Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Kiến thức, thái độ và thực hành trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh của sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.65 KB, 14 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ SƠ SINH
CỦA SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI BÌNH DƯƠNG
Phùng Thị Kim Dung*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.
Phương pháp nghiên cứu: một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 11/2015
tại khoa hậu sản bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương. Đối tượng nghiên cứu là 339 sản phụ được khảo sát bằng
bộ câu hỏi phỏng vấn và quan sát thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh của bà mẹ. Các biến số nghiên cứu là đặc điểm
nhân khẩu học, kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. Số liệu được xử lý bằng phần mềm
Stata 10.0.
Kết quả: Trong số 339 bà mẹ được phỏng vấn và quan sát thực hành chăm sóc trẻ sau sanh kết quả cho thấy
về kiến thức đạt tỷ lệ 69,91%, về thái độ là 56,34% và thực hành là 82,01%. Chỉ 8,26% các bà mẹ đồng ý không
băng rốn cho trẻ; 49,56% bà mẹ biết 2 dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ, 50% các bà mẹ không biết thời gian vàng da sinh
lý của trẻ sơ sinh, 73,74% bà mẹ lo lắng khi đưa con đi chích ngừa. Tỷ lệ 32,15% các bà mẹ chưa được nhân viên
y tế tư vấn đầy đủ khi mang thai về chăm sóc trẻ sơ sinh.
Kết luận: Về kiến thức của bà mẹ về chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, các dấu hiệu nguy hiểm cho trẻ và biết
vàng da sinh lý còn hạn chế. Về thái độ đa số các bà mẹ lo lắng khi đưa con đi tiêm ngừa. Cần có kế hoạch hướng
dẫn trước sinh cho các bà mẹ về chăm sóc sơ sinh.
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.

ABSTRACT
MOTHERS’ S KNOWLEDGE, ATTITUDES AND PRACTICES ON NEWBORN CARE AT BINH
DUONG OBSTETRIC & GYNECOLOGY, PEDIATRIC HOSPITAL
Phung Thi Kim Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 234 - 247
Objective: Determine knowledge, attitude and practice of mothers on newborn care.
Method: This is a cross-sectional study from October 2015 to November 2015, which had been taken place in


postpartum unit of Binh Duong Obs & Gyn, Pediatric Hospital. The study’s participants included 339 mothers
among postpartum mothers, who were interviewed by some questions and surveyed practice of mothers on
newborn care. Their demographic data, knowledge, attitudes and practice of mothers on newborn care were
assessed. Analysis was by Stata 10.0.
Results: Among the 339 mothers studied, 69.91% answered correct questions on the knowledge of newborn
care, 56.34% had appropriate attitude towards newborn care, and 82.01% practiced appropriate newborn care.
The result that only 8,26% mothers couldn’t agree cord bandage newborn, 49.56% mothers knew about two
dangerous signs for newborn, 50% of them knew about neonatal jaundice, 73.74% mothers worried about
vaccination their babies, 32.15% mothers haven’t been consulted antenatal fulfill about newborn care.
Conclusion: There was an inadequate knowledge of post-natal cord care, dangerous signs for newborn,
neonatal jaundice and so many mothers have still worried about vaccination their babies at Binh Duong Obs &
Gyn, Pediatric Hospital. There was the plan to well inform about newborn care for antenatal mothers.
* Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương.
Tác giả liên lạc: Bs Phùng Thị Kim Dung

234

ĐT: 0918285531

Email:

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

Key words: Knowledge-Attitude-Practice, Newborn care, Postnatal, Antenatal.
sạch rửa rốn cho trẻ, nước thường dùng là nước

TỔNG QUAN
muối sinh lý.
Thời kỳ sơ sinh bắt đầu từ lúc cắt rốn đến hết
Khi rốn bị nhiễm bẩn phân hay nước tiểu cần
4 tuần lễ sau đẻ. Thời kỳ này là thời gian có rất
rửa sạch rốn bằng nước chín và lau khô rồi sát
nhiều nguy cơ xảy ra đối với trẻ sơ sinh. Người
khuẩn lại bằng cồn 700.
ta đã thấy rằng hơn một nửa số tử vong sơ sinh
Để hở rốn sau khi chăm sóc, quấn tã dưới
xảy ra ở 7 ngày đầu sau đẻ và nguy cơ bệnh tật rốn, rốn sẽ mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng.
tử vong dễ can thiệp vào cuộc sống của trẻ trong
Cuống rốn sẽ rụng tự nhiên sau 7-15 ngày.
suốt giai đoạn sơ sinh, vì thế mỗi một trẻ sơ sinh
Rốn mới rụng phải giữ khô sạch cho tới khi
đều rất cần sự chăm sóc cẩn thận trong tháng
lên sẹo(1,9). Khi rốn đỏ, có mủ, chảy máu, có mùi
đầu tiên của cuộc đời.
hôi cần đưa trẻ đi khám ngay.
Hầu hết trẻ sinh ra là khỏe mạnh và đủ
tháng, những trẻ này cần có sự chăm sóc thiết
yếu là đủ. Những giai đoạn chăm sóc thiết yếu
cho trẻ sơ sinh được chú ý trong các thời gian:
Chăm sóc ngay sau sinh, chăm sóc trong ngày
đầu tiên, chăm sóc trong 28 ngày đầu. Tất cả các
chăm sóc nhằm mục tiêu đáp ứng cho trẻ sơ sinh
những nhu cầu cơ bản sau:
Trẻ thở bình thường.
Giữ ấm.
Được bú sớm sữa mẹ và đủ.

Được bảo vệ tránh nhiễm khuẩn.
Vai trò của bà mẹ rất quan trọng và bà mẹ
cần phải biết cách chăm sóc trẻ:
Giữ trẻ ấm: Trẻ nằm cùng với mẹ hoặc cạnh
mẹ. Đảm bảo trẻ nằm trong phòng ấm từ 26280c, sạch, không có gió lùa.
Chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh
Rửa tay bằng nước và xà phòng trước và sau
khi chăm sóc rốn cho trẻ. Tháo băng rốn để hở
tiếp xúc với môi trường không khí sạch và tháo
kẹp rốn khi cuống rốn đã khô teo. Hạn chế sờ
vào vùng chân rốn và khu vực quanh rốn.
Không đắp hay bôi bất cứ dung dịch gì lên
rốn. Mặc quần áo sạch, quấn tã dưới rốn (không
nên quấn trẻ quá chặt). Rốn của trẻ phải được
chăm sóc kỹ từ lúc mới sinh đến khi rốn rụng.
Không nên băng kín rốn vì băng kín rốn sẽ
tạo môi trường tốt cho vi khuẩn gây nhiễm trùng
rốn và chậm rụng rốn. Hàng ngày dùng nước

Chuyên Đề Nhi Khoa

Chăm sóc da - vệ sinh khi tắm bé:
Rửa tay trước, sau tắm và làm vệ sinh cho
trẻ. Sử dụng nước sạch ấm và xà phòng tắm bé
có độ kiềm thấp.
Phòng tắm bé ấm không có gió lùa. Dùng
khăn mềm để lau tránh gây xây sát da của trẻ.
Lau mặt, cổ, nách, bẹn hàng ngày và tắm từng
phần của cơ thể, lau khô ngay để tránh lạnh. Sau
khi tắm cần lau khô rốn bằng gạc vô trùng và sát

trùng sạch. Thời gian tắm không nên kéo dài quá
7 – 10 phút.
Nếu có vùng da bị tổn thương khi tắm phải
tắm bằng nước tiệt khuẩn và không dùng xà
phòng có màu hoặc có mùi thơm.
Dinh dưỡng đúng cách cho trẻ sơ sinh.
Sữa mẹ là loại thức ăn hoàn chỉnh nhất đối
với trẻ sơ sinh. Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh
dưỡng cần thiết cho bé như chất béo, protein,
đường, nước. Bú sữa mẹ giúp trẻ ngăn ngừa
nhiều bệnh tật như dị ứng, viêm tai, tiêu chảy và
viêm đường hô hấp.
Trong vòng 30 - 60 phút sau sinh trẻ cần bú
mẹ để tận dụng nguồn sữa non và các chất
kháng khuẩn. Cho trẻ bú mẹ theo yêu cầu, khi
trẻ đói đòi bú không nhất thiết 3 giờ/ lần, tùy
theo khả năng của bé. Trẻ cần được bú nhiều lần
trong ngày (ít nhất 8 lần), bú cả ban đêm.
Mẹ nên ngồi cho con bú, nên giúp trẻ ngậm
sâu đầu vú bằng cách kẹp vú với hai ngón tay

235


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

thứ hai và thứ ba. Cho trẻ bú đúng tư thế sẽ giúp
mẹ tiết nhiều sữa cho con.

Trẻ ngậm bắt vú tốt khi thấy cằm bé chạm vú
mẹ, miệng mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài,
quầng vú còn lại phía trên nhiều hơn phía ngoài.
Tư thế trẻ bú mẹ đúng khi : Đầu và thân trên trẻ
cùng một đường thẳng, mặt đối diện với vú,
miệng đối diện núm vú, thân trẻ nằm sát thân bà
mẹ, mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, không chỉ đỡ cổ và
vai. Trẻ bú có hiệu quả khi thấy trẻ mút chậm
sâu, thỉnh thoảng nghỉ, có thể nhìn thấy hoặc
nghe tiếng nuốt sữa.
Phần lớn trẻ sau khi bú dễ bị ọc hoặc nôn
ra sữa vừa bú. Để giảm bớt nôn trớ, sau khi trẻ
bú, vác đứng trẻ vài phút và vỗ nhẹ vào lưng
5-10 phút, chờ đến khi trẻ ợ hơi xong mới đặt
trẻ nằm nghiêng bên, nếu có ọc sữa không vào
mũi gây sặc(1).
Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ
sơ sinh.
Vàng da: Sau sinh 20 – 50% trẻ có vàng da,
vàng da sinh lý thường xuất hiện từ ngày thứ
3 trở đi kéo dài từ 7-10 ngày và trẻ vẫn bú giỏi
bình thường. Nhiều trường hợp trẻ vàng da
rất sớm trong 1 – 2 ngày đầu, vàng da nặng
lan tới bàn tay, bàn chân. Đây không phải là
vàng da sinh lý và sau một tuần không tự khỏi
được mà sẽ nguy hiểm đến não nếu không
được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó,
hàng ngày cần quan sát màu da trẻ dưới ánh
sáng mặt trời để phát hiện vàng da. Nếu trẻ
vàng da sớm trong 1 – 2 ngày đầu sau sanh,

hoặc vàng da qua rốn, vàng da tới lòng bàn
tay, bàn chân, vàng da kèm bú kém, bỏ bú,
gồng người trẻ cần được điều trị ngay.
Thay đổi thân nhiệt: Nhiệt độ bình thường
của bé từ 36,50 C – 37,50 C. Bé sốt khi nhiệt độ bé
> 37,80 C, và lạnh khi nhiệt độ bé < 36,50 C. Ở cả
hai trường hợp này cần tìm nguyên nhân và trẻ
sơ sinh cần theo dõi xử trí kịp thời.
Cách đặt nhiệt độ cho trẻ sơ sinh : Bội
Vaseline vào đầu bằng bạc. Đặt em bé nằm ngửa
cong đầu gối, nhẹ nhàng đặt nhiệt kế sâu vào

236

hậu môn khoảng 1,5 – 2,5 cm, dùng các ngón tay
giữ nguyên nhiệt kế ở đó khoảng 1 phút, sau đó
lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
Khi bé không bú, bú kém và có kiểu thở bất
thường: thở nhanh co lõm ngực hoặc tím tái
mang ngay trẻ đến cơ sở y tế(1).
Phát hiện nhiễm khuẩn rốn tại chỗ khi rốn
ướt, sưng, đỏ. Vùng quanh rốn sưng, đỏ lan rộng
dưới 1 cm. Nhiễm khuẩn rốn nặng khi rốn sưng,
đỏ hoặc chảy mủ, có mùi hôi. Vùng quanh rốn
sưng, đỏ lan rộng xung quanh trên 1 cm, kèm
theo chướng bụng.
Các dấu hiệu khác như tiêu lỏng trên 10 lần
trong ngày, lừ đừ, co giật cần đưa trẻ đến cơ sở y
tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Khi trẻ xuất viện về nhà các bà mẹ là người

đầu tiên theo dõi phát hiện các dấu hiệu
nguy hiểm:
Sờ bàn chân trẻ thấy lạnh. Khó thở, thở rên,
thở nhanh, thở chậm hoặc rút lõm ngực. Bỏ bú
hoặc bú kém. Rốn có mùi hôi hoặc rỉ nước vàng,
sưng tấy đỏ quanh rốn, rốn rỉ máu kéo dài, rốn
có chồi thịt rỉ máu, không khô. Chảy máu rốn
hoặc chảy máu bất kỳ chỗ nào trên cơ thể trẻ.
Kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế sẽ góp phần quan
trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong trong giai
đoạn sơ sinh của trẻ.
Chủng ngừa cho trẻ(1).
Tiêm ngừa là một việc làm hết sức cần thiết
vì những lợi ích trong việc bảo vệ sức khoẻ cho
trẻ nhằm để tránh những hậu quả đáng tiếc về
sau cho trẻ. Vacxin dùng cho trẻ sơ sinh ngay tại
bệnh viện đó là vacxin viêm gan siêu vi B, và
vacxin ngừa lao được thực hiện theo chương
trình y tế quốc gia. Trẻ được khám sàng lọc trước
khi tiêm, những trường hợp trẻ nhẹ cân, đang
sốt cao, trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp
tính, đang bị viêm da mủ, bỏ bú tạm ngưng
chích và theo dõi tình trạng chung của trẻ. Khi
trẻ có đủ tiêu chuẩn để tiêm ngừa cần theo dõi
một số phản ứng sau tiêm như:
Sốt: sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt nhẹ, đây là
phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc tiêm

Chuyên Đề Nhi Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
ngừa và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày.
Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau vấn đề này có thể
tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là
phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không
đáng ngại. có thể dùng phương pháp chườm
lạnh ở chỗ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.
Dị ứng: có thể là ban mề đay, ngứa toàn thân
phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có hay bị dị
ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi
sau 1 vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu
nhiều thì đôi khi phải dùng một số thuốc chống
dị ứng.
Một số phản ứng khác: hiếm gặp hơn như tai
biến thần kinh, viêm hạch, viêm não...các phản
ứng này thường nặng và cần phải có sự chăm
sóc tích cực của thấy thuốc.
Các nghiên cứu về kiến thức thái độ và thực
hành của bà mẹ trong chăm sóc rốn trẻ sơ sinh,
các dấu hiệu nguy hiểm, chăm sóc sơ sinh thiết
yếu như sau:
Năm 2007 một nghiên cứu của Huỳnh Thị
Duy Hương khảo sát 265 bà mẹ về chăm sóc rốn
cho trẻ sơ sinh, 30% bà mẹ có kiến thức đúng,
69% có thái độ đúng, và 33% thực hành đúng và
tình trạng kinh tế gia đình và độ tuổi của bà mẹ
có ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực
hành chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh(4).
Năm 2009 Tại Tiền Giang khảo sát kiến

thức thái độ hành vi của 121 bà mẹ có con bị
vàng da nằm điều trị tại khoa nhi Bệnh viện
đa khoa trung tâm Tiền Giang chỉ có 33,9% bà
mẹ trả lời đã từng nghe hoặc biết về bệnh lý
vàng da sơ sinh, 66,1% bà mẹ không biết về
dấu hiệu vàng da(10).
Năm 2008 NY Boo tại Bệnh viện Tuanku
Jaafar, SemBilan Malaysia khảo sát 400 sản phụ
có 93,8% biết vàng da sơ sinh, 71,7% biết vàng da
kéo dài hơn 2 tuần là bất thường, chỉ 34,3% biết
vàng da trong 36 giờ đầu là bất thường(2).
Tại Ấn Độ năm 2009 Mohamed Asif
Padiyath khảo sát kiến thức của 100 bà mẹ sau
sanh 40 tuần tại một bệnh viện Nam Ấn độ ghi
nhận có 35% bà mẹ có kiến thức không đúng về

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

chăm sóc rốn, 76% bà mẹ cho rằng Vacxin có khả
năng phòng ngừa bệnh, 93 % bà mẹ cho biết khi
bé vàng da cần tư vấn Bác sỹ, chỉ 6% tắm nắng
cho trẻ(6).
Năm 2011 tại thành phố Garooua, Cameroon
tác giả Monebenimp Francisca khảo sát kiến
thức và thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu
ở 347 bà mẹ, tỷ lệ 88,5% bà mẹ biết sử dụng cụ
sạch để cắt rốn, 12,7% biết dùng vitamin K
phòng ngừa chảy máu, chỉ 1,4% bà mẹ biết dấu

hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh, bà mẹ thực hành
cho bú 1 giờ sau sanh là 44,3%(7).

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của
bà mẹ trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số chọn mẫu
Tất cả sản phụ đến sanh tại bệnh viện Phụ
sản nhi Bình Dương từ ngày 1/10/2015 30/11/2015.
Tiêu chuẩn nhận
Tất cả sản phụ sau sanh 2- 4 ngày tại bệnh
viện Phụ sản nhi Bình Dương đồng ý tham gia
phỏng vấn trả lời bộ câu hỏi nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
+ Sản phụ không đồng ý tham gia trả lời câu
hỏi phỏng vấn.
+ Sản phụ mắc bệnh tâm thần.

Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả và phân tích.
Cỡ mẫu nghiên cứu
n =Z² (1-α/2).p (1-p)/d².
Với: α = 0,05, tra bảng Z = 1,96.
Trong nghiên cứu 2007 của Huỳnh Thị Duy
Hương khảo sát có 30% bà mẹ có kiến thức
đúng, 69% bà mẹ có thái độ đúng, 33% có thực

hành đúng trong chăm sóc rốn của trẻ. Để có cỡ
mẫu đủ lớn tôi chọn p=0,69.

237


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học
d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,05.

Ta có n = 330 sản phụ, dự trù khoảng 3% các
bà mẹ sẽ không trả lời đầy đủ các câu phỏng
vấn, chúng tôi có cộng thêm 3% của mẫu cần thu
thập, tức 9 người như vậy mẫu là 339 người.

Phương pháp chọn mẫu
Chọn ngẫu nhiên các bà mẹ nhập hàng ngày
vào khoa hậu sản.

Biến số nghiên cứu
Bảng 1:
Biến số

Biến phụ thuộc:
Kiến thức của
bà mẹ

Thông tin cần thu thập
Cho bé bú ít nhất 8 lần/ ngày

Biết thời gian vàng da sinh lý
Biết vàng da nặng sẽ gây tổn thương não
Biết rửa rốn bé bằng nước gì
Không băng rốn cho trẻ sau khi tắm
Hàng ngày phải rửa rốn và giữ rốn khô
Làm gì khi phát hiện rốn ướt, hôi
Làm gì để phát hiện trẻ sơ sinh bị sốt
Biết nhiệt độ bình thường của trẻ
Biết dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh
Biết loại vacxin trẻ được chích
Biết dấu hiệu thường gặp sau chích ngừa
Chăm sóc rốn cho bé

Thái độ bà mẹ

Tự tin chăm sóc bé tại nhà
Lo lắng khi đi chích ngừa

Nhận định về tình trạng rốn của bé: Bác sỹ yêu cầu sản phụ chỉ cho biết
tình trạng hiện tại của rốn bé như thế nào: sạch hay ướt, hôi, viêm đỏ…
Nhận định về mức độ vàng da của bé: Bác sỹ yêu cầu sản phụ chỉ cho
biết tình trạng hiện tại da bé như thế nào: màu sắc, mức độ, dấu hiệu đi
kèm. Sau đó bác sỹ khám kiểm tra bé.
Cách đặt nhiệt độ cho trẻ sơ sinh: dùng nhiệt kế đưa về nhiệt độ thấp
nhất, lau sạch, đặt vô hậu môn trẻ trong 01 phút
Thực hành trong
Mẹ trả lời đúng loại Vacxin trẻ được chích
chăm sóc trẻ
Mẹ ngồi cho bé bú đúng cách: Tư thế mẹ bế đầu và thân trẻ thẳng hàng,
bụng trẻ áp sát bụng mẹ, mũi đối diện bầu vú mẹ, tay mẹ nâng đầu, vai và

mông trẻ.
Vỗ lưng cho bé sau bú: bàn tay mẹ khum lại vỗ nhẹ nhẹ vùng giữa hai
xương bả vai của trẻ, vỗ cho đến khi trẻ ợ mới đặt trẻ nằm nghiêng xuống
giường và quan sát xem trẻ có ọc sữa không.
Tuổi của bà mẹ
Nghề nghiệp
Đặc điểm của
bà mẹ (Biến số
độc lập)

238

Chỉ số
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ % tự chăm sóc, nhờ người
thân, nhờ cán bộ y tế
Tỷ lệ % có, không tự tin
Tỷ lệ % lo lắng nhiều, lo lắng ít,
không lo lắng

Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ đúng và chưa đúng

Tỷ lệ đúng và chưa đúng
Tỷ lệ % tuổi < 19 tuổi,
20-35 tuổi, > 35 tuổi
Tỷ lệ % nghề Nội trợ, Nông dân,
công nhân, công nhân viên, khác

Kinh tế gia đình khó khăn( không có nhà riêng, thu nhập chủ yếu là dựa
vào chồng) khá giả( có nhà riêng, làm có dư)

Tỷ lệ % kinh tế khó khăn, khá giả

Học vấn của bà mẹ

Tỷ lệ % trình độ cấp 1, cấp 2, cấp
3, cao đẳng/ đại học

Số con bà mẹ hiện có

Tỷ lệ % bà mẹ là con so và con dạ

Bà mẹ tiếp nhận thông tin chăm sóc trẻ sơ sinh

Tỷ lệ % bà mẹ nhận không đầy đủ
hoặc đầy đủ từ bác sỹ, nữ hộ sinh,

tờ rơi

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Phương pháp thu thập số liệu
Tất cả các bà mẹ sanh thường hoặc sanh
mổ tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương
đang nằm viện trong thời gian từ 1/10/2015 30/11/2015 đồng ý trả lời phỏng vấn theo bộ
câu hỏi.

Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi gồm 07 câu về đặc điểm
đối tượng nghiên cứu, 21 câu hỏi về kiến thức
thái độ và thực hành ( đã làm thử cho 10 bà mẹ
trước khi nghiên cứu).
Thang điểm phân tích số liệu: tính điểm cho
21 câu hỏi về kiến thức thái độ và thực hành:
12 câu hỏi về kiến thức trong đó có 9 câu trả
lời đúng 01 điểm/câu, 02 câu mỗi câu 02 điểm (01
điểm/ý), 01 câu có 3 ý/ mỗi ý đúng được 01 điểm
(cộng 16 điểm).
03 câu hỏi về thái độ mỗi câu đúng 03 điểm
(cộng 9 điểm).
06 câu về thực hành (quan sát trực tiếp bà mẹ
thực hành) đúng 02 điểm/câu (cộng 12 điểm).
Nhóm đạt: Kiến thức, thái độ và thực hành
đúng khi số điểm ≥ 50% tổng số điểm. Nhóm
không đạt khi số điểm < 50% tổng số điểm.


Khống chế sai số
Tập huấn nhóm phỏng vấn gồm 03 Bác sỹ,
03 điều dưỡng thành thạo trước khi nghiên cứu.

Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft
Office Excel 2007 và xử lý bằng phần mềm
Stata 10.0.

Khía cạnh đạo đức
Sự tham gia của các bà mẹ vào nghiên cứu
này hoàn toàn mang tính tự nguyện. Tất cả đều
được giải thích về mục đích và nội dung của

Nghiên cứu Y học

nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn và chỉ
tiến hành khi có sự chấp thuận của bà mẹ. Các số
liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục
đích nào khác.

KÊT QUẢ
Bảng 2: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên
cứu.
Nhân khẩu học

Nội dung


<19 tuổi
Nhóm tuổi mẹ
20-35 tuổi
>35 tuổi
Nội trợ
Nông dân
Nhóm nghề
Công nhân
nghiệp
Công nhân viên
Khác
Khó khăn
Kinh tế
Khá giả
Cấp 1
Cấp 2
Nhóm học vấn
Cấp 3
Cao đẳng, đại học
Con so
Số con
Con rạ
Không tiếp cận
Có tiếp cận
Tiếp cận thông tin
về chăm sóc sức
Bác sỹ tư vấn
khỏe trẻ sơ sinh
Nữ hộ sinh
Tài liệu, tờ rơi


Số lượng
(n =339)
23
298
18
143
18
82
56
40
234
105
35
135
87
82
178
161
109
230
137
21
72

%
6,78
87,91
5,31
42,18

5,31
24,19
16,52
11,80
69,03
30,97
10,32
39,82
25,66
24,19
52,51
47,49
32,15
67,85
40,41
6,19
21,24

Nhận xét: Kết quả đối tượng tham gia
nghiên cứu có lứa tuổi từ 20-35 chiếm chủ yếu
đạt tỷ lệ 87,91%. Các bà mẹ làm nội trợ chiếm
tỷ lệ 42,18%, công nhân 24,19% và công nhân
viên 16,52%. 69,03% bà mẹ có hoàn cảnh kinh
tế khó khăn. Đa số họ có trình độ học vấn từ
cấp hai trở lên. Hơn nửa số bà mẹ đến bệnh
viện sanh con lần đầu. 32,15% các bà mẹ chưa
được tiếp cận thông tin đầy đủ về chăm sóc
sức khỏe trẻ sơ sinh.

Bảng 3: Tỷ lệ kiến thức của bà mẹ trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.

Kiến thức của bà mẹ
Cho trẻ bú ít nhất 8 lần/ ngày
Mẹ biết thời gian vàng da sinh lý

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nội dung
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng

n=339
225
114
160
179

%
66,37
33,63
47,5
52,5

239


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016


Kiến thức của bà mẹ
Mẹ biết vàng da nặng sẽ gây tổn thương não
Rửa rốn cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Không cần băng rốn cho trẻ sau tắm
Rửa rốn hàng ngày và giữ rốn khô
Đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện rốn trẻ ướt hoặc hôi
Đặt nhiệt độ hậu môn để phát hiện trẻ sơ sinh bị sốt
Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh từ 36,5o C – 37,5o C
Mẹ biết ≥2 dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ
Biết loại vacxin bé được chích
Mẹ biết ≥ 2 phản ứng sau tiêm ngừa cho trẻ

Nhận xét: Trong chăm sóc dinh dưỡng cho
trẻ sơ sinh có 66,37% các bà mẹ thực hiện đúng
cho trẻ sơ sinh bú tối thiểu 8 lần/ ngày. Hơn nửa
các bà mẹ không biết thời gian vàng da sinh lý
của trẻ sơ sinh, 61,65% bà mẹ biết được vàng da
nặng gây tổn thương não của trẻ. Tỷ lệ rất thấp
8,26% các bà mẹ đồng ý sau tắm không cần băng
rốn cho trẻ, để rốn khô. Về phát hiện và biết 2

Nội dung
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng

Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng

n=339
209
130
223
116
28
311
315
24
335
4
211
128
208
131
168

172
254
85
285
54

%
61,65
38,35
65,78
34,22
8,26
91,74
92,92
7,08
98,82
1,18
62,24
37,56
61,36
38,64
49,56
50,74
74,93
25,07
84,07
15,93

dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ của bà mẹ còn thấp
(49,56%). Bà mẹ biết được loại vacxin và biết

được phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ đạt cao
trên 70%.
Các bà mẹ không băng rốn trẻ sau tắm để
rốn khô Tỷ lệ rất thấp 8,26% (Hình 1).

Hình 1. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh.

240

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

Hình 2. Kiến thức của bà mẹ phát hiện dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Hình 3. Kiến thức của bà mẹ cho trẻ bú và phản ứng sau chích ngừa.
47,5% bà mẹ biết thời gian vàng da sinh lý,
49,56% bà mẹ biết ≥ 2 dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ
sơ sinh, trên 60% bà mẹ biết vàng da gây tổn
thương não, biết nhiệt độ bình thường của trẻ và
biết đặt nhiệt độ đúng cách (Hình 2).
Mẹ biết ≥ 2 phản ứng sau chích ngừa đạt
84,07% và 66,37% bà mẹ cho bú tối thiểu 8 lần/
ngày (Hình 3).
Bảng 4: Thái độ của bà mẹ trong chăm sóc sức khỏe
trẻ sơ sinh.
Nội dung


Thái độ
n =339 %

141 41,59
Tự chăm sóc rốn cho bé Nhờ người thân 174 51,33
Nhờ cán bộ y tế 24 7,07

312 92,03
Tự tin chăm sóc bé tại nhà
Không
27 7,96

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nội dung
Lo lắng khi đi chích ngừa

Thái độ
n =339 %
Lo lắng nhiều
99 29,20
Lo lắng ít
151 44,54
Không lo lắng
89 26,26

Thái độ của bà mẹ về chăm sóc rốn cho trẻ,
hơn nửa số bà mẹ sẽ nhờ người thân chăm sóc
rốn khi trẻ về nhà. Có 92,03% bà mẹ tự tin chăm

sóc con sau khi xuất viện, hơn 70% bà mẹ có lo
lắng ít, nhiều khi đưa trẻ đi chích ngừa (Bảng 4).
Chỉ có 41,59% bà mẹ tự chăm sóc rốn cho trẻ;
51,33% nhờ người thân; 7,07% nhờ cán bộ y tế
(Hình 4).
Tỷ lệ mẹ ngồi cho bú đúng cách chỉ đạt
28,32%, mẹ biết cách vỗ lưng cho bé sau bú
53,69% và 56,34% bà mẹ nhận định đúng tình
trạng vàng da ở trẻ (Hình 5).

241


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
của bà mẹ đạt tỷ lệ 82,01%, sau đó là kiến thức
đạt 69,91% và thái độ đạt 56,34%. Kết quả chung
là 71,09% bà mẹ có kiến thức thái độ và thực
hành đúng trong chăm sóc trẻ sơ sinh (Hình 7).
Trình độ học vấn của bà mẹ có liên quan đến
kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh (P<0,05). Bà mẹ
được bác sỹ, Nữ hộ sinh tư vấn đầy đủ có kiến
thức cao hơn nhóm không tiếp cận tư vấn
(P<0,05) (Bảng 7).

Hình 4. Thái độ của bà mẹ về chăm sóc rốn cho trẻ.
Đa số bà mẹ nhận định đúng về tình trạng
rốn của trẻ chiếm tỷ lệ 90,86%. Tỷ lệ 56,34% bà
mẹ nhận định đúng tình trạng vàng da của trẻ.

Bà mẹ thực hiện đúng cách lấy nhiệt độ ở hậu
môn của trẻ đạt 73,45%. Có 69,07% bà mẹ trả lời
đúng loại vacxin chích cho trẻ. Quan sát tư thế
mẹ ngồi cho bé bú chưa đúng có tỷ lệ khá cao
71,68% và gần một nửa các bà mẹ vỗ lưng sau bú
cho bé chưa đúng cách (Bảng 5).
Tỷ lệ 44,54% bà mẹ lo lắng ít và 29,2% lo lắng
nhiều chỉ gần 1/3 là không lo lắng (Hình 6).
Trong nhóm đạt về kiến thức có 307 bà mẹ
chiếm tỷ lệ 69,91%, về thái độ có 191 bà mẹ
chiếm tỷ lệ 56,34% và thực hành có 278 bà mẹ
chiếm tỷ lệ 82,01%. Tỷ lệ chung về kiến thức thái
độ và thực hành của nhóm nghiên cứu 339
người là 71,09% (Hình 6).

Trình độ học vấn của bà mẹ có liên quan
đến thái độ tốt trong chăm sóc trẻ sơ sinh
(P<0,05) (Bảng 8).
Yếu tố số con có liên quan đến kết quả chung
về kiến thức thái độ và thực hành trong chăm
sóc trẻ sơ sinh. Bà mẹ sanh con rạ thực hành
chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn các bà mẹ sanh con
so (P<0,05) (Bảng 9).
Yếu tố số con và khi bà mẹ được tiếp cận
thông tin chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh có liên
quan đến kết quả chung về kiến thức thái độ
hành vi trong chăm sóc trẻ sơ sinh (P<0,05). Bà
mẹ sanh con rạ có kiến thức thái độ và thực
hành chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn các bà mẹ
sanh con so; Bà mẹ được bác sỹ, nữ hộ sinh tư

vấn đầy đủ có kiến thức, thái độ và thực hành
chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn nhóm không
được tư vấn (Bảng 10).

Trong nhóm đạt kết quả nghiên cứu phần
thực hành trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh

Hình 5: Tỷ lệ bà mẹ thực hành chăm sóc trẻ.

242

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 5: Thực hành về chăm sóc trẻ sơ sinh .
Nội dung thực hành
Giám sát việc mẹ nhận định về
rốn của trẻ
Giám sát việc mẹ nhận định trẻ
có vàng da hay không vàng da
Quan sát mẹ đặt nhiệt độ hậu
môn cho trẻ
Hỏi mẹ và xác định loại Vacxin
trẻ đã được chích
Quan sát mẹ ngồi cho trẻ bú
đúng cách

Quan sát mẹ thực hành vỗ
lưng chống ọc sữa cho trẻ

Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng
Đúng
Chưa đúng

n= 339
308
31
191
148
249
90
234
105
96
243
182
157


%
90,86
9,14
56,34
43,66
73,45
26,55
69,07
30,97
28,32
71,68
53,69
46,31

Hình 6. Thái độ của bà mẹ khi đưa con đi chích ngừa.

Hình 7: Tỷ lệ bà mẹ đạt kiến thức, thái độ thực hành trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.
Bảng 6: Tỷ lệ bà mẹ có Kiến thức thái độ thực hành trong chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng nhóm điểm như sau:
Nội dung
Kiến thức
Thái độ
Thực hành
Chung

Nhóm không đạt
n
102
148
61
98


Nhóm đạt
%
30,09
43,66
17,99
28,91

n
237
191
278
241

%
69,91
56,34
82,01
71,09

Bảng 7. Liên quan kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh với tuổi của mẹ, nghề nghiệp, kinh tế, học vấn, số con, tiếp
cận thông tin.
Kiến thức
Yếu tố
Nhóm tuổi mẹ

Nhóm nghề nghiệp

Chuyên Đề Nhi Khoa


<19
20-35
>35
Nội trợ
Nông dân

n
7
89
6
49
8

Không đạt
%
30,43
29,87
33,33
34,27
44,44

Đạt
n
16
209
12
94
10

%

69,57
70,13
66,67
65,73
55,56

P

>0,05

>0,05

243


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

Kiến thức
Yếu tố

Kinh tế

Học vấn

Số con

Tiếp nhận thông tin


n
24
12
9
69
33
14
49
20
19
55
47
42
60
41
4
15

Công nhân
CN viên
Khác
Khó khăn
Khá giả
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cao đẳng, đại học
Con so
Con rạ
Không tiếp cận

Có tiếp cận
Từ bác sỹ
Nữ hộ sinh
Tờ rơi

Không đạt
%
29,27
21,43
22,50
29,49
31,43
40,00
36,30
22,99
23,17
30,90
29,19
38,53
26,09
29,93
19,05
20,83

Đạt
n
58
44
31
164

72
21
86
67
63
123
114
67
170
96
17
57

%
70,73
78,57
77,50
70,09
68,57
60,00
63,70
77,01
76,83
69,10
70,81
61,47
73,91
70,07
80,95
79,17


P

>0,05

<0,05

>0,05

<0,05

Bảng 8. Liên quan thái độ của bà mẹ về chăm sóc trẻ sơ sinh với tuổi của mẹ, nghề nghiệp, kinh tế, học vấn, số
con, tiếp cận thông tin.
Thái độ
Yếu tố
Nhóm tuổi mẹ

Nhóm nghề
nghiệp

Kinh tế

Học vấn

Số con

Tiếp nhận
thông tin

<19

20-35
>35
Nội trợ
Nông dân
Công nhân
CN viên
Khác
Khó khăn
Khá giả
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cao đẳng, đại học
Con so
Con rạ
Không tiếp cận
Có tiếp cận
Từ bác sỹ
Nữ hộ sinh
Tờ rơi

Không đạt
n
%
7
30,43
135
45,30
6
33,33

64
44,76
9
50,00
32
39,02
29
51,79
14
35,00
101
43,16
47
44,76
7
20,00
66
48,89
39
44,83
36
43,90
83
46,37
65
40,63
53
48,62
95
41,30

53
38,69
9
42,86
33
45,83

Đạt
n
16
163
12
79
9
50
27
26
133
58
28
69
48
46
96
95
56
135
84
12
39


%
69,57
54,70
66,67
55,24
50,00
60,98
48,21
65,00
56,84
55,24
80,00
51,11
55,17
56,10
53,63
59,38
51,38
58,70
61,31
57,14
54,17

P

>0,05

>0,05


>0,05

<0,05

>0,05

>0,05

Bảng 9. Liên quan thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ sơ sinh với tuổi của mẹ, nghề nghiệp, kinh tế, học vấn, số
con, tiếp cận thông tin.
Thực hành
Yếu tố
Nhóm tuổi mẹ

244

<19
20-35
>35

Không đạt
n
%
5
21,74
54
18,12
2
11,11


Đạt
n
18
244
16

%
78,26
81,88
88,89

P

>0,05

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Thực hành
Yếu tố

Nhóm nghề nghiệp

Kinh tế

Học vấn

Số con


Tiếp nhận thông tin

Nội trợ
Nông dân
Công nhân
CN viên
Khác
Khó khăn
Khá giả
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cao đẳng, đại học
Con so
Con rạ
Không tiếp cận
Có tiếp cận
Từ bác sỹ
Nữ hộ sinh
Tờ rơi

n
28
4
16
6
7
41
20
8

19
23
11
38
23
18
43
24
4
15

Không đạt
%
19,58
22,22
19,51
10,71
17,50
17,52
19,05
22,86
14,07
26,44
13,41
21,23
14,38
16,51
18,70
17,52
19,05

20,83

Nghiên cứu Y học
Đạt
n
115
14
66
50
33
193
85
27
116
64
71
141
137
91
187
113
17
57

%
80,42
77,78
80,49
89,29
82,50

82,48
80,95
77,14
85,93
73,56
86,59
78,77
85,63
83,49
81,30
82,48
80,95
79,17

P

>0,05

>0,05

>0,05

<0,05

>0,05

Bảng 10. Liên quan kiến thức, thái độ và thực hành chung trong chăm sóc trẻ sơ sinh với tuổi của mẹ, nghề
nghiệp, kinh tế, học vấn, số con, tiếp cận thông tin.
KT,TĐ,TH
chung

Yếu tố
Nhóm tuổi mẹ

Nhóm nghề nghiệp

Kinh tế

Học vấn

Số con

Tiếp nhận thông tin

<19
20-35
>35
Nội trợ
Nông dân
Công nhân
CN viên
Khác
Khó khăn
Khá giả
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cao đẳng, đại học
Con so
Con rạ
Không tiếp cận

Có tiếp cận
Từ bác sỹ
Nữ hộ sinh
Tờ rơi

Không đạt
n

%

n

%

7
86
5
49
6
20
14
9
68
30
12
38
29
19
62
36

44
54
34
5
15

30,43
28,86
27,78
34,27
33,33
24,39
25,00
22,50
29,18
28,30
34,29
28,15
33,33
23,17
34,83
22,36
40,37
23,48
24,82
23,81
20,83

16
212

13
94
12
62
42
31
165
76
23
97
58
63
116
125
65
176
103
16
57

69,57
71,14
72,22
65,73
66,67
75,61
75,00
77,50
70,82
71,70

65,71
71,85
66,67
76,83
65,17
77,64
59,63
76,52
75,18
76,19
79,17

BÀN LUẬN
Trong nhiên cứu của chúng tôi độ tuổi từ
20-35 chiếm chủ yếu đạt tỷ lệ 87,91%. Các bà
mẹ làm nội trợ chiếm tỷ lệ 42,18%, 69,03% bà

Chuyên Đề Nhi Khoa

Đạt
P

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05


<0,05

<0,05

mẹ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ
học vấn từ cấp hai trở lên. Hơn nửa số bà mẹ
đến bệnh viện sanh con lần đầu. 1/3 các
trường hợp chưa được tiếp cận thông tin đầy
đủ về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. Đặc điểm

245


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

về tuổi, nghề nghiệp của các bà mẹ tương tự
trong nghiên cứu của Monebenimp Francisca
tại Cameroon năm 2010(7).
Nhận biết vàng da ở trẻ có 49,5% các bà mẹ
biết thời gian vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh,
56,34% bà mẹ nhận định đúng tình trạng vàng
da ở trẻ, 61,65% bà mẹ biết vàng da nặng gây
tổn thương não, kết quả của chúng tôi cao hơn
so nghiên cứu tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa
trung tâm Tiền Giang năm 2009 chỉ có 33,9%
bà mẹ trả lời đã từng nghe hoặc biết về bệnh
lý vàng da sơ sinh, 66,1% bà mẹ không biết về
dấu hiệu vàng da(10).

Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ có 8,26% các
bà mẹ đồng ý sau tắm không cần băng rốn để
rốn khô, cao hơn so nghiên cứu của Huỳnh Thị
Duy Hương năm 2007 tại huyện Cần Giờ Thành
phố Hồ Chí Minh tỷ lệ là 1,53%(1). Sự khác nhau
có thể do yếu tố thời gian, đối tượng của chúng
tôi có trình độ văn hóa đa số là cấp 2, còn nghiên
cứu của Huỳnh Thị Duy Hương là phụ nữ vùng
nông thôn, trình độ văn hóa chủ yếu là cấp 1. Bà
mẹ của chúng tôi rất tự tin khi chăm sóc con tại
nhà (92,03%) nhưng chỉ có 41,59% tự chăm sóc
rốn và 51,33% nhờ người thân điều này cho thấy
vai trò của các thành viên trong gia đình rất
quan trọng trong việc chăm sóc bé và chính họ sẽ
tác động không nhỏ đến bà mẹ trong cách chăm
sóc nói chung và chăm sóc rốn nói riêng.
Tỷ lệ bà mẹ biết 2 dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ
là 49,56% trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn nghiên cứu năm 2011 tại thành phố
Garooua, Cameroon là 1,4% có thể do đặc điểm
đối tượng khác nhau: các bà mẹ của chúng tôi
trình độ học vấn từ cấp hai trở lên còn của tác giả
2011 gần 50% là chỉ biết đọc biết viết.
Trong nghiên cứu của chúng tôi bà mẹ biết
được loại vacxin và biết được phản ứng sau tiêm
chủng cho trẻ đạt cao trên 70%, tương tự nghiên
cứu tại Ấn Độ năm 2009 của Mohamed Asif
Padiyath. Vấn đề lo lắng khi đi chích ngừa được
đề cập tới 44,54% bà mẹ lo lắng ít và 29,20% lo
lắng nhiều do vậy nếu không được tư vấn tốt


246

ngay sau sanh sẽ có ảnh hưởng đến các mũi
chích ngừa tiếp theo của trẻ.
Bà mẹ cho bé bú chưa đúng có tỷ lệ khá cao
71,68% và gần một nửa các bà mẹ vỗ lưng sau bú
cho bé chưa đúng cách. Điều này có thể do trẻ
mới ra đời mẹ chưa có đủ thời gian trải nghiệm
trong cách cho bú và vỗ lưng cho trẻ và một lý
do khác nữa là hơn ½ sản phụ của chúng tôi
sanh con so.
Một nghiên cứu khảo sát các yếu tố liên quan
kiến thức thái độ và thực hành chăm sóc rốn trẻ
sơ sinh được thực hiện tại huyện Cần Giờ Thành
phố Hồ Chí Minh(1) cho thấy những bà mẹ trên
25 tuổi và kinh tế gia đình trên trung bình có thái
độ và thực hành chăm sóc trẻ em đúng hơn các
bà mẹ trẻ tuổi hay tình trạng kinh tế gia đình
khó khăn. Ba nhóm nguyên nhân ảnh hưởng
đến kiến thức, thực hành và thái độ chăm sóc trẻ
em: nhân viên y tế, người thân trong gia đình, và
do chính bà mẹ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra
những bà mẹ sanh con rạ và các bà mẹ được cán
bộ y tế thông tin về chăm sóc trẻ sơ sinh có kiến
thức thái độ và thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh
đúng hơn các bà mẹ sanh con so và các bà mẹ
không được tư vấn đầy đủ. Kết quả này gần
tương tự nghiên cứu của Huỳnh Thị Duy

Hương(4) cho thấy yếu tố bà mẹ và tư vấn của
nhân viên y tế góp phần quan trọng trong chăm
sóc trẻ sơ sinh.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cắt ngang trên 339 bà mẹ
được thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng
11/2013 tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương
ghi nhận:
Tỷ lệ sản phụ có kiến thức, thái độ và thực
hành đúng trong chăm sóc trẻ sơ sinh là 71,09%,
về kiến thức đạt tỷ lệ 69,91%, về thái độ là
56,34% và thực hành là 82,01%.
Kiến thức: về dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh có
66,37% các bà mẹ thực hiện đúng cho trẻ sơ sinh
bú tối thiểu 8 lần/ ngày. 50% các bà mẹ không
biết thời gian vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh, tỷ

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

lệ 61,65% bà mẹ biết được vàng da nặng gây tổn
thương não của trẻ.

Hướng dẫn thực hành cho các bà mẹ về cách
bế cho bé bú đúng cách và phòng ngừa sặc sữa.


Tỷ lệ rất thấp 8,26% các bà mẹ đồng ý sau
tắm không cần băng rốn để rốn khô. Chỉ có
49,56% bà mẹ biết 2 dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ. Bà
mẹ biết được loại vacxin và biết được phản ứng
sau tiêm chủng cho trẻ đạt tỷ lệ cao trên 70%.

Tư vấn về lợi ích, theo dõi phản ứng sau tiêm
để các bà mẹ yên tâm đưa trẻ đi tiêm ngừa.

Thái độ của bà mẹ về chăm sóc rốn cho trẻ,
hơn nửa số bà mẹ sẽ nhờ người thân chăm sóc
rốn khi trẻ về nhà. Có 92,03% bà mẹ tự tin chăm
sóc trẻ sau khi xuất viện, đề cập đến chích ngừa
cho trẻ, 73,74% bà mẹ đều có lo lắng nhiều hay ít.
Thực hành: Đa số bà mẹ nhận định đúng về
tình trạng rốn của trẻ chiếm tỷ lệ 90,86%. Hơn
nửa số bà mẹ nhận định đúng tình trạng vàng da
của trẻ (56,34%). Bà mẹ thực hiện đúng cách lấy
nhiệt độ là 73,45%. Có 69,07% bà mẹ trả lời đúng
loại vacxin tiêm cho trẻ. Tỷ lệ cao 71,68% bà mẹ
ngồi cho bé bú chưa đúng và gần một nửa các bà
mẹ vỗ lưng sau bú cho bé chưa đúng cách.
Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và
thực hành đúng trong chăm sóc trẻ sơ sinh. Yếu
tố số con và được tiếp cận thông tin chăm sóc trẻ
sơ sinh có liên quan đến kiến thức, thái độ và
thực hành đúng trong chăm sóc trẻ sơ sinh. Bà
mẹ sanh con rạ có kiến thức thái độ và thực hành
chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn các bà mẹ sanh con

so; Bà mẹ được bác sỹ, nữ hộ sinh tư vấn đầy đủ
có kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ
sơ sinh tốt hơn nhóm không được tư vấn.

KIẾN NGHỊ
Cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản cần cung cấp sớm kiến thức đối với các
bà mẹ từ khi bắt đầu khám thai cho đến ngay
sau sanh về các vấn đề có liên quan đến chăm
sóc trẻ sơ sinh để khi xuất viện các bà mẹ yên
tâm và tự tin chăm sóc trẻ.
Nội dung cần quan tâm tư vấn.
Kiến thức nuôi con cho các bà mẹ qua hình
thức tư vấn trực tiếp, truyền thông qua tờ rơi,
qua đài báo về chăm sóc rốn, dinh dưỡng, các
dấu hiệu nguy hiểm của trẻ.

Chuyên Đề Nhi Khoa

Đối tượng cụ thể cần quan tâm: Các bà mẹ
sanh con so, các bà mẹ ít được tiếp cận các thông
tin về chăm sóc trẻ do trình độ học vấn hoặc do
công việc.
Cập nhật kiến thức, cách chăm sóc trẻ sơ sinh
cho các bà mẹ và thân nhân thông qua hướng
dẫn trước và ngay sau sanh.
Đánh giá, kiểm tra kiến thức thái độ thực
hành chăm sóc trẻ của bà mẹ trước khi xuất viện
để từ đó cán bộ y tế hướng dẫn kịp thời.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.
6.

7.

8.

9.

10.

Bộ Y Tế (2009). Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản, Phần chăm sóc trẻ sơ sinh, tr. 215-217.
Boo NY (2011). “Malaysian mother’s knowledge & practices
on care of neonatal jaundice” Med J Malaysia Vol 66 N 3
August, tr.239-243.
Bryce J, Boschi-Pinto C, Shibuya K, Black R (2005). WHO
Estimates of the Causes of Death in Children. Lancet; 365
(9645) : p.1147-1152.
Huỳnh Thị Duy Hương (2007). “ Kiến thức thái độ hành vi
chăm sóc rốn trẻ: kết quả nghiên cứu dịch tễ học tại huyện
Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh”, Y học Thành phố HCM,

tập 11, số 4, tr.223-231.
Lawn JE, Cousens S, Zupan J (2005). 4 Million Neonatal
Deaths When? Where? Why? Lancet; 365 (9462) : p.891-900.
Mohamed AP, Vishnu BB (2010). “Knowledge attitiude and
practice of neonatal care among postnatal mothers” Curr
Pediatr Res; 14 (2): p.147-152.
Monebenimp F (2013). Mother’s Knowledge and Practice on
Essential Newborn care at Health Facilities in Garoua city,
Cameroon” Health Sci.Dis: Vol 14(2), p.112-128.
Ngô Minh Xuân (2009). “Tình hình tử vong trẻ sơ sinh tại
khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ 1999-2009”
www.tudu.com.vn/attachment.aspx?id=2463.
Obimbo E, Musoke RN (1999). “ Knowledge, attitudes and
practices of mothers and knowledge of health workers
regarding care of the newborn umbilical cord”. East Afr Med
J;76(8): p.425-9.
Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm (2010). “Kiến thức, thái độ và thực
hành về vàng da của các bà mẹ có con bị vàng da sơ sinh nằm
điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang” năm
2009 tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, Tập 14 – Phụ bản
số 4: p.261 – 265.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

13/08/2015
14/07/2016
25/09/2016


247



×