Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết quả bước đầu phẫu thuật nối gân gấp bàn tay tại Bệnh viện Thống Nhất từ 2013-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.17 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỐI GÂN GẤP BÀN TAY
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TỪ 2013-2015
Nguyễn Minh Dương*, ĐàoThị Mỹ Hiền*, Nguyễn Thị Tâm*
Mục tiêu: Kết quả bước đầu nối gân gấp bàn tay.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 39 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật nối gân
gấp tại bệnh viện Thống Nhất - thành phố Hồ Chí Minh từ 2013 đến 2015.
Kết quả: Tổn thương thường gặp ở nam giới (74,36%), tuổi trung bình là 33 tuổi (tập trung nhiều ở lứa
tuổi lao động cho gia đình và cho xã hội). Nguyên nhân cơ bản là tai nạn lao động: máy dập (38,46%), chém nhau
(25,64%). Tổn thương phần lớn là ở vùng II (35,90%). Kết quả bước đầu sau 4 tuần: tốt: 7 bệnh nhân; khá: 15
bệnh nhân; trung bình: 10 bệnh nhân; kém: 7 bệnh nhân.
Kết luận: Tổn thương gân gấp thường nặng và để lại di chứng nặng nề vì kết quả phẫu thuật còn chưa cao.
Từ khóa: gân gấp bàn tay

ABSTRACT
INITIAL RESULTS OF THE FLEXOR TENDONS REPAIRED AT THONG NHAT HOSPITAL
Nguyen Minh Duong, Dao Thi My Hien, Nguyen Thi Tam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 61 - 65
Objective: Initial results of the flexor tendons repaired.
Subjects and methods: Prospective study; 39 cases which had repaired flexor tendons at Thong Nhat
Hospital between 2013 and 2015.
Results: There were 29 males (74.36%). Average age were 33 years old (12 – 67). Most of patients suffered
from occupational accidents (38.46%) and domestic accidents (25.64%).Zone 2 of the flexor tendons in the hand
was the most common damage (35.9%). The 4 week follow – up evaluation revealed 7 excellent cases, 15 good, 10
fair and 7 poor cases.
Conclusions: Flexor tendon injuries often severe and severe sequelae because surgery results are not high.
Keywords: flexor tendon repair


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vết thương bàn tay (VTBT) là một trong các
vết thương thường gặp trong số các vết thương
của cơ thể nói chung, vết thương ở các chi nói
riêng. VTBT rất đa dạng, có thể chỉ là vết thương
đơn thuần ở phần mềm, có khi dập nát (gãy
xương, mất tổ chức…) do đó xử trí VTBT cần
phải dựa vào thương tổn, thời gian, điều kiện cơ
sở phẫu thuật, trình độ phẫu thuật viên mà đưa
ra các chỉ định cụ thể.
Trong VTBT, tổn thương gân gấp là một tổn
thương thường gặp, nó không ảnh hưởng đến

tính mạng của BN, song nếu không giải quyết tốt
sẽ gây nên mất khả năng lao động, ảnh hưởng
tâm lý người bệnh.
Trên thế giới, tổn thương gân gấp được
nghiên cứu rất sâu. Ở nước ta, các tuyến y tế cơ
sở xử trí còn nhiều tồn tại, sai sót về kỹ thuật: nối
nhầm gân, nối gân vào thần kinh… do đó để lại
nhiều di chứng đáng tiếc.(3)
Tại bệnh viện Thống Nhất, ngày càng gặp
nhiều vết thương bàn tay, đặc biệt là tổn thương
gân gấp. Từ thực tế đó, chúng tôi đưa ra đề tài
này nhằm hai mục đích:

* Khoa Ngoại CTCH, Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Minh Dương ĐT: 0917566109

- Email:


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

61


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Xem xét đặc điểm bệnh lý tổn thương gấp
gân bàn tay.(3)
Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật nối
gân gấp bàn tay tại bệnh viện Thống Nhất từ
2013-2015.

STRICKLAND đã lấy giá trị 1750, trong đó 1000
cho khớp liên đốt ngón tay gần và 750 cho khớp
liên đốt ngón xa làm tiêu chuẩn bình thường.
Giá trị được tính theo tỉ lệ phần trăm theo công
thức:

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các BN được phẫu thuật nối gân gấp
tại bệnh viện Thống Nhất từ 2013-2015.

Riêng với ngón cái, tham khảo cách tính của
BUCK GRAMCKO, chúng tôi chỉ tính góc của
khớp liên đốt, lấy giá trị bình thường là 900:


Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu (dựa trên mẫu bệnh án
nghiên cứu)

Các chỉ tiêu nghiên cứu

Ta có bảng đánh giá như sau:
Loại
T

Tốt
75-100%

Khá
50-74%

Tuổi, giới

KẾT QUẢ

Lý do tai nạn

Đặc điểm bệnh lý

Vị trí tổn thương gân gấp

Bảng 1: Giới tính

Tổn thương xương phối hợp

Kết quả bước đầu sau 04 tuần
Đánh giá chức năng gấp của gân sau mổ,
chúng tôi dựa theo tiêu chuẩn của
STRICKLAND có tham khảo cách đánh giá của
BUCK. GRAMCKO. Phương pháp đánh giá kết
quả chức năng như sau:
Đo góc của hai khớp liên đốt ngón gần và
liên đốt ngón xa ở hai tư thế: tư thế duỗi tối đa,
trong tư thế này khớp cổ tay, khớp bàn ngón và
các khớp liên đốt phải duỗi hết bằng vận động
tự chủ. Ta đo các góc hạn chế duỗi. Bình thường
các góc này bằng 0. Tư thế gấp chủ động tối đa:
bàn tay nắm chặt lại hết sức, không dùng các
ngón tay khác để ép vào.
Sau khi đo được giá trị của hai khớp ở hai tư
thế: gấp và duỗi chủ động ở mức tối đa. Ta tính
được biên độ hoạt động thực của ngón tay (theo
công thức: gấp tối đa chủ động trừ hạn chế duỗi
chủ động). Để thống nhất cho phân chia,

Giới
Nam
Nữ
Tổng số

Tần suất
29
10
39


Trung bình
25-49%

Kém
<25%

Phần trăm (%)
74,36%
25,64%
100%

Bảng 2: Phân loại tuổi
Giới
< 13 tuổi
14-35 tuổi
36-45 tuổi
> 45 tuổi
Tổng số

Tần suất
2
21
9
7
39

Phần trăm (%)
05,13%
53,84%
23,08%

17,95%
100%

Lý do vào viện
Bảng 3: Nguyên nhân tai nạn
Nguyên nhân
Cưa
Dao
Thủy tinh
Máy dập
Tai nạn xe máy
Tổng số

Tần suất
3
10
4
15
7
39

Phần trăm (%)
07,69%
25,64%
10,26%
38,46%
17,95%
100%

Bảng 4: Mối liên qua giữa lý do vào viện và tuổi

Lý do

Cưa

Dao

Thủy tinh

Máy dập

Tai nạnxe máy

Tổng số

0
2

1
7

0
3

1
8

0
1

2

21

Tuổi
< 13 tuổi
14-35 tuổi

62

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Lý do

Nghiên cứu Y học

Cưa

Dao

Thủy tinh

Máy dập

Tai nạnxe máy

Tổng số

1
0

3

1
1
10

1
0
4

2
4
15

4
2
7

9
7
39

Tuổi
36-45 tuổi
> 45 tuổi
Tổng số

Tìm hiểu mối liên quan giữa tuổi và lý do
vào viện, chúng ta thấy nguyên nhân do máy


dập và dao trội hơn hẳn ở nhóm tuổi 14-35.

Vị trí tổn thương gân gấp
Bảng 5: Vị trí tổn thương gân gấp
Vùng I
4
10,26%

Tần suất
Phần trăm (%)

Vùng II
14
35,90%

Vùng III
4
10,26%

Tần suất
11
2
26
39

Phần trăm (%)
28,20%
5,13%
66,67%
100%


Tổn thương xương phối hợp
Bảng 7: Bảng phân loại tổn thương xương phối hợp
Có gãy xương
Tần suất
Phần trăm (%)

18
46,15%

Không gãy
xương
21
53,85%

Tổng số
39
100%

Kết quả bước đầu sau 04 tuần
Bảng 8: Đánh giá kết quả sau 04 tuần
Tốt

Khá

Tần suất
7
15
Phần trăm 17,95% 38,46%
(%)


Trung
bình
10
25,64%

Vùng V
11
28,20%

Tổng số
39
100%

> 45 tuổi: lứa tuổi lao động giảm sút về thể

Bảng 6: Bảng phân loại tổn thương gân
Loại gân
Gân gấp nông đơn thuần
Gân gấp sâu đơn thuần
Gân gấp nông + sâu
Tổng số

Vùng IV
6
15,38%

Kém

Tổng

số
7
39
17,95% 100%

BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh lý
Giới tính
Theo bảng 1, nam giới chiếm tỉ lệ cao
(74,36%), gần gấp 3 lần nữ giới (25,64%). Điều
này cũng phù hợp với nghiên cứu của
LANGLAIS(4)(76%), của ALNOT(1)(73,3%).
Tuổi
Chúng tôi chia làm 4 lứa tuổi:
< 13 tuổi: lứa tuổi nhẹ, chưa lao động.
14-35 tuổi: lứa tuổi lao động chủ lực, nặng
nhọc.

lực.
Theo bảng 2, chúng tôi thấy tuổi thường gặp
nhất là lứa tuổi 14-35 (53,84%) rồi đến lứa tuổi
36-45 (23,08%). Đây là lứa tuổi lao động chính
trong gia đình và xã hội.
Tuổi cao nhất: 67 tuổi
Tuổi thấp nhất: 12 tuổi
Tuổi trung bình: 33 tuổi
Do đó chúng tôi thấy rằng nếu xử lý không
tốt sẽ để lại các di chứng nặng nề ở nhóm tuổi
đang có khả năng lao động tốt nhất, sẽ gây nên
một ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của BN, gia

đình và xã hội.

Nguyên nhân gây tổn thương
Theo bảng 3.3, nguyên nhân đứng hàng đầu
là máy dập (38,46%). Đặc biệt là những trường
hợp này thường đi kèm tổn thương xương và kết
quả sau phẫu thuật hạn chế. Nhân đây chúng tôi
cũng đề nghị xem xét lại chế độ bảo hộ lao động,
đặc biệt khi người lao động làm việc với các máy
như máy dập.
Từ thực tế tai nạn sinh hoạt và lao động
ngày một tăng, chúng tôi xem xét mối quan hệ
giữa nguyên nhân tai nạn và lứa tuổi. Chúng
tôi nhận thấy nguyên nhân do tai nạn sinh
hoạt (phần lớn là do chém nhau) và cả nguyên
nhân do máy dập gặp nhiều ở lứa tuổi 14-35
(7+8/39=38,46%). Theo ALNOT(1), nguyên nhân
gây tai nạn chiếm 50%.

36-45 tuổi: lứa tuổi lao động chủ lực.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

63


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học
Tổn thương gân gấp


Vị trí tổn thương gân gấp: theo bảng 4.5 ta
thấy vùng II (35,90%) là hay gặp nhất. Kết quả
này cũng phù hợp với SO(8).Vùng II là vùng có
cấu trúc phức tạp (ống xương hẹp và dễ dính).Tỉ
lệ tổn thương vùng này cao nói lên tính chất
trầm trọng của VTBT.
Tổn thương gân: tổn thương phối hợp gân
nông và sâu chiếm tỉ lệ cao rõ rệt (66,67%). Theo
LANGLAIS(4) trong 35 ca có 24 ca được nối cả hai
gân, 11 ca nối gân gấp sâu, kết quả tốt ngang
nhau. Hơn nữa nếu chỉ nối gân sâu đơn thuần
phải cắt gân nông có thể làm tổn thương đến
mạch máu nuôi gân. Trong nghiên cứu này,
trường hợp BN tổn thương cả hai gân gấp nông
và sâu, chúng tôi nối cả hai gân.

Schnider(7) nghiên cứu 37 gân, kết quả thu được
sau 04 tuần: tốt 32%, khá 36%, xấu 26%.
Ngoài vấn đề tổn thương phức tạp (phối hợp
với tổn thương xương, tổn thương vùng II,
nguyên nhân gây tai nạn như máy dập gây dập
nát gân), vấn đề tập luyện sớm cho BN rất quan
trọng. Việc luyện tập sớm 24 giờ sau mổ, theo
một phương pháp luyện tập đúng hoặc chủ
động, thụ động hoặc bán chủ động với nẹp
Kleinert.
Nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm trung
bình và kém có 5 trường hợp BN không tuân
thủ tốt bài luyện tập gây kết quả kém hơn so

với khả năng có thể đạt được. Đây cũng là một
vấn đề cần phải xem xét để cải thiện kết quả
sau phẫu thuật.

Tổn thương xương phối hợp

KẾT LUẬN

Tổn thương xương phối hợp có 18 trường
hợp (46,15%) (đa phần là được găm kim, còn lại
là được bó bột). Tỉ lệ tổn thương xương phối hợp
khá cao so với các tác giả ALNOT(1) và
BERARD(2) do đó cũng làm cho kết quả nghiên
cứu của chúng tôi kém hơn.

Qua nghiên cứu 39 trường hợp của chúng
tôi, chúng tôi có một số kết luận như sau:

Kết quả bước đầu sau 04 tuần
Theo bảng 3.8, chúng ta nhận thấy rằng kết
quả chủ yếu là khá (38,46%) và trung bình
(25,64%), kết quả tốt thu được 17,95%, nhóm này
rơi vào nhóm tổn thương 1 gân, không kèm tổn
thương xương và nguyên nhân gây tai nạn là vật
sắc, nhọn, vết thương ở vùng V.
Kết quả kém 17,95%, nhóm này rơi vào
nhóm tổn thương 2 gân, kèm theo tổn thương
xương phức tạp, vết thương ở vùng II, nguyên
nhân gây tai nạn là do máy dập. Có 1 trường
hợp là BN chuyển từ tuyến dưới lên, bệnh viện

tuyến dưới nối nhầm gân gấp và thần kinh rồi
đến bệnh viện ta sau 1 tháng.Vết thương đã xơ
dính cứng chắc như đá.
Chúng tôi không gặp trường hợp nào đứt lại
sau nối. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với kết quả của Ngô Văn Toàn(6) nhưng
kém hơn so với các tác giả nước ngoài:

64

Đặc điểm bệnh lý tổn thương gân gấp bàn
tay
Tổn thương thường xảy ra ở nam giới, tuổi
trung bình 33, tập trung ở lứa tuổi 14-35: lứa tuổi
lao động chính trong gia đình và xã hội.
Nguyên nhân cơ bản là tai nạn lao động
(máy dập); tai nạn sinh hoạt (chém nhau), tai nạn
xe máy.

Kết quả bước đầu sau 04 tuần
Kết quả của chúng tôi tương đương với kết
quả của các tác giả trong nước, tuy nhiên còn
thấp so với các nghiên cứu tương ứng ở nước
ngoài. Chúng tôi nghĩ là do những BN nghiên
cứu rơi vào nhóm tổn thương nặng, bên cạnh
đó sơ cứu ban đầu không đảm bảo và có BN
chưa tuân thủ bài luyện tập sớm sau mổ. Đó là
những nguyên nhân chính gây nên kết quả
chưa được tốt. Qua 39 BN, với kết quả sau 04
tuần chỉ là những bước khởi đầu cho các

nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Alnot JY, Lericolais A, Oviere JM (1993), “Section récents des
tendons flechisseurs des doigt et du pouce-Orientation

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

2.

3.

4.

5.

thérapeutiques nouvelles, apropose d’une série Clinique de 77
lesions tendineuse”, Ann Chir main, 12(5), p 302-312.
Berard V, Lantier L, Foucher G (1995), “Resultats de la
reparation tendineuse des flechisseurs selon la technique de
Tsuge”, Ann Chir Main, 14, p 233 – 245.
Đặng Kim Châu, Nguyễn Trọng Sinh (1982), “Phẫu thuật vết
thương bàn tay trong cấp cứu”, In: Đặng Kim Châu, Phẫu
thuật bàn tay, Nhà xuất bản Y học, tr 125-168
Langlais F, Gibon Y, Canciani JP (1986), “Structrure primitives

des tendons flechisseurs en zone II (103 doigt), resultats et
limites du Kleinert”, Ann Chir Main, 5(4), p 301-314.
Ngô Bảo Khang (1989), “Vết thương bàn tay”, In: Trương
Công Trung, Bài giảng bệnh học ngoại khoa, Trường Đại Học Y
Dược TP.HCM, 5, tr 169-198

6.

7.

8.

Nghiên cứu Y học

Ngô Văn Toàn (1994), Điều trị đứt gân gấp bàn tay trong
vùng cấm nhân 48 trường hợp, Luận văn chuyên khoa cấp II,
Học viện Quân Y.
Schnider LH, Hunter JM, Norris JR (1972), “Delayed flexor
tendon repair followed by immediate controlled
mobilization”, J Hand Surg, 2, p 452-455.
So YC, Chow SP, Crosby C (1990), “En valuation of result in
flexor tendon repair, a critical analysis of five methods in
ninety five digits”, J Hand Surg, 15A, p 258-264.

Ngày nhận bài báo:

11/09/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


15/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

01/11/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

65



×