Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic và các yếu tố liên quan trong giai đoạn sớm thai kỳ tại Bệnh viện Từ Dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.37 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ THAI PHỤ BỔ SUNG AXIT FOLIC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRONG GIAI ĐOẠN SỚM THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Nguyễn Hải Anh Vũ*, Lê Hồng Cẩm**

TÓM TẮT
Mở đầu: Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) 2006 khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung 400μg axit folic mỗi
ngàyngay từ thời điểm họ dự định mang thai và liên tục trong 3 tháng đầu thai kỳ, giúp làm giảm nguy cơ dị tật
ống thần kinh (DTOTK) cho thai.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic trong giai đoạn sớm thai kỳ, xác định các yếu tố liên
quan đến bổ sung axit folic trong giai đoạn sớm thai kỳ của thai phụ tại bệnh viện Từ Dũ.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 650 thai phụ có tuổi thai từ 11 đến 13 tuần 6 ngày khám thai tại
bệnh viện Từ Dũ, thực hiện phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm
2016 đến tháng 3 năm 2017. Số liệu thu thập được mã hóa, quản lý bằng chương trình Epidata, xử lý và phân
tích số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 13.
Kết quả: Tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic trước khi mang thai là 18% (KTC 95%: 0,15 – 0,21). Tỷ lệ thai
phụ bắt đầu bổ sung axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ là 74,5% (KTC 95%: 0,70 – 0,77). Yếu tố liên quan đến
tăng tỷ lệ bổ sung axit folic trong giai đoạn sớm thai kỳ là: thu nhập trung bình trên 5 triệu đồng/tháng (RR=
13,35 KTC 95% 1,77 – 100,47), có khám sức khỏe trước khi mang thai (RR=7,83 KTC 95% 4,92 – 12,47), trình
độ học vấn trên cấp III (RR= 5,96 KTC 95% 1,33 – 26,61). Yếu tố liên quan làm giảm tỷ lệ bổ sung axit folic
trong giai đoạn sớm thai kỳ là có từ 2 con trở lên (RR=0,42 KTC 95% 0,18 – 0,98).
Kết luận: Tỷ lệ thai phụ có bổ sung axit folic trước khi mang thai thấp. Truyền thông rộng rãi và hiệu quả
hơn cho các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản về tầm quan trọng của việc khám sức khỏe trước khi mang
thai và uống bổ sung axit folic trước khi mang thai.
Từ khóa: axit folic, dị tật ống thần kinh thai nhi, giai đoạn sớm thai kỳ.

ABSTRACT
THE PREVALENCE OF FOLIC ACID SUPPLEMENTATION AND ASSOCIATED FACTORS DURING


THE EARLY PREGNANCY AT TU DU HOSPITAL
Nguyen Hai Anh Vu, Le Hong Cam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 35 - 42
Background: WHO 2006 recommends that women get supplemented with 400 μg of folic acid on a daily
basis from the time they plan to get pregnant and continuously during the first trimester of pregnancy, to reduce
the risk of NTDs.
Objectives: To determine the prevalence of folic acid supplementation during early gestation and to
determine the associated factors with folic acid supplementation during the early pregnancy of pregnant women at
Tu Du hospital.
Materials and Methods: A cross – sectional study was performed at Tu Du Hospital between November
2016 and March 2017. Data were obtained using a questionnaire from 650 women between 11 – 13 6/7 weeks
*

Bệnh viện Từ Dũ
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Lê Hồng Cẩm

**

Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 0913645517
Email:

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

35


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018


gestation. Data collection was coded, managed by Epidata program, processed and analyzed by Stata 13 statiscal
software.
Results: Only 18% (CI 95%: 0.15–0.21) women get supplemented with folic acid before their pregnancies.
This rate of folic acid use rose to 74.5% (CI 95%: 0.70 – 0.77) in the first trimester. Factors associated with an
increased taking folic acid were income > 5million (VND) (RR= 13.3 CI 95% 1.77 – 100.47), pre-pregnancy
checkup (RR=7.83 CI 95% 4.92 – 12.47), education level (RR= 5.96 CI 95% 1.33 – 26.61). Having two or more
children was a factor associated with reducing the prevalence of folic acid supplementation (RR=0.42 CI 95% 0.18
– 0.98).
Conclusion: Only a small proportion of women have used folic acid before their pregnancies. A public health
policy or media education on increasing the preconceptional use of folic acid is needed.
Key words: folic acid, fetal neural tube defects, early pregnancy.
bổ sung axit folic trong giai đoạn mang thai sớm
PHẦN MỞ ĐẦU
của thai phụ và tìm các yếu tố liên quan đến vấn
Trong hơn hai thập kỷ qua, bổ sung axit folic
đề này. Từ đó góp phần làm tốt hơn công tác tư
đã trở thành một vấn đề thiết yếu của giai đoạn
vấn, theo dõi, điều trị, và có biện pháp giúp nâng
trước khi mang thai và chăm sóc thai sớm trên
cao ý thức bổ sung axit folic trong giai đoạn
toàn thế giới. Những tác dụng của axit folic đã
mang thai sớm với mục đích hạn chế các nguy cơ
được công nhận rộng rãi, bổ sung axit folic là
cho thai phụ và con, có thai kỳ khỏe mạnh.
một trong những biện pháp quan trọng để
Mục tiêu nghiên cứu
phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Từ
Xác định tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic
những năm 1990, hiệu quả của axit folic góp

trong giai đoạn sớm thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ.
phần giảm đáng kể nguy cơ khiếm khuyết ống
Xác định các yếu tố liên quan đến bổ sung
thần kinh, giảm thiểu các biến chứng trong thai
axit folic trong giai đoạn sớm thai kỳ tại bệnh
kỳ đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu,
viện Từ Dũ.
do đó, việc bổ sung axit folic ở phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản được đưa ra nhằm giải quyết hai
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
vấn đề chính: thiếu máu mẹ và dị tật ống thần
Thiết kế nghiên cứu
kinh thai nhi.
Nghiên cứu cắt ngang
Hiện nay đã có khuyến cáo phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản nên bổ sung axit folic liều
400µg/ngày trước khi mang thai ít nhất 30 ngày
và tiếp tục dùng hằng ngày trong tam cá nguyệt
đầu (FIGO). Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu
nước ngoài cho thấy tỷ lệ thai phụ có bổ sung
axit folic trước khi mang thai còn thấp, và tỷ lệ
này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Với câu hỏi nghiên cứu “Tỷ lệ thai phụ uống
bổ sung axit folic trong giai đoạn mang thai sớm là
bao nhiêu?”, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài nghiên cứu về “Tỷ lệ thai phụ bổ sung axit
folic và các yếu tố liên quan trong giai đoạn sớm
thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ” nhằm đánh giá,
đưa ra những số liệu cụ thể tình trạng sử dụng


36

Đối tượng
Dân số mục tiêu: Tất cả phụ nữ dự định có
thai và thai phụ.
Dân số nghiên cứu: Thai phụ có tuổi thai từ
11 đến 13 tuần 6 ngày khám thai tại phòng khám
thai bệnh viện Từ Dũ.
Dân số chọn mẫu: Thai phụ có tuổi thai từ 11
đến 13 tuần 6 ngày khám tại phòng khám thai
bệnh viện Từ Dũ, hội đủ các tiêu chuẩn chọn
mẫu trong thời gian nghiên cứu từ tháng 11 năm
2016 đến tháng 3 năm 2017.
Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu
Có tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày (theo
kinh cuối hoặc siêu âm ba tháng đầu) và có sổ

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
khám thai.
Có trạng thái tinh thần tỉnh táo, tình trạng
sức khỏe cho phép tiến hành phỏng vấn.
Đồng ý tham gia sau khi được giải thích mục
đích của nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Thai phụ không thể trả lời như khiếm thính,
khiếm thị.
Thai phụ có bệnh lý tâm thần.

Cỡ mẫu

α = 5%; Z (21 ) = 1,96; d=0,03
2

p: tỷ lệ thai phụ sử dụng axit folic trong giai
đoạn trước khi mang thai theo nghiên cứu của
Hei – Jen Jou công bố năm 2010 tại Đài Loan là
15,6% (lấy p = 15,6%)(3)
Vậy n = 562. Dự trù thông tin thu thập trên
bảng câu hỏi không đạt yêu cầu nên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu thêm 10% cỡ mẫu, do đó
mẫu nghiên cứu tối thiểu sẽ là 620 thai phụ.
Phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi tiến hành chọn mẫu theo phương
pháp chọn mẫu thuận tiện đối với các thai phụ
thỏa đủ tiêu chuẩn nhận vào và đồng ý tham gia
nghiên cứu tại phòng khám thai thường của
khoa Chăm sóc trước sinh – bệnh viện Từ Dũ,
trong thời gian nghiên cứu đến khi đủ cỡ mẫu
thì dừng lại.
Địa điểm phỏng vấn: phòng khám thai
thường của khoa Chăm sóc trước sinh - bệnh
viện Từ Dũ.
Thời gian tiến hành phỏng vấn: 8g – 11g, thứ
2 – thứ 6, từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 3 năm
2017. Dựkiến thời gian phỏng vấn, thu thập
thông tin khoảng 10 phút cho mỗi đối tượng
tham gia phỏng vấn.
Khu vực khám thai thường của khoa Chăm

sóc trước sinh có 5 phòng khám thai được đánh
số từ 1 đến 5. Thai phụ đến khám được phát số

Nghiên cứu Y học

khám tại quầy phát số, và được máy tính phân
ngẫu nhiên vào các phòng khám thai từ 1 đến 5.
Các thai phụ vào phòng khám thai, được nữ hộ
sinh đo huyết áp và cân nặng, sau đó được bác sĩ
xác định tuổi thai và tình trạng thai.
Các thai phụ có tuổi thai từ 11 đến 13 tuần 6
ngày, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, không nằm
trong tiêu chuẩn loại trừ sẽ được mời tham gia
vào nghiên cứu. Các đối tượng tham gia nghiên
cứu được phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi
đã soạn sẵn, ghi nhận thông tin dựa vào sổ khám
thai và toa thuốc (ghi nhận tên thuốc, hàm lượng
thuốc).
Mỗi ngày nghiên cứu viên luân chuyển qua 1
phòng khám thai theo thứ tự, phỏng vấn tất cả
thai phụ khám tại phòng thỏa tiêu chuẩn chọn
mẫu và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ, cho
đến khi đủ cỡ mẫu.
Số liệu thu thập được mã hóa, quản lý bằng
chương trình Epidata, xử lý và phân tích số liệu
bằng phần mềm thống kê Stata 13.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ 11/2016 đến
3/2017, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 650 thai

phụ với các đặc điểm như sau:
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi trung bình trong nghiên cứu cuả chúng
tôi là 29,4 tuổi (Bảng 1). Đa số thai phụ trong
nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi tập trung từ
20 đến 29 tuổi (55,5%). Khoảng 1/3 thai phụ sống
tại TP.HCM.
Có 96,6% thai phụ đã lập gia đình. Đa số thai
phụ có trình độ học vấn từ cấp III trở lên (75,5%).
Nghề nghiệp đa số là công nhân viên
(68,3%). Về tình trạng kinh tế, chúng tôi nhận
thấy hầu như thai phụ có mức thu nhập trung
bình/tháng từ 3 – 5 triệu đồng.
Tiền căn sản khoa của đối tượng tham gia
nghiên cứu
Về tiền căn thai sản, chúng tôi ghi nhận thấy
49,5% thai phụ mang thai lần đầu, chỉ có 10,6%

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

37


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

thai phụ đã có 2 con. Trong đó, tiền căn sinh con
bị DTOTK chiếm 0,8%, và chỉ có 1 thai phụ có


Đặc điểm

Tần số Tỷ lệ (%)

Chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai
Nhẹ cân
Trung bình
Thừa cân
Béo phì

163
395
56
36

25,1
60,8
8,6
5,5

Thời điểm khám thai lần đầu
< 5 tuần
5 – 8 tuần
> 8 tuần

33
483
134

5,1

74,3
20,6

Nơi khám thai lần đầu
Bệnh viện
Phòng khám tư

398
252

61,2
38,8

96,6
3,4

Nghén khi mang thai

Không

348
302

53,5
46,5

1,7
22,6
36,9
38,8


Dinh dưỡng khi mang thai
Đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
Không đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
Ăn chay
Ăn kiêng

350
292
8
0

53,9
44,9
1,2
0

Khám sức khoẻ trước khi mang thai

Không

147
503

22,6
77,4

tiền căn gia đình bị DTOTK.
Bảng 1. Những đặc điểm về dân số, văn hóa, xã hội
của đối tượng tham gia nghiên cứu

Đặc điểm dịch tễ học Tần số (n = 650)
Tuổi trung bình 29,4 ± 5,1
< 20
6
20 – 29
361
30 – 39
256
≥ 40
27
Nơi cư ngụ
TP.HCM
174
Tỉnh thành khác
476
Tình trạng hôn nhân
Đã lập gia đình
628
Mẹ đơn thân
22
Trình độ học vấn
Cấp I
11
Cấp II
147
Cấp III
240
Trên cấp III
252
Nghề nghiệp

Nông dân
23
Công nhân viên
444
Buôn bán
55
Nội trợ
118
Lao động tự do
10
Thu nhập trung bình
< 3 triệu
59
3 triệu – 5 triệu
292
> 5 triệu
299

Bảng 2. Đặc điểm thai kỳ lần này (N = 650)

Tỷ lệ (%)
0,9
55,5
39,4
4,2
26,8
73,2

3,5
68,3

8,5
18,2
1,5

Nơi khám sức khỏe trước khi mang thai n= 147
Bệnh viện
Phòng khám tư
91
56

9,1
44,9
46

Được tư vấn bổ sung axit folic trước
mang thai

Không

Đặc điểm thai kỳ lần này
Chúng tôi ghi nhận được 53,5% thai phụ có
nghén trong thai kỳ (Bảng 2). Phần lớn thai phụ
trong nghiên cứu này có chế độ dinh dưỡng đầy

61,9
38,1

n=147
66
81


44,9
55,1

Bổ sung axit folic
Trong 650 thai phụ tham gia nghiên cứu, có

đủ 4 nhóm thực phẩm (53,9%). Chỉ có 22,6% thai

601 thai phụ có uống bổ sung axit folic trong giai

phụ khám sức khoẻ trước khi mang thai, chủ

đoạn sớm thai kỳ, chiếm 92,5% (KTC 95%: 90,2 –

yếu khám tại bệnh viện (61,9%).

94,2) (Bảng 3). Cụ thể, có 117 thai phụ bổ sung

Các thai phụ trước khi mang thai đa phần có

axit folic trước khi mang thai (chiếm 18%), và đa

thể trạng trung bình (60,8%).

số thai phụ bắt đầu uống bổ sung axit folic trong

74,3% thai phụ khám thai lần đầu trong
khoảng thời gian từ 5 đến 8 tuần tuổi thai. Chỉ
có 5,1% thai phụ khám thai trước 5 tuần tuổi

thai. Hơn 50% thai phụ khám thai lần đầu tại
bệnh viện.

3 tháng đầu thai kỳ (74,5%). Có 49 thai phụ

38

không bổ sung axit folic trong giai đoạn sớm thai
kỳ, chiếm (7,5%).

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Bảng 3. Tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic trong giai
đoạn sớm thai kỳ (N = 650)
Đặc điểm
Tần số Tỷ lệ(%)
Bắt đầu bổ sung axit folic trước khi
117
18
mang thai
Bắt đầu bổ sung axit folic trong 3 tháng 484
74,5
đầu thai kỳ
Không bổ sung axit folic trong giai đoạn
49
7,5
sớm thai kỳ


Thời điểm thai phụ bắt đầu bổ sung axit folic
trước khi mang thai
Có 117/650 (18%) thai phụ bổ sung axit folic
trước khi mang thai. Về thời điểm thai phụ bắt
đầu bổ sung axit folic trước khi mang thai, 59%
trường hợp thai phụ uống trước khi mang thai 1
tháng.
Thời điểm thai phụ bắt đầu bổ sung axit folic
trong 3 tháng đầu thai kỳ
Chúng tôi nhận thấy trong 484 thai phụ bổ
sung axit folic sau khi mang thai có 380 thai phụ
bắt đầu bổ sung từ thời điểm 5 đến 8 tuần tuổi
thai (78,5%), chỉ có 4 thai phụ (0,8%) bắt đầu
uống bổ sung axit folic trước 4 tuần tuổi thai
(Hình 1).

Nghiên cứu Y học

Bảng 4. Tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic hằng ngày
trong giai đoạn sớm thai kỳ:
Đặc điểm
Bổ sung axit folic mỗi ngày

Không
Còn tiếp tục bổ sung axit folic trong
thai kỳ

Không
Tác dụng không mong muốn
Không ghi nhận

Buồn nôn, nôn
Tiêu chảy
Táo bón
Khác

Tần số
n = 601
534
67
n = 650

Tỷ lệ (%)

587
63
n = 650
477
61
1
61
1

90,3
6,7

88,9
11,1

79,4
10,1

0,2
10,1
0,2

Nhận thức của thai phụ về axit folic
Chúng tôi nhận thấy chỉ có khoảng 1/3 trong
số 650 thai phụ tham gia nghiên cứu phản hồi đã
từng nghe hoặc đọc về axit folic, trong đó thai
phụ nhận thông tin từ 2 nguồn bác sĩ sản khoa
và phương tiện truyền thông (Bảng 5). 12% thai
phụ biết rằng nên bổ sung axit folic khi dự định
mang thai (12%), 66,9% thai phụ cho rằng nên bổ
sung axit folic hằng ngày khi mang thai, 83,9%
không biết liều axit folic cần bổ sung trong thai
kỳ và 57,2% không biết bổ sung axit folic giúp
ngăn ngừa DTOTK cho thai. Chỉ có 16,1% có
kiến thức về các loại thực phẩm giúp bổ sung
folate.
Các yếu tố liên quan đến bổ sung axit folic
trong giai đoạn sớm thai kỳ

Hình 1. Tỷ lệ thai phụ bắt đầu bổ sung axit folic
Tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic
Có 67 thai phụ (11,1%) không tuân thủ uống
bổ sung axit folic hằng ngày (Bảng 4).
587 thai phụ (90,3%) vẫn còn tiếp tục bổ sung
axit folic trong thai kỳ.
477 thai phụ (79,4%) không ghi nhận tác
dụng phụ nào khi bổ sung axit folic. Tác dụng
không mong muốn được ghi nhận nhiều nhất là

táo bón, buồn nôn và nôn chiếm 10,1%.

Sau khi phân tích đơn biến các yếu tố liên
quan đến bổ sung axit folic trong giai đoạn sớm
thai kỳ, chúng tôi đưa các yếu tố có P<0,25 vào
mô hình phân tích đa biến để tìm mối liên quan
chính và loại trừ các yếu tố gây nhiễu.

Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai phụ bổ sung
axit folic trước khi mang thai
Nhóm thai phụ có thu nhập trung bình trên
5 triệu đồng/tháng có bổ sung axit folic trước khi
mang thai cao gấp 13,35 lần so với nhóm thai
phụ có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,012; RR(*) =
13,35; KTC 95% [1,77 – 100,47].

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

39


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

Nhóm thai phụ có khám sức khỏe trước khi
mang thai bổ sung axit folic trước khi mang thai
cao gấp 7,83 lần so với nhóm thai phụ không
khám sức khỏe trước khi mang thai. Sự khác biệt

này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01; RR(*) = 7,83;
KTC 95% [4,92 – 12,47].

Các yếu tố liên quan đến bổ sung axit folic
trong 3 tháng đầu thai kỳ
Tỷ lệ bắt đầu bổ sung axit folic trong 3 tháng
đầu thai kỳ ở nhóm thai phụ có từ 2 con trở lên
thấp hơn nhiều so với thai phụ chưa có con,
giảm 58%. Mối liên quan này có ý nghĩa thống
kê với p = 0,046; RR(*) = 0,42; KTC 95% [0,18 –
0,98].
Nhóm thai phụ có trình độ học vấn từ cấp III
trở lên bắt đầu bổ sung axit folic trong 3 tháng
đầu thai kỳ cao hơn 5 lần so với nhóm thai phụ
có trình độ học vấn cấp I. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê, với p = 0,019; RR(*) = 5,96; KTC
95% [1,33 – 26,61].
Bảng 5. Nhận thức của thai phụ về axit folic liên
quan thai kỳ:
Đặc điểm
Từng nghe/ đọc về axit folic

Không
Nguồn tiếp nhận thông tin
Bác sĩ sản khoa
Nhân viên y tế
Phương tiện truyền thông
Người thân/ gia đình/ bạn bè
Bổ sung axit folic giúp ngừa DTOTK


Không
Không biết
Thời điểm nên bắt đầu bổ sung axit
folic
Khi dự định có thai
Trước khi mang thai ít nhất 1 tháng
Khi bắt đầu biết có thai
Không biết
Biết liều axit folic cần bổ sung trong
thai kỳ
Đúng
Sai
Không biết

40

Tần số

Tỷ lệ (%)

233
417

35,9
64,1

116
0
118
77


49,8
0
50,6
33

262
15
373

40,3
2,3
57,4

78
40

12
6,2

251
281

38,6
43,2

93
12
545


14,3
1,8
83.9

Đặc điểm
Cần bổ sung axit folic hằng ngày

Không
Không biết
Biết nguồn thực phẩm cung cấp
folate

Không

Tần số

Tỷ lệ (%)

435
11
204

66,9
1,7
31,4

105
545

16,1

83,9

BÀN LUẬN
Bổ sung axit folic trước khi mang thai
Chúng tôi ghi nhận có 117 thai phụ (18%) có
uống bổ sung axit folic trước khi mang thai (KTC
95%: 0,15 – 0,21). So với nghiên cứu của Jou ghi
nhận tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic trước khi
mang thai là 15,6%, thấp hơn kếtquả nghiên cứu
của chúng tôi(3), có thể vì khác nhau về dân số
nghiên cứu. Tuy nhiên, so với các nghiên cứu
trước đây ở các nước phát triển và đang phát
triển, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có bổ
sung axit folic quanh giai đoạn thụ thai từ 20,3 –
70%, cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi(4,5).
Tỷ lệ thấp bổ sung axit folic trước khi
mang thai trong nghiên cứu của chúng tôi có
thể do nhiều yếu tố. Thứ nhất, nhận thức của
thai phụ về tầm quan trọng của bổ sung axit
trong thai kỳ còn kém, cụ thể chỉ có 35,9% thai
phụ đã từng nghe/đọc về axit folic, có hơn 50%
thai phụ không biết bổ sung axit folic giúp
ngừa DTOTK, và có tỷ lệ rất thấp 6,2% thai
phụ biết nên bổ sung axit folic ít nhất 1 tháng
trước khi mang thai. Thứ hai, số thai phụ
khám sức khỏe trước khi mang thai không cao
(22,6%), trong đó, số thai phụ được bác sĩ tư
vấn bổ sung axit folic trong giai đoạn sớm thai
kỳ là 44,9%, nhưng hơn 80% thai phụ có bổ
sung axit folic trước khi mang không theo toa

thuốc của bác sĩ. Hơn nữa, bác sĩ sản khoa
không phải là nguồn cung cấp thông tin về
axit folic chủ yếu cho phụ nữ trong độ tuổi
sinh sản, mà chỉ chiếm vị trí thứ 2 sau phương
tiện truyền thông. Vì vậy, thai phụ không có
được các thông tin cần thiết và đúng nhất về
bổ sung axit folic trong giai đoạn sớm thai kỳ.

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Từ kết quả nghiên cứu, tỷ lệ thai phụ có bổ
sung axit folic trước khi mang thai trong nghiên
cứu của chúng tôi không cao hơn so với các
nghiên cứu ở các nước phát triển. Điều đó cho
thấy vấn đề tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ trong tuổi
sinh đẻ dự định có thai nên đi khám sức khỏe
trước khi mang thai, ngoài việc tầm soát các
bệnh để điều trị, tiêm ngừa các vắc xin cần thiết
còn được cho thuốc axit folic để ngừa dị tật ống
thần kinh (DTOTK) thai nhi.
Bổ sung axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ
Chúng tôi ghi nhận có 484/650 thai phụ bắt
đầu bổ sung axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ,
chiếm 74,5% (KTC 95%: 0,70 – 0,77). Đối tượng
thai phụ tham gia nghiên cứu của chúng tôi
giống với nghiên cứu của tác giả Jou, nhưng kết
quả tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic trong 3 tháng

đầu thai kỳ trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn với nghiên cứu của tác giả Jou và cộng sự
(70,9%), có thể do khác nhau về dân số nghiên
cứu. So sánh với kết quả nghiên cứu của 2 tác giả
Hassan và Forster, tỷ lệ này cao hơn kết quả của
chúng tôi, cụ thể lần lượt có 88,7% và 79% thai
phụ trong 2 nghiên cứu bổ sung axit folic trong
thai kỳ (1,2). Tuy nhiên, do đối tượng tham gia
trong 2 nghiên cứu chủ yếu ở tam cá nguyệt 2 và
3, là khoảng thời gian thai phụ đã được bác sĩ tư
vấn và thực hành bổ sung axit folic trong thai kỳ,
không chỉ tập trung trong tam cá nguyệt 1 như
trong nghiên cứu của chúng tôi.

Nghiên cứu Y học

Nghiên cứu của chúng tôi tìm ra được mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thai phụ
bắt đầu bổ sung axit folic trong 3 tháng đầu thai
kỳ với 2 yếu tố: trình độ học vấn từ cấp III trở
lên, số con hiện có, với p< 0,05. Kết quả này
tương tự với nghiên cứu của Sharp tại Kannas
(2009), tác giả cũng ghi nhận trình độ học vấn
ảnh hưởng đến thực hành uống bổ sung axit
folic trong thai kỳ (p <0,01)(7). Tác giả Hassan
trong nghiên cứu tại Qatar (2008) chỉ ghi nhận
yếu tố tuổi có mối liên quan với uống bổ sung
axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ (p=0,03), và
không có yếu tố liên quan với uống bổ sung axit
folic trong giai đoạn trước mang thai 9 (2).

Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Jou không
tìm thấy mối liên quan nào giữa uống bổ sung
axit folic trong giai đoạn sớm thai kỳ với các yếu
tố trên(3).
Nghiên cứu của tác giả Forster (2009) ghi
nhận tỷ lệ thấp bổ sung axit folic trong thai kỳ có
liên quan đến tình trạng kinh tế thấp hơn 30.000
AUD/năm với OR=2,85 (KTC 95%: 1,84 – 4,40) và
phụ nữ có nhiều hơn 1 con với OR=1,89 (KTC
95%: 1,22 – 2,93)(1).
Với kết quả nghiên cứu thu được, chúng
tôi cho rằng nên chú ý đến các yếu tố trình độ
học vấn, số con hiện có, thu nhập trung bình
của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản để có tư vấn
hợp lý và hiệu quả về bổ sung axit folic trong

Các yếu tố liên quan đến bổ sung axit folic
trong giai đoạn sớm thai kỳ.

giai đoạn sớm thai kỳ.

Nghiên cứu của chúng tôi tìm ra 2 yếu tố liên
quan đến tỷ lệ thai phụ bổ sung axit folic trước
khi mang thai là nhóm thai phụ có khám sức
khỏe trước mang thai và thu nhập trung bình
trên 5 triệu đồng/ tháng, với p<0,05. So sánh với
nghiên cứu của Nawapun (2007), tác giả ghi
nhận tỷ lệ bổ sung axit folic tăng gấp 4 lần ở phụ
nữ có trình độ đại học trở lên (KTC 95%: 2,03 –
9,78), và hơn 9 lần ở nhóm người có thu nhập

trên 1000$/tháng (KTC 95%: 3,65 – 26,77)(6).

Ưu điểm
Thiết kế nghiên cứu phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu. Xác định được tỷ lệ thai phụ bổ
sung axit folic và các yếu tố liên quan trong
giai đoạn sớm thai kỳ. Nơi thực hiện nghiên
cứu là bệnh viện Từ Dũ, là bệnh viện sản khoa
đầu ngành của khu vực phía Nam, nơi tiếp
nhận và quản lý thai kỳ cho các thai phụ
không chỉ ở TP.HCM mà còn ở các tỉnh thành
khác, nên nghiên cứu của chúng tôi có giá trị.

Ưu nhược điểm của nghiên cứu

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

41


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Hạn chế
Thai phụ được tư vấn bổ sung các chế phẩm
chứa axit folic khác nhau qua mỗi lần khám thai
định kỳ. Tuy đảm bảo về mặt chất lượng và liều
lượng nhưng không tránh khỏi sự thiếu đồng
nhất về nguồn thuốc sử dụng và tuân thủ thuốc

mỗi ngày. Đây là hạn chế khách quan mà nghiên
cứu quan sát khó phân tích sự khác biệt này.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ thai phụ bắt đầu bổ sung axit folic
trong 3 tháng đầu thai kỳ là 74,5%, KTC 95%
[0,70 – 0,77].
Tỷ lệ thai phụ uống axit folic trong giai đoạn
trước mang thai là 18%, KTC 95% [0,15 – 0,21].
Nhóm thai phụ có thu nhập trung bình trên
5 triệu đồng/tháng có bổ sung axit folic trước khi
mang thai cao gấp 13,35 lần so với nhóm thai
phụ có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, p =
0,012; RR(*) = 13,35; KTC 95% [1,77 – 100,47].
Nhóm thai phụ có khám sức khỏe trước khi
mang thai bổ sung axit folic trước khi mang thai
cao gấp 7,83 lần so với nhóm thai phụ không
khám sức khỏe trước khi mang thai, p < 0,01;
RR(*) = 7,83; KTC 95% [4,92 – 12,47].
Nhóm thai phụ có từ 2 con trở lên bắt đầu bổ
sung axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ thấp
hơn nhiều so với thai phụ chưa có con, giảm
58%, p = 0,046; RR(*) = 0,42; KTC 95% [0,18 – 0,98].
Nhóm thai phụ có trình độ học vấn từ cấp III
trở lên bắt đầu bổ sung axit folic trong 3 tháng
đầu thai kỳ cao hơn 5 lần so với nhóm thai phụ
có trình độ học vấn cấp I, p = 0,019; RR(*) = 5,96;
KTC 95% [1,33 – 26,61].

42


Kiến nghị
Truyền thông rộng rãi và hiệu quả hơn cho
các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản về
tầm quan trọng của việc khám sức khỏe trước
khi mang thai.
Bác sĩ nên chú ý tư vấn cho phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản chế độ dinh dưỡng đặc biệt là thực
phẩm giàu folate, và uống bổ sung axit folic từ 1
đến 3 tháng trước khi mang thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Forster DA, Wills G, Denning A, Bolger M (2009). "The use of
folic acid and other vitamins before and during pregnancy in a
group of women in Melbourne, Australia". Midwifery,
25(2):pp.134-146.
Hassan AS, Al-Kharusi BM (2008). "Knowledge and use of folic

acid among pregnant Arabian women residing in Qatar and
Oman". International Journal of Food Sciences and Nutrition,
59(1):pp.70-79.
Jou HJ, Hsu IP, Liu CY, et al (2010). "Awareness and use of folic
acid among pregnant women in Taipei". Taiwanese Journal of
Obstetrics and Gynecology, 49(3):pp.306-310.
McGovern E, Moss H, Grewal G, et al (1997). "Factors affecting
the use of folic acid supplements in pregnant women in
Glasgow". British Journal of General Practice, 47(423):pp.635-637.
Morin P, De Wals P, St-Cyr-Tribble D, et al (2002). "Pregnancy
planning: a determinant of folic acid supplements use for the
primary prevention of neural tube defects". Canadian Journal of
Public Health/Revue Canadienne de Santee Publique, pp.259-263.
Nawapun K, Phupong V, et al (2007). "Awareness of the benefits
of folic acid and prevalence of the use of folic acid supplements
to prevent neural tube defects among Thai women". Archives of
Gynecology and Obstetrics, 276(1):pp.53-57.
Sharp GF, Naylor LA, Cai J, et al (2009). "Assessing awareness,
knowledge and use of folic acid in Kansas women between the
ages of 18 and 44 years". Maternal and Child Health Journal,
13(6):p.814.

Ngày nhận bài báo:
Ngày nhận phản biện:
Ngày bài báo được đăng:

03/11/2017
10/11/2017
15/03/2018


Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em



×