Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát một số đặc điểm phẫu thuật Longo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.56 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHẪU THUẬT LONGO
Bùi Mạnh Côn*

TÓMTẮT
Đặt vấn đề: Bệnh trĩ là bệnh phổ biến.Các phương pháp mổ từ trước 1993 chủ yếu can thiệp vào
vùng da quanh hậu môn và biểu mô ống hậu môn, thường có thể gây đau sau mổ. Cắt trĩ Longo là phương
pháp mới do Antonio Longo, khởi xướng năm 1993 với nhiều ưu điểm như ít đau, ít chảy máu,… đã được
nhiều bệnh viện áp dụng.
Mục tiêu: Khảo sátmột số đặc điểm của phẫu thuật Longo thực hiện tại Bệnh viện An Bình.
Phương pháp: Mô tả trường hợp bệnh.
Kết quả: Trong hai năm 2011-2012 phẫu thuật cắt trĩ Longo 117 trường hợp (48 nam, 69 nữ), tuổi
trung bình 48,5. Lý do nhập viện chủ yếu do trĩ sa (82%). Trĩ độ III(73%). Thời gian mổ trung bình 48
phút. Thuốc giảm đau sau mổ NSAID dạng uống (55%). Máu mất trong mổ không đáng kể. Biến chứng
sau mổ: đau ít và không đau (80%), chảy máu sau mổ (<2%), biến chứng muộn hẹp hậu môn 1(<1%).
Kết luận: Phẫu thuật Longo tại bệnh viện An Bình là khá an toàn và hiệu quả.
Từ khóa: phẫu thuật longo, bệnh trĩ.

ABSTRACT
SURVEY SOME CHARACTERISTICS OF LONGO PROCEDURE
Bui Manh Con * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 140 - 143
Background: Hemorrhoids are common diseases. Harvesting methods from before 1993, mainly
intervene in the skin around the anus and anal canal epithelium, are causing postoperative pain. Antonio
Longo, new approach initiated in 1993 with many advantages such as less pain, less bleeding, ... was
applied by many hospitals.
Purpose: Survey some characteristics of Longo procedure at An Bình hospital.
Methods: Case series study.
Results: In the two years 2011-2012, 117 cases (48 males, 69 females), mean age: 48.5. The reason for


hospitalization: Hemorrhoids prolapse (82 %). Hemorrhoids: level III (73%). The average operating time
of 48 minutes. NSAID analgesics postoperative oral intake (55%). Blood loss during surgery negligible.
Complications after surgery: less pain or none (80%), postoperative bleeding (< 2 %), complications of
anal stenosis 1 (< 1 %).
Conclusion: Longo procedure at An Bình hospital is quite safe and effective.
Key words: longo procedure, hemorrhoids.

ĐẶTVẤNĐỀ
Trĩ là một bệnh phổ biến, phẫu thuật điều
trị bệnh trĩ cũng có rất nhiều phương pháp,
nhược điểm của các phương pháp này là đều
can thiệp vào vùng da và niêm mạc ống hậu

môn là vùng chứa nhiều thần kinh cảm giác
và mạch máu (vùng đệm có tác dụng như
vale hậu môn) vì vậy thường có thể gây đau,
chảy máu, chít hẹp sau mổ. Phẫu thuật Longo
là phương pháp mổ trĩ mới do Antonio Longo
khởi xướng với nguyên tắc bảo tồn vùng trĩ,



Bệnh viện An Bình
Tác giả liên lạc: TS.BS. Bùi Mạnh Côn. ĐT: 0945367632. Email:

140

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
cắt khoanh niêm mạc triệt mạch và khâu treo
bằng máy vì vậy có nhiều ưu điểm như ít
đau, ít chảy máu, hồi phục sớm, ít biến
chứng. Chúng tôi tổng kết 2 năm thực hiện
phương pháp này để đánh giá kết quả của
phẫu thuật Longo tại Bệnh viện An Bình.

ĐỐITƯỢNGVÀPHƯƠNGPHÁP
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả loạt ca (Case series study).

Đối tượng nghiên cứu
Hồi cứu tất cả các hồ sơ cắt trĩ bằng phẫu
thuật Longo trong 2 năm 2011-2012.

Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu
Các bệnh nhân được chọn vào mẫu
nghiên cứu thỏa mãn các điều kiện:

Nghiên cứu Y học

+ Độ C: đau vừa.
+ Độ D: đau nhiều.
+ Độ E: đau dữ dội.
Độ A không dùng giảm đau; độ B, C dùng
giảm đau uống; Độ D dùng giảm đau chích;
Độ E dùng giảm đau á phiện.

KẾTQUẢ

Trong 2 năm (2011, 2012) có 117 trường
hợp thực hiện phẫu thuật Longo.
Bảng 1: Giới tính và nghề nghiệp
Giới

Nam

48

41%

Nữ

69

59%

Tuổi trung bình

48,5

Lao động trí óc

Nghề
nghiệp Lao động chân tay

17

15%


100

85%

Được chẩn đoán có búi trĩ độ III, IV, chỉ
định và cắt trĩ bằng phẫu thuật Longo.

Lý do nhập viện: trĩ sa 96 trường hợp
(TH) (82%), chảy máu 18 trường hợp (15%),
Đau 3 trường hợp (3%).

Tại bệnh viện An Bình trong 2 năm 20112012.

Bảng 2: Loại thương tổn

Tiêu chuẩn loại trừ
Khi bệnh có bệnh lý trĩ kết hợp với các
bệnh lý khác tại vùng hậu môn.
ASA độ IV, V.

Các thì phẫu thuật chính

1 búi

2

2%

2 búi


21

18%

3 búi

29

25%

4 búi

15

13%

Tổng

67 trường hợp (58%)

50 trường hợp (42%)

Bảng 3: Độ trĩ
Độ trĩ

- Gây tê tủy.
- Nong hậu môn.

Trĩ vòng


Trĩ búi

Độ III
92 (78,6%)

Độ IV
25 (21,4%)

- Đặt CAD 34mm.

Thời gian mổ trung bình 48 phút.

- Khâu vòng niêm mạc bằng prolene 1.0.

Máu mất trong khi mổ không đáng kể.

- Đặt stapler bấm cắt.
- Cầm máu.
- Xử trí thương tổn đi kèm.

Săn sóc sau mổ
- Ăn nhẹ ngày đầu (cháo, sữa).
- Ngày thứ 2 trở đi có thể ăn đặc.
- Đại tiện và đi lại bình thường.
- Đánh giá mức độ đau theo Goligher:
+ Độ A: không đau.

Bảng 4: Khâu cầm máu tăng cường
Khâu cầm máu tăng cường
Có khâu tăng

Không khâu tăng cường
cường
Không dùng
Có dùng
spongel
spongel
37 trường hợp
(32%)
49 trường hợp
31 trường hợp
(42%)
(26%)
32%
68%

Thời gian nằm viện trung bình 6 ngày
(ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 22 ngày).

+ Độ B: đau ít.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

141


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học
Bảng 5: Dùng thuốc giảm đau sau mổ
Paracetamol hoặc

NSAID dạng chích
33 trường hợp
(28%)

Paracetamol hoặc Không dùng
giảm đau
NSAID dạng uống
64 trường hợp
20 trường hợp
(55%)
(17%)

Đi cầu lần đầu tiên đau 29 TH (25%),
không đau 88 TH (75%)
Bảng 6: Đau sau mổ
Đau sau mổ
Không đau
Đau ít
Đau vừa
Đau nhiều
Đau dữ dội

Số lượng (%)
37 trường hợp (31%)
57 trường hợp (49%)
19 trường hợp (16%)
3 trường hợp (3%)
1 trường hợp (1%)

Bảng 7: Biến chứng sau mổ khác

Biến chứng sau mổ
Bí tiểu sau mổ
Chảy máu sau mổ
Hẹp hậu môn

Số lượng (%)
15 trường hợp (13%)
2 trường hợp (< 2%)
1 trường hợp (< 1%)

Về kỹ thuật mổ
Thời gian mổ trung bình 48 phút so với 43
phút của Bệnh viện Bình Dân, 20 phút của
bệnh viện Sao Paulo là do lần đầu thực hiện
phẫu thuật, độ trĩ lớn, tỉ lệ trĩ vòng cao và
bệnh lý nội khoa đi kèm; thời gian nằm viện
dài 6 ngày so với 3,8 ngày của Bệnh viện Bình
Dân là do đặc thù của bệnh viện bệnh nhân
có nhiều bệnh lý nội khoa nặng kèm theo; tỉ lệ
khâu tăng cường cầm máu tương tự các bệnh
viện, đối với các trường hợp chảy máu rịn
chúng tôi nhét Spongel mà không cần khâu
cho thấy có hiệu quả cầm máu tốt(1,3).
Đau sau mổ tương tự như các bệnh viện
khác. Các trường hợp đau nhiều thường do
đường khâu bấm thấp cách đường lược dưới
2 cm và do có phẫu thuật kết hợp(3).

BÀNLUẬN


Thuốc giảm đau sau mổ

Trong 2 năm (2011-2012) tại Bệnh viện An
Bình đã thực hiện 117 trường hợp phẫu thuật
Longo với kết quả như trên chúng tôi có một
số nhận xét như sau:

Tương tự các bệnh viện trên 70% chỉ cần
dùng giảm đau uống hoặc không dùng, tuy
nhiên tỉ lệ dùng giảm đau chích 28% và
không cần dùng giảm đau nhóm opium là
thấp hơn nhiều so với báo cáo của bệnh viện
Florence(1,7,8).

Về dịch tể học
Tần suất mắc bệnh gần giống nhau giữa
hai giới và tập trung độ tuổi lao động giống
với y văn cũng như các nghiên cứu trong và
ngoài nước(1,2,3,4).

Về lâm sàng
Nguyên nhân nhập viện do chảy máu búi
trĩ chỉ chiếm 15% có sự khác biệt so với các
nghiên cứu khác (Bệnh viện Bình Dân 70%),
(Bệnh viện Sao Paulo 80%) do chúng tôi chỉ
chọn nguyên nhân chính khiến bệnh nhân
nhập viện(1,3).

Về độ trĩ
Tỉ lệ trĩ vòng cao 42% so với 18% của bệnh

viện Bình Dân; tuy nhiên cũng giống các bệnh
viện khác là chủ yếu tập trung nhóm trĩ độ
III(3).

Đại tiện lần đầu đau chiếm 25% tương tự
báo cáo của bệnh viện Sao Paulo (24%), cao
hơn báo cáo của bệnh viện Florence (5,3%)(1,8).
Chảy máu và bí tiểu sau mổ tương tự báo
cáo trong nước, chảy máu chủ yếu từ đường
khâu bấm một số ít trường hợp do rách niêm
mạc lúc nong hậu môn; bí tiểu do gây tê tủy
sống do phản xạ đau và tổn thương cơ tuy
nhiên thường là tạm thời và không cần điều
trị gì(3,7).
Hẹp hậu môn có 1 trường hợp, tuy nhiên
bệnh nhân này đã có biểu hiện hẹp trước mổ.
Không có các biến chứng, nhiễm trùng,
tiểu không tự chủ, đi cầu khó, chảy máu mãn,
đau mãn hay sót trĩ.

KẾTLUẬN
Phẫu thuật Longo là phương pháp mổ trĩ
mới với các ưu điểm như ít đau, ít chảy máu,

142

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

thời gian nằm viện ngắn, bảo tồn vùng đệm
trĩ… so với các phương pháp mổ trĩ trước
đây. Chúng tôi thực hiện tổng kết đánh giá
việc áp dụng phương pháp này tại bệnh viện
An Bình so sánh với các bệnh viện khác trong
và ngoài nước và cho thấy kết quả tương
đồng. Nguyên nhân nhập viện chủ yếu do trĩ
sa và tỉ lệ trĩ vòng khá cao. Phẫu thuật ít chảy
máu, ít đau, chăm sóc hậu phẫu đơn giản và
có tính thẩm mỹ. Biến chứng hầu như không
có, chỉ có 1 số biến chứng nhẹ sau mổ như bí
tiểu, chảy máu nhưng hầu hết không cần can
thiệp và tự khỏi.

3.

4.
5.

6.

7.

8.

Nghiên cứu Y học

Lê Quang Nhân (2003). Đánh giá kết quả bước đầu điều
trị trĩ nội độ 3-4 bằng phẫu thuật Longo cải tiến. Hội thảo
chuyên đề bệnh Hậu môn-Trực tràng, 39-45.

Nguyễn Đình Hối (2002), “Bệnh trĩ”, Hậu môn, trực
tràng học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 73-106.
Nguyễn Phúc Minh, Dương Văn Hải, Nguyễn Mạnh
Dũng, Lê Quang Nghĩa (2008). Kết quả bước đầu điều trị
trĩ bằng phẫu thuật longo* Y Hoc TP. Ho Chi Minh, số 1,
trang 41 – 45.
Nguyễn Trung Vinh (2003). Kỹ thuật khâu vòng trong
điều trị bệnh trĩ. Hội thảo chuyên đề bệnh Hậu mônTrực tràng, số 3, trang 1-6.
Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Quốc Tuấn, Tạ Huy Dũng
(2012). Nhận xét bước đầu phẫu thuật Longo tại bệnh
viện 354, số 2, trang 6- 9.
Pemice L. (2001). Early and late (ten years) experience
with circular stapler hemorrhoidectomy. Dis colon rectum,
44(6), trang 836-41.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.

2.

Carlos WS. (2006). Initial experience with stapled
hemorrhoidopexy for treatment of hemorrhoids. Arq
Gastroenterol v. Số 43 (3), trang 238-242.
Jean F. (2005). Stapler hemorrhoidopexy versus MilliganMorgan Hemorrhoidectomy. Ann surg, 29-35 Pemice LM
(2001). Early and late(ten years) experience with circular
stapler hemorrhoidectomy. Dis colon rectum. Số 44(6),
trang 836-41.

Ngày nhận bài báo:


21/01/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

26/01/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/03/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

143



×