Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng của phương pháp SGA-MIS, sinh hóa tổng hợp ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu định kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.59 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

ĐIỂM CẮT CHẨN ĐOÁN SUY DINH DƯỠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
SGA-MIS, SINH HÓA TỔNG HỢP Ở BỆNH NHÂN
SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU ĐỊNH KỲ
Đoàn Thị Hòa**, Tạ Thị Tuyết Mai*, Nghiệm Nguyệt Thu***

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng của các phương pháp SGA-MIS, sinh hóa tổng hợp
albumin, sinh hóa tổng hợp prealbumin dựa vào kết cục là hội chứng suy mòn, tình trạng nhập viện vì bệnh cơ
hội và tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu định kỳ.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phép phân tích đường cong ROC ước lượng điểm cắt chẩn đoán suy
dinh dưỡng của phương pháp SGA-MIS, sinh hóa tổng hợp albumin, sinh hóa tổng hợp prealbumin với kết cục
điều trị là hội chứng gầy mòn và tình trạng nhập viện. Điểm cắt được chấp nhận khi giá trị dưới đường cong
(AUC) ≥ 0,6.
Kết quả: Có 126 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Có 15% bệnh nhân có tình trạng suy mòn và 11,9 % bệnh
nhân có nhập viện. Phương pháp SGA-MIS, theo kết cục “suy mòn” có điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng là 8,5
với p=0,000 và AUC= 0,95. Phương pháp sinh hóa tổng hợp albumin, theo kết cục “suy mòn” có điểm cắt chẩn
đoán là 3,5 với p=0,002 và AUC= 0,73; theo kết cục “nhập viện” có điểm cắt chẩn đoán là 3,5 với p=0,002 và
AUC = 0,75. Phương pháp sinh hóa tổng hợp prealbumin, theo kết cục “suy mòn” có điểm cắt chẩn đoán là 5,5 có
p=0,008 và AUC = 0,69; theo kết cục “nhập viện” với điểm cắt chẩn đoán là 5,5 có p=0,009 và AUC = 0,71.
Kết luận: Điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lọc máu của phương pháp SGA-MIS là 9 điểm,
sinh hóa tổng hợp albumin là 4 điểm và sinh hóa tổng hợp prealbumin là 6 điểm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo
phương pháp SGA-MIS là 27%, sinh hóa tổng hợp albumin là 29,4%, sinh hóa tổng hợp prealbumin là 23,8%.
Từ khóa: Suy dinh dưỡng, lọc máu định kỳ, phương pháp đánh giá dinh dưỡng bằng sinh hóa tổng hợp, suy
mòn, nhập viện vì bệnh cơ hội, kết quả điều trị

ABSTRACT
CUT OFF POINTS FOR MALNOURISHMENT ASSESSMENTS FROM SGA-MIS


AND BIOCHEMICAL SYNTHESIS METHODS IN PATIENTS WITH HEMODIALYSIS
Doan Thi Hoa **, Ta Thi Tuyet Mai *
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 230 - 236
Objectives: To specify cut off points for malnutrition diagnosis from SGA-MIS method and biochemical
synthesis methods in patients with hemodialysis.
Methods: Using ROC curve analysis to estimate the cut off points for diagnostic malnourishments from
three malnutrition assessment methods: SGA-MIS, Albumin Biochemical Synthetic and Prealbumin Biochemical
Synthetic. The standard variables for figuring out the cut off points are the treatment outcomes that include
cachexia syndrome and hospitalization. Cut off point is acceptable when the AUC value is at least equal to or
greater than 0.6.
Results: Patients with Cachexia were at 15%; and patients with hospitalization were at 11.9 %. For SGAMIS method with “Cachexia" outcome, the diagnostic cut off point was 8.5 with p = 0,000 and AUC = 0.95. For
* Bệnh viện Nhân Dân Gia Định ,** Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đồng Nai, *** Viện Dinh dưỡng
Tác giả liên lạc: BS. Đoàn Thị Hòa
ĐT: 0972981198
Email:

230

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Albumin Biochemical Synthesis method with “Cachexia” outcome and “Hospitalization” outcome, the diagnostic
cut off points were 3.5 with p = 0.002 and AUC = 0.73 and 3.5 with p = 0.002 and AUC = 0.75 respectively.
Lastly, for Prealbumin Biochemical Synthesis method with “Cachexia” outcome and “Hospitalization” outcome,
the diagnostic cut off points were 5.5 with p = 0.008 and AUC = 0.69 and 5.5 with p = 0.009 and AUC = 0.71
respectively.

Conclusion: Three methods of malnourishment assessments give diagnostic cut off points that are in
correlations statistically significant with 1 or 2 treatment outcomes. As a result, these values can be applied in
clinical practices to assess the nutritional status of patients with hemodialysis.
Keywords: cut off points, nutrition assessment, malnutrition, hemodialysis, SGA-MIS, Biochemical
Synthetic method, treatment outcomes, Cachexia, Hospitalization.
cứu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc
ĐẶT VẤN ĐỀ
máu định kỳ.
Mặc dù y học có nhiều tiến bộ trong điều trị
Mục tiêu nghiên cứu
nhưng tỉ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn
cuối vẫn không giảm, thậm chí còn có xu hướng
Xác định điểm cắt chẩn đoán suy dinh
(16)
tăng . Phương pháp điều trị bắt buộc đối với
dưỡng của các phương pháp SGA-MIS, sinh hóa
bệnh thận mạn giai đoạn cuối là thay thế thận
tổng hợp albumin, sinh hóa tổng hợp
trong đó lọc máu là phương pháp điều trị được
prealbumin dựa vào kết cục điều trị là hội chứng
sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam và một số nước
suy mòn, tình trạng nhập viện vì bệnh cơ hội
trên thế giới.Tỷ lệ tử vong ở bệnh lọc máu định
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lọc máu
kỳ rất cao(2). Suy dinh dưỡng là vấn đề thường
định kỳ bằng các phương pháp trên
gặp ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
đang lọc máu định kỳ(12,5,9). Suy dinh dưỡng làm
tăng nguy cơ mắc bệnh, tử vong ở những bệnh

Thiết kế nghiên cứu
nhân này(1). Một số nghiên cứu cho thấy can
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
thiệp dinh dưỡng có thể làm giảm thời gian nằm
Đối tượng nghiên cứu
viện, chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong(11). Để can
Tiêu chuẩn chọn bệnh
thiệp dinh dưỡng đúng và hiệu quả việc đánh
giá tình trạng dinh dưỡng là rất quan trọng.
Phương pháp SGA là phương pháp được nghiên
cứu nhiều nhất ở bệnh nhân suy thận mạn lọc
máu định kỳ và là phương pháp được KDOQI
khuyên dùng(10). Tuy nhiên việc đánh giá theo
SGA đòi hỏi nhân lực, kỹ năng và thời gian thực
hiện. Các phương pháp sinh hóa để đánh giá suy
dinh dưỡng không tốn nhiều thời gian, dễ dàng
thực hiện với cả nhân viên không có kỹ năng về
dinh dưỡng, gồm các xét nghiệm cơ bản, được
thực hiện thường qui ở hầu hết bệnh nhân lọc
máu định kỳ(7,4). Phương pháp sinh hóa tổng hợp
albumin, prealbumin đánh giá dinh dưỡng đã
được nghiên cứu ở bệnh nhân xơ gan, bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính nhưng chưa được nghiên

Đồng ý tham gia nghiên cứu,quốc tịch Việt
Nam, lớn hơn hoặc bằng 18 tuổi, lọc máu 3 lần
mỗi tuần, thời gian lọc máu định kỳ ≥ 3 tháng.

Tiêu chuẩn loại trừ
Không đồng ý tham gia nghiên cứu, đang có

các bệnh cấp tính như: Viêm phổi, nhồi máu cơ
tim, nhiễm trùng huyết, tai biến mạch máu não,
xơ gan.

Biến số nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu được đánh giá dinh dưỡng bằng 3
phương pháp: phương pháp SGA-MIS,
phương pháp sinh hóa tổng hợp albumin,
phương pháp sinh hóa tổng hợp prealbumin.
Điểm cắt chẩn đoán của các phương pháp

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

231


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

được xác định bằng cách vẽ đường cong ROC
dựa vào kết cục bao gồm: hội chứng suy mòn
và tình trạng nhập viện vì bệnh cơ hội.

Phương pháp đánh giá dinh dưỡng
Phương pháp SGA-MIS
SGA-MIS (phụ lục 1) gồm 10 phần đánh giá.
Điểm của mỗi phần từ 0 (bình thường) tới 3
điểm (suy dinh dưỡng nặng). Tổng điểm của 10

phần từ 0 tới 30 điểm(15).
Phương pháp sinh hóa tổng hợp albumin (phụ lục
2A)
Phương pháp sinh hóa tổng hợp albumin
gồm 3 chỉ số sinh hóa: albumin, cholesterol
huyết thanh, số lượng tế bào lympho. Mỗi chỉ số
sinh hóa được cho điểm tương ứng với 4 mức
độ. Sau khi tính được tổng điểm sẽ xác định
điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng thích hợp
của phương pháp sinh hóa tổng hợp albumin.
Phương pháp sinh hóa tổng hợp prealbumin điều
chỉnh (phụ lục 2B)
Phương pháp sinh hóa tổng hợp prealbumin gồm 3 chỉ số sinh hóa: pre-albumin,
cholesterol huyết thanh, số lượng tế bào lympho.
Mỗi chỉ số sinh hóa được cho điểm tương ứng
với 4 mức độ. Bệnh nhân suy thận giai đoạn
cuối, nồng độ prealbuumin tăng hơn bình
thường, với khuyến cáo của KDOQI thì điểm cắt
để chẩn đoán suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy
thận giai đoạn cuối là < 30mg/dl nên chúng tôi
đã điều chỉnh giá trị chẩn đoán của prealbumin
cho phù hợp.

mỏi: được xác định như yếu vế tinh thần và
thể chất, giảm khả năng hoạt động(15), chán ăn:
Mức ăn < 70% bình thường(2), giảm khối cơ:
MAMC < 10th percentile(3), sinh hóa bất thường
(CRP > 5mg/dL, hemoglobin <12 g/dL,
albumin < 3,2 g/dL).


Xử lý số liệu
Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS 20.Vẽ đường cong ROC xác định điểm cắt
chẩn đoán dựa vào điểm có chỉ số Youden (độ
nhạy+độ đặc hiệu-1) cao nhất.Xử lý số liệu
những điểm lân cận điểm có chỉ số Youden cao
nhất để chọn điểm cắt với độ nhạy và độ đặc
hiệu thích hợp. Mức ý nghĩa thống kê khi p <
0,05; độ tin cậy 95%.

KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 126 bệnh nhân 66 nam
chiếm tỷ lệ 52,4% và 60 nữ chiếm tỷ lệ 47,6 %. Độ
tuổi trung bình là 52, 21 ± 15,41 tuổi (22-88 tuổi).

Xác định điểm cắt chẩn đoán của các
phương pháp dựa vào kết cục
Trong 126 bệnh nhân của mẫu nghiên cứu có
19 bệnh nhân có hội chứng suy mòn (15%), có 15
bệnh nhân đã phải nhập viện trong năm qua vì
bệnh cơ hội (11,9%).

Điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng của
phương pháp SGA-MIS

Kết cục điều trị
Tình trạng nhập viện trong năm vì bệnh cơ hội
Viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa, sốt siêu vi.
Tình trạng suy mòn(6)

Sụt cân (không phù) > 5% trong vòng 12
tháng hoặc ít hơn, nếu không xác định được
cân nặng trước đó thì thay thế bằng BMI < 20
kg/m2. Kết hợp 3 trong 5 tiêu chuẩn(12): Giảm
sức cơ: đánh giá bằng Handgrip strength theo
giới nam và nữ, tương ứng với BMI(7), Mệt

232

Biểu đồ 1: Điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng
của phương pháp SGA-MIS theo kết cục “suy
mòn”
AUC ( Area Under the Curve): Diện tích dưới đường
cong ROC.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Với kết cục điều trị là “hội chứng suy mòn”,
điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng của phương
pháp SGA-MIS là 8,5 có độ nhạy 84,2%; độ đặc

Nghiên cứu Y học

hiệu 83,2% (bảng 1) và có chỉ số Youden cao nhất
là 0,674 (biểu đồ 1).

Điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng của phương pháp sinh hóa tổng hợp albumin


Biểu đồ 2: Điểm cắt chẩn đoán của phương pháp sinh hóa tổng hợp albumin theo kết cục
2A: “Suy mòn” 2B: “tình trạng nhập viện”.

Với kết cục điều trị là “hội chứng suy mòn”
và “tình trạng nhập viện” điểm cắt chẩn đoán
suy dinh dưỡng của phương pháp sinh hóa tổng
hợp albumin đều là 3,5 điểm, với p=0,002 và
AUC= 0,73 theo kết cục “suy mòn”;” và p=0,002
và AUC = 0,75 theo kết cục“nhập viện” (bảng 1),
với Youden lớn nhất là 0,33 theo kết cục “suy
mòn” (biểu 2A) và 0,35 theo kết cục“nhập viện”

(biểu 2B). Chẩn đoán suy dinh dưỡng bằng
phương pháp sinh hóa tổng hợp albumin có độ
nhạy tương đối thấp 57,9% theo kết cục “suy
mòn” và 60% theo kết cục “nhập viện” (bảng 1)
và độ đặc hiệu tương đối cao 80,4% theo kết cục
“suy mòn” và 79,3% theo kết cục “nhập viện”
(bảng 1).

Điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng của phương pháp sinh hóa tổng hợp pre-albumin

Biểu đồ 3:Điểm cắt chẩn đoán của phương pháp sinh hóa tổng hợp pre-albumin theo kết cục
3A: “Suy mòn” 3B: “tình trạng nhập viện”

Với kết cục điều trị là “hội chứng suy mòn”
và “tình trạng nhập viện” điểm cắt chẩn đoán
suy dinh dưỡng của phương pháp sinh hóa tổng

hợp pre-albumin đều là 5,5 điểm, với p=0,008 và

AUC= 0,69 theo kết cục “suy mòn”;” và p=0,009
và AUC = 0,71 theo kết cục“nhập viện” (bảng 1),
với Youden lớn nhất là 0,278 theo kết cục “suy

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

233


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

mòn” (biểu 3A) và 0,259 theo kết cục“nhập viện”
(biểu 3B). Chẩn đoán suy dinh dưỡng bằng
phương pháp sinh hóa tổng hợp albumin có độ
nhạy tương đối thấp 47,4% theo kết cục “suy

mòn” và 46.7% theo kết cục “nhập viện” (bảng 1)
và độ đặc hiệu tương đối cao 75,7% theo kết cục
“suy mòn” và 74,8% theo kết cục “nhập viện”
(bảng 1).

Bảng 1. Điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng của các phương pháp
Hội chứng suy
mòn
Tình trạng
nhập viện

Phương pháp

SGA-MIS
Sinh hóa tổng hợp albumin
Sinh hóa tổng hợp prealbumin
SGA-MIS
Sinh hóa tổng hợp albumin
Sinh hóa tổng hợp prealbumin

Điểm cắt
8,5
3,5
5,5
6,5
3,5
5,5

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lọc máu
Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo phương pháp
SGA-MIS là 27%, theo phương pháp sinh hóa
tổng hợp albumin là 29,4%, theo phương pháp
sinh hóa tổng hợp prealbumin là 23,8%.

BÀN LUẬN
Cả ba phương pháp SGA-MIS, sinh hóa tổng
hợp albumin, sinh hóa tổng hợp prealbumin đều
có thể dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở
bệnh nhân lọc máu vì đều có diện tích dưới
đường cong lớn hơn 0,6.
Với kết cục là hội chứng suy mòn phương
pháp SGA-MIS có điểm cắt chẩn đoán là 9 điểm,
độ nhạy 84,2%, độ đặc hiệu 83,2%. Điểm cắt của

chúng tôi cũng gần với điểm cắt trong nghiên
cứu của Pisetkul C và cộng sự ở Thái Lan năm
2010, dựa vào kết cục tử vong trong một năm
theo dõi (4/100 bệnh nhân) có điểm cắt là 7,5
điểm với độ nhạy là 75% và độ đặc hiệu là
88%(14).Điểm cắt của chúng tôi cao hơn trong
nghiên cứu của Ho LC cũng ở Thái Lan năm
2008: theo dõi 257 bệnh nhân trong vòng một
năm cho thấy điểm cắt lớn hơn 4-5 có tăng nguy
cơ tử vong có ý nghĩa(8). Có thể sự khác nhau này
là do các nghiên cứu này dựa vào kết cục tử
vong và cỡ mẫu lớn hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dựa vào kết
cục điều trị là hội chứng suy mòn và tình trạng
nhập viện, phương pháp sinh hóa tổng hợp
albumin đều có điểm cắt chẩn đoán là 4 điểm với
độ nhạy khoảng 60%, độ đặc hiệu khoảng 75%.
Phương pháp sinh hóa tổng hợp prealbumin có

234

AUC* (TB±SE)
0,951 ± 0,031
0,726 ± 0,062
0,692 ± 0,064
0,644 ± 0,070
0,745 ± 0,066
0,709 ± 0,072

p

0,000
0,002
0,008
0,071
0,002
0,009

Độ nhạy
84,2%
57,9%
47,4%
60%
60%
46,7%

Độ đặc hiệu
83,2%
75,7%
80,4%
63,1%
74,8%
79,3%

điểm cắt là 6 điểm với độ nhạy khoảng 47%, độ
đặc hiệu khá cao 80%. Cao hơn điểm cắt trong
nghiên cứu của Ignacio là 2 điểm(4). Sự khác nhau
này có thể do tình trạng dinh dưỡng, chuyển
hóa, đào thải ở bệnh nhân lọc máu phức tạp hơn.
Mặt khác đối tượng bệnh nhân trong nghiên cứu
của Ignacio là bệnh nhân nhập viện có chức

năng thận bình thường.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở bệnh nhân lọc máu định kỳ đánh
giá theo phương pháp SGA-MIS là 27%. Kết quả
của chúng tôi tương tự như một số kết quả
nghiên cứu khác trên thế giới như nghiên cứu
của de Mutsert (1601 bệnh nhân) là 28%(3), thấp
hơn nghiên cứu của Nguyễn An Giang và cộng
sự là 98%(12), Kohsuke Yamada (422 bệnh nhân)
là 38,6%(17) hoặc cao hơn một số nghiên cứu như
của Oliveira (575 bệnh nhân) là 19,5%(13). Có sự
khác nhau này là do SGA là phương pháp khá
chủ quan ngoài ra còn tùy thuộc vào phiên bản
SGA, đặc điểm kinh tế - xã hội từng quốc gia,
vùng miền.
Với phương pháp sinh hóa albumin và sinh
hóa prealbumin chúng tôi chưa tìm thấy nghiên
cứu ở đối tượng bệnh nhân lọc máu để so sánh.

KẾT LUẬN
Điểm cắt chẩn đoán suy dinh dưỡng của
phương pháp SGA-MIS là 9 điểm, sinh hóa tổng
hợp albumin là 4 điểm, sinh hóa tổng hợp
prealbumin là 6 điểm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo
phương pháp SGA-MIS là 27%, sinh hóa tổng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

hợp albumin là 29,4%, sinh hóa tổng hợp
prealbumin là 23,8%.
Nghiên cứu cũng cho thấy phương pháp
sinh hóa có độ nhạy thấp hơn nhưng độ đặc hiệu
tương đương phương pháp SGA-MIS trong
đánh giá suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lọc máu.
Vì vậy tùy từng điều kiện cụ thể chúng ta có thể
chọn phương pháp đánh giá phù hợp và mang
lại hiệu quả. Việc đánh giá dinh dưỡng ở bệnh
nhân lọc máu định kỳ nên được thực hiện
thường qui mỗi tháng với những phương pháp
đơn giản như phương pháp sinh hóa tổng hợp
hoặc mỗi 6 tháng với SGA-MIS theo như hướng
dẫn của KDOQI, nhằm phát hiện sớm tình trạng
dinh dưỡng và có can thiệp kịp thời.

7.

8.

9.

10.
11.

12.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.


3.

4.

5.

6.

Bergstrom J (1995), "Nutriton and Mortality in
Hemodialysis", J. Am. Soc. Nephrol,6, 1329-1341.
Cheng X, Nayyar S, et al (2013), "Mortality rates among
prevalent hemodialysis patients in Beijing: a comparision
with URDS data", Nephrol Dial Transplant, 20(3), 495-497.
de Mutsert R, Grootendorst DC, et al (2009), "Subjective
global assessment of nutritional status is strongly
associated with mortality in chronic dialysis patients.",
Am J Clin Nutr,89(3),787-793.
de Uli'barriJ I, González-Madronõ A, et al (2005),
"CONUT: a tool for controlling nutritional status. First
validation in a hospital population", Nutrición Hospitalaria,
20, 3 8-45.
Desbrow B, Bauer J, et al (2005), "Assessment of
nutritional status in hemodialysis patients using patientgenerated subjective global assessment", J Ren Nutr, 15,
11-216.
Evans WJ, Morley JE, et al (2008), "Cachexia: A new
definition", Clinical Nutrition, 27,793-799.

13.


14.

15.

16.
17.

Nghiên cứu Y học

González-Madrono A, et al (2012), "Confirming the
validity of the CONUT system for early detection and
mornitoring of clinical undernutrition; comparison with
two logistic regression models developd using SGA as the
gold standard", Nutr Hosp, 27(2), 564-71.
Ho LC, Wang HH, et al (2010), "Clinical utility of
malnutrition-inflammation
score
in
maintenance
hemodialysis patients: focus on identifying the best cut-off
point", Blood Puif, 30 (1).
Janardhan V, et al (2011), "Prediction of malnutrition
using modified subjective global assessment-dialysis
malnutrition score in patients on hemodialysis", Indian
journal of Pharmaceutical Sciences, 73 (1), 38-45.
KDOQI (2000), "Guidelines: Nutrition in Chronic Renal
Failure", American Journal of Kidney Diseases, 35.
Lacson E, Ikizler TA, et al (2007), "Potential Impact of
Nutritional Intervention on End-Stage Renal Disease
Hospitalization, Death, and Treatment Costs", Journal of

Renal Nutrition, 17, 363-371.
Nguyễn An Giang, Lê Việt Thắng, Võ Quang Huy (2013),
"Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân suy thận mạn
tính lọc máu chu kỳ bằng thang điểm đánh giá toàn diện",
Y học thực hành 870 (5), 159-161.
Oliveira GT, Andrade EI, et al (2012), "Nutritional
assessment of patients undergoing hemodialysis at
dialysis centers in Belo Horizonte, MG, Brazil", Rev Assoc
Med Bras,58(2),40-47.
Pisetkul C, Chanchairujira K, et al (2010), "Malnutrition Inflammation score associated with atherosclerosis,
inflammation and short-term outcome in hemodialysis
patients", J Med Assoc Thai,1, 147-156.
Steiber AL, at al (2004), "Subjective Global Assessment in
Chronic Kidney Disease: A Review", Journal of Renal
Nutrition, 14,191-200.
United States Renal Data System (2010), "Chapter two:
Incidence and prevalace", Anual data report.
Yamada K, Furuya R, et al (2008), "Simplified nutritional
screening tools for patients on maintenancehemodialysis",
Am J Clin Nutr, 87, 106- 113.

(A) HỎI BỆNH SỬ
1.Thay đổi trọng lượng khô (trong vòng 3-6 tháng qua)
1
2

0
3
Không thay đổi trọng lượng khô
Giảm nhẹ (≥0,5 kg nhưng < 1 kg) Giảm cân ≥ 1kg nhưng < 5%

Giảm cân ≥5%
hoặc giảm < 0,5 kg
2.Chế độ ăn:
0
1
2
3
Ăn uống tốt: ăn uống bình thường
Giảm cơm thay 1 phần là súp
Gần như toàn bộ là súp
Ăn được ít súp dẫn tới đói
hoặc tăng hơn
3.Triệu chứng tiêu hóa:
0
1
2
3
Thường xuyên tiêu chảy
Không có triệu chứng tiêu hóa, ăn Triệu chứng nhẹ: Thi thoảng ăn Triệu chứng trung bình: thi
hoặc nôn hoặc chán ăn
ngon miệng
kém hoặc buồn nôn
thoảng nôn
nặng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

235



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

(A) HỎI BỆNH SỬ
4.Hoạt động chức năng (giảm hoạt động chức năng liên quan đến dinh dưỡng)
0
1
2
3
Thi thoảng thấy khó khăn với đi Thấy khó thực hiện cả hoạt
Nằm trên giường hoặc
Hoạt động bình thường hoặc tốt
lại bình thường hoặc thường
động nhẹ (ví dụ: đi vào nhà ghế với rất ít hoặc không
hơn, cảm thấy khỏe
xuyên thấy mệt
tắm)
hoạt động
5.Bệnh phối hợp bao gồm cả thời gian lọc máu:
0
1
2
3
Lọc máu; 1- 4 năm hoặc bệnh
Lọc náu > 4 năm, hoặc có Có nhiều bệnh nặng phối
Lọc máu < 1 năm, không có bệnh
phối hợp nhẹ (Không phải bệnh bệnh phối hợp nặng (1 bệnh hợp(≥ 2 bệnh nặng-MCC*)
khác phối hợp
nặng-MCC*)

nặng-MCC*)
bất kể thời gian lọc máu
(B)KHÁM LÂM SÀNG:
6. Giảm khối mỡ:
0
1
2
3
Bình thường
Nhẹ
Trung bình
Nặng
7.Giảm khối cơ:
0
1
2
3
Bình thường
Nhẹ
Trung bình
Nặng
(C)BODY MASS INDEX
8.Body Mass Index: (BMI)= Cân nặng(kg)/Chiều cao2(m)
0
1
2
3
BMI≥ 20 kg/m2
BMI:18-19,9 kg/m2
BMI:16-17,99kg/m2

BMI< 16kg/m2
(D) CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM:
9.Albumin huyết thanh
0
1
2
3
≥ 4,0g/dl
3,5-3,9g/dL
3,0-3,4g/dL
<3g/dL
10.Transferrin
0
1
2
3
>200 mg/dl
170-200 mg/dl
140-170 mg/dl
<140 mg/dl

MCC: Major Comorbid Condition (bệnh nặng phối hợp) bao gồm: (1)Suy tim độ III hoặc IV, (2) AIDS, (3) Bệnh động
mạch vành nặng, (4)Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trung bình-nặng, (5) Di chứng thần kinh nặng, (6) K di căn hoặc
vừa mới hóa trị.

Phụ lục 2A. Phương pháp sinh hóa tổng hợp albumin
Thông số
Điểm
Albumin huyết
35 - 45 30 - 34,9 25 - 29,9

<25
thanh (g/l)
Điểm số
0
2
4
6
Tổng số tế bào
>1600 1200 - 1599 800 - 1199 <800
lympho/mm3
Điểm số
0
1
2
3
Cholesterol (mg/dl) >180 140 - 180 100 - 139 <100
Điểm số
0
1
2
3

Phụ lục 2B. Phương pháp sinh hóa tổng hợp
prealbumin điều chỉnh
Thông số
Prealbumin (mg/dl)
Điểm số
Tổng số tế bào
lympho/mm3
Điểm số

Cholesterol (mg/dl)
Điểm số

>30
0

20-10
4

>1600 1200 - 1599 800 - 1199
0
>180
0

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

236

Điểm
30-20
2

1
140-180
1

2
100-139

2

15/3/2016
22/4/2016
15/11/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016



×