Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiệu quả điều trị thiếu máu ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc khi chuyển đổi sử dụng erythropoetin alpha tác dụng ngắn sang methoxy polyethylene glycol - epoetin beta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.82 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN
THẨM PHÂN PHÚC MẠC KHI CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG
ERYTHROPOETIN ALPHA TÁC DỤNG NGẮN
SANG METHOXY POLYETHYLENE GLYCOL- EPOETIN BETA
Nguyễn Bách*, Trần Huỳnh Ngọc Diễm*, Phạm Thị Thu Hiền**

TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả tăng hồng cầu, sự ổn định nồng độ Hb trong quá trình điều trị, các tác dụng
phụ và chi phí thuốc điều trị sau 6 tháng chuyển đổi thuốc từ loại EPO tác dụng ngắn sang methoxy polyethylene
glycol- epoetin beta ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc tại BV Thống Nhất TP.HCM.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân: 10 bệnh nhân thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại
trú (TPPMLTNT) được sử dụng MIRCERA từ tháng 1/2014 đến 1/2015. Trong đó, 3 tháng đầu BN được điều
trị thiếu máu bằng Erythropoetin alpha thế hệ thứ nhất có tác dụng ngắn (Eprex) và 6 tháng sau được điều trị
bằng Erythropoetin beta tác dụng kéo dài (MIRCERA). Ghi nhận liều lượng thuốc thực sự sử dụng cho các bệnh
nhân và nồng độ Hb hằng tháng từ bệnh án. Phương pháp: tiến cứu, mô tả. Xử lý thống kê: Sử dụng phần
mềm SPSS 22.0 với các thuật toán thông thường.
Kết quả: Liều Mircera µg/tháng (X±SD) vào tháng thứ 1,2,3,4,5,6 (X±SD) lần lượt là 63,03±23,47;
57,74±20,65; 44,44±15,71; 59,10±28,89; 54,40±28,53; 59,44±21,45 (p>0,05). Liều Eprex UI/tuần (trung vị,
khoảng tứ phân vị) vào tháng thứ 1,2,3 lần lượt là 1411 (888-1803,25); 1888,50 (1182,5-2000); 944 (499,51428,25) (p>0,05). Nồng độ Hb (g/dL) đạt được sau dùng thuốc Mircera tháng thứ 1,2,3,4,5,6 lần lượt là
9,84±1,31; 9,78±1,25; 9,90±1,38; 9,60±1,43; 9,94±1,51; 9,8±1,4 g/dL (p>0,05). Nồng độ Hb (g/dL) sau dùng thuốc
Erythropoetin tác dụng ngắn vào tháng thứ 1,2,3 lần lượt là 9,58±1,39; 9,79±1,52; 9,44±1,13 (p>0,05). Không có
sự khác biệt về nồng độ Hb giữa 2 loại thuốc được sử dụng (p>0,05). Chi phí điều trị thiếu máu tính bằng
VND/BN/tháng (X±SD) với sử dụng Mircera so với Eprex 2,015,016±727,094 so với 509,338±348,141 (p<0,05).
Kết luận: Chuyển đổi Erythropoetin (EPO) từ dạng tác dụng ngắn sang dạng tác dụng kéo dài (Mircera)
rất tiện lợi cho bệnh nhân thẩm phân phúc mạc và nhân viên y tế. Nồng độ Hb ổn định trong suốt thời gian 06
tháng điều trị và tương đương với thuốc Erythropoetin có tác dụng ngắn. Tuy nhiện, chi phí điều trị hằng tháng
cho mỗi bệnh nhân với thuốc Mircera cao khoảng gấp 4 lần so với thuốc EPO có tác dụng ngắn.


Từ khóa: thiếu máu, thẩm phân phúc mạc, Methoxy polyethylene glycol- epoetin beta, erythropoetin alpha.

ABSTRACT
COST - EFFECTIVENESS ATER A SWITCH TO CONTINUOUS ERYTHROPOETIN RECEPTOR
IN CONTINUOUS AMBULATORY PERITONEAL DIALYSIS PATIENTS
Tran Huynh Ngoc Diem, Pham Thi Thu Hien, Nguyen Bach
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 112 - 117
Objectives: to evaluate cost-effectiveness of continuous erythropoetin receptor activator (MIRCERA) in
anemia treatment after 6 months switching to Mircera in continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD)
patients in depatment of Nephrology and Dialysis, ThongNhat Hospital, HCM City.

* Khoa Nội thận Bệnh viện Thống Nhất
** Khoa Dược Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Bách
ĐT: 0918209808
Email:

112

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

Patients and methods: Patients: 10 stable CAPD patients who used to prescribe short acting EPO (Eprex)
for at least 3 months were switched to CERA for 6 months. Methods: prospectively. Data analysis: SPSS 22.0 was
used for analysis. A p-value <0.05 by two tailed testing was considered stasitically significant.
Results: Dose of Mircera µg/month (X±SD) at the month 1,2,3,4,5,6 (X±SD) was 63.03±23.47;

57.74±20.65; 44.44±15.71; 59.10±28.89; 54.40±28.53; 59.44±21.45 respectively (p>0.05). Dose of Eprex UI/week
(mean, 25-75%) at month 1,2,3 was 1411 (888-1803.25); 1888.50 (1182.5-2000); 944 (499.5-1428.25)
respectively (p>0.05). Hb concentration (g/dL) after a switch to Mircera at the month of 1,2,3,4,5,6 was 9.84±1.31;
9.78±1.25; 9.90±1.38; 9.60±1.43; 9.94±1.51; 9.8±1.4 g/dL respectively (p>0.05). Hb concentration (g/dL) after
using of short acting EPO (Eprex) at the month of 1,2,3 was 9.58±1.39; 9.79±1.52; 9.44±1.13 respectively
(p>0.05). No stastitic difference of Hb concentration between Mircera and short acting EPO (Eprex) (p>0.05).
EPO’cost VND/patient/month (X±SD) of Mircera versus Eprex was 2.015.016±727.094 vs 509.338±348.141
(p<0.05).
Conclusions: Switching to Mircera in continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD) patients was
effective and covenient for both patients and physians. Hb concentration was stable for six months of treatment.
However, cost for this drug was 4 times versus short acting EPO.
Keywords: anemia, continuous ambulatory peritoneal dialysis, Methoxy polyethylene glycol- epoetin beta,
erythropoetin alpha
các nhóm BN TNT, TPPM và tiền lọc máu và có
ĐẶT VẤN ĐỀ
5 báo cáo giảm chi phí thuốc khi chuyển sang
Hiệu quả và chi phí cao của thuốc điều trị
CERA. Tuy nhiên các báo cáo này có độ tin cậy
thiếu máu luôn là gánh nặng và áp lực lớn đối
thấp, chỉ có tóm tắt, thực hiện trên các BN và thời
với bệnh nhân, bảo hiểm y tế và kinh tế quốc
gian theo dõi không thống nhất(4).
gia... trong điều trị các bệnh lý mạn tính như suy
Các nhà nghiên cứu Dược và Thận học luôn
thận mạn giai đoạn cuối. Methoxy polyethylene
mong muốn có được một sản phẩm
glycol- epoetin beta (MIRCERA) được công ty
Erythropoetin (EPO) đáp ứng yêu cầu lâm sàng
dược phẩm La Roche đưa vào sử dụng tại thị
đặt ra thỏa mãn được cả 4 yếu tố: có hiệu quả

trường tại Châu Âu, Mỹ và trong vài năm gần
tăng hồng cầu khi sử dụng, ít tác dụng phụ, tiện
đây tại Việt Nam. Về mặt hiệu quả tăng hồng
lợi khi sử dụng cho bệnh nhân ngoại trú và giá
cầu, tác dụng phụ ít, tiện lợi khi sử dụng cho
thành thấp. Methoxy polyethylene glycolbệnh nhân bệnh thận mạn tiền lọc máu, bệnh
epoetin beta là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam
nhân thận nhân tạo chu kỳ và thẩm phân phúc
cho phép sử dụng tháng 1 lần. Thuốc đã được
mạc đã được chứng minh và các cơ quan quản lý
thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng(6,7).
dược phẩm Mỹ, Âu Châu chấp thuận(3). Tuy
Methoxy polyethylene glycol- epoetin beta
nhiên, về chi phí khi sử dụng thuốc này còn là
(Mircera) được kỳ vọng đáp ứng cả 4 yêu cầu
vấn đề tranh cãi, chưa thống nhất. Một số báo
trên. Mircera có thời gian bán hủy dài 134 giờ,
cáo lâm sàng thấy MIRCERA giúp giảm chi phí
tương tác liên tục với thụ thể và thời gian bán
điều trị thiếu máu so với loại EPO thế hệ đầu
thải dài giúp kiểm soát điều trị thiếu máu tối ưu.
tiên. Trong khi đó, một số khác thì cho kết quả
Tác dụng phụ thường gặp như tăng huyết áp
ngược lại. Holger Schmid phân tích tổng hợp các
(thường gặp nhất), phù nề ngoại biên, tiêu chảy,
nghiên cứu về chi phí hiệu quả của thuốc EPO có
viêm đường hô hấp trên, táo bón(9). Tính an toàn
tác dụng kéo dài trong điều trị thiếu máu cắt
của methoxy polyethylene glycol- epoetin beta
ngang vào tháng 7/2013 trên MEDLINE kết quả

được chứng minh nên được chấp thuận điều trị
có 6 nghiên cứu cho kết quả chuyển từ EPO tác
dụng ngắn sang CERA làm tăng chi phí thuốc ở

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

113


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

thiếu máu tại Châu Âu tháng 7 năm 2007 và tại
Mỹ (FDA) tháng 11 năm 2007(3).
Chúng tôi chọn được 10 bệnh nhân thẩm
phân phúc mạc liên tục ngoại trú có sức khỏe ổn
định, đang điều trị thiếu máu bằng loại EPO tác
dụng ngắn alpha (Eprex) chuyển sang điều trị
bằng EPO có tác dụng kéo dài Methoxy
polyethylene glycol- epoetin beta (Mircera). Ghi
nhận liều lượng thuốc thực sự sử dụng cho các
bệnh nhân và nồng độ Hb hằng tháng từ bệnh
án. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả tăng
hồng cầu, sự ổn định nồng độ Hb trong quá
trình điều trị, các tác dụng phụ và đặc biệt là chi
phí thuốc điều trị sau 6 tháng chuyển đổi thuốc
từ loại EPO tác dụng ngắn sang methoxy
polyethylene glycol- epoetin beta ở bệnh nhân
thẩm phân phúc mạc tại BV Thống Nhất

TP.HCM.

BỆNHNHÂN-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Bệnh nhân
Trong số 20 bệnh nhân thẩm phân phúc mạc
liên tục ngoại trú (TPPMLTNT) được sử dụng
MIRCERA, chọn được 10 BN thỏa mãn tiêu
chuẩn nghiên cứu trong khoảng thời gian 9
tháng từ 1 /2014 đến 1/2015. Trong đó, 3 tháng
đầu BN được điều trị thiếu máu bằng
Erythropoetin alpha thế hệ thứ nhất có tác dụng
ngắn (Eprex) và 6 tháng sau được điều trị bằng
Erythropoetin beta tác dụng kéo dài (MIRCERA)

Tiêu chuẩn chọn bệnh
(1). STM đang TPPMLTNT có sức khỏe ổn
định đang điều trị ngoại trú tái khám hằng
tháng. (2). Điều trị liên tục, tuân thủ đúng phác
đồ điều trị nội khoa, TPPM. (3). Trước đó dùng
EPO tác dụng ngắn pha duy trì. (4). Không đổi
thuốc EPO trong quá trình nghiên cứu. (5). Bệnh
nhân đồng ý chuyển đổi thuốc.
Tiêu chuẩn loại trừ: (1). Có bệnh lý nhiễm khuẩn,
viêm phúc mạc. (2). Có bệnh ác tính đi kèm. (3).
Tăng huyết áp khó kiểm soát. (4). Có bệnh lý cấp
tính kèm theo.
Phương pháp nghiên cứu

114


Tiến cứu, quan sát mô tả có theo dõi dọc.
Liều Erythropoetin tác dụng ngắn: 50-100
UI/kg/tuần.
Liều lượng chuyển đổi từ Erythropoetin tác
dụng ngắn sang MIRCERA theo hướng dẫn của
nhà báo chế(9).
Sử dụng sắt: dùng dạng uống trong suốt thời
gian nghiên cứu.
Nồng độ Hb: đích 11-12 g/dL(5).
Mức độ đáp ứng: đánh giá bằng nồng độ Hb
(g/dL).
Theo dõi các tác dụng phụ thường gặp như
tăng huyết áp nặng lên so với trước đây, phù nề
ngoại biên, tiêu chảy, viêm đường hô hấp trên,
táo bón, tăng Hb quá mức (Hb>13 g/dL)(9).
Chi phí thuốc tạo hồng hồng: tính ra giá
thành VND/BN/tuần.

Xử lý số liệu thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Các biến số
liên tục được trình bày dưới dạng trị số trung
bình±độ lệch chuẩn hoặc trung vị (khoảng tứ vị)
và dùng phương pháp student- t hoặc phép
kiểm định sắp hạng có dấu Wilcoxon và phép
kiểm định U của Mann Whitney (Mann Withney
U test) để so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm.
p<0,05 được xem có ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm của bệnh nhân TPPMLTNT trong

nghiên cứu (n=10)
Đặc điểm
Tuổi,(X±SD)
Giới tính, n(%)
Nguyên nhân suy thận mạn, n(%)
Đái tháo đường
Viêm cầu thận mạn
Tăng huyết áp
Thận đa nang
Trọng lượng khô (kg), (X±SD)
Albumin máu,(X±SD) g/dL
Ferritin,(X±SD) mmoL/L
Trung vị
Khoảng tứ phân vị
P,(X±SD) (mmoL/L)
PTH (pg/mL)

Giá trị
64,50±20,63
5(50)
5(50)
3(30)
1(10)
1(10)
55,50±7,06
36,41±3,47
729,5
492,53-1440,25
1,58±0,52


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Đặc điểm
Trung vị
Khoảng tứ phân vị

Giá trị
411,8
253,63-619,88

Bảng 2: Biến đổi nồng độ Hb và liều lượng Micera
trong thời gian 6 tháng điều trị thiếu máu ở BN
TPPMLTNT (n=10)
Tháng Nồng độ Hb
(g/dL) (X±SD)
1
2
3
4
5
6
p

9,84±1,31
9,78±1,25
9,90±1,38
9,60±1,43
9,94±1,51

9,8±1,4
(1-6)>0,05

Liều MIRCERA (µg/tháng)
Trung vị (khoảng tứ phân vị)
61,85 (45,83-83,35)
47,2
(44,4-72,15)
50
(48,60-50)
50
(50-77,88)
50
(47-62,50)
50
(50-62,50)
(1-6)>0,05

Bảng 3: So sánh nồng độ Hb đạt được khi chuyển đổi
từ sử dụng EPO tác dụng ngắn sang EPO có tác
dụng kéo dài (n=10)
Tháng

Liều thuốc sử dụng

Nồng độ Hb
(g/dL) (X±SD)

1
2


EPO tác dụng ngắn
(Eprex) ( UI/ tuần)
Trung vị (khoảng tứ
phân vị)
1411
(888-1803,25)
1888,50
(1182,5-2000)
944
(499,5-1428,25)
EPO tác dụng kéo
dài (CERA),
µg/tháng (X±SD)
63,03±23,47
57,74±20,65

3

44,44±15,71

9,90±1,38

4

59,10±28,89

9,60±1,43

5


54,40±28,53

9,94±1,51

6

59,44±21,45

9,8±1,4

1
2
3

p

9,58±1,39
9,79±1,52
9,44±1,13

9,84±1,31
9,78±1,25

(1-9)
>0,05

Bảng 4: Chi phí điều trị thiếu máu với sử dụng
Mircera (n=10)
Thuốc

Chi phí
(VND/BN
/tháng)
(X±SD)

Eprex
509,338
±348,141

Mircera
2,015,016
±727,094

p
0,000

BÀN LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy khi chuyển đổi từ
sử dụng Erythropoetin có tác dụng ngắn sang

Nghiên cứu Y học

dạng có tác dụng kéo dài (Mircera), nồng độ Hb
ổn định trong suốt thời gian 06 tháng điều trị và
đạt mức Hb tương đương với thuốc
Erythropoetin có tác dụng ngắn được dùng
trước đó. Tuy nhiên, tổng chi phí điều trị hằng
tháng bằng Mircera cao gấp 2 lần so với thuốc
EPO có tác dụng ngắn.
Về hiệu quả của thuốc: kết quả ở bảng 2 và 3

cho thấy thuốc Mircera duy trì được Hb ở mức
ổn định trong suốt 6 tháng điều trị, mức Hb giữa
các tháng không khác nhau có ý nghĩa thống kê
(p> 0,05). Nồng độ Hb khi sử dụng Mircera
tương đương với Erythropoetin tác dụng ngắn
(p>0,05) đạt khoảng 9,8±1,4 g/dL. Cũng đánh giá
về hiệu quả của Mircera ở BN TPPM, tác giả Tsai
MH báo cáo về kết quả sử dụng Mircera trên 15
BN TPPM tại Đài Loan, thời gian điều trị 6 tháng
với tuổi trung bình 50,4±13,1 dùng CERA với
liều 1,59µg/kg/tháng so với Darbepoetin alpha
liều 75 µg/tháng. Hb trung bình trong thời gian
nghiên cứu là 10,2±0,7 g/dL lúc đầu so với tháng
thứ 6 là 10,1±1,4 g/dL(10). So với tác giả này chúng
tôi nhận thấy nồng độ Hb đạt được trong nghiên
cứu của chúng tôi tương đương và liều Mircera
hàng tháng thấp hơn tác giả. Về liều lượng
Mircera, theo khuyến cáo nhà sản xuất chuyển
đổi liều từ Epoetin alpha sang điều trị bằng
Mircera với liều từ Epoetin alpha < 8000 UI/tuần
thì cần dùng Mircera liều 60 mcg/2 tuần (120
mcg/tháng)(9). Ở BN chúng tôi do khó khăn về
quản lý thuốc EPO cho BN TPPM không được
cấp thuốc về nhà nên liều dùng EPO tác dụng
ngắn thấp, thường chỉ sử dụng liều 4000-8000
UI/tháng (bảng 3). Như vậy, với liều EPO tác
dụng ngắn này, khi chuyển sang dùng Mircera
theo khuyến cáo sẽ là 60 mcg/2 tuần hay 120
mcg/tháng. Thực tế, vì lý do kinh tế chúng tôi chỉ
sử dụng với liều bằng ½ liều khuyến cáo (44-63

mcg/tháng) để duy trì mức Hb như cũ (bảng 2).
Tỷ lệ BN STM có thiếu máu cần điều trị tăng
nhanh, làm tăng chi phí điều trị và gây áp lực
lớn đến kinh tế, bảo hiểm y tế. Vì thế, chọn lựa
thuốc có hiệu quả, chi phí thấp luôn được đặt ra.
Hiệu quả, giá thành luôn được đặt ra đối với

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

115


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

bệnh lý mạn tính, chi phí cao như STM TPPM.
Trong đó có chi phí điều trị thiếu máu. Về chi
phí điều trị, kết quả bảng 4 cho thấy chi phí
thuốc tạo máu trong giai đoạn điều trị Mircera
cao hơn hẳn giai đoạn điều trị bằng EPO tác
dụng ngắn. Các dữ liệu mới đây cho thấy sử
dụng CERA giúp tiết kiệm chi phí so với ESA thế
hệ đầu alpha hoặc beta. Trước hết là hiệu quả giá thành. Thứ 2 là giảm công tiêm chích cho
nhân viên y tế(1,2,8). Có 5 báo cáo giảm chi phí
thuốc khi chuyển sang CERA: ở các nhóm BN
TNT, TPPM và tiền lọc máu. Ở BN TPPM,
Echarri Arrieta và cộng sự, báo cáo 38 BN TPPM,
tuổi từ 38-69, hồi cứu tại một trung tâm Thận,
Tây Ban Nha, thời gian theo dõi là 12 tháng. Liều

Darbepoetin alpha là 137 µg/tháng so với CERA
liều 92 µg/tháng. Giảm 3% chi phí/bệnh
nhân/năm. Chi phí Darbepoetin alpha so với
CERA là 5,44 Bảng Anh so với 3,34 Bảng Anh.
Tiết kiệm 2,1 Bảng Anh/bệnh nhân/năm. Hb đạt
được khoảng 10,9±1,2 g/dL. Tuy nhiên các báo
cáo này có độ tin cậy thấp, chỉ có tóm tắt, thực
hiện trên các BN và thời gian theo dõi không
thống nhất(4). Ngược lại, có 6 nghiên cứu cho kết
quả chuyển từ EPO tác dụng ngắn sang CERA
làm tăng chi phí thuốc ở các nhóm BN TNT,
TPPM và tiền lọc máu. Ở BN TPPM, Tsai và
cộng sự nghiên cứu 15 BN tại Đài Loan, thời gian
6 tháng, tuổi trung bình 50,4±13,1 dùng CERA
với liều 1,59µg/kg/tháng so với Darbepoetin
alpha liều 75 µg/tháng. Hb trung bình trong thời
gian nghiên cứu là 10,2±0,7 g/dL lúc đầu so với
tháng thứ 6 là 10,1±1,4 g/dL. Chi phí của CERA
cao hơn nhẹ không có ý nghĩa thống kê(10) Các
nghiên cứu này ghi nhận tăng 115 Euro đến 290
Euro/tháng. Ở BN TNT định kỳ: chi phí thuốc
CERA trung bình/BN/tháng là 290,1±69 Euro.
Sau 6 tháng chuyển từ EPO tác dụng ngắn sang
CERA tác dụng kéo dài, chi phí hàng tháng/BN
tăng thêm 361,6±169,3Euro.
Về mặt tiện lợi, BN TPPM điều trị tại nhà, chỉ
đến bệnh viện tái khám mỗi tháng, thậm chí có
thể 2 tháng. Sử dụng thuốc EPO dạng tiêm điều
trị thiếu máu thuận tiện, có tác dụng kéo dài rất


116

thuận tiện cho việc kê đơn và tiêm chích. Không
ghi nhận tác dụng phụ nào của Mircera sau 6
thàng điều trị.

KẾT LUẬN
Chuyển đổi Erythropoetin (EPO) từ dạng tác
dụng ngắn sang dạng tác dụng kéo dài (Mircera)
rất tiện lợi cho bệnh nhân thẩm phân phúc mạc
và nhân viên y tế. Nồng độ Hb ổn định trong
suốt thời gian 06 tháng điều trị và tương đương
với thuốc Erythropoetin có tác dụng ngắn. Tuy
nhiện, chi phí điều trị hằng tháng cho mỗi bệnh
nhân với thuốc Mircera cao khoảng gấp 4 lần so
với thuốc EPO có tác dụng ngắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.


7.

8.

9.
10.

Becker R, Dembeck C, White LA, Garrison LP (2012). The cost
offsets and cost effectiveness associated with pegylated drugs:
a review of the literature. Expert Rev Pharmacoecon
Outcomes Res, 12/08/2012; 12(6): 775-793.
Burnier M, Douchamps JA, et al (2009). Less frequent dosing
of erythropoesis – stimulating agents in patients undergoing
dialysis : a European multicenter cost study. J Med Econ 2009,
12(2), 77-86
Dellama F, Winker RE, Bozkurt F, et al (2011). MIRACEL
study group dosing strategies for conversion of hemodialysis
patients from short acting erythropoiesis stimulating agents to
once-monthly CERA experience from the MIRACEL study.
Int J Clin Pract, 2011; 65 (1). 64-72.
Holger Schmid (2014). Cost –effectiveness of continuous
erythropoetin receptor activator in anemia. ClinicoEconomics
and Outcomes Research. 2014, 6, 319-330
KDOQI Clinical Practice guideline and clinical practice
recommendations for anemia in chronic kidkey diseases
(2007)
Levin NW, Fishbane S, Canclo FV et al (2007); MAXIMA
study investigators Intravenous methoxy polyethylene glycolepoetin beta for hemoglobin control in patients with chronic
kidney diseases who are on dialysis a randomised non –
inferiority trial (MAXIMA). Lancet 2007; 370 (9596); 1415-1421.

Macdougall IC, Warker R, Powenzano R, et al (2008).
ARCTOR study investigators CERA corrects anemia in
patients with chronic kidney disease not on dialysis: results of
randomized clinical trial. Clin J Am Soc Nephrol 2008; 3(2); 337347.
Schiller B, Doss E, DE Cock E, Del Aguila, Nissenson AR
(2008). Cost of managing anemia with erythropoiesis stimulating agents during hemodialysis: a time and motion
study. Hemodial Int 2008; 12(4). 441-449
Thông tin kê toa Mircera tháng 8 năm 2007.
Tsai MH, Fang YW, Leu JG (2013). Shifting darbepoetin beta
alpha to subcutaneous methoxy polyethylene glycol - epoetin
beta of similar doses and extended dose intervals effectively
maintains hemoglobin concentrations in peritoneal dialysis
patients. Acta Nephrologica. 2013, 27(2), 99-103.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Ngày nhận bài báo:

01/07/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/07/2015

Ngày bài báo được đăng:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Nghiên cứu Y học
20/10/2015

117



×