TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
BÀI TẬP NHÓM
TÌM HIỂU VỀ THẾ GIỚI Ả RẬP
Môn: Đa văn hóa
GVHD:
Trần Thị Minh Duyên
Nhóm thực hiện:
14
Đà nẵng, ngày 29 tháng 9 năm 2015
Mục lục
1 Giới thiệu chung
................................................................................................................................
4
1.1 Vị trí địa lí
....................................................................................................................................
4
1.2 Dân số và ngôn ngữ
.....................................................................................................................
5
1.3 Tôn giáo
.......................................................................................................................................
7
1.4 Kinh tế khu vực.
..........................................................................................................................
9
2 Danh lam thắng cảnh ở thế giới Ả Rập
..........................................................................................
12
2.1 Arab Saudi
.................................................................................................................................
12
2.1.1 Mecca
..................................................................................................................................
12
2.1.2 Mada'in Saleh
.....................................................................................................................
13
2.2 Jerusalem
...................................................................................................................................
13
2.3 Dubai
.........................................................................................................................................
14
2.4 Lebanon (Li băng)
.....................................................................................................................
16
2.5 Tunisia
.......................................................................................................................................
17
2.6 Ai Cập
.......................................................................................................................................
18
3 Đám cưới ở thế giới Ả Rập
...........................................................................................................
19
3.1 Đọc chương kinh Fatiha
............................................................................................................
20
3.2 Đính hôn
....................................................................................................................................
20
3.3 Katb elKitab
.............................................................................................................................
20
3.4 Đêm henna
.................................................................................................................................
21
4 Lễ hội
...............................................................................................................................................
22
4.1 Lễ Ramanda
..............................................................................................................................
22
4.2 Lễ Eid AlFitr
............................................................................................................................
22
4.3 Lễ Eid alAdha
..........................................................................................................................
23
2
Đa văn hóa – Nhóm 14
4.4 Lễ hành hương Haji
..................................................................................................................
24
5 Năm trụ cột của người Hồi giáo
.....................................................................................................
24
6 Trang phục của người Ả Rập
..........................................................................................................
26
7 Ẩm thực
............................................................................................................................................
26
7.1 Fata
............................................................................................................................................
27
7.2 Kabsa
.........................................................................................................................................
28
7.3 Shawarmas
.................................................................................................................................
29
7.4 Couscous
...................................................................................................................................
30
7.5 Shish tawook .............................................................................................................................
30
8 Thành tựu – đóng góp của nền văn hóa Ả Rập cho thế giới
...........................................................
31
8.1 Về văn học
................................................................................................................................
31
8.2 Về toán học
...............................................................................................................................
31
8.3 Hóa học
.....................................................................................................................................
32
9 Các khía cạnh đo lường chiều hướng văn hóa Hofstede
.................................................................
32
9.1 Khoảng cách quyền lực
............................................................................................................
32
9.2 Tránh sự không chắc chắn
........................................................................................................
35
9.3 Chủ nghĩa tập thể
.....................................................................................................................
37
9.4 Văn hóa nam tính/ nữ tính
.........................................................................................................
39
9.5 Định hướng ngắn hạn/ dài hạn
.................................................................................................
41
9.6 Kết luận
....................................................................................................................................
42
10 Lời khuyên về kinh doanh với người Ả Rập
.................................................................................
42
10.1 Lời khuyên cho cuộc họp thành công:
....................................................................................
42
10.2 Lời khuyên khi đàm phán ở Trung Đông:
..............................................................................
44
10.3 Lời khuyên chung
....................................................................................................................
45
3
Đa văn hóa – Nhóm 14
1
Giới thiệu chung
1.1 Vị trí địa lí
Thế giới Ả Rậpbao gồm 22 nước trải dài từ Morocco qua Bắc Phi
đến Vịnh Bắc Phi. Khu vực này được biết đến như Trung Đông và
Bắc Phi. Với diện tích 13.59744 km2.
Hình 1Bản đồ khu vực
4
Đa văn hóa – Nhóm 14
Hình 2 Cờ các nước trong khu vực
Với diện tích 13.59744 km2thế giới Ả Rập nằm giữa Châu Phi và
Châu Á: 72% lãnh thổ ở Châu Phi, 28% ở Châu Á. Đây cũng là vùng
chiến lược quan trọng nhất thế giới.
Bờ biển dài cho phép nó tiếp cận với nhiều tuyến đường thủy quan
trọng như: Đại Tây Dương, Biển Địa Trung Hải, Vịnh Ả Rập, Vịnh
Ả Rập, Vịnh Aden, Biển Đỏ và Ấn Độ Dương.
1.2 Dân số và ngôn ngữ
Theo số liệu cho thấy, dân số các nước Ả Rập đạt khoảng 367 triệu
người, chiếm gần 5.2% dân số thế giới. Trong đó có khoảng 70 triệu
người trong độ tuổi từ 1524. Là khu vực có tỉ lệ tăng trưởng cao
nhất thế giới. Số người ngoại quốc chiếm tỉ lệ lớn.
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất và được vay
mượn từ vựng từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Do Thái, Hi
Lạp, Ba Tư,…Bên cạnh đó, để hội nhập với thế giới, tiếng Anh
5
Đa văn hóa – Nhóm 14
cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi và một số ngôn ngữ khác như
tiếng Pháp, Thổ Nhĩ Kì, Do Thái,…
Hình 3
Màu xanh lá cây: Các nước sử dụng tiếng Ả Rập như ngôn ngữ
chính thức duy nhất.
Màu xanh da trời: Các nước sử dụng tiếng Ả Rập là một trong các
ngôn ngữ chính thức.
6
Đa văn hóa – Nhóm 14
Hình 4
1.3 Tôn giáo
Các tôn giáo chính ở thế giới Ả Rập là hồi giáo Sunni, hồi giáo Shia,
Kito, Do Thái, một số tôn giáo của các bộ lạc…Nhưng chủ yếu vẫn
là đạo Hồi, chiếm 20% Tín đồ Hồi giáo thế giới.
Hình 5
Hai thành phố linh thiên nhất của Đạo Hồi là Mécca và Mêđina
thuộc nước Ả Rập Saudi. cadith
Hồi giáo là một tôn giáo độc thần phát triển dựa trên nền tảng quan
trọng nhất là kinh Koran, đây là bộ kinh được Mohammed viết bằng
7
Đa văn hóa – Nhóm 14
tiếng Arab trên lá cọ khô và những tấm da của xúc vật phơi khô.
Cuốn kinh sau này được lưu giữ là nhờ cố gắng sao chép và phục
hồi của nhiều vị vua khác nhau vị trì trên khu vực bán đảo Arab.
Kinh Koran ngoài việc đề cập đến những vấn đề thiêng liêng và lịch
sử, còn đề cập đến những giáo lí cơ bản dành riêng cho người Hồi
giáo. Ví dụ như cấm cho vay nặng lãi, cấm cờ bạc, phụ nữ ngoại
tình bị ném đá cho chết hay bị đóng đinh hoặc chặt hết chân tay nếu
chống Thiên Chúa Alla và thiên sứ Mohammed…Ngoài ra kinh Koran
còn đề ra 5 nghĩa vụ căn bản buộc mọi người Hồi giáo phải thực
hiện, đó là: niệm, lễ, trai, khóa, triều.
Một trong những biến động lớn của Hồi giáo là sự kiện nhà tiên tri
Mohammed mất(năm 632) và tranh cãi về quyền thừa kế đã khiến
cho Hồi giáo tách thành hai dòng lớn: Hồi giáo dòng Sunni và Hồi
giáo dòng Shia(Shiite). Người Hồi giáo Sunni tự coi mình tự coi mình
là dòng chính thống và chính thống của đạo Hồi, trong khi đó người
Hồi giáo Shia tự coi mình là nhóm thừa hưởng các quyền lợi của
Alicon rể Mohammed, coi mình là những người đi theo đường lối
chính trị, nối dõi trong việc lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo. Sự khác
biệt của hai dòng Hồi giáo Sunni và Shia cho đến nay vẫn thể hiện
khuynh hướng biến động quan trọng của Hồi giáo nói chung và trở
thành những lí do đằng sau những sự kiện mâu thuẫn, xung đột ngay
trong thế giới nội tại Hồi giáo.
8
Đa văn hóa – Nhóm 14
1.4 Kinh tế khu vực.
Nông nghiệp: Sản phẩm nông nghiệp gồm lúa mì, lúa mạch, khoai
tây, cà chua, dưa hấu, chà là, các loại quả thuộc họ cam quýt, thịt
cừu, gà, trứng, sữa…
Công nghiệp: Sản xuất dầu thô, lọc dầu, hóa dầu cơ bản, amoniac,
khí công nghiệp, hidroxit natri(caustic soda), xi măng, phân bón,
nhựa, kim loại, sửa chữa tàu kim loại, sửa chữa máy bay thương
mại, xây dựng.
Thế mạnh kinh tế của thế giới Ả Rập là dầu mỏ, gần 60% lượng
dầu Trái Đất đang hoặc gần bán đảo Ả Rập.
Những quốc gia giàu có nhất thế giới Ả Rập đều có nền kinh tế phụ
thuộc lớn vào việc khai thác dầu mỏ.Trong số 22 nước thành viên,
có 11 nước là nhà xuất khẩu dầu. Chính vì thế, các ngành
Hidrocarbon thống trị nền kinh tế của khu cực này, đóng góp khoảng
50% GDP và 80% doanh thu của chính phủ. Trong đó, Ả Rập Saudi
sỡ hữu 25% tổng trữ lượng dầu thế giới, là nước xuất khẩu dầu lửa
lớn nhất thế giới và dẫn đầu trong khối OPEC(tổ chức các nước
xuất khẩu dầu lửa).
9
Đa văn hóa – Nhóm 14
Hình 6
10
Đa văn hóa – Nhóm 14
Hình 7
Sự giàu có của các nước trong khu vực.
1. Qatar 98.900 USD
Sản phẩm khí đốt
2. Kuwait 45.100 USD
Dầu mỏ
3. Các Tiểu Vương Quốc Thương mại “Phi dầu mỏ” du lịch
Ảrập Thống Nhất (UAE)
4. Bahrain 27.900 USD
Thương mại tự do hàng hóa và dịch
vụ
5. Ảrập Xêút 24.900 USD Dầu mỏ
6. Oman 21.700 USD
Công nghiệp dầu khí
7. Libya 10.700 USD
Dầu mỏ
8. Lebanon 10.700 USD
Dịch vụ, thương mại và nông nghiệp
11
Đa văn hóa – Nhóm 14
9. Tunisia 9.900 USD
Dầu mỏ, khí đốt, khai mỏ, nông
nghiệp và du lịch
10. Algeria 7.600 USD
Xuất khẩu dầu mỏ, sản xuất khí đốt
tự nhiên
2
Danh lam thắng cảnh ở thế giới Ả Rập
Thế giới Ả Rập bao phủ một vùng địa lý rộng lớn nên ở đây có nhiều
loại địa hình khác nhau như là sa mạc, cây bụi, rừng Địa Trung Hải đến
những rặng núi tuyết. Đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi
giáo. Chính vì vậy, ở đây không thiếu những danh lam thắng cảnh và công
trình văn hóa thu hút nhiều khách du lịch.
2.1 Arab Saudi
2.1.1 Mecca
Mecca là thành phố thánh địa của đạo Hồi, thuộc lãnh thổ Arab Saudi.
Mỗi năm, hàng triệu người Hồi giáo thực hiện Hajj hành hương đến Mecca
đi bộ bảy lần quanh Kaaba và hơn 13.000.000 người thăm Mecca hàng năm.
Truyền thuyết kể rằng Kaaba vốn màu trắng nhưng chuyển đen vì hấp thu
tội lỗi của nhân loại. Nếu không thể hôn hoặc chạm được phiến đá vì quá
đông, họ có thể chỉ đơn giản là đưa tay lên cao, hướng về phía phiến đá trong
mỗi lượt đi. Họ không được ăn nhưng được phép uống nước.
12
Đa văn hóa – Nhóm 14
2.1.2 Mada'in Saleh
Mada'in Saleh là tên gọi cho các địa điểm khảo cổ có từ thời kì tiền
Hồi giáo, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, bởi các cổ vật có từ
thời cổ đại và 131 ngôi mộ dựa vào đá hoành tráng.
2.2 Jerusalem
Thành phố trở thành một thánh địa chung của cả ba tôn giáo Do Thái
giáo, Hồi giáo và Công giáo, lưu giữ nhiều di tích tôn giáo và là điểm hành
13
Đa văn hóa – Nhóm 14
hương hàng năm. Khu vực Cổ Thành đã được UNESCO công nhận là Di sản
Thế giới vào năm 1981.
Từ góc trái phía trên: Đường chân trời Jerusalem nhìn từ Givat ha'Arba,
Mamilla, Cổ Thành và Mái Vòm Đá, một khu chợ trời ở Cổ Thành, Knesset,
Tây Thành, Tháp David và tường Cổ Thành.
2.3 Dubai
Dubai là một thành phố và đồng thời là một trong bảy tiểu vương
quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Được mệnh danh
là thành phố giàu có nhất thế giới, Dubai được biết đến với những tòa tháp
cao nhất thế giới, hòn đảo nhân tạo lớn nhất, khách sạn xa xỉ nhất cùng
nhiều công trình ấn tượng khác.
Tuy nhiên, giá taxi sang ở Dubai quy ra tiền Việt chỉ 10.000 đồng/km,
ăn tối ở khách sạn 57 sao khoảng 3 triệu đồng và khi mua vàng tại chợ, số
tiền khách phải trả khá rẻ
14
Đa văn hóa – Nhóm 14
15
Đa văn hóa – Nhóm 14
2.4 Lebanon (Li băng)
Di tích thành phố cổ Baalbek (Các đền thờ La mã dành cho các thần
Jupiter, thần Bacchus và thần Venus), thành phố cổ Tyre, thành phố cổ Byblis
(tên mới, Jebail) với các phát hiện nhờ khai quật khảo cổ: quách chôn Ahiram
là một trong những bức chạm nổi đẹp nhất của nghệ thuật Phoenicia, văn bia
trên quách là bằng chứng xưa nhất về chữ viết Phoenicia các bãi tắm sân
trượt tuyết...
16
Đa văn hóa – Nhóm 14
2.5 Tunisia
Thành phố cổ Carthage: Các thương gia người Phoenicia đã tìm ra và
định cư ở Tunisia, xây dựng thành phố riêng cho mình.
Ốc đảo sa mạc: Một phần lãnh thổ Tunisia nằm trong Sahara, sa mạc
lớn nhất thế giới, với nhiều ốc đảo xinh đẹp. Du khách có thể trải nghiệm
cuộc sống của người dân ở các ốc đảo này, nơi dừng chân của các loài chim
trên đường di trú.
Kairouan: Đây là một trong 4 thành phố tâm linh nhất của những người
Hồi giáo. Cũng giống như các thành phố khác của Tunisia, khu phố cổ của
Kairouan là những con ngõ hẹp nối chằng chịt với nhau và thông ra những
con phố khác. Sự hun hút và ngoằn ngoèo của những con đường bên trong
luôn làm du khách cảm thấy bối rối và nhầm lẫn, bởi không thể định dạng
được đâu là con đường mình đã đi qua và đâu là nơi cuối cùng.
17
Đa văn hóa – Nhóm 14
2.6 Ai Cập
Đất nước Ai cập với một nền văn hóa ấn tượng không hề trộn lẫn với
bất cứ nơi nào khác chắc chắn sẽ là một thách thức lớn đối với những ai
muốn khám phá được hết vẻ đẹp của nó.
Cairo
Một khi bạn có thể vượt qua được sự hỗn loạn, những cú sốc văn hóa
và những tay “cò vé” ở Cairo thì thành phố này chính là điểm đến trong mơ.
Với những người hâm mộ lịch sử thì đây chính là nơi dành cho họ, bởi những
truyền thống văn hóa dường như được gìn giữ hoàn hảo đến mọi ngõ ngách
trong thành phố.
Kim tự tháp Giza
18
Đa văn hóa – Nhóm 14
Đây là những địa điểm duy nhất còn sót lại trong bảy kỳ quan của thế
giới cổ đại và có niên đại hơn 4.600 năm tuổi. Đây thực sự là một cảnh
tượng hùng vĩ và còn ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn.
3
Đám cưới ở thế giới Ả Rập
Một đám cưới ở Ả Rập nói chung thường bao gồm các phần sau: cầu
hôn, đính hôn, đêm Henna, Nikah, đăng kí kết hôn, tiệc chiêu đãi Walima và
tuần trăng mật. Đối với người theo Hồi giáo thì lễ Nikah và Walima là bắt
buộc.
Nhà trai nhờ người đến nhà gái để dạm hỏi, sau khi nhà gái đồng ý thì
nhà trai chuẩn bị lễ hỏi. Lễ hỏi bao gồm các lễ vật như vải vóc, hoa tai, dây
chuyền,… Lễ cưới thực hiện theo đúng nghi thức Rukun Nikah: Thứ nhất,
phải có người đại diện phía nhà gái làm chủ hôn gọi là Wali. Thứ hai, phải có
hai người làm chứng gọi là Saksi. Thứ ba, lễ Kabon tiến hành giữa ông Wali
và chú rể. Ông Wali tuyên bố việc gả người con gái và chú rể chấp nhận
việc cưới cô dâu. Thứ tư, phải có cô dâu. Thứ năm, phải có chú rể. Buổi lễ
chính thức được diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người. Sau lễ cưới
ba ngày, chú rể phải đưa cô dâu về thăm cha mẹ mình và phải mang sang nhà
gái các vật dụng sinh hoạt như nồi, niêu, xoong, chảo, gạo, muối,… Cha mẹ
chú rể sẽ đưa vợ chồng mới cưới đi thăm người thân. Chú rể có thể đưa vợ
về ở nhà mình hoặc đến sống chung cùng với gia đình bên vợ.
Hôn nhân sắp đặt vẫn còn tồn tại ở nhiều nước Ả Rập. Khi một chàng
trai đến tuổi lấy vợ, gia đình của anh ta sẽ tìm kiếm một cô gái đủ tiêu chuẩn
cho chàng trai lấy về làm vợ. Thông thường, họ sẽ xem xét vẻ đẹp bên ngoài,
cử chỉ, sự gọn gàng, giáo dục và những phẩm chất của cô ấy để trở thành
19
Đa văn hóa – Nhóm 14
một người vợ tốt. Bên cạnh đó, họ cũng đánh giá những hành vi cách ứng xử
của cả gia đình cô gái. Hai bên gia đình sẽ gặp nhau, thường là tại nhà chú rể
hoặc một nơi bên ngoài. Họ gặp gỡ, trò chuyện và tìm hiểu về nhau. Cô dâu
và chú rể sẽ phải ngồi cách xa nhau nhưng vẫn phải trong tầm mắt nhau để
có thể hiểu về đối phương.
Tuy nhiên, ngày nay, các chàng trai đã có thể được lựa chọn người
mình muốn cưới và giới thiệu ra mắt cho gia đình. Thậm chí, hai người có
thể quyết định kết hôn trước khi hỏi ý kiến của gia đình.
3.1 Đọc chương kinh Fatiha
Gia đình cô dâu sẽ tổ chức một buổi đón tiếp tại nhà, tại đây chú rể sẽ
trịnh trọng nhận lấy tay cô dâu từ cha hoặc người đàn ông lớn tuổi nhất trong
gia đình cô dâu. Sau khi người cha đồng ý, cả gia đình sẽ đọc kinh Fatiha
(chương đầu trong kinh Coran) và dọn tiệc sharbat, một bữa tiệc ngọt thân
mật gồm trái cây hoa quả (thường là ở Ai Cập) hoặc cà phê Turkish.
3.2 Đính hôn
Tiệc đính hôn tại các nước Ả Rập thường giống như một đám cưới
đơn giản, hoặc như một bữa ăn tối giữa các thành viên trong gia đình. Cô dâu
không cần gò bó về trang phục và thông thường cô dâu chú rể sẽ mặc chung
màu. Họ sẽ trao nhận và đeo cho nhau.
3.3 Katb elKitab
Katb elKitab còn được hiểu là hợp đồng hôn nhân, được tổ chức như
là một phần lễ kỷ niệm, bao gồm sheikh và imam. Sẽ có bài diễn văn về cách
mà nhà tiên tri đã đối xử với vợ, cách đối xử và tôn trọng người phụ nữ cũng
như cách người phụ nữ tôn trọng chồng mình. Trong buổi lễ, hai bên sẽ đọc
kinh Fatiha và một văn bản pháp lý sẽ được điền tên và nộp lại. Hai người
20
Đa văn hóa – Nhóm 14
đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ ký tên và cặp đôi chính thức trở thành
vợ chồng.
3.4 Đêm henna
Ngày xưa ở nước Palestin cũ, đêm Henna là đêm để chuẩn bị những vật
trang trí cuối cùng cho đám cưới, đây cũng là cơ hội để gia đình ăn mừng
trước đám cưới. Gia đình chú rể sẽ "sahji" hoặc nhảy xuyên suốt qua các dãy
phố để đến nhà cô dâu. Lúc này cô dâu chú rể sẽ được mọi người vẽ trang trí
đôi bàn tay, và cô dâu sẽ được cho vàng. Sau đó, gia đình 2 bên sẽ quây quần
nhảy múa trong điệu nhạc Palestin.
Ngày nay, trong đêm Henna, các cô bạn gái của cô dâu và họ hàng sẽ
tham gia vào buổi tiệc chúc mừng với rất nhiều món ăn nước uống và đặc
biệt là nhảy múa. Họ sẽ chơi những bản nhạc Ả Rập hoặc nhạc Hồi giáo, và
nhảy với nhau. Một người sẽ vẽ Henna, những họa tiết sẽ được vẽ lên da ,
thường là trên tay hoặc chân.
Nhà trai cũng tổ chức tiệc, với sự tham gia của bạn bè chú rể và gia
đình. Ở một số nơi, các bạn của chú rể sẽ giúp chú rể cạo râu, xem như là
một cách chuẩn bị cho lễ cưới. Chú rể sau đó sẽ đến nhà của cô dâu và hai
người cùng nhau thực hiện vẽ henna.
Điều đặc biệt là, trong đêm Henna, cô dâu sẽ mặc trang phục do những
người phụ nữ trong gia đình và do chú rể trang trí nên.
21
Đa văn hóa – Nhóm 14
4
Lễ hội
4.1 Lễ Ramanda
Tháng Ramadan thường diễn ra vào cuối mùa hè. Trong khoảng thời
gian một tháng, những người theo đạo Hồi sẽ nhịn ăn, uống, hút thuốc, quan
hệ luyến ái từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Đừng lầm
tưởng người Hồi phải nhịn ăn nhịn uống trong toàn bộ 1 tháng, chẳng có ai
làm được điều đó cả. Họ chỉ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ khi mặt trời mọc.
Khoảng 2 giờ 3 giờ sáng, mỗi phố lại có một người mang một cái trống
nhỏ đánh theo nhịp ngũ liên, hô to để đánh thức mọi người dậy lo nấu nướng,
kịp ăn uống trước khi mặt trời mọc. Bữa sáng này được gọi là sohour. Cho
đến khi mặt trời lặn, họ tuyệt đối không đụng đến thức ăn và nước uống.
Cho dù các nước Ả Rập được coi là xứ sở của trà nhưng trong tháng
Ramadan tuyệt nhiên bạn sẽ không thấy trà nước xuất hiện ở các cơ quan
hay quán ăn vào ban ngày
4.2 Lễ Eid AlFitr
Eid AlFitr là ngày lễ ăn mừng hoàn thành bổn phận nhịn chay được
diễn ra vào ngày cuối tháng Ramadan. Lễ Eid AlAdha được diễn ra vào ngày
1012/12 theo lịch Hồi giáo, đây là tháng của những cuộc hành hương đến
Makkah để thực hiện nghi thức Hajj tại ngôi đền thiêng liêng Kabah đối với
tín đồ Hồi giáo có điều kiện.
22
Đa văn hóa – Nhóm 14
Hình 1. Các cô gái chọn vòng cổ ở một cửa hàng, họ thường diện quần áo
mới, chuẩn bị bữa ăn ngon trong dịp lễ này.
4.3 Lễ Eid alAdha
Lễ Eid alAdha diễn ra sau lễ Haji cuộc hành hương thường niên về
Mecca ở Ảrập Xêút và khoảng 70 ngày sau khi kết thúc tháng ăn chay
Ramadan. Eid alAdha hay còn gọi là Ngày Hiến sinh là lễ hội quan trọng
nhất trong lịch của người Hồi giáo. Lễ hội kéo dài bốn ngày từ 1114/1.
Trong ngày đầu tiên của lễ hội, đàn ông, phụ nữ và trẻ em sẽ diện
những trang phục đẹp nhất và cầu nguyện ở một giáo đoàn rộng. Sau các
buổi cầu nguyện, các hoạt động vui chơi mừng ngày lễ cũng diễn ra ở khắp
mọi nơi. Trong lễ Eid alAdh, các em cũng được tặng quà. Lễ Eid alAdha
được tổ chức để tưởng nhớ việc nhà tiên tri Ibrahim đã sẵn sàng hy sinh con
trai vì chúa. Theo kinh Koran, nhà tiên tri Ibrahim đang chuẩn bị hiến tế người
con trai thì một tiếng nói trên trời vọng xuống ngăn cản ông làm việc này và
cho phép ông hiến một con cừu đực thay vào đó.Trong ngày Hiến sinh, các gia
23
Đa văn hóa – Nhóm 14
đinh Hồi giáo thường chỉ ăn 1/3 khẩu phần mọi khi để đem những thứ còn
lại cho người nghèo. Thông thường, người Hồi giáo thường xẻ một con cừu
và phân phát thịt cho hàng xóm, họ hàng và người nghèo.
4.4 Lễ hành hương Haji
Lễ hành hương Haji là lễ thánh lớn nhất hàng năm của người Hồi giáo.
Hàng triệu người Hồi giáo sẽ hành hương về thánh địa Mecca trong dịp này.
Hành hương là một trong "Năm trụ cột của Hồi giáo" (Five Pillars of Islam)
mà bất cứ người Hồi giáo trưởng thành nào cũng đều phải làm ít nhất 1 lần
trong đời nếu họ có đủ năng lực về tài chính và thể chất. Lễ hành hương đư
ợc tổ chức suốt tháng cuối cùng trong năm theo lịch Hồi giáo, được gọi là
"DhulHijah". Sự kiện này được đánh dấu bằng lễ Eid alAdha. Những người
hành hương phải đi bộ 7 lần quanh Kaaba, một tòa nhà hình vuông ở trung
tâm Đại thánh đường, cầu nguyện tại núi Arafat gần đó và ném những viên
đá ma quỷ vào một trong 3 bức tường thánh. Thánh địa Mecca nằm trong địa
phận của Arab Saudi nên hầu như bị chính quyền Saudi kiểm soát. Ngược
được chọn để hành hương về Mecca phải là người có đủ tiềm lực tài chính,
mộ đạo. (Việc được cấp visa là rất khó khăn, chi phí ở khách sạn một đêm
trong dịp này 500 đô la).
5
Năm trụ cột của người Hồi giáo
1.
SHAHADAH là sự tuyên xưng và đồng thời là điều cốt lõi trong đức
tin của một tín đồ. Nó bao gồm việc lặp lại hai câu: "Không có Chúa
Trời nào khác ngoài Allah", và "Mohammed là sứ giả của Ngài". Các tín
đồ Islam nhắc lại những câu này hàng ngày khi cầu nguyện.
2.
SALAT là việc cầu nguyện. Tín đồ Islam phải cầu nguyên năm lần
một ngày, vào lúc bình minh, giữa trưa, giữa chiều, khi mặt trời lặn và
24
Đa văn hóa – Nhóm 14
tối. Tín đồ có thể cầu nguyện tại bất cứ đâu tại trường học, nơi làm
việc, tại nhà hay ngoài trời nhưng phải theo quy định. Trước khi cầu
nguyện, tín đồ phải ở trong một trạng thái tinh thần và thể xác thanh
khiết. Trước tiên họ phải súc miệng, sau đó rửa mặt, cổ, tay và chân.
3.
ZAKAT là sự bố thí. Theo Kinh Koran, một người phải trao cho người
khác "những thứ dư thừa". Vì thế cột trụ thứ ba liên quan đến việc trao
một tỉ lệ nào đó tài sản của một người cho người nghèo và người gặp
cảnh không may.
4.
SAWM là việc nhịn ăn. Mọi tín đồ Islam phải nhịn ăn vào ban ngày
trong tháng Ramadan, trừ trẻ em, người già và những người ốm đau
bệnh tật. Những người đang có việc phải đi xa không phải nhịn ăn,
nhưng họ sẽ nhịn bù sau đó. Cuộc sống như dừng lại trong tháng
Ramadan, nhiều cửa hiệu đóng cửa cho đến sau buổi cầu nguyện trưa.
Người Islam tin rằng trong tháng Ramadan, cửa thiên đường sẽ mở ra
và cửa địa ngục đóng lại, và mọi lỗi lầm sẽ được tha thứ. Đây là thời
gian dành cho sự suy tưởng tôn giáo. Tín đồ hay trở dậy vào ban đêm
để đọc Kinh Koran và đến giáo đường nhiều hơn ngày thường. Vào
ngày kết thúc tháng Ramadan có một lễ hội lớn với rất nhiều đồ ăn và
quà tặng. Đó là lễ Eid alFitr, kỉ niệm việc chấm dứt thời kì ăn chay.
5.
HAJJ là việc hành hương. Ít nhất một lần trong đời, những tín đồ Islam
có khả năng phải hành hương tới thánh địa Mecca. Việc hành hương
thể hiện sự phục tùng Chúa Trời và diễn ra vào tháng thứ 12, tháng
cuối cùng của năm Islam. Eid al Adha, lễ hiến tế, đánh dấu ngày kết
thúc kì hành hương, kéo dài trong mười ngày.
25
Đa văn hóa – Nhóm 14