Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả sớm điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc (TEP) tại Bệnh viện Bình Dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.68 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
NGOÀI PHÚC MẠC (TEP) TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Nguyễn Phú Hữu*, Phan Thanh Tuấn*, Trần Văn Minh Tuấn**, Lê Phong Huy*, Đỗ Minh Hùng*

TÓM TẮT
Mở đầu: Thoát vị bẹn là bệnh phổ biến và theo truyền thống điều trị chủ yếu bằng các phương pháp mổ mở,
tuy nhiên các kỹ thuật nội soi gần đây được giới thiệu và ngày càng trở nên phổ biến.
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn, hiệu quả và biến chứng của phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc trong điều
trị thoát vị bẹn.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, 80 bệnh nhân thoát vị bẹn được phẫu thuật
tại bệnh viện Bình Dân từ 4/2014 đến 6/2015 theo dõi sau 6 tháng.
Kết quả: Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc. Có 80 bệnh nhân bao gồm 77 nam
và 3 nữ với tuổi trung bình 47, có 90 thoát vị (10 thoát vị bẹn 2 bên), 25 thoát vị trực tiếp, 59 thoát vị gián tiếp và
6 thoát vị hỗn hợp. Có 76 trường hợp thoát vị lần đầu và 4 trường hợp thoát vị tái phát. Một trường hợp chuyển
sang mổ hở dùng kỹ thuật Lichtenstein và một trường hợp chuyển sang nội soi ổ bụng (TAPP). Thời gian phẫu
thuật trung bình 53 phút đối với thoát vị bẹn 1 bên và 68 phút đối với thoát vị bẹn hai bên. Không biến chứng
trong mổ. Biến chứng sau mổ bao gồm: tụ dịch 4(5%), bí tiểu 6(7,5%), đau mạn tính 2(2,5%), nhiễm trùng vết
mổ 1(1,25%) và không nhiễm trùng mesh cũng như tái phát với thời gian theo dõi trung bình 6 tháng.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn là một phương pháp an toàn và hiệu quả
mang đến cho bệnh nhân cảm giác thoải mái sau phẫu thuật cũng như tính thẩm mỹ. Là một lựa chọn ưu tiên cho
những bệnh nhân béo phì, thoát vị hai bên cũng như tái phát.
Từ khóa: Thoát vị bẹn, ngoài phúc mạc hoàn toàn, phẫu thuật nội soi ổ bụng.

ABSTRACT
TOTALLY EXTRAPERITONEAL LAPAROSCOPIC (TEP) INGUINAL HERNIA REPAIR AT BINH DAN
HOSPITAL: THE EARLY RESULTS
Nguyen Phu Huu, Phan Thanh Tuan, Tran Van Minh Tuan, Le Phong Huy, Do Minh Hung


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 394 - 399
Introduction: Hernia inguinal is a common disease and opened operations have been considered traditional
treatments so far, however, laparoscopic techniques have recently been introduced and that become popular.
The aim of the study: To evaluate the feasibility, safety and complication in total extraperitoneal
laparoscopic mesh repair (TEP) in treatment inguinal hernia.
Materials and methods: Prospective study, 80 hernia inguinal patients were operated under general
anesthesia from April 2014 to June 2015 at Binh Dan hospital.
Results: All patients were operated for inguinal hernia using the totally extraperitoneal repair. There were
80 patients including 77 males and 3 females with the average age of 47 years old, 90 sides (10 bilateral hernias),
25 were direct, 59 were indirect and 6 were mixed. There were 76 primary and 4 recurrent inguinal hernias. One
hernia (1.25%) was changed to open anterior Lichtenstein technique and one hernia (1.25%) was changed to
transabdominal preperitoneal inguinal hernia (TAPP). Average operating time was 53 mins in unilateral hernia
* Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: BS.Nguyễn Phú Hữu

394

** Khoa Y, Đại học Quốc Gia Tp.HCM
ĐT: 0918650345
Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

and 68 mins in bilateral hernia. No intraoperative complication. Postoperative complications included: hematoma
formation 4 (5%), urinary retention 6 (7.5%), chronic groin pain 2 (2.5%), wound infection 1 (1.25%) and no

mesh infection as well as recurrence in medium follow-up period of 6 months.
Conclusion: Totally extraperitoneal (TEP) inguinal hernia repair is an effective and safe procedure that
brings patients satisfactory results in terms of postoperative pain and cosmetic. It is a prior option in obesity,
bilateral and recurrent hernia.
Key words: Inguinal hernia, Total extraperitoneal repair, Laparoscopic surgery.

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Thoát vị là một bệnh phổ biến, ước tính có
khoảng 5% dân số thế giới bị thoát vị thành
bụng, và trong số này, thoát vị bẹn chiếm 75% (1).

Thiết kế và đối tượng nghiên cứu

Mặc dù đây là bệnh thường gặp và phẫu
thuật thoát vị bẹn được thực hiện thường
xuyên nhưng không phương pháp nào có
được kết quả lý tưởng. Có nhiều phương pháp
điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật mở và
nội soi nhưng cũng chưa có phương pháp nào
cho kết quả tốt đẹp hoàn toàn. Các biến chứng
có thể gặp như đau sau mổ, tổn thương thần
kinh, nhiễm trùng, và đặc biệt là thoát vị bẹn
tái phát. Đó vẫn còn là những thách thức lớn
của các phẫu thuật viên.
Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn
được áp dụng vào đầu thập niên 2000 tại Việt
Nam và hiện nay số bệnh nhân được phẫu

thuật nội soi ngày càng nhiều hơn. Trong
phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn nội soi có các
kỹ thuật đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc (Total
extraperitoneal- TEP), đặt mảnh ghép ngoài
phúc mạc qua ngã bụng (Trans Abdominal
preperitoneal- TAPP) và đặt mảnh ghép trong
ổ bụng (Intraperitoneal onlay mesh – IPOM).
Hiện nay, số trường hợp phẫu thuật, những
nghiên cứu và kinh nghiệm về điều trị thoát vị
bẹn bằng phẫu thuật nội soi tại Việt Nam chưa
nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu: Kết quả sớm phẫu thuật nội soi
ngoài phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn
nhằm đóng góp thêm những kinh nghiệm
trong phẫu thuật này.

Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt ca theo
dõi sau mổ. Các chi tiết được ghi nhận theo một
mẫu bệnh án thống nhất.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu từ tháng
4/2014 đến hết tháng 6/2015 đối với bệnh nhân
thoát vị bẹn được điều trị bằng phẫu thuật nội
soi ngoài phúc mạc tại bệnh viện Bình Dân.

Tiêu chuẩn chọn lựa và loại trừ
Chúng tôi lựa chọn những thoát vị bẹn một
bên hoặc hai bên, thoát vị lần đầu hay tái phát.
Chúng tôi loại trừ những trường hợp: Thoát vị
bẹn ngẹt, kẹt, có tiền sử phẫu thuật ở khoang
tiền phúc mạc vùng chậu, có bệnh lý nội khoa

phức tạp: suy tim, bệnh lý mạch vành, bệnh lý
hô hấp, xơ gan, rối loạn đông máu, tăng nhãn áp.

Kỹ thuật
Bệnh nhân được vô cảm bằng gây mê nội khí
quản toàn thân.
Rạch da 10mm dưới rốn, rạch lá trước bao
cơ thẳng bụng phía bên thoát vị, sau đó dùng
farabuef nhỏ vén cơ thẳng bụng lên, dùng một
gạc nội soi ướt cho vào đường vén để tạo
khoang, chú ý khi tạo khoang bằng gạc nội soi
phải hết sức nhẹ nhàng để tránh chảy máu
hoặc thủng lá sau của bao cơ thẳng bụng. Sau
khi tạo được 1 khoang tương đối rộng đặt
trocar 10 (phía sau cơ và phía trước lá sau bao
cơ thẳng bụng). Bơm khí CO2, áp lực tối đa
12mmHg, sau khi bơm hơi quan sát trực tiếp
dưới kính soi vào tiếp 1 trocar 5mm (giữa rốn
& xương mu) bóc tách khoang tiền phúc mạc
(bằng móc đốt hay bằng kéo) về phía xương

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016

395


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016


mu và phía túi thoát vị, sau khi bóc tách đến
xương mu vào tiếp trocar 5mm ngay trên
xương mu 10mm. Phẫu tích bộc lộ dây chằng
lược, thành bụng trước, dải chậu mu.
Túi thoát vị trực tiếp thì đẩy lại vào xoang
phúc mạc, túi thoát vị gián tiếp nhỏ thì bóc tách
trọn, túi thoát vị gián tiếp to thì cắt ngang ở lỗ
bẹn sâu, khâu cột đầu gần và để hở đầu xa. Phẫu
tích phúc mạc ra khỏi bó mạch tinh hoàn, ống
dẫn tinh, bó mạch chậu ngoài và thành bụng sau.
Phẫu tích và lấy đi các búi mỡ tiền phúc mạc ở
vùng lỗ cơ lược. Đánh giá thành bẹn sau, ghi
nhận loại và kích thước lỗ thoát vị.

KẾT QUẢ
Từ tháng 4/2014 đến hết tháng 6/2015 có 80
bệnh nhân thoát vị bẹn được điều trị bằng
phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc tại bệnh
viện Bình Dân.
Trong 80 bệnh nhân có 77 nam và 3 nữ với 90
thoát vị (10 thoát vị bẹn 2 bên).
Tuổi trung bình 47 ± 15 tuổi, cao nhất 74 tuổi
và thấp nhất 18 tuổi.
Bảng 1: Loại thoát vị
Loại thoát vị
Gián tiếp
Trực tiếp
Hỗn hợp
Tổng cộng


Số thoát vị
59
25
6
90

Tỷ lệ %
65.5
27.8
6.7
100

Số bệnh nhân
38
32
10
80

Tỷ lệ %
47.5
40
12.5
100

Sau khi phẫu tích xong khoang tiền phúc
mạc và túi thoát vị, chúng tôi đặt mảnh ghép để
che vùng khiếm khuyết. Mảnh ghép phải che
phủ toàn bộ lỗ cơ lược và cách bờ của lỗ thoát vị
ít nhất 4cm.


Bảng 2: Bên thoát vị

Mảnh ghép kích thước 7,5x15cm (đối với
thoát vị gián tiếp nhỏ), mảnh ghép 12x15cm
(đối với thoát vị gián tiếp to hay thoát vị bẹn
trực tiếp), đặt vào che phủ toàn bộ lỗ cơ lược,
mảnh ghép được để nguyên. Không cố định
các mảnh ghép lớn, còn các mảnh ghép nhỏ
được cố định vào dây chằng lược và thành
bụng bằng cách khâu hoặc bằng keo. Xả khí
CO2, chú ý mảnh ghép đúng vị trí, đóng cân lỗ
trocar 10mm, khâu da.

Có 76 trường hợp thoát vị lần đầu và 4
trường hợp thoát vị tái phát. Một trường hợp
chuyển sang mổ hở dùng kỹ thuật
Lichtenstein và một trường hợp chuyển sang
nội soi ổ bụng (TAPP).

Đánh giá sau mổ
Sau phẫu thuật chúng tôi đánh giá các chỉ số:
Thời gian trở lại sinh hoạt bình thường, thời gian
nằm viện, mức độ đau (đau rất nhẹ, đau nhẹ,
đau vừa, đau nhiều và đau rất nhiều).
Đánh giá các biến chứng trong và sau mổ
như viêm tinh hoàn, tổn thương ống dẫn tinh,
tràn dịch tinh mạc, chảy máu, nhiễm trùng
mesh, nhiễm trùng vết mổ, tái phá.
Bệnh nhân (BN) sau mổ được tái khám 1- 2
tuần, 1 tháng, 6 tháng, mỗi một BN có một hồ sơ

theo dõi riêng.
Tất cả số liệu được xử lý bằng phần mềm
Stata 12.0.

396

Bên thoát vị
Phải
Bên trái
Hai bên
Tổng cộng

Đối với thoát vị bẹn 1 bên thời gian phẫu
thuật trung bình 53 phút, nhanh nhất 35 phút,
chậm nhất 120 phút. Đối với thoát vị bẹn hai bên
thời gian phẫu thuật trung bình là 68 phút,
nhanh nhất 50 phút, chậm nhất 125 phút. Sự
khác biệt về thời gian giữa thoát vị bẹn 1 bên và
2 bên có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (phẫu thuật
hai bên thời gian lâu hơn).
Tất cả các bệnh nhân đều có thể tự sinh hoạt
bình thường 1 ngày sau mổ, 90% bệnh nhân xuất
viện sau 1 ngày hậu phẫu. Không biến chứng
trong mổ. Biến chứng sau mổ bao gồm: tụ dịch 4
(5%), bí tiểu 6 (7,5%), đau mạn tính 2 (2,5%),
nhiễm trùng vết mổ 1 (1,25%) và không nhiễm
trùng mesh cũng như tái phát với thời gian theo
dõi trung bình 6 tháng.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
BÀN LUẬN
Thời gian phẫu thuật
Thời gian cuộc mổ chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như: thoát vị bẹn trực tiếp hay
gián tiếp, túi thoát vị to hay nhỏ, phương tiện
cố định mảnh ghép, đặc biệt là trình độ của
phẫu thuật viên (PTV). Thời gian phẫu thuật
sẽ giảm dần khi PTV đã quen thuộc với giải
phẫu đi từ ngã sau và có nhiều kinh nghiệm
hơn về phẫu thuật này. Trong khoảng 15
trường hợp đầu tiên do chưa có nhiều kinh
nghiệm và chưa quen thuộc với cấu trúc giải
phẫu nhìn từ phía sau nên thời gian phẫu
thuật của chúng tôi thường trên 100 phút
nhưng sau đó chúng tôi ghi nhận thời gian
dao động từ khoảng 30-80 phút. Thời gian
phẫu thuật của tác giả khác Moreno-Egealà 4050 phút(9).

Phục hồi sau mổ
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi đều có thể tự sinh hoạt bình thường 1
ngày sau mổ, 90% bệnh nhân xuất viện sau 1
ngày hậu phẫu, 92,5% bệnh nhân đau nhẹ và
7,5% bệnh nhân đau vừa sau mổ. Thời gian nằm
viện của một số tác giả khác Choi(3) là 0,93 ngày,
Heikkinen(7) là 1 ngày và Topart(15) là 2,3 ngày.


Biến chứng sau mổ
Hai biến chứng chính của tinh hoàn là viêm
tinh hoàn do thiếu máu và teo tinh hoàn. Viêm
tinh hoàn sau mổ xảy ra vào thời điểm 24-72 giờ
sau mổ. Bệnh nhân đau nhiều, cần phải dùng
thuốc giảm đau mạnh mới hiệu quả. Viêm tinh
hoàn do thiếu máu tiến triển sẽ dẫn đến teo tinh
hoàn kết quả này xảy ra sau nhiều tháng. Tỷ lệ
biến chứng tinh hoàn khoảng 0,3-5%(4). Trong
nghiên cứu của chúng tôi chưa gặp trường hợp
nào có biến chứng này. Để phòng ngừa biến
chứng này chúng ta cần tránh các động tác thô
bạo trên thừng tinh, hạn chế đốt điện và cầm
nắm thừng tinh.
Tụ máu sau mổ thường do phẫu tích hoặc
cầm máu không tốt và vị trí thường gặp là động
mạch thượng vị dưới hay những mạch máu nhỏ

Nghiên cứu Y học

ở khoang tiền phúc mạc. Tụ dịch sau mổ là biểu
hiện của dịch tiết. Tiết dịch là kết quả bình
thường sau phẫu thuật vì khi phẫu tích, đốt điện,
cắt sẽ làm tổn thương mô hoặc sự hiện diện của
vật lạ như mảnh ghép, chỉ khâu. Dịch tiết này ít
khi biểu hiện rõ rệt trên lâm sàng và thường
được cơ thể hấp thu. Chúng tôi có 4 (5%) trường
hợp tụ dịch sau mổ, không có trường hợp nào tụ
máu. Biểu hiện lâm sàng của tụ dịch là bệnh
nhân có khối phồng xuất hiện sau mổ, ấn vào

mềm và chúng tôi điều trị bằng thuốc giảm đau
non-steroid và kháng viêm. Sau 4-10 tuần dịch
được hấp thu hoàn toàn và khối phồng biến mất,
không có trường hợp nào phải chọc hút. Như
vậy tụ dịch chúng ta có thể nhầm lẫn với thoát vị
bẹn tái phát và bệnh nhân nên tái khám lại đúng
nhóm phẫu thuật cho mình để có chẩn đoán và
điều trị thích hợp. Tỷ lệ tụ dịch của một số tác
giả Heikkinen(7) là 0,7%, Topart(15) là 9,8%,
Vidovic(16) là 3,6%.
Đau dây thần kinh sau phẫu thuật thoát vị
bẹn nội soi là biến chứng khó chịu nhất ở vùng
bẹn. Nhánh đùi của thần kinh sinh dục đùi, thần
kinh bì đùi ngoài và nhánh ngay dưới da của
thần kinh đùi có nguy cơ tổn thương trong phẫu
thuật thoát vị bẹn nội soi. Chúng tôi có 2(2,5%)
trường hợp bệnh nhân đau mạn tính sau mổ.
Theo Cohen(4) cách tốt nhất để giảm đến mức
thấp nhất biến chứng này là tránh phẫu tích
rộng phía dưới xương chậu, tránh khâu bấm ở
vùng bên dưới dãi chậu mu, tam giác đau và tam
giác tử. Đa số các tác giả đều thấy rằng mổ nội
soi thì tỷ lệ đau mạn tính thấp hơn so với mổ
mở, EKlund A(6) (2010), so sánh tỷ lệ đau mạn
tính của 705 ca Lichtenstein và 665 ca TEP sau 5
năm, nhận thấy đau mạn tính sau mổ
Lichtenstein cao hơn TEP và giảm dần theo thời
gian: 21,7% và 11,0% tại thời điểm 1 năm; 24,8%
và 11% tại thời điểm 2 năm; 20,2 và 9,9% ở thời
điểm 3 năm; 18,8% và 9,4% ở thời điểm 5 năm.

Tỷ lệ chuyển sang phương pháp TAPP của
Liem(8) là 8%, Chiofalo(2) là 0,5%, không có trường
hợp nào chuyển sang mổ hở, chuyển TAPP
chúng tôi là 1,25% và 1,25% chuyển sang mổ hở.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016

397


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Tác giả Tanphiphat(13) trong nghiên cứu của
mình có 1,8%-7% các trường hợp chuyển sang
mổ hở, các nguyên nhân thường gặp là sẹo mổ
cũ gây dính nhiều, không tìm thấy túi thoát vị,
có vết mổ cũ, thoát vị bẹn tái phát, có tiền căn xạ
trị hay viêm nhiễm vùng chậu, thủng phúc mạc
trong quá trình bóc tách và vị trí thủng thường
gặp nhất là bóc tách túi thoát vị ra khỏi thừng
tinh và mạch máu sinh dục, để hạn chế thủng
phúc mạc chúng tôi thường bóc tách vị trí này
sau cùng.
Nhiễm trùng vết mổ và nhiễm trùng mảnh
ghép: Trong phẫu thuật nội soi nhiễm trùng vết
mổ ít gặp hơn so với mổ mở, tỷ lệ nhiễm trùng
vết mổ là 1%(4), nhiễm trùng mảnh ghép thường
nguy hiểm hơn nhiều so với nhiễm trùng vết mổ

và có thể phải lấy mảnh ghép ra khỏi cơ thể. Khi
có nhiễm trùng, phẫu thuật là cần thiết. Tuy
nhiên việc lấy mảnh ghép ra là nguy hiểm, vì khi
đó mảnh ghép dính khá chắc có thể vào mô tại
chỗ và mạch máu lớn. May mắn thay, tần suất
nhiễm trùng là khá thấp từ 0-0,6%(4). Nhiễm
trùng muộn sau vài tháng hay vài năm sau đó là
hiếm. Cơ chế của nhiễm trùng muộn hiện nay
chưa rõ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có
1(1,25%) nhiễm trùng vết mổ và không có
trường hợp nào nhiễm trùng mảnh ghép.
Tái phát: Trong phẫu thuật điều trị thoát vị
bẹn, nếu bệnh nhân tái phát thì đồng nghĩa với
cuộc mổ đó đã không thành công. Tỷ lệ tái phát
cũng là thước đo của các phương pháp điều trị
thoát vị bẹn. Trong phẫu thuật nôi soi tỷ lệ tái
phát sẽ giảm dần theo kinh nghiệm phẫu thuật,
kiến thức về giải phẫu và mảnh ghép ngày càng
tăng lên. Tái phát do nhiều cơ chế khác nhau(4),
nguyên nhân là: Phẫu tích chưa tốt, chưa đến
vùng thoát vị, đánh giá chưa đúng các mốc giải
phẫu, mảnh ghép bị cuộn lại thay vì trải phẳng,
mảnh ghép không che phủ được hết được các
chỗ khiếm khuyết, khâu đường cắt mảnh ghép
không tốt, mảnh ghép bị cuộn hay tạo thành nếp
ở chỗ khiếm khuyết, mảnh ghép di chuyển do tụ
máu, tụ dịch, trong các nghiên cứu về phẫu thuật
nội soi điều trị thoát vị bẹn, tỷ lệ tái phát rất khác

398


nhau. Tác giả Myers(10) có tỷ lệ tái phát là 3%, tác
giả Vidovic(16) tỷ lệ tái phát là 0.9%. Tỷ lệ tái phát
trong phẫu thuật nội soi nhìn chung là dưới 2%,
theo đa số các phẫu thuật viên thì tỷ lệ tái phát
sau đặt mảnh ghép nội soi thường xảy ra trong
năm đầu tiên, càng về sau thì tỉ lệ tái phát càng
giảm. Tác giả Dulucq(5) qua 3100 bệnh nhân thoát
vị nhận thấy rằng tỷ lệ tái phát khi đã phẫu thuật
thuần thục giảm hơn 5 lần so với mới bắt đầu
thực hiện. Trong 200 ca thoát vị đầu tiên, ông ghi
nhận tỷ lệ tái phát là 2,5% và sau đó giảm còn
0,47% trong những ca còn lại.
Kích thước mảnh ghép: Trong phẫu thuật
nội soi, việc đặt mảnh ghép không đủ lớn sẽ làm
tăng khả năng tái phát vì thế kích thước mảnh
ghép là vấn đề rất được quan tâm. Tất cả các tác
giả đều cho rằng kích thước và vị trí mảnh ghép
phải che phủ được toàn bộ lỗ cơ lược. Trong
nhiều nghiên cứu, việc lựa chọn mảnh ghép như
thế nào là tùy thuộc vào từng tác giả và kích
thước mảnh ghép được nhiều tác giả lựa chọn là
10x15cm(10,14). Có nhiều tác giả khuyên cố định
mảnh ghép, có nhiều tác giả lại không,
Paterson(11) và Tamme(12) chọn mảnh ghép kích
thước 10x15cm và không cần cố định mảnh
ghép. Tác giả Meyers(10), Topart (15), Vidovic(16) sử
dụng mảnh ghép 10-12x15cm và đều cố định
mảnh ghép bằng keo, tack và khâu lên thành
bụng. Trong nghiên cứu của chúng tôi mảnh

ghép kích thước 7,5x15cm (đối với thoát vị gián
tiếp nhỏ), mảnh ghép 12x15cm (đối với thoát vị
gián tiếp to hay thoát vị bẹn trực tiếp), đặt vào
che phủ toàn bộ lỗ cơ lược, mảnh ghép được để
nguyên. Không cố định các mảnh ghép lớn, còn
các mảnh ghép nhỏ được cố định vào dây chằng
lược và thành bụng bằng cách khâu hoặc bằng
keo. Trong nhiên cứu của chúng tôi chưa có
trường hợp nào tái phát tuy nhiên tời gian theo
dõi của chúng tôi ngắn (6 tháng), chúng tôi sẽ
theo dõi tiếp tục từ 1-3 năm để đánh giá tốt hơn
về vấn đề tái phát này.

KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc điều trị
thoát vị bẹn là một phương pháp an toàn, hiệu

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
quả và thẩm mỹ. Tỷ lệ biến chứng thấp, thời
gian nằm viện ngắn, bệnh nhân sớm hồi phục và
trở lại với công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.
5.

6.

7.

8.

9.

Bittner R, et al (2003). Transabdominal pre-peritoneal
approach. Laparoscopic hernia surgery- An operation guide, p5264.
Chiofalo R, Holzinger F, Klaiber C (2001). Total endoscopic
preperitoneal mesh implant in primary or recurrent inguinal
hernia. Chirurgie, 72(12): 1485-91.
Choi, Y Y., Z. Kim, et al (2011). Transection of the hernia sac
during laparoscopic totally extraperitoneal inguinal
hernioplasty: is it safe and feasible? J Laparoendocs Adv Surg
Tech A 21(2): 149-152.
Cohen, R V, et al (2003). Complication and their management.
Laparoscopic hernia surgery- An operation guide, p89-95.
Dulucq, J L, Wintringer, et al (2009). Laparoscopic totally
extraperitoneal inguinal hernia repair: lessons learned from
3100 hernia repairs over 15 years. Surg Endosc 23(3): 482-486.
Eklund A, Montgoney A, (2010). Chronic pain 5 years after
randomized comparison of laparoscopic and Lichtenstein
inguinal hernia repair. Br J Surg., 97 (4): 600-608.

Heikkinen, T, S Wollert, et al (2006). Early results of a
randomized trial comparing Prolen and Vypro II mesh in
endoscopic extraperitoneal inguinal herni repair of recurrent
unilateral hernias. Hernia 10(1): 34-40.
Liem MSL, Steennsel CJV, Boelhouwer RU, Weidema WF et
al. (1996). The learning curve for totally extraperitoneal
laparoscopic inguinal hernia repair. Am J Surg, 171: 281-285.
Moreno-Egea, A., J. A. Torralba Martinez, et al (2004).
Randomized clinical trial of fixation vs nonfixation of mesh in

10.

11.

12.

13.
14.

15.

16.

Nghiên cứu Y học

total extraperitoneal inguinal hernioplasty. Arch Surg 139(12):
1376-1379.
Myers, E, K M Browne, et al (2010). Laparoscopic (TEP) versus
Lichtenstein inguinal hernia repair: a comparison of quality of
life outcomes. World J Surg 34(12): 3059-3064.

Paterson, H M, J J Casey, et al (2005). Totally extraperitoneal
laparoscopic inguinal hernia repair in patients with previous
lower abdominal surgery. Hernia 9(3), p 228-230.
Tamme, C, N Garde, et al (2005). Totally extraperitoneal
inguinal hernioplasty with titanium-coated lightweight
polypropylene mesh: early results. Surg Endosc 19(8): 11251129.
Tanphiphat (1998). Laparoscopic vs open inguinal hernia
repair. Surg Endosc 12 846-851.
Taylor, C, Layani, et al (2008). Laparoscopic inguinal hernia
repair without mesh fixation, early results of a large
randomized clinical trial. Surg Endosc 22(3): 757-762.
Topart, P, F Vandenbroucke, et al (2005). Tissue versus tack
staples as mesh fixation in totally extraperitoneal laparoscopic
repair of groin hernia: a retrospective analysis. Surg Endosc
19(5): 727-727.
Vidovic, D, I Kirac, et al (2007). Laparoscopic totally
extraperitoneal laparoscopic repair versus open Lichtenstein
hernia repair: results and complications. J Laparoendocs Adv
Surg Tech A 17(5): 585-590.

Ngày nhận bài báo:

27/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

17/12/2015

Ngày bài báo được đăng:


22/02/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016

399



×