Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TẠI BỆNH VIỆN E

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.27 KB, 13 trang )

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
TẠI BỆNH VIỆN E
Nguyễn Văn Điệp, Kiều Quốc Hiền
Bệnh viện E
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, các thay đổi bất thường
điện sinh lý thần kinh và kết quả điều trị phẫu thuật hội chứng ống cổ tay (HC
OCT) tại bệnh viện E.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 17
trường hợp được phẫu thuật cắt dây chằng ngang giải phóng ống cổ tay tại bệnh
viện E trong khoảng thời gian từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2017.
Kết quả: Nữ gặp nhiều hơn nam với tỉ lệ 3,3/1, đặc biệt ở những nhóm
nghề nội trợ và nhân viên văn phòng (38,5 % và 23,1%). Thời gian mắc bệnh
trung bình trước phẫu thuật34,3 ± 18,6 tháng. Tê bì là triệu chứng chính khiến
bệnh nhân vào viện (93,2%). Tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp lâm sàng
Tinel, Phalen lần lượt là 64,7 %, 82,3 %. Triệu chứng teo cơ là triệu chứng biểu
hiện giai đoạn nặng của bệnh, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này tương đối
cao (70,6%). Tăng thời gian tiềm tàng ngoại biên của thần kinh giữa là biến đổi
chủ yếu trên điện sinh lý thần kinh (82,4%). Sau phẫu thuật 3 tháng, có 53%
bệnh nhân có cải thiện triệu chứng về mặt chủ quan từ 80% trở lên. Tỷ lệ dương
tính của test Phalen và Tinel giảm lần lượt từ 82,3% và 64,7% còn 41,2% và
35,3% sau 3 tháng.
Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy, các bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay
được phẫu thuật có các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn muộn. Phẫu thuật điều
trị HC OCT mang lại hiệu quả rõ rệt.
ABSTRACT
Objectives: to study the clinical features, electrophysiological irregularities
and results of surgical treatment of carpal tunnel syndrome at the hospital E.
Patients and methods: prospective study of 17 casesare cut transverse
carpal ligament to liberate carpal tunnel at the hospital E from April 2014 to


April 2017.
1


Results: female/male ratio was 3,3/1, especially in housewife and office
workers (38.5% and 23.1%).Mean time before surgery was 34.3 ± 18.6 months.
Numbness is the main symptom of hospitalization (93.2%). The positive rates of
the Tinel, Phalen tests were 64.7%, 82.3%.Myo-atrophy are symptomatic
manifestations of late disease stage, in our study this rate is relatively high
(70.6%). Increasing distal motor latency is a major change in
electrophysiological (82.4%). After 3 months of surgery, 53% of patients
improved their subjective symptoms from 80% or more. The positive rates of the
Tinel, Phalen tests decreased from 82.3% and 64.7% to 41.2% and 35.3%,
respectively, after 3 months.
Conclusion: Through the study shows, the carpal tunnel syndrome patients
treated operatively have typical symptom of carpal tunnel syndrome inlatestage.
Surgical treatment of carpal tunnel syndrome is a highly effective treatment.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ống cổ tay (HC OCT) là tình trạng chèn ép thần kinh giữa khi
nó đi ngang qua ống cổ tay, đây là hội chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý
chèn ép dây thần kinh ngoại biên. Thống kê ở Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng
ống cổ tay hàng năm khoảng 50/1000 người.
Hậu quả của việc chèn ép dây thần kinh giữa gây ra đau, tê, giảm hoặc mất
cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh, nặng hơn có thể gây teo
cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay.
Việc chẩn đoán HC OCT chủ yếu dựa vào lâm sàng và thăm dò điện sinh lý
thần kinh. Ở Việt Nam gần đây với sự phát triển của y học và các kỹ thuật điện
sinh lý thần kinh đã giúp cho việc chẩn đoán HC OCT thuận lợi hơn trước, tuy
nhiên những nghiên cứu về bệnh này còn hạn chế, bệnh nhân được phẫu thuật
thường ở giai đoạn muộn. Để góp phần vào việc chẩn đoán sớm HC OCT, điều trị

ngoại khoa ở giai đoạn thích hợp, chúng tôi thực hiện đề tài này với hai mục tiêu:
− Mô tả đặc điểm lâm sàng,các thay đổi bất thường điện sinh lý thần kinh
HC OCT được phẫu thuật tại bệnh viện E.
− Kết quả điều trị HC OCT được phẫu thuật tại bệnh viện E.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
II.

2


13 bệnh nhân được chẩn đoán xác định HC OCT được phẫu thuật cắt dây
chằng ngang giải phóng ống cổ tay tại bệnh viện E từ tháng 4/2014 đến tháng
4/2017.
1.1Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định
HCOCT và có chỉ định ngoại khoa.
− Chẩn đoán xác định HCOCT: Bệnh nhân có đủ 3 yếu tố:
+ Có ít nhất một trong các triệu chứng cơ năng bao gồm đau cổ tay, dị cảm
bàn tay, tê bì bàn tay vùng thần kinh giữa chi phối và yếu cổ bàn tay, có thể xảy
ra ban ngày, ban đêm hoặc liên tục cả ngày.
+ Có ít nhất một triệu chứng thực thể bao gồm nghiệm pháp Phalen, Tinel
dương tính:
•Nghiệm pháp Phalen (+): bệnh nhân gấp cổ tay 900 để trên 30 giây, bệnh
nhân thấy cảm giác vùng do thần kinh giữa chi phối tê bì, đau tăng.
•Nghiệm pháp Tinel (+): người khám duỗi cổ tay bệnh nhân và gõ vào
vùng cổ tay, bệnh nhân thấy cảm giác vùng do thần kinh giữa đau hoặc tê bì tăng
lên.
+ Có ít nhất một chỉ số bất thường điện cơ:
•Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên thần kinh giữa
•Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh giữa

•Giảm biên độ đáp ứng thần kinh giữa
− Chỉ định ngoại khoa:
+ Điều trị nội khoa trên 3 tháng không cải thiện triệu chứng lâm sàng
+ Tổn thương muộn: Teo cơ mô cái, rối loạn cảm giác nặng
1.2

Tiêu chuẩn loại trừ:

− Bệnh nhân có bệnh thần kinh khác như viêm đa dây thần kinh, bệnh rễ
thần kinh, bệnh đám rối thần kinh cánh tay
− Bệnh nhân không thăm khám lại sau phẫu thuật.
2 Phương pháp nghiên cứu:
2.1Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu
Khám, chẩn đoán bệnh nhân trước phẫu thuật và tham gia phụ mổ theo
protocol, bệnh án nghiên cứu.
3


Theo dõi,khám bệnh nhân tại các thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau phẫu
thuật.
2.2 Các bước tiến hành nghiên cứu:
2.2.1. Đánh giá bệnh nhân trước mổ:




Khám lâm sàng:
+

Các triệu chứng cơ năng: tê bì bàn tay, yếu cổ tay, đau cổ bàn tay, dị


+

cảm bàn tay
Các triệu chứng thực thể: Phalen test, Tinel test, teo cơ ô mô cái.

Cận lâm sàng: điện sinh lý thần kinh cơ, hoàn thiện đầy đủ xét nghiệm
cơ bản.

2.2.2. Kỹ thuật mổ:
− Phương tiện kỹ thuật: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay cơ bản
− Thực hiện kỹ thuật:
+

Phương pháp vô cảm: gây tê đám rối cánh tay, gây mê mask thanh quản.

+

Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân tư thế nằm ngửa, tay mổ được đặt trên bàn phẫu
thuật.

+

Đánh dấu các mốc giải phẫu, đường mổ

Hình 1: Mốc giải phẫu và đường mổ giải phóng TK giữa[45]
+

Các thì chính của phẫu thuật:


(1). Rạch

da 1,5- 2 cm theo nếp lằn tay giữa ô mô cái và ô mô út, dọc theo rãnh giữa

gan tay lên trên phía cổ tay, tách tổ chức dưới da đến cân nông gan tay.
4


(2). Dùng

lưỡi dao 15 quay mặt lưng về phía gan tay rạch qua cân gan tay đến thần

kinh giữa tại vị trí giao giữa cân nông gan tay và dây chằng ngang, sử dụng 2
vén cơ bộc lộ rõ thần kinh.
(3). Sử

dụng pince đầu tù tách từng phần thần kinh giữa và phần xa dây chằng

ngang.
(4). Kéo

da, tổ chức dưới da nhìn rõ dây chằng ngang trong ống cổ tay, đánh giá

hình thể dây chằng ngang (phù nề, …).
(5). Sử

dụng kéo đầu tù cắt dây chằng ngang.

(6). Nhận


định đại thể thần kinh giữa (phù, co thắt, u giả thần kinh, động mạch thần

kinh giữa, dính với tổ chức xung quanh, …)
2.2.3. Đánh giá sau mổ:
− Đánh giá sau mổ các chỉ số về lâm sàng và các chỉ số điện cơ.
− Đánh giá kết quả chủ quan dựa theo cảm nhận chủ quan của bệnh nhân
tương tự như thang điểm VAS đánh giá mức độ đau. Chúng tôi cho phép bệnh
nhân tự lượng giá mức độ khó chịu sau mổ so với trước mổ, trong đó mức độ
trước mổ được coi là 100%.
2.3 Các biến số trong nghiên cứu:
2.3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:



Giới
Tuổi
− Thời gian bị bệnh
− Nghề nghiệp

2.3.2 Đặc điểm lâm sàng


Tay bị bệnh: là tay có các triệu chứng làm BN phải đến viện và



được phẫu thuật cắt dây chằng ngang giải ép.
Triệu chứng cơ năng của HC OCT: rối loạn cảm giác chủ quan
(tê bì, đau rát, cảm giác như kim châm vùng da thuộc chi phối
của dây thần kinh giữa: ngón 1, 2, 3 và nửa ngón 4); rối loạn vận


5


động (cầm nắm không chắc chắn, run tay hay dễ làm rơi đồ vật


do yếu cơ dạng ngón cái ngắn) và teo cơ mô cái.
Các nghiệm pháp lâm sàng trong HC OCT:
+ Nghiệm pháp Tinel: dương tính hay âm tính
+ Nghiệm pháp Phalen: dương tính hay âm tính

2.3.2 Đặc điểm trên thăm dò điện sinh lý thần kinh giữa




Thời gian tiềm tàng ngoại biên thần kinh giữa.
Tốc độ dẫn truyền thần kinh giữa.
Biên độ đáp ứng thần kinh giữa.

2.3.1 Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật:
- Tổn thương thần kinh giữa nhánh vận động và cảm giác
- Tổn thương thần kinh trụ
- Đau sẹo mổ
- Nhiễm trùng
- Tổn thương mạch máu: cung mạch nông, cung mạch sâu

III.


2.4 Xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
với các thuật toán thống kê.
KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi:
Nhóm tuổi
< 45
45-60
> 60
Tổng số
Số bệnh nhân
3
5
5
13
%
23
38,5
38,5
100
Nghiên cứu 13 bệnh nhân, với 17 bàn tay, độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên
cứu là 57,2 ± 15.9. BN trẻ nhất là 38 tuổi, lớn tuổi nhất là 85 tuổi. Độ tuổi từ 45
tuổi trở lên chiếm 77%.
Về giới có 10 bệnh nhân nữ chiếm 81% và 3 bệnh nhân nam chiếm 19%. Tỷ lệ
Nam/ Nữ = 1/3,3.
Bảng 2: Phân bố bệnh theo nghề nghiệp:
Nghề nghiệp
Nhân viên
Nông
Hưu

Nội trợ Công nhân
Tổng
văn phòng
dân
trí
Bệnh nhân
5
1
3
2
2
13
%
38,5
7,7
23,1
15,3
15,3
100
6


Nội trợ và nhân viên văn phòng là hai nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất tương
ứng 38,5% và 23%.
2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3: Lý do vào viện (n = 17):
Lý do vào viên
Số bệnh nhân
%
Đau cổ bàn tay

4
24
Dị cảm bàn tay
6
35
Tê bì bàn tay
16
94
Yếu cổ, bàn tay
5
29
Bệnh nhân vào viện chủ yếu vì cảm thấy tê bì bàn tay (94%)
Bảng 4: Thời gian mắc bệnh:
Thời gian mắc
<2
2 - 3 năm
> 3 năm
Tổng số
bệnh
năm
Số bệnh nhân
4
6
7
17
%
23,5
35,3
41.2
100

Bệnh nhân bị bệnh trong khoảng từ 1 đến 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 58,8 %.
Chỉ có 1 bệnh nhân được mổ trước 1 năm.
Bảng 5: Triệu chứng lâm sàng (n=17):
Lâm sàng
Test Tinel
Test Phalen
Teo cơ
Số bệnh nhân
11
14
12
%
64,7
82,3
70,6
Triệu chứng hay gặp nhất là nghiệm pháp Phalen với 82,3% các bệnh nhân có triệu
chứng này.
Bảng 6: Liên quan triệu chứng lâm sàng và thời gian bị bệnh:
Test Tinel
Test Phalen
Teo cơ
< 2 năm
9,1%
21,4%
9, 1%
2 - 3 năm
36,4%
28,6%
36,4%
> 3 năm

54,5%
50,0%
54,5%
Quan sát thấy với những bệnh nhân có thời gian bị bệnh trên 3 năm tỷ lệ dương
tính các triệu chứng cao hơn 2 nhóm còn lại.
3. Điện sinh lý thần kinh
Bảng 7: Các thay đổi về điện sinh lý thần kinh dây thần kinh giữa : (n=17)
Các thay đổi
Giảm tốc độ dẫn truyền cảm giác
Giảm tốc độ dẫn truyền vận động
Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên
7

Số bệnh nhân
16
7
14

%
94,1%
41,2%
82,4%


Rối loạn về tốc độ dẫn truyền cảm giác của dây thần kinh giữa là rối loạn gặp nhiều
nhất, chiếm 94,1%.
4. Kết quả sau phẫu thuật
Biểu đồ 1: Kết quả điều trị phẫu thuật theo thang điểm chủ quan đánh giá ở thời
điểm 1 tháng
Biểu đồ 2: Kết quả điều trị phẫu thuật theo thang điểm chủ quan đánh giá ở thời

điểm 3 tháng.

Bảng 8: Triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật:
Trước phẫu thuật
Sau PT 1 tháng
Sau PT 3 tháng

Test Tinel
64,7% (n=11)
58,2% (n=10)
35,3% (n=6)

Test Phalen
82, 3% (n=14)
74,5% (n=13)
41,2% (n=7)

Teo cơ
70,6% (n=12)
58,8% (n=10)
35,3% (n=6)

IV. BÀN

LUẬN
1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 17 bàn tay với 13 bệnh nhân, có tỷ lệ nam/nữ là
1/3,3, kết quả này của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác
giả trên thế giới và Việt Nam. Tác giả Padua khi nghiên cứu trên 600 bệnh nhân
hội chứng ống cổ tay tại Italia 1997 đưa ra tỷ lệ nam/nữ là 1/ 5,7[15], ở Việt

Nam, báo cáo của Châu Hữu Hầu 2010 tỷ lệ này là 1/ 3,2[3].
Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 57,2 ± 15.9. Độ tuổi từ 45
tuổi trở lên chiếm 77%. Nghiên cứu của tác giả Châu Hữu Hầu có độ tuổi trung
bình là 50,8± 13,7[3], tác giả Padua (1997)là 51,4 tuổi[15]. Chủ yếu bệnh nhân
khởi phát ở lứa tuổi trung niên, đã trải qua một thời giantham gia lao động xã
hội khá dài. Đây chính là yếu tố thuận lợi trong lao động của người bệnh dẫn
đến tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ống cổ tay. Theo Nguyễn Hữu Công tỷ lệ
mắc bệnh cao nhất từ 40 tuổi trở lên [1]. Theo Phạm Hồng Minh (2010) tỷ lệ
mắc bệnh cao nhất từ 50 đến 54 tuổi[6].
Nội trợ và nhân viên văn phòng là những nhóm nghề nghiệp có tỷ lệ cao
nhất trong nghiên cứu của chúng tôi, tương ứng là 38,5 % và 23,1%. Đây là 2
8


nhóm nghề không đòi hỏi sức lao động nặng nhưng lại đòi hỏi tính tỉ mỉ, lao
động trong một thời gian dài, đòi hỏi cổ tay chịu một áp lực nhẹ nhưng kéo dài,
là yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng bệnh [5, 7].
2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Tê bì là triệu chứng chính khiến bệnh nhân vào viện (934%), đau yếu cổ bàn
tay và dị cảm bàn tay lần lượt có tỷ lệ 24 %, 29 % và 35%. Tê bì và dị cảm da bàn
tay thuộc vùng chi phối của thần kinh giữa là hai biểu hiện rối loạn cảm giác
thường thấy nhất trong hội chứng ống cổ tay. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết
khi tổn thương thần kinh thì các nhánh cảm giác sẽ tổn thương sớm hơn, và tổn
thương các sợi vận động chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn. Theo Daniel 2004, triệu
chứng tê bì chiếm 92,5 % lí do vào viện khi nghiên cứu 1039 bệnh nhân hội
chứng ống cổ tay [9]. Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu năm 2008[4], có tỷ lệ tê bì
bàn ngón tay là 91%, tác giả Châu Hữu Hầu có tỷ lệ tê bì bàn tay thấp hơn là
55,5 %, tuy nhiên đây vẫn là lý do vào viện hay gặp nhất[3].
Thời gian mắc bệnh trung bình của bệnh nhân trước khi đến khám là 34,3 ±
18,6 tháng, trong đó sớm nhất là 6 tháng và muộn nhất là 60 tháng. Có 7 bệnh

nhân có thời gian mắc bệnh trên 3 năm, đa phần là những bệnh nhân được điều trị
với nhiều chẩn đoán khác nhau hoặc được điều trị hội chứng ống cổ tay theo
phương pháp nội khoa và/ hoặc tập phục hồi chức năng. Đây đều là những bệnh
nhân có biểu hiện bệnh rất nặng khi đến khám, có tỷ lệ hồi phục kém[2]. Trong
nhóm phẫu thuật của tác giả Đặng Hoàng Giang năm 2014 thời gian trước phẫu
thuật là 27,61 tháng, trong đó sớm nhất là 15 tháng và muộn nhất là 41 tháng [2].
Có 23,5 % bệnh nhân bị mắc bệnh cả 2 tay, 41,2 % chỉ bị bên trái và 35,3%
chỉ bị bên phải. Tác giả Mallick năm 2007 báo cáo sau phẫu thuật 388 bệnh
nhân tại Anh có tỷ lệ tay phải và trái là tương đương (tay phải là 55 %)[12]. Kết
quả tương tự với báo cáo của Frédéric Schuild năm 2002[11].
Tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp lâm sàng Tinel, Phalen lần lượt là
64,7 %, 82,3 %. Số liệu của chúng tôi cũng giống với số liệu của các báo trong và
ngoài nước. Nghiên cứu trên 56 bệnh nhân năm 2013 của tác giả Mert tại Thổ Nhĩ
Kỳ có tỷ lệ dương tính của Tinel và Phalen lần lượt là 82% và 93%[13]. Tác giả
Nguyễn Lê Trung Hiếu năm 2008 với 70 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng
ống cổ tay có nghiệm pháp Tinel dương tính là 54%, Phalen dương tính là
9


82%[4]. Các tác giả cho rằng nghiệm pháp Tinel thường dương tính trong những
trường hợp hội chứng ống cổ tay nặng. Tỷ lệ test Tinel dương tính khá cao trong
hội chứng ống cổ tay là 53%, độ nhạy là 60% và độ đặc hiệu là 67% [16].
Triệu chứng teo cơ là triệu chứng biểu hiện giai đoạn nặng của bệnh[14],
trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ dương tính là 70,6%. Jacquelin và cộng sự
phẫu thuật 74 bệnh nhân có tỷ lệ teo cơ trước mổ là 24,3 % tại Singapore năm
2012[8]. Tác giả Châu Hữu Hầu nghiên cứu 114 bàn tay được chẩn đoán hội chứng
ống cổ tay có tỷ lệ bệnh nhân teo cơ là 14,3%[3]. Theo kết quả của chúng tôi, tỷ lệ
này tương đối cao do đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được điều trị phẫu
thuật, bệnh thường diễn biến một thời gian dài do không được phát hiện hoặc điều
trị nội khoa ít kết quả.

Chúng tôi nhận thấy khi thời gian bị bệnh càng dài tỷ lệ dương tính các triệu
chứng càng tăng lên, tỷ lệ teo cơ nhóm trên 3 năm 54,5 %, các test Tinel và Phalen
cũng có tỷ lệ dương tính trên 50 % ở nhóm trên 3 năm.
3. Điện sinh lý thần kinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có tới 94,1% bệnh nhân có giảm tốc độ
dẫn truyền cảm giác của thần kinh giữa. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Nguyễn
Hữu Công gặp nhiều nhất (90%)[1], còn theo Phạm Hồng Minh, tỉ lệ này là
75,9%[6]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy rối loạn dẫn truyền cảm
giác hay gặp và có giá trị cao hơn các bất thường về vận động.
Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động của dây thần kinh giữa ở
nghiên cứu này chiếm tỉ lệ 41,2%. Tỉ lệ này tương đối cao so với các tác giả
khác, các bệnh nhân của chúng tôi thường mắc bệnh trong một thời gian dài.
Theo Phạm Hồng Minh tỷ lệ này là 5,56%[6].
Tỷ lệ bệnh nhân có kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên của thần kinh
giữa chiếm 82,4%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với những nghiên cứu khác.
Theo Phạm Hồng Minh[6], tỷ lệ kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên cảm giác
của dây thần kinh giữa là 68,52%, , tỷ lệ kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên
vận động của dây thần kinh giữa là 55, 56%.
4. Kết quả điều trị HC OCT sau phẫu thuật

10


Đánh giá kết quả lâm sàng sau 1 tháng, theo thang điểm đánh giá chủ
quan, tất cả các bệnh nhân của chúng tôi đều có cải thiện triệu chứng trong đó
47% các bệnh nhân cải thiện trên 50% triệu chứng so với trước mổ. Ở thời điểm
3 tháng mức cải thiện triệu chứng cao hơn với 53 % bệnh nhân cải thiện trên
80% triệu chứng, tuy nhiên vẫn còn 1 bệnh nhân cải thiện dưới 50% triệu chứng
(chiếm 6%). Đây là trường hợp bệnh diễn biến được 4 năm, cơ mô cái đã teo
nhiều.

Sau 1 tháng chúng tôi nhận thấy có 2 bệnh nhân chưa thấy được sự cải
thiện trên điện sinh lý thần kinh. Tuy nhiên tất cả các trường hợp đều có cải
thiện sau 2 tháng với 58,8% (10 BN) có biểu hiện cả 3 thông số: thời gian tiềm
tàng, biên độ và tốc độ dẫn truyền thần kinh. Nguyên nhân dẫn đến khả năng
phục hồi chậm đối với các thông số thần kinh là do tình trạng chèn ép dẫn đến
thiếu máu thần kinh và các tổn thương này cần khoảng thời gian để hồi phục.
Mức độ thay đổi về tỷ lệ dương tính các triệu chứng sau 1 tháng gần như
không thay đổi với cả 3 triệu chứng lâm sàng (bảng 8), tác giả Jacqueline 2013
nghiên cứu 74 bệnh nhân, kết quả sau phẫu thuật các triệu chứng Tinel giảm từ
62% còn 47%, Phalen từ 87% còn 62% sau 1 tháng [8], sự khác biệt giữa nghiên
cứu của chúng tôi và các tác giả có thể do nhóm nghiên cứu của chúng tôi đến
trong giai đoạn muộn của bệnh, sự cải thiện lâm sàng sau phẫu thuật 1 tháng kém.
Sự thay đổi rõ nhất tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật 3
tháng, test Phalen và Tinel giảm lần lượt từ 82,3% và 64,7% còn 41,2% và
35,3% sau 3 tháng.
Khảo sát tất cả các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 13 bệnh
nhân, chúng tôi chỉ ghi nhận có 1 bệnh nhân có cảm giác đau sẹo mổ sau phẫu
thuật 1 tháng. Tuy nhiên bệnh nhân có mức độ đau ít và đáp ứng với thuốc giảm
đau thông thường trong những tuần đầu sau mổ, ở thời điểm sau phẫu thuật 3
tháng bệnh nhân đã hết triệu chứng đau tại chỗ. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi
không có bệnh nhân nào có những biến chứng tổn thương sau mổ như: tổn
thương TK giữa nhánh vận động và cảm giác, tổn thương TK trụ, nhiễm trùng,
hoại tử da lòng bàn tay, tổn thương cung mạch nông và sâu.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên các bệnh nhân mắc HC OCT được phẫu thuật chúng
tôi nhận thấy:
11


− Tỷ lệ nam/nữ 1/3,3, tuổi trung bình 57,2 ± 15.9 tuổi, thời gian mắc bệnh

trung bình trước phẫu thuật34,3 ± 18,6 tháng.
− Lí do vào viện hay gặp nhất là tê bì bàn tay 93,2 %.
− Tỷ lệ dương tính các dấu hiệu Tinel, Phalen lần lượt là 64,7%, 82,3 %.
Số bệnh nhân có dấu hiệu teo cơ ô mô cái chiếm tỷ lệ tương đối cao (70,6)
− Giảm tốc độ dẫn truyền cảm giác của thần kinh giữa hay gặp nhất chiếm
94,1%. Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên của thần kinh giữa chiếm tỉ lệ cao
82,4%.
− Sau phẫu thuật cho thấy kết quả cải thiện triệu chứng về mặt chủ quan
của bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng và điện cơ là rất rõ rệt.
− Không có bệnh nhân nào xảy ra biến chứng trước, trong và sau phẫu
thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Công, Võ Thị Hiền Hạnh và cộng sự (1997). Hội chứng
ống cổ tay: Một số tiêu chuẩn chẩn đoán, Tài liệu khoa học, sinh hoạt khoa
học kỹ thuật lần 2, Hội thần kinh khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đặng Hoàng Giang, Trần Trung Dũng. Kết quả điều trị phẫu thuật hội
chứng ống cổ tay. 2014
3. Châu Hữu Hầu. Nguyễn Thiện Phúc. Trương Thị Lang Hoanh. Đặc
điểm lâm sàng và hình ảnh điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay. 2010.
4. Nguyễn Lê Trung Hiếu. Vũ Anh Nhị, Phân độ lâm sàng và điện sinh lý
thần kinh cơ trong hội chứng ống cổ tay.Y học TP Hồ Chí Minh, 2008.
12(1): p. 9
5. Đỗ Phước Hùng, Phẫu thuật thần kinh. Hội chứng ống cổ tay. Vol. 40.
2013: Nhà xuất bản y học. 561-578
6. Phạm Hồng Minh (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý
của hội chứng ống cổ tay, Tạp chí Y Học Lâm Sàng - Bệnh viện Bạch Mai,
số đặc biệt: 127 – 131.
7. A. Leti Acciaro A. Landi, N. Della Rosa, A. Pellacani, Carpal Tunnel
Syndrome: Rare Causes. Carpal Tunnel Syndrome. Vol. 13. 2007: Springer
12



8. Agnes Beng-Hoi Tan Jacqueline Siau Woon Tan, Outcomes of open
carpal tunnel releases and its predictors. A prospective study.Hand Surg,
2012. 17(3): p. 5
9. Daniel B Nora. Jefferson Becker, Cinical features of 1039 patients with
neurophysiological diagnosis of carpal tunnel syndrome.Clinical
Neurology and Neurosurgery, 2004. 107(1): p. 64-69.
10. David M.Dawson, Mark Hallet, et al (1999). Carpal Tunnel
Syndrome.Entrapment Neuropathies. 3 ed, Lipplncott - Raven. 20 – 94.
B
11. Frederic Schuind, Canal pressure before, during, and after endoscopic
release for idiopathic carpal tunnel syndrome.J Hand surg, 2002
12. Mallick A. Mbbs, Comparing the Outcome of a Carpal Tunnel
Decompression at 2 Weeks and 6 Months.J Hand surg, 2007. 32 A: p.
1154-1158
13. Mert Ciftdemir. Cem Copuroglu, Carpal tunnel syndrome in manual tea
harvesters. Eklem Hastalik Cerrahisi, 2013. 24(1): p. 12-17.
14. M. W. Keith, et al., American Academy of Orthopaedic Surgeons Clinical
Practice Guideline on diagnosis of carpal tunnel syndrome.J Bone Joint
Surg Am, 2009. 91(10): p. 2478-9
15. Padua L. Lo Monaco M., Neurophysiological classification of carpal
tunnel syndrome: assessment of 600 symptomatic hands.Ital J Neurol Sci,
1997. 18(3): p. 145- 150.
16. Phillip E. Wright, Carpal tunnel syndrome. 11 ed. Campbell's Operative
Orthopaedics. Vol. 18. 2007: MOSBY ELSEVIER

13




×