Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với mức độ nặng và tiên lượng bệnh nhân hội chứng vành cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.04 KB, 5 trang )

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-proBNP VỚI MỨC ĐỘ NẶNG VÀ
TIÊN LƢỢNG BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP
Nguyễn Trọng Hiếu *, Nguyễn Thanh Huyền **
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên*, BSNT Nội K7 ĐH Y Dược Thái Nguyên**
TÓM TẮT
Đặt Vấn Đề: NT-proBNP là một dấu ấn sinh học có vai trò quan trọng trong điều trị
và chẩn đoán bệnh lý tim mạch trong những năm gần đây. Hiện nay có rất nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc chứng minh đƣợc vai trò quan trọng của nồng độ
NT-proBNP trong việc đánh giá tổn thƣơng cũng nhƣ tiên lƣợng ở các bệnh nhân hội
chứng vành cấp. Mục Tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với
mức độ nặng và tiên lƣợng ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Phƣơng Pháp: Nghiên
cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi thu thập số liệu ở 95 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán hội
chứng vành cấp và đƣợc chụp động mạch vành tại khoa tim mạch Bệnh viện Trung
ƣơng Thái Nguyên từ tháng 5/2015 đến tháng 8/2016. Nồng độ NT-proBNP lúc nhập
viện. Kết Quả: Có 95 bệnh nhân hoàn thành mẫu nghiên cứu. Độ tuổi trung bình
67.96 ± 11 tuổi, nam chiếm 66,3%, nồng độ NT-proBNP tăng cao hơn nhóm bệnh
nhân >65 tuổi , nồng độ NT-proBNP tăng cùng với mức độ tăng của phân độ Killip
có ý nghĩa thống kê với p=0.001. Nồng độ NT-proBNP huyết thanh có liên quan đến
tử vong cũng nhƣ biến cố nặng khác ở bệnh nhân hội chứng vành cấp với p=0.012,
phân suất tống máu thất trái có liên quan chặt chẽ nồng độ NT-proBNP với p
=0.001[4]. Ngoài ra, nồng độ NT-proBNP còn tăng cao tƣơng xứng với số nhánh
động mạch vành bị tổn thƣơng. Kết Luận: Nồng độ NT-proBNP ở các bệnh nhân hội
chứng vành cấp khi nhập viện có giá trị tiên lƣợng mức độ tổn thƣơng động mạch
vành, mức độ suy tim cũng nhƣ phân suất tống máu thất trái có ý nghĩa thống kê với
p< 0,05. Nồng độ NT-proBNP gia tăng tƣơng xứng với mức độ nặng của bệnh nhân
kể cả tử vong tại viện. Nhƣ vậy nồng độ NT-proBNP có giá trị tiên lƣợng ngắn hạn
tại bệnh viện cho các bệnh nhân hội chứng vành cấp.


Từ khóa: hội chứng mạch vành cấp (ACS).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nƣớc phát triển. Mặc
dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển cùng với số lƣợng các thuốc điều trị và dự
phòng các bệnh lý tim mạch đặc biệt ngày càng tăng là trong điều trị bệnh lý mạch vành
nhƣng tỷ lệ bệnh nhân tử vong do hội chứng vành cấp vẫn rất cao[1]. Thống kê của các
nƣớc châu cho thấy tỷ lệ tử vong trong bệnh viện từ 6 đến 14% và tử vong sau 6 tháng
khoảng 12% ở 1 số đối tƣợng[6] NT-proBNP là một dấu ấn sinh học có vai trò quan
trọng trong điều trị và chẩn đoán bệnh lý tim mạch trong những năm gần đây. Do đó
BNP và NT-proBNP đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ công cụ lâm sàng để chẩn đoán suy tim
cấp do nhồi máu cơ tim gây ra. Nhóm nghiên cứu TIMI đã thực hiện vài nghiên cứu cho
thấy nồng độ BNP giúp tiên đoán tử vong tim mạch và các biến cố tim mạch nặng khác
của hội chứng mạch vành cấp. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ
NT-proBNP với mức độ nặng và tiên lƣợng ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1.Đối tƣợng nghiên cứu: 95 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp
đƣợc chụp động mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên từ tháng
05/2015 đến tháng 08/2016.
53


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

Tiêu chuẩn loại trừ: suy thận mạn giai đoạn 4- 5, bóc tách động mạch chủ, nhiễm
khuẩn huyết, nhồi máu phổi, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, tiền sử bệnh van
tim, nhồi máu cơ tim trong vòng 6 tháng, tim bẩm sinh có tím, tiền sử tai biến mạch
máu não trong vòng 1 năm[1,2], các bệnh nhân không hợp tác.
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu: thuận tiện, chọn 95 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn.
Xử lý và phân tích số liệu: Biến định tính đƣợc biểu diễn ở dạng tỷ lệ phần trăm,
biến liên tục đƣợc biểu diễn dƣới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. So sánh trị số
trung bình của biến liên tục của 2 nhóm bằng T-test. So sánh trị số trung bình của
biến liên tục của 3 nhóm trở lên bằng test ANOVA.
Nhập số liệu trên phần mềm EPIDATA, xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS
phiên bản 18.
Xét nghiệm NT-proBNP huyết đƣợc lấy ngay khi bệnh nhân nhập viện cùng với các
xét nghiệm cấp khác. Nồng độ NT-proBNP bình thƣờng < 100pg/ml. Bệnh nhân đƣợc
đánh giá phân độ suy tim theo Killip ngay khi nhập viện, phân suất tống máu đánh giá
dựa trên siêu âm Doppler màu tim EF> 55% là bình thƣờng, 40% là suy tim phân suất
tống máu giảm, 50% là suy tim phân suất tống máu bảo tồn[6], bệnh nhân đƣợc đánh
giá rối loạn vận động vùng dựa vào siêu âm, đánh giá tình trạng khi ra viện.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân ( n= 95)
Đặc điểm
Số ca ( tỉ lệ %)
Giới
Nam
63 (66,3%)
Nữ
32 (33,7%)
Tuổi
<50
5 (5,3%)
50 – 65
33 (34,7%)
>65
57 (60%)
Các yếu tố nguy cơ

Tăng huyết áp
72 (75,8%)
Đái tháo đƣờng
13 (13,7%)
Hút thuốc lá
54 (56,8%)
Rối loạn chuyển hóa lipid máu
30 (31,6%)
Phân độ suy tim theo killip
Killip I
68 (71,6%)
Killip II
18 (18,9%)
Killip III
5 (5,3%)
Killip IV
4 (4,2%)
Phân suất tống máu
Bình thƣờng
61 (64,2%)
40%
16 (16,8%)
>40 % và < 55%
18 (18,9%)
Có rối loạn vận động vùng
52 (54,7%)
Tình trạng bệnh nhân khi ra viện
Tử vong
7 (7,4%)
Ổn định

81
85,3%)
Nặng thêm
7(7,4%)
54


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

Nhận xét: Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2015 đến tháng 7/2016 chúng tôi thu
thập đƣợc 95 trƣờng hợp thỏa mãn tiêu chuẩn chọn đối tƣợng cũng nhƣ tiêu chuẩn loại
trừ. Trong số 95 bệnh nhân có 37 bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên và 58 bệnh
nhân có hội chứng vành cấp ST không chênh. Đặc điểm của bệnh nhân đƣợc nêu trên
bảng 1. Trong số 95 bệnh nhân có 13 bệnh nhân chỉ điều trị nội khoa thông thƣờng, có 82
bệnh nhân đƣợc chụp và can thiệp động mạch vành kết hợp điều trị nội khoa. Trong 95
bệnh nhân có 75,8% bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, 56,8% bệnh nhân có hút thuốc
lá chiếm 85,7% bệnh nhân nam. Có 54,7% bệnh nhân có rối loạn vận động vùng, 37,5%
bệnh nhân có giảm phân suất tống máu thất trái. Có 14,8 % bệnh nhân có biến cố nặng.
Bảng 2: Nồng độ NT-proBNP lúc nhập viện của các bệnh nhân theo phân độ Killip
Trung bình ± độ lệch chuẩn (pg/ml)
p
0,0001
Độ I (n= 68)
2657.31 646,11
Độ II (n=18)
12730.05 3018,26
Độ III (n=5)
9858.20 4195,39

Độ IV (n=4)
15865.25 8430,65
Nhận xét: Sự gia tăng nồng độ NT-proBNP tƣơng xứng với mức độ suy tim theo
Killip của bệnh nhân khi nhập viện. So sánh nồng độ NT-proBNP giữa các nhóm suy tim
theo killip cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( với F= 9,284 và p < 0,0001). So
sánh nồng độ NT-proBNP từng cặp giữa các nhóm theo phân độ Killip không có mối
tƣơng quan chặt chẽ.
Bảng 3: Nồng độ NT-proBNP lúc nhập viện xếp theo phân suất tống máu thất trái
Trung bình ± độ lệch chuẩn (pg/ml)
p
0,0001
EF 55% ( n = 61 )
2759.73
657.33
41% < EF < 54%
5221.67
1966.96
(n=18)
EF 40% ( n= 16)
16064.06
3410.22
Nhận xét: Có sự tƣơng quan giữa nồng độ NT-proBNP giữa các nhóm theo phân suất
tống máu thất trái có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( với F = 15,68 và p=0,0001). So
sánh nồng độ NT-proBNP từng cặp giữa các nhóm theo phân suất tống máu thất trái
nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ giữa nhóm EF
40% với
nhóm EF 55% ( với p=0,0001) và nhóm 41% < EF < 54% ( với p=0,0001). Không có
sự khác biệt ý nghĩa về nồng độ NT-proBNP giữa nhóm EF 55% và nhóm 41% < EF <
54% ( với p=0,23).
Trong số 95 bệnh nhân có 52 bệnh nhân có rối loạn vận động vùng trên siêu âm

Doppler màu tim. Nồng độ NT-proBNP lúc nhập viện ở bệnh nhân có rối loạn vận động
vùng cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân không có rối loạn vận động vùng ( 8273.142
±10654.33 pg/ml so với 1604.61 ± 3594.87pg/ml với p = 0,0001)
Bảng 4: Nồng độ NT-proBNP lúc nhập viện xếp theo tình trạng bệnh nhân lúc ra viện
Tình trạng bệnh nhân
Trung bình ± độ lệch chuẩn (pg/ml)
p
Tử vong ( n=7)

14717.53

4688.00

Ổn định ( n=81)

4973.17

1008.41

Nặng thêm ( n=7)

3830.47

1350.33

55

0,012



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

Nhận xét: So sánh nồng độ NT-proBNP giữa các nhóm về tình trạng bệnh nhân khi ra
viện thấy sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê ( với F =4,646 và p=0,012). So
sánh từng cặp nồng độ NT-proBNP giữa các nhóm về tình trạng bệnh nhân khi ra viện
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân tử vong với nhóm bệnh
nhân ổn định ra viện ( với p=0,003) và nhóm bệnh nhân có biến cố nặng khác ( với
p=0,019). Tuy nhiên giữa nhóm bệnh nhân ổn định ra viện với nhóm bệnh nhân có biến
cố nặng lại không có sự khác biệt ý nghĩa ( với p=0,83).
Bảng 5: Nồng độ NT-proBNP xếp theo số nhánh tổn thương của động mạch vành
Số nhánh tổn
Trung bình ± độ lệch chuẩn (pg/ml)
p
thƣơng
1 nhánh
0,005
524.26 161.13
2 nhánh
5072.98 1478.19
3 nhánh
8640.13 1742.11
Nhận xét: Nồng độ NT-proBNP của bệnh nhân lúc nhập viện tăng theo số lƣợng
nhánh mạch vành tổn thƣơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( với F=5,557 và
p=0,005). So sánh từng cặp nồng độ NT-proBNP từng cặp giữa các nhóm bệnh nhân theo
số lƣợng nhánh động mạch vành tổn thƣơng thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm bệnh nhân tổn thƣơng 1 nhánh động mạch vành và nhóm tổn thƣơng 3 nhánh
( với p=0,01). Tuy nhiên, giữa nhóm tổn thƣơng 2 nhánh và nhóm tổn thƣơng 1 nhánh
(p=0,053) hay với nhóm tổn thƣơng 3 nhánh (p=0,1) không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê.
4. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này chúng tôi chứng minh đƣợc sự khác biệt rõ ràng về nồng độ
NT-proBNP giữa nhóm bệnh nhân tử vong và nhóm bệnh nhân không có biến cố (ổn định
ra viện) có ý nghĩa thống kê với p=0,025. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Phƣợng trên
tiến hành nghiên cứu trên 200 bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên cũng
cho kết quả ở bệnh nhân ACS nồng độ NT-proBNP huyết thanh lúc nhập viện tăng theo
mức nguy cơ TIMI. So với các bệnh nhân sống sót, bệnh nhân tử vong trong 30 ngày đầu
có nồng độ NT-proBNP huyết thanh lúc nhập viện cao hơn có ý nghĩa thống kê [1].
Tiến hành nghiên cứu trên 95 bệnh nhân hội chứng vành cấp kết quả chúng tôi thu
đƣợc giữa các nhóm có phân suất tống máu thất trái bình thƣờng, phân suất tống máu
giảm và 40 %< EF < 55% có sự gia tăng nồng độ NT-proBNP cùng với mức độ giảm của
phân suất tống máu thất trái có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. NT-proBNP là yếu tố
tiên đoán độc lập khả năng suy tim sau hội chứng vành cấp. Các nghiên cứu khác cũng
cho rằng nồng độ NT-proBNP huyết thanh tƣơng quan nghịch với phân suất tống máu
thất trái. Nghiên cứu của Estrada N trên 1483 bệnh nhân HCVC không có ST chênh lên.
Chức năng thất trái bình thƣờng (EF ≥50%), rối loạn chức năng thất trái: nhẹ (EF 4049%), trung bình (EF 30-39%) và nặng (EF <30%). Mức gia tăng nồng độ NT-proBNP
liên quan có ý nghĩa với sự giảm chức năng thất trái (p< 0,0001) [4].
Mức tăng nồng độ NT-proBNP huyết thanh liên quan trực tiếp đến độ nặng bệnh
động mạch vành và khác nhau có ý nghĩa giữa các nhóm tổn thƣơng 1 nhánh, nhánh hay
3 nhánh với p < 0,001. Nghiên cứu trên 585 bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST
chênh lên kết quả mức tăng nồng độ NT-proBNP huyết thanh tỷ lệ thuận với mức độ tổn
thƣơng động mạch vành [4].
56


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016


5. KẾT LUẬN
Nồng độ NT-proBNP huyết thanh ở bệnh nhân bệnh động mạch vành ổn định là một
chất chỉ điểm mạnh và chặt chẽ đến các biến cố tim mạch đặc biệt là tiến triển suy tim
và tử vong.
Nguy cơ biến cố tim mạch liên quan đến tăng nồng độ NT-proBNP huyết thanh độc
lập với các yếu tố nguy cơ khác nhƣ tuổi, giới, rối loạn chức năng thất, độ rộng thiếu máu
cơ tim, chức năng thận, CRP và Troponin.
Giá trị nồng độ NT-proBNP huyết thanh có thể dự đoán tổn thƣơng động mạch vành.
Sự liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết thanh với số lƣợng và độ nặng của tổn
thƣơng động mạch vành hẹp ở bệnh nhân bệnh động mạch vành đã đƣợc chứng minh
qua nhiều nghiên cứu lâm sàng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Phƣợng, Hồ Huỳnh Quang Trí, (2015), Nghiên cứu giá trị tiên
lượng tử vong của NT-proBNP ở bệnh nhân hội chứng vành cấp, Tạp chí Tim
mạch học Việt Nam, 70, tr.30-35.
2. Bayir, Y., E. Cadirci, et al. (2009). Effects of Lacidipine, Ramipril and Valsartan
on Serum BNP Levels in Acute and Chronic Periods Following IsoproterenolInduced Myocardial Infarction in Rats.Eurasian J Med 41(1): 44-8.
3. Dorobantu, M., A. G. Fruntelata, et al.B-Type Natriuretic Peptide (BNP) and Left
Ventricular (LV) Function in Patients with ST-Segment Elevation Myocardial
Infarction (STEMI). Maedica (Buchar) 5(4): 243-9.
4. Estrada N, Rubinstein F, Bahit MC, et al (2006), NT pro-brain natriuretic peptide
predicts complexity and severity of the coronary lesions inpatients with non–STelevation acute coronary syndromes, Am Heart J,151(5), pp.1100e1-1100e7.
5. O'Gara PT, Kushner FG, Ascheim DD, et al,(2014), 2013 ACCF/AHA guideline
for the management of ST-elevation myocardial infarction a report of the
American College of Cardiology foundation/American Heart Association Task
Force on practice guidelines, Circulation, 130, pp.344-426
6. Steg PG, James SK, Atar D, el al,(2012), ESC guidelines for the management of
acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation. The
Task Force on the management of ST-segment elevation acute myocardial
infarction of the European Society of Cardiology. Eur Heart J doi:

10.1093/eurheartj/ehs215
7. Takada, J. Y., R. B. Ramos, et al. BNP and admission glucose as in-hospital
mortality
predictors
in
non-ST
elevation
myocardial
infarction.
ScientificWorldJournal 2012: 397915.

57



×