Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 173 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG BỔNG

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 934 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN QUANG THUẤN
TS. NGUYỄN TUẤN ANH

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong bản luận án là trung thực
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Bổng


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 9
1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kiểm toán và nguồn nhân lực
kiểm toán nhà nước ....................................................................................................... 9
1.2. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về chất lượng và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước ................................................................. 13
1.3. Khoảng trống nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 17
1.4. Câu hỏi nghiên cứu và khung nghiên cứu của luận án ........................................ 19
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC................................................................ 21
2.1. Nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước ................................................................... 21
2.2. Chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước ................................................ 28
2.3. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước ................................... 38
2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực kiểm toán nhà nước ............................................................................................... 49
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT
ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KIỂM TOÁN
NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 58
3.1. Khái quát về cơ quan kiểm toán nhà nước và nguồn nhân lực kiểm toán nhà
nước ............................................................................................................................. 58
3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước .......................................... 76
3.3. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước88
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚCVIỆT NAM ................................................ 105
4.1. Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhan lực kiểm toán nhà nước .............. 105
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước ........................ 111
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 135
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ................. 141
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ........................................ 141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 142


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACCA

The Association of Chartered Hiệp hội Kế toán công chứng
Certified Accountants
Anh quốc

ASEANSAI

ASEAN Supreme audit
Institutions

Tổ chức các cơ quan Kiểm toán
tối cao khu vực Đông Nam Á

CMKTNN

Chuẩn mực kiểm toán
nhà nước

CNH


Công nghiệp hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CPA

Certified Public Accountant

Kế toán viên công chứng Úc

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

INTOSAI

The International
Organisation of Supreme
Audit Institutions

Tổ chức quốc tế các cơ quan
Kiểm toán tối cao


ISSAI

International Stadards of
Supreme Audit Institutions

Chuẩn mực quốc tế của các cơ
quan Kiểm toán tối cao

KTV

Kiểm toán viên

KTVNN

Kiểm toán viên nhà nước

KSCLKT

Kiểm soát chất lượng
kiểm toán

NNL

Nguồn nhân lực

NSNN

Ngân sách nhà nước

SAI


Supreme Audit Institutions

Cơ quan Kiểm toán tối cao

UBND

Ủy ban nhân dân

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội

VTVL

Vị trí việc làm


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:

Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:

Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Bảng 3.14:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:
Bảng 4.4:
Biểu 3.1:
Biểu 3.2:
Sơ đồ 1.1:
Hình 2.1:

Phân loại sức khỏe theo thể lực
Thống kê số lượng các cuộc kiểm toán do KTNN
thực hiện (giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018)
Tổng hợp kết quả kiểm toán (từ năm 1994 đến năm
2017)
Số lượng công chức, viên chức KTNN qua các năm
Cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức theo lĩnh vực
công tác và theo ngạch công chức (tính đến ngày
31/3/2018)
Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực
Trình độ lý luận chính trị của nguồn nhân lực
Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi lao động (tính đến
31/3/2018)
Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực
Thái độ làm việc của nguồn nhân lực
Mức độ hài lòng đối với công việc, chế độ đãi ngộ

Đánh giá đạo đức nghề nghiệp của KTV nhà nước
Đánh giá công chức, viên chức năm 2017
Bảng hệ số lương của Tổng Kiểm toán nhà nước
Bảng phụ cấp theo nghề đối với CBCC KTNN
Nhu cầu công chức, viên chức theo lĩnh vực công tác
của KTNN đến năm 2030
Nhu cầu công chức, viên chức theo ngạch bậc của
KTNN đến năm 2030
Nhu cầu công chức, viên chức theo chuyên môn đào
tạo của KTNN đến năm 2030
Nhu cầu sử dụng công chức tại các đơn vị thực hiện
nhiệm vụ kiểm toán của KTNN đến năm 2030
Cơ cấu nhân lực theo chuyên ngành đào tạo
Cơ cấu nhân lực theo giới tính
Khung nghiên cứu của luận án.
Hệ tiêu chí đánh giá chất lượng NNL KTNN

35
61
64
74

75
77
79
82
83
84
86
87

90
96
96
120
121
122
124
78
81
20
30


PHỤ LỤC

Phụ lục 1:
Phụ lục 2:
Phụ lục 3:
Phụ lục 4:
Phụ lục 5:
PhỤ lục 6
Phụ lục 7:

Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan KTNN hiện nay
Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan KTNN đến năm
2030
Danh mục vị trí việc làm đối với công chức của
KTNN
Danh mục vị trí việc làm đối với viên chức của
KTNN

Bảng phỏng vấn sâu (dành cho chuyên gia, nhà quản
lý thuộc KTNN)
Phiếu khảo sát (dành cho nhân lực KTNN)
Phiếu khảo sát chất lượng nguồn nhân lực KTNN
(dành cho đơn vị được kiểm toán)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) hiện nay
ở Việt Nam, con người và nguồn nhân lực (NNL) được coi là nhân tố quyết
định; trong đó, cán bộ, công chức là một bộ phận của NNL có vai trò đặc biệt
to lớn trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Khẳng định vai trò của đội ngũ
cán bộ, công chức trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[59, tr. 269]. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về Chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướctiếp tục nhấn mạnh:
“Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận
mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây
dựng Đảng” [12].
Trong tổ chức, nguồn nhân lực với vai trò là nguồn lực trọng tâm quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức, vì vậy nhiệm vụ quan trọng sống
còn trong công tác phát triển nguồn nhân lực của mỗi tổ chức là phải làm thế
nào để xây dựng, phát triển và duy trì nguồn nhân lực có chất lượng cao, đảm
bảo hoàn thành các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực sẽ tạo ra nguồn nhân lực có khả năng cao hơn về năng lực,
trình độ, phẩm chất, uy tín, góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững của tổ chức trong tiến trình hội
nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các tổ chức là tổng
thể các nội dung, cách thức, phương pháp làm biến đổi các yếu tố cấu thành

chất lượng nguồn nhân lực một cách hợp lý về quy mô và trình độ đáp ứng
yêu cầu, mục tiêu phát triển của tổ chức với hiệu quản ngày cành cao.
Kiểm toán là một nghề đòi hỏi người làm kiểm toán phải đáp ứng các
yêu cầu cao về đạo đức, trình độ, năng lực, kinh nghiệm và khả năng xét đoán
nghề nghiệp. Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao đã khuyến nghị:
1


“Cán bộ và nhân viên kiểm toán của cơ quan kiểm toán tối cao phải có đủ
năng lực cần thiết và đạo đức để hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của mình. Ngay
từ lúc tuyển dụng vào biên chế của cơ quan kiểm toán tối cao phải quan tâm
đến trình độ kiến thức và năng lực trên mức độ trung bình cũng như thực tế
nghiệp vụ ở mức thỏa đáng của các ứng viên. Cần quan tâm ở mức cao nhất
đến việc bồi dưỡng lý luận và thực tế nghiệp vụ trên bình diện nội bộ, đại học
và quốc tế cho tất cả các công chức kiểm toán của cơ quan kiểm toán tối cao
và khuyến khích công việc đó bằng mọi phương tiện, kể cả mặt tài chính và tổ
chức”[79]. Vì vậy, nhân lực ngành kiểm toán cần được tuyển chọn, đào tạo,
sử dụng và đãi ngộ đặc biệt.
Ở Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) là một thiết chế mới, được
thành lập do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc
tế. Qua hơn 20 năm hoạt động, từ một cơ quan không có tổ chức tiền thân và
chưa có tiền lệ hoạt động, KTNN đã trở thành công cụ kiểm tra, giám sát quan
trọng và hữu hiệu của Nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Qua hơn 20 năm hoạt động, NNL KTNN đã có sự phát triển vượt bậc
cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng NNL được nâng cao trên cả ba mặt:
Trí lực, thể lực và tâm lực. Đến nay, KTNN đã xây dựng được NNL có chất
lượng cao về trình độ chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo
đức nghề nghiệp trong sáng theo phương châm “Công minh, chính trực, nghệ
tinh, tâm sáng”. Chất lượng NNL không ngừng được nâng cao là nhân tố
quyết định cho việc nâng cao chất lượng kiểm toán đáp ứng ngày càng tốt hơn

yêu cầu giám sát, quản lý, điều hành của Quốc hội, Chính phủ, góp phần tăng
cường tính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính, tài
sản công.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu hiến định, nhu cầu nhân lực của KTNN
cần phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; song, thực tế hiện
nay NNL của KTNN hiện đang còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đáp
2


ứng yêu cầu nhiệm vụ kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin của
cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế. Từ đó, đòi hỏi phải xây
dựng NNL KTNN tăng cả về quy mô và chất lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý,
có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông
về nghiệp vụ chuyên môn, chuyên nghiệp, tương xứng với yêu cầu của nghề
nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do vậy, việc nghiên
cứu thực trạng chất lượng NNL của KTNN cũng như tìm kiếm các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng NNL cho ngành KTNN là công việc thực sự cần
thiết hiện nay.
Chính vì lẽ đó mà tác giả đã chọn đề tài "Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước Việt Nam" làm luận án tiến sĩ chuyên
ngành quản trị kinh doanh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ thực trạng chất lượng NNL và các hoạt động
nâng cao chất lượng NNL KTNN Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL KTNN Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, nghiên cứu, hệ thống hóa những công trình khoa học đã được
công bố ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án; trên cơ sở xác
định khoảng trống mà luận án cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ.

Hai là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng NNL KTNN: Khái
niệm, đặc điểm NNL KTNN; làm rõ các tiêu chí và luận giải các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng NNL KTNN; nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động nâng
cao chất lượng NNL KTNN của một số nước trên thế giới và rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượngNNL và hoạt động nâng
cao chất luwong NNL KTNN ở Việt Nam hiện nay, làm rõ những ưu điểm,
3


hạn chế và rút ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
NNL KTNN ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là chất lượng NNL và hoạt
động nâng cao chất lượng NNL KTNN ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu NNL
đang làm việc tại cơ quan KTNN Việt Nam;
- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới chất
lượng NNL KTNN ở Việt Nam từ năm 1994 đến hết năm 2017, chú trọng giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2017 và định hướng đến năm 2030;
- Về phạm vi chất lượng nguồn nhân lực: Luận án nghiên cứu chất
lượng NNL dựa trên 3 tiêu chí: Trí lực, thể lực, tâm lực với những tiêu chuẩn
cơ bản dựa trên nguồn dữ liệu chủ yếu do KTNN công bố và do chính tác giả
điều tra, khảo sát.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
a. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm làm sáng tỏ hơn các

nội dung nghiêm cứu, đặc biệt là ý kiến của các chuyên gia giúp tác giả trong
việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL KTNN. Tác giả tham
vấn ý kiến chuyên gia là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà quản lý
trong và ngoài nước về lĩnh vực kiểm toán và quản trị NNL.
- Phương pháp phỏng vấn sâu để có được những thông tin chính xác
hơn về thực trạng chất lượng NNL và hoạt động nâng cao chất lượng NNL
KTNN của Việt Nam: Tác giả đã phỏng vấn một số cán bộ quản lý của
KTNN Việt Nam (Phụ lục 05).
4


- Phương pháp điều tra, khảo sát: Thu thập thông tin qua bảng câu hỏi.
Để đánh giá thực trạng và những ưu điểm, tồn tại của chất lượng NNL
và hoạt động nâng cao chất lượng NNL KTNN, tác giả đã tiến hành khảo sát
2 đối tượng khác nhau ở trong và ngoài KTNN; trong đó:
- Đối tượng trong cơ quan KTNN: Công chức hành chính (150 người);
viên chức sự nghiệp (50 người); KTV nhà nước (200 người);
- Đối tượng ngoài KTNN: Tác giả khảo sát 150 người thuộc các đơn vị
được kiểm toán.
b. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu
- Phương pháp xử lý và phân tích các dữ liệu thứ cấp.
Trên cơ sở dữ liệu từ các tài liệu được cung cấp bởi cơ quan KTNN,
các cơ quan có liên quan và các tài liệu thứ cấp khác được tác giả thu thập từ
sách báo, tạp chí chuyên ngành, mạng internet…Luận án sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu cụ thể, trong đó bao gồm: phương pháp phân
tích, tổng hợp để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn; phương
pháp khảo sát, tổng quan tài liệu, nghiên cứu kiểm chứng, phân tích và tổng
kết thực tiễn, làm nổi bật những đặc điểm của thực trạng, xác định rõ những
nguyên nhân làm cơ sở đề xuất những định hướng và giải pháp;
phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích,

so sánh, tổng kết và rút ra các kết luận.
- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp: Thông qua số liệu thu
thập được từ điều tra, khảo sát, tác giả tập hợp, thống kê và tổng hợp mô tả
thành các bảng số liệu, các biểu đồ,... để đánh giá thực trạng chất lượng NNL
KTNN và các hoạt động nâng cao chất lượng NNL KTNN.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở khảo cứu các lý thuyết về chất lượng nguồn nhân lực và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán, phân tích thực trạng chất lượng và
giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán Việt Nam thời gian
5


qua, nghiên cứu bối cảnh thế giới và Việt Nam, xu hướng và yêu cầu về chất
lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KTNN, luận án đã đạt được
những đóng góp mới về lý luận, thực tiễn và những đề xuất có tính ứng dụng.
- Đóng góp mới về lý luận
+ Luận án đã xây dựng được khái niệm về chất lượng và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước.
+ Luận án đã nghiên cứu và đề xuất luận điểm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực KTNN phải dựa vào bối cảnh tương lai, phù hợp với xu
hướng thay đổi của môi trường và những tiến bộ nhanh chóng về khoa học và
công nghệ do cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra.
+ Luận án, trên cơ sở kế thừa lý thuyết về chất lượng và nâng cao chất
lượng NNL của các tác giả đi trước, đã nghiên cứu xây dựng được hệ thống
các tiêu chí đánh giá chất lượng NNL KTNN trên 3 nhóm tiêu chuẩn: Trí lực,
thể lực, tâm lực, có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với lĩnh vực quản lý
nhà nước và thực tiễn hoạt động của KTNN.
- Đóng góp mới về thực tiễn
Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng chất lượng NNL và các hoạt động
nâng cao chất lượng NNL thông qua thước đo về trí lực, thể lực, tâm lực của

NNL đang làm việc tại cơ quan KTNN. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất được
tổng thể các giải pháp đầy đủ và đồng bộ trên cả 3 mặt: Nâng cao trí lực, nâng
cao thể lực, nâng cao tâm lực của NNL KTNN Việt Nam trong thời gian tới;
trong mỗi giải pháp đều đi sâu phân tích làm rõ sự cần thiết, cơ sở khoa học
và những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện giải pháp, bảo đảm cơ sở khoa học và
tính khả thi của giải pháp. Trong đó, tác giả đã nghiên cứu và đề xuất:
+ Danh mục hệ thống vị trí việc làm của KTNN để làm cơ sở cho việc
tuyển dụng đúng số lượng, bảo đảm cơ cấu hợp lý;
+ Đề xuất KTNN cần xây dựng các kênh tuyển dụng riêng, thực hiện
tuyển dụng theo vị trí việc làm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào thi
6


tuyển công chức nhằm đảm bảo tối đa nguyên tắc cạnh tranh khách quan, công
bằng, minh bạch, chống được tiêu cực trong thi cử, lựa chọn được những người
thực sự có trình độ vào làm việc trong cơ quan KTNN;
+ Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng NNL KTNN phù hợp với
những thay đổi môi trường quản lý nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới
của Thế kỷ 21
- Những đề xuất có tính ứng dụng trong những năm tới:
+ Luận án nghiên cứu đề xuất thành lập Học viện Kiểm toán để nâng
cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán nói chung và NNL KTNN
nói riêng. Học viện Kiểm toán sẽ là cơ sở đào tạo và nghiên cứu chuyên
ngành đảm nhiệm chức năng nghiên cứu và đào tạo về kiểm toán đáp ứng yêu
cầu phát triển của KTNN tại Việt Nam và có khả năng hội nhập với thế giới.
+ Đề xuất chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp đặc thù hoạt động kiểm
toán, nhằm tạo động lực thu hút nhân tài; đồng thời, tạo sự gắn bó và động lực
cống hiến hết mình của NNL hiện đang làm việc tại cơ quan KTNN.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn:

- Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tổ chức nhà nước nói chung và
trong lĩnh vực cụ thể còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đó là lĩnh vực kiểm toán
nhà nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: KTNN là công cụ quan trọng để kiểm soát thực
hiện quyền lực nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Để đáp ứng yêu cầu hiến định, nhu cầu nhân lực của KTNN cần phải được
tăng cường cả về số lượng và chất lượng, nhưng thực tế hiện nay nguồn nhân
lực của KTNN hiện đang còn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế chưa
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu
tham khảo có giá trị và đáng tin cậy đối với các nhà quản lý của KTNN, các
7


cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng
NNL KTNN Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu thành 4 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực
kiểm toán nhà nước.
- Chương 3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và hoạt đông nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực kiểm toán nhà nước Việt Nam.

8



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về kiểm toán và
nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về kiểm toán và NNL KTNN được công bố; tiêu biểu trong số đó là một
số công trình sau đây:
- Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI), (2008),
"Nâng cao năng lực cho các cơ quan Kiểm toán nhà nước" đã đề cập đến yêu
cầu cần nâng cao năng lực cho các cơ quan Kiểm toán tối cao và làm thế nào
để nâng cao năng lực kể cả về thể chế và con người thực hiện nhiệm vụ kiểm
toán. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đề cập đến việc nâng cao năng lực cho các
cơ quan Kiểm toán nhà nước ở tầm vĩ mô mang tính nguyên tắc chung theo
chuẩn mực kiểm toán quốc tế (địa vị pháp lý, tính độc lập của cơ quan kiểm
toán tối cao), chưa đi sâu phân tích về những giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ kiểm toán viên của các cơ quan kiểm toán tối cao của các nước trên
thế giới [81].
- Josef Moser (2012), trong tham luận“Kinh nghiệm và sự cần thiết của
việc đưa địa vị pháp lý của Cơ quan kiểm toán tối cao vào Hiến pháp” tại Hội
tảo quốc tế “Nâng cao địa vị pháp lý, đảm bảo sự độc lập trong hoạt động
của các cơ quan kiểm toán tối cao”, đã phân tích về tính độc lập và sự cần
thiết phải quy định địa vị pháp lý của Cơ quan kiểm toán tối cao vào Hiến
pháp theo Tuyên bố Li-ma và Tuyên bố Mê-hy-cô của INTOSAI. Trên cơ sở
đó, tác giả đã minh chứng việc vận dụng các nguyên tắc cốt lõi trong hai bản
tuyên bố quan trọng này của INTOSAI tại Áo: Là cơ quan kiểm toán tối cao
độc lập, Tòa Thẩm kế Áo được quy định thẩm quyền trong Hiến pháp thực
hiện kiểm toán tất cả hoạt động tài chính của nhà nước. Khi thực hiện các
9



hoạt động đó, Tòa Thẩm kế Áo độc lập về tổ chức, không bị ràng buộc vào
bất kỳ chỉ dẫn nào, độc lập về nhân sự và ngân sách của mình, tự thông qua
chương trình kiểm toán và lựa chọn chủ đề, phương thức kiểm toán cũng như
trong việc báo cáo kiểm toán. Là cơ quan độc lập với Hội đồng quốc gia Áo và
nghị viện các bang, Tòa Thẩm kế Áo có trách nhiệm đánh giá hoạt động của
các cơ quan công. Phạm vi kiểm toán của Tòa thẩm kế gồm cả cơ quan hành
chính công và doanh nghiệp công. Mọi vấn đề liên quan đến nhân lực của Tòa
Thẩm kế Áo đều được quản lý trên cơ sở độc lập nhưng trong khuôn khổ các
quy định áp dụng chung đối với nhân viên Liên bang. Ngoài ra, Chủ tịch Tòa
Thẩm kế Áo được quyền tham gia và phát biểu tại Ủy ban ngân sách, tại các
cuộc thảo luận về báo cáo tài chính liên bang, cũng như các cuộc thảo luận về
phân bổ Dự luật Tài chính liên bang liên quan đến Tòa Thẩm kế Áo [91].
- Vương Đình Huệ (2004), trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước “Định hướng chiến lược và những giải pháp xây dựng, phát triển hệ
thống kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đất nước” [28] đã bàn về chiến lược phát triển toàn diện hệ thống kiểm toán
Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Với 8 đề tài nhánh, nghiên cứu
về: Cơ sở lý luận và phương pháp luận về hoạt động kiểm toán và sự phát
triển hệ thống kiểm toán ở Việt Nam; Vai trò của Kiểm toán đối với sự nghiệp
CNH, HĐH và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; Định
hướng chiến lược và giải pháp xây dựng, phát triển hệ thống kiển toán ở Việt
Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; Định hướng chiến lược và giải pháp
phát triển Kiểm toán độc lập ở Việt Nam; Định hướng chiến lược và giải pháp
phát triển Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam; Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc
phân định chức năng, nhiệm vụ và xác lập mối quan hệ giữa hệ thống kiểm
toán với Thanh tra nhà nước và thanh tra tài chính; Thực trạng và xu thế
phát triển hệ thống kiểm toán tại các nước thành viêncủa tổ chức
INTOSAI; Vai trò, vị trí của KTNN trong việc thực hiện chức năng giám sát
10



của Quốc hội và HĐND các cấp, đề tài đã làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn
cũng như đề xuất các giải pháp mang tính định hướng cho việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống các công cụ kiểm toán, thanh tra, đặc biệt là KTNN trong
công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
- Nguyễn Hữu Vạn(2013) trong bài “Quy định về KTNN trong Hiến
pháp, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”[90]
đã khẳng định việc quy định về KTNN trong Hiến pháp, không những có ý
nghĩa quan trọng và cấp bách trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu lực hoạt
động của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, phục vụ đắc lực sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và
toàn diện cho tổ chức và hoạt động của KTNN, khắc phục những bất cập và
hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân
giao phó. Đây là một mốc lịch sử trong tiến trình 20 năm xây dựng và phát
triển của cơ quan KTNN. Sự kiện quan trọng này đã nâng tầm KTNN từ cơ
quan do “Luật định” thành “Hiến định”, nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệm
của KTNN trong kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Đồng thời, đề cập đến một số các giải pháp để triển khai thực hiện quy định
về KTNN trong Hiến pháp; trong đó nhấn mạnh: Kiện toàn lại tổ chức và tăng
cường năng lực cho các đơn vị có chức năng tham mưu. Xây dựng đội ngũ
công chức, KTV nhà nước bảo đảm đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ và đặc biệt là phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, công minh,
chính trực, nghệ tinh, tâm sáng. Tích cực thực hiện chiến lược đào tạo để
trong thời gian không dài có một đội ngũ chuyên gia đầu ngành đối với từng
lĩnh vực chuyên môn, tiếp cận trình độ kiểm toán của các nước tiên tiến trong
khu vực và trên thế giới. Xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ
chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTV nhà nước. Xử lý
nghiêm minh các trường hợp vi phạm Quy chế hoạt động kiểm toán, vi phạm
đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật để công tác kiểm toán đi vào kỷ
11



cương, nề nếp, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng lòng tin của Đảng, Nhà nước và
nhân dân đối với KTNN.
- Đoàn Xuân Tiên (2016) trong bài “Tăng cường năng lực nội bộ để thực
hiện Chiến lược đổi mới của KTNN Việt Nam” [76] đã làm rõ bối cảnh KTNN
Việt Nam xây dựng Chiến lược đổi mới, nâng cao năng lực để nâng cao chất
lượng kiểm toán theo Nghị quyết số A/66/209 của Liên Hợp Quốc (12/2011)
kêu gọi các quốc gia tăng cường tính độc lập cho các cơ quan kiểm toán tối
cao. Đây là lần đầu tiên KTNN xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển
KTNN một cách bài bản, toàn diện, cụ thể theo từng mục đích, mục tiêu, các
chỉ số đo lường gắn với từng hoạt động và thời gian thực hiện...Toàn bộ nội
dung chính trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 đã được cụ thể
hóa thông qua 8 Mục đích với 29 Mục tiêu chiến lược trong bản Kế hoạch
chiến lược, hướng tới giá trị cốt lõi “Minh bạch - Chất lượng - Hiệu quả Không ngừng gia tăng giá trị” và “Công minh - Chính trực - Nghệ tinh - Tâm
sáng”. Đồng thời, đưa ra 7 giải pháp để thực hiện chiến lược đổi mới; trong
đó nhấn mạnh: Xây dựng đội ngũ KTVđủ về số lượng, cơ cấu hợp lý và chất
lượng cao: Hàng năm tuyển dụng thêm đội ngũ KTV để đáp ứng đủ số lượng
đảm bảo nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu chiến lược; nâng cao chất lượng
tuyển dụng đầu vào đội ngũ KTV, đáp ứng yêu cầu trình độ cao, kiến thức
toàn diện, kinh nghiệm tốt; từng bước cơ cấu, luân chuyển, sắp xếp lại đội
ngũ KTV hợp lý; đẩy nhanh việc đổi mới nội dung, chương trình, phương
thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm; tăng cường
có hiệu quả và hiệu lực công tác giáo dục và quản lý đạo đức nghề nghiệp đối
với KTV, để đảm bảo tính liêm chính, độc lập, khách quan; yêu cầu trình độ,
năng lực và kỹ năng chuyên môn; thận trọng nghề nghiệp và bảo mật theo
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực kiểm toán.

12



1.2. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về chất lƣợng
và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc
Tiêu biểu là một số công trình sau đây:
- “Quản lý nguồn nhân lực" của INTOSAI, đây là hướng dẫn do Nhóm
làm việc tăng cường năng lực cho các cơ quan Kiểm toán nhà nướccủa
INTOSAI ban hành vào năm 2012. Hướng dẫn này với mục đích giúp cho các
nhà lãnh đạo, quản lý của các cơ quan Kiểm toán nhà nướchiểu được nguồn
nhân lực cơ quan Kiểm toán nhà nướclà gì và họ cần gì từ đội ngũ cán bộ của
mình. Hướng dẫn này cũng là một tài liệu bổ ích dành cho các kiểm toán viên
nhà nước nhằm đảm bảo công việc của họ phù hợp với các thông lệ quốc tế
tốt nhất. Hơn nữa, hướng dẫn này rất hữu ích đối với tất cả cán bộ trong cơ
quan Kiểm toán nhà nước có vai trò lãnh đạo, điều hành. Khi các nhân viên
chuyên về công tác quản lý nhân lực xây dựng được cơ sở pháp lý, hệ thống
và các chính sách thì những nhà quản lý các cấp trong cơ quan Kiểm toán nhà
nướccần tạo cơ hội cho các nhân viên xây dựng và phát triển, khuyến khích
nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và ngay cả khi họ không đạt được kỳ vọng
đề ra thì cũng đảm bảo được rằng họ sẽ có cách ứng xử một cách phù hợp.
Hướng dẫn này cũng khẳng định một điều rằng vấn đề cốt lõi của một cơ
quan Kiểm toán nhà nướcđó là khẳng định được cơ quan đó có khả năng thu
hút, sử dụng số lượng cán bộ phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng làm việc
hiệu quả. Hướng dẫn đề cập đến cách thức thành lập bộ phận quản lý nguồn
nhân lực trong một cơ quan Kiểm toán nhà nước, xây dựng chiến lược và
chính sách nguồn nhân lực, xây dựng các tiêu chí khả năng làm việc; tuyển
chọn nhân sự; khen thưởng và xử phạt, chế độ đãi ngộ; đào tạo và bồi dưỡng
cho kiểm toán viên nhà nước[8].
- “Việt Nam sở hữu NNL kiểm toán, kế toán đầy tiềm năng”,Alex
Malley, Tổng giám đốc toàn cầu CPA Australia, Báo Dân trí ngày
30/5/2012[2]. Bài viết đã nhận định Việt Nam đang phải đối mặt với việc
13



thiếu NNL về kế toán và kiểm toán theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, khảo sát
cũng cho thấy lượng sinh viên học các ngành kế toán, kiểm toán càng ngày
càng tăng, cho thấy Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân sự đầy tiềm năng. Bài
viết cũng đặt ra vấn đề tại sao các kế toán và KTVcủa Việt Nam cần phải có
các bằng cấp, chứng chỉ của các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới và vai trò
của công tác đào tạo để phát triển NNL thông qua việc chia sẻ các kinh
nghiệm chuyên môn, mang tính kĩ thuật; tiến hành nghiên cứu và chia sẻ các
kết quả nghiên cứu đó và những chương trình khác như: Cấp học bổng cho
các cán bộ của Bộ cũng như các sinh viên của các trường đại học. Tuy nhiên,
nội dung bài viết cũng chủ yếu đề cập đến lĩnh vực kiểm toán độc lập (các
doanh nghiệp kiểm toán), chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực KTNN [2].
- Phạm Văn Sơn(2018), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
các doanh nghiệp xây dựng”, Luận án của Tiến sĩ [69]. Tác giả đãthành công
trong việc vận dụng lý thuyết bộ ba tiêu chí về Trí lực - Thể lực - Tâm lực
làm nền tảng để xây dựng khung lý thuyết, phân tích đánh giá thực trạng chất
lượng NNLvà đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng NNL trong các
doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Xâydựng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên,
những phân tích đánh giá này có thể là điển hình đại diện cho lĩnh vực hoạt
động kinh tế (các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế), song cần phải được điều
chỉnh cho phù hợp mục tiêu nghiên cứu và phù hợp với đối tượng là cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước.
- Nguyễn Bắc Son (2005), “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” Luận án
tiến sĩ. Đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công
chức trong khu vực quản lý nhà nước dựa trên 3 nhóm tiêu chí đó là: Năng
lực trình độ bao gồm: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp, kinh nghiệm công tác và sức khỏe. Năng lực thực thi nhiệm vụ bao
gồm: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mức độ đảm nhận chức trách nhiệm vụ.

14


Khả năng nhận thức bao gồm: mức độ nhận thức về sự thay đổi công việc
trong tương lai, mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi trong công việc... để
thấy rõ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của đội ngũ nguồn nhân lực
này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân có được các ưu điểm cũng như
những tồn đọng trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ quản lý
Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [69].
- Đặng Thị Hồng Hoa (2016), "Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất
lượng đội ngũ cán bộ hiện nay", Tạp chí Cộng sản số 5/2016. Trên cơ sở quan
điểm của Đảng về đánh giá cán bộ và quy định của pháp luật, tác giả đề xuất hệ
tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay, bao gồm: (1)
Hệ thống các yếu tố cần có của bản thân đội ngũ cán bộ để đảm nhận và hoàn
thành tốt nhiệm vụ, đó là: Phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống;
năng lực; trình độ; phong cách làm việc; sức khoẻ và độ tuổi; (2) Mối quan hệ
của đội ngũ cán bộ với môi trường, điều kiện công tác cụ thể (với đường lối,
nhiệm vụ chính trị, tổ chức và cơ chế, chính sách); (3) Mức độ hoàn thành chức
trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ (kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao
của đội ngũ cán bộ); (4) Sự tín nhiệm của tổ chức và nhân dân (thông qua các
tổ chức của hệ thống chính trị và nơi ở của cán bộ) [35].
- Vương Đình Huệ (2009), "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm
toán viên nhà nước trong sạch, vững mạnh", Tạp chí Cộng sản số 8/2009. Bài
viết đã đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân tồn tại, hạn chế của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, KTV
nhà nước trong 15 năm hoạt động của KTNN (1994 – 2009). Bài viết đã nêu
ra mục tiêu của công tác cán bộ của KTNN trong thời kỳ mới; đồng thời, đề
xuất các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện là: (1) Nâng cao chất lượng, phát
triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, cơ cấu chuyên
môn và cơ cấu ngạch hợp lý; (2) Đào tạo, nâng cao chất lượng NNL phù hợp

với từng loại hình kiểm toán, theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hóa cán
15


bộ; (3) Đổi mới và tổ chức thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ; tiếp tục đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ;
(4) Tăng cường công tác quản lý, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức; (5) Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ trong phạm vi nguồn lực được giao
và quy định của Nhà nước. Các giải pháp được đề cập trên đây là khá toàn
diện, song mới chỉ là những định hướng mang tính chiến lược, chưa có điều
kiện đi sâu phân tích về sự cần thiết, cơ sở khoa học và những nhiệm vụ cụ
thể để thực hiện giải pháp [30].
- Đoàn Xuân Tiên (2013), “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào
tạo, bồi dưỡng công chức, kiểm toán viên theo định hướng Chiến lược phát
triển cơ quan Kiểm toán nhà nướcđến năm 2020”,Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ của KTNN,đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện cơ
sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng của KTNN; trên cơ sở xác định được những vấn đề đặt ra đối với công
tác đào tạo, bồi dưỡng công chức theo mục tiêu chiến lược, đề tài đã đề xuất
các giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡngcông chức, KTVNN
theo định hướng chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 [73].
- Hà Thị Mỹ Dung (2015), “Nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán
viên của Kiểm toán nhà nước”, Luận án Tiến sĩ, đã có nhiều thành công trong
việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng đội ngũ
KTV nhà nước. Tác giả đã chỉ rõ các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ
KTV nhà nước và đã đề xuất các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ KTV
nhà nước: (1) Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của mỗi KTV nhà
nước: Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của KTV nhà nước; (2) Số
lượng và cơ cấu đội ngũ KTV nhà nước: Số lượng KTV nhà nước, cơ cấu về
ngạch, cơ cấu về ngành nghề đào tạo; (3) Năng lực của KTV nhà nước: Trình

độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, tình
trạng sức khỏe (thể chất tâm lý); (4) Khả năng hoàn thành nhiệm vụ của KTV
16


nhà nước [8]. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của Luận án chỉ giới hạn những
vấn đề liên quan tới kiểm toán viên nhà nước (tức là những người trực tiếp
thực hiện công tác kiểm toán của cơ quan Kiểm toán nhà nước), chưa đề cập
toàn diện chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
của Kiểm toán nhà nước. Điểm khác biệt cơ bản giữa luận án của tác giả với
luận án này là cách tiếp cận dựa trên bộ 3 tiêu chí: Trí lực bao gồm trình độ
học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc; Thể lực
được thể hiện thông qua thể chất và sức khỏe; Tâm lực bao gồm thái độ làm
việc, tâm lý làm việc và khả năng chịu áp lực công việc để đo lường chất lượng
nguồn nhân lực, để làm thước đo phân tích đánh giá chất lượng NNL KTNN
ở nước ta hiện nay và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng NNL KTNN
trong thời gian tới.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu tiếp theo
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên
cho thấy các công trình nghiên cứu đều làm rõ được sự cần thiết và tầm quan
trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong từng doanh nghiệp,
từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Một số công trình cũng đã đề cập đến vấn
đề chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên của KTNN dưới góc độ cơ cấu,
phẩm chất, năng lực chuyên môn.Tuy nhiên, tác giả nhận thấy một số vấn đề
sau đây chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu cần được tiếp tục
làm rõ về lý luận và thực tiễn:
- Chưa có những nghiên cứu về sự thay đổi của môi trường hoạt động,
đặc biệt là những nhân tố của cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến chất
lượng nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước nói
riêng. Những thay đổi của môi trường hoạt động đặt ra những yêu cầu về chất

lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước như thế nào và giải pháp cho vấn
đề này.

17


- Chưa có những nghiên cứu lý thuyết đầy đủ về đặc điểm nguồn nhân lực
kiểm toán nhà nước làm cơ sở cho nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí chất lượng
nguồn nhân lực kiểm toán và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán.
- Chưa có những khảo cứu toàn diện về thực trạng chất lượng nguồn
nhân lực trong khu vực công, cụ thể là nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước
theo bộ 3 tiêu chí: Trí lực, thể lực, tâm lực.
- Các công trình nghiên cứu vẫn chưa có những đánh giá xác thực về
chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước phù hợp với điều kiện môi
trường kinh tế xã hội đang có nhiều chuyển biến, nhất là về chính sách tài
chính công, về quản lý các khoản đầu tư công và yêu cầu nâng cao hiểu quả
sử dụng tài sản công. Những chuyển biến này đang đặt ra những đòi hỏi
khách quan về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong dài hạn.
- Các công trình đã công bố cũng không đi sâu vào nghiên cứu các giải
pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán theo các
tiêu chí chi tiết về tâm lực, thể lực và trí lực.
Với những khoảng trống về lý luận và thực tiễn trên đây, chủ đề nghiên
cứu “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước Việt Nam”
sẽ đi sâu nghiên cứu về hoạt động nâng cao chất lượng NNL dựa trênnền tảng
lý thuyết bộ ba tiêu chí về Trí lực - Thể lực - Tâm lực; trong đó, làm rõ các
tiêu chuẩn cụ thể của từng tiêu chí cho phù hợp đặc thù NNL khu vực công và
đặc thù của KTNN; đồng thời, lấy đó làm thước đo để phân tích, đánh giá
thực trạng chất lượng NNL và hoạt động nâng cao chất lượng NNL KTNN
Việt Nam hiện nay.


18


1.4. Câu hỏi nghiên cứu và khung nghiên cứu của luận án
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến chất lượng NNL KTNN Việt
Nam, tác giả đặt ra câu hỏi tổng quát và câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Câu hỏi tổng quát: Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực kiểm toán nhà nước Việt Nam hiện nay?
- Các câu hỏi nghiên cứu:
+ Câu hỏi 1: Các tiêu chí để đo lường chất lượng nguồn nhân lực kiểm
toán nhà nước Việt Nam hiện nay?
+ Câu hỏi 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà
nước Việt Nam hiện nay như thế nào?
+ Câu hỏi 3: Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực kiểm toán nhà nước Việt Nam hiện nay như thế nào?
+ Câu hỏi 4: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán nhà
nước Việt Nam cần có các giải pháp gì?

19


×