Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tính an toàn của phẫu thuật STARR và phục hồi bản nâng trong điều trị sa trực tràng kiểu túi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.52 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

TÍNH AN TOÀN CỦA PHẪU THUẬT STARR VÀ PHỤC HỒI BẢN NÂNG
TRONG ĐIỀU TRỊ SA TRỰC TRÀNG KIỂU TÚI
Nguyễn Trung Tín*, Lê Châu Hoàng Quốc Chương*, Võ Thị Mỹ Ngọc*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sa trực tràng kiểu túi là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng tống phân tắc
nghẽn. Sa trực tràng kiểu túi là bệnh lý lành tính xảy ra hầu như ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sanh đẻ nhiều qua
ngả âm đạo. STARR là một phẫu thuật được lựa chọn để điều trị sa trực tràng kiểu túi.
Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Tính an toàn của phẫu thuật STARR và phục hồi bản nâng
trong điều trị sa trực tràng kiểu túi” với các mục tiêu xác định hiệu quả bước đầu và tính an toàn của phẫu
thuật STARR.
Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng 8-2011 đến tháng 3-2015, tại bệnh viện Đại Học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh có 78 bệnh nhân nữ đã được điều trị bệnh lý sa trực tràng kiểu túi bằng phẫu thuật STARR
có hoặc không có kèm theo khâu bản nâng (KBN) để điều trị sa sàn chậu phối hợp. Tuổi trung bình của bệnh
nhân là 44,4 + 12,0 (26 đến 76). Thời gian bị táo bón trước điều trị trung bình là 6,4 ± 6,3 năm. Tỷ lệ hết đại
tiện khó 88,4%. Tỷ lệ đau nhiều ngày đầu sau mổ là 20,6%, bí tiểu sau mổ là 14,3% và chảy máu sau mổ là
2,5%.
Kết luận: Phẫu thuật STARR trong điều trị sa trực tràng kiểu túi có hay không có khâu phục hồi bản nâng
là một phẫu thuật tương đối hiệu quả và an toàn.
Từ khóa: Táo bón, Sa trực tràng kiểu túi, Hội chứng tắc nghẽn đường ra, Phẫu thuật STARR.

ABSTRACT
THE SAFETY OF STARR PROCEDURE AND LEVATORPLASTY FOR TREATMENT OF
RECTOCELE
Nguyen Trung Tin, Le Chau Hoang Quoc Chuong, Vo Thi My Ngoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 148 - 155
Backgrounds: Rectocele is the most common cause of obstructed defecation syndrom. Almost patients are


female especially multiparity. The STARR is the one of the treatments for rectocele.
Objective: To determine the safety of of STARR and levator plasty for treatment of rectocele.
Methodology: The clinical interventional study with self-control group was designed for this series
Results: 78 female patients were performed the stapled transanal rectal resection for treatment of
constipation due to rectocele with or without levatoplasty from August 2011 to Mars 2015. The mean age of
patients was 44.4 + 12.0 ys and duration of constipation was 6.4±6.3 ys. The success rate of procedure was
88.4%. The severe acute proctalgia of first post-operative day was 20,6%, urinary retention was 14.3% of
patients and post-operative bleeding 2.5%.
Conclusion: The stapled transanal rectal resection with or without levatoplasty was the relatively effective
and safety procedure.
Key words: Constipation, Rectocele, Obstructed Defecation Syndrom, STARR procedure, Complication.
* Khoa Hậu môn Trực tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS TS. Nguyễn Trung Tín
ĐT: 0934666697

148

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
ĐẶT VẤN ĐỀ
Táo bón là triệu chứng thường gặp trong
dân số nói chung và trong thực hành y khoa, táo
bón chiếm 2-34% trong dân số(11). Táo bón gặp ở
nữ nhiều hơn nam giới từ 2,2 đến 3 lần và hầu
hết các nghiên cứu cho thấy triệu chứng gia
tăng sau 65 tuổi(7,16). Trong khảo sát ở 10.018

người của Stewart và cộng sự(17) táo bón chiếm
14,7% trong đó 4,6% là táo bón chức năng, 2,1%
hội chứng ruột kích thích, 4,6% hội chứng tống
phân tắc nghẽn và 3,4% là kết hợp giữa hội
chứng tống phân tắc nghẽn và hội chứng ruột
kích thích. Sa trực tràng kiểu túi là một trong
những nguyên nhân gây ra hội chứng tống
phân tắc nghẽn. Sa trực tràng kiểu túi là bệnh lý
lành tính xảy ra hầu như ở phụ nữ đặc biệt là
phụ nữ sinh đẻ nhiều qua ngã âm đạo(5,12).
Năm 2004, Bác sĩ Antonio Longo công bố
phương pháp phẫu thuật STARR (Stapled
Transanal Rectal Resection) trong điều trị hội
chứng tống phân tắc nghẽn do bệnh lý sa trực
tràng kiểu túi và lồng trực tràng hậu môn(8).
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kết quả bước
đầu của phẫu thuật STARR và phục hồi bản
nâng trong điều trị sa trực tràng kiểu túi” tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM với các mục
tiêu xác định hiệu quả bước đầu và tính an toàn
của phẫu thuật STARR.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Tất cả bệnh nhân nữ trên 18 tuổi điều trị
sa trực tràng kiểu túi bằng phẫu thuật
STARR, được chọn vào nhóm nghiên cứu với
các tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại
trừ dưới đây:

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Chẩn đoán lâm sàng phát hiện túi sa trực
tràng có triệu chứng (táo bón, đại tiện cảm
giác không hết phân, cảm giác bị tắc nghẽn ở
vùng hậu môn trực tràng, khi đại tiện bệnh
nhân thường dùng tay nâng đáy chậu hoặc ấn
vào thành sau âm đạo để đại tiện dễ hơn và
hết phân, ngoài ra còn có các triệu chứng

Nghiên cứu Y học

khác như cảm giác căng ở trực tràng, đau
lưng, giao hợp đau).
Chẩn đoán có sa trực tràng kiểu túi có
kích thước túi sa độ II, độ III theo Yang và
cộng sự(13,20) trên hình ảnh chụp X quang trực
tràng hoạt động hoặc chụp cộng hưởng từ
động trực tràng.

Tiêu chuẩn loại trừ
Túi sa trực tràng thấp, Sa trực tràng toàn
thành, Sa ruột non trong thì nghỉ, Nhiễm trùng
đáy chậu, Rò trực tràng âm đạo, Rò hậu môn,
Áp xe quanh hậu môn, Són hơi hoặc són phân,
Hẹp hậu môn không đưa được dụng cụ nong
hậu môn có đường kính 33 mm, Bệnh nhân đã
được phẫu thuật đặt mảnh ghép trực tràng,
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư hoăc có u vùng
chậu, Bệnh nhân thiếu máu Hct < 25%, Bệnh
nhân có rối loạn đông máu.


Phương pháp tiến hành
Gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân.
Nằm ngửa tư thế phụ khoa.

Kỹ thuật mổ STARR
Bước 1: Bộc lộ túi sa trực tràng.
Bước 2: Cắt túi sa thành trước trực tràng
bằng máy khâu bấm.
Bước 3: Cắt túi sa thành sau trực tràng bằng
máy khâu bấm.
Bước 4: Kết thúc phẫu thuật và khâu tăng
cường toàn bộ đường khâu bấm bằng các mũi
chữ U vicryl 00.

Kỹ thuật mổ khâu bản nâng
Chỉ định khi có sa sàn chậu độ II, III kèm
theo (theo phân độ Barbaric).
Thì 1: rạch da theo rãnh giữa hai mông,
đường mổ dài 4 cm bắt đầu sau rìa hậu môn 1
cm cho đến xương cụt, không cắt cơ thắt.
Thì 2: bộc lộ và cắt ngang dây chằng hậu
môn cụt.
Thì 3: bộc lộ cơ nâng hậu môn, cơ nâng có
thể còn nguyên và sa nhão hay toác rộng, tránh
làm tổn thương trực tràng.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

149



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Thì 4: khâu bản nâng bằng chỉ Vicryl 0, từ
trên mỏm xương cụt 1 cm cho đến cơ thắt hậu
môn, kiểm soát bằng đầu ngón tay đặt trong
ống hậu môn trực tràng.
Thì 5: khâu vết mổ từng lớp, khâu dây
chằng hậu môn cụt, mở dưới da và da.

Chăm sóc và theo dõi sau mổ
Theo dõi các biến chứng sớm gồm: chảy
máu, bí tiểu, đau, nhiễm trùng vết mổ 7 ngày
đầu sau mổ.
Kháng sinh điều trị đường tĩnh mạch
Cefotaxim 1 gram x 2 lần / ngày, Metronidazol
0,5 gram x 2 lần / ngày trong 2 ngày.
Nhịn ăn đường miệng 2 ngày đầu sau mổ
(nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch), ngày thứ 3 sau
mổ bệnh nhân được xuất viện, ăn trở lại thức ăn
lỏng và đặc dần ở những ngày sau đó.
Theo dõi sau xuất viện: Vào tháng thứ 1,
tháng thứ 3 sau mổ khi bệnh nhân đến tái
khám, nếu bệnh nhân không đến tái khám thì
thăm hỏi qua điện thoại hoặc thư.

KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ tháng 8-2011 đến

tháng 3-2015, tại Bệnh viện Đại học Y Dược
TP.HCM có 78 bệnh nhân nữ đã được điều trị
bệnh lý sa trực tràng kiểu túi bằng phẫu thuật
STARR có hoặc không có kèm theo khâu bản
nâng (KBN) để điều trị sa sàn chậu phối hợp.
Chỉ có 87,2% bệnh nhân (68/78) đồng ý chụp
cộng hưởng từ trực tràng hoạt động sau mổ khi
chúng tôi mời tái khám để đánh giá kết quả,
6,4% bệnh nhân (5/78) trả lời phỏng vấn qua
điện thoại, 6,4% bệnh nhân (5/78) không liên lạc
được.

Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 46,9 + 11,8
tuổi (26 đến 83). Thời gian bị táo bón trước điều
trị trung bình là 6,4 ± 6,3 năm, thấp nhất là 1
năm và cao nhất là 35 năm. Số lần sanh trung
bình là 2,6 ± 1,7, thấp nhất là chưa sanh lần nào
chiếm 11,4% (9/78) và sinh từ 5 lần trở lên chiếm
14,3% (11/78).

150

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước
mổ
Triệu chứng trước mổ
Trước mổ tất cả bệnh nhân đều có triệu
chứng đại tiện khó, ít hơn là các triệu chứng
căng hậu môn trực tràng chiếm 53,8% (42/78) và
giao hợp đau là 37,2% (29/78), triệu chứng đau

lưng và khối phồng ở âm đạo ít gặp, mỗi triệu
chứng chỉ chiếm 16,7% (13/78).
Chẩn đoán sa trực tràng kiểu túi theo Yang
trước mổ dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ
trực tràng hoạt động
Kích thước túi sa trực tràng trước mổ trung
bình là 3,2 ± 0,5 cm, nhỏ nhất là 2,2 và lớn nhất
là 4,7 (n = 78). Cổ túi sa trước mổ trung bình là
3,1 ± 0,6 cm, dao động từ 2,2 đến 4,1 cm.
Chẩn đoán sa tạng chậu kèm theo trước
mổ dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ
trực tràng hoạt động
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo chẩn đoán sa tạng
chậu trước mổ
Sa tạng chậu kèm theo trước mổ
Sa sàn chậu
Lồng trực tràng
Sa bàng quang
Sa tử cung

Chung (n=78)
Tần suất %
53
67,9
26
33,3
6
7,7
4
5,1


Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sau mổ
Điểm và triệu chứng theo thang điểm 5 tiêu
chí sau mổ
Bảng 2. Điểm triệu chứng theo thang điểm 5 tiêu chí
trước và sau mổ
Triệu chứng
Rặn nhiều
Đại tiện không hết
phân
Dùng thuốc nhuận
trường / thụt tháo
Dùng tay ấn âm đạo
/ đáy chậu
Khó chịu / đau bụng

Điểm trung
Điểm trung
P
bình trước mổ bình sau mổ
3,0 ± 0,9
0,9 ± 1,4 0,000
3,0 ± 0,8

1,7 ± 1,5

0,000

0,7 ± 1,2


0,3 ± 1,0

0,13

1,6 ± 1,5

0,2 ± 0,7

0,000

1,9 ± 1,6

0,5 ± 1,2

0,000

Chẩn đoán sa trực tràng kiểu túi theo
Yang sau mổ dựa trên hình ảnh chụp cộng
hưởng từ trực tràng hoạt động.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Sau mổ túi sa trực tràng có kích thước trung
bình là 1,3 ± 1,0 cm, lớn nhất là 2,9 cm. Cổ túi sa
trực tràng sau mổ trung bình là 1,2 ± 1,6 cm, cổ
túi sa trực tràng lớn nhất là 4,7 cm.
Chẩn đoán sa sàn chậu và lồng trực tràng kèm
theo sau mổ dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ

trực tràng hoạt động
Sa sàn chậu chậu sau mổ còn 48,5% (33/68),
lồng trực tràng hậu môn (0%). Trong nhóm
STARR: sa sàn chậu là 54,7% (23/42). Trong
nhóm STARR + khâu bản nâng: sa sàn chậu là
38,5% (10/26).
Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo chẩn đoán sa tạng
chậu sau mổ
Sa tạng chậu kèm theo sau mổ (n=28)
Sa sàn chậu
Lồng trực tràng

Tần suất %
33
48,5
0
0

Cải thiện sau mổ so với trước mổ chung là:
sa sàn chậu giảm 33,3% (p = 0,35), lồng trực
tràng hậu môn giảm 100% (p = 0,00).
Cải thiện sau mổ so với trước mổ chung là:
sa sàn chậu giảm 19,4% (p = 0,017), lồng trực
tràng hậu môn giảm 100% (p = 0,001).
Cải thiện sau mổ so với trước mổ trong
nhóm STARR là: sa sàn chậu giảm 7,0% (p =
0,51), lồng trực tràng hậu môn giảm 100% (p =
0,001).

Nghiên cứu Y học


đến ngày 3 đa số bệnh nhân đau ít từ 67,9%
(53/78) đến 78,1% (57/73), chỉ có 14,1% (11/78)
bệnh nhân phải dùng Morphin và 11,5% (9/78)
dùng thêm thuốc giảm đau khác để điều trị đau
sau mổ.
Trong nhóm phẫu thuật STARR, đau ngày 1
cao nhất là đau vừa chiếm 47,6% (10/21), từ
ngày 2 đến ngày 3 đa số bệnh nhân đau ít từ
71,4% (15/21) đến 84,2% (16/19). Trong nhóm
phẫu thuật STARR + khâu bản nâng, đau ngày 1
cao nhất là đau vừa chiếm 50,0% (7/14), từ ngày
2 đến ngày 3 đa số bệnh nhân đau ít từ 64,3%
(9/14) đến 69,2% (9/13).
Trong nhóm phẫu thuật STARR, đau ngày 1
cao nhất là đau vừa chiếm 46,8% (22/47), từ
ngày 2 đến ngày 3 đa số bệnh nhân đau ít từ
72,3% (34/47) đến 84,4% (38/47).
Trong nhóm phẫu thuật STARR + khâu bản
nâng, đau ngày 1 cao nhất là đau vừa chiếm
48,4% (15/31), từ ngày 2 đến ngày 3 đa số bệnh
nhân đau ít từ 64,5% (20/31) đến 67,8% (19/28).

Tỉ lệ các biến chứng
Bí tiểu sau mổ chung là 14,3% (5/35), trong
nhóm STARR là 9,5% (2/21) và trong nhóm
STARR + khâu bản nâng là 21,4% (3/14). Không

Trong nhóm STARR + khâu bản nâng sa
tạng chậu sau mổ cải thiện so với trước mổ là: sa

sàn chậu giảm 39,9% (p = 0,003), lồng trực tràng
hậu môn giảm 100,0% (p = 0,001).

có biến chứng chảy máu sau mổ, nhiễm trùng

Kết quả phẫu thuật

trong nhóm STARR là 8,5% (4/47) và trong

Thời gian thực hiện phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình chung là
61,5 ± 16,3 (40 đến 95) phút. Thời gian trung
bình phẫu thuật STARR là 53,3 ± 1,2 (40 đến 80)
phút và STARR + khâu bản nâng là 73,9 ± 1,3 (55
đến 95) phút (P=0,000).

Đau và biến chứng sau mổ
Đau
Chung cho cả 2 nhóm phẫu thuật, đau ngày
1 cao nhất là đau vừa 48,7% (38/73), từ ngày 2

vết mổ, hẹp hậu môn trực tràng và rò âm đạo
trực tràng.
Bí tiểu sau mổ chung là 14,1% (11/78),
nhóm STARR + khâu bản nâng là 22,6%
(7/31). Chảy máu sau mổ chiếm 2,5% (2/78).
Nhóm phẫu thuật STARR có 1 trường hợp
chảy máu sau mổ ngày thứ 7 điều trị nội ổn
định, nhóm phẫu thuật STARR và khâu bản
nâng có 1 trường hợp chảy máu sau mổ trên

đường khâu bấm phải khâu lại cầm máu.
Không có nhiễm trùng vết mổ, hẹp hậu môn
trực tràng và rò âm đạo trực tràng.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

151


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

BÀN LUẬN
Kết quả phẫu thuật
Cải thiện triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng đại tiện khó và căng hậu môn
trực tràng giảm có ý nghĩa thống kê, đây là 2
triệu chứng ảnh hưởng nhiều đến công việc của
bệnh nhân và cũng là triệu chứng bệnh nhân
thường than phiền khi đến khám bệnh. Các
triệu chứng còn lại tuy giảm nhiều nhưng
không có ý nghĩa thống kê.
Điểm và các triệu chứng theo thang điểm 5
tiêu chí
Điểm 5 tiêu chí sau mổ trung bình là 3,8 ±
3,9 (0 đến 12), giảm trung bình 6,5 ± 4,7. Điểm
các triệu chứng sau mổ trong nghiên cứu này
gồm rặn nhiều, đại tiện không hết phân, dùng
tay ấn âm đạo / đáy chậu đều cao hơn so với

trong nghiên cứu của Hasan HM (2012)(6).
Phẫu thuật STARR là phương pháp điều trị
mới nhiều triển vọng trong điều trị hội chứng
tống phân tắc nghẽn (obstructed defecation
syndrome-ODS). Nghiên cứu Van Geluwe B và
cs (2014) nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của
phẫu thuật STARR trong điều trị ODS(19). Có 26
báo cáo được trình bày với thời gian theo dõi
trung vị 12 tháng (3-42 tháng). Tổng cộng dữ
liệu 1.298 bệnh nhân được bao gồm trong
nghiên cứu và phân tích. Có 6 hệ thống tính
điểm khác nhau được sử dụng và 43 lượng giá
hiệu quả của STARR được phân tích. Tất cả
nghiên cứu đều cho thấy cải thiện đáng kể trong
ODS với mức hiệu quả được chuẩn hóa kết hợp
là 3,8 (3,2-4,5, độ tin cậy 95%)(19).
Leardi S. và cs(10) cho rằng phẫu thuật
STARR cũng được đề nghị là phương pháp
phẫu thuật để điều trị lồng trực tràng và sa
trực tràng kiểu túi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả
bệnh nhân có lồng trực tràng đều được điều
trị khỏi với phẫu thuật STARR.

152

Chẩn đoán theo Yang sau mổ dựa trên hình ảnh
chụp cộng hưởng từ trực tràng hoạt động
Trong nghiên cứu của Renzi A. và cộng sự
(2005)(15), kích thước túi sa trực tràng sau mổ là

1,5 ± 0,7 cm.
So với tác giả trên, trong nghiên cứu này có
kích thước túi sa trực tràng sau mổ nhỏ hơn
không đáng kể.
Phân độ chẩn đoán theo Yang(13,20) sau mổ
trong nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ khỏi bệnh
(không có túi sa trực tràng) là 35,7% (10/28) (p
= 0,00), giảm bệnh (Yang độ I) là 39,3% (11/28)
(p = 0,00).
Theo Boccasanta P. (2004)(2) khỏi bệnh trong
nhóm phẫu thuật STARR và STARR + khâu bản
nâng là 44% và 36%, giảm bệnh là 44% và 40%.
So với nghiên cứu của Boccasanta P. (2004)(2),
nghiên cứu này có tỉ lệ khỏi bệnh và giảm bệnh
thấp hơn không nhiều.

Đau và các biến chứng sau mổ
Trong nghiên cứu này chỉ xuất hiện 3 loại
biến chứng sau mổ là đau, bí tiểu và chảy máu
sau mổ, các biến chứng nhiễm trùng vết mổ, rò
âm đạo trực tràng, hẹp hậu môn trực tràng…
chưa thấy xảy ra khi tiến hành nghiên cứu.
Đau sau mổ có trong toàn bộ bệnh nhân, bí
tiểu sau mổ chung là 14,1% (11/78), trong nhóm
STARR là 8,5% (4/47) và trong nhóm STARR +
khâu bản nâng là 22,6% (7/31). Chảy máu sau
mổ là 2,5% (2/78), mỗi nhóm thực hiện phẫu
thuật STARR hay phẫu thuật STARR kết hợp
khâu bản nâng đều có 1 trường hợp chảy máu
sau mổ.


Đau sau mổ
Đau vừa sau mổ cao nhất chiếm 48,7%
(38/78) xảy ra trong ngày đầu sau mổ, từ ngày 2
đến 3 chủ yếu là đau ít từ 67,9% (53/78) đến
78,1% (57/73), chỉ có 14,1% (11/78) bệnh nhân
phải dùng Morphin và 11,5% (9/78) dùng thêm
thuốc giảm đau khác để điều trị đau sau mổ.
Trong nhóm STARR trong ngày đầu sau mổ
đau vừa chiếm nhiều nhất là 46,8% (22/47), từ

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
ngày 2 đến 3 đa số bệnh nhân đau ít từ 72,3%
(34/47) đến 84,4% (38/42). Trong nhóm này chỉ
có 14,9% (7/47) bệnh nhân cần sử dụng Morphin
để giảm đau sau mổ, không có bệnh nhân nào
phải dùng thêm thuốc giảm đau khác ngoài
Paracetamol, từ ngày thứ 2 trở đi không còn
bệnh nhân nào đau nhiều.
Trong nghiên cứu của Arroyo và cộng sự
(2007)(1), theo dõi trong 7 ngày sau mổ đau ít
chiếm 72%, đau vừa 16,2%, đau nhiều là 10,81%.
Trong nhóm STARR + khâu bản nâng ngày
đầu sau mổ đau nhiều nhất là đau vừa chiếm
48,4% (15/31), từ ngày 2 đến ngày 3 đa số bệnh
nhân đau ít từ 64,5% (20/31) đến 67,8% (19/28).
Ngoài việc dùng thuốc Morphin để điều trị

giảm đau sau mổ là 12,9% (4/31), trong nhóm
này có 29,0% (9/31) bệnh nhân phải dùng thêm
thuốc khác để điều trị đau sau mổ ngoài
Paracetamol vì đau nhiều hơn do vết thương
đáy chậu.
Trong nghiên cứu của Boccasanta P.
(2004)(2), nhóm phẫu thuật STARR sau mổ chỉ có
đau ít. Trong nhóm STARR + khâu bản nâng
đau nhiều nhất là đau vừa (ngày 3), không có
bệnh nhân nào đau nhiều.

Bí tiểu sau mổ
Bí tiểu sau mổ chung là 14,1% (11/78), trong
nhóm STARR là 8,5% (4/47) và trong nhóm
STARR + khâu bản nâng là 22,6% (7/31). Không
có nhiễm trùng vết mổ, hẹp hậu môn trực tràng
và rò âm đạo trực tràng.
Trong nghiên cứu của Boccasanta P.
(2004)(2), biến chứng bí tiểu theo dõi 7 ngày sau
mổ trong mỗi nhóm STARR và STARR + khâu
bản nâng đều có 8% bệnh nhân có biến chứng
này. Theo Hasan HM (2012)(6) biến chứng bí tiểu
sau mổ trong 7 ngày đầu là 5%.
Nghiên cứu kết quả lâu dài của phẫu thuật
STARR tác giả Köhler (2012)(9) báo cáo các biến
chứng nặng sau mổ vào khoảng 3,8%, trong đó
có một trường hợp đường khâu bấm bị hở, một
trường hợp nhiễm trùng tiểu, một trường hợp
phải đặt thông tiểu kéo dài.


Nghiên cứu Y học

Chảy máu trực tràng
Biến chứng chảy máu sau mổ trong nghiên
cứu của chúng tôi là 2,5% (2/78). Tỷ lệ chảy máu
sau phẫu thuật STARR là 2,1% (1/47) và chảy
máu sau phẫu thuật STARR và khâu bản nâng
là 3,2% (1/31).
Trong một nghiên cứu đa trung tâm, chảy
máu trực tràng sau phẫu thuật STARR chiếm
khoảng 11%nhưng tỉ lệ này trong nghiên cứu
sổ bộ ở các nước châu Âu 4,4%(18). Chảy máu
trực tràng yêu cầu phải can thiệp lại chiếm từ
2,7 đến 11%.

Hẹp hậu môn trực tràng
Hẹp hậu môn trực tràng xảy ra với tỷ lệ 3%
và 3,6% trong hai nghiên cứu. Trong các nghiên
cứu khác, tỷ lệ này thấp hơn khoảng 1,2% và
thường có liên quan đến bục đường khâu
bấm(18). Hẹp hậu môn có thể điều trị thành công
bằng cách nong hậu môn.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa phát
hiện trường hợp hẹp trực tràng.

Đau hậu môn trực tràng và chậu mạn tính
Đau chậu mạn tính hay kéo dài không thay
đổi sau phẫu thuật STARR chiếm tỷ lệ 20%
trong vòng 1 năm. Trong một nghiên cứu tiền
cứu đa trung tâm hơn 1.000 bệnh nhân, các

trường hợp đau mới mắc sau phẫu thuật
STARR chiếm khoảng 9,5%(18). Tỷ lệ này trong
một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm chiếm
khoảng 11%.
Chúng tôi cũng chưa phát hiện trường hợp
nào đau chậu mạn tính hay kéo dài.

Túi thừa trực tràng
Hiện chưa phát hiện biến chứng túi thừa
trực tràng trong nghiên cứu này.
Biến chứng này gần đây đã được nói đến(3)
và bệnh sinh cũng tương tự như biến chứng do
túi sa trực tràng sau phẫu thuật cắt trĩ bằng máy
khâu bấm. Nó gây khó chịu tại chỗ cho bệnh
nhân và có thể gây kẹt phân (entrap fecal
matter) và dễ gây tống phân nghẽn tái phát. Có

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

153


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

thể cắt mở rộng nếu túi nhỏ hay cắt bỏ túi thừa
qua trực tràng nếu túi lớn.

Đi cầu gấp

Bệnh nhân hay than phiền đi cầu gấp và đi
cầu nhiều lần, do giảm sức chứa của trực tràng,
ngay sau phẫu thuật, nhưng các triệu chứng
này sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, đi
cầu gấp vẫn hiện diện trong 23% các trường
hợp theo dõi trong số liệu nghiên cứu đa trung
tâm cỡ mẫu lớn và theo dõi dài hạn, trong 22%
sau thời gian 1 năm theo nghiên cứu của
Nicolas và cộng sự(14) do thể tích dung nạp tối
đa giảm đáng kể (74 thay vì 120 ml khí).
Không tự chủ phân
Chúng tôi chưa phát hiện biến chứng không
tự chủ hậu môn trong nghiên cứu này.
Trong một nghiên cứu tiền cứu tỉ lệ không
tự chủ hơi chiếm từ 3-19%. Són phân ít khoảng
16% bệnh nhân với điểm không tự chủ Wexner
từ 1-4(1). Trong 2 nghiên cứu, không tự chủ hơi
biến mất theo thời gian theo dõi dài hạn(1).

Rò âm đạo trực tràng
Rò âm đạo trực tràng xảy ra sau phẫu thuật
STARR chiếm 3/38 trường hợp trong một
nghiên cứu, tuy vậy trong nghiên cứu tiền cứu
đa trung tâm cho hơn 1.000 trường hợp của
Stuto và cs thì không có trường hợp nào rò âm
đạo trực tràng(18). Rò âm đạo trực tràng có thể
cần phải can thiệp lại và nguyên nhân là do
thiếu máu hoại tử hay do máu tụ trong vách âm
đạo trực tràng hơn là do sang chấn trực triếp
trong khi phẫu thuật.


Thủng trực tràng và nhiễm trùng chậu
Nguy cơ của bục đường khâu bấm do phẫu
thuật STARR cao hơn phẫu thuật cắt trĩ bằng
máy khâu bấm, do phẫu thuật STARR cắt toàn
bộ thành trực tràng (rectotomies). Bục đường
khâu bấm có thể là nguyên nhân của cả rò trong
hay ngoài trực tràng cần phải cắt mở rộng(3).

toàn giúp làm hết đại tiện khó 88,4%. Tỷ lệ đau
nhiều ngày đầu sau mổ là 20,6%, bí tiểu sau mổ
là 14,3% và chảy máu sau mổ là 2,4%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.


9.

10.

11.

12.

13.

14.

KẾT LUẬN
Phẫu thuật STARR trong điều trị sa trực
tràng kiểu 2 túi là một phẫu thuật tương đối an

154

15.

Arroyo A., Perez-Vicente F, Serrano P et al (2007). Evalution
of the stapled transanal rectal resection technique with two
stapled in the treatment of obstruction defecation syndrome.
J Am Coll Surg, 204(1): 56-63.
Boccasanta P., Venturi M., Salamina G., et al (2004). New
trends in the surgical treatment of outlet obstruction:
clinical and functional results of two novel transanal
stapled techniques from a randomised controlled trial. Int
J Colorectal Dis, 19(4): 359-369.
Boffi F (2007). Rectal stricture, pocket and fistula after STARR

procedure: lay-open, curettage and rectal advancement flap.
Tech Coloproctol, 11: 195.
Gagliardi G, Pescatori M, Altomare DF et al (2007). Factors
predicting outcome after stapled transanal rectal resection
(STARR) procedure for obstructed defecation. Dis Colon
Rectum [epub ahead of print] PMID: 18157718.
Harford FJ, Brubaker L. (2007). Pelvic Floor Disorders The
ASCRS Textbook of Colon and Rectal Surgery. Springer, 687692.
Hasan HM (2012). Stapled transanal rectal resection for
the surgical treatment of obstructed defecation syndrome
associated with rectocele and rectal intussusception.
ISRN Surgery Volume 2012, Article ID 652345, 6 pages,
doi:10.5402/2012/652345.
Higgins PD, Johanson JF (2004). Epidemiology of
constipation in North America: a systematic review. Am J
Gastroenterol, 99(4): 750-759.
Kiran RP, Remzi HF (2008). How stapled resection can treat
rectal prolapse. The STARR procedure is gaining favor for
the treatment of internal prolapse and rectocele, june, 64(6).
Köhler K1, Stelzner S, Hellmich G, Lehmann D, Jackisch
T, Fankhänel B, Witzigmann H (2012). Results in the longterm course after stapled transanal rectal resection (STARR).
Langenbecks Arch Surg, 397(5): 771-8.
Leardi S, De Santis G, Lancione L, Sista F, Schietroma M,
Pietroletti R (2014). Quality of life after treatment of rectal
intussusception or rectocele by means of STARR. Ann Ital
Chir, 85(4): 347-51.
Marcio J., Jorge N. (2006). Initial Evaluation of Constipation.
Constipation Etiology, Evaluation and Management,
Springer-Verlag London, 2 Edition, 35-48.
Nguyễn Đình Hối, Dương Phước Hưng, Nguyễn Văn Hậu

và cộng sự (2005). Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị
chứng táo bón do sa trực tràng kiểu túi. Y Học TP. Hồ Chí
Minh, 9(1): 10-16.
Nguyễn Trung Vinh (2011). Phẫu thuật đặt mảnh ghép qua
ngả âm đạo trong điều trị sa tạng chậu nữ. Hội nghị khoa
học sàn chậu học Thành Phố Hồ Chí Minh, lần 5, tr. 23-30.
Nicolas R, Meurette G, Frampas E et al (2004). Stapled
transanale rectal resection is efficient to correct obstructed
defecation syndrome but could compromise anal continence.
Colorectal Dis, 6(2): 35.
Renzi A., Izzo D., Di Sarno G., et al (2005). Stapled transanal
rectal resection to treat obstructed defecation caused by rectal

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

16.
17.

18.

19.

intussusception and rectocele. Int J Coloretal Dis, 21(7): 661667.
Sonnenberg A., Koch TR (1989). Epidemiology of
constipation in the United States. Dis Colon Rectum, 32: 1-8.
Stewart WF, Liberman, Sandler RS, et al (1999).
Epidemiology of constipation (EPOC) Study in the United

States: relation of clinical subtypes to socioeconomic features.
Am J Gastroenterol, 94: 3530-3539.
Stuto A, Schwander O, Jayne D (2007). Assessing safety of the
STARR procedure for ODS: preliminary results of the
European STARR Registry. Dis Colon Rectum, 50: 724.
Van Geluwe B, Stuto A, Da Pozzo F, Fieuws S, Meurette G,
Lehur PA, D'Hoore A (2014). Relief of obstructed defecation

20.

Nghiên cứu Y học

syndrome after stapled transanal rectal resection (STARR): a
meta-analysis. Acta Chir Belg, 114(3): 189-97.
Võ Tấn Đức, Nguyễn Thị Thùy Linh (2011). Chụp cộng
hưởng từ vùng sàn chậu hay chụp cộng hưởng từ học tống
phân. Hội nghị khoa học sàn chậu học Thành Phố Hồ Chí
Minh, lần 5, tr. 1-12.

Ngày nhận bài báo:

10/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/03/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/03/2016


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

155



×