Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh mô liên kết hỗn hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.63 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
BỆNH MÔ LIÊN KẾT HỖN HỢP
Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Văn Đoàn
Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh mô liên kết hỗn hợp. Nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 45 bệnh nhân được chẩn đoán lần đầu bệnh mô liên kết hỗn hợp từ tháng 7/2010 đến
tháng 7/2012 tại trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai theo bộ tiêu chuẩn chẩn đoán
của Alarcon - Segovia (1987). Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn thương lâm sàng đa dạng, thường gặp nhất
là đau khớp (100%); hội chứng Raynaud (93,3%); đau cơ (86,7%); mất nếp nhăn da (82,2%); khó thở tức
ngực (88,9%). Tổn thương cơ trên điện cơ chiếm 71,1%; tỷ lệ kháng thể ANA (kháng thể kháng nhân Antinuclear antibodies) dương tính là 97,8%; Anti - RNP70 (Anti Ribonucleotidprotein 70) d ương tính là
100%; tổn thương phổi kẽ và PHA (tăng áp lực động mạch phổi - Pulmonary Hypertension Artery) gặp ở
nhiều bệnh nhân. MCTD (Bệnh mô liên kết hỗn hợp - Mixed Connective Tissue Disease) có tri ệu chứng
chồng chéo của các bệnh mô liên kết khác với tỷ lệ kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng RNP - 70
dương tính cao. Tỷ lệ tổn thương phổi kẽ là 64,5% và PHA chiếm 89,3% số bệnh nhân được siêu âm tim.
Từ khóa: bệnh mô liên kết hỗn hợp, kháng thể kháng RNP70, PHA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh mô liên kết hỗn hợp là một bệnh tự
miễn dịch, được mô tả lần đầu tiên bởi Sharp
vào năm 1972. Bệnh gây tổn thương tại nhiều
cơ quan với biểu hiện lâm sàng chồng chéo

Ribonucleotidprotein) và kháng thể kháng
nhân với hiệu giá cao [2]. Bệnh mô liên kết
hỗn hợp vẫn có đặc trưng riêng, các biểu hiện
lâm sàng không xuất hiện cùng một thời điểm
mà nó thay đổi theo thời gian, cũng như các

các đặc điểm lâm sàng của bệnh Lupus ban



xét nghiệm miễn dịch khác của họ kháng thể
kháng nhân như kháng thể kháng chuỗi kép

đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus -

(Ds - DNA) có thể dương tính thoảng qua

SLE), xơ cứng bì hệ thống (Systemic sclerosis
- SSc), viêm đa cơ (Polymyositis - PM). Bệnh
mô liên kết hỗn hợp cũng như các bệnh mô

trong một giai đoạn của bệnh. Bệnh mô liên
kết hỗn hợp có tổn thương phổi chiếm 75%,

liên kết khác còn nhiều điều chưa biết về cơ

nó thường không có triệu chứng trong giai
đoạn đầu và tăng áp động mạch phổi là

chế sinh bệnh học [1].

nguyên nhân hàng đầu gây tử vong [3; 4].

Tuy nhiên, với sự phát triển của xét

Nhờ sự phát triển của xét nghiệm miễn

nghiệm miễn dịch học, bệnh mô liên kết hỗn


dịch học mà chúng ta mới biết đến bệnh mô

hợp được công nhận là một bệnh có đặc tính
lâm sàng hỗn hợp đặc trưng của bệnh mô liên

liên kết hỗn hợp tồn tại là một bệnh độc lập

kết, có tự kháng thể kháng U1 - RNP (U1-

bệnh mô liên kết như SLE, SSc, PM và đặc

với các đặc tính lâm sàng chồng chéo nhiều
tính huyết thanh học có kháng thể kháng U1 -

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Mai Hương, Trường Đại học Y
Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 02/8/2013
Ngày được chấp thuận: 30/10/2013

46

RNP dương tính với hiệu giá cao. Cho đến
nay chưa có công trình nào nghiên cứu về
bệnh mô liên kết hỗn hợp tại Việt Nam. Vì vậy
chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu:

TCNCYH 85 (5) - 2013



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Bệnh nhân được đánh giá trên lâm sàng

bệnh mô liên kết hỗn hợp.

và các xét nghiệm cơ bản: Công thức máu,

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

sinh hóa máu, sinh hóa nước tiểu, X-quang

1. Đối tượng

tim phổi thẳng, siêu âm ổ bụng, điện cơ.
Bệnh nhân có tổn thương tim phổi được

Nghiên cứu được tiến hành trên 45 bệnh

làm thêm các xét nghiêm: điện tim, khí máu

nhân được chẩn đoán lần đầu bệnh mô liên

động mạch, thăm dò chức năng thông khí

kết hỗn hợp từ tháng 7/ 010 - 7/2012 tại trung

phổi, xét nghiệm miễn dịch bằng phương


tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện

pháp

Bạch Mai theo bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của

ImmunoSorbent Assay).

ELISA

gián

tiếp

(Enzyme

Linked

Alarcon – Segovia (1987).
1.1. Huyết thanh học

3. Xử lý số liệu: các số liệu được xử lý
bằng toán thống kê y học, sử dụng phần mềm

Hiệu giá kháng thể kháng RNP cao

SPSS 16.0.

(> 1:1600).
1.2. Lâm sàng

- Phù các ngón tay.
- Viêm màng hoạt dịch.
- Viêm cơ (mô bệnh học hoặc sinh học).
- Hiện tượng Raynaud.
- Xơ cứng da vùng ngọn chi, có hoặc
không kèm theo xơ cứng toàn thể.
* Chẩn đoán bệnh mô liên kết hỗn hợp khi
có tiêu chuẩn về huyết thanh học và ít nhất 3
tiêu chuẩn lâm sàng, trong đó ưu tiên tiêu
chuẩn viêm cơ hoặc viêm màng hoạt dịch.
Trường hợp 3 tiêu chuẩn lâm sàng là sưng
ngón tay, xơ cứng đầu chi và hiện tượng
Raunaud cần phải có thêm tiêu chuẩn khác để
phân biệt với bệnh xơ cứng bì.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân không hợp tác tham gia
nghiên cứu.

4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng
đạo đức, bệnh nhân chấp thuận tham gia
nghiên cứu, là nghiên cứu mô tả nên không
ảnh hưởng tới tiến trình điều trị của bệnh nhân.

III. KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh
mô liên kết hỗn hợp.
1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 37,42 ±
12,82 với tỷ lệ nam/ nữ là 1/10.

2. Các biểu hiện lâm sàng được mô tả
trong bảng 1
Biểu hiện lâm sàng đa dạng với các triệu
chứng của các bệnh mô liên kết khác như
SLE, SSc, PM. Tỷ lệ bệnh nhân gặp đau khớp là

2. Phương pháp

nhiều nhất với 100% bệnh nhân; hội chứng

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

Raynaud (93,3%), đau cơ (86,7%), mất nếp nhăn

Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án
nghiên cứu.

da (82,2%), khó thở tức ngực (88,9%) là các

TCNCYH 85 (5) - 2013

triệu chứng thường xuyên gặp nhất (bảng 1).

47


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng
Dấu hiệu lâm sàng


STT

n

%

1

Sốt

19

42,2

2

Đau khớp

45

100

3

Cứng khớp

23

51,1


4

Biến dạng khớp

16

35,6

5

Hội chứng Raynaud

42

93,3

6

Sưng phù bàn tay

14

31,1

7

Ban đỏ

17


37,8

8

Mất nếp nhăn

37

82,2

9

Rụng tóc

35

77,8

10

Nốt sần Gottron

4

8,9

11

Teo da, loét da


20

44,4

12

Loét niêm mạc

16

35,6

13

Đau cơ, yếu cơ gốc chi

39

86,7

14

Dấu hiệu ghế đẩu

24

53,3

15


Giảm nhu động thực quản

15

33,3

16

Khó thở, tức ngực

40

88,9

17

Giảm thông khí phổi

27

60,0

18

Viêm màng phổi màng tim

25

55,6


19

Triệu chứng thần kinh

12

26,7

20

Các triệu chứng khác

24

53,3

3. Các chỉ số cận lâm sàng
Các giá trị trung bình các chỉ số huyết học (hồng cầu, hemoglobin, tiểu cầu) có giảm hơn so
với giá trị lý thuyết có ý nghĩa với p ≤ 0,001. Các chỉ số men cơ, men gan (CK, GOT) tăng hơn so
với giá trị bình thường có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, protein
nước tiểu tăng hơn so với giá trị bình thường có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tỷ lệ bệnh nhân
có tổn thương cơ thấy trên điện cơ chiếm 71,1%. Tỷ lệ dương tính cao với kháng thể ANA
(97,8%) và Anti - RNP70 (100%), một số bệnh nhân có dương tinh với kháng thể khác Ds - DNA
(42,2%), Scl - 70 (8,9%).

48

TCNCYH 85 (5) - 2013



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
4. Tổn thương phổi trên Xquang
Bảng 2. Tỷ lệ tổn thương phổi trên Xquang
Viêm phổi kẽ

Tràn dịch màng phổi

Tổng số
n1

%

n2

%

Xquang tim phổi thẳng

45

24

53,3

12

26,7

CT ngực


31

20

64,5

9

29,0

Trên Xquang tim phổi thẳng và CT scanner ngực tổn thương phổi kẽ chiếm tỷ lệ cao 53,3% và
64,5%, tổn thương tràn dịch màng phổi chiếm tỷ lệ thấp hơn là 26,7% và 29,0%.
5. Tổn thương tim trên siêu âm doppler tim
Bảng 3. Tỷ lệ tổn thương tim trên siêu âm doppler tim

Tổng số

Tăng áp lực
động mạch phổi

Dịch màng tim

Tăng đường kính
thất phải

EF giảm

n

%


n

%

n

%

n

%

25

89,3

15

53,6

9

32,1

6

21,4

28


Tỷ lệ tăng áp lực động mạch phổi là 89,3%, tràn dịch màng tim 53,3%, tăng đường kính thất
phải là 32,1% số bệnh nhân, phân số tống máu EF giảm gặp 21,4% trường hợp.
Bảng 4. Mối liên quan giữa đường kính thất phải
Đường kính
thất phải

Tăng áp lực động mạch phổi

p

Bình thường

Nhẹ

Vừa

Nặng

3 (15,8%)

9 (47,4%)

7 (36,8%)

0 ( 0%)

Tăng

0 (0%)


1 (11,1%)

3 (33,3%)

5 (55,6%)

Tổng

3

10

10

5

Bình thường

< 0,05

28

Có sự liên quan của tăng áp lực động mạch phổi đến tăng đường kính thất phải của bệnh
nhân với p < 0,05.
6. Chỉ số thăm dò chức năng thông
khí phổi
Chỉ số liên quan FVC (Dung tích sống thở
mạnh - Forced vital capacity) gặp ở mức độ


bình thường. Chỉ số FEV1 (thể tích thở ra tối
đa trong giây đầu tiên - Forced expiratory
volume in first second) gặp ở mức độ giảm

giảm nhẹ là 47,8% và giảm nhiều là 52,2% ,

nhiều là 26,1%, giảm nhẹ là 52,2% chỉ số ở
mức bình thường là 21,7%. Chỉ số FEV1/FVC

không có trường hợp nào có chỉ số ở giới hạn

ở mức bình thường chiếm 91,3%

TCNCYH 85 (5) - 2013

49


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tỷ lệ chỉ số thông khí phổi

0

100%

21.7
47.8

80%
60%


91.3

52.2

> 80%
60 - 80%

40%

< 60%

52.2

20%

26.1

4.3
4.3

0%
FVC

FEV1

FEV1/FVC

Hình 1. Tỷ lệ các chỉ số thông khí phổi
Nghiên cứu cho thấy các chỉ số pCO2 (Phân áp riêng phần CO2 trong máu động mạch Partial pressure of cacbon dioxide in arterial blood), HCO3 - tăng hơn so với giá trị bình thường

có ý nghĩa với p < 0,01. Chỉ số pO2 (Phân áp riêng phần O2 trong máu động mạch - Partial
pressure of oxygen in arterial blood) giảm so với giá trị bình thường có ý nghĩa với p < 0,001.
Tỷ lệ thay đổi các chỉ số khí máu động mạch

100%

15.4

80%
60%

42.3

23.1
61.5
77.3

Tăng
57.7

40%
20%

42.3

Giảm

26.9
11.5


Bình thường

22.7

19.2

0%
pH

pCO2

pO2

HCO3-

Hình 2. Tỷ lệ các chỉ số khí máu động mạch

IV. BÀN LUẬN

thấy tổn thương các cơ quan đa dạng nổi bật

Nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi thường

lên là dấu hiệu đau khớp 100%, hội chứng

gặp phù hợp với các bênh nhân bệnh mô liên

Raynaud 93,3%, xơ cứng mất nếp nhăn da

kết khác, thời kỳ sinh đẻ là thời kỳ các bệnh


82,2% và đau cơ 86,7%, tổn thương cơ trên

mô liên kết hoạt động mạnh nhất. Tỷ lệ giới

điện cơ là 71,1%. Đặc biệt có xét nghiệm

tính nam: nữ là 1:10 hoàn toàn phù hợp với

kháng thể kháng nhân dương tính tới 97,8%

một số nghiên cứu nước ngoài như PJW

và kháng thể kháng RNP70 là 100% có y

Venables tỷ lệ nam: nữ là 1:9 [5]. Các tổn

nghĩa vô cùng quan trọng trong chẩn đoán

thương trên lâm sàng và cận lâm sàng cho

bệnh [1; 3].

50

TCNCYH 85 (5) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tổn thương phổi chiếm tỷ lệ cao, trên lâm

sàng tỷ lệ gặp khó thở tức ngực là 88,9%;
giảm thông khí phổi qua đánh giá lâm sàng là
60% và trên Xquang phổi thường có tỷ lệ tổn
thương phổi kẽ là 53,3%, tổn thương tràn dịch
màng phổi là 26,7%, trên CT Scanner ngực có
tỷ lệ tổn thương phổi kẽ là 64,5%. Tuy nhiên,
đây là nghiên cứu tổn thương chung, chúng
tôi chưa có điều kiện chụp CT scanner hàng
loạt để đánh giá cả những bệnh nhân không
có tổn thương lâm sàng hay trên Xquang
thường. Hầu hết các bệnh nhân có tổn
thương phổi kẽ đều đã có giảm thể tích phổi,
có liên quan đến hội chứng rối loạn thông khí
hạn chế. Dù do điều kiện chúng ta chưa làm
được xét nghiệm TLC (dung tích khí toàn

V. KẾT LUẬN
Tổn thương trên lâm sàng và cận lâm sàng
đa dạng với triệu chứng lâm sàng chồng chéo
của các bệnh mô liên kết khác với các biểu
hiện đặc trưng của bệnh; hiệu giá kháng thể
kháng nhân và kháng RNP - 70 dương tính tỷ
lệ cao đặc trưng cho bệnh.
Tổn thương phổi chiếm tỷ lệ cao trong các
tổn thương nội tạng, có sự liên quan giữa tăng
áp lực động mạch phổi và đường kính thất
phải. Phát hiện sớm các tổn thương phổi và
tăng áp lực động mạch phổi và tiến hành điều
trị sớm cho bệnh nhân là vô cùng quan trọng.


Lời cảm ơn

phổi - Total Lung Capacity) để đánh giá

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các bác sĩ,
kỹ thuật viên và y tá tại Trung tâm Dị ứng -

chính xác hội chứng rối loạn thông khí hạn

Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai đã

chế nhưng kết quả chúng tôi thu được cũng
có giá trị tiên lượng cho bệnh nhân. Tăng

giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu này.

pCO2 chứng tỏ có giảm thông khí phế nang,
giảm đào thải CO2 làm ứ đọng CO2 trong cơ
thể gây toan hô hấp, hậu quả của tổn thương
phổi mạn tính [4; 6].

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sharp GC, May CM, Holman HR et al

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tăng áp

(1976).
Association
of

antibodies
to
ribonucleoprotein and Sm antigens with mixed

lực động mạch phổi chiếm 89,3% trong số 28
bệnh nhân, kết quả có sự khác biệt với các

connective - tissue disease, systemic lupus
Erythematosus and other rheumatic diseases.

nghiên cứu của Josephine Swanton (2005)
tăng áp lực động mạch phổi tăng từ 9 - 23%

New England Journal of Medicine, 295,
1149 - 1154.

trong 5 năm [7], gặp tỷ lệ khá cao là điều dễ

2. Sharp GC, Tan EM, Gould RG, et al.

hiểu bởi những bệnh nhân được lựa chọn đều
là những bệnh nhân có tổn thương tim phổi

(1972). Mixed connective tissue disease–an
apparently
distinct
rheumatic
disease

trên lâm sàng và Xquang. Có liên quan chặt

chẽ giữa tăng áp lực động mạch phổi và tăng

syndrome associated with a specific antibody
to an extractable nuclear antigen. American

đường kính thất phải với p < 0,05. Siêu âm
doppler tim là một biện pháp không xâm nhập

Journal of Medicine, 52, 148 - 159.

có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để chẩn đoán
sớm tăng áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân
bệnh mô liên kết hỗn hợp có tăng áp lực động
mạch phổi hoặc nghi ngờ tăng áp lực động
mạch phổi [4].
TCNCYH 85 (5) - 2013

3. Gary SF, Edward DH, Iain BM et al
(2008). MIXED CONNECTIVE TISSUE
DISEASE. Kelley's Textbook of Rheumatology,
12, 1054 - 1060.
4. Haroon N, Chandran V, Bharadwaj A
(2005). Pulmonary hypertension not a major
51


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
feature of early mixed connective tissue

An


disease:

diagnosis and treatment. Best Practice &

A

prospective

clinicoserological

study. Original Article, 21, 104 - 107.

overview

of

clinical

manifestations,

Research Clinical Rheumatology, 26, 61 - 72.

5. Venables P (2006). Mixed connective
tissue disease. lupus, 15, 132 - 137.
6. Oscar - Danilo Ortega-Hernandez YS
et al (2012). Mixed connective tissue disease:

7. Josephine Swanton B, David Isenberg
et al (2005). Mixed Connective Tissue

Disease: Still Crazy After All These Years.
Rheumatic Disease Clinical North America,
31, 421 - 436.

Summary
CLINICAL AND LABORATORY CHARACTERISTICS OF
MIXED CONNECTIVE TISSUE DISEASE
Our objective was to study the clinical and laboratory characteristics of mixed connective tissue disease (MCTD). It was a cross-sectional descriptive study. There were 45 patients who were
diagnosed as having mixed connective tissue disease from 7/2010 - 7/2012 at the Allergy and
Clinical Immunology Center in Bachmai Hospital, MCTD was diagnosised by using AlarconSegovia (1987) criteria. Arthralgia was the most obvious symptom that was seen, 100% patients;
following by Raynaud syndrome, 93.3%. The most common symptoms were muscle pain (86.7%),
loss of skin wrinkles (82.2%), difficulty breathing and chest tightness (88. 9%) and muscle damage, 71.1%. In our study, the high concentration of autoimmune antibodies was seen in most patients, ANA (Antinuclear antibodies) was 97.8%; anti-RNP70 (Anti Ribonucleotidprotein 70) was
100%. Interstitial pneumonia and pulmonary artery pressure was seen in many patients. In
conclusion, MCTD had overlapping clinical lesions of other autoimmune diseases; had high titer
ANA; had high titer anti - RNP70. There are 64.5% patients with interstitial lung injury and PHA
89.3% of patients received an echocardiogram.
Key word: mixed Connective Tissue Disease, Anti U1RNP-70, PHA

52

TCNCYH 85 (5) - 2013



×