Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số chỉ số hồng cầu lưới ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn III đến V

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.49 KB, 6 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ
HỒNG CẦU LƯỚI Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH
GIAI ĐOẠN III ĐẾN V
Nguyễn Trung Kiên1; Nguyễn Thị Hiền Hạnh1; Nguyễn Khánh Vân1
Tạ Việt Hưng1; Thái Danh Tuyên1; Lê Việt Thắng1
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá đặc điểm thiếu máu và một số chỉ số hồng cầu lưới ở bệnh nhân
suy thận mạn tính giai đoạn III đến V chưa điều trị thay thế thận. Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 81 bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn III đến V chưa điều
trị thay thế thận, điều trị tại Khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10 - 2017
đến 10 - 2018. Kết quả: tỷ lệ thiếu máu 95,1% (mức độ nhẹ 27,3%, vừa 36,4%, nặng 36,4%).
13% bệnh nhân có đặc điểm thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ. Tỷ lệ phần trăm hồng cầu lưới
(RET%) 2,05 ± 0,73%; giá trị tuyệt đối hồng cầu lưới (RET#) 0,07 ± 0,02 T/L và hemoglobin
hồng cầu lưới (RET-He) 30,38 ± 3,69 pg. Giá trị trung bình RET% ở nữ cao hơn nam có ý nghĩa
(p < 0,05). Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của RET# và RET-He giữa nam và nữ
(p > 0,05). Độ tuổi càng cao, RET%, RET# và RET-He càng giảm, tuy nhiên khác biệt không có
ý nghĩa thống kê. Kết luận: thiếu máu là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn tính,
trong đó đa số là thiếu máu mức độ vừa và nặng. Các chỉ số hồng cầu lưới ở bệnh nhân suy
thận mạn tính không khác biệt giữa nam và nữ và giữa các nhóm tuổi.
* Từ khóa: Suy thận mạn tính; Thiếu máu; Chỉ số hồng cầu lưới.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là một trong những biểu
hiện thường gặp ở bệnh nhân (BN) suy
thận mạn tính (STMT). Thiếu máu thường
xuất hiện ở giai đoạn sớm của bệnh và
làm giảm chất lượng cuộc sống của BN
[1]. Ở BN suy thận mạn giai đoạn IV,
thiếu máu liên quan đến tăng thời gian


nằm viện, tăng chi phí chăm sóc sức
khỏe và tỷ lệ tử vong [2]. Hồng cầu lưới là
giai đoạn gần cuối trong quá trình biệt
hóa của dòng hồng cầu. Hồng cầu lưới ở
máu ngoại vi được coi như sự hiện diện

của khả năng sinh hồng cầu của tủy
xương. Khi hồng cầu lưới máu ngoại vi
tăng nghĩa là tủy xương đang tạo hồng
cầu mạnh mẽ, khi hồng cầu lưới máu
ngoại vi giảm nghĩa là tủy xương đang bị
ức chế quá trình sinh hồng cầu. Vì vậy,
các xét nghiệm hồng cầu lưới được sử
dụng trên lâm sàng như một chỉ số góp
phần giúp định hướng nguyên nhân thiếu
máu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá đặc điểm
thiếu máu và một số chỉ số hồng cầu lưới
ở BN STMT giai đoạn III đến V chưa điều
trị thay thế thận.

1. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Correspoding): Nguyễn Trung Kiên ()
Ngày nhận bài: 10/10/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/11/2019
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2019

65


T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
81 BN STMT giai đoạn 3 - 5 chưa điều
trị thay thế thận tại khoa Thận - Lọc máu,
Bệnh viện Quân y 103 từ 10 - 2017 đến
10 - 2018.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN > 16 tuổi,
BN bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 đến 5
(mức lọc cầu thận < 60 ml/phút), được chẩn
đoán lần đầu hoặc đã từng được chẩn
đoán suy thận mạn nhưng chưa điều trị
thay thế thận, đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN đã điều trị
thay thế thận (lọc máu chu kỳ, lọc màng
bụng, ghép thận), điều trị sắt trong vòng 3
tháng, điều trị EPO trong vòng 2 tuần, có
bằng chứng về chảy máu, nhiễm khuẩn
hoặc truyền máu trong vòng 3 tháng, các

bệnh lý gây thiếu máu thiếu sắt ngoài
bệnh lý về thận, các bệnh lý kết hợp hoặc
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả cắt ngang, không đối chứng.
* Thông số thực hiện: các thông số xét
nghiệm bao gồm tổng phân tích tế bào
máu và các chỉ số hồng cầu lưới được
thực hiện trên hệ thống máy huyết học tự

động Sysmex XN1000 (Nhật Bản).
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: chẩn đoán và
phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tính
dựa theo khuyến cáo của NKF/KDOQI
(2002) [3]. Theo WHO (2011), thiếu máu
được định nghĩa khi nồng độ huyết sắc tố
< 130 g/l ở nam và < 120 g/l ở nữ [4].
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
phiên bản 20.0 của IBM.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm thiếu máu ở BN STMT.
4.9%

95.1%
Không thiếu máu (n=4)

Thiếu máu (n=77)

Biểu đồ 1: Tỷ lệ thiếu máu nhóm BN nghiên cứu (n = 81).
95,1% BN nhóm nghiên cứu bị thiếu máu.
66


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
* Mức độ thiếu máu (n = 77):
Thiếu máu mức độ nhẹ 21 BN (27,2%), mức độ vừa và mức độ nặng đều 28 BN
(36,4%).
* Kích thước hồng cầu (n = 77):
BN có kích thước hồng cầu bình thường chiếm đa số: 67 BN (87%); 10 BN (13%)

có kích thước hồng nhỏ, không có BN nào có kích thước hồng cầu to.
* Tính chất thiếu máu (n = 77):
Trong số BN thiếu máu, thiếu máu nhược sắc chiếm tới 37,7% (29 BN). Chiếm tỷ lệ
cao nhất là BN thiếu máu đẳng sắc (48 BN = 62,3%).
2. Đặc điểm chỉ số hồng cầu lưới.

[][

[][

Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ (n=10)
Nhóm còn lại (n=67)

Biểu đồ 2: Đặc điểm thiếu máu (n = 77).
13% BN thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ.
Bảng 1: Đặc điểm chỉ số hồng cầu lưới theo giới (n = 81).
Giới

RET% (%)

RET# (T/L)

RET-He (pg)

Chung (n = 81)

2,05 ± 0,73

0,07 ± 0,02


30,38 ± 3,69

Nam (n = 57)

1,94 ± 0,60

0,07 ± 0,02

30,48 ± 4,05

Nữ (n = 24)

2,3 ± 0,93

0,07 ± 0,03

30,15 ± 2,69

< 0,05

> 0,05

> 0,05

p

Giá trị trung bình RET% ở nữ cao hơn nam có ý nghĩa (p < 0,05). Không có sự khác
biệt về giá trị trung bình của RET# và RET-He giữa nam và nữ (p > 0,05).
67



T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019
Bảng 2: Đặc điểm các chỉ số hồng cầu lưới theo nhóm tuổi (n = 81).
Nhóm tuổi (năm)

RET% (%)

RET# (T/L)

RET-He (pg)

< 30 (n = 12)

2,4 ± 1,18

0,08 ± 0,04

30,26 ± 1,48

30 - 39 (n = 12)

2,2 ± 0,83

0,07 ± 0,02

31,69 ± 4,1

40 - 49 (n = 14)

2,06 ± 0,47


0,08 ± 0,01

31,61 ± 3,04

50 - 59 (n = 9)

1,95 ± 0,41

0,07 ± 0,009

28,7 ± 3,46

≥ 60 (n = 34)

1,89 ± 0,62

0,06 ± 0,02

29,9 ± 4,22

> 0,05

> 0,05

> 0,05

p

Giá trị trung bình các chỉ số RET%, RET# và RET-He liên quan không có ý nghĩa

với nhóm tuổi với p > 0,05.
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm thiếu máu ở BN STMT
giai đoạn 3 đến 5 chưa điều trị thay
thế thận.
Chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn chẩn
đoán thiếu máu của WHO, trong đó tiêu
chí đánh giá dựa trên nồng độ
hemoglobin máu, thiếu máu xảy ra khi
nồng độ hemoglobin < 130 g/l đối với
nam trưởng thành và < 120 g/l với nữ
trưởng thành không mang thai. Trong
nghiên cứu, tỷ lệ thiếu máu lên đến
95,1%, trong đó thiếu máu mức độ nhẹ
chỉ chiếm 27,2%, mức độ vừa và mức độ
nặng đều 36,4%. Tỷ lệ thiếu máu trong
nghiên cứu này phù hợp với một số
nghiên cứu trên thế giới. Li Y và CS
(2016) nghiên cứu tỷ lệ và mức độ thiếu
máu trên 2.420 BN bệnh thận mạn tính ở
Thượng Hải (Trung Quốc) chỉ ra tỷ lệ
thiếu máu ở BN bệnh thận mạn tính giai
đoạn III là 51,1%, giai đoạn IV: 79,2% và
giai đoạn V: 90,2% [5]. Kết quả này cũng
tương đồng với nghiên cứu của Salman
M và CS (2016) với tỷ lệ thiếu máu là 75,8%,
68

bệnh thận mạn tính giai đoạn IIIa là 41,9%,
giai đoạn IIIb: 63,4%, giai đoạn IV: 85,4%

và giai đoạn V: 97,4% [6]. Thiếu máu là
biểu hiện thường gặp ở BN bệnh thận
mạn tính, có và chưa có suy thận. Tỷ lệ
thiếu máu thường tăng theo mức độ bệnh
thận mạn tính. Chức năng thận suy giảm
nặng, tỷ lệ thiếu máu càng cao, mức độ
thiếu máu càng nặng. Điều này phản ánh
cơ chế bệnh sinh của STMT, khi chức
năng thận giảm mạnh đồng thời với tiến
triển ngày càng nặng của rối loạn chuyển
hóa và nội tiết, trong đó có rối loạn tiết
erythropoietin. Bên cạnh đó, tình trạng rối
loạn cân bằng kiềm toan, tăng gốc tự do,
cytokine viêm gây ức chế các tế bào đầu
dòng hồng cầu tại tủy xương dẫn đến quá
trình tan máu, giảm sinh hồng cầu, giảm
tuổi đời hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu
máu ngày càng trầm trọng. Nhiều nghiên
cứu sau này đã giải thích đầy đủ về
nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thiếu
máu ở BN STMT. Cả 3 cơ chế gây thiếu
máu bao gồm: giảm sản xuất hồng cầu ở
tủy xương, tăng phá hủy hồng cầu và mất
máu đều gặp ở BN STMT.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
Trong nhóm BN thiếu máu, tỷ lệ BN có
kích thước hồng cầu bình thường chiếm
đa số (87%); 13% có kích thước hồng

cầu nhỏ, không có BN nào có kích thước
hồng cầu to. Về tính chất thiếu máu, BN
thiếu máu đẳng sắc chiếm tỷ lệ cao nhất
(62,3%), thiếu máu nhược sắc 37,7%,
có tới 13% BN thiếu máu có tính chất
thiếu máu dạng nhược sắc hồng cầu nhỏ.
Afshar R và CS (2010) nghiên cứu trên
BN STMT lọc máu chu kỳ và không lọc
máu chu kỳ cho thấy 80% BN thiếu máu
đẳng sắc thể tích hồng cầu bình thường,
15% thiếu máu hồng cầu nhỏ và 5% thiếu
máu hồng cầu lớn; nghiên cứu này cũng
cho thấy tỷ lệ thiếu máu nhược sắc ở BN
chưa lọc máu chu kỳ cao hơn BN lọc máu
chu kỳ, tỷ lệ thiếu máu hồng cầu lớn ở
các BN lọc máu chu kỳ cao hơn BN chưa
lọc máu (5,2% so với 4,8%) [7]. Tình trạng
thiếu máu nhược sắc chiếm một tỷ lệ
đáng kể trong nhóm BN nghiên cứu có
thể lý giải do tình trạng bệnh lý mạn tính,
thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu sắt tuyệt đối
hoặc tương đối; trong đó có mất protein
qua nước tiểu, rối loạn chuyển hóa, ure máu
cao gây tổn thương dạ dày ruột.
2. Đặc điểm một số chỉ số hồng cầu
lưới ở BN STMT giai đoạn 3 đến 5 chưa
điều trị thay thế thận.
Các nghiên cứu về động học tế bào
cho thấy trong điều kiện sinh lý hàng
ngày, khoảng 1% tế bào dòng hồng cầu

máu ngoại vi được thay thế bằng các tế
bào hồng cầu lưới mới, các tế bào hồng
cầu lưới này trong vòng 24 giờ sẽ trưởng
thành để đảm nhiệm vai trò của hồng cầu.

Trong điều kiện thiếu máu cấp hoặc mạn
tính, các yếu tố kích thích mà quan trọng
hơn là yếu tố phụ thuộc tình trạng thiếu
oxy của mô (HIF 1 - Hypoxia inducible
factor 1) tác động lên nguyên bào sợi
quanh ống thận, làm tăng biểu lộ gen
tổng hợp EPO. Tổn thương do STMT làm
tổn thương về số lượng và chức năng tế
bào có nhiệm vụ tiết EPO, cũng như gây
rối loạn quá trình kích thích, truyền đạt
thông tin, biểu lộ gen, dẫn đến thiếu hụt
erythropoietin và thiếu máu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị
trung bình của tỷ lệ RET% 2,05%; giá trị
RET# 0,07 T/L và RET-He: 30,38 pg. Giá
trị trung bình RET% ở nữ cao hơn nam
có ý nghĩa (p < 0,05). Không có sự khác
biệt về giá trị trung bình của RET# và
RET-He giữa nam và nữ (p > 0,05). Tỷ lệ
phần trăm và giá trị tuyệt đối hồng cầu
lưới trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn nghiên cứu của Maconi M và CS
(2009) trên 200 BN lọc máu chu kỳ với
các giá trị lần lượt là 1,45% và 0,05 T/L.
Tuy nhiên, nồng độ RET-He trong nghiên

cứu của chúng tôi lại thấp hơn (30,38 pg
so với 33,9 pg) [6]. Điều này có thể giải
thích do khác biệt về đối tượng nghiên
cứu. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi
nhóm chưa được điều trị thay thế thận,
chưa hoặc hiện tại không điều trị sắt, vì
vậy, tỷ lệ BN thiếu máu do thiếu sắt cao
hơn so với nghiên cứu trên nhóm đối
tượng đã lọc máu chu kỳ hoặc đã điều trị
sắt. Kết quả ở bảng 2 cũng chỉ ra độ tuổi
càng cao, RET%, RET# và RET-He càng
giảm. Tuy nhiên, sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
69


T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019
KẾT LUẬN
Thiếu máu là một biểu hiện thường gặp
ở BN STMT giai đoạn III đến V, trong đó
hầu hết là thiếu máu mức độ vừa và nặng
(27,2% và 36,4%). 13% BN có thiếu máu
nhược sắc hồng cầu nhỏ.
Giá trị trung bình của tỷ lệ RET% 2,05 ±
0,73%; giá trị RET# 0,07 ± 0,02 T/L và
RET-He 30,38 ± 3,69 pg. Các chỉ số hồng
cầu lưới ở BN STMT không khác biệt giữa
nam và nữ và giữa các nhóm tuổi.

3. K/DOQI, K/DOQI. Clinical practice guidelines

for chronic kidney disease: Evaluation,
classification, and stratification. Am J Kidney
Dis, 2002, 39 (2 Suppl 1), pp.S1-266.
4. WHO. Haemoglobin for the diagnosis of
anemia and assessment of severity. Vitamin
and Mineral Nutrition Information System.
2011, pp.1-6.
5. Li Y et al. Prevalence, awareness, and
treatment of anemia in Chinese patients with
nondialysis chronic kidney disease: First
multicenter, cross-sectional study. Medicine
(Baltimore). 2016, 95 (24), p.e3872.

1. Eknoyan G et al. The burden of kidney
disease: Improving global outcomes. Kidney.
2004, 66 (4), pp.1310-1314.

6. Maconi M et al. Erythrocyte and
reticulocyte indices in iron deficiency in
chronic kidney disease: Comparison of two
methods. Scand J Clin Lab Invest. 2009, 69 (3),
pp.365-370.

2. Dowling T.C. Prevalence, etiology, and
consequences of anemia and clinical and
economic benefits of anemia correction in
patients with chronic kidney disease: An overview.
American Journal of Health-System Pharmacy.
2007, 64 (13 Supplement 8), pp.S3-S7.


7. Afshar R et al. Hematological profile of
chronic kidney disease (CKD) patients in Iran,
in pre-dialysis stages and after initiation of
hemodialysis. Saudi Journal of Kidney
Diseases and Transplantation. 2010, 21 (2),
pp.368-371.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70



×