Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xác định giá trị của siêu âm và chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.19 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018

Nghiên cứu Y học

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Mai Công Sao*, Lê Som Lan**, Lâm Nguyễn Nhã Trúc**, Nguyễn Đình Thái***

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định giá trị của siêu âm và chụp cắt lớp vi tính vùng bụng trong chẩn đoán viêm ruột thừa
cấp (VRTC).
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu 170 trường hợp gồm 57 (33,5%) nam và 143 (66,5%)
nữ, tuổi trung bình 38,02 (16 – 86) được chẩn đoán đau hố chậu phải, nghi ngờ viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện
Đại học Y Dược TP. HCM từ 01/03/2014 đến 31/05/2014. Bệnh nhân được siêu âm 100% và chụp cắt lớp vi
tính có chọn lọc (82 = 48%) vùng bụng để chẩn đoán nguyên nhân.
Kết quả: Trong 170 trường hợp (TH) nghi ngờ VRT có 118 bệnh nhân đã được phẫu thuật xác định viêm
ruột thừa, siêu âm chẩn đoán đúng 96, chụp cắt lớp vi tính được thực hiện ở 40 bệnh nhân, chẩn đoán đúng 39
(97,5%) TH viêm ruột thừa. Ở 52 TH không phải viêm ruột thừa, siêu âm có dấu hiệu viêm ruột thừa trong 2
TH và CLVT 2 TH. Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm của siêu
âm và CLVT lần lượt là (%): 81,4; 96,2; 86,5; 98,0; 69,4 và 97,6; 95,2; 96,3; 95,1; 97,6.
Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính có độ chính xác cao hơn siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa, sự kết hợp
siêu âm và CLVT giúp tăng tỷ lệ chẩn đoán đúng viêm ruột thừa.
Từ khóa: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, viêm ruột thừa, đau hố chậu phải.

ABSTRACT
THE VALUE OF ABDOMINAL ULTRASOUND AND MULTIDETECTOR CT
FOR DIAGNOSIS OF ACUTE APPENDICITIS
Mai Cong Sao, Le Som Lan, Lam Nguyen Nha Truc, Nguyen Dingh Thai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 105 – 108
Objectives: To determine the value of Abdominal ultrasound (US) and multidetector CT in diagnosis of
acute appendicitis.


Methods: We performed cross - sectional study during 3 months (1/3/2014-31/5/2014), the study group was
comprised of 170 consecutive patients (57(33.5%) males and 143 (66.5%) females, mean age 38.02 (16 – 86
years) who are undertaken ultrasound and some of them performed CT- Scanner to diagnose the causes of right
iliac fossa pain and were suspected of having appendicitis, at University Medical Center, HCMC.
Results: The 170 case with suspected of having appendicitis clinical diagnosis had 118 appendicitis patients.
In 118 cases of acute appendicitis, US showed findings of appendicitis in 96 cases. CT showed findings of
appendicitis in 39/40 cases. In 52 cases of right iliac fossa pain without appendicitis, US showed findings of
appendicitis in only 2 cases, CT scan in only 2 cases. So, the sensitivity, specificity, accuracy, positive predict
value and negative predict value of US and CT in diagnosis of acute appendicitis were, (%): 81.4; 96.2; 86.5; 98.0;
69.4 and 97.6; 95.2; 96.3; 95.1; 97.6 respectively.
*Khoa Chẩn đoán hình ảnh - BV Đại học Y Dược TPHCM
**Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu - BV Chợ Rẫy, *** Bộ môn Ngoại, Đại học Y dược Thái Bình
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Mai Công Sao,
ĐT: 0963057953,
Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018

105


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018

Conclusions: Using CT scan to appendicitis diagnosis having accuracy rate more than the Abdominal
ultrasound.
Keywords: Ultrasound, CT - Scanner, appendicitis, right iliac fossa.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa
rất thường gặp, chiếm khoảng 60 - 70% phẫu
thuật cấp cứu ổ bụng. Chẩn đoán và điều trị sớm
là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm giảm thiểu
những biến chứng xảy ra. Chẩn đoán lâm sàng
trong những trường hợp điển hình thường
không khó, nhưng lâm sàng điển hình chỉ 50 60%(6).
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại đã
giúp nhiều cho chẩn đoán viêm ruột thừa. Siêu
âm trước mổ giúp giảm tỉ lệ mổ sai viêm ruột
thừa còn 4,7%(10). Hạn chế của siêu âm là phụ
thuộc vào người làm, máy và tình trạng bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) giúp chẩn đoán
viêm ruột thừa ngày càng chính xác, độ nhạy có
thể đạt 90 - 100%(3). Kết hợp siêu âm và CLVT có
chọn lọc, trong chẩn đoán viêm ruột thừa sẽ làm
tăng tỷ lệ chẩn đoán chính xác. Ở Việt Nam chưa
có tác giả nào nghiên cứu về sự kết hợp của hai
kỹ thuật hình ảnh này trong chẩn đoán viêm
ruột thừa, vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài
“Xác định giá trị của siêu âm và chụp cắt lớp vi
tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp” với
mục tiêu:
Phân tích đặc điểm hình ảnh siêu âm, cắt lớp
vi tính của viêm ruột thừa cấp.
Xác định giá trị chẩn đoán của siêu âm và
chụp cắt lớp vi tính trong viêm ruột thừa cấp,
đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

Đối tượng nghiên cứu
170 bệnh nhân (> 16 tuổi), được chẩn đoán
lâm sàng là theo dõi VRT, vào khoa Cấp cứu
hoặc phòng khám Tiêu hóa thuộc bệnh viện Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian từ 1/ 3/2014 đến 31/5/2014. Được làm SA
hoặc vừa làm SA vừa chụp CLVT vùng bụng
chậu tìm ruột thừa.

106

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Chia 2 nhóm:
Nhóm 1: được phẫu thuật cấp cứu cắt RT và
có kết quả giải phẫu bệnh lý là VRT.
Nhóm 2: không phẫu thuật hoặc có phẫu
thuật mà kết quả cuối cùng không phải VRT.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không chụp siêu âm hay CLVT của bệnh
viện Đại học Y Dược TpHCM, không có kết quả
chẩn đoán mô bệnh học, bệnh lý khác của ruột
thừa: Carcinoma, u nhầy…
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả cắt ngang, phân tích. Sử
dụng máy siêu âm Logiq P5, máy chụp cắt lớp vi
tính Siemens 64 lát. Áp dụng kỹ thuật siêu âm có
ép của Puylaer và chụp CLVT có thuốc.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung


Giới
Trong 170 bệnh nhân có: Nam: 57 (33,5%),
Nữ: 143 (66,5%).
Tuổi
Nhỏ nhất: 16 tuổi, lớn nhất: 86 tuổi. Trung
bình: 38 ± 15 tuổi.
Đặc điểm hình ảnh viêm ruột thừa trên siêu âm
và CLVT
Bảng 1: Đặc điểm hình ảnh viêm ruột thừa trên siêu
âm và CLVT
Đặc điểm

SA: n (%)

CLVT: n (%)

Đường kính RT ≥ 6mm

82 (96,5)

38 (95,0)

Đường kính RT trung bình *

9.80 ± 3.26

11,53 ± 3,78

Độ dày thành RT ≥ 3mm


64 (83,3)

36 (90,0)

Độ dày thành RT trung bình *

3,41 ± 1,10

3,92 ± 0,67

Ấn đau (Mac Burney US)

79 (66,95)

#

Đè không xẹp

76 (64,40)

#

Thâm nhiễm mỡ

86 (72.9)

28 (70,0)

Dịch xung quanh


42 (35,6)

18 (45,0)

Thành mất liên tục

6 (5,1)

11(27,5)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Đặc điểm

SA: n (%)

CLVT: n (%)

Sỏi phân

13 (11,0)

12 (30,0)

Hạch

10 (8,5)


32 (80,0)

Tăng quang thành

#

35 (87,5)

Dày khu trú manh tràng ≥ 5mm

#

33 (82,5)

Nhận xét: Đường kính ruột thừa viêm ≥
6mm, độ dày thành RT ≥ 3 mm, thâm nhiễm mỡ
trên SA và CLVT đều gặp với tỷ lệ cao.
Bảng 2: Kết quả chẩn đoán SA và CLVT ở nhóm
không phẫu thuật
Chẩn đoán
Âm tính
Viêm túi thừa manh-đại tràng
Viêm hồi manh tràng
Sỏi niệu quản phải chậu
Viêm thận bể thận
Ứ nước thận phải do thai
Viêm phần phụ
Nang buồng trứng phải xuất huyết
Sỏi túi mật

Viêm ruột thừa

Siêu âm
(n=52)
37 (71,3)
0
3 (5,8)
3 (5,8)
1 (1,9)
1 (1,9)
1 (1,9)
2 (3,8)
2 (3,8)
2 (3,8)

CT
(n=42)
22 (52,3)
5 (11,9)
4 (9,5)
3 (7,1)
1 (2,4)
0
2 (4,8)
2 (4,8)
1 (2,4)
2 (4,8)

Nhận xét: CLVT xác định được tỷ lệ bệnh
nhiều hơn siêu âm. Viêm túi thừa siêu âm

không chẩn đoán được trường hợp nào, CLVT
5 trường hợp.
Xác định giá trị chẩn đoán VRT của siêu âm và
chụp CLVT
Bảng 3: Tổng hơp giá trị các phương pháp chẩn đoán
hình ảnh (%)
Phương
tiện

Độ
nhạy

Độ
Độ Giá trị tiên Giá trị tiên
đoán âm
đặc chính
đoán
hiệu xác
dương

Siêu âm

81,4

96,2

86,5

98,0


69,4

CLVT

97,5

95,2

96,3

95,1

97,6

SA+ CLVT

94,9

96,2

95,3

98,2

89,2

Nhận xét: Chụp CLVT có độ nhạy, độ chính
xác, giá trị tiên đoán âm cao hơn siêu âm, độ đặc
hiệu và giá trị tiên đoán dương tương đương với
siêu âm. Kết hợp cả hai phương tiện chẩn đoán

thì giá trị chẩn đoán viêm ruột thừa vẫn rất cao.

BÀN LUẬN
Đặc điểm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính của
VRTC

Các đặc điểm hình ảnh siêu âm viêm ruột thừa

Nghiên cứu Y học

Đường kính RT
Tiêu chuẩn đường kính RT ≥ 6 mm để chẩn
đoán VRT đã trở thành tiêu chuẩn chính, có độ
nhạy rất cao, chúng tôi có 96,5% RT viêm có
đường kính ≥ 6 mm, trung bình là 9,81 ± 2,79, cao
nhất nằm trong khoảng từ 8 – 11 mm (61,2%).
Thành ruột thừa dày đó ≥ 3 mm là 83,33%, trung
bình là 3,41 ± 1,10 mm, từ 3 – 4 mm chiếm ưu thế
= 73,08%. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với các tác giả như Pinto, Rettenbacher(11,13).
Các dấu hiệu gián tiếp
So với nghiên cứu của Mai Thế Khải thì
nhiều dấu hiệu của chúng tôi khá tương đồng,
dấu hiệu thâm nhiễm mỡ của chúng tôi có giá trị
cao hơn. Tỷ lệ thấy sỏi phân của chúng tôi và
Mai Thế Khải là tương đương. Sỏi phân ít thấy là
do dễ lầm với bọt khí cũng tăng âm với bóng
lưng “dơ”. Hạch mạc treo trong nghiên cứu của
chúng tôi, Mai Thế Khải, đều cho thấy có tỷ lệ rất
thấp < 10%, ít có giá trị trong chẩn đoán VRT(7).

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
chúng tôi.

Đặc điểm hình ảnh viêm ruột thừa trên chụp
cắt lớp vi tính
Tương tự như siêu âm. Đường kính RT luôn
luôn được giới hình ảnh xem xét đầu tiên để
chẩn đoán VRT. Nghiên cứu của chúng tôi có kết
quả tương tự như nghiên cứu của Nguyễn
Phước Thuyết(9).
Tăng quang thành ruột thừa: Chúng tôi gặp
87,5% trường hợp tăng quang thành RT. Nguyễn
Phước Thuyết gặp trong 93%, Choi thấy dấu
hiệu này có tần xuất thứ 4 sau đường kính RT,
dày thành và thâm nhiễm mỡ xung quanh. Độ
nhạy, độ đặc hiệu của dấu hiệu này của tác giả
trong chẩn đoán VRTC đạt 75% và 85%(4,9).
Dấu hiệu thâm nhiễm mỡ xung quanh RT:
Đây là dấu hiệu gián tiếp quan trọng nhất trong
chẩn đoán VRTC. Nguyễn Phước Thuyết gặp
thâm nhiễm mỡ trong 84%, chúng tôi gặp 85%,
cũng không khác biệt nhau. Choi (2003) đã xác
định giá trị chẩn đoán của các dấu hiệu phụ trên
CLVT, trong chẩn đoán VRTC và thấy độ nhạy,

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018

107



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018

độ đặc hiệu, độ chính xác của các dấu như sau:
thâm nhiễm mỡ 87%, 74%, 87%, dày thành: 66%,
96%, 87% và tăng quanh thành: 75%, 85%, 82%.
Theo tác giả này thì thâm nhiễm mỡ có độ nhạy
cao hơn hai dấu hiệu kia(4,9).
Ngoài ra, sỏi phân là dấu hiệu quan trọng, vì
nó được cho là một trong các nguyên nhân gây
tắc nghẽn lòng RT. Trên CLVT sỏi phân dễ nhận
biết nhờ sự tăng đậm độ hơn tất cả các bộ phận
khác của ổ bụng, Nguyễn Phước Thuyết gặp
26,3%(9).
Giá trị chẩn đoán viêm ruột thừa cấp của SA và
chụp CLVT
Độ nhạy và chính xác của siêu âm trong
nghiên cứu của chúng tôi tương đương với
Pacharn và Al-Ajerami, cao hơn của các tác giả
khác. Theo Pinto F (2013), thì giá trị chẩn đoán
của siêu âm trong VRTC, rất thay đổi tùy theo
từng báo cáo của các tác giả, dao động từ 44%
đến 100% cho độ nhạy và từ 47% đến 99% cho
độ đặc hiệu(10). Điều này chứng tỏ sự phụ
thuộc vào nhiều yếu tố của siêu âm trong chẩn
đoán VRT.
Về CLVT, các giá trị của chúng tôi khá cao,
không khác biệt đáng kể so với các tác giả khác
trên thế giới. Chụp CLVT trong chẩn đoán VRT

có giá trị chẩn đoán cao hơn siêu âm, kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Gaitini(5).

KẾT LUẬN
Kết hợp giữa siêu âm và chụp CLVT có chọn
lọc để chẩn đoán viêm ruột thừa, giúp khắc phục
những hạn chế của siêu âm, làm tăng tỷ lệ chẩn
đoán chính xác viêm ruột thừa, giúp điều trị
VRT hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.
7.
8.
9.

10.

11.


Bảng 4: Giá trị chẩn đoán SA kết hợp CLVT so sánh
với các tác giả khác
Số BN

Độ Độ đặc Độ chính GTTĐ GTTĐ
nhạy hiệu
xác
dương âm
Toorenvliet (584) 93
99
97
95
98
Poletti (183)
98,8
96,1
95,5
96,6 98,9
Chúng tôi (170) 94,9
96,2
95,3
98,2 89,2

So với hai tác giả này, kết quả của chúng tôi
cao tương đương(11,13).
Nhìn chung các nhà hình ảnh học đều muốn
có một sự kết hợp hoàn hảo, giữa lâm sàng và
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, sao cho
hiệu quả chẩn đoán cao nhất.


108

12.

13.

Andersson RE, Hugander A (1992) “Diagnostic accuracy and
perforation rate in appendicitis: association with age and sex of
the patient and with appendicectomy rate”. Eur J Surg, 158(1), 37-41.
Chang CC, Wong YC (2013) “Computed Tomography
Diagnostic Values of Acute Appendicitis in Different Patient
Subgroups”. J Radiol .38(1) 9-14.
Chiu Y.H., (2013) “Whether Intravenous Contrast is Diagnosis
of Acute Appendicitis—Pictorial Essay”. Academic Radiology,
20(1), 73-77.
Choi D (2003), "The most useful findings for diagnosing acute
appendicitis on contrast-enhanced helical CT". Acta Radiologica,
44(6), 574-582.
Gaitini D (2008), “Diagnosing Acute Appendicitis in Adults:
Accuracy of Color Doppler Sonography and MDCT Compared
with Surgery and Clinical Follow-Up”, Am J Roentgenol, 190(5)
1300-1306.
Lê Nữ Hòa Hiệp (2003), Viêm ruột thừa cấp, Bệnh học ngoại
khoa tiêu hóa. Nhà xuất bản Y học tr. 143-149.
Mai Thế Khải (2012), Giá trị của siêu âm 2D trong chẩn đoán
viêm ruột thừa, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16(1) tr 203-207.
Mardan MAA (2007) Role of ultrasound in acute appendicitis. J
Ayub Med Coll Abbottabad; 19(3): pp. 72-9.
Nguyễn Phước Thuyết (2012), Đặc điểm hình ảnh viêm ruột
thừa cấp trên X quang cắt lớp vi tính, Luận văn chuyên khoa II

chẩn đoán hình ảnh, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Pinto F (2013), “Accuracy of ultrasonography in the diagnosis of
acute appendicitis in adult patients: review of the literature”,
Critical Ultrasound Journal, 5 (1), 52
Poletti PA (2011) “Acute appendicitis: prospective evaluation of
a diagnostic algorithm integrating ultrasound and low-dose CT
to reduce the need of standard CT” Eur Radiol, 21: pp. 2558–
2566.
Rettenbacher T (2001) “Outer Diameter of theVermiform
Appendix as a Sign of Acute Appendicitis: Evaluation at US”
Radiology, 218, 757–762
Toorenvliet BV (2010) “Routine Ultrasound and Limited
Computed Tomography or the Diagnosis of Acute
Appendicitis” World J Surg 34 2278–2285.

Ngày nhận bài báo:

26/02/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

07/03/2018

Ngày bài báo được đăng:

25/09/2018

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018




×