Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá hiệu quả giảm quá cảm ngà của kem chứa 8% arginine và calcium carbonate sử dụng trước thủ thuật cạo vôi răng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.74 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM QUÁ CẢM NGÀ CỦA KEM CHỨA 8% ARGININE
VÀ CALCIUM CARBONATE SỬ DỤNG TRƯỚC THỦ THUẬT CẠO VÔI RĂNG
Nguyễn Thị Anh Thư*,Phạm Anh Vũ Thụy**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm quá cảm ngà của kem chứa 8% arginine và calcium carbonate và kem
Nupro pumice prophylaxis sử dụng tại ghế nha khoa trước cạo vôi răng.
Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng, hai nhóm song song, ngẫu nhiên, mù đôi thực hiện trên 130 bệnh
nhân có ít nhất 2 răng bị quá cảm ngà mức độ 2 hoặc 3 theo phương pháp thổi hơi và thám trâm bén nhọn. Nhóm
thử nghiệm dùng kem chứa 8% arginine và calcium carbonate. Nhóm chứng dùng kem Nupro pumice
prophylaxis. Đối tượng nghiên cứu được bôi kem trước khi cạo vôi răng. Mức độ quá cảm ngà của nhóm thử
nghiêm và nhóm chứng được đánh giá tại các thời điểm ban đầu, tức thì ngay sau khi bôi kem và sau khi cạo vôi.
Kết quả: Tại thời điểm trước khi can thiệp, chỉ số quá cảm ngà không có sự khác biệt giữa 2 nhóm thử
nghiêm và nhóm chứng. Tại thời điểm đánh giá tức thì và sau khi cạo vôi, theo phương pháp thổi hơi độ giảm quá
cảm ngà ở nhóm thử nghiệm so với thời điểm ban đầu lần lượt là 38,9% và 37,4%; và theo phương pháp thám
trâm bén nhọn lần lượt là 40,2% và 42,4%. Tại các thời điểm tức thì và sau khi cạo vôi so với ban đầu, độ giảm
quá cảm ngà của nhóm thử nghiệm theo phương pháp thổi hơi lần lượt là 38,9% và 37,4%; và theo phương pháp
thám trâm bén nhọn lần lượt là 40,2% và 42,4%; cao hơn có ý nghĩa thống kê so với độ giảm của nhóm chứng
theo phương pháp thổi hơi lần lượt là 16,0% và 17,8%; và theo phương pháp thám trâm bén nhọn lần lượt là
14,6% và 16,4%.
Kết luận: Kem chứa 8% arginine và calcium carbonate sử dụng trước thủ thuật cạo vôi răng có hiệu quả
giảm quá cảm ngà ngay sau khi bôi kem và sau khi cạo vôi răng; và độ giảm này cao hơn có ý nghĩa so với kem
Nupro pumice prophylaxis khi đánh giá bằng cả hai phương pháp thổi hơi và thám trâm bén nhọn.
Từ khóa: Quá cảm ngà, kem chứa 8% arginine và calcium carbonate, cạo vôi răng

ABSTRACT
CLINICAL STUDY TO EVALUATE THE DESENSITIZING EFFICACY OF A PASTE CONTAINING 8%


ARGININE AND CALCIUM CARBONATE AS PRE-PROCEDURAL TREATMENT BEFORE DENTAL
PROPHYLAXIS
Nguyen Thi Anh Thu, Pham Anh Vu Thuy,
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 292 - 297
Objectives: To evaluate the desensitizing efficacy of paste containing 8% arginine and calcium carbonate
and Nupro pumice prophylaxis paste when applied in office before a dental scaling procedure (dental prophylaxis).
Methods: A parallel group, randomized, double-blind, trial study for 130 patients who presented an air blast
hypersensitivity score of 2 or 3 and a tactile hypersensitivity score of 2 or 3 were evaluated. The two treatment
groups were: Test group using desensitizing paste containing 8% arginine and calcium carbonate; and Control
group using Nupro pumice prophylaxis paste. Subjects had their assigned paste applied immediately before
receiving dental scaling procedure. Hypersensitivity scores in the test and control groups were evaluated at
baseline, immediately after paste application and after the completion of the dental scaling procedure.
* Bác sĩ Răng Hàm Mặt 2009-2015, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp. HCM
** Bộ môn Nha Chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: TS. Phạm Anh Vũ Thụy
ĐT: 0916810874
Email:

292

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Results: At the baseline, the hypersensitivity scores were not statistically significant between Test Paste and
Control Paste groups. Immediately following product application and after the completion of the dental scaling
procedure, subjects assigned to the Test Paste group exhibited statistically significant improvements from baseline

with respect to baseline-adjusted mean air blast (38.9% and 37.4% respectively) and mean tactile hypersensitivity
scores (40.2% and 42.4% respectively). At the same time points, subjects assigned to the Control Paste group
exhibited statistically significant improvements from baseline with respect to baseline- adjusted mean air blast
(16.0% and 17.8% respectively) and mean tactile hypersensitivity scores (14.6% and 16.4% respectively).
Conclusion: The results of this double-blind clinical study support the conclusions that desensitizing paste
containing 8% arginine and calcium carbonate provides a statistically significant reduction in dentin
hypersensitivity immediately following product application and after the completion of the dental scaling
procedure when applied as a single treatment before a dental prophylaxis; and provides a level of dentin
hypersensitivity reduction that is statistically significantly better than that of Nupro pumice prophylaxis paste
with both air blast and tactile examinations.
Key words: dentin hypersensitivity, 8% arginine and calcium carbonate paste, dental scaling procedure.
trạng ê buốt. Trong nghiên cứu năm 2002 của
ĐẶT VẤN ĐỀ
Birgitta von Troil và cộng sự(10) cho thấy tỉ lệ quá
Quá cảm ngà là cảm giác đau nhói thoáng
cảm ngà trước khi điều trị nha chu là 9-23% và
qua, khởi phát từ sự đáp ứng của phần ngà bị lộ
sau điều trị là 54-55%. Do đó thực hiện các biện
với các kích thích (tiêu biểu là kích thích thiệt,
pháp phòng ngừa tình trạng quá cảm ngà trước
hơi, cơ học, thấm lọc hay hóa học); và cơn đau
khi thực hiện các thủ thuật điều trị nha chu là
này không thuộc bất cứ bệnh lý hoặc khiếm
thật sự cần thiết.
khuyết răng miệng nào khác(1). Thực tế cho thấy
Hiện nay, có nhiều vật liệu có hiệu quả giảm
tình trạng quá cảm ngà có thể gây khó chịu cho
quá cảm ngà trên thị trường, một trong số đó là
bệnh nhân trong quá trình ăn, uống, chải răng và
kem giảm ê buốt có chứa 8% arginine và calcium

khi hít thở. Quá cảm ngà là vấn đề khá phổ biến
carbonate sử dụng tại ghế nha khoa. Có nhiều
trong thực hành nha khoa lâm sàng(3). Nghiên
nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả làm
cứu Chistian và cộng sự (2013)(2) cho thấy tỉ lệ
giảm ê buốt của kem này; như nghiên cứu của
quá cảm ngà khoảng từ 3% đến 98%. Tại Việt
Schiff và cộng sự (2009)(9) cho thấy có giảm quá
Nam, nghiên cứu Nguyễn Thị Từ Uyên (2010)
cảm ngà tức thì, sau 4 tuần và 12 tuần khi cạo vôi
cho thấy 48,0% sinh viên Đại học Y Dược Tp. Hồ
răng; nghiên cứu của Hamlin và cộng sự (2009)(4)
Chí Minh có tình trạng quá cảm ngà(6). Nghiên
cũng cho thấy hiệu quả giảm quá cảm ngà khi
cứu Phạm Thị Mai Thanh (2014) cho thấy tỷ lệ
dùng trước khi thực hiện thủ thuật cạo vôi răng.
cao hơn, với 55,41% bệnh nhân đến khám tại
Dựa trên mức độ phổ biến của tình trạng quá
Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược Tp. Hồ
cảm ngà cũng như nhu cầu giảm ê buốt khi thực
Chí Minh có tình trạng này(8).
hiện các thủ thuật điều trị nha chu như cạo vôi
Khi thực hiện những thủ thuật điều trị nha
răng hay xử lý mặt gốc răng. Chúng tôi thực
chu như cạo vôi răng hay xử lý mặt gốc răng sẽ
hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả
tạo ra những kích thích do tác động của hơi, tia
giảm quá cảm ngà của kem chứa 8% arginine và
nước cũng như sự rung của dụng cụ siêu âm tác
calcium carbonate sử dụng trước thủ thuật cạo

động vào răng. Những kích thích này thường
vôi răng. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, chúng
gây ra cảm giác khó chịu, ê buốt tại những răng
tôi có sử dụng kem chứng là kem Nupro pumice
có những vùng bị lộ ngà. Ngoài ra, những thủ
prophylaxis, loại kem thường sử dụng làm sạch
thuật điều trị nha chu cũng có thể làm cho ngà
răng sau khi cạo vôi răng.
răng bị lộ vào môi trường miệng gây nên tình

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

293


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Mẫu nghiên cứu là 130 bệnh nhân từ 18 tuổi
trở lên có sức khỏe toàn thân tốt đến điều trị
viêm nướu tại Khoa Răng Hàm Mặt- Đại Học Y
Dược Tp. Hồ Chí Minh và đồng ý tham gia
nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu đã được
thông qua Hội đồng Y đức của Đại học Y Dược
Tp. Hồ Chí Minh.

Tiêu chuẩn chọn vào
Đối tượng có ít nhất 2 răng bị quá cảm ngà:

những răng này có sự mài mòn/ xoi mòn hoặc có
sự trụt nướu ở cổ răng, cổ răng có thể có mảng
bám và không thấy vôi răng bằng mắt, mức độ
quá cảm ngà được chẩn đoán theo phương pháp
thổi hơi (Schiff, 1994)(9) và thám trâm bén nhọn
(Orchardson và Collins, 1987)(5) là độ 2 hoặc 3.

Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng có bệnh lý về miệng, bệnh mãn
tính, bệnh nha chu tiến triển, điều trị bệnh nha
chu trong vòng 12 tháng hay răng bị quá cảm
ngà nhưng lung lay hơn so với các răng khác.
Răng quá cảm ngà có miếng trám lớn/khiếm
khuyết, bọc mão, sâu răng, nứt men răng, nghi
ngờ viêm tủy, hay là răng trụ của phục hình tháo
lắp bán phần. Đối tượng đang sử dụng thuốc
chống co giật, thuốc an thần, thuốc chống trầm
cảm, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, phụ nữ
có thai hay đang cho con bú hay bệnh nhân đang
điều trị chỉnh nha. Đối tượng đang tham gia
nghiên cứu khác về quá cảm ngà hay sử dụng
sản phẩm giảm quá cảm ngà trong vòng 3 tháng
trước khi tiến hành nghiên cứu hay dị ứng với
thành phần của sản phẩm thử nghiệm được loại
khỏi mẫu nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, hai nhóm
song song, ngẫu nhiên, mù đôi. Bệnh nhân nam
và nữ được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm gồm:

Nhóm thử nghiệm dùng kem chứa 8% arginine
và calcium carbonate; và Nhóm chứng dùng
kem Nupro pumice prophylaxis. Đối tượng
được bôi kem trước khi cạo vôi răng. Đánh giá

294

mức độ quá cảm ngà tại thời điểm ban đầu, tức
thì ngay sau khi bôi kem và ngay sau khi cạo vôi.

Đánh giá quá cảm ngà bằng Phương pháp
sử dụng luồng hơi
Đặt 2 ngón tay lên mặt ngoài 2 răng kế cận.
Đặt đầu thổi hơi của máy nén hơi nha khoa
vuông góc với 1/3 cổ răng mặt ngoài, gần đường
nối men-xê măng và cách bề mặt răng 1cm. Thổi
hơi 1 giây với áp suất 60 psi ở nhiệt độ 20-25oC.
Quá cảm ngà được đánh giá theo thang đánh giá
của Schiff (1994) với 4 mức độ: 0 = không đáp
ứng; 1 = hơi đau; 2 = đau rõ; 3= đau nhói(9).

Đánh giá quá cảm ngà bằng Phương pháp
sử dụng thám trâm bén nhọn
Đầu thám trâm đặt vuông góc với bề mặt
cổ răng mặt ngoài. Rà thám trâm dọc theo
đường nối men-xê măng với lực tác động cố
định. Quá cảm ngà được đánh giá theo thang
đánh giá của Orchardson và Collins (1987) với
4 mức độ: 0 = không đáp ứng; 1 = hơi đau; 2 =
đau rõ; 3 = đau nhói(5).


KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng
8/2014 đến tháng 10/2015 trên bệnh nhân 130
đến điều trị viêm nướu tại Khoa Răng Hàm
Mặt, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh và có ít
nhất 2 răng quá cảm ngà. Tuổi trung bình của
bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 31,9±8,1(từ
19 đến 51 tuổi). Ở mỗi nhóm, số lượng bệnh
nhân nữ (34 bệnh nhân, chiếm 52,3%) tham
gia nghiên cứu nhiều hơn nam (31 bệnh nhân,
chiếm 47,7%). Số lượng nam, nữ bằng nhau ở
mỗi nhóm. Tuổi trung bình của nhóm thử
nghiệm và nhóm chứng lần lượt là 31,7±8,0 và
32,1±8,2 tuổi; và không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).

Đánh giá tình trạng quá cảm ngà
Thời điểm trước khi can thiệp (T0)
Theo phương pháp thổi hơi, trung bình chỉ
số quá cảm ngà của nhóm thử nghiệm và nhóm

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
chứng lần lượt là 2,31±0,25 và 2,41±0,39. Theo
phương pháp thám trâm bén nhọn, trung bình
chỉ số quá cảm ngà của nhóm thử nghiệm và

nhóm chứng lần lượt là 2,28±0,32 và 2,31±0,40.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm về chỉ số quá cảm ngà ở hai phương
pháp đánh giá thổi hơi và thám trâm bén nhọn
(p>0,05) (Bảng 1).
Bảng 1. Chỉ số quá cảm ngà theo phương pháp thổi
hơi và thám trâm bén nhọn tại thời điểm trước can
thiệp (T0)
Phương pháp

n

Thổi hơi
Thám trâm bén
nhọn

65
65

Nhóm thử Nhóm chứng
nghiệm
(TB±ĐLC)
(TB±ĐLC)
2,37±0,22
2,41±0,41
2,36±0,24
2,26±0,38

Giá
trị p

0,590
0,074

Kiểm định t, có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.

Thời điểm trước và sau khi can thiệp
Khi đánh giá mức độ quá cảm ngà bằng
phương pháp thổi hơi, trung bình chỉ số quá cảm
ngà ở thời điểm trước can thiệp (T0); tức thì sau
khi bôi kem (T1) và sau khi cạo vôi răng (T2) của
nhóm thử nghiệm lần lượt là 2,37±0,22; 1,45±0,34
và 1,50±0,48; và ở nhóm chứng lần lượt là
2,41±0,40; 2,00±0,43 và 1,95±0,46. Chỉ số quá cảm
ngà cả hai nhóm giảm có ý nghĩa thống kê từ T0 T1 và từ T0 –T2 (p<0,001) và thay đổi không có ý
nghĩa thống kê từ T1 - T2 (p>0,05) (Bảng 2).
Bảng 2. Chỉ số quá cảm ngà tại các thời điểm trước và
sau khi can thiệp theo phương pháp thổi hơi
Thời điểm
Trước can thiệp (T0)
Ngay tức thì (T1)
Sau cạo vôi (T2)
Giá trị p
T1/T0
T2/T0
T2/T1

Nhóm thử nghiệm Nhóm chứng
(TB±ĐLC)
(TB±ĐLC)
2,37±0,22

2,41±0,40
1,45±0,34
2,00±0,43
1,50±0,48
1,95±0,46
p<0,001
p<0,001
0,307

p<0,001
p<0,001
0,057

Kiểm định t bắt cặp, có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.

Khi đánh giá mức độ quá cảm ngà bằng
phương pháp thám trâm bén nhọn, trung bình
chỉ số quá cảm ngà ở thời điểm trước can thiệp
(T0); tức thì sau khi bôi kem (T1) và sau khi cạo

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

vôi răng (T2) của nhóm thử nghiệm lần lượt là
2,36±0,24; 1,42±0,39 và 1,35±0,44; và ở nhóm
chứng lần lượt là 2,26±0,38; 1,93±0,48 và
1,88±0,41. Chỉ số quá cảm ngà cả hai nhóm giảm
có ý nghĩa thống kê từ T0 -T1 và từ T0 –T2 (p<0,001)
và thay đổi không có ý nghĩa thống kê từ T1 - T2

(p>0,05) (Bảng 3).
Bảng 3. Chỉ số quá cảm ngà tại các thời điểm trước và
sau khi can thiệp theo phương pháp thám trâm bén
nhọn
Thời điểm
Trước can thiệp (T0)
Ngay tức thì (T1)
Sau cạo vôi (T2)
Giá trị p
T1/ T0
T2/T0
T2/T1

Nhóm thử nghiệm Nhóm chứng
(TB±ĐLC)
(TB±ĐLC)
2,36±0,24
2,26±0,38
1,42±0,39
1,93±0,48
1,35±0,44
1,88±0,41
p<0,001
p<0,001
0,236

p<0,001
p<0,001
0,307


Kiểm định t bắt cặp, có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.

Hiệu quả giảm quá cảm ngà giữa 2 nhóm
Kết quả đánh giá bằng phương pháp thổi hơi
cho thấy độ giảm quá cảm ngà từ T0-T1 ở nhóm
thử nghiệm là 0,92±0,31 cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với độ giảm này ở nhóm chứng là
0,41±0,45 (p<0,001). Khi tính theo tỉ lệ phần trăm,
độ giảm quá cảm ngà từ T0-T1 ở nhóm thử
nghiệm là 38,9% và nhóm chứng là 16,0%. Độ
giảm quá cảm ngà từ T0-T2 ở nhóm thử nghiệm
là 0,88±0,41 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
độ giảm này ở nhóm chứng là 0,45±0,48
(p<0,001). Khi tính theo tỉ lệ phần trăm, độ giảm
quá cảm ngà từ T0-T1 ở nhóm thử nghiệm là
37,4% và nhóm chứng là 17,8% (Bảng 4).
Bảng 4. Độ giảm quá cảm ngà tại các thời điểm theo
phương pháp thổi hơi
Thời
điểm
T0-T1
T0-T2

Nhóm thử Nhóm
Nhóm thử
nghiệm
chứng Giá trị nghiệm
p
TB±ĐLC TB±ĐLC
% giảm

0,92±0,31 0,41±0,45 p<0,001 38,9%
0,88±0,41 0,45±0,48 p<0,001 37,4%

Nhóm
chứng
% giảm
16,0%
17,8%

Kiểm định t, có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.

Kết quả đánh giá bằng phương pháp thám
trâm bén nhọn cho thấy độ giảm quá cảm ngà
từ T0-T1 ở nhóm thử nghiệm là 0,94±0,29 cao

295


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

hơn có ý nghĩa thống kê so với độ giảm này ở
nhóm chứng là 0,33±0,36 (p<0,001). Khi tính
theo tỉ lệ phần trăm, độ giảm quá cảm ngà từ
T0-T1 ở nhóm thử nghiệm là 40,2% và nhóm
chứng là 14,6%. Độ giảm quá cảm ngà từ T0-T2
ở nhóm thử nghiệm là 1,01±0,46 cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với độ giảm này ở nhóm
chứng là 0,38±0,32 (p<0,001). Khi tính theo tỉ lệ

phần trăm, độ giảm quá cảm ngà từ T0-T1 ở
nhóm thử nghiệm là 42,4% và nhóm chứng là
16,4% (Bảng 5).
Bảng 5. Độ giảm quá cảm ngà tại các thời điểm theo
phương pháp thám trâm bén nhọn
Thời
điểm
T0-T1
T0-T2

Nhóm thử Nhóm
Nhóm thử
nghiệm
chứng Giá trị nghiệm
p
TB±ĐLC TB±ĐLC
% giảm
0,94±0,29 0,33±0,36 p<0,001 40,2%
1,01±0,46 0,38±0,32 p<0,001 42,4%

Nhóm
chứng
% giảm
14,6%
16,4%

Kiểm định t, có ý nghĩa thống kê khi p<0,05

BÀN LUẬN
Quá cảm ngà tuy không phải là một bệnh lý

ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ toàn
thân, nhưng tình trạng này kéo dài có thể ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá
nhân và cộng đồng. Trong quá trình thực hiện
các thủ thuật nha khoa, tình trạng quá cảm ngà
có thể làm tăng cảm giác khó chịu, ê buốt và có
khi đau nhức của bệnh nhân dưới tác động của
hơi, nước từ những dụng cụ, máy móc nha khoa.
Sử dụng các vật liệu ngăn chặn, hay làm giảm
quá cảm ngà trước khi bắt đầu các thủ thuật điều
trị nha khoa là điều chúng ta cần quan tâm đặc
biệt là trên những đối tượng bệnh nhân có tình
trạng quá cảm ngà.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, hai nhóm
song song, ngẫu nhiên, mù đôi này được tiến
hành trên 130 bệnh nhân đến điều trị viêm nướu
tại Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược Tp. Hồ
Chí Minh có kèm theo tình trạng quá cảm ngà.
Chỉ số quá cảm ngà của hai nhóm thử nghiệm và
nhóm chứng tại thời điểm ban đầu không khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Đối tượng nghiên cứu
được phân chia ngẫu nhiên, không có sự khác
biệt về tuổi, đồng đều về cả giới tính trong nhóm

296

thử nghiệm và nhóm chứng. Ngoài ra, bệnh
nhân không biết sử dụng loại kem nào. Một điều
tra viên đã được tập huấn và có kinh nghiệm
trong việc đánh giá chỉ số quá cảm ngà bằng cả

hai phương pháp sử dụng luồng hơi và thám
trâm bén nhọn trong những nghiên cứu trước
đây tại Khoa Răng Hàm Mặt đánh giá tất cả các
chỉ số quá cảm ngà cho cả hai nhóm tại các thời
điểm và hoàn toàn không biết bệnh nhân thuộc
nhóm thử nghiệm hay nhóm chứng. Ngoài ra,
chúng tôi cũng sử dụng máy xịt hơi đã được
kiểm tra đúng áp suất, thám trâm cùng loại và
chất lượng như nhau cho việc đánh giá tình
trạng quá cảm ngà. Việc bôi kem thử nghiệm
hay kem chứng cũng được thực hiện bởi cùng
một điều tra viên khác với người đánh giá tình
trạng quá cảm ngà.
Nghiên cứu cho thấy tại thời điểm đánh giá
tức thì sau khi bôi kem, nhóm dùng kem chứa
8% arginine và calcium carbonate giảm quá cảm
ngà có ý nghĩa thống kê ở cả hai phương pháp
đánh giá bằng thám trâm bén nhọn và thổi hơi.
Kleinberg (1994)(5) cho rằng sự kết hợp của
arginine và calcium carbonate hoạt động bằng
cách hình thành nút ngà. Arginine tích điện
dương sẽ được thu hút bởi bề mặt ngà răng tích
điện âm, giúp kết dính và thu hút calcium
carbonate vào bề mặt ngà và sâu trong ống ngà.
Sự kết hợp của arginine và calcium carbonate tại
chỗ cung cấp môi trường kiềm khuyến khích ion
calcium và phosphate nội sinh lắng đọng và
hình thành nút ngà giúp bít kín ống ngà(7).
Thời điểm sau cạo vôi răng so với thời điểm
trước khi can thiệp, nhóm dùng kem chứa 8%

arginine và calcium carbonate cũng giảm quá
cảm ngà có ý nghĩa thống kê ở cả hai phương
pháp đánh giá bằng thám trâm bén nhọn và thổi
hơi. Hiệu quả này có thể do sự đề kháng của
những nút ngà với lực rung cơ học và những tia
nước bắn vào khi cạo vôi.
Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng kem
chứng là Nupro pumice prophylaxis có thành
phần chủ yếu là bột pumice và một số thành
phần phụ khác trong đó có 1,23% ion fluoride.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Vật liệu này cũng được dùng trong nghiên cứu
của Schiff, 2009(9) và Hamlin, 2009(4) và cho thấy ở
thời điểm đánh giá tức thì và sau khi cạo vôi
răng đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so
với thời điểm trước can thiệp ở cả hai phương
pháp đánh giá tương tự như trong nghiên cứu
của chúng tôi. Hiệu quả này có thể là nhờ tác
dụng fluoride kết tủa tinh thể calcium floride
trong ống ngà, và do đó làm giảm tính thấm của
ngà. Trong nghiên cứu này, mặc dù mức độ quá
cảm ngà ở hai nhóm thử nghiệm và nhóm chứng
đều giảm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm tức
thì và sau khi cạo vôi răng so với ban đầu. Tuy
nhiên, độ giảm này ở nhóm thử nghiệm cao hơn
nhiều so với ở nhóm chứng khi đánh giá ở cả hai

phương pháp thổi hơi và dùng thám trâm bén
nhọn. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy
độ giảm quá cảm ngà khi đánh giá theo phương
pháp thổi hơi thì ít hơn khi đánh giá bằng thám
trâm bén nhọn tương tự như nghiên cứu của
Hamlin, 2009(4).

KẾT LUẬN
Kem chứa 8% arginine và calcium
carbonate sử dụng trước thủ thuật cạo vôi
răng có hiệu quả giảm quá cảm ngà ngay sau
khi bôi kem và sau khi cạo vôi răng. Hiệu quả
này cao hơn kem Nupro pumice prophylaxis
khi đánh giá bằng cả hai phương pháp thổi
hơi và thám trâm bén nhọn.
Lời cảm ơn: Tác giả chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp
cho nghiên cứu này của GS.TS. Hoàng Tử Hùng, Nguyên
Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.


5.

6.

7.

8.

9.

10.

Canadian Advisory Board on Dentin Hypersensitivity (2003),
Consensus-based recommendations for the diagnosis and
management of dentin hypersensitivity. pp. 221–226.
Christian HS, & Aikaterini T (2013), Epidemiology of dentin
hypersensitivity. Clin Oral Investig, pp. 3-8.
Dababneh RH, Khouri AT, Addy M (1999), Dentine
hypersensitivity: an enigma? A review of terminology,
mechanisms, aetiology and management. Br Dent J, pp. 606611.
Hamlin D, Williams KP, Delgado E, Zang YP, Devizio W,
Mateo LR (2009), Clinical evaluaton of the efficacy of a
desensitizing paste containing 8% arginine and calcium
carbonate for the in-office relief of dentin hypersensitivity
associated with dental prophylaxis. Am Dent, pp. 16A-20A.
Kleinberg I, Kaufman HW, Wolff M (1994), Measurement of
tooth hypersensitivity and oral factors involved in its
development. Arch Oral Biol, pp. 63S-71S.
Nguyễn Thị Từ Uyên (2010), Tình trạng quá cảm ngà của sinh

viên Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Tiểu luận tốt nghiệp Bác
Sĩ Răng Hàm Mặt.
Petrou I, Heu R, Stranick M, Lavender S, Zaidel L, Cummins
D, Gimzewski JK (2009), A breakthrough therapy for dentin
hypersensitivity: how dental products containing 8% arginine
and calcium carbonate work to deliver effective relief of
sensitive teeth. J Clin Dent, pp. 23-31.
Phạm Thị Mai Thanh (2014), Đánh giá ba phương pháp đo
lường quá cảm ngà trên bệnh nhân của Khoa Răng Hàm MặtĐại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ y học.
Schiff T, Delgado E, Zang YP, Devizio W, Volpe A (2009),
Clinical evaluaton of the efficacy of a desensitizing paste
containing 8% arginine and calcium carbonate in providing
instant and lasting in-office relief of dentin hypersensitivity.
Am Dent, pp. 8A-15A.
Troil B, Needleman I, Sanz M. (2002), A systematic review of
the prevalence of root sensitivity following periodontal
therapy J Clin Periodont, pp. 173-177.

Ngày nhận bài báo:

29/01/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/02/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/03/2016


297



×