Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đau đầu do xuất huyết não trong giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.31 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

ĐAU ĐẦU DO XUẤT HUYẾT NÃO TRONG GIAI ĐOẠN CẤP
Lê Văn Tuấn*, Men Puthik**

TÓM TẮT
Mở đầu: Đau đầu là một triệu chứng thường gặp của xuất huyết não. Tỷ lệ đau đầu thay đổi tùy theo
nghiên cứu khác nhau có thể do tiêu chí chọn mẫu. Mối liên quan giữa đau đầu và tiên lượng tử vong vẫn chưa
khảo sát một cách đầy đủ và có nhiều kết quả khác nhau.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm đau đầu do xuất huyết não, mối liên quan giữa đau đầu
với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và CT scan não. Xác định giá trị tiên lượng tử vong của triệu chứng đau
đầu do xuất huyết não.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả tiền cứu, bệnh nhân xuất huyết não trong giai đoạn cấp và có
thể cung cấp thông tin đáng tin cậy về đau đầu, đánh giá tử vong sau 30 ngày khởi phát xuất huyết não. Các biến
số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Kết quả: 105 bệnh nhân (52,5%) có triệu chứng đau đầu. Đau đầu thường là mức độ nặng 51,9%. Vị trí
đau đầu thường gặp nhất là lan tỏa 47,6%. Có 7 yếu tố tiên đoán đau đầu quan trọng: tiền căn tăng huyết áp, tiền
căn đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, GCS<15, xuất huyết não bên phải, xuất huyết dưới lều, và tràn máu não
thất.Tỷ lệ tử vong được ghi nhận 2,5%. Đau đầu là một yếu tố có giá trị tiên lượng tử vong sớm 30 ngày sau
khởi phát xuất huyết não.
Kết luận: Đau đầu là một triệu chứng thường gặp của xuất huyết não và là một yếu tố tiên lượng tử vong
sớm 30 ngày.
Từ khóa: Đau đầu; Xuất huyết não; tiên lượng tử vong.

ABSTRACT
HEADACHE IN INTRACEREBRAL HEMORRHAGE
Le Van Tuan, Men Puthik * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 70 - 76
Background: Headache is a common symptom in intracerebral hemorrhage. The headache frequency varies
from study to study due to methodological differences. The relationship between headache and mortality prognosis


are not fully clarified and the result are controversial.
Objective: The aim of the study is to clarify frequency and clinical features of headache in intracerebral
hemorrhage. The study was undertaken to analyze the headache-associated factors, the possible related clinical,
investigation test, head CT and the headache potential predictors of early mortality in intracerebral hemorrhage.
Methods: We prospectively studied 200 patients with acute intracerebral admitted within 7 days of
symptoms onset. All patients able to provide reliable information on the presence or absence of onset headache. To
evaluate the association between headache and 30 days mortality. We used SPSS ver. 16.0 and significance was
set at p<0.05.
Results: One hundred and five (52.5%) patients experienced headache at stroke onset. Headache was severe
in 51.9%. Bilateral headache was more frequent and seen in 47.6%. In a multivariate analysis, headache at stroke
onset was positively associated with history of hypertension, previous history of headache, nausea or vomiting,
GCS<15, right hemisphere hemorrhage, infratentorial hemorrhage, and intraveticular hemorrhage. A total of 5
* Bộ môn Thần Kinh, ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Men Puthik,
ĐT: 0909 45 89 11

70

Email:

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

out of 200 (2.5%) ICH patients died within 30 days of the onset of the ICH. It is noteworthy that headaches were
associated with mortality within 30 days after the event.
Conclusion: Headache is a common symptom in intracerebral hemorrhage patients and predicts early 30

days mortality.
Key words: Headache; intracerebral hemorrhage; mortality prognosis
xuất huyết, xuất huyết trong u não đều được loại
ĐẶT VẤN ĐỀ
trừ khỏi nghiên cứu. Các dữ liệu được thu thập
Xuất huyết não là một trong những
sau khi bệnh nhân nhập vào khoa bệnh lý mạch
nguyên nhân gây tử vong cao và để lại di
máu não, bệnh viện nhân dân 115. Các dữ liệu
chứng nặng nề. Tỷ lệ tử vong là 30 đến 40%
lâm sàng và cận lâm sàng cần thu thập bao gồm:
sau 1 tháng và khoảng 50% bệnh nhân xuất
tuổi, giới, tiền căn tăng huyết áp, tiền căn đái
huyết não chết sau 1 năm. Đau đầu là một
tháo đường, tiền căn uống rượu, tiền căn hút
triệu chứng thường gặp lúc khởi phát xuất
thuốc lá, tiền căn đau đầu, đau đầu trước ngày
huyết não nhưng tỷ lệ chính xác của đau đầu
khởi phát đột quị, triệu chứng đau đầu, mức độ
do xuất huyết não vẫn còn bàn cãi. Đau đầu
đau đầu, vị trí đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, co
được báo cáo trong 33 – 88% (Mohr 1978(11);
giật, dấu hiệu sinh tồn, BMI, yếu liệt, phản xạ da
Carolei 1983(4)) trường hợp xuất huyết não. Cơ
lòng bàn chân, dấu màng não, rối loạn lipid máu,
chế bệnh sinh của đau đầu liên quan với xuất
đường huyết, nguyên nhân xuất huyết não, tử
huyết não vẫn còn chưa rõ ràng. Đau đầu
vong sau 30 ngày, điểm ICH. Các dữ liệu CT
cũng có thể là một triệu chứng thường bị bỏ

scan não cần được thu thập bào gồm: vị trí xuất
qua và nhiều bác sỹ quan tâm các triệu chứng
huyết não, thể tích khối máu tụ, mức độ đẩy lệch
và dấu thần kinh khác. Mối liên quan giữa đau
đường giữa, tràn máu não thất, xuất huyết dưới
đầu và tiên lượng tử vong vẫn chưa khảo sát
nhện. Triệu chứng đau đầu được khai thác trực
một cách đầy đủ và có nhiều kết quả khác
tiếp từ bệnh nhân và một số đặc điểm đau đầu
nhau. Trong vài thập niên gần đây sự hiểu biết
được ghi nhận. Tử vong được xác định sau 30
về đột quị có tiến bộ nhiều nhưng hầu hết
ngày khởi phát xuất huyết não.
nghiên cứu tập trung vào đột quị thiếu máu
Các số liệu được thu thập sẽ được xử lý bằng
não(7). Nghiên cứu về đau đầu do đột quị hoặc
phần mềm SPSS 16.0. Với các biến định tính,
chỉ riêng về đột quị thiếu máu não đã được
phép kiểm chi bình phương được dùng để phân
tiến hành nhiều so với nghiên cứu về đau đầu
tích trong các bảng chéo. Với các biến định
ở nhóm bệnh nhân xuất huyết não.
lượng, phép kiểm được sử dụng là t – student.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các biến có ý nghĩa trong phân tích đơn biến sẽ
được đưa vào phân tích hồi qui đa biến logistic
Hai trăm bệnh nhân xuất huyết não khởi
binary nhằm tìm ra những biến thật sự có ý
phát bệnh trong vòng 7 ngày đã được đưa vào
nghĩa độc lập trong tiên đoán đau đầu do xuất

nghiên cứu trong thời gian từ tháng 12/2015 đến
huyết não. Giá tri p<0,05 được coi như có ý nghĩa
tháng 03/2015. Các bệnh nhân được chẩn đoán
thống kê.
bằng lâm sàng và CT scan não. Tất cả các bệnh
nhân đều có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy
KẾT QUẢ
về đau đầu. Các trường hợp tử vong 24 giờ đầu
Tỷ lệ và đặc điểm đau đầu
sau nhập viện, bệnh nhân hôn mê, mất ngôn
Tất cả 200 bệnh nhân (130 nam và 70 nữ; tuổi
ngữ, sa sút trí tuệ nặng, sảng, xuất huyết não do
trung
bình 59,16±13,70) đều có thể cung cấp
chấn thương, xuất huyết não trong huyết khối
thông tin về tình trạng đau đầu và chúng tôi ghi
tĩnh mạch nội sọ, nhồi máu não chuyển dạng
nhận 105 bệnh nhân (52,5%) than phiền đau đầu.

Thần kinh

71


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Tỷ lệ đau đầu thay đổi tùy theo vị trí xuất huyết.
Tỷ lệ đau đầu cao hơn ở nhóm bệnh nhân xuất

huyết tiểu não và thùy não so với não sâu. Tỷ lệ
đau đầu ở nhóm bệnh nhân xuất huyết thùy não
là 13/21 bệnh nhân (61,9%). Mức độ đau đầu
được ghi nhận như sau: nặng 54 bệnh nhân
(51,9%), trung bình 19 bệnh nhân (18,3%), và nhẹ
31 bệnh nhân (29,8%). Vị trí đau đầu được ghi
nhận như sau: lan tỏa 47,5%; bên phải 27,6%; bên
trái 9,5%; và vùng chẩm 15,2%. Trên những bệnh
nhân xuất huyết dưới lều thì vị trí đau đầu
thường gặp nhất là vùng chẩm chiếm 47,1%.
Buồn nôn hoặc nôn là triệu chứng kèm theo đau
đầu trong 51,4%. Có 12 bệnh nhân có đau đầu
trước ngày khởi phát đột quị và phần lớn có
triệu chứng đau đầu lúc khởi phát xuất huyết
não (n=10).

đầu trẻ hơn 70 tuổi có mức độ đau nặng hơn
những bệnh nhân ≥70 tuổi. Tiền căn tăng huyết
áp và tiền căn đau đầu có liên quan đến triệu
chứng đau đầu với p<0,05. Những tiền căn khác
như tiền căn đái tháo đường, uống rượu, hút
thuốc lá, và đau đầu migraine không liên quan
đến triệu chứng đau đầu.
Các biến được ghi nhận là có ý nghĩa thống
kê trong mối liên quan với đau đầu được ghi
nhận trong bảng 1 và bảng 2. Những yếu tố đó
bao gồm: buồn nôn hoặc nôn, GCS<15 điểm,
dấu màng não.
Bảng 1: Mối liên quan giữa các dấu hiệu cận lâm
sàng với đau đầu

Các biến

Tổng số Đau đầu Không đau
n=200
n=105
đầu n=95
Tăng lipid máu
111
60
51
(n, %)
(55,5%) (57,1%)
(53,7%)
Đường huyết
126,45
133,25
118,93
(TB±ĐLĐ)
± 51,44
± 59,70
± 39,37
Đường huyết 15 (7,5%) 10 (9,5%) 5 (5,3%)
≥ 200 (mg/dL)

Mối liên quan giữa đau đầu với các đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và CT scan não
Bệnh nhân có triệu chứng đau đầu trẻ hơn
nhóm bệnh nhân không đau đầu 2,2 tuổi và gặp
nhiều hơn ở nữ giới nhưng qua phân tích kiểm
chi bình phương thì đều không có ý nghĩa thống

kê. Mức độ đau đầu cũng không liên quan với
giới tính nữ với p=0,228. Những bệnh nhân đau

Giá trị
p
0,623
0,086
0,253

Một số đặc điểm của CT scan não đã được so
sánh giữa nhóm đau đầu và không đau đầu để
tìm ra yếu tố tiên đoán đau đầu (xem bảng 3).

Bảng 2: Mối liên quan giữa dấu hiệu lâm sàng với đau đầu
Các biến
Buồn nôn hoặc nôn (n, %)
Co giật (n, %)
GCS=15 (n, %)
GCS <15 (n, %)
Mạch (lần/phút)
HATT lúc nhập viện
HATTr lúc nhập viện
HATT >200 (mmHg)
HATT >160 (mmHg)
HATTr >120 (mmHg)
BMI
BMI≥25 (n, %)
Yếu liệt chi (n, %)
Dấu Babinski (n, %)
Dấu màng não (n, %)


72

Tổng số n=200
70 (35%)
6 (3%)
186 (93%)
14 (7%)
84,87± 13,17
160,90 ± 28,64
91,55 ± 15,04
12 (6%)
79 (39,5%)
5 (2,5%)
21,92 ± 3,70
47 (23,5%)
173 (86,5%)
91 (45,5%)
16 (8%)

Đau đầu n=105
54 (51,4%)
5 (4,8%)
93 (88,57%)
12 (11,43%)
86,12 ± 13,47
160,00 ± 28,75
91,04 ± 14,99
6 (5,7%)
44 (41,9%)

3 (2,9%)
22,37 ± 3,53
26 (24,8%)
88 (83,8%)
46 (43,8%)
13 (12,4%)

Không đau đầu n=95
16 (16,8%)
1 (1,1%)
93 (97,89%)
2 (2,11%)
83,49± 12,76
161,89 ± 28,63
92,10 ± 15,15
6 (6,3%)
35 (36,8%)
2 (2,1%)
21,42 ± 3,84
21 (22,1%)
85 (89,5%)
45 (47,4%)
3 (3,2%)

Giá trị p
<0,001
0,125
0,01
0,412
0,775

0,978
0,858
0,465
0,734
0,235
0,658
0,242
0,614
0,016

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 3: Mối liên quan giữa các đặc điểm CT scan não và đau đầu
Các biến
Xuất huyết dưới lều (n, %)
Xuất huyết thùy não (n, %)
Xuất huyết tiểu não (n, %)
Xuất huyết não sâu (n, %)
XHN bên phải (n, %)
Thể tích khối máu tụ (mL) (TB±ĐLC)
Thể tích khối máu tụ >40 mL (n, %)
Thể tích khối máu tụ <30 mL (n, %)
Thể tích khối máu tụ ≥30 mL (n,%)
Thể tích khối máu tụ >10 mL (n, %)
Di lệch đường giữa (mm) (TB±ĐLC)

Di lệch đường giữa >10 mm (n, %)
Tràn máu não thất (n, %)
Xuất huyết dưới nhện (n, %)

Tổng số n=200
20 (10,3%)
21 (10,5%)
6 (3%)
147 (73,5%)
136 (69%)
11,86±11,70
8 (4%)
180 (90%)
20 (10%)
81 (41,1%)
2,06±3,23
5 (2,5%)
39 (19,5%)
3 (1,5%)

Đau đầu n=105
17 (16,8%)
13 (12,4%)
6 (5,7%)
68 (64,8%)
78 (75,7%)
13,73±12,65
6 (5,7%)
90 (85,7%)
15 (14,3%)

50 (48,5%)
2,67±3,63
5 (4,8%)
26 (24,8%)
3 (2,9%)

Không đau đầu n=95
3 (3,2%)
8 (8,4%)
0 (0%)
79 (83,2%)
58 (61,7%)
9,80±10,23
2 (2,1%)
90 (94,7%)
5 (5,3%)
31 (33%)
1,38±2,57
0 (0%)
13 (13,7%)
0 (0%)

Giá trị P
0,002
0,362
0,018
0,003
0,033
0,006
0,193

0,034
0,027
<0,001
0,031
0,048
0,097

Xuất huyết dưới lều, xuất huyết tiểu não,
xuất huyết não bên phải, thể tích khối máu tụ,
di lệch đường giữa, và tràn máu não thất là
những yếu tố được xác định là có liên quan với
đau đầu với p<0,05. Chúng tôi cũng phân tích
xem thể tích khối máu tụ và tình trạng tràn máu
não thất kèm theo có phải là yếu tố làm cho mức
độ đau đầu nặng hơn nhưng kết quả cho thấy
không mối liên quan nào có ý nghĩa thống kê. Vị
trí đau đầu thường ở cùng bên với vị trí khối
máu tụ. Nguyên nhân xuất huyết não không
phải là yếu tố tiên đoán đau đầu. Những biến có
ý nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến được
đưa vào phân tích đa biến và chia thành 2 nhóm
phân tích đa biến là nhóm lâm sàng, cận lâm
sàng và nhóm đặc điểm CT scan não. Chúng tôi
ghi nhận những biến độc lập có ý nghĩa thống kê
cả trong phân tích đơn biến và đa biến là: tiền
căn tăng huyết áp, tiền căn đau đầu, buồn nôn
hoặc nôn, xuất huyết não bên phải, xuất huyết
dưới lều, và tràn máu não thất.

tử vong được tìm thấy trong nghiên cứu bao

gồm: đau đầu, điểm GCS=13 hoặc 14, và thể tích
khối máu tụ (≥30 mL).

Mối liên quan giữa đau đầu và tiên lượng
tử vong

Đau đầu lúc khởi phát xuất huyết não xảy
ra trong 52,5% trường hợp. Những bệnh nhân
xuất huyết não thùy và tiểu não có tỷ lệ đau
đầu cao hơn bệnh nhân xuất huyết não sâu. Tỷ
lệ đau đầu được báo cáo trong các nghiên cứu
khác nhau 23% đến 78,4%(6,19). Tỷ lệ đau đầu
do xuất huyết não thùy chiếm 61,9% so với các
nghiên cứu khác thì không khác nhau rõ rệt
như trong 2 nghiên cứu (8,15) là 46 – 68%. Tỷ lệ

Trong toàn thời gian nghiên cứu, tỷ lệ tử
vong 30 ngày sau khởi phát xuất huyết não là
2,5% (5/200 bệnh nhân). Điểm ICH cũng được
ghi nhận trên 5 bệnh nhân tử vong như sau:
ICH=0 có 1 bệnh nhân; ICH=1 có 2 bệnh nhân; và
ICH=3 có 2 bệnh nhân. Những yếu tố tiên lượng

Thần kinh

Bảng 4: Mối liên quan giữa một số biến và tử vong
sớm 30 ngày
Tổng số
n=200
Đau đầu

105(52,5%)
Không đau đầu 95 (47,5%)
ICH=0
115(57,5%)
ICH= 1; 2
85
hoặc 3
(42,5%)
Tuổi ≥80
14 (7%)
GCS=13
14 (7%)
hoặc 14 điểm
Thể tích khối
11,86
máu tụ (mL)
± 11,70
Thể tích khối
20 (10%)
máu tụ ≥30 mL
Tràn máu
39 (19,5%)
não thất
Xuất huyết dưới 20 (10%)
lều

Tử vong
n=5
5 (100%)
0 (0%)

1 (20%)
4
(80%)
0 (0%)
2 (40%)

Sống
Giá trị
N=195
p
100 (51,3%) 0,031
95 (48,7%0
114 (58,5%) 0,086
81
(41,5%)
14 (7,2%) 0,534
14 (6,2%) 0,003

24,30
± 18,62
2 (40%)

11,53
0,049
± 11,36
18 (9,2%) 0,024

2 (40%)

37 (19%)


0 (0%)

0,241

20(10,25%) 0,444

BÀN LUẬN

73


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

đau đầu do xuất huyết não khác nhau tùy theo
nghiên cứu bởi vì cách chọn mẫu, nguyên
nhân, vị trí xuất huyết não.Trong nhiều
nghiên cứu, tỷ lệ đau đầu có thể cao hơn con
số được báo cáo vì lý do một số bệnh nhân có
rối loạn tri giác hoặc mất ngôn ngữ không thể
khai thác được triệu chứng đau đầu. Mặc dù
bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chủ
yếu là bệnh nhân có GCS=15 điểm và thể tích
khối máu tụ <10 mL nhưng chúng tôi vẫn ghi
nhận mức độ đau đầu nặng chiếm 51,9%
không khác so với một số nghiên cứu(2,3,21) .
Điều này cho thấy khối máu tụ nhỏ gây ra đau
đầu không phải gây ra bởi tăng áp lực nội sọ

và là bằng chứng ủng hộ đau đầu liên quan
đến sự hoạt động của phân bố cấu trúc nhạy
cảm đau tùy thuộc vị trí giải phẫu. Đau đầu
lan tỏa là vị trí thường gặp nhất và không có
khác nhau với nghiên cứu trước đây(9,20). Cơ
chế gây đau đầu lan tỏa có thể giải thích bởi cơ
chế cơ học gây ra bởi máu chảy lan tỏa ở đáy
sọ và kích thích thụ thể đau.
Đau đầu thường gặp hơn ở người trẻ và
phụ nữ trong dân số chung(14). Nhiều nghiên
cứu cho thấy đau đầu do xuất huyết não
thường gặp ở người trẻ hơn so với nhóm
không đau đầu(116,). Kết quả cho thấy bệnh
nhân đau đầu do xuấy huyết não trẻ hơn
nhóm không đau đầu 2,2 tuổi nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận nữ
giới không phải yếu tố liên quan đến đau đầu
tượng tự nghiên cứu của Vestergaard(21).
Trong nghiên cứu của Melo(10), bệnh nhân nữ
có triệu chứng đau đầu thường gặp hơn so với
bệnh nhân nam và giá trị p=0,002. Tiền căn
tăng huyết áp liên quan đến đau đầu (p=0,014)
tương tự nghiên cứu của Abadie(1) (tiền căn
tăng huyết áp và tiền căn uống rượu). Các
nghiên cứu trước đó cho ra kết quả khác nhau:
Melo(10) không tìm thấy tiền căn nào có ý nghĩa
thống kê; Shigematsu(16) ghi nhận tiền căn hút
thuốc lá và uống rượu. Trong nghiên cứu của
Abadie, khi phân tích đa biến chỉ ghi nhận


74

tiền căn uống rượu có liên quan đến đau đầu
do xuất huyết não. Trong khi nghiên cứu của
chúng tôi vẫn ghi nhận tiền căn tăng huyết áp
là yếu tố tiên đoán đau đầu cả trong phân tích
đơn biến và đa biến. Tiền căn đau đầu và đau
đầu trước ngày khởi phát đột quị được ghi
nhận là yếu tố liên quan đến đau đầu do xuất
huyết não. Tiền căn đau đầu Migraine không
liên quan đến đau đầu do xuất huyết não
trong nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu
của Melo(10) nhưng nó là một yếu tố tiên đoán
đau đầu do nhồi máu não trong nghiên cứu
của Tentschert(18) và nghiên cứu của Kumral(9).
Buồn nôn hoặc nôn trong nghiên cứu của
chúng tôi và nghiên cứu của Melo đều có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,001 trong
phân tích đơn biến và khi điều chỉnh với các
yếu tố khác trong tương quan đa biến, mức ý
nghĩa này vẫn không đổi với tỉ suất chênh
OR=5,551. Buồn nôn hoặc nôn có thể liên quan
đến tăng áp lực nội sọ hoặc tăng huyết áp(13)
nhưng nhiều bệnh nhân không có tăng áp lực
nội sọ hoặc tăng huyết áp cũng ghi nhận có
buồn nôn hoặc nôn. Sự liên kết giữa dây thần
kinh số V và bó đơn độc (tractus solitarius) có
thể giải thích được mối liên quan giữa đau
đầu và buồn nôn hoặc nôn(10). Tiêu chí chọn

mẫu làm cho điểm GCS trong nghiên cứu của
chúng tôi >12 điểm; GCS là một yếu tố tiên
đoán đau đầu và cũng được ghi nhận tương tự
trong nghiên cứu của Abadie(1) và nghiên cứu
của Melo(10). Dấu màng não là một yếu tố tiên
đoán đau đầu quan trọng nhất trong phân tích
đơn biến và phân tích đa biến trong nghiên
cứu của Melo. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ
ghi nhận dấu màng não là một yếu tố tiên
đoán đau đầu trong phân tích đơn biến nhưng
nó không phải là yếu tố tiên đoán độc lập
trong phân tích đa biến khi điều chỉnh với các
yếu tố khác.
Chúng tôi ghi nhận một số đặc điểm CT scan
não có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm bệnh nhân
đau đầu và nhóm bệnh nhân không đau đầu.
Các yếu tố đó bao gồm: xuất huyết não dưới lều,

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
xuất huyết tiểu não, xuất huyết não bên phải, thể
tích khối máu tụ, di lệch đường giữa, và tràn
máu não thất.
Xuất huyết dưới lều là một yếu tố tiên
đoán đau đầu với giá trị p=0,002 trong phân
tích đơn biến và p= 0,001 trong phân tích đa
biến sau khi điều chỉnh với các yếu tố khác.
Nghiên cứu của Abadie(1) ghi nhận đau đầu

thường gặp ở bệnh nhân xuất huyết dưới lều
(68,2%) và xuất huyết thùy não (51,2%) hơn
xuất huyết não sâu (34,7%). Điều này phù hợp
với sự phân bố thần kinh nhạy cảm đau phong
phú ở vùng dưới lều. Nghiên cứu của
Tentschert kết luận rằng bệnh nhân nhồi máu
não bên bán cầu phải có tỷ lệ đau đầu cao hơn
tổn thương bán cầu trái (p=0,043) và không
biết lý do tại sao như vậy. Bên phải là vị trí
xuất huyết não thường gây đau đầu trong
nghiên cứu của chúng tôi (p=0,033) và vị trí
đau đầu thường gặp cùng bên với vị trí khối
máu tụ hơn là đối bên (nghiên cứu của Melo
p=0,001; nghiên cứu của chúng tôi p=0,002).
Thể tích khối máu tụ >10 mL là một yếu tố tiên
đoán đau đầu với p=0,027. Khối máu tụ có thể
gây ra hiệu ứng choán chỗ và được cho là liên
quan đến đau đầu do xuất huyết não. Như vậy
thể tích khối máu tụ là một yếu tố tiên đoán
đau đầu và không cần phải rất lớn thì cũng đã
có thể làm cho bệnh nhân đau đầu. Mức độ
đau đầu không liên quan đến thể tích khối
máu tụ vì mức độ đau đầu là một yếu tố chủ
quan và mức độ đau nhạy cảm tùy từng
người, giới tính và tuổi. Mức độ di lệch đường
giữa là một biến số phản ánh độ lớn của sang
thương và phản ứng phù não do sang thương
gây ra. Di lệch đường giữa >10 mm là một yếu
tố tiên đoán đau đầu trong phân tích đơn biến
nhưng nó không phải là yếu tố tiên đoán độc

lập khi điều chỉnh với các yếu tố khác trong
phân tích đa biến. Tràn máu não thất là một
yếu tố tiên đoán đau đầu. Không có nguyên
nhân xuất huyết não nào được tìm thấy là yếu
tố tiên đoán đau đầu trong nghiên cứu của
chúng tôi. Trong khi nghiên cứu của Melo(10)

Thần kinh

Nghiên cứu Y học

ghi nhận túi phình động mạch/AVM (p=0,004)
và tăng huyết áp (p=0,004) là yếu tố tiên đoán
đau đầu. Tỷ lệ tử vong sớm 30 ngày sau khởi
phát xuất huyết não trong nghiên cứu của
chúng tôi là 2,5% thấp hơn so với các nghiên
cứu khác(5,12 16,17,); có liên quan đến cách chọn
mẫu trong đó nhiều bệnh nhân nặng phải loại
khỏi nghiên cứu của chúng tôi. Trong bảng 4
cho thấy đau đầu liên quan đến tử vong và nó
còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như điểm
GCS, thể tích khối máu tụ ≥30 mL.

KẾT LUẬN
Đau đầu là một triệu chứng thường gặp
trong xuất huyết não và có giá trị tiên lượng tử
vong sớm 30 ngày sau khởi phát xuất huyết não.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

3.

4.

5.

6.
7.

8.

9.

10.
11.

12.

Abadie V, Jacquin A, Daubail B, et al (2014), "Prevalence
and prognostic value of headache on early mortality in
acute stroke: The Dijon Stroke Registry", Cephalalgia 34
(11), pp. 887 – 894.
Arboix A, García-Eroles L, Massons J, et al (2000),
"Hemorrhagic lacunar stroke", Cerebrovascular diseases 10
(3), pp. 229-234.
Arboix A, Massons J, Oliveres M, et al (1994), "Headache
in acute cerebrovascular disease: a prospective clinical

study in 240 patients", Cephalalgia 14 (1), pp. 37-40.
Carolei A, Sacco S, et al (2010), "Headache attributed to
stroke, TIA, intracerebral haemorrhage, or vascular
malformation", Handbook of clinical neurology 97, pp. 517528.
Chan CL, Ting HW, Huang HT (2014), "The incidence,
hospital expenditure, and, 30 day and 1 year mortality
rates of spontaneous intracerebral hemorrhage in
Taiwan", J Clin Neurosci 21 (1), pp. 91-94.
Fisher CM, et al (1968), "Headache in cerebrovascular
disease", Handbook of clinical neurology, pp. 124-156.
Ikram MA, Wieberdink RG, Koudstaal PJ (2012),
"International epidemiology of intracerebral hemorrhage",
Current atherosclerosis reports 14 (4), pp. 300-306.
Kase CS, Williams Jl, Wyatt DA, et al (1982), "Lobar
intracerebral hematomas Clinical and CT analysis of 22
cases", Neurology 32 (10), pp. 1146-1146.
Kumral E, Bogousslavsky J, Van Melle G, et al (1995),
"Headache at stroke onset: the Lausanne Stroke Registry",
Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry 58 (4), pp.
490-492.
Melo TP, Pinto AN, Ferro JM (1996), "Headache in
intracerebral hematomas", Neurology 47 (2), pp. 494-500.
Mohr JP, Caplan LR, Melski JW, et al (1978), "The Harvard
Cooperative Stroke Registry a prospective registry",
Neurology 28 (8), pp. 754-754.
Nilsson OG, Lindgren A, Brandt L, et al (2002),
"Prediction of death in patients with primary intracerebral

75



Nghiên cứu Y học

13.

14.

15.

16.

17.

18.

76

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

hemorrhage: a prospective study of a defined
population", J Neurosurg 97 (3), pp. 531-536.
Olesen J, et al (1988), "Classification and diagnostic
criteria for headache disorders, cranial neuralgias and
facial pain", Cephalalgia 8, pp. 46-50.
Rasmussen BK, Jensen R, Schroll M, et al (1991),
"Epidemiology of headache in a general population—a
prevalence study", Journal of clinical epidemiology 44 (11),
pp. 1147-1157.
Ropper AH, Davis KR (1980), "Lobar cerebral
hemorrhages: acute clinical syndromes in 26 cases",

Annals of neurology 8 (2), pp. 141-147.
Shigematsu K, Nakano H, Watanabe Y, et al (2013),
"Headache at the onset of stroke: Frequencies, background
characteristics and correlation with mortality", Health 5,
pp. 89-95.
Tatu L, Moulin T, El Mohamad R, et al (2000), "Primary
intracerebral hemorrhages in the Besancon stroke
registry", European neurology 43 (4), pp. 209-214.
Tentschert S, Wimmer R, Greisenegger S, et al (2005),
"Headache at stroke onset in 2196 patients with ischemic

19.

20.

21.

stroke or transient ischemic attack", Stroke 36 (2), pp. e1e3.
Thái Khắc Châu, Nguyễn Minh Hiện và Nguyễn Mạnh
Hùng (2004), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh
chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân chảy máu não", Y học
Việt Nam, Tổng hội Y Dược học Việt nam. Tập 301 (8), tr. 148
- 152.
Verdelho A, Ferro JM, Melo T, et al (2008), "Headache in
acute stroke. A prospective study in the first 8 days",
Cephalalgia 28 (4), pp. 346-354.
Vestergaard K, Andersen G, Nielsen MI, et al (1993),
"Headache in stroke", Stroke 24 (11), pp. 1621-1624.

Ngày nhận bài báo:


20/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

24/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2016

Chuyên Đề Nội Khoa II



×