Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của siêu âm, cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u vùng tuyến nước bọt mang tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 93 trang )


Chuyên ngành: CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Mã số:
60.72.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI VĂN LỆNH
- HÀ NỘI 2010 -
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
ĐẶNG MẠNH CƯỜNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH
VÀ GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM, CẮT LỚP VI
TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN
U VÙNG TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
XYZW
BỘ Y TẾ
- HÀ NỘI 2010 -
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
ĐẶNG MẠNH CƯỜNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH
VÀ GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM, CẮT LỚP VI
TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN
U VÙNG TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
XYZW
BỘ Y TẾ



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào khác.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 3
1.2. Đặc điểm của tuyến mang tai 4
1.2.1.Giải phẫu học 4
1.2.2. Mô học 7
1.3. Giải phẫu bệnh lý 8
1.4. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 15
1.4.1. X quang thường quy 15
1.4.2. Chụp ống tuyến có cản quang 15
1.4.3. Đồng vị phóng xạ 16
1.4.4. Siêu âm 16
1.4.5. Chụp cắt lớp vi tính 18
1.4.6. Chụp cộng hưởng từ 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1. Đối tượng 22
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 22
2.1.3.Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2. Cách thức tiến hành 22
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu và kỹ thuật làm siêu âm, chụp CLVT 25

2.2.4. Thu thập và xử lý số liệu 27
2.2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

1
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 28
3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi 28
3.1.2. Phân bố theo giới tính 28
3.1.3.Thời gian diễn biến lâm sàng 29
3.2. Đặc điểm lâm sàng 30
3.2.1. Đặc điểm u 30
3.2.1.1. Đặc điểm về vị trí và mật độ khối u 30
3.2.1.2. Đặc điểm về ranh giới của khối u 30
3.2.2. Đặc điểm khác của u 31
3.3. Đặc điểm siêu âm tuyến nước bọt mang tai 32
3.3.1. Đặc điểm về vị trí 32
3.3.2. Đặc điểm về số lượng khối trong tuyến 32
3.3.3. Đặc điểm về kích thước khối u 33
3.3.4. Đặc điểm về ranh giới 33
3.3.5. Đặc điểm hình dạng khối u 33
3.3.6. Đặc điểm cấu trúc âm 34
3.3.7. Đặc điểm xâm lấn xung quanh 34
3.3.8. Đặc điểm tăng sinh mạch trong khối 35
3.3.9. Đặc điểm hạch trên siêu âm 35
3.4. Đặc điểm CLVT tuyến nước bọt mang tai 36
3.4.1. Đặc điểm về vị trí 36
3.4.2. Đặc điểm về số lượng 36
3.4.3. Đặc điểm về kích thước 37
3.4.4. Đặc điểm ranh giới 37
3.4.5. Đặc điểm hình dạng u 38

3.4.6. Đặc điểm về mật độ 38
3.4.7. Đặc điểm tỷ trọng 39

2
3.4.8. Mức độ ngấm thuốc 39
3.4.9. Kiểu ngấm 40
3.4.10. Đặc điềm hạch 40
3.4.11. Xâm lấn mạch máu 40
3.5. Phân bố giải phẫu bệnh các loại u 41
3.6. Đánh giá khả năng chẩn đoán u vùng tuyến mang tai của siêu âm và
CLVT so với kết quả phẫu thuật, giải phẫu bệnh 42
3.6.1. Khả năng phát hiện vị trí khối u trên siêu âm và CLVT đối chiếu với
phẫu thuật 42
3.6.2. Khả năng phát hiện số lượng khối u trên SA và CLVT đối chiếu với
phẫu thuật 43
3.6.3. Khả năng xâm lấn mạch máu của khối u trên SA và CLVT đối chiếu với
phẫu thuật 44
3.6.4. Khả năng phát hiện hạch trên siêu âm và CLVT đối chiếu với PT 46
3.6.5. Đánh giá một số đặc điểm của khối u trên SA, CLVT với GPB 46
3.7. Đối với trường hợp có cả siêu âm và CLVT 49
3.7.1. Sự phù hợp giữa SA và CLVT về đánh giá vị trí khối u 49
3.7.2. Sự phù hợp giữa SA và CLVT về đánh giá số lượng khối u 50
3.7.3. Sự phù hợp giữa SA và CLVT về đánh giá xâm lấn mạch máu 50
3.7.4. Sự phù hợp giữa SA và CLVT về đánh giá hạch 51
3.8. Khả năng chẩn đoán u vùng tuyến mang tai của SA và CLVT so với giải
phẫu bệnh 51
3.8.1. Đánh giá giá trị của siêu âm, CLVT với giải phẫu bệnh trong gợi ý tính
lành – ác của khối u 51
3.8.2. Các loại u thường gặp trong nghiên cứu 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 53

3
4.1.1. Tuổi 53
4.1.2. Giới 53
4.1.3. Thời gian diễn biến lâm sàng 53
4.2. Đặc điểm lâm sàng 54
4.2.1. Vị trí, kích thước và mật độ khối u 54
4.2.2. Ranh giới, đau, liệt mặt hay cứng hàm 55
4.3. Đặc điểm siêu âm 55
4.3.1. Vị trí 55
4.3.2. Số lượng u 55
4.3.3. Kích thước, ranh giới u 56
4.3.4. Hình dạng u 56
4.3.5. Cấu trúc âm 56
4.3.5. Tăng sinh mạch 56
4.4. Đặc điểm CLVT 57
4.4.1. Vị trí u 57
4.4.2. Số lượng u 58
4.4.3. Kích thước u 58
4.4.4. Ranh giới và hình dạng 59
4.4.5. Mật độ và tỷ trọng 59
4.4.6. Mức độ ngấm - Kiểu ngấm thuốc 59
4.4.7. Về phát hiện hạch 60
4.4.8. Xâm lấn mạch máu 60
4.4.9. Phân bố giải phẫu bệnh các loại u 60
4.5. Vai trò của siêu âm, CLVT trong chẩn đoán u vùng tuyến nước bọt mang
tai 61
4.5.1. Khả năng xác định vị trí, số lượng, hạch, xâm lấm mạch máu của khối u
trên SA, CLVT đối chiếu với phẫu thuật 61


4
4.5.2. Đánh giá một số đặc điểm của khối u trên SA với GPB 62
4.5.3. Đánh giá một số đặc điểm của khối u trên CLVT với GPB 65
4.5.4. Sự phù hợp giữa hai phương pháp chẩn đoán 66
4.5.5. Giá trị của siêu âm, CLVT trong gợi ý tính lành – ác của khối u 68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm hình ảnh SA và CLVT 70
5.2. Giá trị của siêu âm và CLVT 70

5
CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Acc Độ chính xác
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
AJCC Hiệp hội ung thư Mỹ
BA Bệnh án
BN Bệnh nhân
CDHA Chẩn đoán hình ảnh
CHT Cộng hưởng từ
CLVT Cắt lớp vi tính
HU Đơn vị đo tỷ trọng
JICA Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản
NPV Giá trị dự báo âm tính
PPV Giá trị dự báo dương tính
PT – GPB Phẫu thuật-giải phẫu bệnh
SA Siêu âm
Se Độ nhạy
Sp Độ đặc hiệu
UTNBMT U tuyến nước bọt mang tai

WHO Tổ chức y tế thế giới
χ2 Kiểm định khi bình phương

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi 28
Bảng 3.2. Đặc điểm về vị trí và mật độ khối u 30
Bảng 3.3: Đặc điểm về ranh giới của khối u 31
Bảng 3.4. Đặc điểm đau tại khối, liệt mặt, cứng hàm 31
Bảng 3.5. Đặc điểm về vị trí trên siêu âm 32
Bảng 3.6. Đặc điểm về số lượng khối u trên siêu âm 32
Bảng 3.7. Đặc điểm về kích thước khối u trên siêu âm 33
Bảng 3.8. Đặc điểm về ranh giới khối u trên siêu âm 33
Bảng 3.9. Đặc điểm về hình dạng khối u trên siêu âm 34
Bảng 3.10. Đặc điểm cấu trúc âm của khối u trên siêu âm 34
Bảng 3.11. Đặc điểm xâm lấn xung quanh 34
Bảng 3.12. Đặc điểm tăng sinh mạch trong khối trên siêu âm 35
Bảng 3.13. Đặc điểm hạch trên siêu âm 36
Bảng 3.14. Đặc điểm về vị trí u trên CLVT 36
Bảng 3.15. Đặc điểm về số lượng u trên CLVT 37
Bảng 3.16. Đặc điểm về kích thước u trên CLVT 37
Bảng 3.17. Đặc điểm về ranh giới u trên CLVT 38
Bảng 3.18. Đặc điểm về hình dạng u trên CLVT 38
Bảng 3.19. Đặc điểm về mật độ của u trên CLVT 38
Bảng 3.20. Đặc điểm về tỷ trọng của u trên CLVT 39
Bảng 3.21. Đặc điểm về mức độ ngấm thuốc trên CLVT 39
Bảng 3.22. Đặc điểm kiểu u ngấm thuốc trên CLVT 40
Bảng 3.23. Đặc điểm hạch trên CLVT 40
Bảng 3.24. Đặc điểm xâm lấn trên CLVT 40
Bảng 3.25. Phân bố các loại u 41

Bảng 3.26. Đối chiếu siêu âm và phẫu thuật trong chẩn đoán vị trí u 42
Bảng 3.27. Đối chiếu CLVT và phẫu thuật trong chẩn đoán vị trí u 43
Bảng 3.28. Đối chiếu SA và phẫu thuật trong chẩn đoán số lượng u 43
Bảng 3.29. Đối chiếu CLVT và PT trong chẩn đoán số lượng u 44
Bảng 3.30. Đối chiếu SA và PT trong đánh giá xâm lấn mạch máu 44
Bảng 3.31. Đối chiếu CLVT và PT trong đánh giá xâm lấn mạch máu 45
Bảng 3.32. Đối chiếu siêu âm và phẫu thuật trong phát hiện hạch 45
Bảng 3.33. Đối chiếu CLVT và phẫu thuật trong phát hiện hạch 46
Bảng 3.34. Một số đặc điểm khối u trên siêu âm với GPB 47
Bảng 3.35. Một số đặc điểm khối u trên CLVT với GPB 48
Bảng 3.36. Sự phù hợp giữa siêu âm và CLVT về vị trí u 49
Bảng 3.37. Đánh giá giữa siêu âm và CLVT về số lượng u 50
Bảng 3.38. Sự phù hợp giữa siêu âm và CLVT về xâm lấn mạch máu 50
Bảng 3.39. Sự phù hợp giữa SA và CLVT về đánh giá hạch 51
Bảng 3.40. Đánh giá tính lành – ác của u trên siêu âm 51
Bảng 3.41. Đánh giá tính lành – ác của u trên CLVT 52

DANH MỤC CÁC HÌNH Trang
Hình 1: Tuyến mang tai và các thành phần liên quan 4
Hình 2: Hình ảnh mô học tuyến nước bọt mang tai 7
Hình 3: Hình ảnh chụp hàm mặt thẳng 15
Hình 4: Hình ảnh chụp ống tuyến mang tai thẳng và nghiêng 16
Hình 5: Hình ảnh giải phẫu siêu âm của tuyến mang tai 18
Hình 6: Hình cắt ngang (a), cắt dọc (b) của tuyến mang tai cho thấy giải
phẫu bình thường của tuyến nước bọt mang tai trái
18
Hình 7: Hình ảnh giải phẫu cắt lớp vi tính của tuyến mang tai 19
Hình 8:Hình ảnh đường đi của dây thần kinh VII trong tuyến mang tai 20
Hình 9: Hình ảnh U tuyến mang tai trái nằm ở thùy nông 58
Hình 10: Hình ảnh U tuyến mang tai trái lành tính có ranh giới rõ, hình

dạng thùy múi
63
Hình 11: Hình ảnh U vùng tuyến mang tai phải ác tính có ranh giới
không rõ
63
Hình 12: Hình ảnh U tuyến mang tai phải lành tính hình ovan. 64
Hình 13: Hình ảnh U vùng tuyến mang tai phải không xác định được
hình dạng
64
Hình 14: Hình ảnh U tuyến mang tai phải xâm lấn thùy sâu, đẩy mạch
máu ra trước ngoài.
67
Hình 15: Hình ảnh U ác tính tuyến mang tai 68
Hình 16: Hình ảnh U ác tính tuyến mang tai 69

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới 29
Biểu đồ 3.2: Thời gian diễn biến lâm sàng 29


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

U tuyến nước bọt mang tai (UTNBMT) chiếm >75% các u tuyến nước
bọt [1], khoảng 2% tổng số các khối u vùng hàm mặt [4], [13], [44]. Trong
số các u vùng tuyến nước bọt mang tai, các u thuộc tuyến chiếm tới 90%, các
u không thuộc tuyến chỉ khoảng 10%, trong đó các u ác tính chiếm khoảng
20% [15].
Về lâm sàng, u vùng tuyến nước bọt mang tai ở giai đoạn sớm rất khó

phát hiện do triệu chứng nghèo nàn tuy nhiên các dấu hiệu hình ảnh lại rất rõ
ràng trên siêu âm (SA), chụp cắt lớp vi tính (CLVT) hay chụp Cộng hưởng
từ (MRI). Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) rất có giá trị trong
trong chẩn đoán sớm cũng như tầm soát một tổng quan bệnh lý u.
Chôp X quang thường quy chỉ phát hiện được cản quang bất thường
nh− v«i hãa nhu mô tuyến, sỏi ống tuyến… Chụp ống tuyến có bơm thuốc
cản quang cũng chỉ phát hiện, đánh giá được tình trạng hệ thống ống tuyến
và sỏi trong ống tuyến [43].
Siêu âm cắt lớp và Doppler mạch rất có ưu thế trong khảo sát vùng
tuyến mang tai và đánh giá được hệ thống mạch trong tuyến [48], [49], [30].
CLVT và CHT đánh giá rất tốt tình trạng của tuyến và tổ chức xung
quanh. CHT tuy có ưu thế trong chẩn đoán mô mềm nhưng hạn chế hơn
trong khảo sát xương và sỏi trong tuyến [50].
Trên thế giới ®· có rất nhiều nghiên cứu vÒ C§HA đánh giá tuyến
mang tai [18], [19], [20], [23], [28], [35], [36], [39], [41], [42], [44], [46],
[47], [55], [52], [54] Ở trong nước có mét vµi nghiên cứu về tuyến mang
tai bằng các phương pháp hình ảnh riêng rẽ [8], [9], [11], [12], [13], [14],

2
nhưng chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về vai trò của siêu âm và
CLVT trong chẩn đoán và phân loại các khối u thuộc vùng tuyến mang tai.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình
ảnh và giá trị của siêu âm, cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u vùng tuyến
nước bọt mang tai” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm và cắt lớp vi tính của u vùng
tuyến nước bọt mang tai.
2. Giá trị của siêu âm và cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u vùng
tuyến nước bọt mang tai đối chiếu với phẫu thuật và giải phẫu
bệnh.















4
Chng 1
TNG QUAN

1.1. TèNH HèNH NGHIấN CU TRấN TH GII V TRONG NC
Bialek, E. J, Jakubowski, W. v Karpinska. G (2003), trong mt
nghiờn cu vi 88 trng hp, cỏc tỏc gi cú nhn nh rng siờu õm rất có
giá trị trong chn oỏn u tuyn a hỡnh, cú th phõn bit tn thng lnh tớnh
v ỏc tớnh vi chớnh xỏc tới 96%, d oỏn u tuyn a hỡnh trong s cỏc u
c phỏt hin cú th lờn ti 84% [19]. Siờu õm rất cú giỏ tr rt trong chn
oỏn phõn bit cỏc khi u vựng trc ng tai, di hm, cú th nh v
chớnh xỏc v trớ, kớch thc v ỏnh giỏ cu trỳc khi u [19].
Phm Hong Tun (2004) khi tin hnh nghiờn cu CLVT trờn 17
trng hp nhn thy CLVT khụng cú mt gi ý chớnh xỏc no v ngun
gc t bo hc (53% phự hp vi gii phu bnh) [13]. CLVT ch cho phộp
ỏnh giỏ chớnh xỏc v v trớ, kớch thc, mt , ranh gii, s lan ta ca
khi u, nhng khụng ỏnh giỏ c h thng ng tuyn mt cỏch rừ rng

[13].
Trong mt nghiờn cu khỏc về chp CLVT cú kt hp vi bm thuc
cn quang vo h thng ng tuyn, Phm Hong Tun (2006) cho rằng kỹ
thuật này lm thay i ỏng k vic thm khỏm khi u tuyn mang tai, có thể
bit chớnh xỏc v trớ, kớch thc, mc xõm ln ca u và xỏc nh c mi
tng quan gia u vi dõy thn kinh VII v cỏc mc gii phu khỏc [14].
iu ny rt cú ý ngha trong phu thut.
Trong một nghiên cứu của Nguyn Gia Thc (2008) về siêu âm 24
bnh nhõn u tuyn mang tai, tỏc gi nhận thy siờu õm nh v khỏ chớnh xỏc
v trớ, kớch thc, s lng ca u, cú th xỏc nh bn cht ca khi u da
vo m õm, cu trỳc õm, ng b ca khi u [12].

5
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TUYẾN MANG TAI
1.2.1. Giải phẫu học
1.2.1.1. Khu mang tai
Tuyến mang tai (hình 1) là tuyến nước bọt lớn nhất, khèi l−îng
khoảng 26 gam, nằm trong khu chật hẹp gọi là khu mang tai. Khu mang tai
chứa các thành phần: tuyến mang tai, thần kinh mặt, tĩnh mạch sau hàm
dưới, động mạch cảnh ngoài và các hạch lympho, trong đó tuyến mang tai
chiếm gần hết khu mang tai [6], [27], [7].

Ống Stenon
Tuyến nước bọt
Tuyến dưới lưỡi
Ống Warton
Tuyến dưới hàm
Hình 1: Tuyến mang tai và các thành phần liên quan
(Trích trong Atlas giải phẫu người của Frank H Netter. MD 1999)
1.2.1.2. Tuyến mang tai

Tuyến mang tai được bọc bởi mạc tuyến do lá nông của mạc cổ tạo
nên.
1.2.1.2.1. Hình thể ngoài và liên quan
Tuyến có 3 mặt, 3 bờ và 2 cực: [6]
- Các mặt:

6
+ Mặt ngoài: có da và mạc nông che phủ, trong tổ chức dưới da có các
nhánh mặt của thần kinh tai lớn và các hạch bạch huyết nông.
+ Mặt trước: liên quan với ngành xương hàm dưới, cơ cắn, cơ chân
bướm trong và dây chằng chân bướm hàm, mặt này còn liên quan với bó
mạch hàm trên và dây thần kinh tai thái dương, ở ngang mức xương hàm
dưới.
+ Mặt sau trong của tuyến có liên quan với mỏm chũm, bờ trước cơ ức
đòn chũm, bụng sau cơ hai bụng, mỏm trâm và các cơ trâm. §ộng mạch
cảnh ngoài sau khi lách qua khe giữa cơ trâm lưỡi và cơ trâm móng, nằm ép
vào mặt này đào thành một rãnh rồi chui vào trong tuyến. Động mạch và tĩnh
mạch cảnh trong đi lên ở trong và sau hơn, ngăn cách với tuyến bởi mỏm
trâm và các cơ trâm. Thần kinh mặt từ lỗ trâm chũm đi xuống cũng chui vào
trong tuyến ở phần sau trên của mặt này.
- Các bờ:
+ Bờ trước: có ống tuyến mang tai thoát ra. ở phía trên ống tuyến đôi
khi gặp một tuyến mang tai phụ (khoảng 20% trường hợp). Các nhánh của
dây thần kinh mặt cũng thoát ra khỏi tuyến ở bờ này.
+ Bờ sau: nằm dọc theo tai ngoài, mỏm chũm và bờ trước cơ ức đòn
chũm.
+ Bờ trong: là nơi giao tiếp giữa mặt trước và mặt sau, nằm dọc theo
dây chằng trâm hàm dưới.
- Các cực:
+ Cực trên có một mẩu tuyến đi lên phần sau hố hàm, giữa khớp thái

dương hàm dưới ở trước và ống tai ngoài ở sau, và liên quan với bó mạch
thái dương nông và thần kinh tai – thái dương.
+ Cực dưới nằm giữa cơ ức đòn chũm và góc hàm dưới, và liên quan ở
trong với tĩnh mạch, động mạch cảnh trong và thần kinh dưới lưỡi.

7
1.2.1.2.2. Hình thể trong và liên quan sâu
Trong tuyến, ở bình diện sâu nhất có động mạch cảnh ngoài với hai
ngành tận: động mạch hàm trên và động mạch thái dương nông. Nông hơn
có tĩnh mạch sau hàm dưới, được tạo nên do sự hợp nhất của tĩnh mạch hàm
trên và tĩnh mạch thái dương nông, và ở nông nhất là thần kinh mặt. thần
kinh mặt chui vào tuyến ở phần sau trên rồi chạy ra trước và xuống dưới
phân chia ở trong tuyến, rồi thoát ra ở bờ trước tuyến. thần kinh mặt chia
tuyến mang tai thành 2 phần: phần nông và phần sâu.
1.2.1.2.3. Ống tuyến mang tai
Ống tuyến tạo nên do sự hợp nhất của hai ngành chính trong phần
trước tuyến, thoát ra khỏi tuyến từ bờ trước tuyến. ống bắt chéo qua mặt cơ
cắn rồi uốn cong theo bờ trước cơ này, xuyên qua khối mỡ má, cơ thổi kèn
và đæ vào tiền đình miệng ở mặt trong của má bởi một lỗ nhỏ, đối diện với
thân răng hàm lớn thứ hai hàm trên.
Ống tuyến mang tai dài khoảng 5cm, đường định hướng của ống là
đường nối từ bờ dưới bình tai tới điểm giữa của đường nối cánh mũi và mép
đỏ của môi trên.
1.2.1.2.4. Giải phẫu tuyến mang tai:
- Tuyến nằm trải rộng và sâu từ gò má tới góc hàm, từ trước trên cơ ức
đòn chũm tới tận cơ cắn, từ cân cổ vào tận tới hầu. Vì vậy khối u của tuyến
thường lan rộng và sâu.
- Có những liên quan giải phẫu quan trọng:
+ Động mạch cảnh ngoài: có thể bị tổ chức ung thư phá hủy hoặc
chảy máu khi phẫu thuật.

+ Thần kinh VII: thường gây liệt mặt trong khối u ác tính, còn trong
các khối u hỗn hợp chưa có tổn thương thì phẫu thuật bảo tồn dây VII được
đặt ra.

8
+ Liên quan với xương hàm dưới và khớp thái dương hàm: khít hàm
khi khối u thâm nhiễm vào cơ cắn hoặc lan tỏa vào khớp thái dương hàm.
+ Liên quan với động mạch cảnh ngoài: khối u ác tính có thể xâm lấn
vào thành động mạch gây chảy máu.
1.2.2. Mô học
Tuyến nước bọt mang tai là tuyến ngoại tiêt, được bọc trong một vỏ
xơ. Người ta chia tuyến thành 2 thùy nông và thùy sâu bởi d©y thần kinh VII.
Thực ra việc phân chia này chỉ tiện cho các nhà phẫu thuật, còn bản thân
tuyến thì không phân chia thành các thùy [4], [10].
Hình 2: Hình ảnh mô học tuyến
nước bọt mang tai

(Trích trong Atlas giải phẫu người của
Frank H Netter. MD 1996) [7]


Tuyến nước bọt có cấu tạo là những đơn vị chế tiết. Mỗi đơn vị này
gồm có:
- Phần chế tiết (hay nang tuyến): gồm có những tế bào tuyến nang
được xếp bao quanh một ống trung tâm. Tế bào tuyến nang có thể là loại tiết
nước, tiết nhày, hoặc hỗn hợp cả hai loại. Bao bọc phía ngoài các tế bào
tuyến nang có các tế bào cơ biểu mô và màng đáy. Các tế bào cơ biểu mô có
hình dạng tương tự như cơ trơn chứa những chất protein gần giống như actin
– myosin có khả năng co lại.


9
- Phần bài xuất: là những ống dẫn nước bọt.
+ Ống trong tiểu thùy: thành ống được lợp bởi biểu mô hình tháp.
+ Ống gian tiểu thùy: được lợp bởi biểu mô trụ tầng.
Nước bọt được các tế bào tuyến nang tiết ra, bị đẩy vào trong lòng ống trong
tiểu thùy do sự co rút của các tế bào cơ biểu mô. Tiếp theo nước bọt đổ vào
ống gian tiểu thùy và ống bài tiêt. Nhiều ống bài tiết đổ vào chung một ống
lớn.
1.3. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
1.3.1. Phân loại mô bệnh học u vùng tuyến nước bọt mang tai
Theo WHO (1992) [32], các u của tuyến nước bọt được phân chia như sau:
1.3.1.1. U biểu mô tuyến lành tính
- U tuyến đa hình
- U tuyến đơn hình bao gồm:
. U lympho tuyến, u lympho tuyến nang (u Warthin)
. U tuyến tế bào ưa axit
. U tuyến tế bào đáy
. U tuyến tế bào sáng
. U tuyến dạng ống tuyến
. U tuyến dạng bã
. U nhú dạng ống
1.3.1.2. Ung thư biểu mô tuyến
. Ung thư biểu mô dạng biểu bì nhày
. Ung thư biểu mô dạng túi tuyến
. Ung thư biểu mô dạng tuyến nang
. Ung thư biểu mô tuyến
. Ung thư biểu mô dạng biểu bì
. Ung thư biểu mô không biệt hóa

10

. Ung thư dạng cơ biểu mô
. Ung thư biểu mô tế bào đáy
. Ung thư biểu mô vảy
. Ung thư biểu mô ưa axít
. Ung thư biểu mô cơ biểu mô
. Ung thư biểu mô dạng tuyến bã
. Ung thư biểu mô ống tuyến nước bọt
. Ung thư biểu mô tế bào sáng
. Ung thư biểu mô tuyến nhày
. U tuyến đa hình thoái hóa ác tính
. Ung thư di căn trong tuyến
1.3.1.3. U không thuộc biểu mô
1.3.1.3.1. U lành tính
. U máu
. U mỡ
. U tế bào Schwann
1.3.1.3.2. U ác tính
. U lympho Hodgkin, U lympho Non – Hodgkin, giả u lympho.
. U tế bào quanh mạch
. Ung thư mô liên kết: Saccom xơ, Saccom cơ
. Sarcom cơ ở trẻ em
. U tế bào Schwann ác tính
1.3.1.4. Giả u
. Viêm quá sản tuyến nước bọt.
. Nang tuyến nước bọt.
. U Godwin (tổ chức lympho – biểu mô lành tính)
. Hoại tử tuyến nước bọt.

11
. Viêm xơ cứng mạn tính tuyến nước bọt (u Kuttner)

. Quá sản nang lympho trong AIDS.
. Các loại khác.
. U biểu bì, u bã
1.3.2. Giải phẫu bệnh lý khối u vùng tuyến nước bọt mang tai
Các u vùng tuyến nước bọt phần lớn loại biểu mô, có tính chất lành
tính. nhưng nếu phẫu thuật cắt bỏ không hoàn toàn thì tỷ lệ tái phát tại chỗ có
thể cao và một số khi đó có thể tiến triển thành ác tính [15].
1.3.2.1. U biểu mô tuyến lành tính
1.3.2.1.1. U tuyến đa hình (u hỗn hợp)
Chiếm 60 – 90% các trường hợp u tuyến nước bọt. ở tuyến mang tai
thường nhiều gấp 10 lần so với tuyến dưới hàm và hiếm thấy ở tuyến dưới
lưỡi.
Đại thể: Thường nằm ở thùy nông (75%), có ranh giới rõ, có vỏ bọc.
bề mặt u gồ ghề từng cục và có thể phát triển rất lớn. mật độ u chắc nhiều
hay ít tùy thuộc số lượng tế bào biểu mô và mô đệm cũng như các typ của
mô đệm.
Vi thể: Cấu trúc u tuyến đa hình gồm hai thành phần: biểu mô (liên
bào) và trung mô (liên kết). Tỷ lệ của chúng khác nhau trong từng trường
hợp và ngay cả trong một khối u khi lấy ở vị trí khác nhau. Phần biểu mô
xếp thành tuyến ống, thành đám tế bào cơ liên hoặc tế bào dạng biểu bì (tế
bào vảy) có thể sừng hóa. trong các đám đặc, tế bào cơ liên thường đa diện
hoặc đôi khi ở một số khu vực có hình thoi ưa eosin gợi hình cơ trơn. Cấu
trúc của tuyến ống gồm hai lớp tế bào. Lớp bên trong có thể là những tế bào
vuống nhỏ, bào tương ít hoặc có thể hình trụ. Lớp bên ngoài các tuyến được
bao bọc bởi tế bào cơ liên sáng. Phần trung mô cũng đa dạng, chúng có thể ở
dạng lớp liên kết mỏng hoặc là những dải xơ đặc, hoặc ở dạng sụn, dạng

12
nhày, dạng trong, giàu chất mucopolysaccarid. trong mô đệm đôi khi ngấm
canxi hoặc đôi khi tạo thành các lá xương.

1.3.2.1.2. U tuyến đơn hình
* U lympho tuyến (u Warthin): u do Warthin mô tả năm 1929, hay
gặp ở nam. Tỷ lệ u ở hai bên chiếm 10-15%, nhưng so với các loại u khác
gặp ở cả hai tuyến mang tai thì nó chiếm tới 70% các trường hợp.
Đại thể: u trông như một khối gồm nhiều nang, giữa các nang chứa
đầy dịch lỏng có thể thấy tổ chức màu xám. Đôi khi toàn bộ u hoại tử giống
nhồi máu.
Vi thể: cấu trúc của u gồm các tuyến thường nang hóa, đôi khi tạo nhú
và được phủ bởi một lớp biểu mô có nguyên sinh chất ưa eosin và một mô
đệm lympho có chứa nang lympho với số lượng khác nhau.
Biểu mô phủ lòng tuyến, lòng nang gồm hai lớp tế bào, lớp trong tế
bào hình trụ, nhân nhỏ, lớp ngoài hình vuông nhân sáng hơn. Đôi khi biểu
mô phủ mất tính chất hai lớp rõ rệt, số lượng các tế bào tăng lên và xuất hiện
những tế bào chế nhày. Khi tích tụ số lượng nhiều chất nhày trong lòng các
nang, biểu mô phủ trở nên dẹt.
Mô lympho nổi bật với trung tâm mầm, trong đó tế bào lympho B
chiếm ưu thế, nhưng cũng có tế bào lympho T, các dưỡng bào.
* U tuyến tế bào ưa axit
U tuyến lành tính, hiếp gặp, phần lớn chỉ thấy ở tuyến mang tai.
Đại thể: khối u chắc, ranh giới rõ, kích thước nhỏ, có màu sắc đặc biệt
ưa eosin
Vi thể: u được cấu tạo bởi các tế bào lớn, bào tương có những hạt lấm
tấm bắt màu eosin. Nhân tế bào tròn, không lớn, hơi sẫm màu. Tế bào xếp
thành đám đặc hoặc tạo thành cấu trúc tuyến rất ít chất đệm.
* U tuyến tế bào đáy

13
Đại thể: u nhỏ hơn u hỗn hợp, có vỏ dày và hay nang hóa, đa số gặp ở
tuyến mang tai và ở người trưởng thành.
Vi thể: tế bào u rất giống với tế bào u của ung thư da tế bào đáy. Tế

bào u có thể tập trung tạo thành dạng ống hoặc dạng bè hay dạng đặc. Các
nghiên cứu về siêu cấu trúc cho thấy tế bào đáy cũng như hầu hết u tuyến
nước bọt khác có nguồn gốc từ ống trung gian với sự tham gia một phần nhỏ
các tế bào cơ biểu mô.
U thường tiến triển lành tính tương tự như u hỗn hợp. Cách điều trị là
cắt bỏ u.
* U tuyến tế bào đáy
U rất hiếm gặp, có tiến triển chưa được biết rõ. U có cấu trúc tuyến, ở
trong được phủ bởi biểu mô ống dẫn, quây ngoài là những tế bào sáng. Tế
bào sáng có thể có hình thoi, hình đa diện tập trung thành đám đặc không có
liên quan với biểu mô ống dẫn. Các đám tế bào sáng này còn gặp ở trong u tế
bào túi tuyến hoặc u tế bào dạng biểu bì nhày âm tính với phẩm nhuộm chất
nhày nhưng lại dương tính với phẩm nhuộm glycogen. Do vậy trước u tế bào
sáng cần phải quan sát một vùng rộng lớn để phát hiện được vùng đủ tính
đặc trưng của loại u này.
* U dạng biểu bì nhày: chiếm khoảng 3-12%.
Đại thể: u biệt hóa cao có giới hạn rõ, bề mặt u gồ gề, dính với da, nắn
không căng. U biệt hóa thấp thường phát triển lấn ra xung quanh, mật độ u
chắc.
Vi thể: u được cấu tạo bởi các tế bào dạng biểu bì, tế bào nhày, tế bào
chế nhày và tế bào trung gian, khi tế bào dạng biểu bì chiếm ưu thế u ở dạng
đặc, khi tế bào chế nhày nhiều sẽ tạo thành các nang. Tế bào dạng biểu bì
thương tụ họp thành đám, thành bè, cầu liên bào nhìn thấy rõ, đôi khi sừng
hóa. Tế bào u có thể nhỏ hoặc lớn, nguyên sinh chất sáng, thường thấy các tế

×