Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn tốt nghiệp: Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật thời hậu chiến tranh lạnh (1992-1999)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.71 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
…..o0o…..

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

QUAN HỆ AN NINH MỸ - NHẬT
THỜI HẬU CHIẾN TRANH LẠNH
(1992-1999)

Thầy hướng dẫn: Lê Phụng Hoàng
Sinh viên: Trần Ngọc Anh Thư

Khoá học 1996-2000
Thành phố Hồ Chí Minh, 05/2000


LỜI CẢM ƠN
Xin ghi ơn quý thầy cô trong khoa đã tận tuỵ giảng dạy trong những năm học qua và
thầy Lê Phụng Hoàng đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn này.
Xin quý thầy cô nhận nơi đây lòng biết ơn sâu sắc.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 2
MỤC LỤC ................................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................. 5
2. Tình trạng vấn đề................................................................................................... 6
3. Cấu trúc nội dung. ................................................................................................. 7



Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ MỐI QUAN HỆ AN NINH MỸ-NHẬT
TRONG THỜI CHIẾN TRANH LẠNH ................................................. 9
1.1. Quan hệ Mỹ-Nhật trước khi ký hiệp ước an ninh. ............................................. 9
1.2. Quan hệ an ninh Mỹ-Nhật từ khi ký hiệp ước an ninh tới năm 1992 .............. 10

Chương 2: TÌNH HÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU Á – THÁI
BÌNH DƯƠNG THỜI HẬU CHIẾN TRANH LẠNH ......................... 16
2.1. Nhật Bản lo ngại về mối đe dọa của Bắc Triều Tiên và ý đồ thật của Mỹ trong
cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên. ............................................................... 16
2.1.l. Nhật Bản lo ngại về mối đe dọa của Bắc Triền Tiên.(l).......................................16
2.1.2. Ý đồ thật của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Tiều Tiên .......................18

2.2. Sự có mặt về quân sự của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương và vấn đề an ninh
ở Đông Bắc Á. ......................................................................................................... 22
2.2.1. Những thay đổi trong chiến lược an ninh quân sự của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình
Dương sau chiến tranh lạnh. ..........................................................................................22
2.2.2. Những Nhân tố tác động đến sự có mặt về quân sự của Mỹ ở châu Á – Thái
Bình Dương. ..................................................................................................................25
2.2.3. Sự có mặt về quân sự của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. ..............................27
2.2.4. Vấn đề an ninh ở Đông Bắc Á. ......................................................................30

Chương 3: MỸ - NHẬT THAY ĐỔI PHƯƠNG CHÂM PHÒNG VỆ
MỚI THỜI HẬU CHIẾN TRANH LẠNH............................................ 43
3.1. Hợp tác phòng thủ Nhật – Mỹ trong thời đại mới............................................ 43
3.1.1. Hợp tác phòng thủ Nhật – Mỹ góp phần ngăn chặn tranh chấp trong khu vực...43
3.1.2. Mỹ Nhật cần có những nỗ lực ngoại giao để loại bỏ mối nghi ngờ. ...................46
3.1.3. Mỹ - Nhật tăng cường hợp tác quốc phòng. ........................................................48

3.2. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản với phương châm phòng thủ mới. .................. 56

3.2.1. Phương hướng của tuyên bố chung an ninh 1996 .......................................57
3.2.2. Vai trò mở rộng của lực lượng phòng vệ.............................................................59


3.2.3. Lập trường của Trung Quốc đối với việc mở rộng lực lượng phòng vệ Nhật Hàn.
.......................................................................................................................................63
3.2.4. Triển vọng cho cơ cấu an ninh Đông Bắc Á trong tương lai. .............................69

Chương 4: PHÂN TÍCH PHƯƠNG CHÂM PHÒNG VỆ MỚI NHẬTMỸ ............................................................................................................. 71
4.1. Sự thay đổi mới trong hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ ........................................ 71
4.2. Ảnh hưởng của việc Mỹ, Nhật Bản sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ. 74

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 80


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Từ xưa đến nay, ngoại giao là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các nước
trên thế giới. Sau thời kỳ Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề ngoại giao đã được các
nước đặc biệt quan tâm và nhất là trong những thập kỷ gần đây khi loài người chuẩn
bị bước sang một thế kỷ mới. Trong đó, đặt biệt là Mỹ -Nhật cả hai nước đều là
cường quốc hàng đầu của thế giới. Mỹ ra sức mở rộng các mối quan hệ ngoại giao,
ngấm ngầm thực hiện chính sách "toàn cầu phản cách mạng" của mình. Nhật Bản từ
một nước bại trận nhờ sự giúp đỡ của Mỹ đã trở thành siêu cường thứ hai về kinh tế.
Liên minh an ninh Mỹ - Nhật được hình thành trong (thời kỳ Chiến tranh lạnh
xuất phát từ lợi ích chiến lược của hai bên. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật
Bản bị áp đặt một hiến pháp hòa bình theo đó Nhật Bản chỉ được phép duy trì một
khả năng phòng vệ hết sức hạn chế. Nhật Bản coi Liên Xô và Trung Quốc là hai mối
đe dọa an ninh trực tiếp và vì thế tìm kiếm cái ô an ninh về phía Mỹ. Đối với Mỹ,

duy trì được một lực lượng mạnh trên "chiếc tàu sân bay không thể bị đánh chìm"
này có ý nghĩa chiến lược tối quan trọng kiềm chế các siêu cường Cộng Sản cũng
như kiểm soát an ninh khu vực trong chiến lược an ninh toàn cầu của mình.
Từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, quan hệ an ninh Mỹ- Nhật ngày càng được
củng cố và phát triển cao hơn. Các dự luật liên quan đến Phương châm hợp tác
phòng thủ Mỹ -Nhật đã được thông qua, đánh dấu một bước cụ thể hóa các nội dung
trong tuyên bố chung an ninh năm 1996, coi Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật là "cơ sở ổn
định phồn vinh của khu vực châu Á _Thái Bình Dương trong thế kỷ 21"quan hệ hợp
tác phòng thủ Nhật-Mỹ đã bước sang giai đoạn mới. Bởi tầm quan trọng của hai
siêu cường này nên nhiều biến đổi trong quan hệ giữa hai nước ít nhiều cỏ ảnh
hưởng đến khu vực và thậm chí cả thế giới. Chính vì vậy, để nhằm làm rõ những
thay đổi và ảnh hưởng của hai nước này đối với các nước trong khu vực như thế
nào? Nên em chọn đề tài "Quan hệ an ninh Mỹ-Nhật thời hậu Chiến tranh lạnh"
(1992-1999).
Bước đầu thực hiện đề tài tốt nghiệp, khả năng bản thân còn những hạn chế
nên trong phần nội dung và phương pháp trình bày còn nhiều thiếu sót. Rất mong
dược sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô và các bạn cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Cũng qua đây em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lịch Sử đã giảng


dạy cho em trong suốt những năm học tại Trường. Em xin cảm ơn thầy Lê Phụng
Hoàng đã nhiệt tình hướng dẫn cho em hoàn thành tốt luận văn. Xin quý thầy cô hãy
nhận nơi em lòng biết ơn sâu sắc.

2. Tình trạng vấn đề.
"Quan hệ an ninh Mỹ-Nhật thời hậu Chiến tranh lạnh" (1992-1999) - Đây
không hẳn là một đề tài mới đã có không ít những nhà nghiên cứu dưới nhiêu hình
thức khác nhau như báo tạp chí... Lần đầu tiên, PTS Ngô Xuân Bình - cán bộ nghiên
cứu trung râm nghiên cứu Bắc Mỹ đã cho ra đời quyển sách "Quan hệ Mỹ - Nhật
sau Chiến tranh lạnh" - Nhà xuất bản khoa học Xã hội Hà Nội 1995. Quyển sách

này đã đề cập đến mối quan hệ Mỹ-Nhật trong thời kỳ hiện nay trên lĩnh vực kinh
tế, chính trị, an ninh quân sự. Thực chất nội dung của quyển sách là một bản tổng
kết khái quát xác thực đặc điểm, triển vọng và tác động của quan hệ Mỹ-Nhật trên
phạm vi toàn cầu và đặc biệt là trên phạm vi khu vực châu Á -Thái Binh Dương.
Luận văn này không có tham vọng nghiên cứu hết thảy các mối quan hệ giữa
Mỹ và Nhật Bản sau kỷ nguyên Chiến tranh lạnh chấm dứt. Ở đây, chỉ tập trung đề
cập vào mối quan hệ an ninh Mỹ-Nhật và ảnh hưởng của nó đối với khu vực châu ÁThai Bình Dương. Do những hạn chế về điều kiện khách quan nên còn có những
khiá cạnh quan trọng khác chưa được xem xét hoặc có những vấn đề đã được xem
xét song chưa trình bày một cách cặn kẽ. Dù sao người thực hiện Luận văn vẫn nghĩ
rằng những trang tư liệu ít ỏi này sẽ giúp bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu
những vấn đề quốc tế và đặc biệt là quan hệ Mỹ-Nhật Bản.
Quá trình học lập ở Đại Học là quá trình tiếp thu tri thức, đồng thời cũng là
quá trình học tập phương pháp nghiên cứu và tập sự nghiên cứu, đặc biệt là đối với
bộ môn Lịch Sử. Việc tập sự nghiên cứu không chỉ có ích trong thời gian học, mà
còn hỗ trợ cho công tác giảng dạy sau này. Công tác nghiên cứu phục vụ cho bài
giảng của người giáo viên lịch sử được tốt hơn và qua đó giáo viên nắm được những
thông tin mới để truyền đạt cho học sinh.
Khó khăn nhất khi thực hiện đề tài, vì nhiều lý do (khả năng cá nhân còn hạn
chế, chính trị, nguyên tắc bảo quản mật của các văn kiện ngoại giao ...) Người thực
hiện Luận văn khó có thể tiếp xúc trực tiếp với các hiệp định (những bản gốc liên
quan đến việc ký kết quan hê ngoại giao hai nước). Tuy nhiêu với sự mong muốn
tìm hiểu sâu hơn về một mối quan hệ giữa hai nước mà trong thời Chiến tranh thế


giới thứ II Mỹ đã từng là kẻ thù của nhân dân Nhật bản, nay lại trở thành những
người bạn cùng giúp đỡ, hợp tác hòa bình với nhau. Người thực hiện bài viết hy
vọng sẽ nhận được sự thông cảm, giúp đỡ và ủng hộ của thầy cô và các bạn cho bài
viết được hoàn chỉnh để có thể gửi đến người tham khảo những thông tin chính xác
đã chọn lọc và tổng hợp về mối quan hệ giữa hai nước Mỹ-Nhật Bản trong thời kỳ
hậu Chiến tranh lạnh.


3. Cấu trúc nội dung.
Chương 1 : Sơ lược về mối quan hệ an ninh Mỹ-Nhật trong thời Chiến tranh lạnh.
1.1.

Quan hệ Mỹ-Nhật trước khi ký Hiệp ước an ninh .

1.2.

Quan hệ Mỹ-Nhật từ khi ký Hiệp ước an ninh tới năm 1992 .

Chương 2 : Tình hình quan hệ quốc tế ở châu Á -Thái Bình Dương thời hậu Chiến
tranh lạnh.
2.1. Nhật Bản lo ngại về mối đe dọa của Bắc Triều Tiên và ý đồ của Mỹ
trong cuộc khủng hỏang hạt nhân ở Triều Tiên.
2.1.1. Nhật Bản lo ngại về mối đe dọa của Bắc Triều Tiên .
2.1.2. Ý đồ của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên .
2.2.Sự có mặt về quân sự của Mỹ ở châu Á _Thái Bình Dương và vấn đề
an ninh ở Đông Bác Á .
2.2.l. Những thay đổi trong chiến lược an ninh của Mỹ ở châu Á -Thái
Bình Dương sau Chiến tranh lạnh .
a. Tinh hình an ninh mới đặt ra cho Mỹ ỏ châu Á -Thái Bình Dương.
b. Chiến lược an ninh quân sự mới của Mỹ .
c. Những đặc điểm mới trong chiến lược an ninh quân sự của Mỹ.
2.2.2. Những nhân tố tác động tới sự có mặt về quân sự của Mỹ ở
châu Á -Thái Bình Dương.
a. Những điều kiện có lợi.
b. Những điều kiện không lợi
2.3. Sự có mặt về quân sự của Mỹ ở châu á -Thái Bình Dương.
2.4. Vấn đề an ninh ở Đông Bắc Á.

Hàn Quốc quan hệ với 4 cường quốc bao quanh.
a. Quan hệ với Mỹ .
b. Quan hệ với Trung Quốc.


c. Quan hệ với Nga.
d. Quan hệ với Nhật Bản.
Chương 3 : Mỹ -Nhật thay đổi phương châm phòng vệ mới thời hậu Chiến Tranh
lạnh .
3.1. Hợp tác phòng thủ Mỹ-Nhật trong thời đại mới.
3.1.1. Hợp tác phòng thủ Mỹ - Nhật góp phần ngăn chặn tranh chấp trong
khu vực.
3.1.2. Mỹ-Nhật cần có những nỗ lực ngoại giao để loại bỏ mối nghi ngờ.
3.1.3. Mỹ-Nhật tăng cường hợp lác quốc phòng .
3.2. Lực lượng phòng vệ Nhạt Bản với phương chân phòng thủ mới.
3.2.1. Phương hướng tuyên bố chung an ninh 1996.
3.2.2. Vai trò mở rộng của lực lượng phòng vệ ,
3.2.3. Lập trường của Trung Quốc đối với việc mở rộng lực lượng phòng vệ
Nhật Bản.
3.2.4. Triển vọng cho cơ cấu an ninh Đông Bắc Á trong tương lai .
Chương 4 : Phân tích Phương châm phòng vệ mới Mỹ-Nhật.
4.1. Sự thay đổi mới nong hợp tác phòng vệ Nhật Bản - Mỹ.
4.2. Ảnh hưởng của việc Mỹ -Nhật Bản sửa đổi Phương châm hợp tác
phòng vệ.


Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ MỐI QUAN HỆ AN NINH MỸ-NHẬT
TRONG THỜI CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Quan hệ Mỹ-Nhật trước khi ký hiệp ước an ninh.
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản quan niệm

rằng, chiến tranh kết thúc cũng có nghĩa là mở đầu thời kỳ chiếm đóng của Mỹ ở
Nhật Bản. Điều này phản ánh đúng thực trạng của hai nước sau chiến tranh, một bên
thắng trận, một bên bại trận. Kẻ bại trận bị nhiều điều khoản ràng buộc quốc tế và bị
kiệt quệ về kinh tế cộng với đói nghèo đã đặt Nhật Bản vào thế phải nghe theo chiếc
gậy chỉ huy của Mỹ cả trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế. Nhiều tư liệu
lịch sử được lưu lại cho thấy công chúng Nhật Bản rất bất bình và tổ chức nhiều
cuộc biểu tình chống lại đội quân chiếm đóng của Mỹ. Song điều cần nhấn mạnh ở
đây là sự chiếm đóng của Mỹ diễn ra đồng thời với việc Mỹ giúp đỡ Nhật Bản phục
hồi kinh tế và phát triển văn hóa. Phong cách và lối sống Mỹ cũng xâm nhập vào xã
hội Nhật. Chính sự hội nhập đó đã mang lại cho Nhật Bản nhiều lợi thế và cũng là
cơ sở để Nhật Bản phát triển vượt bật trong vài thập kỷ nay.
Chính sách của Mỹ trong quan hệ với Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh thế giới
thứ II phản ánh chiến lược toàn cầu của Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh lạnh nhằm
cô lập và tiến tới xóa bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa. Việc chiếm đóng Nhật Bản sau
chiến tranh, giúp Nhật khôi phục và phát triển kinh tế nằm trong những tính toán
chiến lược của Washingtơn dùng Nhật Bản như một căn cứ tiền tiêu để khống chế
hai siêu cường cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc. Còn đối với sự lựa chọn đồng
minh của Nhật thì sao ? Trong chính sách đối ngoại của mình Nhật Bản buộc phải
lựa chọn hoặc là ủng hộ khối Liên Xô hoặc là đồng minh của Kỹ chống lại Liên Xô.
Sự lựa chọn thứ nhất là không thực tế, bởi vì sự chiếm đóng sau chiến tranh cùng
với sự giũp đỡ toàn diện để phục hồi đất nước của Mỹ cho Nhật Bản đã đặt dấu
chấm hết cho sự lựa chọn này. Mặc dù trong hầu như suốt thập niên sau chiến tranh,
tâm lý thù hận đối với Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản
vẫn còn sôi sục trong các tầng lớp người Nhật Bản. Tất nhiên khi lựa chọn là đồng
minh của Mỹ, người Nhật Bản vẫn tìm mọi cách để xoa dịu mối quan hệ với nhiều
nước trong khối Liên Xô cũ và Trung Quốc luôn luôn nhắc nhở các nhà hoạch định
chính sách đối ngoại của Nhật cần phải có đối sách đối với họ.


Giống như Mỹ và cùng với Mỹ, Nhật Bản nhận thức rằng Liên Xô và Trung

Quốc, hoặc rộng hơn khối Liên Xô là kẻ thù của mình. Sự đe dọa của hai nước cộng
sản lớn này tới an ninh của nước Nhật Bản vừa trực tiếp vừa lâu dài. Nguy cơ này
càng lớn hơn khi cả hai nước đều có vũ khí nguyên tử. Đây càng là một trong những
lý do chủ yếu để một mặt Mỹ thuyết phục Nhật Bản về sự cần thiết phải có mặt về
quân sự của Mỹ tại Nhại Bản. Và mặt khác, để người Nhật tự lí giải và chấp nhận sự
đảm bảo về an ninh của Mỹ đối với Nhật để đề phòng nguy cơ "xâm lược" của họ.
Trong gần năm thập niên qua, Nhật Bản luôn luôn xác định là đồng minh chiến lược
và chủ yếu của Mỹ. Nhật coi quan hệ với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối
ngoại của mình. Chính việc dựa vào chiếc ô của Mỹ, Nhật Bản có nhiều cư hội để
khôi phục vị trí của mình trên trường quốc tế.

1.2. Quan hệ an ninh Mỹ-Nhật từ khi ký hiệp ước an ninh tới năm 1992
Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự thất bại của Nhật Bản trong cuộc chiến
tranh thế giới thứ II kết thúc, đồng thời mở đầu thời kỳ chiếm đóng của Hoa Kỳ tại
nước này. Ít ra thì cách hiểu này có lý trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh cho
đến trước khi hai nước ký hiệp ước "an ninh Mỹ - Nhật " (8.9.1951) và hiệp ước
phòng thủ vào năm 1960. Có thể nói thời kỳ này Hoa Kỳ gây sức ép toàn diện về
quân sự với Nhật Bản, ở đó khái niệm hợp tác quốc phòng vắng bóng. Cần nhắc lại
rằng đầu những năm 50, chiến tranh đo Mỹ và các đồng minh phương Tây phát
động để chống lại khối Xô Viết đã thực sự tiến hành, với những tính toán chiến lược
của mình, Hoa Kỳ cùng với Nhật Bản thỏa thuận ký kết hiệp ước phòng thủ chung
vào năm 1960 tại Washingtơn (Ja Pan – U.S Mutual Securiy Treaty). Việc ký hiệp
ước này, cả hai nước đều xuất phát từ những mục đích khác nhau: Đối với Hoa Kỳ
học thuyết quân sự của họ ở thời kỳ này là tìm mọi cách giành ưu thế quân sự trên
phạm vi toàn cầu, bao vây, cô lập Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Xây dựng
các khối quân sự để vừa kiểm soát các đồng minh vữa tạo cơ sở cho các hoạt động
quân sự khi cần thiết. Ở Tây Âu họ xây dựng khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO), một loạt các căn cứ quân sự của Mỹ được xây dựng ở Tây Đức, Hy Lạp và
một số nước Tây Âu khác.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, về mặt quân sự Mỹ coi việc xây đựng

một hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản lâu dài là hết sức cần thiết thậm chí coi Nhật
Bản như một NATO Phương Đông. Sự ra đời của hiệp ước phòng thủ Mỹ - Nhật còn


nhằm mục đích khác nữa là tạo cơ sở pháp lý cho việc có mặt dài hạn của các căn
cứ quân sự Mỹ ở Nhật. Hơn nữa bằng hiệp ước đó Mỹ muốn kiểm soát trực tiếp và
kiềm chế khả năng quân sự của Nhật Bản. Trong khi đó, Nhật Ban lại nhằm những
mục tiêu khác với Mỹ. Thứ nhất, sử dụng chiếc ô an ninh của Mỹ, coi nó như một
sự đảm bảo an ninh từ xa nếu bị tấn công. Nói cách khác, đó là l ý do thứ nhất mà
người Nhật tìm kiếm trong việc ký hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ. Sự lo sợ của
Nhật Bản ở thời kỳ này là khả năng quốc phòng của Liên Xô ngày càng được tăng
cường cộng với tiềm năng về vũ khí hạt nhân của nước này đã buộc Nhật phải tính
đến việc dựa vào sự đảm bảo của Mỹ trong lĩnh vực phòng thủ; lý do thứ hai là ký
hiệp ước này với Mỹ, Nhật sẽ tiết kiệm một khoản chi phí quốc phòng lớn và cho
phép Nhật chỉ tập trung vào một mối quan tâm chủ yếu là phát triển kinh tế. Ngoài
ra cũng cần phải ghi nhận rằng sự phục hồi sau chiến tranh chưa tạo cho nước Nhật
một vị trí đủ mạnh để mặc cả với Mỹ khi ký kết hiệp ước này, bởi vì hiệp ước được
ký kết có nghĩa là người Nhật phải chấp nhận sự có mặt của các căn cứ quân sự của
Mỹ ở nước này. Đây là điều mà công luận Nhật không muốn. Bởi từ những năm 60
của thế kỷ này, đại đa số các quốc gia trên thế giới đều muốn giành độc lập. Khi dó
ý thức về quyền dân tộc tự quyết và không chấp nhận sự có mặt về quân sự của
nước ngoai trên lãnh thổ của mình đã được nhân lên gấp bội - Nhật Bản không phải
là ngoại lệ.
Theo một số nhà phân tích chính trị, việc ký hiệp ướ này mang tính chất phòng
thủ nhiều hơn, ở đó không đề cập tai vấn đề liên kết chiến lược quân sự của quân
đội hai nước. Và theo chương V của hiệp ước thì Hoa Kỳ cam kết phối hợp hành
động với Nhật Bản trong trường hợp Nhật Bản bị tấn công. Để đổi lại, chương VI
của hiệp ước thỏa thuận rằng, Nhật đồng ý cho Hoa Kỳ sử dụng một cách dễ dàng
các căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ Nhụt Bản.
Có thể nói rằng, hiệp ước đã không đề cập tới cơ chế liên kết quân sự của hai

bên và ngay cả vấn đề phối hợp diễn tập quân sự có tính chất quyết định mà Mỹ
thường thực hiện với quân đội của khối NATO, cũng không bao hàm trong đó. Điều
này đã được ghi nhận cho tới sau khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam chấm dứt
hoàn toàn. Hay nói chính xác hơn là cho tới năm 1978, mặc dù như chúng ta biết,
chương về điều khoản chung của hiệp ước có ghi nhận về sự cần thiết phối hợp
hành động quân sự của hai nước. Song trên thực tế, lực lượng phòng vệ Nhật Bản


hoạt động dường như độc lập với quân đội Mỹ trong suốt gần hai thập niên đầu tiên
của hiệp ước. Chính điều này đã tạo cơ hội cho Nhật Bản không trực liếp tham gia
hoạt động quân sự với quân đội Mỹ ở trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Rõ
ràng học thuyết quân sự của Nhật Bản là "phòng vệ" thực sự và nó được các chính
quyền Nhật Bản duy trì trong một khoảng thời gian khá dài, ít ra là khoảng bốn thập
niên kể từ sau chiến tranh. Cho tới nay, về lý thuyết Nhật Bản vẫn tôn trọng học
thuyết phòng vệ. Song sự có mặt của quân đội Nhật trong liên quân vớt mình ở vùng
Vịnh, trong lực tượng gìn giữ hòa bình ở Canipuchia năm 1992 và ở Nam Tư cũ
năm 1994, đã làm cho một số nhà phân tích nghi ngờ về sự trung thành của Nhật
Bản đối với học thuyết quân sự của họ.
Sự hợp tác chặc chẽ giữa Mỹ va Nhật trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao
trong nhiều năm đã tạo ra cơ hội cho cả hai nước trong việc mở rộng hợp tác quân
sự khi cần. Một điểm mốc quan trọng mà nhiều nhà phân tích quân sự coi là bước
chuyển giai đoạn của quá trình hợp tác về quân sự là việc hình thành "Phương
hướng chỉ đạo” vào năm 1978. Đây là phương hướng hợp tác quân sự do sự phối
hợp giữa bộ quốc phòng Hoa Kỳ và Cục phòng vệ Nhật Bản tạo ra.
Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam chấm dứt vào năm 1975 và sự ra đi của
quân đội Mỹ khỏi nước này đã làm cho một số nước Đông Nam Á nghi ngờ về sự
thay đổi trong chiến lưực quân sự khu vực của Mỹ. Chính phủ Nhật Bản lúc đó cũng
có mối quan tâm tương tự và họ nhận thức về vấn đề này như là bước đầu tiên của
Mỹ rút quân khỏi Châu Á. Việt Nam thắng trận trên một phương diện nào đó đã làm
cho không ít quốc gia trong vùng lo ngại về sự lớn mạnh của khối Xô Viết và lo sự

về ảnh hướng của khối này vượt ra ngoài quốc gia của họ. Ngay đối với Nhật Bản,
phản ứng trước sự "rút quân" cua Hoa Kỳ khỏi Châu Á là việc họ tính tiến chương
trình hợp tác quân sự với Hoa Kỳ. Nói cách khác đó là một kế hoạch để bù đắp vào
sự ra đi của quân đội Mỹ khỏi khu vực này. Tháng 8 năm 1975, Bộ Trưởng Quốc
Phòng Mỹ lúc đó J.Schlesiger đã gặp Cục Trưởng Phòng Vệ Nhật Bản là SaKaTa để
phân tích và đánh giá tình hình an ninh khu vực và sự hợp tác quân sự song phương
trong giai đoạn mới. Hai bên đã đi đến một thỏa thuận là xây dựng một Guidilines
nhằm mở rộng và củng cố quan hệ hợp tác quân sự giữa quân đội hai nước.
Tới năm 1978, sau nhiều lần tiếp xúc, thương lượng, giới lãnh đạo quân sự ở
hai nước đã công bố bản phương hướng hợp tác quân sự Hoa Kỳ - Nhật Bản trong


giai đoạn mới - Guidelines. Có thể nói với Guidelines sự liên kết quân sự giữa hai
quốc gia này đã được nâng lên một bước mới cả về quy mô và chất lượng. Nếu
trước đây mức độ liên kết quân sự của hai nước này chưa cao và chưa mang tính
chất hệ thống như tình hình ở các nước trong khối NATO thì từ đay hợp tác trong
lĩnh vực quân sự mang tính phân công trách nhiệm. Theo phương thức của quá trình
phân công lao động hợp tác - giữa hai lực lượng quân sự của hai siêu cường dựa
trên những điều khoản căn bản của hiệp ước năm 1960 cho phép nâng cao khả năng
phân công của các lực lượng quân sự nếu bị lấn công.
Cần phải nhấn mạnh rằng sự ra đời của "Phương hướng chỉ đạo" là bắt đầu mọt
quá trình mà ở đó, sự liên minh giữa hai lực lượng quân sự Hoa Kỳ và Nhật Bản
một mặt đã tạo cơ hội cho việc đảm báo lợi ích của Hoa Kỳ ở Nhật Bản và hàm ý
khẳng định với các đồng minh rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có mặt ở Châu Á thậm chí
còn gắn bó hơn trước chiến tranh Việt Nam bởi có sự phối hợp toàn diện với đồng
minh Nhật Bản. Mặt khác, bằng việc làm này Mỹ sẽ tạo ra cơ sở pháp lý trong quan
hệ song phương cho sự tham gia đóng góp về quân sự ở Nhật Bản đối với chiến
lược quân sự toàn cầu của Mỹ cho thập niên sau đó. Không cần có sự quan sát tinh
tế thì người ta cũng thấy rằng, với các cuộc tập trận của liên quân Mỹ - Nhật và các
chường trình hợp tác nghiên cứu khả năng quân sự của Liên Xô (cũ) khi cần. Một

đợt phản công của liên quân cuối những nám 70 nhằm nâng cao khả năng chiến đấu
của quân đội hai nước này mà còn là sự răn đe đối với các lực lượng quân sự Xô
Viết. Sự can thiệp của quân đội Liên Xô vào Apganistan năm 1979 cũng tạo ra
những điều kiện cho việc mở rộng sự hợp tác quân sự Mỹ - Nhật trong những năm
sau đó. Đặc biệt là vào đầu những năm 80, khi Liên Xô tăng cường khả năng chiến
đấu của các lực lượng hải quân và không quân ở Tây Bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ
và Nhật Bản đã đánh giá tình hình trở nên nghiêm trọng và coi đó như là một tình
thế mới xuất hiện trong cuộc đối đầu giữa lực lượng hải quân ở liên qụân Mỹ - Nhật
và Xô Viết ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Bởi vậy, việc tính đến một khả năng
phòng thủ mới của liên quân Mỹ - Nhật và hiện đại hóa lực lượng hải quân Nhật
Bản là một nhu cầu thực sự của nước này. Chẳng hạn hải quân và không quân của
Nhật được trang bị mới hệ thống tên lửa tầm trung chống tàu ngầm và chống lại hệ
thống tên lửa đạn đạo của quân đội Xô Viết bố trí ở các căn cứ quân sự ở vùng Viễn
Đông và biển Okhotsk. Sự đối đầu về quân sự trên biển đã kéo theo việc hiện đại


hóa và phối hợp tác chiến giữa lực lượng bộ binh của Nhật Bản với lực lượng thủy
đánh bộ Mỹ. Đây là một biểu hiện mới sau khi hai bên Mỹ - Nhật ký Guidelines, bởi
trước đó lực lượng bộ binh của Nhật thường hoạt động tương đối độc lập và ít chịu
ảnh hưởng của quân đội Hoa Kỳ.
Nói tóm lại, nếu hiệp ước phòng thủ Mỹ - Nhật ký năm 1960 được người ta ví
như là chiếc ô an ninh của Hoa Kỳ đảm bảo cho Nhật Bản chống lại bất kỳ một sự
tấn công bất ngờ nào, thì sự thiếu vắng của các chương trình hợp tác quân sự cụ thể
của hai hên trong nhiều năm được coi như là những lỗ thủng trên chiếc ô mà phải
gần hai thập niên sau đó với Guiđelines, người ta mới vá được những lỗ thủng đó.
Nói cách khác, với sự ra đời của phương hướng chiến lược quân sự, thì Hoa Kỳ và
Nhật Bản đã tìm được tiếng nói chung, hàng gắn được những lỗ hổng vốn tồn tại
trong nhiều năm. Theo cách nói của một số chuyên gia quân sự, các lực lượng
phòng vệ Nhật Bần có cơ hội để học hỏi thêm kinh nghiệm, chiến thuật và chiến
lược của quan đội Hoa Kỳ mà sau gần bốn thập niên kể từ khi chiến tranh thế giới

thứ hai họ không mảy may có được những cơ hội tốt do những hạn chế về mặt luật
pháp của chính nước này.
Sự đối đầu về quân sự Xô - Mỹ ở Tây Bắc Thái Bình Dương, cuộc nội chiến ở
Campuchia là những nhân tố tạo cớ cho sự cấu kết quân sự của hai quốc gia Hoa Kỳ
và Nhật Bản. Chiếc ô an ninh của Mỹ đối vứi Nhật Bản đã được hàn vá và ảnh
hưởng của nó lan tới nhiều nước ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Và có thể nói
rằng, sự cấu kết về quân sự giữa hai nước này từ cuối những năm 70 cũng đặt ra
nhiều vấn đề mới cho cả hai nước, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng.
Vào những năm 80 khi Reagan thắng cử tổng thống, ông chủ trương xây dựng
một nước Mỹ mạnh cả đối nội và đối ngoại, trong đó sự hợp tác an ninh Mỹ - Nhật
được chú trọng và chính quyền Reagan đã đề cao những lợi ích chiến lựợc của Mỹ ở
khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Trong sự tính toán của mình, chính quyền
Reagan muốn nâng cao chất lượng của hợp tác quân sự Mỹ - Nhật ở một trình độ
vượt lên trên những gì mà chính quyền Carter đã làm trước đó. Điều này phụ thuộc
vào thành bại của Reaganomies. Và đúng như nhiều người nói, "tân chính phủ" cũng
có nghĩa là "tân chính sách". Ngay trong cuộc gặp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Nhật Bản
vào năm 1981, lần đầu tiên người ta nghe đến thuật ngữ "vai trò và sứ mệnh" trong
quá trình thương lượng và chia sẻ trách nhiệm với Hoa Kỳ. Hai bên liên quan đã


cho thỏa thuận nhiều vấn đề về đẩy mạnh quá trình hợp tác quân sự. Chẳng hạn,
phía Nhật cam kết sẽ tăng cường ngân sách quốc phòng, thực hiện đầy đủ trách
nhiệm cùa mình trong việc phòng thủ xa, trẽn dưới 1000 dặm kể từ bờ biển của
Nhật. Hai bên đã đồng ý tổ chức phối hợp nghiên cứu về khả năng chống lại một
cuộc tấn cồng bất ngờ ở Viễn Đông và thực hiện cuộc diễn tập phối hợp giữa lực
lượng quân sự hai bên vào tháng 9/1981. Hai bên cũng đã cam kết tiến hành nghiên
cứu định kỳ về "sứ mệnh trên đại dương" của liên quân Mỹ - Nhật.
Tổng thống Reagan được coi là một trong những người thành công nhất trong
hoạt động đối ngoại so với nhiều người tiền nhiệm. Ông cũng là tổng thống có nhiều
thành công trong chiến lược đối ngoại, trong đó quan hệ với Nhật Bản, được củng

cố toàn diện. Chính phủ Nhật Bản vào năm 1985 chấp nhận tài trợ cho chương trình
nghiên cứu quốc phòng trung hạn 5 năm với tổng số tiền xấp xỉ 18,4

(1)

ngàn tỷ yên

và cam kết với Mỹ sẽ tăng ngân sách quốc phòng một cách ổn định hàng năm là một
thí dụ nổi bật về thành công của chính phủ Reagan trong quá trình thương lượng về
hợp tác quốc phòng với Nhật Bản. Ngoài ra, người ta cũng thấy quá trình chuyển
giao kỹ thuật quốc phòng được cả hai phía đặc biệt chú trọng, như phối hợp sản
xuất các loại vũ khí, nghiên cứu và sảu xuất máy bay chiến đấu. Và lần đầu tiên
trong lịch sử của quan hệ quốc phòng Mỹ - Nhật Bản, phía Nhật thỏa thuận sẽ tham
gia vào chương trình chịến tranh giữa các vì sao của Mỹ vào năm 1986. Đây là
chường trình phát triển vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ được gọi la chương trình phòng
thủ xa hoặc chiến tranh giữa các vì sao bị nhiều nước phản đối và gây ra sự lo lắng
cho nhiều chính giới ở cả Hoa Kỳ - Nhật và các nước xã hội chủ nghĩa vì đó là mở
đầu cho nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trung vào vũ trụ. Bằng những chương trình
hợp tác này, quan hệ quân sự Hoa Kỳ - Nhật Bản vào giữa những năm 80 đã được
nâng lên một tầm mới và ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của Nhật Ban trong
việc đóng góp vào chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ. Hay nói cách khác, vào thời
điểm đó Nhật Bản thực sự trở thành một NATO phương Đông đối với chiến lược
quân sự của Hoa Kỳ.


Chương 2: TÌNH HÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU Á – THÁI
BÌNH DƯƠNG THỜI HẬU CHIẾN TRANH LẠNH
2.1. Nhật Bản lo ngại về mối đe dọa của Bắc Triều Tiên và ý đồ thật của Mỹ
trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên.
2.1.l. Nhật Bản lo ngại về mối đe dọa của Bắc Triền Tiên.

Hơn 90.000 bộ binh, hải quân và không quân Nhật đã bỏ hai tuần đầu tháng 10
năm 1993 vào cuộc tập trận. Đến gần một phần ba các lực lượng vũ trang tham gia,
đó là cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi kết thức Chiến tranh thế giới II. Cục phòng vệ
Nhật Bản nói cuộc tập trận được tổ chức hầu hết trên đảo Hokkaiđo phía bắc là
thường lệ. Nhưng ngay phía bên kia biển Nhật Bản, không quân Bắc Triều Tiên
cũng cho những chiếc máy bay của họ cất cánh.
Tình hình căng thẳng đang tăng lên quanh biển Nhật Bản, Tôkyô lo lắng. Sách
trắng hàng năm của Cục phòng vệ, được xuất bản hồi tháng 7, đã nhấn mạnh đến
mối đe dọa của Bắc Triều Tiên và những mối lo ngại về an ninh khác với một giọng
điệu chưa thấy trước đây. Trong quá khứ, Cục này chủ yếu tập trung vào mối đe dọa
từ các lực lượng của Liên Xô cũ. Trong sách trắng này họ đã dành 3 trang để phần
tích về Bắc Triều Tiên.
Vụ thử tên lửa tầm trung mới Rodong-1 vào cuối tháng 5, của Bình Nhưỡng đã
gây sửng sốt trong Cục phòng vệ. Khó mà không nghĩ rằng Bắc Triều Tiên có thể
làm một cái gì đó khiêu khích hơn. Bốn tên lửa đã được phóng từ một căn cứ trên
bờ hiển, cách Bình Nhưỡng 370km về phía đông bắc. Mục tiêu là một cái phao được
thả neo ngoài khơi bán đảo NoTo của Nhật ở cách xa đó khoảng 500km. Thêm
500km nữa (tên lửa Rodong-1 có tầm xa 1000km) chúng có thể rơi xuống giữa nước
Nhật. Tên lửa Rodong-2, có thể sử dụng vào năm 1995, với tầm xa 1300km, có thể
khống chế toàn bộ nước này. Cả hai loại đều được cho là có khả năng mang đầu đạn
hạt nhân hay vũ khí vi trùng.
Nhật Bản, Mỹ và Nam Triều Tiên ngày càng lo ngại rằng Bắc Triều Tiên đang
quyết tâm có được các vũ khí hạt nhân. Tổng Thống Nam Triều Tiên Kim Yuong
Sam gần đây đã nói với một tờ báo Nhật Bản rằng ông tin là Bình Nhưỡng đã sản
xuất đủ Plutonium để chế tạo 3 quả bom nguyên tử. Đầu năm nay Bình Nhưỡng đã
dọa rút khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, sau đấy họ đã hoãn việc rút lui đó,


nhưng suốt cả năm họ đã từ chối không cho phép cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế thanh tra tổ hợp hạt nhân của họ ở Yongbyon.

Nếu Bắc Triều Tiên phát triển các vũ khí hạt nhân thì điều đó có thể dẫn đến
một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực. Cục trưởng mới của Cục phòng vệ Nhật Bản
, Nakanishi keisuke, gần đây đã nói với một ủy ban Nghị viện rằng miền Tây Nhật
Bản, về cơ bản không được phòng thủ chống một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên.
Cuối tháng 9, ông tán thành cùng Mỹ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa khu
vực. Đồng thời một nhà khoa học cũ của chính phủ Bấc Triều Tiên ở Nhật Bản
khẳng định ràng nước ông có đủ Plutonium tinh chế để chế tạo 20 quả bom.
Tuy nhiên, thủ tướng Hosokawa Morihiro đã luôn luôn là một người chủ
trương trung lập không vũ trang và một người bảo vệ hăng hái Hiên pháp hòa bình
cuủ nước này. Do vậy, không chắc ông sẽ thúc đẩy tăng cường vũ trang. Mặt khác,
Cục phòng vệ đang nằm trong tay của một cựu thành viên của đảng Dân chủ tự do.
Dưới sự cai trị lâu dài của Đảng này, Nhật Bản đã xây dựng một trong những lực
lượng vũ trang tinh nhuệ nhất, hùng mạnh nhất ở Châu Á và nó đi tiếp tục hiện đại
hóa.
Tuy nhiên, giáo sư Sakanaka Tomohisa, một chuyên gia về an ninh và cố vấn
cho chính phủ, cho rằng "rất không có khá năng" Bắc Tiều Tiên sẽ sử dụng các tên
lửa của họ chống Nam Triều Tiên hay Nhật. Chúng có thể đưa lại cho Bình Nhưỡng
tác dụng đòn bẩy trong thương lượng với Seoul. Nhưng đó sẽ là "tự sát" nếu sử
dụng chúng. Tổug thống Clinton đã thề rằng Mỹ sẽ trả đũa ồ ạt nếu Bắc Triều Tiên
phát triển và sử dụng các vũ khí hạt nhân.
Thậm chí một số người trong bộ tổng tham mưu Nhật cũng chất vấn liệu Bình
Nhưỡng có nhằm vào Nhật không. Tại một cuộc họp của các chuyên gia tình báo hồi
tháng 9, họ đã thảo luận vấn đề này và kết luận rằng sẽ phải mất một số năm nữa
trước khi Bắc Triều Tiên có thể triển khai một mối đe dọa có thể tin được. Điều đó
có thể đúng như vậy, vì có thể phải mất ít nhất là 10 năm để lắp đặt một hệ thống
chống tên lửa khu vực có hiệu quả.
Một sự kìm hãm đối với Bắc Triều Tiên là nền kinh tế đang trở nên xấu đi của
họ. Nhiều người Nhật đã ý thức được những điều kiện rất khó khăn ở Bắc Triều
Tiên thông qua những tin tức của các kiều dân Triều Tiên ở Nhật thường xuyên liên
lạc với họ hàng ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy tình trạng



thiếu thốn không ảnh hưởng tới các lực lượng vũ trang. Theo các nguồn tin Nhật,
lực lượng không quân Bắc Triều Tiên đã tiến hành 4800 phi vu trong năm nay,
nhiều hơn năm trước ba lần.
Bắc Triều Tiên không phải là mối đe dọa duy nhất được Nhật Bản công nhận.
Vụ nổ hạt nhân gần đây của Trung Quốc nhắc nhở đến sức mạnh của họ. Sách trắng
của Cục phòng vệ lưu ý rằng Bắc Kinh đang hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của
họ, nhất là lực lượng không quân và hải quân. Sách trắng cho biết "nhịp độ tuy từ
từ, nhưng nó đang hút sự chú ý của các nước láng giềng". Tuy nhiên, Nhật Bản thấy
yên lòng là Bắc Kinh đã ký hiệp ước không phổ biến hạt nhân và mở quan hệ ngoại
giao với Nam Triều Tiêu.
Xưa nay, Nhật Bản coi Nga là mối đe dọa lớn nhất của họ. Đó là lý do vì sao
phầm lớn các lực lượng lục quân củu Nhật được đóng ở Hokkaiđo. Nhật Bản đòi
chủ quyến 4 hòn đảo do Nga giữ ở quần đảo Kuril ngoài khơi đảo Hokkaido.
Các vị tướng Nhật cũng quan tâm tới việc các tàu chiến Nga gần đây đã tới
thăm Pusan và các tàu chiến Nam Triều Tiên đã có một chuyến đi thăm đáp lại đến
Vladivostok. NamTrỉều Tiên có thể đang bám vào Nga để duy trì sức ép với Bắc
Triều Tiên, nhưng Tôkyô hẳn không vui thích với việc hạm đội Vladivostok tìm
kiếm một bến đỗ mới.
Cũng như các nước Châu Á khác, Tôkyô cũng ngày càng lo ngại về sự bất ổn
định tăng lên trong các quốc gia thuộc Liêu Xô trước đây. Tuy nhiên không mối đe
dọa nào khác chứa đựng yếu tố không đoán trước được giống như mối đe dọa của
Bắc Triều Tiên. Điệu đó sẽ đặc biệt đúng nếu người con trai tính tình thất thường
của chủ lịch Kim Nhật Thành là Kim Yong II ấn tay lên nút bấm phóng hại nhân.
2.1.2. Ý đồ thật của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Tiều Tiên
Trong một bài được trích đăng trên "Hải ngoại tinh vân" TQ ngày 22/5/94, tờ
"United Morning News" ở Singapore viết:
Trước sức ép của Mỹ, Triều Tiên từng tuyên bố cự tuyệt rồi lại chấp nhận để
cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế đến kiểm tra hạt nhân ở đất nước này. Thực

chất tình hình ra sao?.
Rốt cuộc, Triều Tiên có vũ khí hạt nhân không?.


Một quan điểm tương đối phổ biến là hiện nay chưa có chứng cớ đầy đủ chứng
minh là Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân, nhưng không nghi ngờ gì nữa, Triều Tiên
đang nghiên cứu phát triển loại vu khí này.
Berkelium (BK) là một loại nguyên tố kim loại nhân tạo mang tính chất phóng
xạ, là nhiên liệu hạt nhân quan trọng. Theo các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc
tiết lộ, Triều Tiên hiện đã có 22kg BK. Quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống
Nagasaki Nhật Bản cuối thế chiến 2 chứa 7 đến 8kg BK. Từ đó tính ra Triều Tiên đã
có số nhiên liệu đủ để làm 3 trái bom hạt nhân.
Ninh Biên ở tây bắc Bình Nhưỡng vẫn là khu vực trọng điểm Cơ quan năng
lượng nguyên tử quốc tế đòi kiểm tra. Lò phản ứng nguyên tử số 1 đã được xây
dựng ở đây năm 1982, tiếp đó là lò số 2. Mọi dấu hiệu chứng tỏ lò số 3 và lò số 4
cũng đang được xây dựng.
Theo các nguồn tin tình báo, lò số 2 là kiểu làm lạnh bằng không khí, giảm
nhiệt nhanh, nhằm phát triển vũ khí hạt nhân và sản xuất BK. Đây chính là lò Cơ
quan năng lượng nguyên tử quốc tế kiên quyết đòi kiểm tra và phía Triều Tiên dứt
khoát bác bỏ.
Các chuyên gia quân sự Nhật Bản cho rằng từ sản xuất được BK đến khi chế
tạo được vũ khí hạt nhân cần ít nhất hai năm, trong đó then chốt nhất là chế tạo ngòi
nổ Triều Tiên đã tiến hành 70 lần thí nghiệm, bộ phận gây nổ đã đạt yêu cầu.
Phương tiện chuyên chở hạt nhân bao gồm hai loại, máy bay ném bom cỡ lớn
và tên lửa. Triều Tiên nay chỉ có máy bay chiến đấu Mic - 23 va máy bay ném bom
cỡ nhỏ. Bởi vậy, thời gian gần đây, Triều Tiên tập trung sức nghiên cứu chế tạo tên
lửa "Lao Động 1". Theo tin từ Hàn Quốc, tên lửa "Lao Động 1" vừa chế tạo thành
công có tầm bắn 500 Km, nếu cải tiến thêm, có thể tới 1000 Km. Các hòn đảo của
Nhật Bản nằm trong tầm bắn này.
Nhưng cũng có nhiều chuyên gia cho rằng kỹ thuật hạt nhân của Triều Tiên chỉ

bằng trình độ của Liên Xô đầu thập kỷ 50, kém rất xa nước Mỹ. Xét từ so sánh lực
lượng, nếu nổ ra cuộc đối đầu hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tên lửa của Triều
Tiên chưa kịp rời bệ phóng, Bình Nhưỡng đã biến thành biển lửa. Bởi vậy, nhấn
mạnh mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên thật ra là đánh giá quá cao Bình Nhưỡng.
Chơi con bài vũ khí hạt nhân


Động cơ lớn nhất của Triều Tiên trong việc phát triển vũ khí hạt nhân là "chơi
con bài hạt nhân" với các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu, lợi dụng vũ khí hạt
nhân buộc Mỹ ngồi vào bàn thương lượng, tiến lới bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Từ cuộc chiến tranh đầu tiêu Triều Tiên đầu thập kỷ 50 đến nay, Mỹ vẫn không đếm
xỉa đến sự tồn tại của Triều Tiên, thực hiện chính sách "ba không" (không công
nhận, không thương lượng, không tiếp xúc) với Bình Nhưỡng. Chính sách đó ảnh
hưởng đến thái độ của Nhật Bản và các nước công nghiệp khác đối với Cộng Hòa
Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên.
Cuối năm 1991, đã nổi lên vấn đề vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên. Tháng 1/1992,
Mỹ tổ chức hội đàm cấp cao đầu tiên với Triều Tiên ở New York, với điều kiện "chỉ
thương lượng một lần". Sau hội đàm, phía Bình Nhưỡng nêu rõ đây là vấn đề quan
trọng, yêu cầu tiến hành nhiều cuộc hội đàm. Wasinhtơn đã nhượng bộ, để làm cho
Bình Nhưỡng sớm tiếp nhận sự kiểm tra của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế,
và quay lại với Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT). Cũng có nghĩa là từ khi
ấy, Triều Tiên đã lấy được ở Mỹ "con bài ngoại giao" là vũ khí hạt nhân. Thành quả
của con bài này là các quan chức cấp cao Mỹ và Triều Tiên đã tiếp xúc với nhau hai
lần vào tháng 6 và tháng 7/1993. Đồng thời Mỹ buộc từ bỏ cuộc tập trận liên hợp
mùa xuân với Hàn Quốc. Bởi vậy, có lý do để tin rằng Triều Tiên tiếp tục chơi con
bài đó.
Mỹ, Nhật, Nga, Hàn Quốc đều chơi “con bài Bình Những”
Chỉ nói Triều Tiên chơi "con bài hạt nhân" là không công bằng. Trong cuộc
khủng hỏang ở bán đảo Triều Tiên, chẳng phải chính Mỹ, Nhật, Nga, Hàn Quốc đều
vì lợi ích và mục đích riêng mà chơi "con bài Bình Nhưỡng" đó sao?

Hàn Quốc phải hiểu thực lực quân sự của Triều Tiên hơn bất cứ nước nào. Ly
Mu Rac năm 1972 là Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Hàn Quốc (KC1A). Ống
từng đến Triều Tiên, và nay là người có quyền uy nhất trong "vấn đề miền Bắc".
Gần đây ông nêu rõ "mối đe dọa thực sự đối với Hàn Quốc là lực lượng thông
thường của Triều Tiên (chứ không phải là vũ khí hạt nhân), nhất là 70% binh lực
cùng số lượng đáng kể xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, tàu ngầm bố trí ở tuyến Bình
Nhưỡng - Nguyên Sơn luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, cộng thêm
trong hàng trăm hầm ngầm gần giới tuyến ngừng bắn đã dự trữ 4,5 triệu thùng dầu,
hàng triệu tấn đạn dược khiến Hàn Quốc như ngồi trên đống lửa. Vì vậy, Seoul đã


nhiều lần yêu cầu Mỹ tăng cường bảo hộ về quân sự. Sau khi Clinton vào nhà trắng,
đã có tin ông định rút quân khỏi Hàn Quốc, khiến Seoul hết sức lo ngại. Nay mượn
cớ cuộc khủng hoảng vũ khí hạt nhân ở miền Bắc, Seoul có thể giữ lại một cách
danh chính ngôn thuận, mà còn có thêm lực lượng quân sự mới lừ Wasinhton đến.
Về mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, Nhật Bản còn la to hơn Hàn Quốc, nhất
là khi có tin quần đảo Nhật Bản nằm trong tầm bắn của tên lửa "Lao Động 1” Tôkyô
càng tỏ ra đặc biệt quan tâm tiến vấn đề này. Các quan chức Cục phòng vệ nói Nhật
Bản sẽ là mục tiêu tiến công thứ hai của Triều Tiên.
"Đề cương kế hoạch phòng thủ'' vạch ra cách đây 18 năm là vấn đề còn tranh
cãi ở Nhật Bản. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, có người đề nghị sửa đổi bản đề
cương trên, dưới tiền đề giảm chi phí phòng thủ, song một số người khác kiên quyết
phản đối, với lý do Nhật cần tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Nay mỗi khi nổi lên cuộc tranh luận trên, ngoài việc nhắc lại luận điệu cũ, chắc
chắn những người phản đối còn nhấn mạnh "mối đe dọa hạt nhân" của Triều Tiên.
Điều hài hước hơn là trong khi thủ tướng Hosokawa triển khai một loạt hoạt
động ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên thì ngày
5/4/1994, Nhạt Bản cho vận hành lò phản ứng nguyên tử cao tốc có thể sản suất ra
BK ở tỉnh Pukui. Lò phản ứng này mang tên "Văn Thù "vị bồ tát tượng trưng cho trí
tuệ trong đạo phật. Khi cả thế giới đều chú ý đến" Lò số 2" ở Ninh Biên (Triều

Tiên), Nhật Bản lặng lẽ cho vận hành lò "Văn Thù" có kỹ thuật tiên tiến hơn Triều
Tiên đến 30 năm, quả là một việc làm giàu "trí tuệ".
Trung Quốc nhiều lần nêu rõ cần giải quyết tranh chấp hạt nhân ở Triều Tiên
qua đối thoại và mong Mỹ ngồi vào bàn thương lượng. Nga về cơ bản có chủ trương
giống như Trung Quốc, mong muốn giải quyết cuộc tranh chấp quốc tế này qua
thương lượng, và cho rằng còn quá sớm để có bất cứ hành động trừng phạt nào
chống lại Triều Tiên, Khi sang thăm Bắc Kinh, tổng thống Hàn Quốc Kim Young
Sam kiến nghị Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga cùng hợp tác giải quyết cuộc tranh
chấp này. Trên thực tế, đằng sau việc Nga thừa nhận việc kiểm tra hạt nhân đã trể
thành "vấn đề lớn của cộng đồng quốc tế", là 200 chuyên gia hạt nhân và tên lửa
Nga đã được cử sang giúp đỡ Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Khi đưa ra kiến
nghị ở Bắc Kinh, thật ra Tổng Thống Kim Young Sam nói một đằng, nghĩ một nẻo.


Nhưng Nga lại nhấp nhổm muôn thực hiện ngay. Dề nghị của Kim Young Sam
chính là cơ hội hiếm có để Nga nhúng tay vào công việc ờ Châu Á .
ý đồ thực sự của M ỹ : Rốt cuộc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân
không? Mỹ đã sớm tìm ra câu trả lời qua những tấm ảnh do vệ tinh quân sự Mỹ
chụp được, hiện nằm trong hồ sơ của Lầu Năm Góc và cục tình báo trung ương Mỹ.
Trong cuộc mật đàm với Ngoại trưởng Nhật Ma la và Chủ tịch Đảng Tân Sinh
Kozawa ngày 20/01 năm nay tại Tôkyô, Cục trưởng Cục tình báo Trung ương Mỹ
James đã thông báo cho phía Nhật những tin tức mà Mỹ nắm được quanh vấn đề
này. Mỹ khăng khăng đòi Triều Tiên để cư quan năng lượng nguyên tử kiểm tra
toàn điện các thiết bị hạt nhân của Triều Tiên chỉ là hành động ra oai, ý đồ thật sự
cứa Mỹ là cánh cáo Ân Độ và các nước đang phát triển khác đang nghiên cứu chế
tạt) vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra, mấy năm gần đây thường xảy ra va chạm kinh tế giữa Mỹ và Hàn
Quốc; năm 1993, Mỹ yêu cầu Seoul mỏ cửa thị trường nôịìg sạn đã dấy lên làn sóng
chống Mỹ ở xứ này, khiến Mỹ thất vọng. Ngày nay, Wasinhtơn đang lợi dụng
nhữnỉĩ he' tắc trong việc kiểm tra hạt nhân ở Triều Tiên và tâm lý nôn nóng cầu viện

của Tổng Thống Kìm Young Sam để đè bẹp "thái độ Sôvanh" của Seoụỉ.
Xem ra, trong canh bạc kiểm tra hại nhân ở Triều Tiên, các quốc gia và các
ben hữu quan đều có con bài và những tính toán riêng, vậy thì không nghi ngờ gì
nữa, ván bài này còn tiếp tục.

2.2. Sự có mặt về quân sự của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương và vấn đề an
ninh ở Đông Bắc Á.
2.2.1. Những thay đổi trong chiến lược an ninh quân sự của Mỹ ở Châu Á – Thái
Bình Dương sau chiến tranh lạnh.
a. Tình hình an ninh mới đặt ra cho Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình an ninh ở châu Á - Thái Bình
Dương, đã thay đổi to lớn, một cục diện mới xuất hiện trong tình thế an ninh quân
sự. Quan hệ giữa Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, ASEAN bắt đầu được điều chỉnh
toàn diện, định vị lại, các bên đều tránh hình thành liên ninh chính trị, quan sự rõ
rệt với một bên khác để chống lại nước thứ ba.
Mỹ cho rằng một loạt thách thức đối với lợi ích an ninh của Mỹ vẫn tồn tại. hai
vấn đề lớn hoặc hai mối đe dọa lớn mà Wasinhtơn quan tâm nhất là các vụ rối ren


mang tính chất khu vực và chạy đua - phổ hiến hạt nhân. Họ cho rằng mối đe dọa
chạy đua phổ biến hạt nhân đang tồn tại ở Nam Á và bán đảo Triều Tiên, họ cũng lo
ngại Trung Quốc và Nga xuất khẩu vũ khí ồ ạt.
Các nước ASEAN nói chung chú trọng tăng cường phòng thủ độc lập. Mỹ từng
vạch ra kế hoạch "Khuôn khổ chiến lược khu vực châu Á - Thái Bình Dương", quyết
định sau năm 1990 giảm lực lượng quân đội ở khu vực này trong ba giai đoạn. Cuối
năm 1992, Mỹ đã rút khỏi căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic, và
như vậy, bố trí lực lượng quân sự Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu có thay
đổi to lớn.
Rút bài học của Kuwait trong chiến tranh vùng Vịnh, và do lo ngại về "khoảng
trống sức mạnh", các nước ASEAN nói chung cảm thấy sau khi chiến tranh lạnh kết

thúc, sự đảm bảo an ninh của Mỹ không còn đáng tin cậy như xưa nữa. Họ cho rằng
ngoài việc thúc đẩy các nước lớn giữ cân bằng lực lượng trong khu vực, chỉ có ra
sức phát triển khá năng phòng thủ của mình, mới đảm bảo có hiệu quả chủ trương
điều chỉnh chiến lược an ninh, dựa vào độc lập tự chủ nhiều hơn.
b. Chiến lược an ninh quân sự mới của Mỹ.
Để thích ứng những thay đổi của tình hình châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đã
chớp lấy thời cơ, điều chỉnh chiến lược an ninh quân sự, với nội dung khái quát là:
Lấy hiệp ước liên minh quân sự song phương làm cơ sở, bổ sung bằng đối thoại an
ninh đa phương, lấy thực lực quân sự hùng mạnh làm hậu thuẫn, lấy giữ gìn ổn định
khu vực làm mục liêu chủ yếu, cố gắng duy trì sự có mặt về quân sự ở châu Á-Thái
Bình Dương, tạo "đảm bao an ninh" để Mỹ giành những lợi ích kinh tế và thúc đẩy
"dân chủ hóa" trong khu vực.
Về các chính sách và biện pháp quân sự cụ thể, Mỹ đã dùng nhiều phương thức
nhằm tăng cường sự có mặt về quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, để bù đắp lại
việc Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự ở Philippin, bao gồm:
Khẳng định việc Mỹ gánh vác sự có mặt về quân sự và nghĩa vụ an ninh ở châu
Á-Thái Bình Dương.
Tăng cường quan hệ an ninh truyền thống với các nước và khu vực ở châu Á Thái Bình Dương, như bán vũ khí tiên tiến cho những nước này, giúp họ hiện đại
hóa vũ khí, tổ chức tập trận chung, đào tạo nhân viên quân sự. Tờ Wall Street
Journal ngày 28/01/1994 đưa tin sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã thay đổi cách làm


trước đây, đẩy mạnh bán vũ khí sang Malaysia, Indonesia, Philippin, Xingapore,
Thái Lan,
Quyết định cùng Nhật Bản xây dựng hệ thống phòng ngự tên lửa khu vực.
Sau khi Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự ở Philippin, vai trò của các căn cứ
Guam và Diego-Garcia ngày càng quan trọng, hơn nữa, Mỹ còn tăng cường quan hệ
quân sự với Australia, tận dụng các công trình quân sự vốn có ở Singapore.
Vạch chiến lược quân sự mới "đồng thời đánh thắng trong hai cuộc chiến
tranh", bao gồm khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh khu vực: ở bán đảo Triều

Tiên, song song tiến hành một cuộc chiến tranh ở khu vực khác.
c. Những đặc điểm mới trong chiến lược an ninh quân sự của mỹ.
Khái niệm an ninh thay đổi. Thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ chủ yếu nhấn mạnh
đến an ninh quân sự, nay Mỹ nhấn mạnh đến an ninh kinh tế, đồng thời cũng chú
trọng an ninh quân sự và đảm bảo an ninh dân chủ chính trị. Bởi, Mỹ không vì chiến
tranh lạnh chấm dứt mà từ bỏ sự có mặt về quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ngược lại, trong khi nhấn mạnh lợi ích kinh tế, Mỹ hết sức chú trọng lợi ích an ninh
của bản thân trên các mặt chính trị, quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. Wasinhtơn
muốn thông qua quan hệ quân sự truyền thống và ảnh hưởng của mình ở khu vực
này để tăng cường thực lực cạnh tranh tổng hợp, giữ vững vị trí chủ đạo của Mỹ ở
châu Á-Thái Bình Dương.
Từ mục tiêu đơn nhất chuyển sang giữ gìn sự "ổn định" của các khu vực. Mục
tiêu của Mỹ trong việc duy trì sự có mặt về quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương
không chí nhằm đối phó mối đe dọa quân sự của một nước nào đó (trước đây là Liên
Xô), mà cần gìn giữ sự "ổn định" của toàn khu vực, Mỹ sẽ không rút khỏi châu ÁThái Bình Dương về quân sự, và sẽ tiếp tục gánh vác "nghĩa vụ" an ninh với đông
đảo các nước châu Á.
Tương đối chú ý hơn tới vị trí toàn cầu của châu Á-Thái Bình Dương để thoát
khỏi những khó khăn về kinh tế, Mỹ đã giảm chi phí quân sự và quân đội, nhưng
chủ yếu là giảm quân Mỹ ở châu Âu, mức độ giảm quân ở châu Á thấp hơn ở châu
Âu. So sánh với lực lượng Mỹ ở châu Âu, sự có mặt về quân sự của Mỹ ở châu
Á:ngày càng trở nên nổi bật.
Từ thuần túy nhấn mạnh "song phương" sang nhấn mạnh cả đa phương và song
phương. Suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, thậm chí đến nhiệm kỳ của Bush, chủ trương


nhất quán trong cơ cấu an ninh của Mỹ ở châu Á -Thái Bình Dương là: an ninh ở
khu vực này chỉ có thể dựa trên cơ sở liên minh song phương do Mỹ làm trung tâm.
Còn ngày nay, trong khi duy trì bố trí quân sự song phương ở châu Á -Thái Bình
Dương, Mỹ sẽ bổ sung thêm bằng việc phát triển các cuộc phối hợp và hiệp thương
đa phương, ủng hộ việc thiết lập cơ chế đối thoại an ninh đa phương trong khu vực.

Nội dung kiểm soát quân bị thay đổi. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ chủ
yếu cùng Liên Xô thương lượng giảm vũ khí hạt nhân chiến lược. Ngày nay, trong
khi tiếp lục cùng Liên Bang Nga thực thi hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến
lược, Mỹ lại nỗ lựo tìm cách ngăn chặn việc chuyển giao cho đông đảo các nước
đang phát triển những vu khí sát thương hàng loạt, thậm chí coi đó là “trung tâm
chính sách an ninh của Mỹ” sau Chiến tranh lạnh.
2.2.2. Những Nhân tố tác động đến sự có mặt về quân sự của Mỹ ở châu Á – Thái
Bình Dương.
a. Những điều kiện có lợi.
Sau chiến tranh lạnh, ý thức chiến lược độc lập tự chủ của các quốc gia Đông
Nam Á đang mạnh lên, nhưng họ không muốn Mỹ co lại quá nhiềi ở châu Á-Thái
Bình Dương. Họvẫn muốn túm chặt lấy Mỹ, mượn sức mạnh của Mỹ để giữ cân
bằng lực lượng giữa các nước lớn trong khu vực, đồng thời, thông qua phát triển
hợp tác quân sự với Mỹ để tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Do tình hình
trên, Mỹ vẫn được sự ủng hộ nhất định của những nước này trong vấn đề an ninh
quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.
Sau khi Mỹ rút quân khỏi Philippin, quan hệ quân sự giữa Mỹ và các nước này
vẫn tồn tại. Mỹ đã lần lượt ký với Malaysia và Indonesia hiệp định sửa chữa tàu cho
hải quân Mỹ, Singapore trể thành hình mẫu duy trì sự có mặt về quân sự của Mỹ ở
Đông Nam Á, chính phủ Singapore đã hăng hái góp tiền để thực hiện mục đích này.
Điều này tương phản rõ rệt với sự giảm sứt mạnh mẽ lực lượng của Nga trong khu
vực.
Việt Nam trông đợi Mỹ trở lại Đông Nam Á. Phía Việt Nam cho rằng Mỹ duy
trì sự có mặt đa dạng ở châu Á -Thái Bình Dương là nhân tố giữ cho quan hệ giữa
các nước lớn ở khu vực này ổn định, và việc Mỹ phát huy vai trò quan trọng ở Đông
Dương còn có thể tạo thuận lợi để Nhật Bản đầu tư và hợp tác với Việt Nam.


×