Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Truyện ngắn Niềm vui đến muộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.18 KB, 2 trang )

Truyện ngắn
Niềm vui đến muộn

n mải miết nắn nót từng nét chữ vào trang nhật ký đầu tiên, cô cẩn thận
ghi: Ngày 25 tháng 6 năm 2005 - Ngày nhận công tác. Nhìn dòng chữ
thanh tú, rõ ràng, hiển hiện trên trang giấy trắng tinh mà An cứ ngỡ là một giấc
mơ. So với bạn bè trang lứa, An là người tốt nghiệp Trung cấp kế toán Tài chính
muộn nhất. Dẫu vậy, cô không hề buồn tí nào, An vui lắm, thích lắm, đôi lúc cô
còn tự hào về mình nữa là khác ! Chưa bao giờ An thấy thoải mái, yêu đời như
hôm nay. Cô mở toang cửa sổ, ngước nhìn bầu trời đầy sao, sao chi chít, sao
nhấp nhánh. Ô kìa ! Một ngôi sao băng - Ước gì nhỉ ? Nhanh lên, cô bối rối, rồi
mỉm cười trong đêm ... Có lẽ với An giờ đây không cần ngôi sao băng nào cả,
điều ước nào cả ... Vì sự kì diệu của cuộc đời đã mang đến cho cô rồi !
A
Ngày ấy, An chỉ là một cô bé gầy, đen nhẻm, cùng lũ trẻ chăn trâu suốt
ngày ở ngoài đồng. Ngày mùa, chăn trâu thích lắm, chỉ việc thả trâu trên bãi cỏ
rộng mênh mông là tha hồ bắt dế, tắm suối, nướng khoai ... mà không phải lo
trâu ăn lúa, bị đánh đòn . Gia đình An cũng vào bậc trung trong làng, chứ không
đến nỗi thiếu ăn. Bố làm công nhân, mẹ làm ruộng, chăn nuôi thêm lợn, gà.
Ngôi nhà tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng ấm áp, rộn rã tiếng cười. Thế rồi tai họa
ập đến, bố bị tai nạn, đột ngột qua đời trong lúc mẹ An vừa mới sinh em trai
chưa đầy tháng. Nỗi đau quá sức chịu đựng, mẹ An không gượng nổi, cứ đau
yếu luôn. Cảnh nhà đơn chiếc, túng thiếu, vừa đúng lúc An lên 5 tuổi, vào lớp
Một. Những lo toan, gánh vác cho cuộc sống đời thường lại đổ dồn lên đôi vai
người vợ trẻ. Mẹ An lúc nào cũng buồn, cũng mệt mỏi ... Vì vậy việc học của
An cũng bị lùi lại một năm, rồi hai năm ... Năm An 8 tuổi, cô giáo có đến nhà
vận động ra lớp Một nhưng lúc ấy không hiểu sao An lại sợ đi học . Động viên
mãi, An mới miễn cưỡng đến lớp. An ngồi vào bàn cuối, chẳng muốn chơi với ai
cả . An cảm thấy gò bó, không thoải mái, tự do, vả lại học thật khó quá. Chỉ có
con chữ E thôi sao mà đọc và viết mãi cũng không xong. Cô giáo gọi đọc bài,
An đứng sững, miệng cứ như ngậm hột thị, khiến cả lớp cười rộ lên. Phần vì xấu


hổ, phần vì quen với cảnh nô đùa thỏa thích trên cánh đồng xa, chiều chiều vắt
vẻo trên lưng trâu, thong thả về nhà sướng thật ! ... Thế là an trốn học, dần dần
rồi bỏ học luôn.
Mười một tuổi, An được người bà con xa đón về Diên Khánh (Nha Trang)
để bế cháu cho con gái bà đi làm. Công việc có vẻ nhẹ nhàng, ăn uống đầy đủ
nhưng đổi lại An nhớ nhà, nhớ mẹ và em trai vô cùng. Những lúc dỗ em ngủ
xong, An lẩn quẩn chẳng biết làm gì. Nhìn lũ trẻ xung quanh tụm lại đọc thơ,
đọc truyện ... An thèm lắm ! An bắt đầu thấy tiếc và tủi hổ... "Giá mà mình biết
chữ thì mình cũng sẽ chơi cùng chúng nó, được đọc thơ, tập hát, rồi tranh cãi với
nhau về một câu chuyện chẳng hạn ... rồi mình viết thư về nhà hỏi thăm mẹ,
thằng em trai nay đã lớn chưa? ..." - An cứ miên man nghĩ và buồn nhiều hơn.
Hai năm trôi qua, An về nhà với số tiền dành dụm kha khá. Trong xóm, ai
cúng khen An lớn hẳn, tóc dài, trắng trẻo, xinh như thiếu nữ nhưng An không hề
để ý mà chỉ thấy trong lòng có một cái gì đó rất buồn. Có lẽ vì bạn bè cùng lứa
với An ai cũng vào lớp 7, thằng Sơn còi chậm nhất cũng vào lớp 6. An bắt đầu
suy nghĩ, tự trách mình như một người lớn. Ban đêm, An cứ nhìn lên bầu trời
mong thấy một ngôi sao băng để ước, ước được đi học, được biết chữ ... Thế rồi,
người thầy giáo dạy chữ, xóa mù cho vùng quê hẻo lánh đã đến. Thầy nhiệt tình
đến nhà, vận động từng học sinh đến lớp Bổ túc ban đêm. Thầy như người cha
thứ hai, tận tâm dạy cho An từng nét chữ đầu tiên. Và An cố học, học say sưa
như là để đền bù lại những tháng ngày lãng phí đã qua. Cái chính là An được sự
giúp sức của thầy giáo, động viên của mẹ. An học Bổ túc văn hóa hết cấp I, cấp
II, rồi đến tốt nghiệp THPT loại khá...
Giờ đây An được nhận vào làm việc tại xã, tự tin đứng trên đôi chân của
chính mình. Cô thấy cuộc đời thật đẹp, thật rộng mở và thật ưu ái đối với cô.
Trong niềm vui khó diễn tả hết bằng lời ấy, An lại chạnh lòng nhớ đến người
thầy kính yêu. Thầy đã chuyển công tác nơi khác. Thầy lại tiếp tục mang kiến
thức, tâm huyết của mình cho bao thế hệ học sinh thân yêu ! An thầm nghĩ :
Thầy ơi ! Con không thể sánh bằng cô bé An-tư-nai can đảm, giàu nghị lực trong
truyện "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Ai-ma-tốp. Nhưng thầy chính là người

thầy Đuy-sen đã đem ước mơ, hy vọng gieo vào lòng những đứa trẻ nghèo, muộn
học ở vùng quê nghèo, nơi đây !
Tháng 4/09

×