Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Biến chứng sớm của mở thông ruột ra da trong phẫu thuật ống tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.54 KB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

BIẾN CHỨNG SỚM CỦA MỞ THÔNG RUỘT RA DA
TRONG PHẪU THUẬT ỐNG TIÊU HÓA
Nguyễn Thành Nam*, Lâm Việt Trung**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật mở thông ruột ra da (MTRRD) là một phần không thể thiếu của chiến lược điều trị
một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, ung thư đại trực tràng, tắc mạch mạc treo... Các nghiên cứu khác nhau
cho tỉ lệ biến chứng từ 6 – 96%.
Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với hai mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và chỉ định phẫu
thuật của MTRRD trong phẫu thuật ống tiêu hóa; biến chứng sớm của MTRRD trong phẫu thuật ống tiêu hóa.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu – mô tả cắt ngang, tại khoa Ngoại Tiêu Hóa – Bệnh viện Chợ Rẫy trong
1 năm từ 01/01/2017 đến 31/12/2017. Tiêu chuẩn chọn bệnh là những bệnh nhân được phẫu thuật MTRRD tạm
thời hoặc vĩnh viễn.
Kết quả: Từ 01/01/2017 đến 31/12/2017, chúng tôi thu thập được 348 trường hợp (TH) được phẫu thuật
MTRRD đủ tiêu chuẩn chọn bệnh. Tỉ lệ biến chứng sớm của MTRRD là 6,9%. Độ tuổi trung bình làm MTRRD
là 59,2 ± 17,1 tuổi, nam (57%) so với nữ (43%). Chỉ định chiếm tỉ lệ cao nhất là u đại trực tràng (39,9%). Có 7
loại biến chứng sớm của MTRRD được gồm viêm da quanh MTRRD (2,6%), xuất huyết và máu tụ MTRRD
(1,4%), nhiễm trùng quanh MTRRD (0,8%), thiếu máu và hoại tử MTRRD (0,6%), sa MTRRD (0,6%), viêm
phúc mạc do tụt MTRRD (0,6%), thoát vị thành bụng cạnh MTRRD (0,3%).
Kết luận: Nguy cơ xảy ra biến chứng sớm giảm dần theo thứ tự từ MTRRD kiểu quai, kiểu có miệng tách
đôi và kiểu tận. Điểm ASA trước phẫu thuật của bệnh nhân càng cao thì nguy cơ xảy ra biến chứng sớm càng
lớn. Có sự liên quan giữa những TH chỉ định làm MTRRD do viêm phúc mạc – vỡ u ruột và biến chứng sớm.
Từ khóa: mở thông ruột ra da, biến chứng của mở thông ruột ra da

ABSTRACT
EARLY COMPLICATIONS OF INTESTINAL STOMA IN GASTROINTESTINAL SURGERY
Nguyen Thanh Nam, Lam Viet Trung


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 111-119
Background: Intestinal stoma creation is an integral part of the treatment strategy for several
gastrointestinal diseases, such as intestinal obstruction, colorectal cancer, acute mesenteric ischemia... Various
studies reported the early complications with a range of 6 – 96%.
Aims: The objectives of this study were to describe: the clinical characteristics and surgical indications of
intestinal stoma in gastrointestinal surgery; the early complications of stoma in gastrointestinal surgery.
Methods: A retrospective descriptive study, at the Digestive Surgery department, Cho Ray hospital for 1
year from 01 January 2017 to 31 December 2017. All patients with temporary or permanent intestinal stomas
were included in the study.
Results: From 01 January 2017 to 31 December 2017, a total of 348 stomas were recorded, of which 24
(6.9%) were identified as problematic. The median age was 59.2 ± 17.1 years, male (57%) vs women (43%). The
highest indication of stoma was colorectal tumors (39.9%). There are seven types of early stomal complications
including peristomal dermatology (2.6%), hemorrhage and hematoma (1.4%), peristomal infection (0.8%),


Khoa Ngoại Bụng - Bệnh viện Quân Y 175
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thành Nam

Chuyên Đề Ngoại Khoa



Khoa Ngoại Tiêu Hóa – Bệnh viện Chợ Rẫy
ĐT: 0939888000
Email:

111


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

ischemia and necrosis (0.6%), prolapse (0.6%), peritonitis due to stoma retraction (0.6%), parastomal hernia
(0.3%).
Conclusions: The risk of early stomal complications decreases in the order of loop, double-barrel and end
stoma. The higher ASA score, the greater risk for early complications. There is evidence of an increase in incidence
of problematic stomas with indication of peritonitis due to perforated tumors.
Key words: Intestinal stoma, complications of intestinal stoma.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh nhân được làm MTRRD tại cơ sở
khác không phải tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Mở thông ruột ra da (MTRRD) là phẫu thuật
tạo lỗ mở chủ động của ruột trực tiếp ra ngoài ổ
bụng, MTRRD gồm hậu môn nhân tạo (HMNT)
và mở thông ruột non ra da (MTRNRD)(1).
Phẫu thuật làm MTRRD là một phần không
thể thiếu của chiến lược điều trị một số bệnh
đường tiêu hóa như tắc ruột, ung thư đại trực
tràng, tắc mạch mạc treo... Tại khoa Ngoại Tiêu
Hóa – Bệnh viện Chợ Rẫy trong một năm có
khoảng 400 TH làm MTRRD. Tại Anh, gần 20800
ca MTRRD được thực hiện mỗi năm(6).
Các nghiên cứu khác nhau cho tỉ lệ biến
chứng từ 6 – 96%(5). Khi MTRRD có biến chứng
thì bệnh nhân phải trả cái giá không hề nhỏ, cả
về tài chính lẫn tâm lý, và họ có thể phải gánh
chịu thêm những cuộc phẫu thuật để sửa chữa
các biến chứng đó(18). Do đó, chúng tôi thực hiện
đề tài “Biến chứng sớm của mở thông ruột ra da

trong phẫu thuật ống tiêu hóa” với hai mục tiêu
nghiên cứu như sau: Mô tả đặc điểm lâm sàng
và chỉ định phẫu thuật của MTRRD trong phẫu
thuật ống tiêu hóa, biến chứng sớm của MTRRD
trong phẫu thuật ống tiêu hóa.

ĐỐITƯỢNG -PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được phẫu thuật mở thông
ruột ra da tại khoa Ngoại Tiêu Hóa - Bệnh viện
Chợ Rẫy trong 1 năm từ 01/01/2017 đến
31/12/2017.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân có MTRRD tạm thời hoặc
vĩnh viễn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân phẫu thuật dẫn lưu nước tiểu
qua một quai ruột ra da.

112

Phương pháp nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu
Hồi cứu – mô tả cắt ngang.
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập danh sách bệnh nhân có mã ICD
tương ứng với các cụm từ: “Hậu môn nhân tạo”,
“Mở thông hỗng tràng ra da”, “Mở thông hồi

tràng ra da” trong vòng 1 năm – từ 01/01/2017
đến 31/12/2017 tại khoa Ngoại Tiêu Hóa bệnh
viện Chợ Rẫy.
Sàng lọc và chọn các hồ sơ thỏa tiêu chuẩn
chọn bệnh.
Các biến số được ghi nhận và tổng hợp theo
biểu mẫu.
Phân tích và xử lý số liệu
Xử lý và phân tích thống kê số liệu bằng
phần mềm Excel, phần mềm Stata 13.
So sánh các biến định tính bằng phép kiểm
Chi bình phương, kiểm định (KĐ) Fisher và
dùng KĐ t cho các biến định lượng.

KẾT QUẢ
Từ 1/2017 đến tháng 12/2017 tại Bệnh viện
Chợ Rẫy, chúng tôi thu thập được 348 trường
hợp (TH) được phẫu thuật MTRRD đủ tiêu
chuẩn chọn bệnh, được đưa vào nghiên cứu.
Đặc điểm chung
Độ tuổi trung bình làm MTRRD là 59,2 ± 17,1
tuổi. Phân bố nhiều nhất trong khoảng từ 40 –
<80 tuổi và ít nhất là dưới 20 tuổi. Trẻ nhất là 16
tuổi và cao tuổi nhất là 94, nam giới (57%) cao
hơn so với nữ giới (43%).
Các TH phẫu thuật MTRRD của chúng tôi có
điểm ASA từ I đến IV, ASA II chiếm đa số với

Chuyên Đề Ngoại Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

62%, thấp nhất là ASA IV (3%). Mối liên quan
giữa điểm ASA và biến chứng sớm của MTRRD
là có ý nghĩa thống kê (p = 0,001 – KĐ Fisher).

Miles hoặc phẫu thuật Hartmann. Ít nhất là
MTRRD có miệng tách đôi (5,5%).

BMI trong giới hạn bình thường là chủ yếu
(66,1%), các TH thừa cân chiếm ti lệ thấp nhất là
14,9%; không có sự liên quan giữa chỉ số BMI
trước phẫu thuật và biến chứng sớm (p = 0,341 –
KĐ Fisher).

Biến chứng sớm
Có 7 loại biến chứng sớm của MTRRD được
ghi nhận (Bảng 2). Nhiều nhất là viêm da quanh
MTRRD (2,6%), ít nhất là thoát vị thành bụng
cạnh MTRRD (0,3%).
Bảng 2: Các biến chứng sớm

Phẫu thuật làm mở thông ruột ra da
Chúng tôi ghi nhận được 9 chỉ định làm
MTRRD (Bảng 1). Trong đó, chỉ định chiếm tỉ lệ
cao nhất là u đại trực tràng với 139 TH (39,9%),
thứ 2 là các TH tắc ruột do u đại trực tràng

(35,9%). Các chỉ định còn lại đa số có tỉ lệ dưới
3%, thấp nhất là bệnh phình đại tràng chỉ có 1
TH (0,3%).
Bảng 1: Chỉ định làm MTRRD
Chỉ định
Số lượng Tỉ lệ (%)
Tắc ruột do u đại trực tràng
125
35,9
Tắc ruột do xoắn/dính ruột
8
2,3
U đại trực tràng
139
39,9
Chấn thương và vết thương đại tràng
6
1,7
MTRRD trên dòng
11
3,2
Viêm phúc mạc do thủng ruột
41
11,8
Viêm phúc mạc do vỡ u ruột
10
2,9
Hoại tử ruột do tắc mạch mạc treo
7
2,0

Bệnh phình đại tràng
1
0,3
Tổng
348
100

Đại tràng chậu hông được làm MTRRD
nhiều nhất (47,1%), tương ứng với vị trí được
chọn làm MTRRD nhiều nhất là hố chậu trái
(59,2%). Ít nhất là đại tràng lên chỉ có 3 TH
(0,9%). Hồi tràng cũng được thực hiện MTRRD
khá nhiều với 95 TH (27,3%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phẫu thuật
MTRRD cấp cứu (67,2%) gấp hơn 2 lần phẫu
thuật chương trình (32,8%). MTRRD kiểu quai
chiếm tỉ lệ cao nhất với 79,6%, phẫu thuật cấp
cứu chiếm đa số so với chương trình. Thứ 2 là
MTRRD một đầu tận (14,9%), nhưng phẫu thuật
chương trình cao hơn nhiều so với cấp cứu, điều
này có thể giải thích là do MTRRD một đầu tận
trong nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện
chủ yếu trong bệnh lý ung thư đại tràng chậu
hông, trực tràng với phương pháp là phẫu thuật

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Kết quả phẫu thuật

Số lượng

(n=348)
Viêm da quanh MTRRD
9
Xuất huyết và máu tụ MTRRD
5
Nhiễm trùng quanh MTRRD
3
Thiếu máu cục bộ và hoại tử MTRRD
2
Sa MTRRD
2
Viêm phúc mạc do tụt MTRRD
2
Thoát vị thành bụng cạnh MTRRD
1
Tổng
24
Biến chứng

Tỉ lệ
(%)
2,6
1,4
0,8
0,6
0,6
0,6
0,3
6,9


Trong 9 TH viêm da quanh MTRRD (Hình
1), có 5 TH xảy ra ở bệnh nhân có mở thông ruột
non ra da và 4 TH mở thông đại tràng ra da, thời
gian xảy ra biến chứng từ hậu phẫu ngày 1 đến
6. Trong đó 3 TH ghi nhận biến chứng vào ngày
thứ 1 sau mổ, 2 TH viêm da quanh MTRRD vào
ngày thứ 2 sau mổ, 2 TH biểu hiện vào hậu phẫu
ngày thứ 4, 2 TH còn lại xảy ra biến chứng lần
lượt vào ngày thứ 5 và thứ 6 sau mổ. Tất cả các
TH này đều được điều trị bằng đắp kẽm oxit
thành công.

Hình 1: Viêm da quanh MTRRD
5 TH xuất huyết và tụ máu MTRRD đều ở
mức độ nhẹ, xảy ra trong khoảng từ hậu phẫu
ngày thứ 1 đến 9 và được điều trị bảo tồn. Cụ
thể, có 4 TH xuất huyết MTRRD (Hình 2), trong

113


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

đó có 2 TH xày ra ngày thứ 2 sau mổ và 1 TH
xày ra biến chứng ở ngày thứ 3; TH còn lại xảy
ra biến chứng vào hậu phẫu ngày 9. Biến chứng
tụ máu MTRRD (Hình 3) được ghi nhận vào
ngày thứ 6 sau phẫu thuật.


mang MTRRD đại tràng chậu hông kiểu quai
với ghi nhận trong hồ sơ bệnh án niêm mạc
đại tràng bị sa ra khá nhiều sau cơn ho của
bệnh nhân, TH này được mổ cấp cứu và được
ghi nhận do lỗi kỹ thuật khi lỗ đưa MTRRD
trên thành bụng quá rộng, sau đó xử trí bằng
cách đẩy niêm mạc lại vào trong lòng đại tràng
và khâu hẹp lại lỗ cân thành bụng. TH còn lại
xảy ra sau khi xuất viện hậu phẫu ngày thứ 23
với mở thông hồi tràng ra da kiểu quai và
được phẫu thuật sửa MTRRD.

Hình 2: Xuất huyết quanh MTRRD

Hình 4: Abscess quanh MTRRD

Hình 3: Tụ máu quanh MTRRD
Nhiễm trùng quanh MTRRD chiếm tỉ lệ 0,8%
với 3 TH, trong đó có 2 tạo thành ổ abscess
quanh MTRRD (Hình 4) được phát hiện vào
ngày thứ 11 và ngày thứ 13 sau phẫu thuật, được
xử trí rạch ổ abscess. TH còn lại loét quanh
MTRRD (Hình 5) được ghi nhận vào hậu phẫu
ngày thứ 13 và được điều trị bảo tồn thành công.

Hình 5: Loét quanh MTRRD

Thiếu máu và hoại tử MTRRD với 2 TH
(0,6%) – 1 TH hoại tử (Hình 6) xảy ra vào ngày

thứ 3 sau mổ phải chỉ định mổ cấp cứu làm lại
MTRRD, nguyên nhân hoại tử MTRRD được xác
định là do mạch viền bị đứt vì căng mạc treo đại
tràng. TH còn lại biểu hiện thiếu máu (Hình 7)
xảy ra vào hậu phẫu ngày thứ 2 được điều trị
bảo tồn.
Sa MTRRD (Hình 8) chúng tôi có 2 TH, 1
TH xảy ra ngày thứ 10 sau mổ trên bệnh nhân

114

Hình 6: Hoại tử MTRRD

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

Thoát vị thành bụng cạnh MTRRD (Hình 10)
có 1 TH (0,3%), xảy ra trên MTRRD đại tràng
chậu hông một đầu tận trong phúc mạc vĩnh
viễn sau phẫu thuật Hartmann, hậu phẫu ngày
thứ 5 xuất hiện khối thoát vị khá lớn, được phẫu
thuật sửa lại lỗ MTRRD trên thành bụng do chỉ
đính ruột vào phúc mạc bị đứt làm ruột non
thoát vị lên cạnh MTRRD.

Hình 7: Thiếu máu MTRRD


Hình 10: Thoát vị thành bụng cạnh MTRRD
Hình 8: Sa MTRRD
Viêm phúc mạc do tụt MTRRD (Hình 9)
chúng tôi có 2 TH (0,6%), đều xảy ra biến chứng
trên bệnh nhân có mở thông đại tràng chậu hông
ra da sau phẫu thuật viêm phúc mạc do ung thư
đại tràng chậu hông vỡ. TH thứ nhất xảy ra vào
ngày thứ 10 sau phẫu thuật, được mổ lại cấp cứu
với xử trí di động thêm đại tràng, làm lại
MTRRD. TH còn lại được ghi nhận vào hậu
phẫu ngày thứ 30 ở bệnh nhân được làm
MTRRD do viêm phúc mạc – vỡ khối ung thư
đại tràng chậu hông, được chỉ định mổ cấp cứu
làm lại MTRRD.

Về liên quan giữa chỉ định MTRRD và biến
chứng sớm, chỉ định MTRRD do viêm phúc mạc
– vỡ u ruột là có ý nghĩa thống kê (p=0,025 – KĐ
Fisher). Sự khác biệt về biến chứng sớm xảy ra ở
các vị trí ruột làm MTRRD không có ý nghĩa
thống kê (p = 0,610 – KĐ Fisher). Không có mối
liên quan giữa vị trí của MTRRD trên thành
bụng và biến chứng sớm (p = 0,145 – KĐ Fisher).
Chúng tôi ghi nhận được 24 TH làm MTRRD
có biến chứng thì trong đó MTRRD kiểu quai
chiếm nhiều nhất với tỉ lệ 4,3%, MTRRD kiểu có
miệng tách đôi có (1,4%) và kiểu một đầu tận
(1,2%). Sự liên quan giữa các kiểu MTRRD và
biến chứng sớm của MTRRD có ý nghĩa thống

kê (p = 0,007 – KĐ Fisher). Theo đó, nguy cơ xảy
ra biến chứng sớm giảm dần theo thứ tự ở
MTRRD kiểu quai, kiểu có miệng tách đôi và
kiểu tận.
Mối liên quan giữa thời điểm mở thông ruột
ra da với biến chứng sớm là không có ý nghĩa
thống kê (p = 0,197 – KĐ Chi bình phương).

Hình 9: Viêm phúc mạc do tụt MTRRD

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Thời gian MTRRD bắt đầu hoạt động trung
bình là 2,4 ± 1,2 ngày. Các MTRRD bắt đầu hoạt
động chủ yếu vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật

115


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

(35,9%). Sự khác biệt về thời gian bắt đầu hoạt
động của nhóm MTRRD có biến chứng và
không có biến chứng không có ý nghĩa thống kê
(p = 0,419 – KĐ t).
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung
bình của bệnh nhân được làm MTRRD trong
nghiên cứu của chúng tôi là 7,7 ± 3,7 ngày (1 – 31

ngày). Sự khác biệt về thời gian nằm viện sau
phẫu thuật giữa 2 nhóm có biến chứng và không
biến chứng là không có ý nghĩa thống kê (p =
0,237 – KĐ t).
Có 1 TH tử vong sau phẫu thuật ngày thứ
11, nguyên nhân được xác định là tình trạng
bệnh quá nặng do sốc nhiễm trùng nhiễm độc –
viêm phúc mạc do vỡ khối ung thư đại tràng
chậu hông di căn gan đa ổ, suy đa cơ quan
không hồi phục, chiếm tỉ lệ 0,3%. Không có TH
nào tử vong sau mổ liên quan đến biến chứng
MTRRD.

BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Tuổi nhỏ nhất mà chúng tôi gặp là 16 tuổi,
độ tuổi tập trung được làm MTRRD thường là
trung niên (>40 tuổi). Kết quả cho thấy tuổi
trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi khá
tương đồng so với các tác giả Nguyễn Quang
Trung(13) và Harris(7).
Bệnh nhân được làm MTRRD có tỉ lệ nam
giới (57%) cao hơn nữ (43%). Kết quả này khá
tương đồng với Lê Đức Tuấn(10) và Harris(7).
Hiện nay, bệnh viện Chợ Rẫy là nơi tiếp nhận
hầu hết các ca bệnh nặng, các ca cấp cứu phức
tạp từ thành phố Hồ Chí Minh cũng như các
tỉnh miền Nam, các ca bệnh này thường do nam
giới bị tai nạn giao thông hay tai nạn lao động,
chính vì vậy làm cho tỉ lệ nam cao hơn nữ trong

nghiên cứu này.
Phẫu thuật làm mở thông ruột ra da
Về chỉ định làm MTRRD, theo Qamar A.
Ahmad(16) nghiên cứu 85 TH MTRRD thì vết
thương bụng chiếm 5,5%; vết thương và chấn
thương đại tràng chúng tôi gặp 6 TH (1,7%). Sự
khác biệt ở đây là do Ahmad thực hiện nghiên

116

cứu tại Pakistan, nơi mà bạo lực luôn thường
trực. Chỉ định làm MTRRD do ung thư đại trực
tràng, ung thư ruột non và đại trực tràng có biến
chứng tắc ruột, vỡ, hay xuất huyết trong nghiên
cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ 78,7% cao hơn so
với Harris (66%)(7), kết quả này là do ung thư đại
trực tràng là một trong những ung thư nhiều
nhất hiện nay.
Thời điểm MTRRD của những bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần là cấp
cứu (67,2%), cao hơn khá nhiều so với thực hiện
phẫu thuật chương trình (32,8%); so với
Harris(7), Lê Đức Tuấn(10) và Nguyễn Quang
Trung(13) có sự khác biệt, điều này là do các
nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện ở các
trung tâm khác nhau, ở bệnh viện Chợ Rẫy tiếp
nhận rất nhiều các TH cấp cứu từ các tuyến dưới
nên dẫn đến số lượng MTRRD trong cấp cứu
cao. Biến chứng sớm của MTRRD hầu hết xảy ra
tại các TH phẫu thuật cấp cứu, sự khác biệt giữa

2 nhóm này không có ý nghĩa thống kê (p =
0,197), kết quả nghiên cứu này của chúng tôi
khác so với kết quả nghiên cứu của Lê Đức
Tuấn(10) và các tác giả Nguyễn Quang Trung(13),
Harris(7).
Vị trí ruột làm mở thông ruột ra da được
chọn làm nhiều nhất là đại tràng chậu hông
(47,1%) nhiều hơn Ghazi là 17,5%(6) và Ahmad
là 11%(1). Hồi tràng (27,3%) được chọn nhiều
thứ hai sau đại tràng chậu hông, so với Ghazi
(49,8%) và Ahmad (76%). Kết quả của chúng
tôi có vị trí ruột đưa ra thành bụng làm
MTRRD tương đối khác so với 2 tác giả trên có
lẽ vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi ung thư
đại trực tràng chiếm đa số so với 2 tác giả.
Chúng tôi gặp MTRRD được thực hiện tại đại
tràng lên là ít nhất, chỉ có 3 TH (0,8%). Đại
tràng chậu hông xảy ra nhiều biến chứng sớm
nhất với 14/348 TH (4,1%). Điều này có thể giải
thích vì đại tràng chậu hông được thực hiện
MTRRD nhiều hơn, là đoạn di động nên khó
tìm dẫn đến đường mổ có thể dài hơn và số
lượng biến chứng cao hơn. Tuy nhiên, sự khác

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
biệt ở đây giữa các vị trí ruột khi có biến
chứng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,610).

MTRRD kiểu quai chiếm nhiều nhất (79,6%),
MTRRD kiểu một đầu tận (14,9%) và MTRRD
kiểu có miệng tách đôi chiếm 5,5%. Giải thích
cho sự khác biệt này, chúng tôi nhận thấy chỉ
định làm MTRRD cho rất nhiều TH cấp cứu
(67,2%), đa số các TH đều là MTRRD tạm thời
(60,9%) nên MTRRD kiểu quai chiếm tỉ lệ cao là
điều dễ hiểu. MTRRD một đầu tận trong nghiên
cứu của chúng tôi đứng thứ 2 với 14,9% do tỉ lệ
ung thư đại tràng chậu hông – trực tràng được
phẫu thuật Miles (11,9%) hoặc phẫu thuật
Hartmann (3,0%). Bên cạnh đó những TH chấn
thương, vết thương hay tắc ruột phải phẫu thuật
cắt đoạn ruột, đưa 2 đầu đại tràng ra da, đó đều
là những chỉ định phải thực hiện MTRRD kiểu
có miệng tách đôi (5,5%).
Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng vị trí
làm MTRRD ở hố chậu trái là nhiều nhất có tỉ lệ
59,2% so với các kết quả của Lê Đức Tuấn(10) và
Lê Trường Chiến(11) lần lượt là 82,4% và 70,5%.
Và thấp nhất ở các công trình của Lê Đức Tuấn
và Lê Trường Chiến là vị trí hạ sườn phải và hố
chậu phải với tỉ lệ 3,1%, của chúng tôi MTRRD ở
hố chậu phải có 96 TH, chiếm 27,6% – đứng thứ
2 trong 4 vị trí MTRRD trên thành bụng. Điều
này có thể lý giải vì trong nghiên cứu của chúng
tôi số lượng mở thông ruột non, mở thông manh
tràng, mở thông đại tràng lên chiếm tổng cộng
37,1% các TH MTRRD. Vị trí hạ sườn trái (6,9%)
và vị trí hạ sườn phải (2,3%) là những vị trí lần

lượt đứng sau vị trí hố chậu phải trong nghiên
cứu của chúng tôi, các vị trí này thường dùng để
đưa đại tràng ngang ra da. Theo các tác giả
Husain, Tjandra(8) thì vị trí thành bụng để làm
MTRRD nên đi qua cơ thẳng bụng để hạn chế
các biến chứng của MTRRD, đặc biệt là thoát vị
quanh MTRRD. Các vị trí này nên được đánh
dấu trước mổ dựa theo các tư thế, các đặc điểm
thành bụng, các vết sẹo cũ, các nếp gấp da…của
người bệnh.
MTRRD tạm thời chiếm đa số với tỉ lệ 60,9%,
MTRRD vĩnh viễn chiếm 34,2%; so với Lê Đức

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học

Tuấn nghiên cứu 414 TH có MTRRD vĩnh viễn
chiếm 84% nhiều hơn MTRRD tạm thời(10). Sự
khác biệt này do các TH mổ cấp cứu nhiều
(67,2%) và các TH này thường sẽ phẫu thuật 2
hay 3 thì, và thì đầu thường chỉ làm MTRRD tạm
thời, thì sau sẽ giải quyết triệt để nguyên nhân.
Biến chứng sớm của mở thông ruột ra da
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ biến
chứng là 6,9% (Bảng 3), so với Umit Koc và
cộng sự (CS) là 28,4%(19) và Lê Đức Tuấn là
4,6%. Điều này có thể được giải thích do phần
lớn các bệnh nhân của chúng tôi được làm
MTRRD trong cấp cứu, sự chuẩn bị của bệnh

nhân lẫn phẫu thuật viên đều không được tốt
như trong chương trình nên nguy cơ xảy ra
biến chứng sẽ cao hơn so với nghiên cứu của
Lê Đức Tuấn, nhưng ít hơn so với nghiên cứu
của Umit Koc và CS vì điều kiện thực hiện
phẫu thuật khác nhau cả yếu tố khách quan và
chủ quan.
Viêm da quanh MTRRD chúng tôi ghi nhận
được nhiều nhất với 9 TH (2,6%) cao hơn Umit
Koc và CS là 5 TH (1,1%), biến chứng này được
ghi nhận từ 3 - 42% tùy tác giả(9). Xuất huyết và
tụ máu MTRRD có 5 TH (1,4%) cao hơn Lê Đức
Tuấn là 4 TH (1%).
Nhiễm trùng quanh MTRRD chúng tôi có 3
TH (0,8%) cao hơn Lê Đức Tuấn là 0,7% và thấp
hơn nhiều so với Umit Koc và CS là 19,5%. Biến
chứng này gặp với tỉ lệ từ 2 - 14,8%(14,15), nguyên
nhân có thể do vị trí đặt MTRRD trên vùng đã
phẫu thuật trước đó, nhiễm trùng, máu tụ, hay
gặp ở các MTRRD không được tạo hình.
Thiếu máu và hoại tử MTRRD có 2 TH
(0,6%), thấp hơn so với hai tác giả Umit Koc và
Lê Đức Tuấn lần lượt là 6 TH (1,2%) và 8 TH
(1,9%). Biến chứng này được ghi nhận thay đổi
theo các tác giả với tỉ lệ từ 2,3 - 17%(3,14,15).
Sa MTRRD có 2 TH (0,6%), kết quả này cao
hơn so với Umit Koc và CS là 0% và Lê Đức
Tuấn 0,24%. Sa MTRRD là một biến chứng
muộn khá thường gặp với tỉ lệ gặp từ 2–
26%(2,4,17). Các TH chúng tôi ghi nhận xảy ra sớm

sau mổ được xem như do lỗi kỹ thuật khi tạo

117


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

đường hầm trên thành bụng quá rộng, có lẽ các
MTRRD được thực hiện trong điều kiện cấp cứu
nên dễ mắc sai sót và từ đó có thể là nguyên
nhân làm cho kết quả của chúng tôi cao hơn.

của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu
của Umit Koc và CS là 1 TH (0,2%) cũng như Lê
Đức Tuấn không có TH biến chứng nào. TH này
được phẫu thuật làm lại MTRRD thành công.

Tụt MTRRD gây viêm phúc mạc chúng tôi
ghi nhận 2 TH (0,6%), kết quả của chúng tôi cao
hơn Umit Koc và CS với 0% và Lê Đức Tuấn với
1 TH (0,2 %). Nguyên nhân của biến chứng này
thường do di động ruột không đủ dài dẫn đến
căng thành ruột hay mạc treo ruột; ngoài ra, còn
do cơ địa bệnh nhân có thành bụng nhão, béo
phì… hay bị nhiễm trùng cân cơ, khoang quanh
MTRRD trên thành bụng(12).

Tóm lại chúng tôi có 7 loại biến chứng sớm

gồm 24 TH, chiếm tỉ lệ 6,9%, các biến chứng này
theo chúng tôi đa phần là do lỗi kỹ thuật và các
lỗi này đều có thể tránh được.

Thoát vị thành bụng cạnh MTRRD là biến
chứng gặp ít nhất, chỉ có 1 TH (0,3%), kết quả
Bảng 3: So sánh các biến chứng sớm của MTRRD

Viêm da quanh MTRRD
Xuất huyết và máu tụ MTRRD
Nhiễm trùng quanh MTRRD
Hoại tử MTRRD
Sa MTRRD
Viêm phúc mạc do tụt MTRRD
Thoát vị thành bụng cạnh MTRRD

Nguy cơ xảy ra biến chứng nhiều nhất là
trong vòng 5 năm đầu tiên sau mổ nhưng bệnh
nhân vẫn phải mang những nguy cơ biến chứng
tiềm ẩn đến suốt đời. Trong nghiên cứu này
chúng tôi chỉ ghi nhận các biến chứng xảy ra
trong 30 ngày đầu.

(19)

Chúng tôi (n=348)
Số ca (%)
9 (2,6)
5 (1,4)
3 (0,8)

2 (0,6)
2 (0,6)
2 (0,6)
1 (0,3)

Umit Koc và CS (n=462)
Số ca (%)
5(1,1)
0
90 (19,5)
6 (1,2)
0
0
1(0,2)

(10)

Lê Đức Tuấn (n=414)
Số ca (%)
0
4 (1)
3 (0,7)
8 (1,9)
1 (0,2)
1 (0,2)
0

Biến chứng xảy ra chủ yếu tại vị trí hố chậu
trái và hạ sườn trái, trong đó vị trí hố chậu trái là
nhiều nhất (4,6%). Tuy có sự chênh lệch giữa các

vị trí như vậy nhưng không có ý nghĩa thống kê
(p = 0,145), điều này được giải thích do vị trí này
là vị trí mà đại tràng chậu hông hay được đưa ra
làm MTRRD.

biến chứng sớm giảm dần theo thứ tự từ
MTRRD kiểu quai, kiểu có miệng tách đôi và
kiểu tận; điểm ASA trước phẫu thuật của bệnh
nhân càng cao thì nguy cơ xảy ra biến chứng
sớm càng lớn; có sự liên quan giữa những TH
chỉ định làm MTRRD do viêm phúc mạc – vỡ u
ruột và biến chứng sớm.

MTRRD xảy ra biến chứng đa số là được mổ
cấp cứu (5,5%), sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê so với các TH MTRRD có biến
chứng được mổ theo chương trình (p = 0,197).
Harris(8) cũng nhận thấy rằng hầu hết các biến
chứng của MTRRD xảy ra trong phẫu thuật cấp
cứu hơn là phẫu thuật chương trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KẾT LUẬN
Phẫu thuật MTRRD được thực hiện phần lớn
trong phẫu thuật cấp cứu, đại tràng chậu hông
được thực hiện làm MTRRD nhiều nhất và có số
lượng biến chứng tương ứng. Nguy cơ xảy ra

118


1.

2.

3.
4.
5.

Ahmad Z, Sharma A, Saxena P, Choudhary A, Ahmad M
(2013). A clinical study of intestinal stomas: its indications and
complications. Int J Res Med Sci, 1(4): 536-540.
Arumugam PJ, Bevan L, Macdonald L, Watkins AJ, Morgan
AR, Beynon J, Carr ND (2003). A prospective audit of stomasanalysis of risk factors and complication and their management.
Colorectal Dis, 5(1): 49-52.
Birnbaum W, Ferrier P (1952). Complications of abdominal
colostomy. Am J Surg, 83(1): 64-67.
Cheung MT. (1995). Complications of an abdominal stoma: an
analysis of 322 stomas. Aust N Z J Surg, 65(11): 808-811.
Cottam J, Richards K, Hasted A, Blackman A (2007). Results of a
nationwide prospective audit of stoma complications within 3
weeks of surgery. Colorectal Disease, 9(9): 834-838.

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
6.

7.


8.

9.
10.
11.

12.

13.

Ghazi MA, Bhutta AR, Dawood N et al (2009). The Trends and
Outcome of Stoma Procedures in Abdominal Surgery. Pak
Journal of Med and Health Sciences, 3(2): 106.
Harris DA, Egbeare D, Jones S, Benjamin H, Woodward A,
and Foster ME (2005). Complications and mortality following
stoma formation. Ann R Coll Surg Engl, 87(6): 427-431.
Joe JT (2006). Intestinal stomas. In: Joe JT, Gordon JAC, Andrew
HK, Julian AS. The Textbook Of Surgery, 3rd edition, pp.251-256.
Blackwell Publishing, Melbourne.
Kann BR (2008). Early Stomal Complications. Clin Colon Rectal
Surg, 21(1): 23-30.
Lê Đức Tuấn (2000). Các Biến Chứng Của Hậu Môn Nhân Tạo.
Luận văn Thạc Sĩ Y Học. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Lê Trường Chiến (1990). Chỉ định và biến chứng hậu môn nhân
tạo. Tiểu luận tốt nghiệp bác sỹ nội trú Ngoại Tổng Quát. Đại học Y
Dược TP Hồ Chí Minh.
Leppäniemi A, Ansaloni L, Andersson RE, Bazzoli F, Catena
F, Cennamo V, Di Saverio S, Fuccio L, Jeekel H, et al (2010).
Guidelenines in the management of obstructing cancer of the

left colon consensus conference of the world society of
emergency surgery (WSES) and peritoneum and surgery (PnS)
society. World Journal of Emergency Surgery, 5(1): 29-39.
Nguyễn Quang Trung (2004). Nghiên Cứu Chẩn Đoán Và Xử
Trí Các Biến Chứng Của Hậu Môn Nhân Tạo. Luận văn tốt
nghiệp Bác Sĩ Chuyên Khoa Cấp II. Đại học Y Dược Hà Nội.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học

14. Park JJ, Del Pino A, Orsay CP, Nelson RL, Pearl RK, Cintron JR,
Abcarian H (1999). Stoma complications: the Cook County
Hospital experience. Dis Colon Rectum, 42(12): 1575-1580.
15. Pearl RK, Prasad ML, Orsay CP, Abcarian H, Tan AB, Melzl MT
(1985). Early local complications from intestinal stomas. Arch
Surg, 120(10): 1145-1147.
16. Qamar AA, Saeed MK, Muneera MJ (2010). Indications and
Complications Of Intestinal Stomas-A Tertiary Care Hospital
Experience. Biomedica, 26: 144-147.
17. Robertson I, Leung E, Hughes D, Spiers M, Donnelly L et al
(2005). Prospective analysis of stoma-related complications.
Colorectal Dis, 7(3): 279-285.
18. Robin SM, Zane C (2004). Quality of Life with a Stoma.In: Peter
AC, John MM. Intestinal Stomas: Principles, Techniques, and
Management, 2nd edition, pp.91-110. Marcel Dekker, Inc., NY.
19. Umit K, Karaman K, Gomceli I, Dalgic T, Ozer I, Ulas M, Ercan
M, Bostanci E, Akoglu M (2017). A Retrospective Analysis of
Factors Affecting Early Stoma Complications. Ostomy Wound
Management, 63(1): 28-32.


Ngày nhận bài báo:

08/11/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

119



×