Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm não do Herpes simplex tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.05 KB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
VIÊM NÃO DO HERPES SIMPLEX TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Du Trọng Đức*, Nguyễn Hoan Phú**, Trần Thị Hồng Châu***, Nguyễn Thị Hoàng Mai***,
Trần Mỹ Phương**, Nguyễn Hồ Hồng Hạnh*****, Nghiêm Mỹ Ngọc**, Đông Thị Hoài Tâm****,
Hồ Đặng Trung Nghĩa*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm não do virus Herpes simplex (HSV) là bệnh lí nhiễm trùng thần kinh trung ương nguy
hiểm với tỉ lệ tử vong cao. Chẩn đoán xác định đòi hỏi phải có công cụ PCR HSV trong DNT. Hiện tại, vẫn còn ít
dữ liệu về viêm não do HSV tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Trong thời gian từ 1/1/2011 đến 15/7/2013, có tất cả 53 trường hợp viêm não do HSV (3 trường
hợp trẻ em < 15 tuổi) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh. 100% bệnh nhân có kết quả PCRHSV trong DNT dương tính. Các triệu chứng chính ở người lớn là sốt, đau đầu, rối loạn ý thức và co giật. Ở
bệnh nhân người lớn, 58% (18/31) các trường hợp có bất thường trên CT-Scan sọ não và 93% (13/14) các trường
hợp có bất thường trên MRI sọ não. Đặc điểm DNT trong viêm não do HSV ở người lớn: 96% (48/50) các
trường hợp có tăng bạch cầu, 96% (48/50) có hiện diện hồng cầu trong DNT, 54% (27/50) có đạm bình thường
hoặc tăng nhẹ (< 1 g/l), 78% (39/50) có tỉ lệ đường DNT/đường máu bình thường (> 0,5) và 88% (43/49) có
lactate < 4 mmol/l. DNT ở các trường hợp viêm não HSV trẻ em có ít bất thường hơn so với ở người lớn. Có 87%
(46/53) bệnh nhân được điều trị với acyclovir truyền tĩnh mạch. Tỉ lệ tử vong là 11,5% (6/51).
Kết luận: Ở các bệnh nhân viêm não HSV người lớn, triệu chứng lâm sàng kinh điển của viêm não (sốt, đau
đầu và rối loạn ý thức) hiện diện ở 84% (42/50) các trường hợp. Nên sử dụng sớm acyclovir truyền tĩnh mạch
cho mọi trường hợp nghi ngờ viêm não do HSV. Nếu không sẵn có acyclovir truyền tĩnh mạch hoặc bệnh nhân
viêm não nhưng chưa có nhiều bằng chứng gợi ý viêm não do HSV thì có thể sử dụng sớm valacyclovir uống cho
tất cả bệnh nhân nghi ngờ viêm não và đổi sang acyclovir truyền tĩnh mạch khi kết quả PCR-HSV trong DNT
dương tính.
Từ khóa: viêm não, Herpes simplex, PCR, acyclovir truyền tĩnh mạch, valacyclovir uống



ABSTRACT
EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL, LABORATORY CHARACTERISTICS AND OUTCOME OF HERPES
SIMPLEX ENCEPHALITIS AT HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES
Du Trong Duc, Nguyen Hoan Phu, Tran Thi Hong Chau, Nguyen Thi Hoang Mai, Tran My Phuong,
Nguyen Ho Hong Hanh, Nghiem My Ngoc, Đong Thi Hoai Tam,Ho Dang Trung Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 – 2016: 215 - 223
Background: Herpes simplex encephalitis is a serious central nervous system infection with high mortality
rate. Definite diagnose needs polymerase chain reaction (PCR) analysis in cerebrospinal fluid. At the present,
*Bộ môn Nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
**Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM
*** Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford ****Bộ môn Nhiễm, ĐH Y Dược TP HCM
***** Khoa Y, Đại học Quốc gia TP HCM
Tác giả liên lạc: BS Du Trọng Đức
ĐT: 0907490918
Email:

Bệnh Nhiễm

215


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

there is a limited data about HSV encephalitis in Viet Nam.
Methods: Case-series study.
Results: A total of 53 patients (3 patients under 15 years old) were included between 1st January 2011 and
15 July 2015. All patients were confirmed by HSV realtime PCR. In adult patients, most common symptoms

were fever, headache, changes in mental status and seizure. Abnormalities in brain computed tomography scan
and magnetic resonance imaging were noted in 58% (18/31) and 93% (13/14), respectively, in adult patients.
CSF characteristics in HSV encephalitis adult patients: CSF pleocytosis was found in 96% (48/50), red blood cells
present in CSF was found in 96% (48/50), normal or mild increase protein level was found in 54% (27/50),
normal CSF/serum glucose ratio (> 0.5) was found in 78% (39/50) and lactate < 4 mmol/l was found in 88%
(43/49). CSF results in HSV encephalitis children patients is less abnormal than in adult. There were 87%
(46/53) patients treated with intravenous acyclovir. Mortality rate was 11.5% (6/51).
th

Conclusions: In adult patients with HSV encephalitis, classic clinical presentations (fever, headache and
decreased level of consciousness) of encephalitis were found in 84% (42/50). Intravenous acyclovir should be
initiated in all patients suspected HSV encephalitis as soon as possible. When intravenous acyclovir is not
available or there are not clinical and brain imaging clues suspected HSV encephalitis, oral valacyclovir should be
used immediately for all patients with suspected encephalitis. And after that physician can use intravenous
acyclovir if his patient has a positive HSV-PCR result.
Key words: encephalitis, Herpes simplex, PCR, intravenous acyclovir, oral valacyclovir
viêm não do HSV tại Việt Nam vẫn còn khá hạn
ĐẶT VẤN ĐỀ
chế. Dù rằng một số nghiên cứu thực hiện xét
Herpes simplex (HSV) là virus DNA mạch kép
nghiệm PCR để khuếch đại trình tự gen của
có khả năng chèn vật chất di truyền vào tế bào
HSV trên các mẫu DNT lưu trữ đã cho thấy đây
ký chủ và gây ra tình trạng nhiễm trùng thể ẩn
vẫn là tác nhân có thể gặp trong các trường hợp
kéo dài suốt đời hoặc có thể tái hoạt nhiều năm
viêm não ở Việt Nam(8,18). Tại Bệnh viện Bệnh
sau đó(6). Virus gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng
Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh, xét nghiệm
khác nhau, từ những nhiễm trùng không triệu

PCR HSV trong DNT được chỉ định thường quy
chứng cho đến thể bệnh nặng nề nhất là viêm
từ năm 2010 đối với các trường hợp nghi ngờ
não. Đối với các trường hợp viêm não do HSV
viêm não virus. Do vậy, chúng tôi tiến hành
không được điều trị, tỉ lệ tử vong lên đến 70% và
nghiên cứu mô tả về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
trong số các bệnh nhân không điều trị, chỉ có
cận lâm sàng và kết quả điều trị của viêm não do
2,5% có thể phục hồi trở lại chức năng thần kinh
HSV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ
bình thường(20). Hai tiến bộ gần đây là sự xuất
Chí Minh nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về căn
hiện của công cụ sinh học phân tử và thuốc
bệnh này trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam.
acyclovir truyền tĩnh mạch đã giúp nhận diện
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này(15). Các
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm não ở các
Thiết kế nghiên cứu
nước phương Tây cũng khuyến cáo nên thực
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca (case-series
hiện xét nghiệm PCR HSV trong dịch não tủy ở
study).
tất cả các trường hợp nghi ngờ viêm não(16,19). Do
Địa điểm nghiên cứu
không có nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Thành phố Hồ
thường quy xét nghiệm PCR dịch não tủy để
Chí Minh.

chẩn đoán viêm não do HSV nên dữ liệu về

216

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu: Bệnh nhân (BN) được chẩn
đoán viêm não hoặc viêm não màng não do HSV
tại miền Nam Việt Nam.
Dân số chọn mẫu: Bệnh nhân được chẩn
đoán viêm não hoặc viêm não màng não do HSV
khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
Thành phố Hồ Chí Minh.

Kỹ thuật chọn mẫu
Chúng tôi thu nhận bệnh nhân theo 2
phương thức: hồi cứu qua hồ sơ bệnh án (từ
1/1/2011 đến 30/11/2013) và thu thập thông tin

Nghiên cứu Y học

theo phương thức tiền cứu (1/12/2013 đến
15/7/2015).

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên
cứu
BN sẽ được chọn vào nghiên cứu nếu thỏa cả

2 tiêu chuẩn sau:
Thỏa tiêu chuẩn đồng thuận chẩn đoán viêm
não của Hiệp hội viêm não quốc tế (thỏa 1 tiêu
chuẩn chính và ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ).
Có kết quả xét nghiệm PCR Herpes simplex
trong DNT dương tính.

Bảng 1: Định nghĩa ca bệnh viêm não theo tiêu chuẩn đồng thuận năm 2013 của Hiệp hội viêm não quốc tế(23)
Tiêu chuẩn chính
BN đến cơ cở chăm sóc y tế với tình trạng thay đổi tri giác (mental status) như giảm hoặc thay đổi ý thức, li bì (lethargy) hoặc
thay đổi nhân cách kéo dài > 24 giờ mà không có nguyên nhân nào khác được xác định
Tiêu chuẩn phụ
0
Sốt ≥ 38 C trong vòng 72 giờ trước hoặc sau nhập viện
Co giật toàn thể hoặc khu trú không thể giải thích bằng tình trạng rối loạn co giật sẵn có trước đó
Dấu thần kinh khu trú mới xuất hiện
3
Bạch cầu trong DNT ≥ 5 tế bào/mm
Bất thường nhu mô não trên hình ảnh học gợi ý do viêm não
Bất thường trên điện não đồ gợi ý do viêm não và không có nguyên nhân giải thích nào khác

Tiêu chuẩn loại trừ
Không thu thập được thông tin từ hồ sơ
bệnh án (giai đoạn hồi cứu).

Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích số liệu bằng phầm mềm STATA.
So sánh các biến định lượng có phân phối chuẩn
bằng phép kiểm t và so sánh các biến định lượng
có phân phối không chuẩn bằng phép kiểm sắp

thứ hạng Wilcoxson (Wilcoxson rank-sum
test).So sánh các biến định tính bằng phép kiểm
chi bình phương. Ngưỡng ý nghĩa thống kê khi
giá trị p<0,05.

KẾTQUẢ
Từ tháng 01/2011 đến tháng 07/2015,
chúng tôi thu thập được 53 trường hợp viêm
não do Herpes simplex

Đặc điểm dịch tễ

HSV ở người lớn (giai đoạn hồi cứu 32 ca, giai
đoạn tiền cứu 21 ca). Ngoài ra có 3 trường hợp
loại khỏi nghiên cứu do kết quả PCR-HSV trong
DNT dương tính nhưng không thỏa tiêu chuẩn
chẩn đoán viêm não (không thỏa tiêu chuẩn
chính trong tiêu chuẩn đồng thuận chẩn đoán
viêm não). Đặc điểm dịch tễ của các trường hợp
viêm não do HSV được trình bày ở bảng 2 và
biểu đồ 2 (bên dưới).
Bảng 2: Đặc điểm dịch tễ các trường hợp viêm não do
HSV
Đặc điểm
Dịch tễ
Tuổi (Năm), số trung vị
Trẻ em (<15 tuổi)
Người lớn
Giới nam
Cư ngụ ở TP HCM

HIV (+)

Giá trị (khoảng tứ phân
vị)/ Tần số (Tỉ lệ %)
35 (28-45)
3/53 (6)
50/53 (94)
34/53 (64)
10/53 (19)
1/14 (7)

Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, chúng
tôi thu nhận được 53 trường hợp viêm não do

Bệnh Nhiễm

217


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Thu thập số liệu hồi cứu
(1/1/2011 – 31/12/2013)

Thu thập số liệu tiền cứu
(1/1/2013 – 15/7/2015)

Danh sách BN có kết quả PCR-HSV/DNT (+)

(Phòng XN Sinh học phân tử cung cấp)
35 ca

Theo dõi BN viêm não ở các khoa lâm
sàng (Nhiễm Việt Anh, HSCC người lớn,
HSCC trẻ em,Nhiễm C)

Hồi cứu bệnh án
32 ca

BN có kết quả PCR-HSV/DNT (+) và đồng
ý tham gia nghiên cứu
21 ca

176 ca

Loại khỏi nghiên cứu:
3 BN không thỏa định nghĩa ca
bệnh viêm não HSV
53 ca viêm não do HSV

Biểu đồ 1. Lưu đồ tuyển chọn bệnh nhân

9
8
7
6
5

Số ca viêm não HSV


4
3
2
1
0
T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12


Biểu đồ 2: Phân bố các trường hợp HSV nhập viện theo tháng trong năm

Đặc điểm lâm sàng các trường hợp viêm
não do HSV
Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng các trường hợp viêm não
do HSV
Thời gian bệnh sử, trung vị
(tứ phân vị)
Sốt

218

Người lớn (n=50) Trẻ em (n=3)
6 (4-7)
2 (2-9)
49/50 (98)

3/3

Đau đầu
Nôn ói
Nói nhảm
Co giật
Co giật toàn thể
Co giật khu trú
Co giật toàn thể + khu trú
Mất ngôn ngữ
Ảo thanh

Người lớn (n=50) Trẻ em (n=3)

45/50 (90)
1/3
25/50 (50)
3/3
23/49 (47)
1/3
23/50 (46)
3/3
19/23
2/3
3/23
1/3
1/23
0/3
5/49 (10)
0/2
1/17 (6%)
-

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Ảo khứu
Rối loạn hành vi
Điểm Glasgow
Rối loạn ý thức (GCS <15)
tại thời điểm nhập viện
Lơ mơ (9≤GCS<15)

Hôn mê (GCS ≤ 8)

Người lớn (n=50) Trẻ em (n=3)
0/17 (0%)
7/50 (14%)
1/3
12 (9-14)
-

Cổ gượng
Dấu thần kinh định vị
Liệt nửa người
Liệt tứ chi
Herpes môi
Herpes sinh dục

42/50 (84%)
34/50
8/50
32/50 (64%)
5/50 (10%)
3/50 (6%)
1/50 (2%)
2/50 (4%)
1/50 (2%)

2/3
2/2
0/3
0/3

0/3
0/3
0/3

Đặc điểm cận lâm sàng các trường hợp
viêm não do HSV
Đặc điểm cận lâm sàng của các trường hợp
viêm não do HSV ở người lớn được trình bày ở
bảng 4 (đặc điểm DNT), bảng 5 (CT-Scan sọ não)
và bảng 6 (MRI sọ não).
Bảng 4: Đặc điểm DNT của các trường hợp viêm não
do HSV ở người lớn (n=50)
3

Bạch cầu (tế bào/mm )
<5
5-10
11-200
201-500
>500
3
Hồng cầu (tế bào/mm )
Không có
1-10
11-100
101-1000
>1000
Đạm (g/l)
≤ 0,45
0,46- 1,0

> 1,0
Tỉ lệ đường DNT/đường máu
< 0,4
0,4 - 0,49
≥ 0,5
Lactate (mmol/l)
≤ 2,5
2,6 - 4,0
> 4,0

Bệnh Nhiễm

Số ca
N=50
2
1
22
16
9
N=50
2
14
9
19
6
N=50
3
24
23
N=50

3
8
39
N=49
15
28
6

Tỉ lệ
4%
2%
44%
32%
18%
4%
28%
18%
38%
12%
6%
48%
46%
6%
16%
78%
31%
57%
12%

Nghiên cứu Y học


Bảng 5: Đặc điểm CT-Scan sọ não của các trường
hợp viêm não do HSV ở người lớn(*)

Kết quả CT-Scan sọ não bình thường
Kết quả CT-Scan sọ não bất thường
Giảm đậm độ ở thùy thái dương
1 bên của thùy thái dương
2 bên của thùy thái dương
Giảm đậm độ ở thùy thái dương và
thùy trán
Xuất huyết trong vùng tổn thương
Tổn thương bên ngoài thùy thái dương

Số ca
(n=31)
13
18
15
10/15
5/15
3

Tỉ lệ %

3
9

10%
29%


42%
58%
48%

10%

(*) Có 33 trường hợp được chụp CT-Scan sọ
não, trong đó 2 trường hợp không được ghi
nhận kết quả trong hồ sơ bệnh án
Các trường hợp CT-Scan sọ não bình
thường có trung vị của thời điểm chụp là ngày
5 của bệnh (tứ phân vị: 3-7) và các trường hợp
CT-Scan sọ não bất thường có trung vị của
thời điểm chụp là ngày 7 (tứ phân vị: 5-10).
Như vậy, các trường hợp viêm não do HSV ở
người lớn với kết quả CT-Scan sọ não bất
thường có thời điểm chụp phim trễ hơn so với
các trường hợp có kết quả CT-Scan sọ não
bình thường (p=0,007; phép kiểm sắp thứ hạng
Wilcoxson).
Bảng 6: Đặc điểm MRI sọ não của các trường hợp
viêm não do HSV ở người lớn (**)

Kết quả MRI sọ não bình thường
Kết quả MRI sọ não bất thường
Tăng tín hiệu ở thùy thái dương
1 bên của thùy thái dương
2 bên của thùy thái dương
Tăng tín hiệu ở thùy thái dương và thùy

trán
Tăng tín hiệu ở đồi thị
Xuất huyết trong vùng tổn thương
Tổn thương bên ngoài thùy thái dương

Số ca
(n=14)
1
13
13
10
3
8
0
0
8

Tỉ lệ
7%
93%
93%

57%
0%
0%
57%

(**) Có 15 trường hợp được chụp MRI sọ
não, trong đó 1 trường hợp không được ghi
nhận kết quả trong hồ sơ bệnh án. Đặc điểm

cận lâm sàng của các trường hợp viêm não do
HSV ở trẻ em được trình bày ở bảng 7.

219


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 7: Đặc điểm cận lâm sàng của các trường hợp viêm não do HSV ở trẻ em (n=3)
3

Bạch cầu DNT/mm
3
Hồng cầu DNT/mm
Đạm DNT (g/l)
Tỉ lệ đường DNT/ đường máu
Lactate DNT (mmol/l)
Lần CDTS có kết quả PCR HSV(+)
MRI sọ não

Kết quả điều trị

BN 1 (5,5 tháng)
BN 2 (14 tháng)
BN 3 (8 tuổi)
5
20
10

1
8000 (chạm thương)
1
1,103
0,533
0,521
0,6
0,95
0,66
2,04
1,49
2,51
Lần 1 (Ngày 9)
Lần 2 (Ngày 8)
Lần 1 (Ngày 2)
Tổn thương nhu mô não Tổn thương tăng tín hiệu ở vỏ
Bình thường
trán-đính-thái dương 2 bên não trán vùng hồi trước trước
(phù não và xuất huyết bán
trung tâm 2 bên
cấp rải rác trong nhu mô
não), không tổn thương
nhân xám trung ương
Chỉ điều trị Valacyclovir uống
6/53 (11)
Không điều trị thuốc kháng virus
1/53 (2)

Phương thức sử dụng thuốc kháng virus và
kết quả điều trị được mô tả ở bảng 8 và bảng 9

bên dưới.
Bảng 8: Phương thức sử dụng thuốc kháng virus
(n=53)
Phương thức sử dụng thuốc kháng virus
Tỉ lệ (%)
Chỉ điều trị Acyclovir truyền tĩnh mạch
11/53 (21)
Điều trị Valacyclovir uống, sau đó đổi sang
35/53 (66)
Acyclovir truyền tĩnh mạch khi có kết quả PCRHSV/DNT (+)

Trong 53 trường hợp viêm não do HSV
trong nghiên cứu, có 2 trường hợp chẩn đoán
nhầm là lao màng não (xét nghiệm PCR-HSV
trong DNT có kết quả sau khi BN đã chuyển
viện) và BN được chuyển sang bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch. Trong 2 trường hợp này,
có 1 trường hợp điều trị 4 liều Valacyclovir
uống trong 2 ngày và trường hợp còn lại hoàn
toàn không được điều trị thuốc kháng virus.

Bảng 9: Kết quả điều trị đánh giá tại thời điểm xuất viện (n=51)††
GOS độ I
(Tử vong)
Chỉ điều trị Acyclovir TTM
Điều trị Valacyclovir uống, sau đó đổi
sang Acyclovir TTM khi có kết quả
PCR-HSV/DNT (+)
Chỉ điều trị Valacyclovir uống
Tổng


GOS độ III
(Di chứng nặng)

2
3

GOS độ II
(Trạng thái
thực vật)
2
4

2
2

GOS độ IV
(Di chứng
trung bình)
1
9

1
6

0
6

1
5


0
10

GOS độ V Tổng
(Hồi phục)
4
17

11
35

3
24

5
51

††: Không đánh giá kết quả điều trị 2 trường hợp chuyển Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Ghi chú: GOS (Glasgow outcome scale): thang điểm kết cục Glasgow(10)

BÀN LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu
nhận được 53 trường hợp BN người lớn viêm
não do HSV với tỉ lệ nam/nữ là 1,7, tỉ lệ này
tương tự như trong nghiên cứu của Raschilas(15).
Tuy nhiên, các nghiên cứu với cở mẫu lớn hơn
lại cho thấy trong viêm não do HSV không có sự
khác biệt về giới tính ở các trường hợp bệnh(7,23).
Tuổi trung vị của các BN trong nghiên cứu của

chúng tôi là 35 và 68% (36/53) các trường hợp
trong độ tuổi từ 30-59. Kết quả này cho thấy

220

viêm não do HSV là bệnh của tuổi trung niên và
người già, tương tự với ghi nhận của các nghiên
cứu khác trong y văn(11). Ngoài ra, nghiên cứu
giám sát tiền cứu nhiễm trùng thần kinh trung
ương tại các bệnh viện tuyến tỉnh thuộc miền
trung và miền nam Việt Nam cũng ghi nhận cứ
mỗi 10 tuổi thì nguy cơ viêm não do HSV tăng
1,5 lần (OR=1,5; KTC95% là 1,07-2,08)(9). Chúng
tôi cũng ghi nhận các trường hợp viêm não do
HSV nhập viện rải rác theo các tháng trong năm,
tương tự như ghi nhận của các tác giả khác(2,7).

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Ở các BN viêm não HSV người lớn, sốt và
đau đầu là 2 triệu chứng khá thường gặp (≥
90%). Ngoài ra, gần ½ các trường hợp người lớn
có co giật. Tỉ lệ các triệu chứng này là tương tự
như ghi nhận của các tác giả khác(2,4,15,15,23). Bên
cạnh đó, có 84% các BN viêm não HSV người lớn
có biểu hiện rối loạn ý thức (GCS < 15) tại thời
điểm nhập viện và tỉ lệ BN hôn mê (GCS ≤ 8) là
16%. Nhìn chung, nhờ có công cụ PCR trong

DNT đã giúp các ca bệnh viêm não do HSV
được chẩn đoán sớm hơn: 80% các ca bệnh viêm
não HSV có điểm Glasgow lúc nhập viện > 10,
trong khi tỉ lệ này chỉ vào khoảng 1/3 ở các
trường hợp viêm não HSV trước đây được chẩn
đoán bằng sinh thiết não(20). Một số tác giả khác
có mô tả khá chi tiết hơn về các biểu hiện rối loạn
ý thức ở các mức độ khác nhau ở BN người lớn
viêm não do HSV. Tuy nhiên, do 60% dữ liệu
trong nghiên cứu của chúng tôi là hồi cứu và
chúng tôi cũng không tìm thấy định nghĩa chi
tiết về các biểu hiện rối loạn ý thức trong y văn
nên chúng tôi không phân tích chi tiết hơn về các
biểu hiện này ở các BN trong nghiên cứu. Chúng
tôi chỉ có 3 trường hợp trẻ em nên dữ kiện về
biểu hiện lâm sàng của viêm não HSV ở đối
tượng này có thể là không toàn diện. Tuy vậy,
bước đầu chúng tôi ghi nhận ở cả 3 trường hợp
đều có biểu hiện sốt, nôn ói và co giật. Nghiên
cứu của Elbers trên đối tượng trẻ em ghi nhận
100% các ca bệnh có sốt và 69% có co giật khu
trú(5). Ngoài ra, theo De Tiège thì viêm não HSV
thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi và biểu
hiện lâm sàng có thể khác nhau theo tuổi.
Nghiên cứu của De Tiège ghi nhận ở trẻ < 3 tuổi
thì 79% các ca bệnh có sốt và co giật khu trú, tuy
nhiên tỉ lệ này chỉ vào khoảng 36% ở nhóm trẻ >
5 tuổi(3).
Ở các trường hợp viêm não người lớn do
HSV trong nghiên cứu của chúng tôi,78% (39/50)

các trường hợp có bạch cầu DNT trong khoảng
từ 5 đến 500 tế bào/mm3, 96% (45/47) các trường
hợp có tế bào đơn nhân ưu thế, 54% (27/50) các
trường hợp có đạm bình thường hoặc tăng nhẹ
(< 1g/l), 78% (39/50) trường hợp có tỉ lệ đường

Bệnh Nhiễm

Nghiên cứu Y học

DNT/đường máu trong giới hạn bình thường và
96% (48/50) trường hợp có hồng cầu trong DNT.
Các đặc điểm DNT này cũng phù hợp với mô tả
của các tác giả khác(15,15,23). Ngoài ra, có 88%
(43/49) trường hợp có lactate DNT < 4 mmol/l.
Tuy nhiên, đáng chú ý là có khoảng 1/5 các
trường hợp viêm não do HSV ở người lớn có
bạch cầu DNT tăng cao trên 500 tế bào/mm3, gần
½ các trường hợp có đạm DNT tăng cao trên 1
g/l và 1/5 các trường hợp có tỉ lệ đường
DNT/đường máu < ½ (trong đó 3 trường hợp có
tỉ lệ đường DNT/đường máu giảm thấp dưới
0,4). Các trường hợp này nếu BN không được
thực hiện xét nghiệm PCR HSV trong DNT thì
có thể sẽ bị chẩn đoán nhầm là lao màng não.
Ngoài ra, các trường hợp trẻ em bị viêm não do
HSV trong nghiên cứu của chúng tôi có đặc
điểm DNT dường như ít có biến đổi bất thường
hơn so với người lớn.
Về xét nghiệm hình ảnh học sọ não, có 58%

(18/31) các trường hợp BN người lớn có kết quả
CT-Scan bất thường và 93% các trường hợp
người lớn có MRI sọ não bất thường. Trong viêm
não do HSV, CT-Scan sọ não bất thường ở 60%
các trường hợp(4,15,23) và tỉ lệ này là khoảng 95%
đối với MRI sọ não(15,17). CT-Scan sọ não có thể
bình thường ở giai đoạn sớm của viêm não do
HSV và MRI sọ não nhạy hơn CT-Scan trong
việc phát hiện tổn thương nhu mô não ở giai
đoạn sớm của bệnh(2,21).
Theo các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
viêm não trên thế giới thì tất cả các bệnh nhân
nghi ngờ viêm não đều cần phải được chỉ định
xét nghiệm PCR HSV trong DNT và khởi động
sớm acyclovir TTM(17, 20). Một nghiên cứu dược
động học tại bệnh việnBệnh Nhiệt Đới TP
HCM năm 2011 đã cho thấy nếu sử dụng
valacyclovir (tiền chất của acyclovir nhưng có
khả năng hấp thu cao qua đường tiêu hóa)
đường uống với liều 1000 mg mỗi 8 giờ thì sau
48 giờ sẽ đạt nồng độ trong DNT tương đương
như acyclovir khi TTM. Xuất phát từ kết quả
đó, nhiều tác giả đã ủng hộ việc sử dụng
valacyclovir uống để điều trị các trường hợp

221


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

viêm não HSV khi BN không dung nạp hoặc
không sẵn có acyclovir TTM(1,13,14). Tại bệnh
viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, xét nghiệm
PCR HSV trong DNT được bắt đầu chỉ định
thường quy từ 2011 đối với các BN nghi ngờ
viêm não. Nếu một BN nhập viện và có bằng
chứng nghi ngờ viêm não do tác nhân HSV (có
bất thường gợi ý trên hình ảnh học sọ não) thì
sẽ được sử dụng ngay acayclovir truyền tĩnh
mạch. Đối với các trường hợp viêm não và
chưa có bằng chứng gợi ý tác nhân HSV
(không có hình ảnh học sọ não hoặc hình ảnh
học sọ não bình thường) thì BN sẽ được sử
dụng ngay valacyclovir uống với liều 1000 mg
mỗi 8 giờ. Sau đó nếu kết quả PCR HSV
dương tính thì BN sẽ được đổi ngay sang
acyclovir TTM. Nếu không tính đến 2 trường
hợp chẩn đoán nhầm là lao màng não và được
chuyển bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thì tỉ lệ
tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi là
11,5% (6/51), tương tự với tỉ lệ tử vong trong
nghiên cứu của McGrath (5/42,chiếm 12%) và
nghiên cứu của Raschilas (13/85, chiếm
15%)(12,15).
So sánh hiệu quả điều trị giữa acyclovir
TTM và valacyclovir uống đòi hỏi phải có các
thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với thiết kế
và quy trình chặt chẽ, tuy vậy đến thời điểm

hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào so sánh
trực tiếp hiệu quả của 2 phương thức điều trị
này. Tuy nhiên, kết quả điều trị trong nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ tử vong trong
viêm não HSV là tương đương như trong báo
cáo của các tác giả ở các nước phương Tây. Do
vậy, chúng tôi thiết nghĩ rằng chiến lược sử
dụng sớm valacyclovir uống cho tất cả các
trường hợp viêm não, và sau đó đổi ngay sang
acyclovir TTM khi có kết quả PCR-HSV dương
tính (như quy trình đang áp dụng tại bệnh
viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM) có thể là phù
hợp ở những cơ sở y tế không sẵn có acyclovir
TTM.

222

KẾT LUẬN
Ở người lớn, viêm não do HSV thường gặp
trong độ tuổi từ 30-59 tuổi và tần suất bệnh
không có sự khác biệt theo tháng trong năm. Ở
các bệnh nhân viêm não HSV người lớn, triệu
chứng lâm sàng kinh điển của viêm não (sốt, đau
đầu và rối loạn ý thức) hiện diện ở 84% (42/50)
các trường hợp. Nên sử dụng sớm acyclovir
truyền tĩnh mạch cho mọi trường hợp nghi ngờ
viêm não do HSV. Nếu không sẵn có acyclovir
truyền tĩnh mạch hoặc bệnh nhân viêm não
nhưng chưa có nhiều bằng chứng gợi ý viêm não
do HSV thì có thể sử dụng sớm valacyclovir

uống cho tất cả bệnh nhân nghi ngờ viêm não và
đổi sang acyclovir truyền tĩnh mạch khi kết quả
PCR-HSV trong DNT dương tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Chan PK, Chow PC, Peiris JS, Mak AW, Huen KF (2000).Use
of oral valaciclovir in a 12-year-old boy with herpes simplex
encephalitis. Hong Kong medical journal, 6, (1), 119-21.
Dagsdottir HM, Sigurethardottir B, Gottfreethsson M,
Kristjansson M, Love A, Baldvinsdottir GE, Guethmundsson
S (2014). Herpes simplex encephalitis in Iceland 1987-2011.
SpringerPlus, 3, 524.
De Tiege X, Rozenberg F, Heron B (2008).The spectrum of
herpes simplex encephalitis in children. European journal of

paediatric neurology, 12, (2), 72-81.
Domingues RB, Fink MC, Tsanaclis AM, de Castro CC, Cerri
GG, Mayo MS, Lakeman FD (1998). Diagnosis of herpes
simplex encephalitis by magnetic resonance imaging and
polymerase chain reaction assay of cerebrospinal fluid.
Journal of the neurological sciences, 157, (2), 148-53.
Elbers JM, Bitnun A, Richardson SE, Ford-Jones EL, Tellier R,
Wald RM, Petric M, Kolski H, Heurter H, MacGregor D
(2007). A 12-year prospective study of childhood herpes
simplex encephalitis: is there a broader spectrum of disease?.
Pediatrics, 119, (2), e399-407.
Gilden DH, Mahalingam R, Cohrs RJ, Tyler KL (2007).
Herpesvirus infections of the nervous system. Nature clinical
practice. Neurology, 3, (2), 82-94.
Hjalmarsson A, Blomqvist P, Skoldenberg B (2007). Herpes
simplex encephalitis in Sweden, 1990-2001: incidence,
morbidity, and mortality. Clinical infectious diseases, 45, (7),
875-80.
Ho Dang Trung N, Le Thi Phuong T, Wolbers M, Nguyen
Van Minh H, Nguyen Thanh V, Van MP, Thieu NT, Van TL,
Song DT, Thi PL, Thi Phuong TN, Van CB, Tang V, Ngoc
Anh TH, Nguyen D, Trung TP, Thi Nam LN, Kiem HT, Thi
Thanh TN, Campbell J, Caws M, Day J, de Jong MD, Van
Vinh CN, Van Doorn HR, Tinh HT, Farrar J, Schultsz C
(2012). Aetiologies of central nervous system infection in Viet
Nam: a prospective provincial hospital-based descriptive
surveillance study. PloS one, 7, (5), e37825.

Chuyên Đề Nội Khoa II



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
9.

10.
11.

12.

13.

14.

15.

16.

Hồ Đặng Trung Nghĩa, Lê Thị Phượng, Nguyễn Thị Nguyệt
Bình, Nguyễn Thị Phương Thảo, Bùi Văn Công, Trần Quang
Dũng, Đinh Xuân Phước, Tăng Vũ, Lâm Thị Kim Ngọc,
Nguyễn Thị Thanh Tâm,, Hồ Đình Dũng, Hoàng Ngọc Anh
Tuấn, Nguyễn Đông, Phan Trung Tiến, Nguyễn Văn Vĩnh
Châu, Trần Tịnh Hiền (2015). Đặc điểm dịch tễ học và lâm
sàng bệnh viêm não cấp tại khu vực phía nam Việt Nam.
Truyền nhiễm Việt Nam, 1, (9), tr.2-9.
Jennett B, Bond M (1975). Assessment of outcome after
severe brain damage. Lancet, 1, (7905), 480-4.
Koskiniemi M, Piiparinen H, Mannonen L, Rantalaiho T,
Vaheri A (1996). Herpes encephalitis is a disease of middle
aged and elderly people: polymerase chain reaction for

detection of herpes simplex virus in the CSF of 516 patients
with encephalitis. The Study Group. Journal of neurology,
neurosurgery, and psychiatry, 60, (2), 174-8.
McGrath N, Anderson NE, Croxson MC, Powell KF (1997).
Herpes simplex encephalitis treated with acyclovir:
diagnosis and long term outcome. Journal of neurology,
neurosurgery, and psychiatry, 63, (3), 321-6.
Posey SK, Cleary JD, Evans P (2013). Herpes simplex virus
encephalitis pharmacotherapy: alternative treatment
options. The Annals of pharmacotherapy, 47, (7-8), 1103-4.
Pouplin T, Pouplin JN, Van Toi P, Lindegardh N, Rogier van
Doorn H, Hien TT, Farrar J, Torok, ME, Chau TT (2011).
Valacyclovir for herpes simplex encephalitis. Antimicrobial
agents and chemotherapy, 55, (7), 3624-6.
Raschilas F, Wolff M, Delatour F, Chaffaut C, De Broucker T,
Chevret S, Lebon P, Canton P, Rozenberg F (2002). Outcome
of and prognostic factors for herpes simplex encephalitis in
adult patients: results of a multicenter study. Clinical
infectious, 35, (3), 254-60.Sili U, Kaya A, Mert A (2014).
Herpes simplex virus encephalitis: clinical manifestations,
diagnosis and outcome in 106 adult patients. Journal of
clinical virology, 60, (2), 112-8.
Solomon T, Michael BD, Smith PE, Sanderson F, Davies NW,
Hart IJ, Holland M, Easton A, Buckley C, Kneen R, Beeching
NJ (2012). Management of suspected viral encephalitis in
adults--Association of British Neurologists and British
Infection Association National Guidelines. The Journal of
infection, 64, (4), 347-73.

Bệnh Nhiễm


17.

18.

19.

20.

21.
22.

23.

Nghiên cứu Y học

Stahl JP, Mailles A, De Broucker T (2012). Herpes simplex
encephalitis and management of acyclovir in encephalitis
patients in France. Epidemiology and infection, 140, (2), 372-81.
Tan le V, Thai le H, Phu NH, Nghia HD, Chuong LV, Sinh
DX, Phong ND, Mai NT, Man DN, Hien VM, Vinh NT, Day
J, Chau NV, Hien TT, Farrar J, de Jong MD, Thwaites G, van
Doorn H R, Chau TT (2014). Viral aetiology of central
nervous system infections in adults admitted to a tertiary
referral hospital in southern Vietnam over 12 years. PLoS
neglected tropical diseases, 8, (8), e3127.
Tunkel AR, Glaser CA, Bloch KC, Sejvar JJ, Marra CM, Roos
KL, Hartman BJ, Kaplan SL, Scheld WM, Whitley RJ (2008).
The management of encephalitis: clinical practice guidelines
by the Infectious Diseases Society of America. Clinical

infectious, 47, (3), 303-27.
Tyler KL (2004). Herpes simplex virus infections of the
central nervous system: encephalitis and meningitis,
including Mollaret's. Herpes, 11 Suppl 2, 57A-64A.
Tyler KL (2004). Update on herpes simplex encephalitis.
Reviews in neurological diseases, 1, (4), 169-78.
Venkatesan A, Tunkel AR, Bloch KC, Lauring AS, Sejvar J,
Bitnun A, Stahl JP, Mailles A, Drebot M, Rupprecht CE,
Yoder J, Cope JR, Wilson MR, Whitley RJ, Sullivan J,
Granerod J, Jones C, Eastwood K, Ward KN, Durrheim DN,
Solbrig MV, Guo-Dong L, Glaser CA (2013). Case
definitions, diagnostic algorithms, and priorities in
encephalitis: consensus statement of the international
encephalitis consortium. Clinical infectious diseases, 57, (8),
1114-28.
Whitley RJ, Soong SJ, Linneman CJr, Liu C, Pazin G, Alford
CA (1982). Herpes simplex encephalitis. Clinical
Assessment. JAMA, 247, (3), 317-20.

Ngày nhận bài báo:

27/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

02/12/2015
15/02/2016

223




×