Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Tìm hiểu về lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ thống hóa các văn bản quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay và đưa ra nhận xét

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.24 KB, 39 trang )

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hoạt động quản lý nhà nước, một bối cảnh đặc biệt của giao tiếp 
xã hội, khi các chủ thể giao tiếp có những thuộc tính giao ước xã hội khác nhau, 
việc áp dụng một cách hợp lý và thuần thục những cơ cấu nghi thức tương thích 
là tiền đề quan trọng để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Nhà nước là một 
thiết chế tổ chức có cơ cấu phức tạp với chức năng quản lý đời sống cộng 
đồng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Để thực hiện các 
quyết định quản lý của mình, nhà nước áp dụng các biện pháp mang tính quyền 
lực nhà nước như thuyết phục, kỷ luật, cưỡng chế… tính quyền lực này 
được thể hiện bằng những phương tiện mang tính hình thức thuộc phạm trù 
nghi lễ như cách bày trí công sở, trang phục, nghi thức lễ tân… Những nghi 
thức, thủ tục mang tính lễ nghi là một bộ phận quan trọng không kém gì những 
quy định nêu trong những đạo luật. Nó trở thành điều cốt lõi để đạt được thành 
công trong giao tiếp với cá nước trên thế thới cũng như làm việc của các cơ 
quan nhà nước.Nghi thức nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản 
pháp luật của nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà 
các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ hoặc thực 
hiện nghiêm chỉnh đảm bảo một nền thể chế chính trị phát triển theo hướng 
hiện đại, hoạt động hiệu quả và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, trong bối 
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ hợp tác quốc tế giữa 
nước ta và các nước trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển. Các mối 
quan hệ hợp tác này đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, chính trị và 
xã hội của đất nước, góp phần giữ vững ổn định an ninh, hòa bình trong khu vực 
và trên thế giới. Hàng năm, chính phủ và các đơn vị địa phương đã đón tiếp hàng 


trăm ngàn đoàn khách quốc tế vào làm việc tại Việt Nam, cả lãnh đạo cấp cao 
cho đến lãnh đạo các ngành và địa phương, cũng như cử hàng trăm ngàn lượt cán 
bộ, chiến sỹ đi thăm, làm việc và học tập tại các nước; tổ chức Hàng trăm hội 
thảo, hội nghị và các khóa tập huấn quốc tế nhằm tăng cường sự hợp tác quốc 


tế và nâng cao năng lực công tác trong các lĩnh vực liên quan cho cán bộ, công 
chức…Để đạt hiệu quả tối đa trong mọi hoạt động hợp tác như chia sẻ 
thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, tập huấn thống nhất kế hoạch hợp tác và 
chương trình hoạt động chung, giao lưu văn hóa, thể thao… đòi hỏi các cán bộ, 
công chức phải hiểu rõ công tác về nghi thức Nhà Nước. Nghi thức Nhà Nước 
không những thể hiện chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước 
mà còn thể hiện những nét văn minh và bản sắc văn hóa của một dân tộc. Thực 
hiện tốt  nghi thức Nhà Nước là góp phần quan trọng vào sự thành công của 
công tác đối ngoại và ngược lại, nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 
kết quả của công tác đối ngoại, thậm chí có thể gây căng thẳng cho quan hệ 
ngoại giao.Từ lý luận và thực tiễn đều cho thấy vai trò to lớn, mang tính quyết 
định của Nghi thức nhà nước trong nền kinh tế­xã hội đang hội nhập và phát 
triển từng giờ. 
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 
* Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu sự phát triển của nghi thức Nhà Nước, các đặc 
điểm và các văn bản quy định việc thực hiện nghi thức đồng thời đánh giá được 
những ưu và nhược điểm việc vận dụng Nghi thức Nhà Nước.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nội dung, những vấn đề cơ bản 
nhất liên quan đến Nghi thức nhà nước trong việc tổ chức, điều điều hành công 
việc tại cơ quan Nhà Nước và cơ quan công sở. Qúa trình phát triển qua các thời 
kỳ.


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 
* Đối tượng nghiên cứu: đề tài tiến hành nghiên cứu Nghi thức Nhà Nước nói 
chung.
Đề tài: Tìm hiểu về lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ 
thống hóa các văn bản quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay và đưa 
ra nhận xét.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, lịch sử của Chủ nghĩa 
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân 
và 
vì nhân dân…. Và bốn phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phương pháp lịch sử; 
phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp so sánh; phương pháp tổng 
hợp. Thông qua các phương pháp lịch sử; phương pháp duy vật biện 
chứng; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp và so sánh.
5. Kết cấu đề tài 
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và lời kết. Đề tài gồm có 3 
chương: 
Chương 1. Cơ sở lý luận về Nghi thức Nhà Nước
Chương 2. lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ thống 
hóa các văn bản quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay.Nhận xét.
Chương 3. Giải pháp


CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
1. KHÁI NIỆM NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
1.1. Định nghĩa
Giao tiếp là hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội, là nền tảng quan 
trọng để xây dựng nên xã hội. Nền văn minh nhân loại, nền văn hoá của mỗi 
dân tộc, quốc gia được kiến tạo thông qua hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao 
tiếp được thực hiện nhằm trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, để 
bày tỏ mối quan hệ, cách ứng xử, thái độ giữa con người với con người và giữa 
nhân loại với tự nhiên.
Hoạt  động  giao tiếp có thể được thực hiện bằng  các phương tiện ngôn 
ngữ  và phi ngôn ngữ. Nhưng dù được  thực hiện bởi  phương thức nào đi nữa, 
hoạt  động giao tiếp luôn luôn phải  được đặt trong những bối cảnh nhất  định, 
được thực hiện bởi những cơ  cấu nghi thức nhất định trong việc sử  dụng các 

phương tiện giao tiếp tương ứng nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra.


Hoạt động quản lý nhà nước cũng không nằm ngoài những yêu cầu về giao 
tiếp xã hội. Nhà nước là một thể  chế  tổ  chức cơ  cấu phức tạp với chức năng 
quản lý đời  sống cộng  đồng  của các tầng lớp  dân cư  trên một  lãnh thổ  nhất 
định. Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện các quyết định quản lý của mình 
đối với các công dân của mình bởi nhiều biện pháp mang tính quyền lực  Nhà 
nước như  tính thuyết phục, kỷ  luật, kinh tế, cưỡng chế, và tính quyền lực đó 
còn được thể  hiện bằng phương tiện mang tính hình thức đặc thù thuộc phạm 
trù các nghi lễ như cách bài trí công sở (công đường), trang phục, các hoạt động 
lễ  tân... Những  phương tiện  hình thức này có vai trò quan trọng không kém 
những quy phạm được đưa ra trong các điều luật.
Những nghi thức, thủ  tục mang tính nghi lễ  được  thực hiện trong hoạt 
động  giao tiếp quản lý nhà nước là một bộ  phận quan trọng của  các phương 
thức tiến hành hoạt động đó. Nội dung của những nghi thức và thủ tục đó kiến 
tạo cơ bản khái niệm nghi thức nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu, nghi thức nhà nước là những phương thức giao tiếp  
trong hoạt  động  quản lý nhà nước  nói chung được quy định  tại  các văn bản 
pháp luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà  
các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện  
nghiêm chỉnh.
1.2. Nội dung của nghi thức nhà nước
Từ khái niệm trên, nội dung của nghi thức nhà nước bao gồm những  ấn 
đề sau:
­ Những vấn đề  liên quan đến cách thức thể  hiện và sử  dụng các biểu 
tượng quốc gia (Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca) và thể thức văn bản quản lý nhà  
nước.



­ Những vấn đề liên quan đến công tác lễ tân, hay tổ chức tiếp đãi khách 
(chào đón, hội đàm, chiêu đãi, tặng quà, tiễn đưa), đặc biệt là đối với khách  
nước ngoài.
­ Những vấn đề  có liên quan đến kỹ  năng giao tiếp (cử  chỉ, lời ăn tiếng  
nói, trang phục...) của cán bộ, công chức trong giải quyết những công việc nội 
bộ nhà nước, cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân.
­ Những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động quản lý như hội họp, 
lễ kỷ niệm, cấp chứng chỉ, chứng thực, phong tặng, khen thưởng v.v...
­ Những vấn đề  có liên quan đến hình thức của công sở  như  kiến trúc,  
trang trí, bài trí mặt trước toà nhà cũng như  nội thất.
1.3. Những vấn đề  về  sử  dụng các biểu tượng quốc gia và thể  thức văn  
bản quản lý nhà nước
Mỗi dân tộc, quốc gia trên thế  giới đã lựa chọn cho mình những biểu tượng  
nhất định. Những biểu tượng đó là Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy,  
quốc ngữ, quốc thiều v.v... tức là những gì phần lớn tạo nên quốc thể.
a) Quốc hiệu: Là tên gọi của đất nước
Trong lịch sử, đất nước ta đã có nhiều tên gọi khác nhau như: Văn Lang, Âu 
Lạc, Giao Chỉ, Cửu Chân, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, An Nam ...
Ngày 02­09­1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Theo Sắc lệnh của  
Chủ tịch Chính phủ  lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà số  49/SL ngày 
12­10­1945, tiêu đề  các văn bản nhà nước được ghi là: "Việt Nam Dân Chủ 
Cộng Hoà­ năm thứ nhất"
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, ngày 02­07­1976, Quốc hội ra Nghị quyết về 
tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ  đô, Quốc ca, và tên nước là " cộng hoà xã 


hội chủ nghĩa việt nam".  Quốc hiệu cùng với tiêu ngữ " Độc lập­ Tự do­ Hạnh  
phúc" cùng tạo thành tiêu đề văn bản được in trên đầu trang trang nhất.
b) Quốc huy: Là huy hiệu của một nước hoặc hình tượng trưng cho một nước.
Theo quy định tại Điều 142 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ  nghĩa Việt 

Nam năm 1992: "Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, 
nền đỏ, ở  giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có 
nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ " Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"".
Việc sử dụng Quốc huy được quy định tại Hướng dẫn số 3420/HD­BVHTTDL  
ngày 02/10/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
1) Quốc huy có thể  làm to, nhỏ  tuỳ  theo sự  cần thiết. Các màu vàng  ở  mẫu 
Quốc huy có thể thay bằng mầu vàng kim nhũ, hoặc có thể dùng không tô mầu. 
2) Quốc huy được treo  ở chính của cơ  quan, về  phía trên, chỗ  trông rõ nhất tại  
các cơ quan sau đây:
a­ Nhà họp của Chính phủ
b­ Nhà họp của Quốc hội khi họp
c­ Trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã, thành phố và thị xã
d­ Bộ ngoại giao, các đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
3) Quốc huy có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn: 1­5 và 2­9 do Chính phủ Trung 
ương hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức.
4) Rước Quốc huy: trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 1­5 và   2­9.
5) Quốc huy được in hoặc đóng dấu nổi trên các thư, giấy tờ sau:
a­ Bằng, huân chương, bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.
b­ Các văn bản ngoại giao như  quốc thư, uỷ nhiệm thư, thư giới thiệu của Chủ 
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
c­ Hộ chiếu.


d­ Công hàm, thiếp mời, phong bì của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ 
trưởng Bộ Ngoại giao.
đ­ Các thư từ, thiếp mời, phong bì cuả Chủ  tịch Quốc hội trong việc giao thiệp  
với các cơ quan nước ngoài.
 e­ Công văn, thiếp mời, phong bì của các đại sứ  quán và lãnh sự  quán ở  nước  
ngoài.
Quốc huy cũng còn có thể  được in trên tiền, một số  loại tem tài chính v.v... và 

còn được khắc trên con dấu của một số cơ quan nhà nước nhất định như: Chủ 
tịch nước, Văn phòng Chủ  tịch nước, Uỷ  ban Thường vụ  Quốc hội, Chủ  tịch  
Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội v.v...
c) Quốc kỳ:  là cờ  tượng trưng cho một Quốc gia, cũng chính là Cờ  Tổ  quốc. 
Đồng thời đó cũng là biểu trưng một cách rõ ràng quyền lực của nhân dân ta, 
chủ quyền của mình đối với lãnh thổ, cương vực đã được phân định.
Theo quy định của pháp luật, việc sử  dụng Quốc kỳ  cần đảm bảo những yêu 
cầu sau:
1) Quốc kỳ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ thắm,  
giữa có ngôi sao vàng năm cánh mầu vàng tươi với các cánh sao làm theo đường 
thẳng, trung tâm của sao đặt đúng trung tâm của cờ.
2) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn 
thể khi họp những buổi long trọng, chỉ treo ngoài nhà những ngày lễ tết.
3) Các cơ quan nhà nước, các trường học (kể cả học viện), các đơn vị vũ trang,  
các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ trước  
công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan.
4) Các đơn vị  vũ trang, các trường phổ  thông, trường dạy nghề  và trung học  
chuyên nghiệp, các học viện, các trường đại học tổ chức chào cờ và hát Quốc ca  


một cách trang nghiêm vào sáng thứ  hai hàng tuần, trước buổi học đầu tiên 
(không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Quốc ca).
5) Quốc kỳ  của nước ta treo với Quốc kỳ  các nước khác trong những trường 
hợp sau:
a­ Khi kỷ niệm Quốc khánh một nước bạn hay một nước ngoài.
b­ Khi tiếp đón đoàn đại biểu Chính phủ của một nước.
6) Khi treo Quốc kỳ  không để  ngược ngôi sao. Treo Quốc kỳ  ta với quốc kỳ 
nước khác: đứng đằng trước nhìn vào thì cờ  của ta  ở  bên tay phải, cờ  nước 
ngoài ở bên tay trái, các cờ phải làm đúng kiểu mẫu bằng nhau và treo đều nhau.
7) Khi có quốc tang thì đính vào phía trên Quốc kỳ  một dải vải đen, dài bằng 

chiều dài Quốc kỳ, rộng bằng một phần mười chiều rộng Quốc kỳ.
8) Hình nền đỏ  sao vàng được in trên các bằng huân chương, bằng khen, giấy 
khen của các cấp chính quyền.
9) Quốc kỳ được cắm vào xe ô tô của các đại sứ  và lãnh sự  Việt Nam  ở nước  
ngoài. Khi đón, đưa các đại biểu Chính phủ nước ngoài thì cắm Quốc kỳ của ta 
và Quốc kỳ nước ngoài vào xe ô tô dùng cho các đại biểu ấy.
d) Quốc ca: Là bài hát được thừa nhận là chính thức của một Quốc gia.
Theo quy định tại Điều 143 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ  nghĩa Việt 
Nam:"Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài 
"Tiến quân ca"".
Việc sử dụng Quốc ca theo các quy định tại Điều lệ số 975/TTg của Thủ tướng  
Chính phủ  ngày 21­07­1956, theo Thông báo của Chính phủ  số  31­TB ngày 15­
02­1993, với nội dung chính sau:
1) Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử nhạc khi:
a­ Làm lễ chào cờ


b­ Khai mạc và bế  mạc những buổi họp long trọng do chính quyền hoặc đoàn 
thể tổ chức.
c­ Hàng ngày khi bắt đầu buổi phát thanh thứ  nhất và khi kết thúc buổi phát 
thanh cuối cùng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
2) Khi cử Quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đứng nghiêm.
3) Cử  Quốc ca của ta và quốc ca nước ngoài: cử    quốc ca nước ngoài trước, 
Quốc ca ta sau.
4) Không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Quốc ca 
khi chào cờ đựơc tổ  chức vào sáng thứ  hai hàng tuần, trước buổi học đầu tiên  
tại các đơn vị vũ trang, trường phổ thông, trường dạy nghề và trung học chuyên  
nghiệp, các học viện, các trường đại học. Lễ  chào cờ  tại các buổi lễ  lớn của 
Nhà nước hoặc các buổi đón tiếp mang tính nghi thức nhà nước, những buổi lễ 
kỷ  niệm của ngành, địa phương có thể  sử  dụng băng ghi âm hoặc quân nhạc 

thay cho hát Quốc ca.
d) Thể thức văn bản quản lý nhà nước
Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn 
(được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, 
trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng  
những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ  quản lý nội bộ 
nhà nước hoặc giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
Thể  thức văn bản là những yếu tố  hình thức và nội dung của chúng đã được  
thể   chế   hoá.   Tại   Thông   tư   liên   tịch   số   55/2005/TTLT­VPCP­BNV   ngày 
06/5/2005 của Vưn phòng Chính phủ  và Bộ  Nội vụ, văn bản quản lý nhà nước 
bao gồm những thành phần sau:
1. Quốc hiệu


Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “Cộng hoà xã hội chủ  nghĩa 
Việt Nam” và “Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc”.
2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
Tên cơ  quan, tổ  chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ  quan, tổ  chức ban 
hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có).
3. Số, ký hiệu của văn bản
a) Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
­ Số  của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm số  thứ  tự  đăng ký được đánh  
theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành trong một năm và năm ban hành văn 
bản đó. Số được ghi bằng chữ số Ả­rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và  
kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; năm ban hành phải ghi đầy đủ các số;
­ Ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm chữ  viết tắt tên loại văn  
bản và chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước (Chủ tịch nước, Thủ 
tướng Chính phủ) ban hành văn bản. 
Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ  ban  
nhân dân ban hành được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Ban hành  

văn  bản quy  phạm  pháp  luật   của Hội  đồng  nhân dân,  Uỷ   ban nhân  dân  số 
31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004. 
b) Số, ký hiệu của văn bản hành chính
Số của văn bản hành chính là số thứ tự đăng ký văn bản do cơ quan, tổ chức ban  
hành trong một năm. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả­rập, bắt đầu từ số 
01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Ký hiệu của văn bản hành chính
­ Ký hiệu của quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt) và của các hình thức văn  
bản có tên loại khác bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ 


quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
­ Ký hiệu của công văn bao gồm chữ  viết tắt tên cơ  quan, tổ  chức hoặc  
chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ  viết tắt tên đơn vị  soạn thảo 
hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có), ví dụ:
4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
­ Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh:
+ Đối với các thành phố  trực thuộc Trung  ương: là tên của thành phố  trực  
thuộc Trung ương. 
+ Đối với các tỉnh: là tên của thị  xã, thành phố  thuộc tỉnh hoặc của huyện  
nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, ví dụ: 
­ Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của  
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ:
­ Địa danh ghi trên văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và của  
các tổ chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó, ví dụ:
b) Ngày, tháng, năm ban hành văn bản
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ 
ban thường vụ  Quốc hội, Hội đồng nhân dân ban hành là ngày, tháng, năm văn  
bản được thông qua.
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác và văn bản 

hành chính là ngày, tháng, năm văn bản được ký ban hành. 
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ ngày ... tháng ... 
năm …; các số  chỉ  ngày, tháng, năm dùng chữ  số   Ả­rập; đối với những số  chỉ 
ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước.
5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản
a) Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ  quan, tổ  chức ban  


hành. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, đều 
phải ghi tên loại, trừ công văn.
b) Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ, 
phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.
6. Nội dung văn bản
a) Nội dung văn bản 
Nội dung văn bản là thành phần chủ  yếu của một văn bản, trong đó, các  
quy phạm pháp luật (đối với văn bản quy phạm pháp luật), các quy định được  
đặt ra; các vấn đề, sự việc được trình bày. 
b) Bố cục của văn bản
Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng thì tuỳ  theo nội  
dung có thể  được bố  cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; đối với 
văn bản có phạm vi điều chỉnh hẹp thì bố cục theo các điều, khoản, điểm. Các 
phần, chương, mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề. 
Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý  
vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục như sau:
­ Nghị quyết: theo điều, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm;
­ Nghị  định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm; các quy chế  (điều lệ)  
ban hành kèm theo nghị định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;
­ Quyết định: theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban hành kèm 
theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;

­ Chỉ thị: theo khoản, điểm;
­ Thông tư: theo mục, khoản, điểm.
Văn bản hành chính có thể được bố cục như sau:


­ Quyết định (cá biệt): theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban 
hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;
­ Chỉ thị (cá biệt): theo khoản, điểm;
­ Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục, khoản, điểm.
7. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
a) Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:
­ Trường hợp ký thay mặt tập thể  thì phải ghi chữ  viết tắt “TM.” (thay  
mặt) vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức;
­ Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ  quan, tổ  chức thì phải ghi chữ 
viết tắt “KT.” (ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu;
­ Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” (thừa lệnh) vào 
trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
­ Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” (thừa uỷ 
quyền) vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
b) Chức vụ của người ký
Chức vụ  ghi trên văn bản là chức danh lãnh đạo chính thức của người ký 
văn bản trong cơ  quan, tổ  chức; chỉ ghi chức danh như Bộ trưởng (Bộ trưởng,  
Chủ nhiệm), Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc v.v.., 
không ghi lại tên cơ quan, tổ chức, trừ các văn bản liên tịch, văn bản do hai hay  
nhiều cơ quan, tổ chức ban hành; văn bản ký thừa lệnh, thừa uỷ quyền và những 
trường hợp cần thiết khác do các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể.
 c) Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Đối  
với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, trước họ tên của người  
ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác, trừ  văn bản của  
các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, trong những trường  



hợp cần thiết, có thể ghi thêm học hàm, học vị.
8. Dấu của cơ quan, tổ chức
Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 
110/2004/NĐ­CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về  công tác văn thư 
và quy định của pháp luật có liên quan.
­ Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy 
định.
­ Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về 
phía bên trái.
­ Việc đóng dấu lên các phụ  lục kèm theo văn bản chính do người ký văn 
bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan,  
tổ chức hoặc tên của phụ lục.  
­ Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành 
được thực hiện theo quy  định của Bộ  trưởng, Thủ  trưởng cơ  quan quản lý  
ngành.
9. Nơi nhận
Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản 
với mục đích và trách nhiệm cụ thể như để kiểm tra, giám sát; để xem xét, giải  
quyết; để thi hành; để trao đổi công việc; để biết và để lưu. 
Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng 
cơ  quan, tổ  chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một 
hoặc một số nhóm đối tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung, ví dụ: 
­ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 
­ Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
­ Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã (thuộc tỉnh ...).


Đối với những văn bản có ghi tên loại, nơi nhận bao gồm từ “nơi nhận” và  

phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản. 
Đối với công văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần: 
­ Phần thứ nhất bao gồm từ “kính gửi”, sau đó là tên các cơ  quan, tổ  chức  
hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;
­ Phần thứ hai bao gồm từ “nơi nhận”, phía dưới là từ “như trên”, tiếp theo 
là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận công văn.
10. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật 
a) Dấu chỉ mức độ khẩn:
b) Dấu chỉ mức độ mật:
Việc xác định và đóng dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật), dấu thu  
hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định  
của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
11. Các thành phần thể thức khác

1.4. ­ Những vấn đề về công tác lễ tân, hay tổ chức tiếp đãi khách 
Lễ  tân nhà nước là tổng hợp các nghi thức, thủ  tục trong việc đón, tiễn,  
giao tiếp với khách nhằm giải quyết những công việc có liên quan đến quan hệ 
nội bộ nhà nước, giữa các nhà nước, cũng như giữa nhà nước và công dân. Như 
vậy, về cơ bản, lễ tân được hiểu là tổng hợp những quy định, nghi thức, thủ tục  
được các nhà nước tuân thủ thực hiện trong giao tiếp quốc tế.
­

Tổ  chức tiếp khách là một trong những hoạt động quan trọng, một công 

tác cơ  bản của các cơ  quan công quyền, các đoàn thể, các tổ  chức khác nhau.  
Công tác này được thực hiện không chỉ  nhằm để  giao tiếp xã hội thuần thuý, 
đảm bảo hoạt động thông suốt đối với các hệ quả của quá trình quản lý, mà còn  


tạo cho các nhà quản lý có điều kiện xem xét, đánh giá hiệu quả  công việc từ 

phía bên ngoài.
Việc tiếp khách đến giao dịch cần được tiến hành đảm bảo các yêu cầu 
nhất định. Trước tiên, cần được bố trí phòng thường trực cơ quan để khách ngồi 
đợi trước khi vào làm việc. Tại đây cần treo bảng nội quy tiếp khách có nội  
dung ngắn gọn để  khách biết cần phải làm gì khi có việc đến giao dịch. Nhân 
viên trực có trách nhiệm niềm nở chào và hỏi khách đến gặp ai, đã có hẹn trước 
chưa v.v.... Sau đó nhân viên trực nhanh chóng thông báo chính xác về  sự  hiện 
diện của khách để người có trách nhiệm ra tận phòng thường trực đón và hướng 
dẫn khách về phòng làm việc của mình.
­ Để làm việc đón khách vào, lãnh đạo cơ quan có thể thân hành hoặc thông 
qua người thư ký. Lúc này, người thư ký có vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ đó 
là nhân vật đại diện đầu tiên của cơ  quan, đơn vị  đối với khách, tạo nên  ấn 
tượng đầu tiên cho khách và nếu đó là  ấn tượng tốt thì công việc có thể  được  
nói là” đầu xuôi đuôi lọt”. Thêm nữa, người thư ký còn là người trực tiếp giải 
quyết những yêu cầu của một số  khá lớn khách đến giao dịch với lãnh đạo cơ 
quan, tổ chức. Người thư ký có trách nhiệm đón khách một cách niềm nở, thân 
thiện, tin tưởng, bình tĩnh, không bao giờ hoảng sợ, trả lời khách một cách có ý  
thức, rõ ràng, lễ độ. Nếu đang bận nói chuyện qua điện thoại hoặc một việc gì 
khác không thể dừng, thì người thư ký vẫn phải chào hỏi khách để khách biết là 
sẽ được tiếp ngay sau khi người thư ký đó xong việc. Việc từ chối đón tiếp một  
người khách nào đó phải được thực hiện một cách hết sức thận trọng, lịch sự.  
Người thư ký cũng có trách nhiệm chào khách lúc khách làm việc với lãnh đạo 
xong ra về.


Khi đón tiếp khách nước ngoài lại càng phải chú trọng đến việc thực hiện 
sao cho khách có ấn tượng ban đầu về sự nồng hậu, thân thiện của sự đón tiếp.
Việc đón tiếp các đoàn khách có khác nhau về  mặt nghi lễ  tuỳ  theo tính 
chất   của   mỗi   đoàn.   Công   tác   này   đã   được   quy   định   tại   Nghị   định   số 
82/2001/NĐ­CP ngày 06  thỏng 11  nam 2001 về  nghi lễ  nhà nước và đón tiếp  

khách nước ngoài.
­

Bố  trí chỗ  ngồi cho khách là công việc tiếp theo không kém phần quan  

trọng trong công tác lễ  tân, nó  ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và hiệu quả 
của hoạt động được tổ chức.
Bố trí chỗ ngồi phải thích hợp theo thứ bậc của từng người. Tuỳ theo tính 
chất, nội dung của từng loại hoạt động mà có cách bố trí sao cho thích hợp. Sắp  
xếp cho những người tham gia hội nghị, hội thảo, họp bàn, hội đàm v.v... phải 
theo những nguyên tắc nhất định, đó là:
1) Nguyên tắc ngôi thứ: ngôi thứ và cấp bậc được dựa trên các nguồn khác 
nhau như từ danh sách các ngôi thứ chính thức do nhà nước và tổ chức định chế 
công bố, từ tập quán ngoại giao ngày càng được hoàn thiện theo năm tháng trong  
quan hệ quốc tế, từ sự tôn kính đối với một số thành viên trong xã hội hay phép 
tắc xã giao giữa các thành viên của cộng đồng.
2) Nguyên tắc ”đoàn khách tự định đoạt”: chỗ  ngồi của khách nước ngoài 
cùng một nước do chính quyền nước đó xác định; đoàn khách tự chỉ định người 
đứng đầu và thứ bậc của mỗi người.
3) Nguyên tắc bình đẳng giữa các nước: cần xác định những tiêu chuẩn 
khách quan để  xác lập ngôi thứ  các nguyên thủ  quốc gia với nhau và giữa các  
phái đoàn với nhau, ví dụ  như: sắp xếp theo thâm niên chức vụ, xếp chỗ  theo 
thứ tự vần chữ cái tên của nước có đại diện hoặc rút thăm. 


4)  Nguyên   tắc   ngôi  thứ  không  uỷ  quyền:  một  người   khi  đại  diện  một  
người khác thì không thể  được đối xử  như  người mình đại diện. Trừ  trường  
hợp liên quan đến nguyên thủ  quốc gia. Để  có những vinh dự  như nhau, người  
thay thế  phải cùng cấp. Một người thay thế  có thứ  bậc thấp hơn không nhất  
thiết phải được mời phát biểu hoặc lên bục danh dự.

5) Nguyên tắc ”nhường chỗ”: chủ một buổi lễ tiếp một nhân vật cấp bậc  
cao hơn sẽ lịch sự nhường chỗ quan trọng nhất (vị trí số  1: vị  trí trung tâm, sau 
đó vị trí đối diện hoặc bên tay phải là vị trí số 2) cho khách.
6) Nguyên tắc tuổi tác và thâm niên: người nhiều tuổi xếp trên người ít 
tuổi, người cùng chức vụ  có thâm niên lâu hơn được xếp trước, người tiền  
nhiệm xếp sau người đương nhiệm.
7) Nguyên tắc ưu tiên phụ nữ: khách nữ có cùng cấp bậc được ưu tiên xếp  
trước khách nam. 
8) Nguyên tắc "người được mời": các cặp vợ  chồng được xếp chỗ  theo  
cấp bậc người giữ cương vị được mời.
9) Nguyên tắc "dân sự  trước tôn giáo": các chức sắc tôn giáo xếp sau các  
chức sắc dân sự tại các buổi lễ thông thường.
10) Nguyên tắc người có công:  ưu tiên những người có huân, huy chương,  
được những giải đặc biệt, có uy tín trong các lĩnh vực nghệ  thuật, khoa học  
v.v....
11) Nguyên tắc bên phải trước bên trái sau: người quan trọng nhất  ở  bên  
phải chủ  nhân rồi người quan trọng thứ  hai  ở  bên trái và cứ  thế  xen kẽ  tiếp 
theo.
12) Nguyên tắc "đối diện tương đồng": Chủ  nhân ngồi đối diện với với  
khách chính, sau đó theo quy tắc phải trái và xen kẽ  sẽ  xếp các vị  chủ, khách  


khác. Chủ ­ khách có thể ngồi theo kiểu “ Chủ toạ kiểu Pháp”, hoặc “ Chủ toạ 
kiểu Anh”. “Chủ  toạ  kiểu Pháp” là kiểu sơ  đồ  bàn, theo đó chủ  và khách ngồi 
chính giữa bàn, đối diện nhau. Các vị  trí tiếp theo theo nguyên tắc "phải trước  
trái sau". Còn "chủ toạ kiểu Anh" là kiểu sơ đồ bàn, theo đó chủ và khách chính 
ngồi ở hai đầu bàn, đối diện nhau. Các vị trí tiếp theo vẫn theo nguyên tắc "phải 
trước trái sau".
1.5. Những vấn đề có liên quan đến kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công 
chức trong giải quyết những công việc nội bộ nhà nước và hoạt động giao  

tiếp với các tổ chức và công dân.
Có thể thấy, trong giao tiếp, con người luôn luôn thể hiện một lực hấp dẫn  
nào đó để  thực hiện ý đồ  giao tiếp của mình và cái hấp dẫn đó phần nào tiềm  
ẩn trong năng lực  ứng xử và khả  năng khai thác năng lực đó ở mỗi cá nhân. Sự 
hấp dẫn  đó  được  truyền  đạt  tới  đối tượng giao tiếp thông qua  trang phục, 
những cái bắt tay, giọng nói, vóc dáng, hoạt động nội tâm được biểu hiện bởi 
những yếu tố ngôn ngữ điệu bộ đó.
Quyết định số 129/2007/QĐ­TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng  
Chính phủ  ban hành Quy chế  văn hóa công sở  tại các cơ  quan hành chính nhà 
nước quy định về  trang phục, giao tiếp và  ứng xử  của cán bộ, công chức, viên 
chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. 
1) Trang phục
Trang phôc cña cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ ph¶i 
ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
Lễ  phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được  
sử  dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước  
ngoài.


­  Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat. 
­ Lễ  phục của nữ  cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ 
comple nữ.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang  
phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.
2) Giao tiếp và ứng xử 
Trong giao tiếp và  ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ 
lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói 
tiếng lóng, quát nạt.
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải  
nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ  thể  về  các quy  

định liên quan đến giải quyết công việc.
Cán bộ, công chức, viên chức không  được có thái  độ  hách dịch, nhũng 
nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
Trong giao tiếp và  ứng xử  với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức 
phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, 
cơ  quan, đơn vị  nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công  
việc; không ngắt điện thoại đột ngột.
1.6. Những vấn đề  có liên quan đến tổ  chức hoạt động quản lý như 
hội họp, lễ kỷ niệm, cấp chứng chỉ, chứng thực, phong tặng, khen thưởng 
Quyết định số 114/2006/QĐ­TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng 
Chính phủ ban hành Quy định chế độ hội họp trong hoạt động của các cơ  quan 
hành chính nhà nước quy định này điều chỉnh việc tổ  chức các cuộc họp trong 
hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước nhằm giảm bớt 


số  lượng, nâng cao chất lượng các cuộc họp trong hoạt động của các cơ  quan 
hành chính nhà nước  ở các cấp, các ngành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 
trong việc tổ chức các cuộc họp, góp phần tích cực tiếp tục đổi mới, nâng cao  
hiệu lực, hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà 
nước, đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính.
a) Giấy mời họp: 
­ Giấy mời họp phải được ghi rõ những nội dung sau đây: Người triệu tập  
và chủ  trì; Thành phần tham dự; Người được triệu tập; người được mời tham 
dự; Nội dung cuộc họp; thời gian, địa điểm họp; Những yêu cầu đối với người  
được triệu tập hoặc được mời tham dự.
­ Giấy mời họp phải được gửi trước ngày họp ít nhất là 3 ngày làm việc,  
kèm theo là tài liệu, văn bản, nội dung, yêu cầu và những gợi ý liên quan đến  
nội dung cuộc họp, trừ trường hợp các cuộc họp đột xuất. 


b) Thành phần và số lượng người tham dự cuộc họp
­ Tuỳ  theo tính chất, nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc họp, người  
triệu tập cuộc họp phải cân nhắc kỹ và quyết định thành phần, số lượng người 
tham dự cuộc họp cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. 
­ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị  được mời họp phải cử người tham dự cuộc  
họp đúng thành phần, có đủ thẩm quyền, năng lực, trình độ đáp ứng nội dung và  
yêu cầu của cuộc họp.  
b) Thời gian tiến hành cuộc họp
1. Thời gian tiến hành một cuộc họp thuộc các loại cuộc họp dưới đây 
được quy định như sau:
a) Họp tham mưu, tư vấn không quá một buổi làm việc;


b) Họp chuyên môn từ một buổi làm việc đến 1 ngày, trường hợp đối với  
những đề  án, dự  án lớn, phức tạp thì có thể  kéo dài thời gian hơn, nhưng cũng 
không quá 2 ngày;
c) Họp tổng kết công tác năm không quá 1 ngày;
d) Họp sơ kết, tổng kết chuyên đề từ 1 đến 2 ngày tùy theo tính chất và nội  
dung của chuyên đề;
đ) Họp tập huấn, triển khai nhiệm vụ công tác từ 1 đến 3 ngày tùy theo tính 
chất và nội dung vấn đề. 
2. Các loại cuộc họp khác thì tuỳ  theo tính chất và nội dung mà bố trí thời 
gian tiến hành hợp lý, nhưng không quá 2 ngày.
1.7. Những vấn đề  có liên quan đến hình thức của công sở  như  kiến  
trúc, trang trí, bài trí mặt trước toà nhà cũng như  nội thất.
1. Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi 
đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan theo hướng dẫn thống nhất cña  
Bộ Nội vụ.
2. Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ  và tên, chức danh 
cán bộ, công chức, viên chức. Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo  

đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý. Không lập bàn thờ, thắp hương, 
không đun, nấu trong phòng làm việc. 
3. Cơ  quan có trách nhiệm bố  trí khu vực để  phương tiện giao thông của  
cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc. Không thu 
phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc.
CHƯƠNG 2


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM  NGHI THỨC NHÀ NƯỚC, HỆ THỐNG 
HÓA CÁC VĂN BẢN VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TỪ 1945 ĐẾN NAY
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CUẢ GHI THỨC NHÀ NƯỚC
2.1.1. Quan niệm về nghi thức Nhà Nước thời xưa
Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông Á 
khác trước đây luôn coi trọng và áp dụng rộng rãi tư tưởng “lễ hình kết hợp”, 
tức luôn coi trọng “Nghi lễ” và “phép” (pháp).
          Ngày nay, nghi thức nhà nước cần phải được hiểu là những phương thức 
giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn 
bản pháp luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế 
mà các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực 
hiện nghiêm chỉnh.
        2.1.1. Nội dung của nghi thức nhà nước những năm đầu giải phóng
        Ngay từ những ngày đầu của nền cộng hoà (1945), Đảng và Nhà nước ta đã 
quan tâm đến công tác xây dựng lễ nghi nhà nước của chính quyền mới. Các văn 
bản pháp luật đã kịp thời được ban hành để điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh 
vực này. Ngay sau khi tuyên ngôn độc lập, ngày 5­9­1945, Chính phủ của nước 
Việt Nam mới đã có sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt nam dân 
chủ cộng hoà số 5 về việc bãi bỏ Cờ quẻ ly của chế độ cũ và ấn định Quốc kỳ 
mới của Việt Nam có “nền mầu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh mầu vàng 
tươi”.
        Vào cuối những năm 50, sau khi hoà bình lập lại, ngày 21­07­1956 Chính 

phủ đã ban hành ba văn bản quan trọng là Điều lệ số 973/TTg về việc dùng 
Quốc huy, Điều lệ số 974/TTg về việc dùng Quốc kỳ và Điều lệ số 975/TTg về 
việc dùng Quốc ca nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
        Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Nghị 
quyết ngày 2­7 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca.
Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác quy định về tổ chức việc cưới, việc 
tang, việc hội, hướng dẫn về lễ phục, y phục công chức, thời giờ làm việc, quy 
định một số nghi lễ nhà nước và tiếp khách nước ngoài v.v....
2.1.3. Lược sử về về Nghi thức Nhà Nước trong các cơ quan Nhà Nước
      Từ thời xa xưa ông cha ta đã có quan niệm và biết được tầm quan trọng của 
nghi thức Nhà Nước trong việc trị vì đất nước. Nghi thức Nhà Nước được thể 


hiện trong “ Lễ”. “Trong đạo trị nước, lễ là cần hơn cả. Lễ để nhận rõ việc 
hiềm nghi, soi sáng chỗ vi ẩn, chia ra người trên kẻ dưới, tỏ rõ vật nọ phẩm kia. 
Lễ nghi 300 điều, uy nghi 3000 điều, chỗ nào cũng ngụ tinh thần của cổ nhân ở 
đó. Điển lễ thời cổ sâu kín tinh vi không thể nói hết được. 
        Nước Việt ta dựng nước văn minh, thấm nhuần phong hóa Trung Hoa, mỗi 
đời nổi lên đều có lễ nghi, chất(phác) văn(hoa) bớt hay thêm, trước sau cùng so 
sánh, trong đó độ nghi tiết hoặc có khác nhau, xa cách hàng nghìn năm, biên 
chép 
thiết sót, nên phải tra cứu rõ ràng mà đính chính lại. Đây hãy nói đến những 
điều 
lớn như: quy chế mũ áo, nghi vệ xe kiệu, là để phân biệt người trên kẻ dưới; lễ 
tế 
trời ở đàn Nam Giao, tế tổ ở nhà Tôn Miếu, là để kính quỷ thần; việc vui mừng 
thì 
có lễ khánh hạ của triều đình; việc đau thương thì có lễ tuất tang của nhà nước; 
cũng là những lễ tiến tôn sách phong thì làm ở nơi cung phủ, những lễ tế cáo 
cầu đảo thì để tiếp với bách thần. Các lễ nghi đều có quan hệ với đạo trời lẽ 

vật, với điển nước phép triều, các đời diên cách, kỹ, dối khác nhau, cần phải 
chia ra từng mối, từng ngành mà không thể thiếu sót được. 
        Từ đời Đinh đời Lý trở về trước, nghi tiết còn đơn giản, đến đời Trần, đời 
Lê 
về sau, lễ chế mới không mà sau có, đều là do lễ nghĩa mà đặt, văn mỗi thời 
mỗi khác, nghi thức đã đặt, đều phải chép cả…”1[22]. 
Lễ vốn đã có từ trong xã hội nguyên thủy, dùng để chỉ những tập tục 
mang 
tính quy phạm ( tục lệ) mà các thành viên trong thị tộc, bộ lạc phải tuân thủ. 
Cùng 
với sự ra đời của nhà nước và phân hóa giai cấp, giai tầng các tục lệ được cải 
biên, 
chỉnh sửa phù hợp với điều kiện phát triển mới cơ cấu tổ chức quyền lực, 
tương 
quan chính trị và đời sống kinh tế ­ xã hội. 
Lễ là yếu tố được thể hiện và thể hiện rất rõ và mạnh mẽ trong đạo 
Khổng. 


×