Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chụp mạch huỳnh quang trong mổ để đánh giá tưới máu cho vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu: Một số kinh nghiệm ban đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.82 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

CHỤP MẠCH HUỲNH QUANG TRONG MỔ ĐỂ ĐÁNH GIÁ TƯỚI MÁU
CHO VẠT NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH THƯỢNG VỊ DƯỚI SÂU:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BAN ĐẦU
Nguyễn Văn Phùng*, Vũ Quang Vinh**, Trần Vân Anh**

TÓM TẮT
Mở đầu: Sự xuất hiện hoại tử mỡ hoặc hoại tử một phần vạt là không phải hiếm gặp trong tái tạo vú bằng
vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu, mặc dù việc lên kế hoạch phẫu thuật cũng như kỹ thuật phẫu
thuật đã được thực hiện tốt. Để tránh những biến chứng này, một phác thảo rất chính xác về tình trạng tưới máu
của vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu có thể thực hiện bằng cách xác định trực tiếp vùng cấp máu
của nhánh xuyên (perforasome) của động mạch thượng vị dưới sâu.
Mục tiêu: Chỉ ra những lợi ích của chụp mạch huỳnh quang trong mổ để đánh giá tưới máu cho vạt da
nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu.
Đối tượng - phương pháp: 7 bệnh nhân được tái tạo vú trì hoãn bằng vạt da nhánh xuyên động mạch
thượng vị dưới sâu sau cắt u vú. Tiến hành chụp mạch huỳnh quang trong mổ để đánh giá tưới máu vạt.
Kết quả: Tất cả các vạt đều sống hoàn toàn, không có trường hợp nào hoại tử mỡ.
Kết luận: Chụp mạch huỳnh quang đáp ứng hầu hết các tiêu chí của một kỹ thuật lý tưởng để đánh giá
trong mổ tưới máu của vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu. Đó là chính xác, đáng tin cậy, nhanh
chóng, đơn giản, chi phí thấp, khách quan, ghi lại được, ít xâm lấn và không ảnh hưởng đến sinh lý vạt.
Từ khoá: Tái tạo vú, vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu, chụp mạch huỳnh quang.

ABSTRACT
INTRAOPREATIVE FLUORESCENCE ANGIOGRAPHY FOR THE EVALUATION OF THE
PERFUSION OF DEEP INFERIOR EPIGASTRIC PERFORATOR FLAP: INITIAL EXPERIENCES
APPLICATION
Nguyen Van Phung, Vu Quang Vinh, Tran Van Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 235 - 239


Background - objectives: The occurrence of fat necrosis or a partial flap loss is not rare in deep inferior
epigastric perforator (DIEP) flaps, despite a preoperative planning and a good operative technique. To avoid these
issues, a very precise delineation of the status of the perfusion of deep inferior epigastric perforator flaps can be
performed by determining directly the perforasomes of the deep inferior epigastric artery. The objective of this
report is to demonstrate the usefulness of intraoperative fluorescence angiography for the evaluation of the
perfusion of deep inferior epigastric perforator flap.
Methods: Seven patients were considered for delayed breast reconstruction with DIEP flaps after previous
mastectomy for breast cancer. Intraoperative fluorescence angiography was performed to evaluate of the perfusion
of the flap. Initial experiences will be described.
Results: All flaps survived, no cases of fat necrosis.
Conclusions: The fluorescence angiography satisfies most of the criteria of an ideal technique for evaluating

* Bộ môn TH – TM ĐHYD TP. HCM
** Khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia
Tác giả liên lạc: ThS. BS Nguyễn Văn Phùng,
ĐT: 0902727138
Email: ,

Ngoại Tổng Quát

235


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

peroperative perfusion of flaps. It is accurate, reliable, rapid, simple, cheap, objective, recordable and less invasive
and not altered the flap physiology.
Key words: Breast reconstruction, deep inferior epigastric perforator (DIEP) flap, fluorescence angiography.

phương pháp khác nhau để đánh giá tưới máu
MỞ ĐẦU
vạ trong mổ như: Chụp mạch huỳnh quang với
Ngày nay, tái tạo vú bằng vạt nhánh xuyên
fluorescein, chụp mạch máu với xanh
động mạch thượng vị dưới sâu đã trở thành một
indocyanine (Indocyanine Green Angiography),
kỹ thuật phổ biến nhờ vào những ưu điểm của
nhiệt động học hồng ngoại (Dynamic Infred
nó là đem lại hình dạng vú thẩm mỹ tự nhiên và
Thermography), đo lưu lượng dòng chảy bằng
tổn thương tối thiểu nơi cho vạt ở vùng bụng.
laser (Laser Doppler flowmetry, Laser Doppler
Chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt trước mổ thường
perfusion imaging), đo độ bảo hoà oxy… Chụp
được sử dụng để khảo sát nhánh xuyên của
mạch huỳnh quang với fluoresceine là phương
động mạch thượng vị dưới sâu, nhằm lựa chọn
pháp có thể thực hiện dễ dàng, phổ biến, chi phí
nhánh xuyên phù hợp tuỳ theo kích thước và
thấp, đáng tin cậy và có thể ghi lại bằng hình
đường đi của nhánh xuyên. Tuy nhiên, sự xuất
ảnh. Vì vậy chúng tôi đã sử dụng chụp mạch
hiện hoại tử mỡ hoặc hoại tử một phần vạt là
huỳnh quang trong mổ bằng fluoresceine sau
không phải hiếm gặp trong tái tạo vú bằng vạt
khi bóc tách vạt và cô lập nguồn cấp máu cho vạt
nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu,
là nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu
mặc dù việc lên kế hoạch phẫu thuật cũng như

để đánh giá tình trạng tưới máu cho vạt.
kỹ thuật phẫu thuật đã được thực hiện tốt, điều
Bài viết này nhằm giới thiệu những lợi ích
này xảy ra khi diện lấy vạt vượt quá khả năng
của việc khảo sát trong mổ tưới máu của vạt
cấp máu của nhánh xuyên (vạt dựa trên 1- 3
nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu
nhánh xuyên). Ngoài ra việc lựa chọn nhánh
bằng chụp mạch huỳnh quang với fluoresceine
xuyên không phù hợp hoặc việc tổn thương
qua những kinh nghiệm ban đầu.
nhánh xuyên trong quá trình phẫu tích cũng ảnh
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
hưởng đến sự tưới máu của vạt làm gia tăng tình
trạng hoại tử vạt, hoại tử một phần, thậm chí
Từ tháng 8/2014 đến tháng 10/2015, 7 bệnh
toàn bộ vạt.
nhân có độ tuổi từ 20 đến 56 tuổi đã được chụp
Để tránh những biến chứng này, một phác
thảo rất chính xác về tình trạng tưới máu của vạt
nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu có
thể thực hiện bằng cách xác định trực tiếp vùng
cấp máu của nhánh xuyên (perforasome) của
động mạch thượng vị dưới sâu để giúp lựa chọn
nhánh xuyên phù hợp, phát hiện tổn thương
nhánh xuyên, đánh giá đúng khả cấp máu của
nhánh xuyên. Để xác định trực tiếp vùng cấp
máu của nhánh xuyên trong mổ chúng ta cần 1
kỹ thuật không gây hại cho bệnh nhân, không
làm thay đổi sinh lý vạt, đơn giản, dễ sử dụng,

chi phí thấp, khách quan và có thể lưu lại kết
quả. Nó cho phép theo dõi kéo dài, nhanh chóng
đáp ứng với sự thay đổi tuần hoàn, kết quả thể
hiện đơn giản dễ dàng để dánh giá. Có nhiều

236

mạch huỳnh quang bằng fluoresceine trong mổ
để đánh giá tưới máu vạt khi tái tạo vú bằng vạt
nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu sau
cắt u vú. Tất cả các trường hợp đều là tái tạo vú
trì hoãn sau phẫu thuật cắt bỏ vú.
Vạt được bóc tách theo hình thiết kế, hình
trám dưới rốn. Bóc tách đến lớp cân cơ thành
bụng, từ ngoài vào trong đến khi nhìn thấy
nhánh xuyên trội. Mở lớp cân cơ thẳng bụng ở
cạnh vị trí nhánh xuyên trội, phẫu tích nhánh
xuyên và bó mạch thượng vị dưới sâu cho đến vị
trí sẽ cắt cuống vạt. Sau khi bóc tách và cô lập
cuống mạch vạt, tiến hành tiêm tĩnh mạch
Fluoresceine 15mg/kg cân nặng sau khi thử phản
ứng âm tính 0,05 ml fluoresceine tiêm trong da).
Chụp hình ảnh vạt trước khi tiêm và 20 phút sau

Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
khi tiêm fluorescein có chiếu đèn tia cực tím (đèn
wood) trong điều kiện phòng tối. Ghi nhận vùng

vạt ngấm thuốc và vùng không ngấm thuốc sẽ
được cắt bỏ khi tạo hình vạt tại nơi nhận. Vùng
ngấm thuốc sẽ cho màu vàng xanh, nhạt dần cho
đến vùng ngấm thuốc ít và màu tối ở vùng
không ngấm thuốc. Trong trường hợp có sẹo ở
đường trắng giữa dưới rốn, hoặc trên bệnh nhân
gầy ít mỡ ở vùng bụng mà có khả năng cần lấy
vạt rộng chúng tôi vẫn dự trù khả năng dùng vạt
với 2 cuống mạch bằng cách kẹp nhánh xuyên
bên đối diện trước khi tiêm thuốc và chụp hình.
Sau mổ theo dõi tình trạng sống của vạt, hoại
tử mỡ và các theo dõi chung cho vạt tự do.
Chụp hình: Chúng tôi sử dụng bộ lọc màu
vàng gắn trên ống kính để chụp trong ánh sáng

Nghiên cứu Y học

tia cực tím nhằm lọc phản chiếu của tia cực tím
cũng như bức xạ màu tím và xanh dương. Thiết
lập thời gian phơi sáng từ 25 - 30 giây và khẩu độ
giữ ở mức 5.6.

KẾT QUẢ
Sau khi tiêm thuốc thay đổi màu vàng nhìn
thấy trên toàn bộ cơ thể của bệnh nhân, và nhìn
thấy nhiều ở kết mạc, vòm miệng, lòng bàn tay
và lòng bàn chân.
Hai mươi phút sau khi tiêm fluoresceine, ánh
sáng trong phòng mổ sẽ được tắt hết tạo bóng
tối. Huỳnh quang được thấy ở trên bề mặt da

cũng như mô dưới da của vạt dưới ánh sáng đèn
Wood tại các vùng vạt được tưới máu.

Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân và kết quả
Bệnh
nhân

Tuổi

1
2
3
4
5
6
7

20
46
56
44
51
31
45

Sẹo đường
giữa dưới
rốn
x
x


Số lượng
nhánh
xuyên
1
2
2
2
1
1
2

Số lượng
cuống mạch
vạt
1
2
1
1
1
1
1

Tất cả các vạt đều ngấm thuốc. Trong đó có
4/7 trường hợp vạt ngấm thuốc vùng I, II, II và
IV, 3/7 trường hợp vạt ngấm thuốc vùng I, II và
III. Toàn bộ các vạt đều sống hoàn toàn, không
có trường hợp nào hoại tử mỡ trên lâm sàng.

BÀN LUẬN

Vạt nhánh xuyên là 1 thể hiện đỉnh cao trong
thiết kế vạt. Đây là kết quả của nhiều thập kỷ
nghiên cứu đi tiên phong bởi Manchot, Salmon,
Cormack và Lamberty, Taylor và Palmer, đã
giúp hiểu rõ hơn về giải phẫu mạch máu và sinh
lý tuần hoàn máu của da. Những tiến bộ này đã
giúp Phẫu thuật viên có thể bóc vạt nhánh xuyên
dựa trên một nhánh xuyên cấp máu cho da, từ
đó giảm được tổn thương nơi cho vạt, bảo tồn
được các cấu trúc khác và có khả năng áp dụng
bất kỳ vạt để phù hợp với yêu cầu của bất kỳ
khuyết tổn(1).

Ngoại Tổng Quát

Vùng ngấm thuốc
I

II

III

IV

x
x
x
x
x
x

x

x
x
x
x
x
x
x

x
1/2
1/2
x
x
x
x

x

Hoại tử
Hoại tử 1
toàn bộ
phần vạt
vạt

Hoại tử
mỡ

x

1/2
1/2

Các kỹ thuật theo dõi vạt đã tiến triển cùng
với việc thiết kế vạt. Sử dụng các kỹ thuật hình
ảnh trước mổ để lập bản đồ nhánh xuyên đã trở
thành tiêu chuẩn trong một số phẫu thuật tạo
hình, đặc biệt là trong tái tạo vú bằng vạt nhánh
xuyên động mạch thượng vị dưới sâu. Các kỹ
thuật hình ảnh trước mổ, sử dụng chụp cắt lớp
vi tính hay chụp cộng hưởng từ hạt nhân, có khả
năng lập bản đồ của các nhánh xuyên nhưng nó
không cung cấp được các thông tin về động lực,
sinh lý và sự tưới máu của vạt trong mổ. Vì vậy,
lập bản đồ nhánh xuyên trước mổ chỉ là bước
đầu tiên trong việc khảo sát vạt nhánh xuyên,
bước tiếp theo là phải là đánh giá tưới máu vạt
dựa trên nguồn cung cấp máu chính để nhằm
hạn chế tỉ lệ hoại tử mỡ, hoại tử 1 phần vạt. Theo
truyền thống, đánh giá tưới máu vạt dựa vào
màu sắc vạt, xác định tốc độ làm đầy mao mạch

237


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

ở vùng trung tâm và ngoại vi của vạt. Hoặc là

quan sát máu chảy ở mép vạt, gồm cả động
mạch và tĩnh mạch, thông thường thì mức độ
chảy tĩnh mạch và động mạch ngang nhau. Nếu
chảy máu tĩnh mạch nhiều, động mạch ít hoặc
không chảy máu là dấu hiệu của tưới máu kém.
Hạn chế của các phương pháp phân tích này là
không thể định lượng tương đối tưới máu toàn
bộ bề mặt của vạt. Vì vậy việc sử dụng các
phương tiện cận lâm sàng để đánh giá tưới máu
của vạt được các phẫu thuật viên bắt đầu từ
những năm 1980 cho các dạng vạt truyền thống,
từ những năm 2000 cho dạng vạt nhánh xuyên(5).

thuốc nhuộm fluorescein tiêm vào tĩnh mạch và
phát ra năng lượng hồng ngoại ở bước sóng 510 600 nm khi kích thích bởi ánh sáng tia cực tím.
Trong các mô sống, thuốc nhuộm xuất hiện ánh
sáng màu vàng trong khi các khu vực mà không
có lưu lượng máu xuất hiện màu xanh đậm như
chúng phản ánh tất cả các ánh sáng tia cực tím.
Fluorescein cũng nhanh chóng khuếch tán từ nội
mạch để vào không gian ngoại mạch và có thể
được sử dụng để đánh giá mức độ tưới máu của
mô mềm. Fluorescein được bài tiết qua thận và
thời gian cần thiết để đạt được độ phát huỳnh
quang tối đa mất khoãng 15 phút(6).

Trong những thập kỷ vừa qua cùng với việc
bùng nổ áp dụng vạt nhánh xuyên động mạch
thượng vị dưới sâu trong tái tạo vú, cũng đã
chứng kiến sự xuất hiện của nhiều phương pháp

có khả năng đánh giá vạt này trong mổ như:
Chụp mạch huỳnh quang với fluorescein, chụp
mạch máu với xanh indocyanine (Indocyanine
Green Angiography), nhiệt động học hồng ngoại
(Dynamic Infred Thermography), đo lưu lượng
dòng chảy bằng laser (Laser Doppler flowmetry,
Laser Doppler perfusion imaging)(1,5,7). Trong các
phương pháp đó thì chụp mạch huỳnh quang
với fluorescein là một kỹ thuật đơn giản, hiệu
quả và chi phí thấp để đánh giá tưới máu vạt. Vì
vậy đây là phương pháp khả thi trong điều kiện
của nước ta.

Ở Việt Nam chưa có báo cáo về việc áp dụng
chụp mạch huỳnh quang trong mổ với
fluorescein để đánh giá tưới máu của vạt nhánh
xuyên nói chung và vạt nhánh xuyên động mạch
thượng vị dưới sâu nói riêng. Báo cáo của chúng
tôi nhằm mục đích đưa ra những lợi ích của
chụp mạch huỳnh quang trong mổ để đánh giá
tưới máu cho vạt nhánh xuyên động mạch
thượng vị dưới sâu trong tái tạo vú qua những
kinh nghiệm ban đầu của chúng tôi. Kỹ thuật
này đã được chúng tôi áp dụng trên 7 bệnh
nhân. Sau khi phẫu tích cuống mạch vạt, tiến
hành tắt hết đèn và chụp hình ảnh của vạt khi
chưa tiêm thuốc. Tiêm 0,05 ml fluorescein trong
da để thử phản ứng thuốc. Sau đó nếu phản ứng
âm tính, tiến hành tiêm fluorescein tĩnh mạch
liều 10 - 20 mg/kg cân nặng sau khi kết thúc

phẫu tích cuống mạch vạt khoãng 20 phút. Sau
tiêm thuốc 20 phút, tắt hết đèn trong phòng, sử
dụng đèn Wood chiếu vào vạt da để đánh giá
màu sắc của vạt ngấm thuốc (những đốm màu
vàng nhạt), phần không ngấm thuốc (màu xanh
đen) là phần thiếu máu nuôi cần cắt bỏ. Như vậy
khoãng thời gian từ khi kết thúc bóc tách cuống
mạch vạt đến khi quan sát thuốc ngấm là
khoãng 40 phút, chúng tôi nghĩ khoãng thời gian
này là đủ để vượt qua sự co thắt mạch ban đầu
do bóc tách, vì thuốc nhuộm đã tới phần xa của
vạt thông qua tuần hoàn vạt. Tất cả các vạt đều
ngấm thuốc nhuộm huỳnh quang. Trong đó có 2
trường hợp vạt có sẹo đường giữa thuốc ngấm

Ehrlich đầu tiên sử dụng fluorescein vào
năm 1882 để nghiên cứu các chất lỏng trong
khoang phía trước của mắt. Koch sử dụng nó
vào năm 1922 để nghiên cứu tốc độ của dòng
máu. Lange và Boyd đầu tiên sử dụng
fluorescein tĩnh mạch vào năm 1942 để đánh giá
chức năng mạch máu ngoại vi. Năm 1943,
Dingwall và Lord cải tiến các kỹ thuật để xác
định thời gian sớm nhất có thể để chuyển một
vạt có cuống dạng ống. Năm 1985, Silverman và
cộng sự mô tả hiệu quả của thử nghiệm
fluorescein để dự đoán khả năng sống của vạt
da. Chụp mạch huỳnh quang với fluorescein là
một kỹ thuật đơn giản và hiệu quả để đánh giá
tưới máu vạt. Chụp mạch huỳnh quang sử dụng


238

Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
vùng I, II và chỉ có 1 phần qua vùng III. Như vậy
2 trường hợp này vạt chỉ tưới máu vùng I, II và 1
phần qua vùng III qua kết nối gián tiếp từ lưới
mạch bì và hạ bì như nhận định của nhiều tác
giả khác(2). Điều này cũng phù hợp với nghiên
cứu của Henry và cộng sự, ở vạt nhánh xuyên
động mạch thượng vị dưới sâu có sẹo đường
trắng giữa ước lượng có khoãng 70% được tưới
máu tốt sau khi bóc tách(2). Trong tái tạo vú bằng
vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu,
theo báo cáo của nhiều tác giả, tỉ lệ hoại tử mỡ là
6 - 18%, tỉ lệ hoại tử 1 phần vạt là 0 - 8,7%(3,4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các vạt
đều sống hoàn toàn, không có trường hợp nào
vạt hoại tử một phần, không có tình trạng hoại
tử mỡ được ghi nhận trên lâm sàng. Điều này có
thể lý giải là do chúng tôi đã cắt bỏ phần không
ngấm thuốc nhuộm huỳnh quang cũng chính là
phần vạt không được tưới máu. Đây chính là lợi
ích của việc chụp mạch huỳnh quang trong mổ
để đánh giá tưới máu vạt mang lại. Ngoài ra,
chụp mạch huỳnh quang giúp đánh giá tưới
máu toàn bộ vạt tại cùng thời điểm và không bị

lỗi khi lấy mẫu. Thuốc nhuộm huỳnh quang tạo
ra sự thay đổi màu vàng ở lòng bàn tay, bàn
chân, kết mạc trong 24 giờ và trong nước tiểu
huỳnh quang vẫn còn lên tới 36 giờ sau tiêm. Vì
vậy có thể kiểm huỳnh quang ở vạt nhiều lần
trong 24 giờ sau tiêm để đánh giá tưới máu vạt.
Bên cạnh các ưu điểm, chụp huỳnh quang với
fluorescein cũng có một số nhược điểm như
không cho biết thông tin về tĩnh mạch, thời gian
bán huỷ dài, phải dùng đèn tia cực tím, có thể
gặp phản ứng dị ứng.
Qua kinh nghiệm trên 7 bệnh nhân ban đầu
chụp mạch huỳnh quang trong mổ để đánh giá
tưới máu vạt nhánh xuyên của động mạch
thượng vị dưới sâu, chúng tôi thấy rằng đây là
một phương pháp có tính khả thi cao trong tái
tạo vú. Việc đánh giá được khu vực tưới máu
của vạt giúp phẫu thuật viên cắt bỏ phần vạt
không được tưới máu, giúp hạn chế tình trạng
hoại tử mỡ và hoại tử 1 phần vạt, tăng kết quả
phẫu thuật. Ngoài ra, trong trường hợp vạt có

Ngoại Tổng Quát

Nghiên cứu Y học

sẹo đường giữa dưới rốn hoặc trên bệnh nhân
gầy mà cần vạt rộng, việc đánh giá tưới máu vạt
trong mổ cũng sẽ giúp phẫu thuật viên cân nhắc
việc sử dụng 1 hay 2 cuống mạch cho vạt nhằm

đáp ứng đủ thể tích vạt cần lấy, từ đó có thể
giảm thời gian phẫu thuật và hạn chế thêm tổn
thương tại nơi cho vạt. Chụp mạch huỳnh quang
với fluoresceine mang lại sự áp dụng hiệu quả
đầy hứa hẹn trong việc đánh giá tưới máu trong
mổ cho vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị
dưới sâu. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân của
chúng tôi còn có hạn nên cần tiếp tục đánh giá
với số lượng bệnh nhân lớn hơn.

KẾT LUẬN
Chụp mạch huỳnh quang đáp ứng hầu hết
các tiêu chí của một kỹ thuật lý tưởng để đánh
giá trong mổ tưới máu của vạt nhánh xuyên
động mạch thượng vị dưới sâu. Đó là chính xác,
đáng tin cậy, nhanh chóng, đơn giản, chi phí
thấp, khách quan, ghi lại được, ít xâm lấn và
không ảnh hưởng đến sinh lý vạt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.
6.


7.

Gurtner GC, Jones GE, Neligan PC, Newman MI, Phillips
BT, Sacks JM, Zenn MR. (2013). “Intraoperative laser
angiography using the SPY system: review of the literature
and recommendations for use”. Annals of Surgical Innovation
and Research, 7(1): 1-14.
Henry SL, Chang CC, Misra A, Huang JJ, Cheng MH (2011).
“Inclusion of tissue beyond a midline scar in the deep inferior
epigastric perforator flap”. Ann Plast Surg: 67 (3): 251 - 254.
Kroll SS, Gherardini G, Martin JE, Reece GP, Miller MJ, Evans
GR, Robb GL, Wang BG (1998). “Fat necrosis in free and
pedicled TRAM flaps”. Plast Reconstr Surg, 102(5): 1502 1507.
Nahabedian MY, Momen B, Galdino G, Manson PN (2002).
“Breast Reconstruction with the free TRAM or DIEP flap:
patient selection, choice of flap, and outcome.”. Plast Reconstr
Surg, 110 (2): 466 - 475.
Nahabedian MY (2011). “Overview of Perforator Imaging and
Flap Perfusion Technologies”. Clin Plastic Surg, 38: 165–174.
Muntean MV, Muntean V, Ardelean F, Georgescu A (2015).
“Dynamic perfusion assessment during perforator flap
surgery: An Up-To_date”. Clujul Medical, 88 (3): 1-5.
Zenn MR (2011). “Fluorescent Angiography”. Clin Plastic
Surg, 38: 293 - 300.

Ngày nhận bài báo:

12/11/2015


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2015

239



×