức dinh dưỡng


Đạt
n

Không đạt
%
0

OR

n

%

95%CI

7

28,00

4,03

Lao động tự
do, buôn bán

18

Hưu trí

83


91,21

8

8,79

Gia đình có người
mắc ĐTĐ

Không

94

86,24

15

13,76

1,52



38

90,48

4


9,52

0,47 - 4,86

Hỗ trợ từ phía gia
đình

Không

73

82,02

16

17,98

4,31



59

95,16

3

4,84

1,20 -  15,50


Không

78

81,25

18

18,75

12,46



54

98,18

1

1,82

1,61 -  96,16

Nghề nghiệp

Tư vấn của cán bộ
y tế


72,00

1,3 - 12,56

Bảng 2 cho thấy nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp hưu trí có tỉ lệ đạt kiến thức cao gấp 4,03 lần
nhóm nghề nghiệp lao động tự do buôn bán (OR = 4,03; 95%CI = 1,3 - 12,6); Nhóm BN có hỗ trợ
từ gia đình có tỉ lệ đạt về kiến thức cao gấp 4,31 lần nhóm không nhận được hỗ trợ (OR = 4,31;
95%CI = 1,2 - 15,5); Nhóm BN nhận được sự tư vấn từ cán bộ y tế có tỉ lệ kiến thức đạt cao gấp
12,41 lần nhóm chưa nhận được tư vấn dinh dưỡng (OR = 12,41; 95%CI = 1,61 - 96,1).
Bảng 3. Một số yếu tố liên quan tới thực hành dinh dưỡng

Giới

Tuổi

Có kiến thức về dinh
dưỡng
Hỗ trợ từ gia đình

TCNCYH 120 (4) - 2019

Đạt

Không đạt

n

%

n


%

OR
95%CI

Nữ

33

35,87

59

64,13

0,99

Nam

21

35,59

38

64,41

0,5 - 1,95


< 45

2

66,67

1

33,33

45 - 60

12

30,77

27

69,23

60 - 80

31

37,55

52

62,65


≥ 80

9

34,62

17

65,38

Không đạt

6

31,58

13

68,42

1,23

Đạt

48

36,36

84


63,64

0,44 - 3,47

Không

27

30,34

62

69,66

1,77



27

43,35

35

56,45

0,9 - 3,48

Thực hành dinh dưỡng  


1,34
0,6 - 3,02

63


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đạt

Gia đình có người
DTD
Thức ăn được chế
biến như thế nào
Tư vấn của cán bộ
y tế

Không đạt

n

%

n

%

OR
95%CI

Không


33

69,72

76

30,28

2,3



21

50,00

21

50,00

1,11 - 4,78

Chung với gia
đình

34

30,09


79

69,91

2,58

Riêng

20

52,63

18

47,37

1,22 - 5,48

Không

32

33,33

64

66,67

1,33




22

40,00

33

60,00

0,67 - 2,65

Thực hành dinh dưỡng  

Bảng 3 cho thấy nhóm BN có tiền sử gia đình bị bệnh ĐTĐ có tỉ lệ thực hành đạt cao gấp 2,3 lần
nhóm không có tiền sử gia đình bị bệnh ĐTĐ; Nhóm BN chế biến thức ăn riêng có tỉ lệ thực hành
đạt cao gấp 2,58 lần nhóm chế biến ăn chung với gia đình.

IV. BÀN LUẬN
Tỷ lệ phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng
nghiên cứu không đồng đều, nhóm tuổi từ 6080 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (54,97%), tiếp đến
là nhóm 45-60 tuổi với 25,83%, thấp nhất là
nhóm dưới 45 tuổi (1,99%). Tỷ lệ bệnh nhân
nữ trong nhóm nghiên cứu cao gấp 1,5 lần so
với nam với tỉ lệ lần lượt là 60,93% và 39,07%.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi hiện đang
là hưu trí chiếm tỉ lệ cao nhất (62,26%), tiếp
đến là lao động tự do buôn bán (16,56%). Hầu

dinh dưỡng nên làm. Trên cơ sở chấm điểm

đánh giá kiến thức, với những bệnh nhân trả
lời đúng trên 50% câu hỏi đưa ra được cho là
đạt kiến thức về dinh dưỡng thì có tới 87,42%
bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đạt.
Chúng tôi cho rằng sở dĩ có tỉ lệ khá cao này là
do hiện nay các phương tiện truyền thông đại
chúng phát triển mạnh mẽ, người dân dễ dàng
tiếp cận với các thông tin trên nhiều hình thức
như: báo, đài, tivi, mạng internet, bạn bè người

hết BN trong nghiên cứu của chúng tôi đều có
bệnh lý khác kèm theo trong đó tỷ lệ mắc một
bệnh kèm theo là 64,24% và tỉ lệ mắc 2 bệnh
kèm theo là 35,76%. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 28% có người thân mắc bệnh ĐTĐ.
Phần lớn người bệnh có BMI trong giới hạn
bình thường (70,3%) và 21,19% thừa cân, béo
phì.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm
hiểu kiến thức của bệnh nhân về bệnh ĐTĐ
bao gồm: các cách điều trị ĐTĐ, lựa chọn thực
phẩm nhiều đường cần hạn chế, số bữa bệnh
nhân ĐTĐ nên ăn và các cách điều trị bằng

thân, tờ rơi áp phích, cán bộ y tế,….Đặc biệt là
thông tin về lối sống lành mạnh và chế độ dinh
dưỡng hợp lý được truyền thông rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó đối
tượng có thể nắm được nhiều thông tin khoa
học bổ ích để áp dụng vào cuộc sống hằng

ngày của bản thân cũng như cho gia đình.
Trên cơ sở đánh giá thực hành đạt khi
bệnh nhân có thực hành về chế độ ăn và sinh
hoạt hợp lý trên 50% của các tiêu chí đánh giá
như số bữa ăn, cách chế biến thức ăn, có hoạt
động thể lực,sử dụng thuốc lá, rượi bia,....thì
chỉ có 35,75% bệnh nhân có thực hành đạt.

64

TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Võ Thị
Bổn [5] và nghiên cứu của Anju Gautam tại
Nepal (58,7%) [6]. Trên cơ sở kiến thức đạt
chiếm tỉ lệ khá cao chúng ta mong đợi tỉ lệ bệnh
nhân thực hành cũng tương xứng tuy nhiên thì
có thể thấy “kiến thức tốt” nhưng không dẫn
đến “thực hành đúng”. Vậy nên trong công
tác truyền thông, ngoài cung cấp cho các đối
tượng kiến thức thì cần theo dõi, đánh giá
thực hành của bệnh nhân. Ngoài ra, đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi đều đang điều trị nội
trú, không có điều kiện thực hiện chế độ ăn,
lối sống hợp lý hoàn toàn. Giải pháp có thể
thực hiện ngay, ít tốn kém và mang lại kết quả
mong đợi nhanh nhất đó sử dụng chế độ ăn
bệnh lý tại bệnh viện. Khi bệnh nhân đăng kí

chế độ ăn bệnh lý tại bệnh viện sẽ được các
nhân viên khoa Dinh dưỡng lên thực đơn chi
tiết cho từng đối tượng với các mặt bệnh khác
nhau. Suất ăn được mang đến đúng giờ tận
bệnh phòng của bệnh nhân. Các chuyên gia
dinh dưỡng sẽ theo dõi đánh giá hiệu quả và
lên kế hoạch can thiệp tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm bệnh
nhân có nghề nghiệp hưu trí có tỉ lệ đạt kiến
thức cao gấp 4,03 lần nhóm nghề nghiệp lao
động tự do buôn bán. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (OR = 4,03; 95%CI = 1,3 - 12,6). Kết
quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần
Văn Lành với p < 0,05 [7]. Có sự khác biệt này
là do đối tượng hưu trí có trình độ học vấn
và hơn hết họ có nhiều thời gian để tìm hiểu
những thông tin kiến thức lớn hơn nhóm đang
phải lao động buôn bán. Do đó các cán bộ y tế
cần phải tổ chức truyền thông về các kiến thức
bệnh ĐTĐ thường xuyên và có nhiều hình thức
phù hợp cho đối tượng lao động tự do buôn
bán để họ có hiểu biết tốt hơn về bệnh ĐTĐ.
Những bệnh nhân được gia đình hỗ trợ như
nhắc nhắc kiểm tra đường huyết, thay đổi chế

TCNCYH 120 (4) - 2019

độ ăn phù hợp có tỉ lệ đạt kiến thức cao gấp
4,31 lần nhóm không được hỗ trợ. Vậy nên
trong công tác truyền thông dinh dưỡng cán bộ

y tế ngoài tập trung cho đối tượng người bệnh
cần chú ý đối tượng người nhà bệnh nhân để
phối hợp giúp đỡ bệnh nhân thực hiện tốt hơn.
Nhóm bệnh nhân nhận được tư vấn dinh
dưỡng từ cán bộ y tế có tỉ lệ đạt kiến thức cao
gấp 12,41 lần nhóm không được tư vấn dinh
dưỡng. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê
(OR = 12,41; 95% CI = 1,61 - 96,1). Vậy nên
cần tăng cường, đẩy mạnh công tác truyền
thông dinh dưỡng, hướng đến mục tiêu tất cả
bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đều được tư
vấn, can thiệp dinh dưỡng đầy đủ và hiệu quả.
Một số nghiên cứu cho thấy nhu cầu khác
biệt giữa bệnh nhân và thành viên gia đình là
những rào cản đối với thực hành dinh dưỡng.
Ví dụ các thành viên gia đình có thể không
muốn cùng ăn chế độ ăn như bệnh nhân ĐTĐ,
những người đang cố gắng duy trì một chế độ
ăn uống lành mạnh hơn. Những khác biệt về
nhu cầu này sẽ ảnh hưởng tới tuân thủ điều
trị của bệnh nhân ĐTĐ, ảnh hưởng tiêu cực
đến những bệnh nhân đang phải đóng nhiều
vai trò trong gia đình [8]. Chúng tôi tìm thấy
mối liên quan giữa nhóm bệnh nhân có chế độ
ăn riêng với gia đình với tỉ lệ thực hành đạt. Cụ
thể, nhóm ăn riêng có tỉ lệ thực hành đạt cao
gấp 2,58 lần nhóm ăn chung với gia đình (OR
= 2,58; 95%CI = 1,22 - 5,48).
Nhóm bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc
ĐTĐ có tỉ lệ thực hành đạt cao gấp 2,3 lần

nhóm không có gia đình mắc ĐTĐ. Mối liên
quan này có ý nghĩa thống kê (OR = 2,3;
95%CI = 1,11 – 4,78). Kết quả này tương đồng
với nghiên cứu tại Bangladesh với tỉ lệ thực
hành đạt ở Bệnh nhân có tiền sử gia đình có
ĐTĐ cao gấp 4,3 lần nhóm không có gia đình
mắc ĐTĐ (p < 0,05) [9] .

65


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

IV. KẾT LUẬN
Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu đạt
kiến thức khá cao 87,42%, tuy nhiên tỉ lệ thực
hành đạt lại khá thấp 35,75%. Vậy nên trong
công tác truyền thông, ngoài cung cấp cho các
đối tượng kiến thức thì cần theo dõi, đánh giá
thực hành của bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân có
nghề nghiệp hưu trí có tỉ lệ đạt kiến thức cao
hơn nhóm lao động tự do buôn bán. Nhóm có
sự hỗ trợ của gia đình và nhóm nhận được tư
vấn của cán bộ y tế có tỉ lệ đạt kiến thức cao
hơn nhóm không nhận được sự hỗ trợ từ gia
đình và tư vấn của cán bộ y tế. Nhóm bệnh
nhân có tiền sử gia đình bị bệnh ĐTĐ và có
chế độ ăn được chế biến riêng có tỉ lệ đạt thực
hành cao gấp 2,3 lần nhóm không có tiền sử
gia đình bị bệnh ĐTĐ.


Lời cảm ơn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã giúp đỡ trong
quá trình thu thập số liệu. Đặc biệt tác giả xin
gửi lời biết ơn sâu sắc đến các bệnh nhân, gia
đình bệnh nhân đã phối hợp, tham gia trong
suốt quá trình nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Who (2014), Global status report on
noncommunicable diseases 2014, 10.
2. Ngoc Minh Pham and Karen E (2015),
Diabetes Preva lence and Risk factors Among
Vietnamese Adults: Findings From Community
- Based Screening Programs, Diabetes Care,
38, 77 - 78.

66

3. Pham N.M. and Eggleston K. (2016),
Prevalence and determinants of diabetes
and prediabetes among Vietnamese adults,
Diabetes Res Clin Pract, 113, 116 – 124.
4. Lê Thị Hoàng Liễu (2014), Kiến thức
và thực hành về dinh dưỡng của bệnh nhân
bệnh mạn tính không lây tại huyện Bình Chánh
- TP.HCM, Tạp Chí Học Thành Phố Hồ Chí
Minh, 18(6), 30 – 34.
5. Võ Thị Bổn (2014), Một số yếu tố liên

quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh Đái
tháo đường type 2, Tạp chí nghiên cứu Y học,
98(6), 88 - 95.
6. Anju Gautam, Dharma Nand Bhatta
and Umesh Raj Aryal (2015), Diabetes related
health knowledge, attitude and practice among
diabetic patients in Nepal, BMC Endocr Disord,
15, 25.
7. Trần Văn Lành (2013), Kiến thức, thái độ
và thực hành về phòng chống Đái tháo đường
của đồng bào người dân tộc Khmer tại tỉnh
Hậu Giang, Tạp chí Y học dự phòng, 142(6),
150 - 156.
8. Rosland A. - M., Heisler M. and Choi
H. and associates (2010), Family Influences
on Self - Management Among Functionally
Independent Adults with Diabetes or Heart
Failure: Do Family Members Hinder As Much
As They Help?, Chronic Illn, 6(1), 22 – 33.
9. Saleh F., Ara F. and Ali L. (2012),
Knowledge and self - care practices regarding
diabetes among newly diagnosed type 2
diabetics in Bangladesh: a cross - sectional
study.

TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC


Summary
ASSESSMENT OF KNOWLEDGE AND NUTRITIONAL
PRACTICES OF PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES
MELLITUS AT SAINT PAUL HOSPITAL, HANOI 2018
Currently, the percentage of people hospitalized were diagnosed with type 2 diabetes is increasing
partly due to unhealthy lifestyle and diet. The study was conducted on 150 people with types 2
diabetes who are inpatient treatment at Saint Paul Hospital with the aim to describe knowledge,
nutrition practice and some related factors of patients. The results showed that 87.42% of patients
having good knowledge and only 35.76% having good practice skill. The group of retired patients,
supported by family and counseled by health workers, has a higher rate of knowledge than the opposite
group with OR and 95% CI respectively (OR = 4.03; 1.3 - 12.6); (OR = 4.31; 1.2 - 15.5); (OR = 12.41;
1.61 - 96.1). One group of patients with a family history of diabetes and cooking by themselves had
a higher rate of practice than the group with no history of diabetes (OR = 2.3; 95%CI 1.11 - 4.78);
(OR = 2.58; 95%CI 1.22 - 5.48). The rate of participants having good knowledge was quite high;
however, the rate of patients having good practice skill was quite low. So that, we need not only
providing knowledge to the subjects, but also monitoring and evaluating the practice skill of patients
Keywords: Diabetes, Knowledge, Nutrition practice, Saint Paul Hospital.

TCNCYH 120 (4) - 2019

67



×