Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần điều trị gãy cổ xương đùi ở bệnh nhân cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.81 KB, 5 trang )

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PH U THUẬT THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN ĐIỀU
TRỊ GÃY CỔ XƢƠNG Đ I Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI
Nguyễn Thanh Hải*, Trần Chiến**
*
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
**
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần điều trị gãy cổ xƣơng đùi ở
ngƣời cao tuổi. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: 39 bệnh nhân cao tuổi,
bị gãy cổ xƣơng đùi, đƣợc điều trị bằng phƣơng pháp phẫu thuật thay khớp háng
bán phần tại Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên từ tháng 3/2013 đến tháng
3/2015. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi gặp nhiều ở nhóm 65→75,
có 33/39 bệnh nhân chiếm 84,6%. Không có sự khác biệt rõ giữa nữ và nam. Biến
chứng nhiễm trùng vết mổ 12,8%, bị vỡ xƣơng đùi trong phẫu thuật 2,6%, gặp
5,1% bệnh nhân có ngắn chi >2cm. Kết quả rất tốt và tốt chiếm 82,1%. Những
bệnh nhân đƣợc phẫu thuật sớm ≤1 tuần có kết quả rất tốt và tốt chiếm 92,2%,
những bệnh nhân đƣợc phẫu thuật > 1 tuần kết quả rất tốt và tốt là 61,5%. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Bệnh nhân đƣợc phẫu thuật có cement rất tốt
và tốt là 83,3%, những bệnh nhân đƣợc phẫu thuật không có cement rất tốt và tốt
là 81,0%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P>0,05.
Từ khóa: Thay khớp háng, bán phần lƣỡng cực, gãy cổ xƣơng đùi
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy cổ xƣơng đùi là các trƣờng hợp gãy xƣơng mà đƣờng gãy là ở giữa chỏm và khối
mấu chuyển. Thƣờng gặp đối với ngƣời già, cho dù là một chấn thƣơng nhẹ (ngã đập
mông). Tiên lƣợng về liền xƣơng khá phức tạp do khớp giả và sự tiêu chỏm. Thƣờng đe
doạ tính mạng bởi các biến chứng do nằm lâu, nhƣ viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy


tim, lở loét[1], [4].
Phẫu thuật thay khớp háng hiện nay đƣợc coi nhƣ là cuộc cách mạng trong điều trị
gãy cổ xƣơng đùi ở ngƣời cao tuổi. Thay khớp háng giúp cho bệnh nhân tập đi lại sớm
tránh đƣợc các biến chứng do nằm lâu gây ra. Trong đó thay khớp háng bán phần đƣợc
áp dụng cho những bệnh nhân trên cao tuổi, vì có ƣu điểm so với thay khớp háng toàn
phần là rút ngắn thời gian phẫu thuật cho bệnh nhân cao tuổi[2].
Tại bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên đã tiến hành phẫu thuật thay khớp háng để
điều trị gãy cổ xƣơng đùi, nhƣng đánh giá kết quả điều trị đặc biệt với loại thay khớp
háng bán phần chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ, do đó chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm
mục tiêu ― Đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần điều trị gãy cổ xƣơng đùi ở ngƣời
cao tuổi‖.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
39 BN cao tuổi, bị gãy cổ xƣơng đùi, đƣợc điều trị bằng phƣơng pháp phẫu thuật thay
khớp háng bán phần tại Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên từ tháng 3/2013 đến tháng
3/2015.
Tiêu chuẩn lựa chọn BN nghiên cứu:
- BN cao tuổi (≥ 65 tuổi), gãy cổ xƣơng đùi mới trong 4 tuần đầu.
- Tiền sử đi lại bình thƣờng, không có bệnh toàn thân nặng kèm theo.
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án.
80


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu toàn bộ, những bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn chọn trong thời gian nghiên cứu.
2.2.2. Quy trình kỹ thuật:
- Đánh giá trƣớc mổ: đánh giá toàn trạng bao gồm các chức năng hô hấp, tuần hoàn,
các bệnh phối hợp, chụp X quang kiểm tra mức độ gãy và mức độ loãng xƣơng.
- Chuẩn bị mổ và điều trị các bệnh phối hợp.
- Quy trình mổ: gây tê hoặc gây mê, vệ sinh vùng mổ, rạch da và bộc lộ vùng gãy, cắt
lấy chỏm xƣơng đùi, thay khớp háng bán phần có cement hoặc không cement, đặt lại
khớp và đóng vết mổ. Bất động chi gãy.
- Hậu phẫu: điều trị bằng kháng sinh, thay băng vết mổ và tập phục hồi chức năng
theo phác đồ từ ngày thứ 2 sau mổ.
- Vật liệu: Khớp chỏm bipolar của hãng Zimmer.
2.2.3. Đánh giá kết quả điều trị:
- Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng theo tiêu chuẩn của Harris [3]
Mức độ
Điểm
Rất tốt
90-100
Tốt
80-89
Trung bình
70-79
Kém
Dƣới 70
Đánh giá khớp háng qua chụp X quang: sai khớp, lỏng chuôi, mòn ổ cối, gãy xi măng.
2.2.4. Xử lý số liệu:
Xử lý các số liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 16.0 dùng trong thống kê.
2.2.5. Đạo đức nghiên cứu:
Nghiên cứu đƣợc Hội đồng Khoa học Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên phê duyệt,
các bệnh nhân đồng thuận tham gia.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới của đối tƣợng nghiên cứu
Nhóm tuổi
Nữ
Nam
Tổng
SL
%
SL
%
65 →75
18
54,5
15
45,5
33
75 tuổi
2
33,3
4
66,7
6
Tổng
20
51,3
19
49,7
39
Nhận xét: Tuổi gặp nhiều ở nhóm 65→75, có 33/39 bệnh nhân chiếm 84,6%.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ (P>0,05)
Bảng 3.2. Biến chứng trong thời gian hậu phẫu

Biến chứng
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
Nhiễn trùng nông
5
12,8
Trật khớp
0
0
Vỡ xƣơng đùi
1
2,6
Ngắn chi
2
5,1
Không biến chứng
31
79,5
Tổng
39
100
81


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

Nhận xét: Biến chứng trong và sau mổ gặp 25,1%, trong đó chủ yếu là nhiễm trùng
vết mổ 12,8%. Có 1 (2,6%) bệnh nhân bị vỡ xƣơng đùi trong phẫu thuật. Có 2(5,1%)

bệnh nhân có ngắn chi >2cm.
Bảng 3.3. Kết quả khám lại sau 6 tháng theo Harris
Mức độ
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
Rất tốt
12
30,8
Tốt
20
51,3
Trung bình
5
12,8
Kém
2
5,1
Tổng
39
100
Nhận xét: kết quả rất tốt và tốt chiếm 82,1%. Kết quả kém chiếm 5,1%.
Bảng 3.4. Kết quả chụp Xquang sau 6 tháng phẫu thuật
Kết quả
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
Sai khớp
0
0
Lỏng chuôi
5

12,8
Mòn ổ cối
0
0
Gãy vỡ xi măng
0
0
Tốt
34
87,2
Tổng
39
100
Nhận xét: Kết quả chụp lại sau phẫu thuật tốt 87,2%, lỏng chuôi khớp 12,8%.
Bảng 3.5. Mô tả kết quả phẫu thuật với thời gian nhập viện
Thời gian
Trung bình,
Tỷ lệ %
Rất tốt, tốt
Tỷ lệ %
Tổng
kém
< 1 tuần
2
7.8
24
92,2
26
1→4 tuần
5

38,5
8
61,5
13
Tổng
7
17,9
32
82,1
39
Nhận xét: Những bệnh nhân đƣợc phẫu thuật sớm < 1 tuần có kết quả rất tốt và tốt
chiếm 92,2%, những bệnh nhân đƣợc phẫu thuật > 1 tuần kết quả rất tốt và tốt là 61,5%.
Sự khác biệt có y nghĩa thống kê với P<0,05.
Bảng 3.6. Mô tả kết quả phẫu thuật với loại khớp có cement và không có xi măng
Thời gian
Trung bình,
Tỷ lệ %
Rất tốt, tốt
Tỷ lệ %
Tổng
kém
Có xi măng
3
16,7
15
83,3
18
Không có
4
19,0

17
81,0
21
Tổng
7
17,9
32
82,1
39
Nhận xét: Bệnh nhân đƣợc phẫu thuật có xi măng rất tốt và tốt là 83,3%, những bệnh
nhân đƣợc phẫu thuật không có cement rất tốt và tốt là 81,0%. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với P>0,05.
4. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành thay khớp háng bán phần với những bệnh
nhân từ 65 tuổi trở lên, trong đó nhóm tuổi 65 đến 75 có 33/39 bệnh nhân chiếm 84,6%,
đây là nhóm tuổi bệnh nhân còn đi lại tốt trƣớc khi bị gãy cổ xƣơng đùi do đó có nhu cầu
thay khớp để đi lại cao. Nhƣng với nhóm tuổi trên 75 chỉ chiếm 15,4% do bệnh nhân quá
82


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

cao tuổi cho phẫu thuật và phục hồi sau phẫu thuật. Trong nghiên cứu của Hồ Minh Hiếu
nhóm ≤ 75 tuổi chiếm 53,2% và nhóm > 75 chiếm 46,8%[2]. Về giới nữ gặp 51,3% cao
hơn so với nam là 49,7% nhƣng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Nhâm Sỹ Đức nữ gặp 57,9%, nam 42,1%[1].
Các biến chứng sau thay khớp háng bán phần của chúng tối có gặp: chủ yếu là nhiễm
trùng vết mổ 12,8%. Có 1 (2,6%) bệnh nhân bị vỡ xƣơng đùi trong phẫu thuật. Có

2(5,1%) bệnh nhân có ngắn chi >2cm. Đây là các biến chúng có thế khắc phục đƣợc sau
phẫu thuật và bệnh nhân có thế đi lại đƣợc sau điều trị. Tỷ lệ biến chứng này cũng tƣơng
đồng với các nghiên cứu trong nƣớc khác [2], [3].
Kết quả khám lại sau 6 tháng phẫu thuật tại bảng 3 cho thấy: tỷ lệ rất tốt và tốt chiếm
82,1%, đấy là nhóm bệnh nhân sinh hoạt trở lại sinh hoạt hoàn toàn bình thƣờng cho chất
lƣợng cuộc sống tốt làm hài lòng ngƣời bệnh sau điều trị, kết quả này cũng phù hợp với
các nghiên cứu khác [1], [4]. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ cho kết quả trung bình là 12,8%,
đặc biệt có kết quả kém chiếm 5,1%, nhóm này không đi lại đƣợc sau điều trị. Chúng tôi
có khảo sát bằng chụp X quang thấy có 12,8% bệnh nhân bị lỏng chuôi khớp sau phẫu
thuật và cũng ứng với nhóm bệnh nhân có kết quả kém và trung bình. Nhƣ vậy lỏng
chuôi khớp là nguyên nhân chính làm cho bệnh nhân có kết quả không nhƣ mong muốn
sau phẫu thuật.
Chúng tôi so sánh nhóm bệnh nhân đến viện đƣợc phẫu thuật sớm trong 1 tuần đầu
sau gãy cổ xƣơng đùi có kết quả tốt và rất tốt lớn hơn nhóm đến muộn rõ rệt với sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 4). Đây là kết quả hoàn toàn phù hợp vì bệnh nhân đến
viện sớm chƣa có hiện tƣợng teo cơ và các biến chứng do gẫy cổ xƣơng đùi làm bệnh
nhân không đi lại đƣợc gây ra, [1].
Với những bệnh nhân bị loãng xƣơng nhiều trong phẫu thuật cần xem xét dùng xi
măng để giữ chuôi không bị lỏng so với nhóm không cần dùng đến xi măng, chúng tôi
thây không có sự khác biệt về kết quả điều trị. Vì vật chúng tôi thấy những trƣờng hợp
nghi ngờ có thể lỏng chuôi khớp có thể chúng ta chủ động dùng xi măng trong có định
chuôi hạn chế nguy cơ lỏng chuôi sau phẫu thuật.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 39 bệnh nhân đƣợc thay khớp háng bán phần Bipolar do gãy cổ
xƣơng đùi tại bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên chúng tôi rút ra đƣợc một số kết luận
sau:
+Tuổi gặp nhiều ở nhóm 65→75, có 33/39 bệnh nhân chiếm 84,6%. Không có sự
khác biệt rõ giữa nữ và nam.
+Biến chứng nhiễm trùng vết mổ 12,8%, bị vỡ xƣơng đùi trong phẫu thuật 2,6%, gặp
5,1% bệnh nhân có ngắn chi >2cm.

+Kết quả rất tốt và tốt chiếm 82,1%. Những bệnh nhân đƣợc phẫu thuật sớm ≤1 tuần
có kết quả rất tốt và tốt chiếm 92,2%, những bệnh nhân đƣợc phẫu thuật > 1 tuần kết quả
rất tốt và tốt là 61,5%. Sự khác biệt có y nghĩa thống kê với P<0,05.
+Bệnh nhân đƣợc phẫu thuật có cement rất tốt và tốt là 83,3%, những bệnh nhân
đƣợc phẫu thuật không có cement rất tốt và tốt là 81,0%. Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với P>0,05.

83


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhâm Sỹ Đức (2007), Đánh giá kế quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần
Bipolar, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân Y.
2. Hồ Minh Hiếu (2014), Thay chỏm lưỡng cực không xi măng ở bệnh nhân trên 65
tuổi bị gãy cổ xương đùi. Luận án bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trƣờng đại học y
khoa Phạm Ngọc Thạch.
3. Chen Jiangtao, Zhou Yijun and et all(2014), Unipolar versus Bipolar
hemiarthroplasty for elderly patents with femoral neck fracture: A meta-analysis,
Acta Medica Mediterranea 30, pp 815-821.
4. Liu Y, Tao X, Wang P, Zhang Z and et all(2014), ―Meta-analysis of randomised
controlled trials comparing unipolar with bipolar hemiarthroplasty for displaced
femoral-neck fractures‖, Iternational Orthopaedis 38(8), pp 1691-1696.

ASSESSING TREATMENT RESULT OF PARTIAL GROIN JOIN
REPLACEMENT TO TREAT FEMORAL FRACTURE IN ELDERLY
PATIENTS

Nguyen Thanh Hai*, Tran Chien**
* Orthopedics Department, Thai Nguyen National Hospital
**Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY
Objective: To evaluate the result of partial groin join replacement in elder
patients with femoral neck fractures.
Patients and method: 39 elderly patients had femoral neck fractures, groin join
of whom were replaced at Thai Nguyen National Hospital from March 2013 to
March 2015. Cross-sectional descriptive study. Result:It is common among
people at age 65 to 75, which accounted for 84.6 % (33/39 patients). There is no
significant difference between females and males. 12.8 % had wound infection
complications. Those with broken femur surgery are 2.6%. 5.1 % of patients had
got short- leg (> 2cm). Good result treatment accounts for 82.1 %. Early surgery
(≤1 week) has very good and good result (92.2 %), surgery after 1 week with good
results took up 61.5 %. The difference was statistically significant at P < 0.05.
83.3 % of surgical patients with cement had very good and good result while 81.0
% of surgical patients without cement had good result treatment. The difference
was not statistically significant at P <0.05
Key words: hip arthroplasty, bipolar hemiarthroplasty, femoral neck fractures.

84



×