Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.91 KB, 47 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, để tạo ra tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững
đếu phải có sự đầu tư đúng hướng; trong đó, cơ cấu đầu tư phải phù hợp và phục vụ cho
chiến lược về cơ cấu kinh tế. Do đó, cần phải có một cơ cấu đầu tư hợp lý, cơ cấu đó phải
khai thác được lợi thế so sánh, đáp ứng được những yêu cầu thị trường chung cho cả nước,
phát huy nội lực và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.
Trong thời gian qua, tại các kỳ họp quốc hội, Đảng và Nhà nước ta cũng đã và đang đề
ra nhiệm vụ: Để đảm bảo thắng lợi nhiệm vụ phát triển của đất nước cần có sự chuyển dịch
cơ cấu đầu tư một cách hợp lý đó là: Chuyển dịch cơ cấu đầu tư gắn với mục tiêu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá- hiện đại hoá
đất nước; trong khi nhấn mạnh vai trò quan trọng bậc nhất của tích luỹ nội bộ kinh tế,
chúng ta phải coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng, kết hợp hai
nguồn lực này trong một thể thống nhất để đầu tư phát triển; đó còn là sự chuyển đổi cơ
cấu đầu tư cần đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các vùng, bên cạnh việc hình thành nên
những vùng kinh tế trọng điểm cần có sự quan tâm đến những vùng sâu, vùng xa, vùng còn
khó khăn.
Trên thực tế, cơ cấu đầu tư của nước ta trong những năm gần đây đã có sự dịch chuyển
khả quan, đáp ứng được những yêu cầu và mục tiêu trên. Tuy nhiên bên cạnh đó, cơ cấu
đầu tư hiện nay cũng còn thể hiện nhiều mặt hạn chế, bất cập. Do đó, việc nghiên cứu cơ
cấu đầu tư, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư, và từ những thực trạng về cơ cấu đầu tư của Việt
Nam thời gian qua từ đó có thể đưa ra những giải pháp để cơ cấu đầu tư dịch chuyển theo
hướng hợp lý là đúng đắn và cần thiết.
Nhóm chúng em xin được chân thành cảm ơn thầy giáo Từ Quang Phương đã giúp
chúng em hoàn thành đề án này
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ
1.1 Cơ cấu đầu tư
1.1.1 Khái niệm cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu vốn, nguồn vốn cơ cấu


huy động và sử dụng vốn…quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại giữa các bộ phận trong
không gian va thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo
ra những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế - xã hội.
1.1.2 Phân loại cơ cấu đầu tư
1.1.2.1 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn hay cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện tỉ lệ của từng loại
nguồn vốn trong tổng số vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp va dự
án. Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng hơn,
phù hợp với cơ chế xóa bỏ bao cấp trong đầu tư, với chính sách phát triển kinh tế nhiều
thành phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trên phương diện
vĩ mô, có một số loại nguồn vốn chủ yếu sau đây :
Vốn ngân sách nhà nước: Là nguồn vốn được trích lập từ ngân sách của Nhà nước
chi cho các hoạt động đầu tư. Đây là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và thường được đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần
sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước : Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong
việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử
dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay
vốn nay phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát
triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách
sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vón trực tiếp.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý
và điều tiết vĩ mô.Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến
khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng lĩnh vực theo dịnh hứong chiến lược của
mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô,nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục
tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.Việc phân bổ
và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn,
giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu

tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước : Nguồn vốn này chủ yếu từ khấu tài sản
cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch va Đầu tư, thông
thường nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị
hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.
Vốn đầu tư tư nhân và dân cư : Nguồn vốn tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân
cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo ước tính của Bộ
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kế hoạch và Đầu tư ,tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình
quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào
khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân
cư tham gia đầu tư trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Đầu tư của
các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trong đặc biệt trong việc phát triển
nông nghiệp va kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải trên các địa phương. Ở mức độ nhất định,các hộ
gia đình cũng sẽ là một trong số những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong
nền kinh tế.
Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia dình.
Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của một nước (ở
những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); tập quán
tiêu dùng của dân cư; chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách phát triển
thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và
phát triển. Nó có đặc điểm là tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước nhận
vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận
vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề đòi
hỏi cao về kĩ thuật hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn này có tác dụng cực kì to lớn đối

với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở
nước nhận đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và
cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho
ngân sách nhà nước cũng hết sức đáng kể. Đặc biệt nguồn vốn nước ngoài đã góp phần
tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ cơ sở hạ tầng giao thông vận
tải, bưu chính viễn thông…hình thành lên các khu công nghiệp, khu chế xuất khu công
nghệ cao, hiện đại hóa các khu vực phát triển, hình thành các khu dân cư mới tạo việc làm
cho hàng vạn lao động tại các địa phương.
1.1.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư
Cơ cấu vốn đầu tư thể hiên quan hệ tỉ lệ của từng loại vốn với tổng vốn đầu tư xã hội,
vốn đầu tư của một doanh nghiệp hay của một dư án. Cơ cấu vốn đầu tư cần được xem xét
như: cơ cấu kỹ thuật của vốn (vốn xây lắp và máy móc kĩ thuật trong tổng vốn đầu tư); cơ
cấu vốn đầu tư cho hoạt động XDCB, công tác nghiên cứu triể khai khoa học và công nghệ
vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, tái tạo tài sản lưu động và những chi phí khác (chi
phí quảng cáo tiếp thị…); cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi
phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiên đầu tư…
1.1.2.3 Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành
Đây là loại cơ cấu đầu tư quan trọng nhất vì nó trực tiếp tác động đến sự chuyển dịch cơ
cấu theo ngành. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành quy định tỉ lệ phân bổ vốn đầu tư xã
hội vào các ngành kinh tế, thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế quốc dân cũng như
trong từng tiểu ngành thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu
tư đối với từng ngành nhất định.
Có nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ngành nhưng ta có thể chia theo
các cách sau:
* Chia theo hai nhóm ngành quan trọng: Ngành sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm
ngành kết cấu hạ tầng. Mục đích là nghiên cứu tính hợp lí của đầu tư cho từng nhóm
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngành. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước để tạo cơ sở phát triển các

ngành sản xuất sản phẩm xã hội, nhưng cần có tỉ lệ hợp lý vì nếu quá tập trung đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, không chú ý dến sản xuất kinh doanh thì sẽ không có tăng trưởng.
* Chia cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành: Ngành công nghiệp, nông nghiêp, dịch vụ.
Mục đích là đánh giá, phân tích tình hình đầu tư, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp
lí ở nước ta hiện nay, nông dân chiếm tỉ trọng phần lớn và nông thôn có vị trí rất quan
trọng trong quá trình phát triển.
Ngành nông nghiệp: Đây là ngành sản xuất vật chất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của nhân dân, là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu,đồng thời
cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động xã hội và dân cư ở nước ta.
Nông nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do năng sất lao động trong nông
nghiệp thấp hơn trong các ngành khác, nên nông nghiệp không phát triển nó sẽ trở thành
gánh nặng cho nền kinh tế, sẽ kéo toàn bộ mức tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt khác nông
nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng cho toàn xã hội, đảm
bảo sự ổn định kinh tế xã hội để phát triển.Nông nghiệp và nông thôn phát triển sẽ mở rộng
thị trường trong nước, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu, tích lũy vốn ban đầu và cung cấp lao động cho các ngành sản xuất
khác của nền kinh tế. Nhưng đây là ngành sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên,
tính bấp bênh cao, thu hồi vốn lâu, đòi hỏi vốn lớn cho các công trình thủy lợi, máy móc
trang thiết bị, phòng trừ sâu bệnh… Do vậy chính phủ phải có các chính sách phát triển
nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu ngành một cách thích hợp, sao cho sự phát triển của nông
nghiệp không ảnh hưởng đến đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ mà còn tạo điều
kiện tốt hơn cho sự phát triển của hai ngành này cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Ngành công nghiệp: Để đưa nước ta thoát khỏi một nước nghèo và rút ngắn khoảng
cách tụt hậu so với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, chúng ta không thể
chỉ phát triển nông nghiệp mà phải phát triển cả công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp là
ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngành này thu
hút một lượng lao động lớn và năng suất lao đông trong ngành này rất cao và tạo ra giá trị
sản lượng công nghiệp tăng nhanh hơn trong các ngành khác, tạo ra lợi nhuận lớn. Ngành

công nghiệp phát triển sẽ cung cấp nhiều máy móc trang thiết bị cho nông nghiệp phát
triển, nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng cho dịch vụ phát triển. Chúng ta xuất phát từ một
nước nghèo, có nền công nghiệp lạc hậu so với các nước khác, do vậy phải tranh thủ tiến
trình mở cửa hội nhập quốc tế để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm,
công nghệ từ họ để phát triển công nghiệp đất nước. Xây dựng công nghiệp nặng làm nền
tảng cơ sở, tận dụng sự chuyển giao công nghệ, thiết lập những ngành mũi nhọn có lợi thế
so sánh nhất. Ngành công nghiệp chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân, do
vậy nhà nuớc phải đặc biệt quan tâm, và có những chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, cung cấp vốn và phân bổ vốn một cách họp lí cho sự phát triển công nghiệp.
Ngành dịch vụ: Dịch vụ là một lĩnh vực hoạt động tổng hợp của nền kinh tế quốc
dân, bao gồm tất cả các hoạt động phục vụ sản xuất và đời sống của dân cư. Hoạt động
dịch vụ bao gồm tất cả các hoạt động thương mại, giao thông vận tải, cung cấp điện nước,
bưu chính viễn thông, khách sạn du lịch và các loại hình phục vụ khác cho sản xuất và đời
sống xã hội. Nền kinh tế càng phát triển thì khu vực dịch vụ cũng càng phát triển. Dịch vụ
là cầu nối gắn liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, gắn thị trường trong nước
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
với thị trường nước ngoài. Có thể nói dịch vụ vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của phát
triển kinh tế. Sự phát triển của ngành dịch vụ làm cho cuộc sống thêm văn minh hiện đại
hơn. Để phát triển ngành dịch vụ cần phát triển về cơ sơ hạ tầng, đây là nhiệm vụ hết sức
cần thiết và quyết định cho sự phát triển của ngành. Ngoài ra chúng ta cần phải đào tạo một
nguồn nhân lực tốt, giư gìn bản sắc văn hóa, phát triển và truyền bá nó. Ngày nay theo xu
hướng hội nhập quốc tế, sự phát triển của ngành dịch vụ ngày càng quan trọng và nó đóng
góp ngày càng lớn vào tổng thu nhập quốc dân.
Cả nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỉ
trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đầy là một xu hướng đúng đắn tạo sự phát triển
bền vững và phù hợp với xu thế của thời đại
* Chia theo 2 khối ngành: Khối ngành chủ đạo và khối ngành còn lại. Đầu tư phải đảm
bảo tương quan hợp lý giữa hai khối ngành này để nền kinh tế vừa có những sản phẩm chủ
đạo, tạo thế và lực cho sự phát triển lâu dài, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển tổng hợp

nhằm đáp ứng yêu cầu nhanh, bền vững hiệu quả.
1.1.2.4 Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương vùng lãnh thổ
Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không
gian, phẩn ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy thế mạnh cạnh
tranh của từng vùng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu đầu tư phát triển
theo địa phương vùng lãnh thổ phải phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã
hội, khai thác sử dụng có hiệu quả về các nguồn lực lợi thế của vùng, dựa vào nhu cầu của
nền kinh tế, phù hợp xu thế phát triển thế giới. Xác định các vùng kinh tế trọng điểm để ưu
tiên phát triển đồng thời cũng tạo ra động lực để phát triển các vùng kinh tế lạc hậu khó
khăn. Có thể phân tích cơ cấu đầu tư giũa lãnh thổ phát triển (địa bàn là động lực phát triển
) với lãnh thổ kém phát triển (lãnh thổ còn khó khăn) hoặc phân tích cơ cấu đầu tư theo các
vùng lãnh thổ kinh tế.
1.2 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý.
1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu đầu tư:
Cơ cấu đầu tư phụ thuộc vào nhiều các yếu tố, các yếu tố này lại không cố định. Trong
từng giai đoạn cụ thể khác nhau, cơ cấu đầu tư luôn thay đổi để phù hợp với sự phát triển
với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Để có sự chuyển đổi đó thì cần có sự chuyển dịch
cơ cấu đầu tư. Do vậy sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư là điều cần thiết nhằm hướng tới xây
dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý.
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư có thể hiểu là sự thay đổi của cơ cấu đầu tư từ mức độ này
sang mức độ khác, phù hợp với môi trường và mục tiêu phát triển.
Trước hết sự thay đổi cơ cấu đầu tư được thể hiện trên phương diện về vị trí ưu tiên. Từ
đó tuỳ theo từng loại cơ cấu đầu tư sự chuyển dịch sẽ tác động theo hướng ưu tiên cho
những mặt mạnh giúp phát triển một cách hợp lý giữa các mặt, các ngành sao cho đạt hiệu
quả cao nhất.
Sự chuyển dịch không chỉ bao gồm thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn có sự thay đổi về
chất trong nội bộ cơ cấu và các chính sách áp dụng.
Về thực chất khi có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư thì cơ cấu vốn, vốn đầu tư, cơ cấu huy
động và sử dụng các loại vốn, nguồn vốn sẽ được điều chỉnh. Như vậy các nhân tố nội bộ
trong cơ cấu đầu tư sẽ được đổi mới để phù hợp với mục tiêu xác định của nền kinh tế,

ngành địa phương và các cơ sở trong từng thời kỳ phát triển.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.2. Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư:
Theo báo cáo chính trị trình Đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh “ Nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm
xuất phát của ta quá thấp, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt”.
Để thoát khỏi một cách cơ bản tình trạng nghèo khổ và nguy cơ tụt hậu kinh tế, bên cạnh
việc giải quyết các vấn đề xã hội đang đặt ra cần phải tăng trưởng nhanh, ổn định và liên
tục đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có
như vậy mới cải thiện đời sống nhân dân, tạo tiền đề để nhanh chóng đưa đất nước ta trở
thành một nước phát triển. Theo nội dung của phát triển kinh tế, tăng trưởng cao cùng với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là nội dung cơ bản có tính chất quyết định.
Một nền kinh tế có sự tăng trưởng là có sự tăng về quy mô sản lượng đầu ra được tính
bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tăng trưởng kinh tế cũng được hiểu là sự
nâng cao tiềm lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân và được quyết định bởi mức gia tăng
quy mô cũng như hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Thực tế phát triển của các nước đi
trước với những điều kiện tương đồng cho thấy vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan
trọng nhất. Đất nước ta còn nghèo, chính vì vậy sự thiếu thốn đầu tư cho phát triển lại càng
nổi lên như một cản trở chủ yếu đối với yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Vì vậy nhiệm vụ đặt
ra là phải tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn bên trong và bên ngoài, của Nhà nước cũng như
mọi thành phần kinh tế cho mục tiêu tăng trưởng. Sau đó phải quản lý và sử dụng vốn một
cách tiết kiệm và hiểu quả. Đồng thời phải tránh hậu quả nợ nần như một số quốc gia gặp
phải trong lịch sử. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau.
Trên giác độ quản lý vĩ mô thì quan trọng là việc phân bố vốn vào đâu, theo số lượng và tỉ
lệ như thế nào. Như vậy cần sự dụng vốn theo một cơ cấu tối ưu, hiệu quả nhất. Mặt khác
đầu tư cơ bản với chức năng quan trọng là tác động trực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã
hội. Do đó làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Như vây cơ cấu đầu tư có mối quan hệ mật thiết
với cơ cấu kinh tế. Nếu cơ cấu kinh tế hướng vào mục đích cần đạt được của nền kinh tế
thì đầu tư chính là phương tiện đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý theo

mục đích hướng tới của nó. Vì vậy một cơ cấu đầu tư tối ưu vừa cho phép nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, vừa là phương tiện để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý đảm bảo tăng
trưởng nhanh. Cơ cấu đầu tư phụ thuộc vào nhiều nhân tố và các nhân tố đó lại luôn vận
động và phát triển. Vì thế cơ cấu đầu tư cũng như cơ cấu kinh tế không phải là cố định.
Sự thay đổi của cơ cấu đầu tư và sự tác động của nó đến cơ cấu kinh tế diễn ra một cách
thường xuyên, lặp đi lặp lại theo hướng tiến dần đến những cơ cấu kinh tế tối ưu. Nói cách
khác, chuyển dịch cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng quan trọng đến đổi mới cơ cấu kinh tế. Quá
trình thay đổi đó mang tính chất khách quan, dưới tác động của các quy luật kinh tế. Định
hướng đầu tư để đổi mới cơ cấu kinh tế trên cơ sở sự tác động của yếu tố đầu tư và có tính
đến những nhân tố ảnh hưởng khác. Sự thay đổi và phát triển của các bộ phận nền kinh tế
cũng sẽ quyết định sự thay đổi số lượng cũng như chất lượng của các ngành trong nền kinh
tế quốc dân theo hướng xuất hiện nhiều ngành mới, giảm tỷ trọng những ngành không phù
hợp, tăng tỷ trọng những ngành lợi thế. Bên cạnh đó chuyển dịch cơ cấu đầu tư cũng làm
thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận của một ngành, của nền kinh tế theo xu hướng ngày
càng lợi thế hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho từng bộ phận cũng như toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư của một quốc gia, ngành, địa phương hay
cơ sở thông qua kế hoạch đầu tư là nhằm hướng tới xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý với
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện hơn.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.3. Cơ cấu đầu tư hợp lý:
1.2.3.1 Khái niệm
Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các quy luật khách quan, với các điều
kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn, phù hợp và phục vụ chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, vùng, cơ sở và toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu đầu tư
hợp lý sẽ có tác động tích cực đến đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý
hơn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù
hợp với xu thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực.
1.2.3.2 Các tiêu chí để đánh giá cơ cấu đầu tư hợp lý

Một cơ cấu đầu tư hợp lý, trước hết phải phù hợp với quy luật khách quan, nghĩa là nó phải
phù hợp với các quy luật kinh tế xã hội, các quy luật tự nhiên. Nếu đi nguợc lại các quy
luật đó lập tức sẽ bị đào thải và không thể tồn tại, phát triển được.
Cơ cấu đầu tư phát triển hợp lý là cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng.
Hay nói cách khác, cơ cấu đầu tư phát triển hợp lý là cơ cấu đầu tư vừa khai thác hiệu quả
các năng lực hiện tại, vừa bảo đảm là nền tảng bền vững cho sự phát triển mạnh trong
tương lai.
Trong mỗi giai đoạn, với những điều kiện khác nhau về kinh tế xã hội, về chiến lược
phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì sẽ có cơ cấu đầu tư khác nhau cho phù hợp. Và
trong các ngành khác nhau cũng sẽ có cơ cấu đầu tư hợp lý khác nhau. Cơ cấu này là phù
hợp với quốc gia này nhưng lại không phù hợp với quốc gia kia, và ngay trong nền kinh tế
thì cơ cấu hợp lý cho mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cũng khác nhau. Vấn đề cần đặt ra là các
nước phải xây dựng cho mình cơ cấu đầu tư hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế cũng như
trong từng bộ phận của nền kinh tế để đạt được sự phát triển bền vững.
1.2.4. Các hình thức cơ cấu đầu tư hợp lý:
1.2.4.1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn hợp lý:
Như đã trình bày ở trên, cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại
nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dự án.
Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự gia
tăng của vốn đầu tư xã hội. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường cơ cấu nguồn vốn đã
thay đổi theo hướng xoá bỏ bao cấp trong đầu tư, phát huy nền kinh tế nhiều thành phần
với các chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Trên phạm vi quốc gia: Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu phản ánh khả năng huy động tối
đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, phản ánh khả năng sử dụng hiệu quả cao
mọi nguồn vốn đầu tư.
Xu hướng cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của
dân cư. Có như vậy nền kinh tế nước ta mới thực sự thoát khỏi tình trạng quan liêu bao
cấp, tạo động lực phát triển một nền kinh tế năng động.
Mặt khác khi xét trên góc độ doanh nghiệp thì cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu phản ánh

tỷ lệ giữa các nguồn vốn trong doanh nghiệp, giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay sao cho
tận dụng tối đa mọi nguồn lực, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
1.2.4.2. Cơ cấu vốn đầu tư hợp lý:
Như giới thiệu ở phần trên, chúng ta biết cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa
từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự
án.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong thực tế, có một số cơ cấu vốn đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét như:
- Cơ cấu kĩ thuật của vốn (vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổng vốn đầu tư.
- Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động XDCB.
- Cơ cấu vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ.
- Cơ cấu vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực.
- Cơ cấu vốn đầu tư cho tái tạo tài sản lưu động và những chi phí khác như: chi phí
quảng cáo, tiếp thị...
- Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi
phí thực hiện đầu tư...
Vậy một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận
quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư. Và bộ phận được ưu tiên cung
cấp vốn này thường chiếm một tỷ trọng khá cao.
1.2.4.3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành hợp lý:
Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế
quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành. Từ đó sẽ thể hiện việc thực hiện chính sách ưu
tiên, phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định.
Trong thực tế, một quyết định đầu tư có thể làm thay đổi số lượng tuyệt đối của các
ngành, tiểu ngành cấu thành nền kinh tế quốc dân. Những ngành, tiểu ngành mới xuất hiện
sẽ ngày càng hiệu quả với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ như các ngành
công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao. Bên cạnh đó, một số ngành không phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại sẽ giảm vai trò và tỷ trọng của mình trong nền kinh
tế. Điều đó là do nhu cầu xã hội về ngành đó ngày càng giảm hoặc không còn thiết thực

nữa. Hay có thể hiểu là lợi thế của ngành đó bị giảm hay bị mất đi.
Cơ cấu của ngành kinh tế cũng có sự thay đổi cùng với việc xuất hiện mới hay mất đi
của một số ngành. Thứ tự ưu tiên đầu tư giữa các ngành, tiểu ngành trong nền kinh tế có sự
khác nhau và thay đổi qua từng thời kỳ phát triển. Các ngành, tiểu ngành có lợi thế sẽ ngày
càng được đầu tư phát triển và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế.
Một số ngành sẽ giảm đầu tư và giữ ở mức độ vừa phải. Một số ngành sẽ giảm đầu tư ở
mức tối đa.
Trong nền kinh tế giai đoạn hiện nay, các ngành công nghiệp dịch vụ thường có tốc độ
tăng trưởng cao hơn. Nếu như vào giai đoạn trước Việt Nam là một nước nông nghiệp kém
phát triển thì bây giờ chúng ta đã và đang cải thiện dần cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá. Mặt khác do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh nên
các ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng không cao. Vì vậy muốn có
tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả thì phải đầu tư mạnh vào công nghiệp và
dịch vụ, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ công nghệ hiện đại, có chất lượng cao.
Chính sách đầu tư vào các ngành có tốc độ phát triển khác nhau sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tuỳ theo mức độ chuyển đổi cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư của các ngành đó.
Nói chung lại, cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành một cách hợp lý trong thời kì đổi
mới hiện nay là chuyển dịch theo hướng đầu tư mạnh cho công nghiệp, ưu tiên cho nông
nghiệp nông thôn và phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các lĩnh vực xã hội.
1.2.4.4. Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ hợp lý:
Cơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian. Từ
đó sẽ phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh tranh
của từng vùng.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong mỗi giai đoạn phát triển, nguồn lực của mỗi quốc gia là có hạn nên các nhà quản
lý chiến lược phải đề ra những đề xuất tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế ở mức hợp lý
nhất. Trong điều kiện hiện nay khi mà nguồn lực trong nước còn hạn chế thì chiến lược
phát triển được coi tốt nhất là đầu tư phát triển phi cơ cấu. Theo đó sẽ ưu tiên đầu tư phát
triển mạnh một số vùng nhất định hay còn gọi là vùng kinh tế trọng điểm. Mục tiêu của

chiến lược trên là tạo ng uồn lực lớn lôi kéo các vùng phát triênt nhưng vẫn đảm bảo các
vúng khó khăn, vùng sâu, vùng xa không bị tụt hậu nhiều.
Cụ thể ở Việt Nam, việc đầu tư cho nông nghiệp nông thôn là một trong những hoạt
động đầu tư quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong việc xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh
tế xã hội. Trong giai đoạn hên nay, Nhà nước ta cần phải tập trung đầu tư phát triển các
vùng kinh tế trọng điểm làm đầu tàu cho phát triển kinh tế các nước. Đồng thời phải tăng
cường đầu tư cho những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo đặc biệt là các
vùng sâu, vùng xa. Có thể nói phương hướng đầu tư trên sẽ tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu
kinh tế giữa các vùng. Bên cạnh đó sẽ tạo ra những cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ mới, đảm
bảo có được những tiềm lực lớn để tăng trưởng trong giai đoạn sau. Dựa vào các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội như; tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó đặc biệt là dựa
vào các lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu tự nhiên, các nguồn lực... việc thực hiện đầu tư làm
thay đổi vị trí của mình theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Cụ thể là sẽ sử dụng hiệu quả
các nguồn lực, lợi thế của chính vùng kinh tế đó.
Nhìn chung lại một cơ cấu đầu tư theo địa phương hay vùng lãnh thổ được xem là hợp
lý nếu nó phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời phát huy lợi
thế sẵn có của vùng trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
chung của các vùng khác, đảm bảo sự phát triển thống nhất về những cân đối lớn trong
phạm vi quốc gia và giữa các ngành.
1.3. Đặc điểm và các nhân tố tác động đến cơ cấu đầu tư:
1.3.1. Đặc điểm của cơ cấu đầu tư:
- Cơ cấu đầu tư luôn thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế xã hội. Sự thay đổi ở đây là sự thay đổi về vị trí, vai trò các bộ phận cấu thành đầu
tư bao gồm sự thay đổi về tổng quy mô nguồn lực, sự thay đổi về cơ cấu huy động nguồn
vốn, thay đổi về quan hệ tỷ lệ đầu tư giữa các ngành, tiểu ngành, các vùng và các thành
phần kinh tế...
- Cơ cấu đầu tư chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố. có nhân tố thuộc nội tại nền kinh
tế, có nhân tố tác động từ bên ngoài. Mặt khác có nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển song
cũng có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển. Sự phụ thuộc nhiều vào các nhân tố ảnh
hưởng cũng là nguyên nhân làm cho cơ cấu đầu tư luôn thay đổi. Cơ cấu đầu tư không cố

định mà sẽ dich chuyển theo hướng phát triển đi tới một cơ cấu hợp lý.
1.3.2. Các nhân tố tác động:
1.3.2.1. Các nhân tố trong nội bộ nền kinh tế:
Các nhân tố nội bộ hay còn gọi là các nhân tố bên trong tồn tại ngay trong nền kinh tế
của nước đó bao gồm: quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất
nước trong mỗi giai đoạn nhất định; nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội;
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; cơ chế quản lý có thể anh hưởng đến cơ cấu đầu
tư...Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về một số nhân tố sau:
* Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội:
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thị trường và nhu cầu của xã hội là người đặt hàng cho tất cả các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mọi ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế. Khách hàng chính là người
quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi hàng hoá dịch vụ. Nếu xã hội không có nhu cầu
thì tất yếu sẽ không có bất kì một quá trình sản xuất, bất kì một quá trình đầu tư nào.
Trong nội bộ nền kinh tế nước ta hiện nay, sản phẩm hàng hoá đã được chu chuyển khá
thuận lợi và nhanh chóng từ vùng này sang vùng khác, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng,
từ nơi có nhu cầu thấp đến nơi có nhu cầu cao. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh mà
không căn cứ vào nhu cầu của thị trường thì khó có thể tồn tại được lâu dài. Hiện nay, đất
nước ta đã hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhưng chúng ta đã
phát huy được những lợi thế của mình, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, trở thành
sản phẩm xuất khẩu chủ lực, được thị trường thế giới đánh giá cao.
Căn cứ vào thị trường và nhu cầu xã hội không chỉ căn cứ vào số lượng mà cả nhu cầu
về chất lượng, chủng loại các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Từ đó nó có tác động trưc tiếp
đến quy mô, trình độ phát triển, đến vị trí, tỷ trọng đầu tư của các ngành, lĩnh vực trong cơ
cấu đầu tư của toàn xã hội. Việc xác lập một cơ cấu đầu tư cho mỗi quốc gia, mỗi vùng
kinh tế không thể không tính đến xu thế tiêu dùng của xã hội. Đồng thời xem xét quan hệ
cung cầu của từng loại hàng hoá dịch vụ, xác định đúng lợi thế của mình để có chiến lược
bố trí hoạt động đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý.
* Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vùng và cơ chế,

năng lực quản lý trong mỗi giai đoạn nhất định:
Với tư cách là chủ thể quản lý, Nhà nước tác động và chi phối vào sự vận động của cơ
cấu đầu tư. Tuy nhiên Nhà nước không trực tiếp sắp đặt đầu tư theo các ngành nghề ( trừ
một số ít các dự án đầu tư trực tiếp của Nhà nước); không quy định các tỷ lệ của cơ cấu
đầu tư; không áp đặt đầu tư đối với các thành phần kinh tế bởi đó là quyền tự do sản xuất,
kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Nhà nước chỉ tác động gián tiếp bằng các định hướng
phát triển để thực hiện được mục tiêu, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đó chính là nội dung chủ
đạo của hoạt động kế hoạch đầu tư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Định hướng phát triển của Nhà nước luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các
tầng lớp dân cư tham gia đầu tư phát triển nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội với
hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, Nhà nước còn đưa ra các cơ hội, các dự án đầu tư, các hình
thức hỗ trợ nhất định để các chủ thể tham gia đầu tư.
Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội là định hướng chung cho mọi thành phần
kinh tế, mọi doanh nghiệp trong cả nước phấn đấu thực hiện dưới sự điều tiết của Nhà
nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy định, thể chế chính sách, tạo ra những tỷ lệ
hợp lý giưã các ngành nghề, các vùng kinh tế. Từ đó sẽ tiến tới thực hiện một cơ cấu đầu
tư hợp lý.
Mặt khác trong những thời kì nhất định, cơ chế quản lý Nhà nước cũng có những thay
đổi nhất định, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển. Đi cùng với nó là năng lực quản
lý của hệ thống, khả năng nắm bắt các quy luật kinh tế sẽ tác động đến việc ban hành chính
sách, điều hành vĩ mô, tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, đến đẩu tư và
cơ cấu đầu tư nói riêng.
* Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ:
Lực lượng sản xuất chính là động lực để phát triển xã hội. Mặt khác thị trường và nhu
cầu của xã hội là vô tận và ngày càng cao. Muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hết phải phát triển lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển, nó tác động đến
trình độ tự động hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá...tạo ra sự chênh lệch về năng suất.

Khoa học ngày càng đóng vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội, nó tác động
đến tất cả các khâu của quá trình phát triển. Nó làm thay đổi quy trình sản xuất truyền
thống, làm tăng năng suất hiệu quả. Từ đó đầu tư sẽ dịch chuyển theo hướng từ những
ngành có hàm lượng kĩ thuật thấp sang những ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, hiện đại.
Lực lượng sản xuất sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển về chất trong hoạt động đầu tư phát
triển của mỗi quốc gia và vùng kinh tế.
* Yếu tố nguồn nhân lực:
Cơ cấu đầu tư có sự dịch chuyển nhanh hay chậm, hợp lý hay không hợp lý do sự tác
động chủ quan của con người. Có thể nói nguồn nhân lực là nhân tố có ý nghĩa quyết định
trong việc hình thành cơ cấu đầu tư. Một ví dụ điển hình chứng minh cho tầm quan trọng
của nguồn nhân lực chính là trường hợp của đất nước Nhật Bản. Mặc dù là một đất nước
nghèo nàn về nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng chính nhờ con người nơi đây với trí tuệ
và nghị lực mạnh mẽ, đất nước này đã nhanh chóng vượt qua khó khăn. Và giờ đây Nhật
Bản là một trong những nước phát triển nhất thế giới. Chính vì vậy mà chúng ta cần học
hỏi rất nhiều bài học, kinh nghiệm từ đất nước này. Việt Nam vẫn luôn tự hào về một
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, “rừng vàng biển bạc”. Thế nhưng chúng ta vẫn
xếp trong những nước có nền kinh tế phát triển chưa cao. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Nhìn chung nước ta có lực lượng lao động trẻ, dồi dào và nhanh nhậy. Đây là một ưu thế
nhưng nhìn chung trình độ còn thấp, kĩ thuật lao động hạn chế nên việc chuyển dịch cơ cấu
đầu tư sang các lĩnh vực sử dụng nhiều chất xám sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi
cần có sự đầu tư nhất định cho nguồn nhân lực.Cụ thể cần có chính sách đào tạo nguồn
nhân lực trở thành đội ngũ có tay nghề cao, hợp lý về cơ cấu phục vụ cho nền kinh tế phát
triển.
* Vị trí địa lý kinh tế, điều kiện về các nguồn lợi tự nhiên:
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc bố trí đầu tư và
chuyển dịch cơ cấu đầu tư đặc biệt là cơ cấu đầu tư vùng kinh tế. Nguồn lợi tự nhiên là
một yếu tố gắn liền với vị trí địa lý, địa kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế bao
gồm: khoáng sản, nguồn nước, nguồn năng lượng, đất đai, rừng biển, trình độ dân trí...Các
nguồn lợi cùng với vị trí địa kinh tế, khí hậu tự nhiên kết tạo nên lợi thế so sánh cho mỗi
vùng trong khi các vùng khác không có hoặc không thuận lợi bằng. Khí hậu tự nhiên của

nước ta rất đa dạng, phong phú. Các nguồn lợi cũng đa dạng về chủng loại, chất lượng...Do
đó, việc xác lập một cơ cấu đầu tư hợp lý là tương đối công phu, phức tạp do sự tác động
của điều kiện địa lý, khí hậu và các nguồn lợi tự nhiên và yếu tố nhân văn. Với điều kiện
khí hậu tự nhiên khác biệt giữa các miền, đã tạo thuận lợi cho nước ta phát triển đa dạng,
phong phú; trong nội bộ từng vùng cũng có thể bố trí đầu tư nhiều lĩnh vực khác nhau, vừa
phát triển chuyên môn hoá, vừa phát triển tổng hợp. Tuy nhiên sự đa dạng này cũng có thể
dẫn đến dàn trải, không tạo được ưu thế về quy mô trong hoạt động đầu tư nói riêng, phát
triển nói chung của quốc gia. Vì vậy trong chính sách đầu tư phải có sự tập trung các
nguồn lực trong việc khai thác có hiệu quả các lợi thế.
1.3.2.2. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài:
Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài gồm có: nhân tố xu thế chính trị, xã hội và kinh tế của
các khu vực cũng như của thế giới.
Cụ thể, trong nền tài chính tiền tệ, một ảnh hưởng của một nước lớn cũng có thể gây
ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Một cuộc khủng hoảng về tài chính sẽ kéo theo sự suy
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thoái của cả hệ thống tài chính các nước khác. Bên cạnh đó sự thay đổi về tỉ lệ giá cả của
các đồng tiền sẽ làm thay đổi về sức cạnh tranh của các mặt hàng trong nước ra nước
ngoài.
Mặt khác phải kể đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng,
góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Đầu tư nước ngoài đã góp
phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy
các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh
nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh
tế. Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, lợi thế
địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Đầu tư nước ngoài đã
tác động trực tiếp đến việc cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán
thông qua chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp. Đồng thời,
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào sự gia tăng giá trị nền

kinh tế, là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy
phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập
ngày càng sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới.
Bên cạnh ảnh hưởng về kinh tế, sự không ổn định về chính trị ở một nước, một khu vực
cũng gây ra tâm lý e ngại cho việc đầu tư vào đất nước hay khu vực đó. Một nền chính trị
bất ổn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, khu vực đó,
gây tổn thất không nhỏ tới toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đang ngày
càng phổ biến, sự phát triển của một nền kinh tế sẽ chịu tác động rất lớn từ các nền kinh tế
khác trong khu vực và thể giới. Mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình đường lối, chiến
lược phát triển phù hợp với xu thế của thời đại, nhằm bắt kịp sự phát triển của các nước
trên thế giới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế chính trị trên
trường quốc tế. Từ việc tìm hiểu thông tin về tình hình kinh tế, chính trị của các nước trong
khu vực và trên thế giới các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho hợp lý nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất. Đồng thời nhà nước cũng sẽ căn cứ vào xu hướng chính trị trên
thể giới và khu vực để đề ra mục tiêu phát triển cho nước mình tạo nên sự phát triển bền
vững.
Một điểm nữa cần lưu ý là trong xu hướng quốc tế hoá lực lượng sản xuất và thời đại
bùng nổ thông tin, các thành tựu của khoa học kĩ thuật cho phép các nhà đầu tư bắt nhanh
nhậy thông tin, tìm hiểu thị trường và xác định chiến lược cơ cấu đầu tư hợp lý để nâng
cao năng lực cạnh tranh nhằm chủ động hội nhập.
• Như vậy cơ cấu đầu tư chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, theo cường độ
và mức độ không giống nhau. Vì vậy trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư
cần nắm vững và nhận thức đúng đắn cơ chế tác động của các nhân tố đó. Đồng thời có các
biện pháp phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực nhằm xây dựng được
một cơ cấu đầu tư hợp lý cho nền kinh tế xã hội.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ
CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN

2001-2007
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển
xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng này, nên trong
chiến lược 10 năm cũng như kế hoạch 5 năm, Đảng và Nhà nước đều đưa ra mục tiêu này
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và được coi là một trong mười mục tiêu tổng quát nhất. Trong thời gian qua, tỷ lệ huy động
vốn đầu tư so với GDP tăng đều qua các năm: năm 2001 là 34%; năm 2002 là 34.3%; năm
2003–35.8%; năm 2004 là 36.4%, năm 2005 là 38.4% và 2007 ước đạt 40.6% tăng 0.6% so
với kế hoạch. Đây là mức cao so với nhiều quốc gia khác. Điều này đã chứng minh rằng
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là chủ yếu do tăng mạnh vốn đầu tư.
Biều 1: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Tổng vốn đầu tư
phát triển cả nước theo
giá thực tế
Theo số liệu thống kê, riêng trong giai đoạn 2001-2005 tổng vốn đầu tư được huy động
và đưa vào nền kinh tế đạt khoảng 976 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2000), bằng khoảng
118.2% dự kiến kế hoạch 5 năm, gấp 1.76 lần so với 5 năm 1996- 2000. Tiếp 2 năm vừa
qua 2006 tổng vốn đầu tư phát triển cả nước là 398.9 nghìn tỷ đồng và đặc biệt năm 2007
chúng ta đã huy động được số vốn đầu tư lên tới 461.9 nghìn tỷ đồng, tăng 16.4% so với
thực hiện năm 2006. Với đà này, Bộ kế hoạch đầu tư dự kiến tổng vốn đầu tư xã hội trong
giai đoạn tới tiếp tục tăng lên, ước tính giai đoạn 2006- 2010 khoảng 2200 tỷ đồng (tương
đương 140 tỷ USD).
2.1 Thực trạng về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn .
2.1.1 Quy mô và cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn.
Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu đều phân tích đầu tư xã hội theo 3 nguồn vốn cơ bản
là: vốn đầu tư Nhà nước, vốn đầu tư ngoài quốc doanh và vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó
vốn đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) một phần nằm trong nguồn vốn ngân sách
Nhà nước vì được phân bổ qua Ngân sách Nhà nước hàng năm và ngoài ra một phần nằm
trong vốn tín dụng đầu tư và phát triển nhà nước. Việc các địa phương chủ động thu hút

vốn ODA hiện nay chưa thực sự có ý nghĩa lớn vì chủ yếu là các dự án nhỏ lẻ. Hầu hết các
dự án có vốn đầu tư lớn, có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội đều được phân bổ
từ Trung ương.
Bảng 2: Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
( sơ bộ)
Tổng số 170496 200145 239246 290927 343135 398900 461900
14
461900
398900
343135
290927
239246
200145
170496
0
100000
200000
300000
400000
500000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vốn nhà
nước
101973 114738 126558 139831 161635 185100 200000
Vốn ngoài
quốc doanh
38512 50612 74388 109754 130398 150500 187800

Vốn đầu tư
nước ngoài
30011 34795 38300 41342 51102 63300 74100
Nguồn: Niên giám thống kê 2006 và thông cáo báo chí về số liệu thống kê năm 2007
Bảng 3 :Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
(sơ bộ)
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100
Vốn nhà nước 59.8 57.3 52.9 48.1 47.1 46.4 43.3
Vốn ngoài quốc doanh 22.6 25.3 31.1 37.7 38.0 37.7 40.7
Vốn đầu tư nước ngoài 17.6 17.4 16.0 14.2 14.9 15.9 16.0
Nguồn: Niên giám thống kê 2006 và thông cáo báo chí về số liệu thống kê năm 2007
Biểu 2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội phân theo nguồn vốn
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2001 2003 2005 2007
V?n đ?u tư nư?c ngoài
V?n ngoài qu?c doanh
V?n nhà nư?c
Có thể thấy rằng trong thời gian qua, Nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách và cơ chế
quản lý mới, có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc
mọi thành phần kinh tế, cả trong nước và ngoài nước, nhất là nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Do đó, vốn đầu tư phát triển hàng
năm không ngừng tăng, các nguồn vốn huy động tham gia đầu tư ngày càng đa dạng.
Bảng 4 : Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

(sơ bộ)
Vốn nhà nước 101973 114738 126558 139831 161635 185100 200000
Theo nguồn vốn
Vốn NSNN 45594 50210 56992 69207 87932 100200 97000
Vốn vay 28723 34937 38988 35634 35975 41200 40300
Vốn tự có và vốn 27656 29591 30578 34990 37728 43700 62700
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khác
Theo cấp quản lý
Trung uơng 56717 57031 63870 70613 82531 93100 135600
Địa phương 45256 57707 62688 69218 79104 92000 64400
Nguồn: Niên giám thống kê 2006 và thông cáo báo chí về s ố liệu thống kê năm 2007
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Vốn nhà nước 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Theo nguồn vốn
Vốn NSNN 44.7 43.8 45.0 49.5 54.4 54.1 48.5
Vốn vay 28.2 20.4 20.8 25.5 22.3 22.3 20.2
Vốn tự có và vốn
khác
27.1 25.8 24.2 25.0 23.3 23.6 31.3
Theo cấp quản lý
Trung uơng 55.6 49.7 50.5 50.5 51.1 50.3 67.8
Địa phương 44.4 50.3 49.5 49.5 48.9 49.7 32.2
Nguồn: Niên giám thống kê 2006
Trước hết là nguồn vốn nhà nước. Là nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng trong
việc phát triển kết cấu hạ tầng và thu hút các nguồn vốn trong dân cư và vốn đầu tư nước
ngoài, quy mô vốn Nhà nước liên tục tăng lên trong thời gian qua.Tính từ giai đoạn 2001-
2007, tổng số vốn Nhà nước đưa vào nền kinh tế là khoảng hơn 1000 tỷ. Vốn Nhà nước

luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn. Tỷ trọng này trung bình
trong 7 năm vừa qua ước khoảng 50% trong đó vốn Ngân sách Nhà nước chiếm khoảng
24.45%, vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước chiếm khoảng 13.19%, vốn tự có và vốn
khác chiếm khoảng 12.36% so với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Đặc biệt trong đó
phải kể đến vốn ODA đã bổ sung một phần rất quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Trong
giai đoạn 2001-2005 số vốn ODA các nhà tài trợ cam kết cho Nhà nước đạt khoảng 14.7
tỷ, năm 2006 là 3.74 tỷ, năm 2007 là hơn 4.4 tỷ, tuy vậy số vốn giải ngân mới chỉ đạt được
khoảng phân nửa trong số vốn mà các nhà tài trợ đã cam kết.
Bên cạnh vốn Nhà nước, vốn ngoài quốc doanh bao gồm vốn của khu vực dân cư và tư
nhân đã đạt được mức độ tăng trưởng nhanh chóng, và là nguồn đầu tư lớn thứ hai. Tính từ
2001-2007, tổng số vốn ngoài quốc doanh đã tăng lên gần 5 lần từ 38.5 nghìn tỷ lên đến
187.8 nghìn tỷ cùng với đó là cơ cấu vốn đầu tư ngoài quốc doanh trong tỷ trọng tổng vốn
đầu tư đã tăng lên từ 22.6% năm 2001 lên 40.7% năm 2007. Trung bình năm sau vốn đầu
tư của khu vực ngoài quốc doanh tăng lên so với năm trước đó là khoảng 28%, cá biệt năm
2002 tăng so với năm 2001 là 46.97% và năm 2003 tăng so với năm 2002 là 47.54%.
Có sự thay đổi rất nhanh chóng và bứt phá trong thời gian vừa qua là dòng vốn FDI- vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa hết sức to lớn đặc biệt trong
giai đoạn tiềm lực trong nước còn chưa thực sự mạnh mẽ. Hiện nay nguồn vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài chủ yếu được khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao, xây
dựng cơ sở hạ tầng, các vùng kinh tế còn nhiều tiềm năng nhưng chưa có điều kiện khai
thác. Phải nói rằng, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bắt đầu từ tháng 7-1997 đã làm
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giảm sút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng những năm gần đây
dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được phục hồi và có xu hướng tăng dần: năm
2003 vốn đăng ký tăng 6% so với năm 2002; năm 2004 vốn đăng ký tăng 42% so với năm
2003; năm 2005 vốn đăng ký tăng 58% so với năm 2005; năm 2006 vốn đăng ký tăng
75.4% so với năm 2005; năm 2007- năm đạt mức kỷ lục về đầu tư nước ngoài, cao gần gấp
đôi so với dự kiến ban đầu: vốn đăng ký tăng 69% so với năm 2006. Trong giai đoạn 2001-
2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỉ USD vượt 73% so với mục tiêu đặt

ra trong Nghị quyết 09/2001/NQ-CP (12 tỉ USD), vốn thực hiện đạt 14.3 tỉ USD, tăng 30%
so với mục tiêu (11 tỉ USD); năm 2005 vốn cấp mới đạt 6.84 tỉ USD. Đặc biệt là 2 năm
2006-2007, trong năm 2006 số vốn FDI đăng ký đạt tới 12 tỷ USD và năm 2007, số vốn
đăng ký đã lên đến mức kỷ lục 20.3 t ỷ USD. Đồng thời cùng với tăng nhanh dòng vốn đầu
tư, còn xuất hiện nhiều dự án có quy mô lớn đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nặng
(sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đồ điện tử, thép...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản,
công nghệ thông tin, tư vấn...).
Bảng 6 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép 2001-2006
Năm Số dự án Vốn đăng ký (Triệu $ Mỹ) Tổng số vốn
thực hiện (Triệu
$ Mỹ)
Tổng số V ốn ph áp đ ịnh
Tổng số Nước
ngoài
góp
Việt Nam
góp
2001 555 3142.8 1708.6 1643.0 65.6 2450.5
2002 808 2999.8 1272.0 1191.4 80.6 2591.0
2003 791 3191.2 1138.9 1055.6 83.3 2650.0
2004 811 4547.6 1217.2 1112.6 104.6 2852.5
2005 970 6839.8 1973.4 1875.5 97.9 3308.8
2006 987 12003.8 4674.8 4328.3 346.5 3956.3
2007 1445 20300.0 >4000
Nguồn: Tính theo Niên giám thống kê 2006 và số liệu ước tính năm 2007.
2.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong giai đoạn 2001-2007.
Như vậy, có thể thấy cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong thời gian qua đã có bước dịch
chuyển quan trọng với xu hướng: giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư phát triển Nhà nước, tăng
dần vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh và vốn đầu tư nước ngoài. Sự thay đổi cơ cấu
đầu tư trên được các chuyên gia đánh giá là phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu

kinh tế thành phần trong giai đoạn hiện nay. Tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng số vốn đã
giảm từ 59.8 % năm 2001 xuống 46.4% năm 2006 và trong năm 2007 ước đạt chỉ còn
khoảng 43.3% cùng với đó tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước vào GDP trong cơ
cấu GDP đã giảm từ 38.4% năm 2001 xuống 37.2% năm 2006. Về vốn ngoài quốc doanh,
với sự tăng lên về vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khu vực ngoài quốc
doanh cũng đã có những đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh
tế của quốc gia. Tuy cơ cấu GDP theo giá hiện hành chúng ta không thấy rõ sự thay đổi
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
này, tuy vậy tốc độ tăng GDP theo giá so sánh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng
đã tăng từ 6.36% năm 2001 lên 8.19% năm 2007. Đặc biệt là sự thu hút mạnh mẽ của vốn
đầu tư nước ngoài vào nước ta trong thời gian qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày
càng thể hiện rõ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng trong GDP
của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã tăng từ 13.76% năm 2001 lên 17.02% năm 2006.
Bảng 7: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế, 2001-2005
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cơ cấu GDP (giá hiện hành) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Kinh tế nhà nước 38.40 38.38 39.08 39.23 38.42 37.32
Kinh tế ngoài quốc doanh 47.84 47.86 46.45 45.61 45.68 45.66
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13.76 13.76 14.47 15.17 15.89 17.02
Tốc độ tăng GDP (giá so sánh) 6.89 7.08 7.34 7.79 8.43
Kinh tế nhà nước 7.44 7.11 7.65 7.75 7.36
Kinh tế ngoài quốc doanh 6.36 7.04 6.36 6.95 8.19
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 7.21 7.16 10.52 11.51 13.20
Nguồn: TCTK và tính toán của Viện NCQLKTTƯ.
Lý giải cho những nguyên nhân của sự dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn đầu tư như trên
trong giai đoạn này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
Trước hết, về việc tăng lên quy mô của các nguồn vốn đầu tư (số liệu tuyệt đối) trong
giai đoạn này cần phải thấy rằng trong giai đoạn này có những chuyển biến tích cực trong
huy động, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước một phần quan trọng là nhờ công tác chỉ

đạo toàn diện của Chính phủ trong việc từng bước cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ các
khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh
nghiệp. Đặc biệt vào cuối năm 2005, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng
nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh, trong đó có Luật Đầu tư chung và
Luật Doanh nghiệp thống nhất. Triển vọng tương đối lạc quan về sự phát triển kinh tế của
Việt Nam cùng với việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo nên sức hút mạnh mẽ cho cả đầu tư trong nước và
ĐTNN.
Sau nữa là sự dịch chuyển về cơ cấu đầu tư (số liệu tương đối) trong giai đoạn này. Sự
dịch chuyển như trên được xem là hợp lý và là dấu hiệu đáng mừng.
Tuy vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, tỷ trọng của vốn đầu tư nhà nước
vẫn chiếm khoảng gần 50% tổng vốn đầu tư nhưng tỷ trọng này đã có xu hướng giảm dần
trong thời gian qua. Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế thị trường đang hình thành,
phần nào phản ánh môi trường đầu tư đã và đang được cải thiện. Vốn đầu tư Nhà nước chỉ
chủ yếu tập trung cho các dự án công cộng không thu hồi được vốn, hỗ trợ đầu tư cho các
vùng còn khó khăn, đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, thuỷ lợi, hạ
tầng nông nghiệp, các cơ sở sản xuất giống cây và giống con, hạ tầng lâm nghiệp, giáo dục
đào tạo, khoa học công nghệ, y tế xã hội, văn hoá, thể dục thể thao...có tác động là vốn mồi
để thu hút các nguồn vốn khác. Ngoài ra nó sẽ có vai trò quan trọng trong việc hình thành
các công trình trọng điểm của quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng, các ngành.
Vốn DNNN sau một thời kỳ giảm đã tăng trở lại vào năm 2005 do tiến trình cổ phần
hoá được đẩy mạnh. Đối với các DNNN trực tiếp sản xuất kinh doanh, có điều kiện thu hồi
18

×