Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá biến chứng đục bao sau thứ phát sau phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.97 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

ĐÁNH GIÁ BIẾN CHỨNG ĐỤC BAO SAU THỨ PHÁT
SAU PHẪU THUẬT NHŨ TƯƠNG HÓA THỦY TINH THỂ
Trần Văn Thiện Em*, Nguyễn Thị Xuân Hồng**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Đục bao sau là biến gây giảm thị lực nhiều nhất hiện nay sau phẫu thuật thủy
tinh thể. Liên quan nhiều yếu tố: bệnh lý, kỹ thuật phẫu thuật và kính nội nhãn.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, mức độ các hình thái của đục bao sau. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
tới đục bao sau thủy tinh thể: tuổi, biến chứng sau phẫu thuật, chất liệu và kiểu dáng kính nội nhãn
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả theo chiều dọc. Tổng cộng 266 bệnh nhân được phẫu
thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể đặt kính nội nhãn (142 bệnh nhân đặt kính nội nhãn SN60WF và 124 bệnh
nhân đặt kính nội nhãn CT Asphina 509M), theo dõi 6 tháng đến 12 tháng. Đánh giá kết quả đục bao sau 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Tương quan giữa yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị phân tích bằng hồi quy
logistic đơn biến và đa biến.
Kết quả: Tỷ lệ đục bao sau chung là 38,72% (với đa số đục bao sau nhẹ độ 1 là 31,95%, đô 2 là 6,77%), hình
thái xơ xuất hiện sớm nhất 1 tháng sau phẫu thuật, hình thái ngọc trai và hỗn hợp xuất hiện trễ hơn (12 tháng
sau phẫu thuật), yếu tố tiền căn bệnh lý đái tháo đường, biến chứng trong và sau mổ tăng nguy cơ đục bao sau, ở
thời điểm 6 tháng tỷ lệ đục bao sau hai loại kính nội nhãn không có khác biệt (P = 0,352)
Kết luận: Đục bao sau là biến chứng thường gặp sau được phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể liên
quan đa yếu tố.

ABSTRACT
POSTERIOR CAPSULE OPACIFICATION COMPLICATION
AFTER PHACOEMUSIFICATION SURGERY
Tran Van Thien Em, Nguyen Thi Xuan Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 16 - 21
Background: Posterior Capsule Opacification (PCO) is the most post-operative complication causing visual


impairment. It is related to many factors: pathology, surgical techniques and type of intraocular lens (IOLs).
Purpose: To determine the rate, level of PCO shapes. To examine factors that effect on PCO: age, cataract
post-operative complications, material and design of IOLs
Methods: Prospective, Cross-sectional study. Follow a group of 266 patients after Phacoemulsification
Surgery with IOLs implantation (142 patients with SN60WF and 124 patients with CT Asphina 509M), the
following was carried on the period from 6 months to 12 months. The results were assessed by observing PCO on
1 month, 3 months, 6 months and 12 months. The correlation of risk and treatment outcome is analyzed by using
univariate and multivariate logistic regression.
Results: The mean rate of PCO is 38.72% (almost at level 1 accounting for 31.95%, level 2 accounting for
6.77%), fibrosis-type occurred at first from 1 month after surgery, pearl-type and mixed-type occurred later (12
months after surgery); the factors of previous history of diabetes and complications happen during, on and after
surgery will increase the risk of PCO. These is no difference in PCO rate between two groups of different IOL
*Khoa mắt Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi **Bộ môn Mắt trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Trần Văn Thiện Em.
ĐT: 0918788325
Email:

16

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017

Nghiên cứu Y học

implantation after 6 months (P = 0.352)
Conclusion: PCO is a common complication of cataract surgery which is related to multi-factors.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đục bao sau là một trong những biến chứng
hay gặp nhất sau phẫu thuật thủy tinh thể. Mặc
dù đạt được nhiều kết quả trong nghiên cứu cơ
bản về sự phát triển của đục bao sau, cải tiến các
kỹ thuật phẫu thuật, cũng như các chất liệu hoặc
thiết kế của kính nội nhãn, tỷ lệ mắc đục bao sau
vẫn còn từ 8% đến 34,3% ở người lớn và gần
100% ở trẻ em. Giảm thị lực gây ra bởi đục bao
sau được báo cáo xảy ra từ 20% đến 40% bệnh
nhân 2-5 năm sau khi phẫu thuật.
Phương pháp điều trị đục bao sau tốt nhất
hiện nay là laser YAG, mở bao sau để tạo ra một
vùng trong suốt ở trục thị giác. Các phương tiện
để thực hiện Laser YAG mở bao sau thường chỉ
có ở trung tâm lớn. Phương pháp điều trị này
làm tăng thêm chi phí điều trị bệnh đục thủy
tinh thể và nó có thể gây ra các biến chứng: tăng
nhãn áp, bong võng mạc, phù hoàng điểm, vỡ
kính nội nhãn....(7)

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ, mức độ và mô tả các hình thái
của đục bao sau.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới đục bao
sau thủy tinh thể: tuổi, biến chứng sau phẫu
thuật, chất liệu và kiểu dáng kính nội nhãn

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân phẫu thuật nhũ tương hóa thủy

tinh thể và đặt kính nội nhãn tại Bệnh Viện Đa
Khoa Khu Vực Củ Chi, trong thời gian từ tháng
6/2015 đến tháng 10/2015

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả những bệnh nhân có chỉ định nhũ
tương hóa thủy tinh thể đặt kính nội nhãn (bệnh
nhân được chẩn đoán đục thủy tinh thể, thị lực
trước mổ ≤ 0,3
Tuổi từ 18 trở lên, không phân biệt nam nữ.

Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức

N: cỡ mẫu.
Z: là giá trị được tra trong bảng qui luật student (độ tin cậy
95%) là 1,96
P: Là tỷ lệ đục bao sau công bố ở Việt Nam nghiên cứu
trước đây theo nghiên cứu của Phạm Thị Kim Thanh tỷ lệ
đục bao sao sau Phaco là 20% (6)
E: sai số tối thiểu cho phép giữa tỷ lệ dự kiến và tỷ lệ thực tế
của nghiên cứu sẽ có được (5%).

N ≥ 246 mắt, thêm 10% dự phòng cỡ mẫu
nghiên cứu N ≥ 271 mắt.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả theo chiều dọc.

Qui trình nghiên cứu

Sau phẫu thuật bệnh nhân đều được hẹn
khám lại sau 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng, 12 tháng.
Bệnh nhân đều được thăm khám: Ghi nhận
lại các triệu chứng chủ quan nhìn loá, mờ, cảm
giác ruồi bay, màu sắc thay đổi, chảy nước mắt.
Nhỏ thuốc dãn đồng tử để khám trên sinh
hiển vi và chụp ảnh ghi nhận những tổn thương
đặc biệt.
Phát hiện những tổn thương khác kèm theo:
Phản ứng màng bồ đào, đồng tử, kính nội nhãn,
màng xuất tiết và những chất lắng đọng ở mặt
trước và mặt sau kính nội nhãn...
Đánh giá tình trạng đục bao sau: Các nếp
nhăn, nếp gấp, dải xơ, mảng xơ, ngọc trai, mức
độ và vị trí đục bao sau...
Soi đáy mắt để đánh giá thêm mức độ đục
bao sau và những tổn thương khác kèm theo góp
phần gây giảm thị lực.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017

17


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng đục bao sau

thủy tinh thể (8)
Đánh giá tình trạng PCO bằng hình ảnh
phản chiếu khi khám với ánh sáng đồng trục.
Mức độ 0, 1, 2 và 3 tương ứng hình ảnh PCO
được phát hiện khi soi với đồng tử không dãn và
có dãn. Để đánh giá đục bao sau thứ phát chúng
tôi dựa theo kết quả lần khám cuối cùng của
bệnh nhân, xác định tỷ lệ, mức độ và mô tả hình
thái đục bao sau
Mức độ 0: Không thấy hình ảnh đục bao sau
khi soi với đường kính đồng tử dãn tối thiểu
6mm. Soi đáy mắt trực tiếp thấy rõ được tình
trạng đĩa thị và hệ thống mạch máu và lớp sợi
thần kinh.

phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể đặt
kính nội nhãn, trong thời gian từ tháng 6/2015
đến tháng 10/2015. Chia làm 2 nhóm: đặt kính
nội nhãn Acrylic kỵ nước 142 mắt (A) và Acrylic
ưa nước 124 mắt (B), được theo dõi đến tháng 6/
2016. Trong đó nam chiếm 37,60% và nữ chiếm
62,40%. Tuổi trung bình (69,70 ± 9,7 tuổi), nhỏ
nhất là 31 tuổi và cao nhất là 94 tuổi.

Kết quả
Tổng số 266 mắt được theo dõi sau mổ từ 6
tháng đến 12 tháng (trung bình 7,7 tháng).

Mức độ 1: Vùng trung tâm trục thị giác của
bao sau thủy tinh thể còn trong hoặc có ít các nếp

nhăn của bao sau, hoặc dải xơ rất mảnh. Soi đáy
mắt trực tiếp thấy rõ đĩa thị, mạch máu và lớp
sợi thần kinh. Nhưng khi nhỏ dãn đồng tử ít
nhất 6 mm có hình ảnh đục bao sau thủy tinh thể
ở vùng ngoại vi tương ứng với phần quang học
của kính nội nhãn.
Mức độ 2: Hình ảnh PCO ở trung tâm trục
thị giác phát hiện được khi không nhỏ dãn đồng
tử. Soi đáy mắt còn thấy được chi tiết đĩa thị
nhưng các lớp sợi thần kinh và mạch máu không
thấy rõ ràng.
Mức độ 3: Hình ảnh PCO ở trung tâm trục
thị giác phát hiện được khi không nhỏ dãn đồng
tử. Soi đáy mắt trực tiếp không thấy được rõ các
thành phần kể cả bờ đĩa thị .

Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến đục
bao sau thứ phát
Khảo sát sự tương quan PCO với lứa tuổi,
tiền căn bệnh lý nội khoa, biến chứng phẫu
thuật, chất liệu kính nội nhãn, thiết kế kính nội
nhãn

KẾT QUẢ
Đặc điểm nền
Nghiên cứu được thực hiện trên 266 mắt
tương ứng 244 bệnh nhân được phẫu thuật bằng

18


Biểu đồ 1 và 2: Tỷ lệ đục bao sau và mức độ đục bao
sau
Kết quả có 103 mắt (38,72%) đục bao sau:
trong đó có 85 mắt (31,95%) có đục bao sau mức
độ 1 hình ảnh đục bao sau ngoại biên chỉ thấy
được khi đồng tử dãn > 6mm, soi đáy mắt trực
tiếp thấy rõ đĩa thị, mạch máu và lớp sợi thần
kinh; có 18 mắt (6,77%) có đục bao sau mức độ 2

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
với hình ảnh đục bao sau ở trung tâm trục thị
giác phát hiện được khi không nhỏ dãn đồng tử,
soi đáy mắt còn thấy được chi tiết đĩa thị nhưng
các lớp sợi thần kinh và mạch máu không thấy
rõ ràng và không có trường hợp nào đục bao sau
mức độ 3, không có trường hợp nào phải cần
Laser YAG.

Nghiên cứu Y học

tương quan ý nghĩa với đục bao (p<0,05) để đưa
vào phương trình hồi quy logistic đa biến. Kết
quả cuối cùng cho thấy, biến chứng và yếu tố
tiền căn đái tháo đường có liên quan đục bao sau
có OR lần lượt là 1,42 và 1,56, p<0,001.

Phân tích hồi quy đa biến

Binary logistic các yếu tố: CDE >40, biến
chứng và yếu tố tiền căn đái tháo đường
Các yếu tố

ĐBS

N (%)
8
CDE > 40
(80%)
Đái tháo
27
đường (+) (67,5%)
Biến chứng
20
(+)
(19,42)

Không ĐBS
N (%)
2
(20%)
13
(32,5%)
8
(4,9)

OR

P*

(KTC 95%)
2,52
0,299
(0,44-14,43)
1,42
0,000
(0,69- 2,15)
1,56
0,001
(0,63- 2,49)

BÀN LUẬN
Biểu đồ 3: Hình thái đục bao sau
Trong tổng số 103 mắt có đục bao sau thủy
tinh thể trong nghiên cứu: Hình thái xơ là chủ
yếu ở 99 mắt (96.11%), hình thái hỗn hợp ở 2
mắt (1.94%) và hình thái hạt ngọc trai có 2 mắt
(1.94%).
Trong 12 tháng sau phẫu thuật, đục bao sau
chủ yếu gặp hình thái xơ (93%- 100%). Hình thái
hỗn hợp chúng tôi gặp 2 mắt ở thời điểm theo
dõi đến 12 tháng (3.33%). Hình thái Ngọc trai
chúng tôi gặp 2 mắt ở thời điểm theo dõi đến 12
tháng (3,33%).
Tỷ lệ đục bao sau ở 6 tháng của nhóm
Acrylic ưa nước (CT Asphina 509M) là 28,23%
cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm Acrylic
kỵ nước (IQ- SN60WF) (23,24%) (P > 0,05).
Hình thái đục bao sau ở 6 tháng của hai loại
kính nội nhãn Acrylic ưa nước (CT Asphina

509M) và Acrylic kỵ nước (IQ- SN60WF) là 100%
hình thái xơ.

Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và
đục bao sau
Các biến số yếu tố nguy cơ bao gồm tuổi,
giới, cận thị nặng, độ cứng nhân, hình thái nhân,
CDE >40, biến chứng và yếu tố có đái tháo
đường được đưa vào phương trình hồi quy
logistic đơn biến nhằm chọn ra các yếu tố có mối

Đặc điểm nền
Tùy thời gian nghiên cứu ngắn, kết quả
nghiên cứu của chúng tôi có đặc điểm tuổi, độ
nhân và hình thái nhân tương tự với các nghiên
cứu trong nước và nước ngoài(11,6,5).

Kết quả
Nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước đưa ra tỷ lệ đục bao sau thứ phát rất
khác nhau từ 0% (Vasavada 2011) đến 54%
(Ronbeck). Do các tác giả thường nghiên cứu
đánh giá tỷ lệ đục bao sau thủy tinh thể với
thời gian theo dõi khác nhau, với các đối
tượng khác nhau, với chất liệu và kiểu dáng
kính nội nhãn khác nhau, phương pháp phẫu
thuật bệnh lý thủy tinh thể đục, cách thức cố
định kính nội nhãn nhân tạo (trong hậu phòng
hay trong bao). Cách đánh giá đục bao sau
khác nhau nên tỷ lệ đục bao sau thủy tinh thể

không tương đồng giữa các nghiên cứu (1,2,3,4,9).
Tham chiếu với các tác giả khác, tỷ lệ đục bao
sau thứ phát của chúng tôi lại cao hơn do nghiên
cứu chúng tôi đánh giá bao gồm đục bao sau ở
ngoại biên phần quang học kính nội nhãn khi
đồng tử dãn ít nhất 6mm (theo đánh giá của tác
giả Prajna năm 2000)(8).
Tuy nhiên ti lệ đục bao sau theo đánh giá kết

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017

19


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

quả Laser YAG thì kết quả của chúng tôi cũng
tương đồng với một số tác giả khác (0%)
Vasavada, Vũ Mạnh Hà(11,10).
Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với
nghiên cứu tác giả Prajna năm 2000 theo dõi 1474
bệnh nhân sau phẫu thuật ngoài bao 1 năm tỉ lệ
đục bao sau độ 1 là 81,9%,đục bao sau độ 2 là
8,6%, đục bao sau độ 3 là 0% và tỉ lệ laser YAG là
0% (theo tác giả laser thực hiện ở bao sau độ 3,
độ 2 ít gây ảnh hưởng thị lực).
Hình thái xơ xuất hiện rất sớm có thể xảy ra
ngay sau phẫu thuật 1 tháng và gặp chủ yếu ở 12

tháng đầu sau mổ. Hình thái hạt ngọc trai hoặc
hỗn hợp gặp ở thời điểm sau mổ 12 tháng. Thời
gian trung bình phát hiện đục bao sau thủy tinh
thể hình thái xơ 7,52 tháng ngắn hơn so với hình
thái ngọc trai và hỗn hợp 12 tháng. Chúng tôi
cho rằng chính phản ứng viêm màng bồ đào
cùng với hiện tượng dị sản các đám chất thủy
tinh thể đã gây ra đục bao sau thủy tinh thể dạng
xơ. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với
nhận định của các tác giả Apple: tỷ lệ đục bao
sau thủy tinh thể phụ thuộc nhiều vào chất
lượng rửa hút chất thủy tinh thể trong quá trình
phẫu thuật, càng lấy sạch được chất vỏ và tế bào
biểu mô thủy tinh thể càng làm giảm tỷ lệ và tốc
độ đục bao sau thủy tinh thể.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có: tỷ lệ đục
bao sau của hai loại kính nội nhãn (có chất liệu
và kiểu dáng khác nhau) ở thời điểm 6 tháng
không khác biệt. Điều này có thể trong quá trình
phẫu thuật, chúng tôi tiến hành loại bỏ thật
nhiều tế bào biểu mô thủy tinh thể càng tốt bằng
cách: thủy tách từng góc phần tư thủy tinh thể
kết hợp xoay nhân, đánh bóng bao sau. Nên các
tế bào biểu mô thủy tinh thể chưa xâm nhập vào
trung tâm gây đục bao sau và có thể do thời gian
theo dõi ngắn nên chúng tôi chưa thấy có sự
khác biệt.

thương mống mắt, hiện tượng viêm sớm, sót
nhân có ảnh hưởng nhiều tới tỷ lệ, mức độ và

hình thái đục bao sau thủy tinh thể. Có thể do
những bệnh nhân này có tổng năng lượng phaco
cao, thời gian kéo dài, và trong quá trình phẫu
thuật đồng tử dãn kém nên việc rửa hút các chất
lấy thủy tinh thể gặp nhiều khó khăn, dẫn đến
tình trạng sót chất lấy thủy tinh thể. Toàn bộ 5
mắt có sót chất thủy tinh thể trong thời kỳ theo
dõi hậu phẫu xuất hiện những dải xơ xuất phát
từ đám chất thủy tinh thể sót lại. Những dải xơ
này phát triển lan dần về phía trung tâm trục thị
giác. Chúng tôi cho rằng chính phản ứng viêm
viêm màng bồ đào cùng với hiện tượng dị sản
các đám chất thủy tinh thể sót đã gây ra đục bao
sau thủy tinh thể dạng xơ hoá.

KẾT LUẬN
Sau phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể
6  12 tháng, tỷ lệ đục bao sau chung là 38,72%
(với đa số đục bao sau nhẹ), là biến chứng
thường gặp nhất sau phẫu thuật nhũ tương hóa
thủy tinh thể. Tỷ lệ có thể thay đổi khác nhau tùy
theo, phương pháp đánh giá, thời gian theo dõi,
phương pháp phẫu thuật.
Hình thái xơ xuất hiện sớm nhất, 1 tháng sau
phẫu thuật, hình thái ngọc trai và hổn hợp xuất
hiện trễ hơn (12 tháng sau phẫu thuật), trong
thời gian đầu chủ yếu là hình thái xơ.
Đục bao sau là một biến chứng hay gặp sau
phẫu thuật nhũ tương hóa lấy thủy tinh thể đặt
kính nội nhãn. Có nhiều yếu tố liên quan đục

bao sau thủy tinh thể. Trong nghiên cứu chúng
tôi các yếu tố tiền căn bệnh lý đái tháo đường,
biến chứng trong và sau mổ tăng nguy cơ đục
bao sau 1,5 lần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và
đục bao sau

2.

Thông qua phân tích hồi quy logistic đa biến
cho thấy yếu tố biến chứng trong và sau mổ: tổn

3.

20

Apple DJ, Escobar-Gomez M, Zaugg B (2011), " Modern
Cataract Surgery: Unfinished Business and Unanswered
Questions”, Survey Ophthalmol, vol. 56.
Bhargava R (2014), "A Review of Posterior Capsule
Opacification”, International Journal of Ophthalmic Pathology, Vol.
3, no. 4, p.1000147.
Fong C, Mitchell P, Rochtchina E, Cugati S (2014), "Three-Year
Incidence and Factors Associated With Posterior Capsule
Opacification After Cataract Surgery: The Australian


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017

4.

5.

6.

7.
8.

Prospective Cataract Surgery and Age- related Macular
Degeneration Study”, American Journal of Ophthalmology, vol.
157, p. 171-179.
Leydolt C, Schriefl S, Stifter E, Haszcz A (2013), "Posterior
Capsule Opacification with the iMics1 NY-60 and AcrySof
SN60WF 1-Piece Hydrophobic Acrylic Intraocular Lenses: 3Year Results of a Randomized Trial”, American Journal of
Ophthalmology, vol. 156, p. 375-381.
Nguyễn Quốc Toản (2011), Nghiên cứu kỹ thuật nhũ tương hóa
kiểu xoay trong điều trị đục thủy tinh thể tuổi già, Luận án tiến sỹ y
học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Thị Kim Thanh (2004), "Nghiên cứu đục bao sau thể
thủy tinh thứ phát sau phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo
và biên pháp xử lý", Tạp chí nghiên cứu Y học, Tập 32, tr. 240250.
Phan Dẫn, Phạm Trọng Văn (2003), "Rạch bao sau”, Lade ứng
dụng trong nhãn khoa, Nhà xuất bản y học, tr. 108- 135.
Prajna NV, Ellwein LB, Selvaraj S, Manjula K (2000), "The

Madurai Intraocular Lens Study IV: Posterior Capsule

9.

10.

11.

Nghiên cứu Y học

Opacification”, American Journal of Ophthalmology, vol. 130, p.
304-309.
Ronbeck M, Kugelberg M (2014), "Posterior capsule
opacification with 3 intraocular lenses: 12-year prospective
study”, J Cataract Refract Surg, vol. 40, p. 70-76.
Vasavada VR, Raj S.M, Shah A, Shah G, Vasavada V (2011),
"Comparison of posterior capsule opacification Comparison of
posterior capsule opacification intraocular lenses”, J Cataract
Refract Surg, vol. 37, p. 1050-1059.
Vũ Mạnh Hà (2014), Nghiên cứu phẫu thuật thể thủy tinh bằng hai
phương pháp phaco và đường rạch nhỏ tại tỉnh Hà Giang, Luận án
Tiến sĩ y học, Hà Nội.

Ngày nhận bài báo:

09/01/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

23/01/2017


Ngày bài báo được đăng:

20/04/2017

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017

21



×