Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đánh giá kết quả điều trị u máu trẻ em bằng propranolol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.86 KB, 12 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÁU TRẺ EM BẰNG PROPRANOLOL
Diệp Quế Trinh*, Phạm Thụy Diễm*, Lê Hữu Phước*, Đoàn Bảo Duy*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của việc điều trị u máu trẻ em bằng propranolol uống.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát 51 bệnh nhi bị u máu thể trẻ em bắt đầu điều trị
propranolol uống tại bệnh viện Nhi Đông 1 từ tháng 6/2016 đến 6/2017. Thời gian theo dõi là 2 năm (từ tháng
6/2016 đến 6/2018). Những bệnh nhi được chỉ định dùng propranolol uống bao gồm u máu tăng trưởng nhanh
diện rộng hoặc to phồng, u máu ảnh hưởng cơ quan, u máu loét lâu lành, u máu có khả năng gây di chứng thẩm
mỹ khi qua hết giai đoạn tăng sinh. Bệnh nhi được cho uống propranolol với liều 2mg/kg/ngày và được theo dõi
sinh hiệu căn bản trong 2 giờ đầu tiên uống propranolol. Đáp ứng với điều trị được đánh giá bằng giảm thể tích,
màu sắc, cái thiện các biến chứng và sự hài lòng của thân nhân. Hiệu quả và thời gian của liệu trình để cho đáp
ứng tốt nhất, cũng như phản ứng phụ không mong muốn của thuốc và tỷ lệ tái phát sau khi ngưng propranolol
đã được ghi nhận.
Kết quả: Chúng tôi phân tích 57 ca bị u máu bao gồm 32 nữ và 19 nam và loại trừ 6 ca vì sự không tuân thủ
điều trị của thân nhân. Điều trị bắt đầu cho trẻ từ 1,1 đến 10 tháng tuổi. Tuổi trung bình điều trị là 3,3 tháng, độ
lệch chuẩn là 2,12. Tất cả trẻ đều đáp ứng với điều trị: đáp ứng ngoạn mục có 53% trương hợp, đáp ứng tốt là
11%, khá 34%. Những yếu tố sau sự đoán cho khả năng đáp ứng thuốc là u máu phân đoạn, pha tăng sinh của u
máu, u máu vị trí quanh mắt, thời gian dùng thuốc. Với thời gian liệu trình uống propranolol hơn 6 tháng u máu
sẽ cho đáp ứng tốt hơn, tỷ lệ đáp ứng ngoạn mục là 71% so với 26% ở nhóm uống thuốc dưới 6 tháng, mối
quan hệ này có ý nghĩa thống kê, p=0,002 phép kiểm chi bình phương. Chúng tôi không ghi nhận có phản ứng
phụ nghiêm trọng. Các phản ứng phụ nhẹ được ghi nhận là chiếm từ 2% đến 6% trường hợp. Phản ứng phụ phổ
biến nhất là khò khè khi uống propranolol. Tỷ lệ tái phát sau ngưng propranolol là 13%. Sự cải thiện các biến
chứng của u máu nặng được ghi nhận là 100% các trường hợp.
Kết luận: Propranolol rất có hiệu quả trong việc làm giảm thể tích và màu sắc của u máu, cũng như cải
thiện các biến chứng của u máu. Propranolol chứng tỏ có hiệu quả và an toàn, rẻ tiền trong việc điều trị ngoại trú
u máu thể trẻ em.


Từ khóa: Infantile hemangiomas, oral propranolol.

ABSTRACT
AN OBSERVATIONAL STUDY ON INFANTILE HEMANGIOMAS TREATMENT OUTCOMES WITH
ORAL PROPRANOLOL
Diep Que Trinh, Pham Thi Diem, Le Huu Phuoc, Đoan Bao Duy
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 222 – 233
Objectives: To identify effectiveness and safety of oral propranolol in infants with hemangiomas.
Methods: A observational study of 51 subjects with infantile hemangiomas (IHs) treated withoral
propranolol was conducted in Children’s Hospital 1 between June 2016 and June 2017. We followed these cases
during two years from June 2016 to June 2018. We included fast growning IHs in the proliferative phase that is
too large or deep, IHs affecting vital structure, severe ulcerated IHs, and IHs could cause functional or cosmetic
* Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tác giả liên lạc: BS Phạm Thụy Diễm,

222

ĐT: 01217120388,

Email:

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

problems in involuting phase. Response to treatment was assessed by volume reduction, lightening of color,
improvement of complicated symptoms, and parent satisfaction. Effectiveness and duration of therapy for the best

response, as well as side effects and rebound after ending propranolol were recorded.
Results: We analyzed 57 IHs, corresponding to 32 girls and 19 boys and exclude 6 cases because of
non-cooperation from their parents. Treatment was started between the ages of 1.1 and 10 months. The
average age was 3.3 month old, standard deviation is 2.12. All the IHs responded to treatment; response was
excellent in 53% of cases, good in 11%, and minimal in 34%. The following factors were predictive of the
excellent response: segmental IH, proliferative phase, periorbital location, duration of therapy. The better
response occurred if the duration of treatment was longer than 6 months with the excellent response rate
was 71% compare to 26% in group using propranolol less than 6 months, this association was statistically
significant (p=0.002), determined by chi-square test. No serious side effects were observed. Mild side effects
was noted in 2% to 6% of cases. The most comon side effect was wheezing when using oral propranolol.
Rebound growth after propranolol discontinuation was noted in 17% of patients. Improvement of
complicated symptoms of severe IHs was noted 100% of cases.
Conclusions: Oral propranolol was clinically effective in reducing the volume and color and improving
complicated symptoms of infantile hemangiomas. Oral propranolol also proved to be safe and cheap for use in
outpatients.
Keywords: infantile hemangiomas, oral propranolol.

ĐẶT VẤN ĐỀ
U máu trẻ em là u lành tính thường gặp nhất
ở trẻ nhỏ(10), xuất độ xấp xỉ 4 - 10%(8,10) và tăng cao
hơn ở trẻ sinh non(7), u máu trẻ em ảnh hưởng
trên trẻ gái nhiều hơn trẻ trai với tỉ lệ 3:1(3,6,7). U
máu thường được phát hiện sớm sau sinh dưới
dạng một tổn thương màu sáng đỏ. Các tổn
thương này đa số nằm ở bề mặt chỉ liên quan
đến da và mô dưới da. Khoảng 80% các tổn
thương được tìm thấy ở vùng mặt và cổ(20), tuy
vậy u có thể nằm ở mọi vị trí trên cơ thể.
Hầu hết u máu trẻ em tự động biến mất và
không cần điều trị. Tuy nhiên, có một tỉ lệ nhỏ

gây vấn đề nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Loét, sẹo hóa, chảy máu tái phát và làm ảnh
hưởng chức năng có thể là các biến chứng xảy
ra nếu u máu không được điều trị. Vì thế, dù
hầu hết các trường hợp u máu không cần điều
trị nhưng nếu u gây ảnh hưởng chức năng
và/hoặc loét hoặc có vấn đề thẩm mĩ, việc điều
trị là cần thiết.
Hiện nay, có nhiều hiểu biết sinh bệnh học
về quá trình tiến triển tự nhiên của u máu. Một
cách điển hình, u máu thường xuất hiện trong
vòng 2 tuần đầu sau sinh và phát triển đạt đỉnh

Chuyên Đề Nhi Khoa

lúc 3 - 6 tháng tuổi. Sau một giai đoạn ổn định
không phát triển thêm, thường vào lúc 9 tháng
tuổi và sau 1 tuổi u máu sẽ thoái triển từ từ cho
đến 7 - 10 tuổi(21).
Cùng với những phương tiện hình ảnh học
hiện đại, việc chẩn đoán u máu không còn là vấn
đề khó khăn nhưng điều trị vẫn là đề tài còn
nhiều tranh luận. Điều trị có thể bao gồm theo
dõi không can thiệp, thoa hoặc uống corticoid,
vincristine, laser hoặc phẫu thuật.
Vào tháng 6/2008, tác giả Christine LéautéLabrèze và cộng sự ở bệnh viện nhi Bordeaux đã
công bố trên tạp chí The New England Journal of
Medicine về việc điều trị u máu trẻ em và đạt
được kết quả rất tốt. Kể từ đó mở ra cuộc cách
mạng cho điều trị u máu trẻ em.

Propranolol - một thuốc chẹn bêta không
chọn lọc, cho thấy có thể ức chế sự phát triển và
gây ra sự thoái triển của các u máu trẻ em. Nhiều
nghiên cứu đã xác nhận rằng propranolol hiệu
quả hơn các liệu pháp khác trong điều trị u máu,
cho đáp ứng nhanh hơn và ít tác dụng phụ hơn,
ít để lại di chứng thẩm mỹ sau tiến trình tthoái
triển của u.
Hiệu quả của propranolol trong điều trị u

223


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

máu trẻ em cũng đã được công nhận như là lựa
chọn đầu tay và đã được chứng minh trong
nhiều nghiên cứu lớn. Năm 2016, Chinnadurai
và cộng sự đã thực hiện một phân tích tổng hợp
từ 18 nghiên cứu, qua đó đánh giá tỉ lệ cải thiện
kích thước u máu trẻ em khi dùng propranolol
uống so với các liệu pháp khác bao gồm
propranolol tiêm vào tổn thương, corticosteroid
uống và steroid tiêm vào tổn thương(4). Kết quả
cho thấy, propranolol uống có tỉ lệ cải thiện u
máu theo mong đợi cao nhất trong tất cả liệu
pháp, đạt 95%. Trong khi tỉ lệ này đối với
corticosteroid uống chỉ đạt 43%, Triamcinolone

(steroid tiêm vào tổn thương) chỉ ở mức 58%.
Tuy nhiên, propranolol cũng đã được ghi
nhận có tác dụng không mong muốn nguy hiểm
bao gồm hạ huyết áp, nhịp tim chậm, tăng kali
máu, có thắt phế quản, và hạ đường huyết dù
không thường xảy ra (5,11,12). Rối loạn giấc ngủ, táo
bón hay tiêu chảy, và lạnh chi thường được báo
cáo hơn(5).Trong một báo cáo gồm 906 trẻ em
Pháp (tuổi trung bình 114 ngày tuổi) được điều
trị với propranolol cho các u máu có biến chứng,
một hoặc hơn các tác dụng không mong muốn
xảy ra trong 81 ca (9%)(17), tác dụng không mong
muốn nghiêm trọng xảy ra trong 24 ca (2,6%).
Một điểm hạn chế khác của propranolol
trong điều trị u máu trẻ em là sự phát triển trở
lại của u máu sau ngừng propranolol đã được
ghi nhận trong một nghiên cứu hồi cứu đa trung
tâm năm 2016, trên 997 bệnh nhân khoảng 19 25% trẻ em(19).Các yếu tố liên quan đến nguy cơ
tái phát chưa được hiểu hoàn chỉnh. Vài trẻ em
có hiện tượng này có thể cần đợt điều trị thứ hai
với propranolol.
Ở Việt Nam còn rất ít báo cáo về hiệu quả
của propranolol trong điều trị u máu trẻ em,
chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng không
mong muốn của propranolol và sự tái phát u sau
kết thúc điều trị. Hiện nay propranolol cũng đã
được đưa vào phác đồ điều trị u máu của bệnh
viện Nhi Đồng 1 năm 2018. Vì thế, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu và đưa ra


224

các kết quả về tác dụng của propranolol trong
điều trị u máu trẻ em có biến chứng hoặc nguy
cơ biến chứng và di chứng thẩm mĩ, cũng như
các tác dụng không mong muốn, sự tái phát u
sau ngưng propranolol. Đối tượng là những
bệnh nhi bị u máu, bắt đầu điều trị ngoại trú và
nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, từ 6/2016 đến
6/2017. Sau đó theo dõi tiếp các bé đến tháng
6/2018 để ghi nhận sự tái phát u máu.
Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả của propranolol trong điều
trị u máu đã có biến chứng hoặc nguy cơ biến
chứng, di chứng thẩm mĩ ở trẻ em tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 từ 6/2016 đến 6/2018.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ cải thiện kích thước, màu sắc u
máu sau một liệu trình bằng propranolol uống.
Xác định tỉ lệ cải thiện các biến chứng gồm
chảy máu, loét, chèn ép ảnh hưởng chức năng
sau điều trị bằng propranolol uống.
Xác định tỉ lệ tái phát u sau ngưng thuốc.
Xác định tỉ lệ tác dụng không mong muốn
của propranolol trên bệnh nhi.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu

Trẻ em bị u máu có độ tuổi từ 5 tuần đến 10
tháng tuổi khi dự kiến bắt đầu điều trị bằng
propranolol uống, được điều trị nội trú và ngoại
trú tại bệnh viện Nhi Đồng 1, với các sang
thương u máu:
U máu có biến chứng: chảy máu, loét, chèn
ép ảnh hưởng chức năng cơ quan.
U máu có nguy cơ gây di chứng thẩm mĩ:
sẹo, dãn da, dãn mạch.
U máu ẩn dưới da hoặc u máu hỗn hợp khó
can thiệp bằng biện pháp khác.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhi có bệnh lý tim mạch: rối loạn nhịp
tim, suy tim.

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Tiền căn co thắt phế quản hay khò khè.
Tiền sử hen suyễn của gia đình và bản thân.
Tăng nhạy đối với propranolol.
Sinh non với tuổi hiệu chỉnh <5 tuần (tuổi
sau sinh (tuần) - số tuần sinh non).
U tủy thượng thận.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca tiến cứu.
Phương pháp thực hiện
Từ 6/2016 đến 6/2017, chúng tôi thu nhận các

trẻ bệnh thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh vào nghiên
cứu. Những trẻ này được tiến hành đo điện tim,
siêu âm tim và được đánh giá bởi bác sĩ tim
mạch trước khi dùng thuốc. Nếu không phát
hiện bất thường, bệnh nhân được sử dụng
propranolol và theo dõi trong 2 giờ đầu sau
dùng thuốc.
Các trẻ đã đưa vào nghiên cứu được điều trị
với propranolol uống (Dorocardyl 40mg) liều
2mg/kg/ngày chia 2 - 3 lần/ngày, cha mẹ được
hướng dẫn để phát hiện sớm các tác dụng không
mong muốn của thuốc cũng như các tình trạng
có thể phải chấm dứt điều trị như nôn ói, tiêu
chảy, ăn kém, khò khè, khó thở, kích thích/lơ mơ,
tím tái, co giật do hạ đường huyết.
Sau 2 tuần dùng thuốc nếu trẻ dung nạp
tốt, không xuất hiện các tác dụng không mong
muốn của thuốc, liều thuốc 2mg/kg/ngày chia
làm 2 - 3 lần/ngày, duy trì trong 6 - 9 tháng.
Đánh giá lâm sàng sau 1 tháng, 2 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng để điều chỉnh liều
dùng dựa theo cân nặng.
Thời gian kéo dài điều trị phải được xác định
dựa theo tuổi bệnh nhân (u máu phải gần đến
cuối giai đoạn tiến triển) và kết quả đạt được
dựa trên hai phương diện giảm kích thước và sự
ổn định của u, đa số các ca được ngừng thuốc
khi đã được 1 tuổi(13) . Trẻ được tái khám 1 tháng
sau ngưng thuốc để đánh giá mức độ tái phát u
và dặn dò dấu hiệu tái phát. Chúng tôi vẫn theo

dõi tiếp trẻ 1 năm sau ngưng thuốc.
Để đưa ra kết quả điều trị, các u máu được

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

đánh giá lâm sàng trước, trong và sau điều trị về
các mặt kích thước, màu sắc và mức độ cải thiện
biến chứng tại các thời điểm 2 tuần, 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng.
Hình ảnh u máu được chụp mỗi lần khám
với máy ảnh chuẩn, ảnh được chụp theo bình
diện thẳng.
Kích thước, màu sắc và thể tích u được đánh
giá chủ quan bởi nhà lâm sàng và thân nhân
bệnh nhi. Ghi nhận màu sắc, mật độ ban đầu, độ
giảm màu sắc và mật độ với các tỉ lệ 75%, 50%,
25%, 0% so với ban đầu.
Đồng thời cũng ghi nhận các tác dụng không
mong muốn của propranolol trong suốt quá
trình điều trị và đánh giá sự tái phát của u máu
sau khi ngưng điều trị bằng propranolol từ 1
tháng đến 1 năm.
Tổng kết số liệu và đánh giá hiệu quả của
liệu pháp propranolol uống đối với u máu trẻ
em khi đã kết thúc liệu trình dựa trên hình ảnh
trước và ngay sau hoàn tất điều trị, tổng hợp từ ý
kiến của 2 bác sĩ chuyên về u máu, và độ hài
lòng của người nhà.

Chúng tôi phân ra 4 mức độ đáp ứngthuốc:
ngoạn mục, tốt, khá và kém dựa vào bảng 1.
Điểm cải thiện = D + t, trong đó:

t=

Phân loại đáp ứng điều trị
≥9: Ngoạn mục. 8-8.99: Tốt
4-7.99: Khá. 0-3.99: Kém
Về tác dụng không mong muốn của
propranolol, chúng tôi chia ra 2 nhóm: tác dụng
không mong muốn nhẹ (nôn ói, tiêu chảy, rối
loạn giấc ngủ, kích thích, lạnh chi, vả mồ hôi,
khò khè) và nghiêm trọng (hạ huyết áp, nhịp tim

225


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

chậm, tăng kali máu, có thắt phế quản nặng, và
co giật do hạ đường huyết).
Sau 1 tháng kết thúc liệu trình uống
propranolol, bệnh nhân được tái khám để ghi
nhận sự tái phát của u máu dựa vào đánh giá
của thân nhân và so sánh tình trạng u hiện tại
với hình ảnh u máu được lưu lúc kết thúc điều
trị. Thân nhân được dặn dò dấu hiệu tái phát để

tái khám sớm. Từ đó ghi nhận tỉ lệ tái phát u
máu sau ngưng điều trị bằng propranolol uống.
Bảng 1: Thang điểm đánh giá cải thiện u máu sau
điều trị propranolol uống
Tham số đánh giá

Đặc điểm
U tiếp tục tiến triển
U ngưng tiến triển
Giảm < 25%
Độ giảm thể tích bướu sau Giảm > 25% đến
khi hoàn tất điều trị
50%
Giảm > 50% đến
75%
Giảm >75%
U tiếp tục tiến triển
U ngưng tiến triển
Giảm < 25%
Độ giảm màu sắc bướu sau Giảm > 25% đến
khi hoàn tất điều trị
50%
Giảm > 50% đến
75%
Giảm >75%
Không cải thiện
Độ cải thiện biến chứng sau
Cải thiện một phần
khi hoàn tất điều trị
Cải thiện hoàn toàn

Hoàn toàn không hài
lòng
Hài lòng rất ít
Hài lòng ít
Độ hài lòng người nhà
Khá hài lòng
Rất hài lòng
Hoàn toàn hài lòng

Điểm
0
1
2
3
4
5
0
1
2

ghi nhận có trường hợp nào xảy ra phản ứng
không mong muốn nghiêm trọng như hạ đường
huyết, co thắt phế quản nặng, tăng kali máu,
chậm nhịp tim.
Tuổi nhỏ nhất điều trị là 1,1 tháng tuổi; lớn
nhất là 10 tháng tuổi; tuổi trung bình được điều
trị là 3,3 tháng tuổi.
Loại bướu gặp nhiều nhất là loại hỗn hợp, vị
trí ở đầu mặt cổ chiếm 87%.
Thời gian điều trị dài nhất là 13 tháng, ngắn

nhất là 2 tháng (đã loại trừ những ca có phản
ứng không mong muốn). Thời gian ngưng thuốc
và có theo dõi là từ 2 tuần đến 17 tháng, và thời
gian ngưng thuốc đến bị tái phát dao động từ 2
tuần đến 13 tháng.
Đặc điểm dân số nghiên cứu được thể hiện
trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Đặc điểm dân số nghiên cứu (51 ca)
Đặc điểm
Giới

3
4
5
0
3
5

Tuổi khỏi phát u
máu

Tuổi bắt đầu điều
trị propranolol

0
1
2
3
4
5


Tuổi thai
Phân bố của u
máu

KẾT QUẢ
Chúng tôi đưa vào nghiên cứu 57 ca và theo
dõi xuyên suốt được 51 ca trong khoảng thời
gian tháng 6/2016 đến tháng 6/2018, trong đó có
6 ca không tuân thủ điều trị nên loại ra khỏi
nghiên cứu.
Trong số 51 ca, có 4 ca phải ngưng thuốc sớm
vì phản ứng không mong muốn xảy ra như: khò
khè, vã mồ hôi, lạnh tay chân. Chúng tôi không

226

Vị trí

Loại u máu

Nam
Nữ
Lúc sinh
≤ 1 tuần
1-4 tuần
> 4 – 8 tuần
> 8 tuần
1-3 tháng
3-6 tháng

6-9 tháng
9-12 tháng
Sanh non
Đủ tháng
Khu trú
Phân đoạn
Mặt
Da đầu, cổ
Quanh mắt
Môi
Mũi
Tai
Vùng mang tai
Thân người
Tứ chi
Nội tạng
Trên mặt da
Dưới mặt da
Hỗn hợp

Số
Phần
lượng trăm
19
37
32
63
21
41
9

18
17
33
3
6
1
2
28
55
16
31
6
12
1
2
6
10
45
90
36
71
15
29
22
28
4
5
19
24
10

13
4
5
3
4
7
9
4
5
3
4
2
3
8
16
11
22
32
62

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Đặc điểm
Bệnh kèm
Thoa Eumovate
Laser
Điều trị trước đó
Uống corticoid

Chưa điều trị gì
Loét
Chảy máu
Biến chứng
Ảnh hưởng chức năng
cơ quan
Chưa
Bướu tăng trưởng nhanh
(diện rộng hoặc phồng to)
Quanh mắt
Mũi
Lí do điều trị
Môi
Loét lâu lành
Cản trở đường hô hấp

Số
Phần
lượng trăm
4
18
35
1
2
0
0
32
63
5
10

0
0
4

8

42

82

26

51

9
3
7
5
1

17
6
14
10
2

Nghiên cứu Y học

Bảng 3: Tác dụng không mong muốn của propranolol
(4 ca)

STT Chẩn đoán

Tác dụng
Tuổi bắt đầu Thời gian
không mong
uống thuốc uống thuốc
muốn

1

Bướu máu
mi dưới mắt
Trái

1,6 tháng

1 tháng

Khò khè, rối
loạn giấc ngủ,
vã mồ hôi tay
chân

2

Bướu máu
môi trên

1,7 tháng


2 ngày

Khò khè

3

Bướu máu
trán

4,8 tháng

2 tuần

Rối loạn giấc
ngủ

4

Bướu máu
lưng, má
Trái

1,6 tháng

1 tuần

Khò khè

Bảng 4: U máu tái phát và đặc điểm
Stt


Vị trí

Phân bố u

Dạng u

1

BM thái dương, mi mắt, má
Phân đoạn
phải

Hỗn hợp

2

BM góc hàm trái, môi dưới

Phân đoạn

Hỗn hợp

3

BM nửa mặt phải

4

BM môi dưới, ngực trái


Khu trú

Hỗn hợp

5
6
7

BM má trái, thái dương trái
BM má trái
BM mi trên mắt trái

Khu trú
Khu trú
Khu trú

Dưới mặt da
Dưới mặt da
Dưới mặt da

8

Bướu máu mặt phải

Phân đoạn

Hỗn hợp

Phân đoạn Dưới mặt da


Tuổi bắt
Thời gian
Thời gian
Tình trạng u máu lúc
đầu điều trị dùng thuốc
ngưng thuốc
ngưng thuốc
(tháng)
(tháng)
(tháng)
Giảm thể tích 100%
1
8
1
Giảm màu sắc 95%
Giảm thể tích 100%
13
2.5
9.5
Giảm màu sắc 90%
3
9
Giảm thể tích 100%
3
Giảm thể tích 90%
7.5
5
3
Giảm màu sắc 95%

2
10
Giảm thể tích 100%
1
2
10
Giảm thể tích 100%
4
3
9
Giảm thể tích 80%
0,5
Giảm thể tích 100%
1.8
10
0,5
Giảm màu sắc 95%

Bảng 5: Hiệu quả của propranolol và những yếu tố liên quan(n=47 ca)
STT

Vị trí

1

UM cạnh mũi phải

2
3
4


Tuổi bắt
Phân bố
đầu
Dạng u máu
của u máu
điều trị
(tháng)
Khu trú

UM nửa mặt trái
Phân đoạn
UM thái dương, mi mắt, má
Phân đoạn
phải
UM má trái
Khu trú

Thời gian
sử
Giảm kích Giảm
Dấu hiệu
dụng
thước u
màu
còn lại
thuốc
máu (%) u máu (%)
(tháng)
Không

8
50
Phồng
đánh giá
8
100
90
Màu hồng

Dưới mặt da

4.2

Hỗn hợp

4.2

Hỗn hợp

1.1

8

100

95

Màu hồng

10


Hỗn hợp

6.9

5

40

Màu đỏ

6

2.1

10

95

Màu hồng

10

95

Phồng
Phồng, màu
đỏ
Phồng, đỏ
tím


9

5

UM nửa mặt phải

6

UM môi trên

Khu trú

Hỗn hợp

5.4

6

40
Không
đánh giá
40

7

UM mũi

Khu trú


Hỗn hợp

3.4

6

10

40

8

UM khóe mắt phải

Khu trú

Hỗn hợp

7

5

30

40

Chuyên Đề Nhi Khoa

Điểm
cải

thiện

Phân đoạn Trên mặt da

7
10

6.5
6

227


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

STT

Vị trí

9

UM mặt phải

Tuổi bắt
Phân bố
đầu
Dạng u máu
của u máu

điều trị
(tháng)
Phân đoạn Trên mặt da

2.6

10 UM nửa mặt trái, ngực, cổ Phân đoạn
11 UM góc hàm trái, môi dưới Phân đoạn

Hỗn hợp
Hỗn hợp

1.9
2.5

12

UM cạnh mắt trái

Khu trú

Hỗn hợp

6.7

13

UM mi trên mắt phải

Khu trú


Trên mặt da

1.7

14
15

UM chân trái
UM mũi

Phân đoạn
Khu trú

Hỗn hợp
Hỗn hợp

1.2
2.2

16

UM mi trên mắt phải

Khu trú

Dưới mặt da

8


17

UM mặt phải

Phân đoạn

Hỗn hợp

1.8

18

UM góc hàm phải

Khu trú

Dưới mặt da

5.4

19

UM nửa mặt phải

Khu trú

Dưới mặt da

3


Hỗn hợp

3.4

Dưới mặt da

5

20

UM góc hàm phải, tai phải Phân đoạn

21

UM thái dương phải

Khu trú

22

UM gáy, mặt trái

Phân đoạn Trên mặt da

1.2

23

UM mặt phải, mũi


Phân đoạn Trên mặt da

2.3

24

UM môi dưới, ngực trái

Khu trú

Hỗn hợp

7.5

25 UM má trái, thái dương trái

Khu trú

Dưới mặt da

1.6

26
27

UM má trái
UM sau tai phải

Khu trú
Khu trú


Hỗn hợp
Hỗn hợp

4.4
3.9

28

UM má trái

Khu trú

Dưới mặt da

1.9

29

UM mi dưới mắt trái

Khu trú

Dưới mặt da

6

30

UM má phải


Khu trú

Trên mặt da

3.1

31
32
33
34

Khu trú
Khu trú
Phân đoạn
Khu trú

Khu trú
Khu trú

Hỗn hợp
Hỗn hợp
Hỗn hợp
Hỗn hợp
Hỗn hợp tạng
Hỗn hợp
Hỗn hợp

6.3
2.5

1.2
3.6

36
37

UM mũi
UM mông
UM má, tai trái
UM vùng chẩm
UM góc hàm trái, vai trái,
gan
UM môi trên
UM má phải

38

UM mi trên mắt phải

Khu trú

39

UM góc hàm phải, mi trên
mắt trái

40
41
42


35

228

Phân đoạn

Thời gian
sử
Giảm kích Giảm
dụng
thước u
màu
thuốc
máu (%) u máu (%)
(tháng)
Không
10
95
đánh giá
13
100
95
9.5
100
90
Không
6
30
đánh giá
Không

7
90
đánh giá
10
90
95
7
30
50
Không
2
90
đánh giá
10
100
95
Không
6
40
đánh giá
Không
9
100
đánh giá
6
60
70
Không
7
100

đánh giá
Không
10.5
95
đánh giá
Không
6
60
đánh giá
5
90
95
Không
10
100
đánh giá
6
30
50
6
40
70
Không
10
100
đánh giá
Không
6
20
đánh giá

Không
8
50
đánh giá
6
20
90
6
80
70
11
100
60
6
100
100

Dấu hiệu
còn lại

Điểm
cải
thiện

Đỏ

10

Màu hồng
Dãn mạch

Phồng, đỏ
tím

10
8

Hồng

10

Dãn mạch
Phồng đỏ

10
6

Phồng

10

Hồng

10

Phồng

7

Không


10

Đỏ

8.3

Không

10

Hồng

8.3

Đỏ

8

Phồng

10

Không

10

Phồng, tím
Phồng, đỏ

7

7.5

Không

10

Phồng

5

Đỏ

7

Phồng
Đỏ
Đỏ
Sẹo, đỏ

7.5
9.7
9.5
10

7

2.1

10


100

100

Không

10

2.1
1.9

8
7

50
70

Phồng, đỏ
Đỏ

7
8

Trên mặt da

2.6

9

50

60
Không
đánh giá

70

Đỏ

9

Khu trú

Dưới mặt da

4.5

7.5

95

Không
đánh giá

Phồng, tím

10

UM môi dưới

Khu trú


Hỗn hợp

2.5

4

50

50

UM nửa mặt trái
UM môi trên, mũi

Phân đoạn
Khu trú

Hỗn hợp
Hỗn hợp

3.5
2.8

9
9

100
60

60

90

Phồng, đỏ
tím
Đỏ
Phồng, hồng

7
9.7
9.5

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Tuổi bắt
Phân bố
đầu
Dạng u máu
của u máu
điều trị
(tháng)

Nghiên cứu Y học

Thời gian
sử
Giảm kích Giảm
Dấu hiệu
dụng

thước u
màu
còn lại
thuốc
máu (%) u máu (%)
(tháng)
Không
5
50
Đỏ tím
đánh giá
ngưng tiến
10
70
Phồng, đỏ
triển
Không
9
80
Phồng
đánh giá

Điểm
cải
thiện

STT

Vị trí


43

UM cạnh mắt phải

Khu trú

Trên mặt da

1.1

44

UM môi trên

Khu trú

Hỗn hợp

1.9

45

UM mi trên mắt trái

Khu trú

Dưới mặt da

3.1


Hỗn hợp tạng

1

7

50

50

Phồng, hồng

9

Hỗn hợp

10

2

Ngưng
tiến triển

Ngưng
tiến triển

Phồng, đỏ

3


46
47

UM hạ thanh môn, mông,
Phân đoạn
ngực, mặt
UM môi dưới

Khu trú

BÀN LUẬN
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả tiền
cứu trên 51 trẻ nhũ nhi từ 1 tháng đến 10 tháng
tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 1,7/1; 41% u máu khởi phát
ngay lúc sinh dạng chấm đỏ sau đó lan rộng
nhanh trong tháng đầu tiên. U máu vùng đầu
mặt cổ chiếm 87%, u máu hỗn hợp chiếm 62%,
đáng lưu ý là u máu phân bố kiểu phân đoạn
chiếm tỷ lệ 29%. Chúng tôi chọn những u máu
có diện tích rộng để điều trị propralolol nên tỷ lệ
u máu phân đoạn khá cao, nhưng chưa phát
hiện ca nào có hội chứng PHACE.
Tuổi trung bình điều trị là 3,3 tháng tuổi; tuổi
trung vị là 6 tháng tuổi.
Hiệu quả của propranolol như đã trình bày ở
bảng 5. Tác dụng của propranolol trên u máu thẻ
trẻ em đã được nhiều nghiên cứu lớn thực
hiện(18). Chỉ cần sau 2 tuần sử dụng thuốc, gần
như các u máu đều giảm mật độ, thể tích và màu
sắc rõ. Ở Việt Nam cũng đã có nghiên cứu mô tả

hiệu quả của propranolol của nhóm tác giả
Nguyễn Quốc Hải và các cộng sự(15), đã thể hiện
rõ sự đáp ứng của u máu sau 2 tuần, 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng dùng propranolol.
Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu đánh giá đáp
ứng chung của u máu tại thời điểm kết thúc liệu
trình propranolol. Thường là khoảng 6 tháng
dùng thuốc hoặc hơn, khi u máu qua hết giai
đoạn tăng sinh và bắt đầu pha thoái triển,
khoảng 1 tuổi, đồng thời ghi nhận tình trạng của
u máu tại thời điểm này, sự đáp ứng thuốc còn
tiếp diễn hay không, chúng tôi sẽ quyết định

Chuyên Đề Nhi Khoa

7
6.3
10

dừng propranolol chứ không chờ u máu giảm
hết hoàn toàn. Đáp ứng chung theo 4 mức độ
như đã mô tả trong phương pháp thực hiện
nghiên cứu.
Vì thang điểm đánh giá của chúng tôi mang
tính ước lượng và định tính dựa vào độ giảm
phần trăm thể tích u và màu sắc và có hạn chế do
thời gian khảo sát dài, thường sau 1 liệu trình
uống thuốc khoảng hơn 6 tháng nên chúng tôi
lấy ý kiến cải thiện u máu dựa vào hai chuyên
gia về u máu và sự nhận định cũng như độ hài

lòng của người nhà.
Kết quả chúng tôi ghi nhận tỷ lệ đáp ứng
ngoạn mục chiếm 53 %, tốt 11 %, khá 34% và
kém 2%; 100% số ca có đáp ứng với propranolol
uống. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu hệ
thống(2) với tỷ lệ đáp ứng là 98%. Trong nghiên
cứu(14) của Price trên 68 bệnh nhi là propranolol
làm 82% ca giảm được u máu trên 75%. Talaat
trong nghiên cứu(1) cho ra kết quả với tỷ lệ đáp
ứng ngoạn mục là 75%.
Chúng tôi nhận thấy rằng những yếu tố sau
đây có thể liên quan đến khả năng đáp ứng
thuốc của u máu, bao gồm: vị trí, cách phân bố
của u máu, tuổi bắt đầu và thời gian dùng thuốc.
U máu vùng quanh mắt cho tỷ lệ đáp ứng
ngoạn mục là 72% (13/18), vùng mặt (má, thái
dương) 70% (14/20), góc hàm 57% (4/7), mũi 25%
(1/4) và môi 44% (4/9). Qua đó cho thấy u máu
quanh mắt và vùng mặt cho đáp ứng ngoạn mục
cao nhất, tuy nhiên sự liên quan này không có ý

229


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

nghĩa thống kê. Phân bố u máu theo kiểu phân
đoạn cho đáp ứng ngoạn mục 73% (11/15) các

trường hợp và sự liên quan này cũng không có ý
nghĩa thống kê.
Ví dụ trường hợp số 17, đây là một bệnh nhi
có u máu phân đoạn vùng má phải, làm sưng mi
mắt phải khiến bé không mở mắt được. Sau 2
tuần uống propranolol bé có thể mở mắt bình
thường, độ phồng của u và màu sắc u máu giảm

Một ví dụ khác là trường hợp số 11, bệnh nhi
có u máu vùng mặt, cổ, ngực có kèm khuyết
xương ức. Đây là u máu phân đoạn diện tích
rộng, đã dược làm MRI và siêu âm tim kiểm tra
nhưng không có hội chứng PHACE. U máu đáp
ứng với propranolol rất ngoạn mục, dù thời
điểm cho uông sau này là lúc 10 tháng tuổi
(trước đó em có được uống 3 tháng rồi ngưng do
mổ khuyết xương ức). Đến 15 tháng tuổi u máu
giảm 100% thể tích và giảm 90% màu sắc.
Về thời gian uống thuốc, ngắn nhất là 2

230

rõ rệt. Sau 10 tháng dùng propranolol khối u xẹp
hoàn toàn, màu sắc giảm hơn 95% so với ban
đầu. Đến 1 tuổi u máu không để lại dãn da, dãn
mạch, bề mặt da còn màu hồng. Rõ ràng kết quả
đạt được rất ngoạn mục, cải thiện về chức năng,
mở được mắt bình thường, ngăn ngừa được di
chứng thẩm mỹ dãn da, dãn mạch một khi u đi
vào giai đoạn thoái triển.


tháng và dài nhất là 13 tháng. Thời gian uống
trung bình 7,5 tháng. Tỷ lệ đáp ứng ngoạn mục ở
nhóm uống thuốc trên 6 tháng là 71% (20/28), tỷ
lệ này là 26% (5/19) ở nhóm uống thuốc dưới 6
tháng. Đặc biệt có 5 trường hơp u máu giảm
hoàn toàn sau một liệu trình dùng thuốc, khoảng
7 - 10 tháng, không để lại những dấu hiệu ảnh
hưởng thẩm mỹ như dãn da, dãn mạch. Chúng
tôi nhận thấy uống thuốc kéo dài hơn 6 tháng
cho đáp ứng thuốc tốt hơn và sự liên quan này
có ý nghĩa thống kê với p=0.002 khi thực hiện
phép kiểm Chi bình phương.

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

Bảng 6. Bảng 2x2 giữa thời gian uống propranolol và mức độ cải thiện của u
Mức độ cải thiện
Thời gian uống
propranolol

≤ 6 tháng
> 6 tháng

Tổng


Số ca
%
Số ca
%
Số ca
%

Ngoạn mục

Không ngoạn mục

5
10,6%
20
42,6%
40
53,2%

14
29,8%
8
17,0%
7
46,8%

Tổng
19
40,4%
28

59,6%
47
100,0%

(α):sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm Chi bình phương

Phần trăm đáp ứng ngoạn
mục

Sơ đồ 1. Sơ đồ biểu thị phần trăm đáp ứng mức độ
ngoạn mục theo thời gian điều trị propranolol uống
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

(α) p = 0,002

71%

26%

≤ 6 tháng

> 6 tháng


Thời gian uống propranolol
Sơ đồ 1. Sơ đồ biểu thị phần trăm đáp ứng mức độ ngoạn mục theo thời gian điều trị propranolol uống
thuốc cả 3 ca u máu đều giảm 100% thể tích, mi
Nhóm trẻ dưới 3 tháng tuổi khi bắt đầu điều
mắt gần như bình thường, không còn thấy dấu
trị cho đáp ứng ngoạn mục với propranolol với
vết của u máu. 1 trường hợp u máu vùng mặt,
tỷ lệ là 64 % (16/25), nhóm tuổi còn lại cho đáp
ngực, mông có kèm ở hạ thanh môn làm bé khó
ứng ngoạn mục với tỷ lệ 41% (9/22). Tuy nhiên
thở, thở rít phải nhập viện, sau 2 tuần dùng
tuổi bắt đầu uống thuốc và sự đáp ứng ngoạn
propranolol bé hoàn toàn hết thở rít, sau 6 tháng
mục không có ý nghĩa thống kê.
uống, có nội soi kiểm tra u máu vùng hạ thanh
Về biến chứng của u máu chúng tôi ghi nhận
môn hết hẳn, mặt ngực, mông giảm gần như
có 5 ca bị loét lâu lành, 3 ca u máu ở mi mắt ảnh
95% thể tích và màu sắc. Propranolol cải thiện
hưởng đến thị trường, 1 ca u máu hạ thanh môn
các biến chứng của u máu một cách ngoạn mục.
gây thở rít có nhập viện. Các ca này đều đáp ứng
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu(16,20).
ngoạn mục với propranolol. Tỷ lệ cải thiện biến
Đặc biệt theo kinh nghiệm điều trị của chúng
chứng là 100%. Các trường hợp u máu loét đã
tôi propranolol không những cho tỷ lệ đáp ứng
điều trị kháng sinh và chăm sóc tại chỗ khoảng
ngoạn mục cao mà những dấu hiệu còn lại tại

hơn 1 tháng nhưng vẫn không lành, chúng tôi
thời điểm kết thúc thuốc cũng rất ấn tượng, sang
phối hợp thêm propranolol thường khoảng sau 2
thương u máu để lại những bớt hồng hoặc đỏ,
tuần thì lành hẳn vết loét, u máu giảm rõ màu
hoặc dãn mạch, phồng da, thay đổi cấu trúc da
sắc, kích thước. U máu vùng mi mắt có hạn chế
nhưng rất ít so với các phương pháp điều trị
thị trường khoảng 2 tuần dùng thuốc là u máu
khác như laser, tiêm corticoid, hay uống
nhỏ lại, mi mắt mở to hơn, và kết thúc liệu trình

Chuyên Đề Nhi Khoa

231


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

corticoid. Đây là mục tiêu lớn nhất mà các
chuyên gia điều trị u máu luôn muốn đạt được
khi dùng bất kỳ phương pháp nào vì di chứng
thẩm mỹ của u máu sau giai đoạn thoái hóa như
sẹo, teo da, dãn da… đều rất khó xử lý hoàn hảo,

4 tháng

dù bằng laser hay phẫu thuật.

Ví dụ một trường hợp u máu da đầu có biến
chứng loét.

4,5 tháng

12 tháng

Về tác dụng không mong muốn của
propranolol chúng tôi ghi nhận có những phản
ứng nhẹ như khò khè, vã mồ hôi, tay chân lạnh,
rối loạn giấc ngủ và chưa có trường hợp nào
diễn tiến nặng cần xử trí cấp cứu. Khò khè là
triệu chứng thường gặp nhất. Có 4 ca xảy ra
phản ứng phụ (4/51) 7,8% và phải ngưng điều
trị. Tỷ lệ này cao so với các nghiên cứu lớn(9) chỉ
2,1% (26/1260 ca) và rối loạn giấc ngủ gặp phổ
biến nhất. Do số lượng điều trị còn ít chỉ 51 ca.
Về việc tái phát của u máu, chúng tôi ghi
nhận có 8 ca, tỷ lệ 17%. Tỷ lệ này trong các
nghiên cứu(19) là 19 - 25%. Thời điểm xuất hiện tái
phát từ lúc ngưng thuốc là 2 tuần đến 13 tháng
vẫn tái phát. Qua đó cho thấy khó dự đoán được
thời điểm tái phát của u máu. Cần theo dõi và
dặn dò kỹ người nhà dấu hiệu tái phát để khám
lại. Số lượng ca theo dõi chưa nhiều (47 ca) nên
chưa thể đánh giá hết những yếu tố nguy có của
tái phát như tuổi bắt đầu điều trị, thời gian dùng
thuốc, loại u máu, vị trí, phân bố….
Ví dụ về trường hợp tái phát sau ngưng
thuốc.


232

KẾT LUẬN
Propranolol rất hiệu quả, rẻ tiền và an toàn
trong điều trị u máu trẻ em, nên được xem xét sử
dụng đầu tiên cho những trường hợp u máu
nặng, có biến chứng hoặc nguy cơ để lại di
chứng thẩm mỹ. Thời gian sử dụng thuốc nên
kéo dài trên 6 tháng để cho hiệu quả giảm u máu
cao hơn, cũng như đạt được kết quả thẩm mỹ
giảm được di chứng dãn mạch, dãn da. Tỷ lệ tái

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
phát u máu sau ngưng propranolol khá cao nên
cần theo dõi trẻ ít nhất 1 năm sau ngưng thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ahmed A, Mahmoud SE, Doaa SE, Tarek FE (2012). Propranolol
treatment of infantile hemangioma: clinical and radiologic
evaluations. Journal of Pediatric Surgery, 47(4): 707-714.
2. Bertrand J, Sammour R, Mccuaig C et al. (2012). Propranolol in
the treatment of problematic infantile hemangioma: review of 35
consecutive patients from a vascular anomalies clinic. J Cutan
Med Sur, 16: 115–121.

3. Chiller KG, Passaro D, Frieden IF (2002). Hemangiomas of
infancy: clinical characteristics, morphologic subtypes, and their
relationship to race, ethnicity, and sex. Arch Dermatol, 138:1567.
4. Chinnadurai S, Fonnesbeck C, Snyder KM et al. (2016).
Pharmacologic Interventions for Infantile Hemangioma: A Meta
- analysis. Pediatrics, 137(2): e20153896.
5. De graaf M, Breur JM, Raphael MF et al (2011). Adverse effects
of propranolol when used in the treatment of hemangiomas: a
case series of 28 infants. J Am Acad Dermatol, 65: 320.
6. Drolet BA, Esterly NB, Frieden IJ (1999). Hemangiomas in
children. N Engl J Med, 341: 173.
7. Haggstrom AN, Drolet BA et al (2007). Prospective study of
infantile hemangiomas: demographic, prenatal, and perinatal
characteristics. J Pediatr, 150: 291.
8. Jacobs AH, Walton RG (1976). The incidence of birthmarks in
the neonate. Pediatrics, 58: 218.
9. Ji Y, Chen S, Wang Q, Xiang B et al. (2018). Intolerable side
effects during propranolol therapy for infantile hemangioma:
frequency, risk factors and management. Sci Rep, 8(1): 4264.
10. Kilcline C, Frieden IJ (2008). Infantile hemangiomas: how
common are they? A systematic review of the medical literature.
Pediatr Dermatol, 25: 168.
11. Lawley LP, Siegfried E, Todd JL (2009). Propranolol treatment
for hemangioma of infancy: risks and recommendations. Pediatr
Dermatol, 26: 610.

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học


12. Lléauté-labrèzeC, Hoeger P, Mazereeuw-hautier J et al. (2015). A
randomized, controlled trial of oral propranolol in infantile
hemangioma. N Engl J Med, 372: 735.
13. Lei C, Yifei G, Zhang Y, Hanru Y et al (2017). When to stop
propranolol for infantile hemangioma. Sci Rep, 7: 43292.
14. Marqueling AL, Oza V, Frieden IJ, Puttgen KB (2013).
Propranolol and Infantile Hemangiomas Four Years Later: A
Systematic Review. Pediatr Dermatol, 30: 182-191.
15. Nguyen QH, Truong AM, Le VT (2011). Điều trị bướu máu ở trẻ
em bằng propranolol. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(3), 155-159
16. Peridis S, Pilgrim G, Athanasopoulos I, Parpounas K (2011). A
meta-analysis on the effectiveness of propranolol for the
treatment of infantile airway haemangiomas. International
Journal of Pediatric Otorhinolaryngology, 75(4): 455-460.
17. Prey S, Voisard JJ, Delarue A et al (2016). Safety of Propranolol
Therapy for Severe Infantile Hemangioma. JAMA, 315: 413.
18. Price CJ, Lattouf C, Baum B et al (2011). Propranolol vs
Corticosteroids for Infantile Hemangiomas - A Multicenter
Retrospective Analysis. Arch Dermatol, 147(12): 1371–1376.
19. Sona DS, Eulalia B et al. (2016). Rebound Growth of Infantile
Hemangiomas After Propranolol Therapy. Pediatrics, 137(4):
e20151754.
20. Spiteri Cornish K, Reddy AR (2011). The use of propranolol in
the management of periocular capillary haemangioma – a
systematic review. Eye (Lond), 25(10): 1277–1283.
21. Thoumazet F, Léauté-labrèze C, Colin J, Mortemousque B.
(2012). Efficacy of systemic propranolol for severe infantile
haemangioma of the orbit and eyelid: a case study of eight
patients. Br J Ophthalmol, 96(3): 370–374.


Ngày nhận bài báo:

14/06/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

14/07/2018

Ngày bài báo được đăng:

30/08/2018

233



×