Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá hiệu quả giảm đau đa mô thức trong thay khớp háng tại Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.84 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC
TRONG THAY KHỚP HÁNG TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Võ Thành Toàn*, Nguyễn Đức Quyền*, Phạm Thị Hiền Diện*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau đa mô thức (GĐĐMT) trên bệnh nhân (BN) thay
khớp háng tại Bệnh viện Thống Nhất.
Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ hồi cứu. Bao gồm 40 BN được chọn ngẫu nhiên trong mỗi nhóm không
sử dụng và có sử dụng GĐĐMT.
Kết quả: Trong 80 hồ sơ bệnh án, nữ chiếm 48,8%, phần lớn BN trên 60 tuổi (76,2%). Khác biệt không có ý
nghĩa thống kê về phân bố giới tính, nhóm tuổi, bệnh kèm, nguyên nhân, phương pháp, thời gian, thang điểm đau
VAS trước mổ (p > 0,05). Nhóm GĐĐMT giảm tỷ lệ BN đau nặng 3 ngày đầu sau mổ, tỷ lệ mất ngủ thấp hơn,
giảm số ngày nằm tại giường và lượng opioid sử dụng (p < 0,05).
Kết luận: GĐĐMT giúp BN giảm đau hiệu quả, giúp sớm hồi phục chức năng vận động đồng thời hạn chế
được liều lượng thuốc giảm đau gây nghiện.
Từ khóa: Giảm đau đa mô thức, thay khớp háng.

ABSTRACT
EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF THE MULTIMODAL RIGEMEN ON PAIN CONTROL
IN PATIENTS UNDERGOING HIP REPLACEMENT AT THONG NHAT HOSPITAL.
Vo Thanh Toan, Nguyen Đuc Quyen, Pham Thi Hien Dien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 166 - 171
Objective: This study is performed to evaluate the effectiveness of the multimodal regimen on pain control in
patients undergoing hip replacement at Thong Nhat hospital.
Methods: A retrospective cohort study. 40 patients were randomized for each group – conventional pain
control group and multimodal pain control group.
Results: Among 80 patients, 48.8% were female, median age was 79.5 years (30 – 96) and most of patients


were over 60 years old (76.2%). There were no significant difference in gender, age, comorbidities, cause of hip
replacement, surgery methods, operation time, preoperative VAS (p > 0.05). The multimodal pain control group
has lower rate of severe pain in the first 3 days after surgery and sleep disturbance, early ambulation and opioid
dose reduction (p < 0.05).
Conclusion: The multimodal analgesic regimen provided effective pain relief, early functional recovery as
well as decreased opioid consumption.
Key words: Multimodal Pain Management, hip replacement
Tuy nhiên để đạt được kết quả mong đợi, cần
ĐẶT VẤN ĐỀ
phải thực hiện tốt việc giảm đau sau mổ bởi thay
Thay khớp háng là thay thế một phần hoặc
khớp háng là phẫu thuật lớn, gây đau nhiều dẫn
toàn bộ khớp háng bị tổn thương, nhằm giúp BN
tới nhiều tác động xấu trên vận động cũng như
cải thiện đi lại và nâng cao chất lượng cuộc sống.
sự hợp tác của BN với vật lý trị liệu. Để giảm đau
* Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Thống Nhất tpHCM
Tác giả liên lạc: TS. BS. Võ Thành Toàn – ĐT: 0918554748
Email:

166

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
cho BN sau thay khớp háng, trước đây thường
sử dụng đơn lẻ các nhóm thuốc như opioid,
NSAID, acetaminophen... thế nhưng thực tế, BN
vẫn còn đau nhiều. Một trong những nguyên

nhân là do sự phức tạp, đa cơ chế của đau sau
mổ khiến cho sự tiếp cận đơn mô thức chưa phát
huy được hiệu quả.
Hiện tại, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
cho thấy hiệu quả của phương pháp GĐĐMT
trên BN thay khớp háng như nghiên cứu của
Peters năm 2006, Parvataneni năm 2007(7) hay
gần đây là nghiên cứu của Hyun Kang năm
2013(4). Tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ
Chí Minh, việc sử dụng GĐĐMT trên BN thay
khớp háng còn khá mới mẻ và cần được nghiên
cứu thêm. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả GĐĐMT
trên BN sau thay khớp háng tại bệnh viện Thống
Nhất.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
BN thay khớp háng toàn phần và bán phần
có dùng hoặc không dùng GĐĐMT tại khoa
Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Thống
Nhất thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 6 năm
2013 đến tháng 6 năm 2015. Tiêu chuẩn loại trừ:
BN suy gan hoặc AST hoặc ALT trên 80 U/L, có
tiền sử dùng thuốc gây nghiện (sử dụng trên 30
mg/ngày morphin uống hoặc liều thuốc giảm
đau gây nghiện tương đương trong vòng 1 tháng
trước đó), hoặc dị ứng với thuốc sử dụng trong
nghiên cứu.


Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp
Phương pháp đoàn hệ hồi cứu. BN thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu được chia ngẫu nhiên thành 2
nhóm:
Nhóm 1: sử dụng phương pháp GĐĐMT bao
gồm giảm đau dự phòng bằng paracetamol
truyền tĩnh mạch 1 – 2 giờ trước mổ, gây tê tủy
sống trong lúc mổ và sử dụng ít nhất 2 thuốc
giảm đau sau mổ.

Nghiên cứu Y học

Nhóm 2: không sử dụng phương pháp
GĐĐMT. BN trong nhóm 2 được giảm đau
tương tự như nhóm 1 nhưng không dùng giảm
đau dự phòng bằng paracetamol trước mổ.

Phương pháp chọn mẫu
Chọn ngẫu nhiên bằng phần mềm MS Excel
2010, chọn được 40 BN ở mỗi nhóm trên 145 BN.
Mục tiêu khảo sát và các thông số theo dõi
Mối liên quan giữa phương thức giảm đau với hiệu
quả giảm đau
Mức độ đau theo thang đau VAS (Visual
Analogue Scale): không đau, đau nhẹ, đau trung
bình, đau nặng
Thời gian nằm viện: thời gian từ sau khi
nhập viện đến khi BN xuất viện, tính theo đơn vị
ngày. Trong đó, tiêu chuẩn xuất viện là BN tỉnh

táo, không sốt, sinh hiệu ổn định, vết mổ khô
sạch, BN có thể ngồi dậy, tập đứng và đi bằng
khung có sự hỗ trợ của kỹ thuật viên vật lý trị
liệu liên tục 3 ngày.
Tác dụng không mong muốn của thuốc: nôn
và buồn nôn, đau thượng vị, ức chế hô hấp
(SpO2 nhỏ hơn 88% ở tình trạng thở khí trời), bí
tiểu, táo bón, chóng mặt.

Các bước tiến hành
Thu thập thông tin
Phần hành chính
Hồ sơ bệnh án, tên, tuổi, giới tính, ngày nhập
viện, ngày xuất viện, lý do nhập viện, tiền sử
bệnh, tiền sử dị ứng.
Phần theo dõi sau mổ
Mức độ đau theo thang điểm VAS ngày 1, 2,
3 sau mổ, số ngày BN nằm tại giường bệnh,
lượng opioid sử dụng, mất ngủ về đêm, thời
gian nằm viện, tác dụng không mong muốn do
thuốc sử dụng.

Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 20,0

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

167



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
nhóm này chỉ còn đau nhẹ (57,5%) vào ngày thứ
ba sau mổ.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Điểm đau trước mổ

Bảng 2: Mức độ đau sau mổ ở 2 nhóm

Bảng 1. Điểm đau trước mổ theo 2 nhóm BN
Tham số

GĐĐMT (n=22)

Trung vị
Khoảng dao động
(min – max)

5

Không GĐĐMT
(n = 22)
4

2-7

3-6


p
0,151

Điểm đau trước mổ cần được phân tích bởi nó
thể hiện cảm nhận của BN về đau trước đó và có
thể ảnh hưởng đến sự đánh giá về đau sau mổ.
Do đau là cảm nhận chủ quan nên mỗi BN sẽ có
xu hướng so sánh với cảm giác của bản thân trước
đó. Đồng thời, đau trước mổ cũng ảnh hưởng đến
tâm lý BN trong việc mong chờ một biện pháp
giảm đau hiệu quả. BN nhập viện trong tình trạng
đau mức độ nhẹ đến trung bình, trong đó chủ yếu
là đau trung bình (61,25%). Kết quả phân tích cho
thấy khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa
điểm đau trước mổ ở BN nhóm 1 và nhóm 2 (p =
0,410)

Mối liên quan giữa phương thức giảm đau
với hiệu quả giảm đau sau mổ
Mức độ đau
Mức độ đau theo ngày
Nhìn chung, tỷ lệ BN đau nặng giảm dần
trong 3 ngày đầu sau. Mặc dù tình trạng đau nặng
có giảm nhưng vẫn còn đến 40% người bệnh đau
nặng vào ngày thứ 3 ở nhóm không dùng
GĐĐMT và tỷ lệ đau nặng vào ngày đầu tiên ở
nhóm này là khá cao đến 82,5%. Kết quả này khá
phù hợp với nghiên cứu trên 44 BN thay khớp
háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2014)(5) khi có đến
84,09% BN đau nhiều vào ngày đầu sau mổ và tỷ

lệ này vào ngày thứ ba là 36,36%.
Tỷ lệ BN đau nặng ở cả 3 ngày đều thấp hơn
có ý nghĩa thống kê ở nhóm GĐĐMT (p < 0,001).
Ở nhóm trên, tỷ lệ BN đau nhiều trong ngày đầu
sau mổ là 32,5% và giảm dần chỉ còn 5% vào ngày
3 trong khi ở nhóm không GĐĐMT, có tới 40%
BN vẫn còn đau nặng vào ngày 3. Hiệu quả khả
quan của GĐĐMT còn thể hiện ở chỗ đa số BN ở

168

Đau nhẹ
Đau vừa
Đau nặng
Đau nhẹ
Đau vừa
Đau nặng
Đau nhẹ
Đau vừa
Đau nặng

GĐĐMT
Không GĐĐMT
(n = 40)
(n =40)
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
Ngày 1

2
5
0
0
25
62,5
7
17,5
13
32,5
33
82,5
Ngày 2
5
12,5
1
2,5
31
77,5
20
50
4
10
19
47,5
Ngày 3
23
57,5
8
20

15
37,5
16
40
2
5
16
40

p

0,001

0,001

0,001

Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu giảm
đau sau thay khớp háng tại Việt Nam(9), trong khu
vực và trên thế giới. Nghiên cứu của Hebl JR và
cộng sự (2005) trên 80 BN thay khớp háng toàn
phần cho thấy điểm đau thấp đáng kể trong 4
ngày đầu sau mổ ở nhóm GĐĐMT (VAS trung
bình là 2, 3, 3, 2 tương ứng ở ngày 0, 1, 2, 3 sau
mổ) trong khi điểm đau ở nhóm chứng rất cao
(VAS trung bình là 7, 6, 5, 5 tương ứng ở ngày 0, 1,
2, 3 sau mổ)(3). Tại Hàn Quốc, Hyun Kang và cộng
sự (2013) cũng cho kết luận điểm đau VAS trung
bình của nhóm GĐĐMT (4,8) thấp đáng kể so với
nhóm giảm đau thường quy (5,8) (p = 0,008)(4).

Mức độ đau theo 2 nhóm tuổi
Bảng 3: Tỷ lệ BN đau nặng vào các ngày sau theo 2
nhóm tuổi
Từ 60 tuổi trở xuống
(n = 19)

Trên 60 tuổi
(n = 61)
Số BN Tỷ lệ %
33
54,1

P

Ngày 1

Số BN
13

Tỷ lệ %
68,4

Ngày 2

4

21,1

19


31,1

0,762

Ngày 3

4

21,1

14

23,0

0,942

0,336

Tỷ lệ BN đau nặng phân bố theo nhóm tuổi
khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Một vài
nghiên cứu khác như nghiên cứu của Mamie
(2004) có cùng kết luận với chúng tôi rằng không
có sự khác biệt về điểm đau giữa nhóm BN trẻ
tuổi và BN cao tuổi (p > 0,05).

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Mức độ đau theo giới tính

Bảng 4: Tỷ lệ BN đau nặng vào các ngày sau mổ theo
giới tính

Ngày 1

Nữ (n = 39)
Số BN Tỷ lệ %
25
64,1

Nam (n = 41)
Số BN Tỷ lệ %
21
51,2

p

trung bình BN bắt đầu đi lại được bằng nạng (p <
0,001)(6).

Mất ngủ
Bảng 6: Tỷ lệ BN mất ngủ trong 2 nhóm nghiên cứu

0,233

Ngày 2

12

30,38


11

26,8

0,684

Ngày 3

9

23,1

9

22,0

0,993

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN đau
nặng phân bố theo giới tính có cao hơn ở nữ
nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05). Nghiên cứu của tác giả tác giả Gagliese
(2008)(2) cũng có cùng quan điểm trên.

Số ngày nằm tại giường
Bảng 5: Số ngày nằm tại giường của 2 nhóm BN
Tham số

GĐĐMT

(n = 40)

Không GĐĐMT
(n = 40)

p

Trung bình ± độ
lệch chuẩn

6,33 ± 3,245

9,00 ± 3,935

0,001

Số ngày sau mổ tới khi BN có thể đứng dậy
tập đi trở lại trung bình toàn mẫu (n = 80) là 7,66 ±
0,428 ngày. Số ngày nằm tại giường của BN trong
toàn mẫu nghiên cứu của chúng tôi (7,66 ngày)
tương đối cao hơn so với BN trong nghiên cứu
của Lee KJ năm 2014 (2,8 ngày ở nhóm GĐĐMT
và 5,3 ngày ở nhóm không GĐĐMT)(6). Khác biệt
này do đối tượng BN thay khớp háng tại Bệnh
viện Thống Nhất có tuổi trung vị (79,5 tuổi) cao
hơn trong nghiên cứu của Lee KJ (53 tuổi) nên khả
năng hồi phục sau một cuộc lớn chậm hơn.
Kết quả thống kê cho thấy số ngày nằm tại
giường bệnh của nhóm GĐĐMT trung bình là
6,33 ngày, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với

nhóm không dùng GĐĐMT (p < 0,001). Điều này
phù hợp với các nghiên cứu khác về sự hồi phục
chức năng vận động sau mổ của BN. Nghiên cứu
của Lâm Đạo Giang tại Bệnh viện Gia Định cho
thấy BN nhóm GĐĐMT có thể bắt đầu hợp tác
tập vật lý trị liệu sớm hơn, sau chỉ 1,54 ± 0,76 ngày,
còn ở nhóm không GĐĐMT là 3,39 ± 0,68 ngày (p
< 0,001). Nghiên cứu của Lee KJ và cộng sự năm
2014 trên 60 BN thay khớp háng toàn phần cũng
kết luận GĐĐMT đem lại sự hồi phục chức năng
vận động sớm hơn dựa trên kết quả thời gian

Nghiên cứu Y học

Không mất ngủ
Mất ngủ
Tổng cộng

GĐĐMT
(n = 40)
Số BN %
38
95
2
5,0
40
100

Không GĐĐMT
p

(n = 40)
Số BN
%
27
67,5
13
32,5 0,003
40
100

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận
tình trạng “mất ngủ” dựa trên số ngày BN than
mất ngủ và được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc an
thần (diazepam 5 mg) để hỗ trợ.
Kết quả thống kê cho thấy có 18,8% BN trong
toàn mẫu nghiên cứu bị mất ngủ ít nhất 1 lần. Tỷ
lệ BN bị mất ngủ trong nghiên cứu của chúng tôi
(18,8%) phù hợp với nghiên cứu của Wylde và
cộng sự (2011) khi cho thấy có 21 – 52% BN bị mất
ngủ do đau khi nghỉ ngơi vào ban đêm(10). BN bị
đau nhiều gây mất ngủ, đặc biệt là đối tượng BN
cao tuổi vốn thường khó ngủ. Mất ngủ ngược lại
khiến cho BN căng thẳng, lo lắng và cuối cùng
gây tăng nhận cảm đau, dẫn đến chậm phục hồi
sau mổ. Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ BN mất
ngủ ở nhóm GĐĐMT thấp hơn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm không GĐĐMT (p=0,003).
Thời gian nằm viện sau mổ
Bảng 7. Số ngày nằm viện của 2 nhóm BN
Tham số

Trung vị
Khoảng dao động
(min – max)

GĐĐMT (n Không GĐĐMT (n =
= 40)
40)
15
17
4 – 38

3 – 53

p
0,165

Trung vị thời gian nằm viện sau mổ trong
toàn mẫu là 15,5 ngày và khoảng dao động từ 3-53
ngày. Số ngày nằm viện sau mổ của BN trong
nghiên cứu của chúng tôi (15,5 ngày) là tương
đồng với nghiên cứu của Lee KJ (2009)(6) (18,8 ± 6
ngày ở nhóm GĐĐMT và 20,6 ± 6,3 ngày ở nhóm
không GĐĐMT). Nghiên cứu của Helb lại cho
thấy thời gian nằm viện ngắn hơn: 2,8 ngày ở
nhóm GĐĐMT – 5 ngày ở nhóm không
GĐĐMT)(3). Khác biệt trên có thể là do quy trình
giảm đau trong mổ cho BN trong nghiên cứu của

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


169


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Helb có sử dụng tê ngoài màng cứng lưu catheter
đến 36 giờ.
Kết quả thống kê cho thấy nhóm GĐĐMT có
thời gian nằm viện có ngắn hơn nhóm còn lại
nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p =
0,165). Điều này cũng giống với kết luận của Lee
KJ (p = 0,190) năm 2014(6) và của Busch năm 2010
(p > 0,05)(1).

Lượng opioid tiêm
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN được sử
dụng opioid đường tiêm gồm fentanyl và
tramadol, để thuận tiện cho việc thống kê, hàm
lượng fentanyl và tramadol được quy đổi sang
hàm lượng morphine IV tương đương. Kết quả
thống kê cho thấy trung vị lượng morphine IV là
30 mg, khoảng dao động từ 5 đến 89,38 mg.

Trung vị
Khoảng dao động
(min - max)

GĐĐMT (n Không GĐĐMT (n =

= 40)
40)
20
32,5
5 – 60

5 – 89,38

p
0,023

Trung vị của lượng morphine sử dụng là 30
mg nhưng khoảng dao động khá rộng, có các
trường hợp BN phải sử dụng nhiều lượng thuốc
giảm đau opioid. Kết quả thống kê cho thấy lượng
morphine IV của nhóm GĐĐMT ít hơn so với
nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê (p = 0,023). Điều
này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Helb (2005): lượng morphine tổng cộng sử dụng
cho nhóm GĐĐMT chỉ có 47 mg thấp hơn nhóm
chứng là 102 mg (p < 0,001)(3). Một nghiên cứu
khác được thực hiện bởi Busch và cộng sự (2010)
trên 64 BN thay khớp háng toàn phần, kết quả cho
thấy nhóm có dùng GĐĐMT sử dụng ít hơn
lượng thuốc giảm đau gây nghiện đường tĩnh
mạch do BN tự điều chỉnh (PCA). Lượng
morphin PCA trong 6 giờ sau mổ ở nhóm
GĐĐMT là 11,1 mg morphin, thấp hơn đáng kể
(p = 0,0023) so với nhóm chứng dùng 19,6 mg
morphin. Tương tự, lượng morphin PCA tổng

cộng ở nhóm GĐĐMT cũng thấp hơn
(p = 0,0093)(1).

170

Buồn nôn và nôn
Đau thượng vị
Ức chế hô hấp
Bí tiểu
Táo bón
Chóng mặt

GĐĐMT
(n = 40)
Số BN %
3
7,5
0
0
2
5
6
15
1
2,5
1
2,5

Không GĐĐMT
( n = 40)

Số BN
%
2
5
3
7,5
3
7,5
8
20
6
15
3
7,5

p

0,556
0,108

Thống kê cho thấy có 68,75% BN không bị tác
dụng không mong muốn nào, có 31,25% BN có ít
nhất 1 tác dụng không mong muốn, 5% BN chịu 2
tác dụng không mong muốn và 5% BN phải chịu
đến 3 tác dụng trong số này.
Chóng mặt và đau thượng vị

Bảng 8. Hàm lượng morphine IV ở 2 nhóm BN
Tham số


Tác dụng không mong muốn của thuốc
Bảng 9: Tác dụng không mong muốn của 2 nhóm
nghiên cứu

Chiếm tỷ lệ thấp (5% BN chóng mặt và 3,8%
đau thượng vị). Tỷ lệ này cũng thấp hơn nghiên
cứu tương đồng ở bệnh viện Gia Định (14,3%
chóng mặt, 5,36% đau thượng vị). Chóng mặt là
tác dụng bất lợi thường thấy khi dùng gabapentin
tuy nhiên tác dụng này chỉ thoáng qua và BN đôi
khi không báo cáo với điều dưỡng.
Về buồn nôn và nôn
Phản ứng buồn nôn và nôn, ức chế hô hấp
gặp ở 6,3% BN. Tỷ lệ buồn nôn và nôn trong
nghiên cứu của chúng tôi (6,3%) thấp hơn trong
nghiên cứu của Lâm Đạo Giang (2014) (18,8%).
Nghiên cứu của Hebl và cộng sự (2005) ghi nhận
có 32% buồn nôn và nôn liên quan tới thuốc giảm
đau gây nghiện(3). Nghiên cứu của Lee KJ và cộng
sự (2009) có 30% buồn nôn và nôn ở nhóm
GĐĐMT và 40% ở nhóm giảm đau thường quy(6).
Khác biệt này được giải thích bởi lượng morphine
trung bình dùng cho BN ở các nghiên cứu trên
đều cao hơn so với lượng morphine dùng cho BN
tại Bệnh viện Thống Nhất. Tương đồng với kết
quả của chúng tôi, nghiên cứu của Lee KJ và cộng
sự (2009) kết luận khác biệt không có ý nghĩa
thống kê giữa 2 nhóm có và không GĐĐMT (p =
0,725)(6).


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Về đau thượng vị
Nguyên nhân do stress sau mổ hoặc tác dụng
của NSAID, tuy nhiên tỷ lệ này thấp do BN dùng
NSAID hoặc BN có nguy cơ loét dạ dày đều được
bảo vệ bằng omeprazole 20mg 2 lần/ ngày. Tỷ lệ
BN bị các tác dụng không mong muốn khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Trong
nghiên cứu của chúng tôi đau thượng vị không
gặp ở nhóm GĐĐMT và gặp trên 7,5% BN nhóm
không GĐĐMT, khác biệt không có ý nghĩa thống
kê. Kết quả này rất phù hợp với nghiên cứu của
tác giả Lâm Đạo Giang khi ghi nhận có 5,36% BN
đau thượng vị ở nhóm không GĐĐMT và không
gặp ở nhóm GĐĐMT, tuy nhiên nhờ cỡ mẫu lớn,
sự khác biệt trong 2 nhóm của nghiên cứu trên là
có ý nghĩa thống kê (p <0,05)
Về ức chế hô hấp
Nghiên cứu của Peters và cộng sự (2006) cho
thấy có 6% BN bị ức chế hô hấp trong nhóm
chứng (giảm đau thường quy), trong khi chỉ có
2% trong nhóm GĐĐMT. Tuy nhiên, giống như
trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,29). Ngược lại,
một nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy
(2014) cho thấy tỷ lệ BN ức chế hô hấp do thuốc
giảm đau gây nghiện giảm đáng kể ở nhóm

GĐĐMT (7,14% ở nhóm giảm đau thường quy và
0% ở nhóm GĐĐMT, p = 0,032)(5)
Về bí tiểu
Tác dụng không mong muốn thường gặp
nhất là bí tiểu (17,5%), táo bón (8,8%). Tỷ lệ bí tiểu
khá cao do BN đau nhiều, dẫn tới phản xạ co thắt
cơ vòng, đồng thời đây cũng là phản ứng bất lợi
thường gặp khi gây tê tủy sống. Táo bón gặp ở BN
do nhiều yếu tố kết hợp bao gồm tác dụng ức chế
nhu động ruột của opioid. BN tuổi cao, nằm lâu,
đau nhiều, lo lắng và ăn uống kém. Trái với
nghiên cứu của chúng tôi, tác giả Helb (2005) cho
rằng GĐĐMT giúp hạn chế được tác dụng không
mong muốn này khi ghi nhận tỷ lệ bí tiểu khác
nhau có ý nghĩa (p < 0,001) ở 2 nhóm BN.
Nói chung, khác với nhiều nghiên cứu trong
nước và ngoài nước có ghi nhận GĐĐMT làm

Nghiên cứu Y học

giảm các tác dụng không mong muốn trên BN,
các tỷ lệ này khác nhau không có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi.
Nguyên nhân là do cỡ mẫu nhỏ (n = 80) trong
khi các phản ứng bất lợi là ít gặp.

KẾT LUẬN
GĐĐMT giúp làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ BN
đau nặng trong 3 ngày đầu sau mổ, rút ngắn số
ngày nằm tại giường sau mổ, giảm tỷ lệ BN mất

ngủ phải dùng thuốc an thần và giảm được
lượng opioid IV cho BN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Busch CA et al (2010). The efficacy of periarticular multimodal
drug infiltration in total hip arthroplasty. Clin Orthop Relat Res.
2010 Aug; 468(8): 2152-9.
2. Gagliese L, Jackson M (2000). Age is not an impediment to
effective use of patient-controlled-analgesia by surgical patients.
Anesthesiology 93 (3), 601-610 (2000)
3. Hebl JR et al (2005). A comprehensive anesthesia protocol that
emphasizes peripheral nerve blockade for total knee and total
hip arthroplasty. J Bone Joint Surg Am. 2005;Suppl 2:63–70
4. Hyun Kang et al (2013), Effectiveness of Multimodal Pain
Management After Bipolar Hemiarthroplasty for Hip Fracture.
The Journal of Bone and Joint Surgery, 95: p291- 296
5. Lâm Đạo Giang và cộng sự (2014). Khảo sát đau và những ảnh
hưởng của đau sau thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Kỷ
yếu hội nghị thường niên lần thứ XXI hội Chấn Thương Chỉnh
Hình TP.HCM, 11/2014, trang 71-75.
6. Lee KJ (2009). Efficacy of Multimodal Pain Control Protocol in
the Setting of Total Hip Arthroplasty. Clinics in Orthopedic
Surgery 2009; 1: 155 -160.
7. Parvataneni HK et al (2007). Controlling pain after total hip and
knee arthroplasty using a multimodal protocol with local
periarticular injections: a prospective randomized study. J
Arthroplasty ;22:p33–38
8. Peters CL et al (2006). The Effect of a New Multimodal

Perioperative Anesthetic Regimen on Postoperative Pain, Side
Effects, Rehabilitation, and Length of Hospital Stay After Total
Joint Arthroplasty. J Arthroplasty ;21:p132-138
9. Tăng Hà Nam Anh, Nguyễn Thu Chung (2014). Hiệu quả giảm
đau bằng phương pháp giảm đau đa mô thức trong thay khớp
gối và khớp háng. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam-số đặc
biệt-2014, p.207-217
10. Wylde V et al (2011). Acute postoerative ain at rest after hip and
knee arthroplasty: severity, sensory qualities and impact on
sleep, Orthopaedics and Traumatology. Surgery and Research,
97:p139-144

Ngày nhận bài báo:

12/07/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

28/07/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

171




×