Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến hải sản khô năng suất 1 tấn sản phẩm/ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 77 trang )

          ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG               CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
       ..                                                          
KHOA HÓA
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA THỰC PHẨM

NHIỆM VỤ
THIẾT KẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên :  TRẦN THỊ THIỆP

Lớp                         :   09H2B           Khoá: 2009 ­ 2014
:   CÔNG NGHỆ HÓA THỰC PHẨM

Ngành                 
1. Tên đề tài

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ
 NĂNG SUẤT 1 TẤN SẢN PHẨM/CA
2. Các số liệu ban đầu
­ Nguyên liệu sản xuất là tôm sú
     ­ Sản xuất hai sản phẩm: tôm khô sống và tôm khô chín
­ Sản phẩm tôm khô sống
        + Độ ẩm nguyên liệu trước khi sấy
 

: W = 40 %

   + Độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy : W = 20 %
 ­ Sản phẩm tôm khô chín


        + Độ ẩm nguyên liệu trước khi sấy  : W = 68 %
        + Độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy      : W = 20 %
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
           ­ Lời cảm ơn
­ Mở đầu
­ Lập luận kinh tế ­ kỹ thuật
­ Tổng quan về nguyên liệu và sản phẩm
­ Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ
­ Tính cân bằng vật chất
­ Tính cân bằng nhiệt lượng
­ Tính và chọn thiết bị 
­ Tính tổ chức
­ Tính nước – hơi nước ­ nhiên liệu
­ Tính xây dựng


­ Quản lý và kiểm soát chất lượng trong nhà máy
­ An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
­ Kết luận
­ Tài liệu tham khảo
4. Các bản vẽ và đồ thị (ghi rõ các bản vẽ và kích thước bản vẽ):
­ 01 bản vẽ sơ đồ dây chuyền công nghệ                                         (A0)
           ­ 02 bản vẽ mặt bằng và mặt cắt phân xưởng sản xuất chính           (A0)
­ 01 bản vẽ tổng mặt bằng nhà máy                                                  (A0)
­ 01 bản vẽ đường hơi – hơi nước                                                     (A0)
5. Cán bộ hướng dẫn:
Họ và tên cán bộ:  PGS.TS Đặng Minh Nhật
6. Ngày giao nhiệm vụ:........................................................................................................
7. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:............................................................................................
          

          Thông qua bộ môn                                                       Cán bộ hướng dẫn
  Ngày........tháng........năm 2014                                           (Ký và ghi rõ họ tên)
           Tổ trưởng bộ môn
         (Ký và ghi rõ họ tên)
Kết quả điểm đánh giá:                                   Sinh viên đã hoàn thành và nộp 
                                                                                  toàn bộ bản báo cáo cho bộ môn
                                                                                   Ngày.…….tháng……. năm 2014
 Ngày.…....tháng…... năm 2014
             CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
                (Ký và ghi rõ họ tên)


                                               L ỜI C ẢM  ƠN

Trong suốt gần 5 năm học tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, em đã được sự 
dạy dỗ ân cần và giúp đỡ  tận tình của các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là các thầy 
cô giáo trong khoa Hóa. Em xin chân thành cảm ơn:
 Toàn thể giáo viên trong trường Đại học Bách Khoa đã dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt 
quá trình học tập.
 Toàn thể thầy giáo, cô giáo trong khoa Hóa đã cung cấp cho em những kiến thức bổ 
ích trong suốt quá trình học tập.
 Gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ  em trong suốt thời gian ngồi trên giảng 
đường đại học.
 Đặc biệt, em  xin gửi  những lời  cảm   ơn chân  thành nhất tới thầy giáo:  PGS.TS 
ĐẶNG MINH NHẬT. Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian 
qua để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình tính toán đồ  án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất  
mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô để em có thêm những kiến thức bổ ích 
làm hành trang cho công việc của em sau này.
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ THIỆP

MỤC LỤC


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­4­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam có lợi thế có bờ biển dài và rộng, có nhiều sông ngòi, ao hồ, 
tạo điều kiện thuận lợi cho sự  phát triển của nghành nuôi trồng và chế  biến hải sản. 
Các loại hải sản như tôm, cá, mực..,chứa một lượng lớn protein dễ hấp thụ, có đầy đủ 
các axit amin thiết yếu, rất tốt cho sức khỏe của con người. Hiện nay, để đáp ứng nhu  
cầu tiêu dùng và xuất khẩu, các sản phẩm của nghành công nghiệp chế  biến hải sản  
ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh công nghệ  chế  biến cá khô thì sản phẩm 
tôm khô cũng rất được ưa chuộng. Bởi chất lượng và giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại  
cho sức khỏe của con người như  lượng đạm cao, hương vị  lại thơm ngon, hấp dẫn.  
Mặt khác, sản phẩm tôm khô có thời gian bảo quản dài nên rất tiện lợi trong cuộc sống  
hằng ngày. Vì những lý do đó mà công nghệ  sấy thủy sản nói chung và sấy tôm nói 
riêng ngày càng phát triển, đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Nhận  
thấy ở khu vực Miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, mặt hàng tôm 
khô còn được chế biến bằng các phương pháp thủ  công truyền thống, không đảm bảo  
an toàn vệ sinh thực phẩm và năng suất không cao. Chính vì thế, tôi được giao đồ án tốt  
nghiệp  với   đề   tài:   “Thiết   kế   nhà  máy   chế   biến   tôm   khô  với   năng  suất  1   tấn  sản  
phẩm/ca”. Với hai loại sản phẩm: Sản phẩm tôm khô sống và tôm khô chín.

Chương 1 LẬP LUẬN KINH TẾ ­ KỸ THUẬT
1.1


Đặc điểm tự nhiên [13, tr13]
Vị trí địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và cung cấp nguyên liệu lâu dài 

cho nhà máy. Nó quyết định về số lượng, chất lượng nguyên liệu cung cấp, cả về thời  
vụ sản xuất và đôi khi cả đến quy trình sản xuất. Chính vì vậy, việc lựa chọn địa điểm 
xây dựng sao cho phù hợp đóng một vai trò rất quan trọng.
Do đó, em quyết định xây dựng nhà máy chế biến tôm khô tại khu công nghiệp  
Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Một nét đặc sắc trong tổng thể địa hình ở Thừa Thiên Huế  là sự  hiện diện của  
đầm phá nước lợ  mênh mông nằm cạnh rừng núi, đồng bằng và Biển Đông. Hệ  đầm 
phá Tam Giang – Cầu Hai bao gồm Phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Thủy Tú và đầm 
Cầu Hai hợp thành, đây được xem là vực nước lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Khu công nghiệp Phú Bài có tổng diện tích hơn 800 ha, nằm cách trung tâm thành 
phố Huế khoảng 15 km, cạnh sân bay quốc tế Phú Bài, nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A 
và tuyến đường sắt Bắc – Nam, cách cảng biển Chân Mây 40 km về phía Nam, cảng 
biển Thuận An 15 km về phía Bắc, là một nơi có điều kiện giao thông rất thuận lợi.
[14,15]

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­5­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

1.2

Nguồn cung cấp nguyên liệu
Nguyên liệu của nhà máy chủ yếu ở đầm phá Tam giang, các xã thuộc huyện Phú  
Lộc, nơi người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
1.3 Nguồn cung cấp điện

Nguồn điện sử  dụng cho nhà máy sẽ  được lấy từ  nguồn điện khu công nghiệp  
Phú Bài. Ngoài ra nhà máy còn có hệ thống phát điện dự phòng.
1.4 Nguồn cung cấp nhiên liệu
Nguồn nhiên liệu nhà máy sử  dụng chủ  yếu dùng để  đốt lò hơi, chạy máy phát  
điện như dầu DO, FO, diezel… sẽ được cung cấp từ các trạm xăng dầu của tỉnh.
1.5 Nguồn cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước của nhà máy sẽ được lấy từ nguồn nước đã xử lý của nhà 
máy nước Vạn Niên,  với công suất ban đầu là 2500m3/ngày đêm và 15km đường  ống 
dẫn nước cho đô thị  Huế  và hệ thống nước ngầm thông qua giếng khoan của nhà máy 
(làm nguồn cung cấp nước dự phòng). Sau đó được xử lý lại bằng hệ thống xử lý nước  
của nhà máy, để đảm bảo đầy đủ các chỉ  tiêu chất lượng của nước trước khi đưa vào  
sản xuất.
1.6 Thoát nước và xử lý nước thải
Nước thải của nhà máy sẽ được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải riêng của nhà  
máy cho đến khi đạt yêu cầu trước khi dẫn qua hệ thống xử lý nước thải chung của khu  
công nghiệp.
1.7 Giao thông vận tải
Với vị trí địa lý như vậy, khu công nghiệp Phú Bài rất thuận lợi cho việc vận 
chuyển nguyên liệu, nhiên liệu và phân phối sản phẩm ra thị trường của nhà máy.
1.8 Nguồn nhân lực
Thừa Thiên Huế là tỉnh có nguồn lao động thủ công khá dồi dào, cộng với nguồn  
lao động có trình độ  kỹ thuật cao từ các trường đại học của khu vực Miền Trung sẽ là  
nguồn nhân lực chính của nhà máy.
1.9 Thị trường tiêu thụ
Bước đầu nhà máy sẽ cung cấp sản phẩm tôm khô cho các đại lý, tạp hóa, siêu thị 
thuộc khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Đó hứa hẹn sẽ là thị trường đầy tiềm năng.
Về sau, nhà máy sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, thành khác trong cả 
nước và tiến xa hơn nữa là thị trường khu vực Đông Nam Á.
1.10 Kết luận
Với những thuận lợi bước đầu từ yếu tố địa lý đến cả  thị trường tiêu thụ như đã  

nêu trên, việc xây dựng nhà máy chế biến tôm khô năng suất 1 tấn sản phẩm/ca  tại khu  
công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế là có đầy đủ cơ sở và có tính khả thi cao.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­6­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

Chương 2 TỔNG QUAN
2.1

Đặc điểm sinh thái của nguyên liệu tôm sú [7]

Hình 2.1. Nguyên liệu tôm sú
Tôm sú là động vật máu lạnh, có tập tính ăn nhiều về  ban đêm. Trong giai đoạn 
trưởng thành, tôm có tập tính sống vùi dưới đáy ao, sinh trưởng của tôm gắn liền với  
khả năng lột xác của cá thể. Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú là 28­30 ⁰C, chúng không  có 
khả năng ổn định nhiệt độ trong cơ thể, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có ảnh hưởng rất 
lớn đến khả  năng bắt mồi, làm mất cân bằng pH trong máu, thay đổi chức năng điều 
hòa áp suất thẩm thấu, làm rối loạn hô hấp và quá trình chuyển hóa vật chất bên trong  
cơ thể của nó, sinh lý bị  rối loạn biểu hiện bên ngoài là cong thân, đục cơ, tôm ít hoạt 
động, nằm im và tăng cường hô hấp rất dễ nhiễm bệnh, rủi ro sẽ rất lớn.
2.2 Thành phần hóa học[7]

Thành phần hóa học của tôm có ý nghĩa lớn về  mặt dinh dưỡng và quyết  
định giá trị thực phẩm của tôm. Thành phần hóa học của tôm phụ  thuộc vào các  
yếu tố  giống, loài, giới tính, độ  tuổi, thành phần thức ăn, điều kiện môi trường  
sống và những biến đổi sinh lý của tôm. Sự  khác nhau về  thành phần hóa học 
của tôm và sự biến đổi của chúng ảnh hưởng đến mùi vị, giá trị dinh dưỡng, quá  

trình chế biến.
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tôm có trong 100g nguyên liệu

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­7­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

2.2.1

Thành phần

Hàm lượng

Protid

19­33g

Lipid

0,3­1,4g

Nước

76­79g

Tro

1,3­1,87g


Glucid

0,4 – 1,2g

Calci

29­50mg

Phospho

33­67,6mg

Sắ t

1,2­5,1mg

Natri

11­127mg

Kali

127­565mg

Protein

Protein là thành phần chủ yếu trong cơ thể thịt tôm, nó chiếm khoảng 70%­80%  
tỉ lệ các chất khô. Protein trong cơ thịt tôm liên kết với các chất hữu cơ, vô cơ khác tạo 
thành các phức chất có đặc tính sinh học khác nhau. Thành phần cấu tạo nên protein là 

các axit amin. Thành phần cấu trúc nên protein của tôm quy định giá trị dinh dưỡng của 
sản phẩm. Hàm lượng protein thay đổi trong khoảng 18%÷23% tùy loại tôm, mùa vụ,  
vùng phân bố, trạng thái sinh lý. Có thể  chia protein trong mô cơ  của tôm nguyên liệu  
thành ba nhóm sau:
• Protein cấu trúc (actin, myozin,actomyozin, tropomyozin) chiếm 70%÷80% hàm 
lượng protein. Các protein này hoà tan trong các dung dịch muối trung tính với nồng độ 
muối ion khá cao (>0,5M).
     
• Protein tương cơ  (sasscoplasmic) gồm có: myogen, myoalbumin glubulin, các 
enzim.
              • Protein liên kết (collagen, elastin, reticulin) trong tôm có khoảng hơn 30%  
protein liên kết trong đó có khoảng 2,5% protein không hoàn thiện.
              Điểm đẳng điện của protein trong thân tôm pH= 4,5÷5,5.  Ở  độ  pH này các 
protein trung hoà về điện kém ưa nước so với trạng thái ion hoá, điều đó có nghĩa là lực  
liên kết và điểm hoà tan ở điểm cực tiểu.
2.2.2

Nước

 
Hàm lượng nước trong tôm khoảng 70÷80% so với khối lượng tươi, nhờ có hàm  
lượng nước cao như vậy nên thân tôm mềm mại bóng mượt. Tuy nhiên, do hàm lượng 
nước cao như vậy cũng là nguyên nhân gây dập nát tôm, tôm dễ bị ươn hỏng, tạo điều  

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­8­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT


kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, giảm trọng lượng trong quá trình chế biến và  
trong bảo quản đông lạnh.
             Ngoài ra, trong cơ và trong các tế bào của tôm nước đóng vai trò quan trọng làm  
dung môi cho các chất vô cơ, tạo ra môi trường cho các hoạt động sinh hoá trong tế bào,  
đồng thời nước tham gia rất nhiều các phản ứng hoá học và có ảnh hưởng đến sự  tạo  
thành các phản  ứng của các protein. Trạng thái của nước trong cơ  thịt tôm phụ  thuộc  
vào tương tác giữa cấu trúc của nước với các dung dịch khác nhau trong tế bào, đặc biệt  
là protein. Những thay đổi về  hàm lượng nước trong thịt tôm gây ra bởi quá trình chế 
biến,  ảnh hưởng mạnh đến các đặc tính thẩm thấu, giá trị  dinh dưỡng và chất lượng 
cảm quan của thịt tôm.
                Nước trong cơ  thịt tôm tồn tại  ở  2 dạng là nước kết hợp và nước tự  do.  
Nước tự do tồn tại trong cơ thịt ở trạng thái tự do và dễ dàng làm mất đi, còn nước kết  
hợp liên kết chặt chẽ với các vật chất cấu trúc nên tổ chức cơ thịt, do đó khó làm mất 
đi được. Nước kết hợp trong tôm chủ  yếu là nước liên kết với protein. Nước kết hợp  
được hình thành là do phân tử  nước có mang cực tính, nó hút được những ion cực tính 
của các chất để kết hợp với nhau, sự kết hợp này do tác động thuỷ hoá. Những gốc cực  
tính thường là những nhóm  ở  mạch nhánh của chuỗi protein như: ­OH, ­NH2, ­COOH, 
=C=O, =NH. 
               Khi tôm còn sống thì hàm lượng nước kết hợp và hàm lượng nước tự do cố  
định. Nhưng sau khi tôm chết thì hàm lượng nước thay đổi do sau khi tôm chết dưới tác  
dụng của enzim nội tại và vi sinh vật thì làm cho liên kết hydro giữa nước và protein bị 
tách ra làm giảm lượng nước kết hợp, tăng lượng nước tự  do dẫn đến tăng khả  năng 
mất nước của tôm, làm tăng sự  hao hụt trọng lượng nếu tăng thời gian bảo quản tôm  
sau khi chết.
              Nói chung hàm lượng nước trong cơ thịt tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất  
lượng cảm quan và hao hụt khối lượng trong quá trình chế  biến cũng như  trong quá 
trình bảo quản đông.
2.2.3

Gluxit và lipit


Trong thịt tôm có rất ít mỡ, mỡ chỉ khoảng 1÷2% , hàm lượng gluxit của tôm rất  
ít chỉ khoảng 0,4÷1,2%. Thực phẩm chứa ít mỡ là thực phẩm được ưa chuộng nhất hiện 
nay.
2.2.4

Chất khoáng

Trong thịt tôm nói chung là giàu canxi, magie, và một lượng đáng kể  phospho,  
trong tôm có lượng iốt cao.
2.2.5

Vitamin

Hàm lượng Vitamin trong tôm có đặc trưng theo loài và sau đó biên thiên theo 
mùa vụ. Nhìn chung thịt tôm là nguồn thực phẩm khá giàu vitamin. Do nhóm vitamin B  
và vitamin C dễ hoà tan trong nước nên trong quá trình bảo quản và chế biến dễ bị thất  
thoát.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­9­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

Bảng 2.2: Hàm lượng một số  chất khoáng và vitamin trong cơ thịt tôm
Chất khoáng

Hàm lượng (mg%)


Vitamin

Hàm lượng (mg%)

Ca2+

29 ÷ 50

B1

0.12

Phospho

33 ÷ 67.6

 B2 

0.56

Mg2+

0.0421

PP

4.0

Cu2+


0.000331

B6 

0.08 ÷ 0.51

Iot

0.0000023

B12

0.18 ÷ 0.57

A

360 I/g)

2.2.6

Các sắc tố

Các loại giáp xác khi gia nhiệt như: luộc, nấu, hoặc dùng axit vô cơ, rượu để 
ngâm thì vỏ của chúng biến thành màu đỏ, sắc tố đó gọi là Astaxin. Astaxin là sản phẩm  
oxi hoá của Astaxanthin thường tồn tại dưới dạng liên kết chặt chẽ với protein có màu  
xanh   tím,   xanh   ve,   xám.   Ngoài   ra,   trong   không  khí   Astaxanthin   dễ   bị   oxi   hoá  thành 
Astaxin.
2.2.7

Chất ngấm ra


Trong tôm có nhiều chất ngấm ra, các chất ngấm ra này trong quá trình chế biến 
tạo ra sản phẩm có mùi vị thơm ngon kích thích dịch vị, nhưng trong quá trình bảo quản  
chất ngấm ra dễ bị vi sinh vật tác dụng gây ra thối rữa làm giảm khả  năng bảo quản,  
gây hư  hỏng nguyên liệu, khi rã đông nó thoát ra ngoài làm hao hụt trọng lượng của 
nguyên liệu.
2.2.8

Enzyme

Enzyme của hải sản nói chung và tôm nói riêng có hoạt độ  mạnh hơn enzyme 
đông vật trên cạn. Vì vậy, hải sản phân giải nhanh hơn động vật trên cạn, trong quá 
trình bảo quản người ta cần  ức chế  hoạt động của chúng để  kéo dài thời gian bảo 
quản.
Hệ Enzyme trong tôm bao gồm:
­ Proteaza: Pepsinaza, Tripsinaza, Peptidaza, Aminopeptidaza, Cacboxyl
­ Dipeptidaza. Chúng chủ yếu phân giải protein thành acid amin.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­10­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

­ Lipaza: Phân giải lipid thành Glyceryl và Acid béo.
­ Enzyme oxy hoá: Tyrosinaza thuộc hệ Enzyme Polyphenoloxydaza. Nhiệt độ  tối thích 
hợp cho các enzyme này là 25÷55 oC.
2.3 Sự biến đổi của tôm sau khi chết[7]
Sự biến đổi của tôm sau khi chết cũng tuân theo quy luật biến đổi chung, sau khi  
chết cơ thể  động vật sẽ  chuyển qua các giai đoạn: trước tê cứng, tê cứng cơ, tự  phân 

giải, thối rữa tương  ứng với độ  tươi giảm dần, đi đến thối rữa và hư  hỏng hoàn toàn 
theo sự tăng dần thời gian bảo quản nguyên liệu.
Tôm nguyên liệu sau khi chết trong cơ  thịt tôm xảy ra hàng loạt những biến đổi 
phức tạp, đặc biệt là những biến đổi về mặt hóa học dưới tác dụng của các enzyme nội 
tại và hoạt động của các vi sinh vật, làm cho nguyên liệu bị biến chất và dẫn đến không 
sử dụng được.
Do hệ  enzyme Protease của tôm có hoạt lực mạnh có đặc điểm riêng về  thành 
phần hóa học và có cấu trúc kém chặc chẽ hơn so với cá nên thời điểm bắt đầu và thời  
gian co cứng ngắn hơn nhiều so với cá. Trong thực tế nếu bảo quản lạnh ở nhiệt độ  ≤  
5oC tôm chỉ có thể bảo quản được 7 ngày sau khi đánh bắt. Sau khi chết ATP trong mô  
cơ tôm phân hủy rất nhanh, quá trình này làm nhiệt độ của tôm tăng lên. Glycogen trong 
cơ thể tôm cũng dần dần bị phân giải sản sinh ra acid lactic làm cho pH của cơ thịt tôm  
thay đổi. Sự acid hóa môi trường này có tác dụng hạn chế phần nào sự phát triển của vi 
sinh vật gây thối rữa. Cảm quan của tôm cũng thay đổi. Khi tôm vừa chết thì cơ  thịt  
mềm mại, đàn hồi tốt, sau một thời gian chuyến sang trạng thái cứng. Khi tôm  ở  giai  
đoạn tê cứng, các sợi cơ bị co rút cực độ. Sau giai đoạn tê cứng là giai đọan mềm hóa, 
lúc này tôm dễ  bị biến dạng, thân mềm nhão, hư  hỏng. Cùng với quá trình phân giải ở 
trên, pH của môi trường giảm dần làm cho các phức chất tăng khả  năng phân ly, các 
thành phần vô cơ  như  Ca, K tăng khả  năng tạo phức với các hợp chất hữu cơ. Đồng 
thời do tác động của môi trường các Actomiocin chuyển trạng thái từ  hình cầu chuyển  
sang hình sợi.  Ở  trạng thái hình sợi các thành phần Actin và Miocin tăng khả  năng kết 
xoắn với nhau làm co rút tơ cơ và sợi cơ. Các sợi Actin và Miocin đan xen lại với nhau  
làm cho tổ chức cơ co rút lại và cơ  thịt bị tê cứng. Trường hợp này thì số  trung tâm ưa  
nước của phân tử protein giảm bớt và làm cho mức độ hydrat hóa của Actomiocin giảm đột 
ngột.
2.4 Một số hiện tượng hư hỏng tôm thường gặp[7]
2.4.1

Dập nát và tổn thương cơ học


Tôm nguyên liệu có kết cấu tổ chức cơ thịt lỏng lẻo, hàm lượng nước cao, bên 
ngoài chỉ được bao bọc lớp vỏ chitin mỏng nên rất dễ bị tổn thương cơ học. Nếu ta có 
phương pháp đánh bắt không phù hợp, chứa đựng trong thiết bị  cũ kỹ, hoặc nước đá 
ướp tôm có kích thước lớn...làn cho tôm bị  hư  hỏng cơ học như đứt đầu, nứt vỏ, mất  
đốt, long đầu... Sự hư hỏng này làm nguyên liệu bị loại, có thể  gây mất nước dẫn đến 
làm giảm khối lượng và thất thoát chất dinh dưỡng. Hơn nữa những chỗ  dập nát làm  
cho vi sinh vật hoạt động và phát triển làm tăng nhanh quá trình  ươn thối nguyên liệu  
tôm.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­11­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

2.4.2

Hiện tượng biến đen ở tôm

Đốm đen của tôm nguyên liệu thường xuất hiện sau khi tôm chết, đốm đen 
thường xuất hiện trong vỏ tôm, màng nối của vỏ  khe đốt của tôm, sau đó đốm đen ăn  
sâu vào mô cơ của tôm. Hiện tượng hư hỏng này ảnh hưởng đến giá trị  cảm quan của  
sản phẩm.Trong quá trình chế biến và xử lý, tôm biến đen thường bị  loại. Hiện tượng  
biến đen là một quá trình sinh hoá tự nhiên xảy ra trong tôm sau khi chết. 
Nguyên nhân là do trong tôm có hệ  enzim polyphenoloxydaza nằm trong lớp  
màng trong suốt dưới vỏ, khi tôm chết dưới tác dụng thuỷ phân của các proteaza trong  
tôm làm cho lớp màng này bị  phá vỡ, polyphenoloxydaza được giải phóng ra ngoài xúc  
tác phản ứng oxy hoá các hợp chất có mang gốc phenol như tyrozin, melanin...tạo ra các 
chất phức hợp màu nâu và gây hiện tượng biến đen của tôm.


 
Như  vậy, điều kiện cần thiết để  hình thành melanin là tyrozin, oxy không khí,  
enzyme tyrozinaza. Do đó, muốn ngăn chặn đốm đen phải  ức chế, hoặc tiêu diệt các 
điều kiện trên.
2.4.3

Hiện tượng biến đỏ của tôm

Luôn đi kèm với sự thối rữa là sự biến đỏ của tôm. Đó là hiện tượng vỏ tôm và 
thịt tôm từ màu xanh tím tự nhiên chuyển sang màu đỏ gạch.
           Nguyên nhân là trong tôm có sắc tố astaxanthin. Sắc tố này liên kết chặt chẽ với  
protein trong cơ  thịt tôm tạo hợp chất phức có màu xanh tím nhưng dưới tác dụng  ưa 
nhiệt   độ   cao,   oxy   không   khí,   axit   thì   liên   kết   astaxanthin   và   protein   bị   cắt   đứt   tạo 
astaxanthin ở dạng tự do dễ dàng bị oxy hoá tạo ra astaxin có màu đỏ gạch.

 Như vậy, quá trình biến đỏ của tôm cũng đi kèm với sự giảm chất lượng của tôm.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­12­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

2.4.4

Hiện tượng thối rữa

Tôm nguyên liệu sau khi bảo quản lạnh quá lâu hoặc bảo quản không tốt sẽ xảy 
ra hư hỏng nghiêm trọng. Tôm có mùi hôi khó chịu, đó là hiện tượng thối rữa do vi sinh 
vật gây ra. Khi tôm thối rữa, cơ thịt giảm đàn hồi, cấu trúc lỏng lẻo, kèm theo sự giảm  

sút về chất lượng.  Ở mức độ  nghiêm trọng tôm không còn được sử  dụng để  làm thực  
phẩm.
2.5 Các chỉ tiêu chất lượng của tôm nguyên liệu
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu cảm quan chất lượng tôm sú nguyên liệu
Các thông số chất 
Yêu cầu
lượng
1.Màu sắc
Loại đặc biệt
Loại 1
          Loại 2
­Có màu sắc đặc 
trưng của tôm sú.
­Không bị bạc  
màu.
­Không có bất kỳ 
đốm đen ở thân, 
đuôi, nếu có cạo 
nhẹ phải mất đi.
­Thịt tươi trong.

­Bạc màu nhẹ.
­Không sáng bóng.
­Có không quá ba 
đốm đen ở thân và 
đuôi.
­Thịt bạc màu.

­Không bị xanh ở 
phần thịt gần đầu.


­Không bị xanh ở 
phần thịt gần đầu.

­Không có bất cứ 
đốm đen nào trên 
thịt.

­Không có bất cứ 
đốm đen nào trên 
thịt.

­Chấp nhận xanh 
nhạt ở phần thịt 
gần đầu. 
­Không có bất cứ 
đốm đen nào trên 
thịt.

­Nguyên vẹn, 
không bị khuyết 
tật.
­Đầu dính chặt vào 
thân.
­Không vỡ gạch.
­Không mềm vỏ.
­Không giãn đốt.
­Không vỡ vỏ.
Thịt đàn hồi săn 
chắc.


­Cho phép long 
đầu, vỡ gạch, rụng 
đầu, giãn đốt.
­Không đứt đuôi.
­Không mềm vỏ.
­Không nứt đốt.
­Không   sứt   và   vỡ 
vỏ.

­Cho phép long 
đầu, vỡ gạch, rụng 
đầu, giãn đốt, mềm 
vỏ, nứt đốt, vỡ vỏ.
­Không đứt đuôi.
­Không sứt vỏ.

Thịt đàn hồi săn 
chắc.

Thịt kém đàn hồi.

­Có màu sắc đặc 
trưng của tôm sú, 
sáng bóng.
1.1.Màu sắc bên ngoài ­Không bị bạc màu.
­Không có bất cứ 
đốm đen ở đầu, 
thân, đuôi.
­Thịt tươi trong.


1.2.Màu sắc của thịt

2.Trạng thái

2.1.Trạng thái bên 
ngoài

2.2.Trạng thái của 
thịt

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­13­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

3.Mùi

3.1 Mùi tự nhiên

3.2 Mùi sau khi luộc 
chín

­Mùi đặc trưng của  ­Mùi đặc trưng của  ­Cho phép thoảng 
tôm sú.
tôm sú.
mùi khai nhẹ.
­Không có mùi vị 
­Không mùi vị lạ.

­Không có mùi lạ.
lạ.
­Thơm đặc trưng 
của tôm sú sau khi 
luộc.
­Không có mùi khai.
­Không có mùi lạ.

4.Vị sau khi luộc chín  ­Vị ngọt đậm.
­Nước luộc trong.

­Thơm đặc trưng 
của tôm sú sau khi 
luộc.
­Không có mùi 
khai.
­Không có mùi lạ.
­Vị ngọt.
­Nước luộc trong.

­Cho phép thoảng 
mùi khai nhẹ.
­Không có mùi lạ.

­Vị kém ngọt.
­Nước luộc hơi 
vẫn đục.

2.6


Phương pháp bảo quản
Có 2 phương pháp bảo quản tôm:
Phương pháp 1: Bảo quản sống
Phương pháp này phức tạp, song chất lượng hoàn toàn đảm bảo, đáp  ứng được  
nhu cầu người tiêu dùng. Để bảo quản theo phương pháp này tôm phải còn sống, khoẻ 
mạnh, còn nguyên hình dạng, sau đó đưa vào đặt dưới nơi có nguồn nước sạch trong,  
gần nơi quản lý. Mật độ tôm bảo quản khoảng 300 con/m3, phải có hỗ trợ máy sục khí 
và thời gian bảo quản sống không nên quá 5 giờ. Sau đó đưa ngay tới nơi tiêu thụ, chế 
biến. Hiện nay đã có ô tô chuyên dụng để mua tôm sống cung cấp cho các siêu thị, nhà 
hàng.
Phương pháp 2: Bảo quản tươi
Bước 1 ­ Rửa và lựa tôm: Sau khi thu hoạch phải rửa tôm bằng nước sạch, rửa 
và lựa tôm ở nơi thoáng mát. Tôm phải được đặt trên tấm bạt nhựa hoặc rổ nhựa sạch, 
không được để tôm trực tiếp xuống đất, sàn gỗ hoặc nền xi măng.
Bước 2 ­ Gây chết tôm bằng nước đá lạnh: Sau khi rửa sạch thì gây chết tôm  
bằng nước đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm với 1 phần nước đá và 1 phần nước (nghĩa là 
20 kg tôm cần 10 kg nước đá và 10 lít nước sạch). 
Cách thực hiện:
­
­

Đổ nước vào thùng nhựa hoặc thùng cách nhiệt.
Cho nước đá xay hoặc đá vảy vào theo tỷ lệ 10kg nước đá và 10 lít nước.

­

Khuấy đều cho nước đá tan (độ  lạnh bằng 0ºC), đổ  tiếp 20 kg tôm vào thùng, 
đậy nắp lại và giữ nước như vậy khoảng 30 phút.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B



   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­14­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

Bước 3  –  Ướp tôm: Sau khi gây chết tôm bằng nước đá lạnh thì vớt ra và 
chuyển sang  ướp với nước đá xay hoặc đá vảy trong thùng cách nhiệt. Tỷ  lệ  tôm và 
nước đá tùy thuộc vào thời gian bảo quản và vận chuyển tôm đến nơi thu mua hoặc xí  
nghiệp đông lạnh. Nếu thời gian bảo quản và vận chuyển không quá 12 giờ thì cần ướp  
tôm với nước đá theo tỉ lệ 10 kg tôm với 5 kg nước đá. Nếu thời gian bảo quản và vận  
chuyển từ 12 ­ 24 giờ thì cần ướp tôm với nước đá theo tỉ lệ 10 kg tôm với 10 kg nước  
đá.
Cách bảo quản tôm:
­

Cho một lớp nước đá ở đáy thùng cách nhiệt, dày khoảng 10cm.

­

Cho vào 1 lớp tôm mỏng dưới 10cm. Tiếp theo, cứ cho một lớp nước đá một lớp 
tôm cho đến khi đầy thùng. Trên cùng phủ lớp nước đá dày hơn 10cm.

­

Đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi sạch sẽ thoáng mát.

Sau khi tôm được  ướp với nước đá, cần chuyển ngay đến nơi thu mua hoặc xí  
nghiệp đông lạnh càng sớm càng tốt.
2.7 Giới thiệu về quá trình sấy thực phẩm
2.7.1


Đặc điểm của quá trình sấy thực phẩm

Sấy là quá trình tách ra một lượng lớn nước hiện diện trong thực phẩm bằng  
việc sử dụng nhiệt. Nước được tách ra bằng sự bốc hơi hoặc thăng hoa.
     Sấy nhằm mục đích:
­ Kéo dài thời gian bảo quản bằng việc hạ thấp aw.
­ Giảm khối lượng và thể tích sản phẩm (giảm diện tích kho và giảm chi phí vận 
chuyển).
­ Làm cho sản phẩm trở nên tiện dụng hơn với người tiêu dùng.
­ Quá trình sấy thực phẩm là một trong các phương pháp bảo quản thực phẩm lâu 
đời nhất.
­ Là sự lựa chọn bên cạnh tiến trình đóng hộp và lạnh đông.
­ Đơn giản, an toàn và dễ thực hiện.
­ Quá trình này có thể áp dụng tiến hành sấy thực phẩm liên tục suốt cả năm.
­ Chiếm ít không gian sản xuất.
­ Không đòi hỏi hệ thống lạnh.

Tác dụng của quá trình sấy:
­
­

2.7.2

Sấy làm tách ẩm khỏi thực phẩm. Do đó, vi khuẩn, nấm men và nấm mốc không 
thể phát triển và làm hư hỏng thực phẩm.
Sấy làm giảm hoạt tính của các enzym nhưng không khử được hoàn toàn hoạt 
tính của chúng.
Các kỹ thuật sấy


­ Sấy bằng không khí nóng.
­ Sấy chất rắn: tủ sấy, sấy bom nhiệt, sấy băng tải, sấy tầng sôi…

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­15­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

­
­
­

Sấy chất lỏng: sấy phun, sấy trống.
Sấy thăng hoa: sử dụng cho cả chất rắn và chất lỏng.
Sấy bằng vi sóng.

Các phương pháp sấy thường ứng dụng cho thủy sản:
Sấy bằng năng lượng mặt trời (phơi).
Sấy bằng máy sấy (tủ  sấy, máy sấy ngược dòng, máy sấy đối lưu, máy sấy 
tiếp xúc).
­ Sấy bằng cách khử nước.
2.7.2.1 Sấy bằng máy sấy bên trong xưởng:
­ Thời gian sấy ngắn hơn.
­ Có thể sấy suốt năm và xuất khẩu đều đặn.
­ Sản phẩm ổn định về chất lượng và độ ẩm.
­ Ngăn ngừa ruồi và côn trùng gây bẩn sản phẩm.
­ Sử dụng nguồn năng lượng độc lập tại chỗ.
2.7.2.2 Sấy bằng năng lượng mặt trời (phơi nắng):
Năng lượng mặt trời là một dạng năng lượng cơ bản và quan trọng nhất trong số 

các nguồn năng lượng có thể thay thế.
Việt Nam là nước rất giàu nguồn năng lượng mặt trời. Trước đây, khi chế biến  
tôm khô, người ta thường dùng phương pháp phơi sấy bằng năng lượng mặt trời, vì nó 
có ưu điểm là rất rẻ tiền. Tuy nhiên, phương pháp này bị phụ thuộc quá nhiều vào thời  
tiết, không đáp ứng được nguồn hàng đều đặn. Hơn nữa, sản phẩm rất dễ bị nhiễm vi  
sinh vật (do tốc độ  sấy rất chậm, nấm mốc dễ phát triển trên bề  mặt sản phẩm), chất 
lượng không  ổn định bằng phương pháp dùng máy sấy. Vì thế, hiện nay, một số  nhà  
xưởng đã đầu tư máy sấy để có thể ổn định cho sản xuất.
­
­

2.7.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy

2.7.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí:
Trong quá trình làm khô, sự  thay đổi lượng nước trong nguyên liệu phụ  thuộc  
vào các thông số  trạng thái của không khí. Khi nhiệt độ  không khí càng cao thì lượng  
nước trong nguyên liệu tách ra càng nhanh, tốc độ  khô sẽ  nhanh. Nhưng nhiệt độ  chỉ 
nâng cao trong giới hạn cho phép, vì nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của 
sản phẩm, dễ làm cho tôm bị cháy và gây nên sự tạo màng cứng ở lớp ngoài cản trở sự 
di chuyển của nước từ trong ra. Nhưng nếu làm khô ở nhiệt độ thấp, dưới giới hạn cho  
phép thì quá trình làm khô sẽ chậm lại dễ dẫn đến sự thối rữa, hủy hoại thịt tôm. Nhiệt  
độ  làm khô thích hợp được chọn phụ thuộc vào loại nguyên liệu tôm béo hay tôm gầy,  
kết cấu của mô cơ, phương pháp cắt mổ,… Đối với tôm gầy thì sấy ở nhiệt độ cao hơn 
tôm béo.
2.7.3.2 Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối của không khí:
Độ ẩm tương đối của không khí cũng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến quá  
trình làm khô, độ ẩm không khí càng lớn thì quá trình làm khô sẽ chậm lại. Để cân bằng 
ẩm, khuếch tán nội phù hợp với khuyếch tán ngoại và tránh hiện tượng màng cứng,  

người ta áp dụng phương pháp làm khô gián đoạn tức là vừa sấy vừa  ủ. Nhiều nhà 
nghiên cứu cho rằng độ   ẩm tương đối của không khí trong khi sấy khô tôm cắt mổ 
nguyên con tốt nhất là 50 – 60%.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­16­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

2.7.3.3 Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động của không khí:
Tốc độ chuyển động của không khí có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến quá trình làm 
khô. Nếu tốc độ  chuyển động của không khí quá lớn sẽ  tốn nhiều nhiệt để  giữ  được 
nhiệt độ  cần thiết trên nguyên liệu, ngược lại tốc độ  gió quá nhỏ thì làm quá trình làm  
khô chậm lại, dẫn đến sự  hư  hỏng sản phẩm. Vì vậy phải chọn một tốc độ  gió thích 
hợp. Giai đoạn đầu của quá trình sấy lượng ẩm thoát ra nhiều cần tốc độ  gió lớn và ở 
giai đoạn cuối thì giảm bớt. Đối với tôm  miếng tốc độ gió trong giới hạn 0,4 – 0,6m/s,  
đối với tôm gầy 1 – 1,5m/s. Ngoài ra, hướng gió cũng  ảnh hưởng rất lớn tới quá trình 
làm khô.
2.7.3.4 Ảnh hưởng của kích thước vật liệu:
Nguyên liệu càng nhỏ, mỏng thì tốc độ làm khô càng nhanh. Tốc độ  làm khô tỷ 
lệ thuận với diện tích bề mặt và tỷ  lệ nghịch với bề dày nguyên liệu. Vì vậy, khi làm 
khô tôm  phải chọn phương pháp cắt mổ thích hợp để làm khô được nhanh chóng.
2.7.3.5 Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu:
Nguyên liệu đưa vào làm khô phải xét đến thành phần hóa học như  mỡ, nước,  
protid, chất khoáng, kết cấu tổ chức rắn chắc hay lỏng lẻo, tôm tươi hay ươn, mặn hay 
nhạt,… Dựa vào các yếu tố này ta chọn chế độ làm khô cho thích hợp.
2.7.4

Các biến đổi xảy ra trong quá trình sấy


2.7.4.1 Biến đổi vật lý
Về khối lượng
Do mất nước trong quá trình làm khô, làm cho khối lượng tôm giảm xuống. Sự giảm  
này đúng ra bằng lượng nước mất đi nhưng thực tế  lại nhỏ  hơn, nguyên nhân là do  
trong quá trình làm khô một số  thành phần hóa học của tôm bị  oxy hóa làm cho khối 
lượng tăng lên chút ít. Hiện tượng này rõ nhất trong trường hợp phơi, quá trình sấy kết  
thúc tôm.
Về thể tích
Thể  tích nguyên liệu co rút lại, mức độ  co rút phụ  thuộc phương phàp làm khô.  
Đúng ra thể  tích của nguyên liệu giảm đi bằng với thể  tích của nước mất đi, nhưng  
thực tế lại nhỏ hơn. Nguyên nhân là kết cấu tố chức của thịt tôm là thể keo xốp nên khi  
nước mất đi, các khoảng trống của mô cơ  vẫn tồn tại, hoặc chỉ  co rút phần nào. Đặc 
biệt khi sấy chân không và sấy thăng hoa thì thể tích co rút càng ít. 
Về màu sắc và mùi vị
Nguyên liệu phơi khô bị oxy hóa, các sắc tố bị khử, mặt khác là do nước mất đi làm  
cho nồng độ chất khô tăng lên, sản phẩm sẽ có màu đậm hơn và mùi khét hơn. 
Về điểm đóng băng
Quá trình làm khô càng tiến triển thì điểm đóng băng của thịt cá càng giảm, vì nhiệt 
độ đóng băng phụ thuộc vào hàm lượng chất khô trong nguyên liệu.
2.7.4.2 Sự biến đổi về tổ chức của nguyên liệu
Tùy thuộc từng phương pháp làm khô, nhưng nói chung đều làm tổ  chức của  
nguyên liệu co rút lại chặt chẽ hơn. 
+ Phương pháp sấy bằng không khí nóng: do quá trình làm khô chậm nên cấu trúc cơ 
thịt chặt chẽ, khả năng hút nước phục hồi kém, ăn cảm giác khô cứng và dai.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­17­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

+ Phương pháp sấy chân không: quá trình khử  nước nhanh chóng nên cấu trúc 
tương đối xốp.
+ Phương pháp sấy thăng hoa: do nước đông kết lại rồi thăng hoa nhanh chóng 
nên để  lại các khoảng trống trong tổ  chức cơ thịt, làm sản phẩm rất xốp, mức độ  hút  
nước tốt và phục hồi lại được gần giống với trạng thái ban đầu.
Nguyên nhân gây ra sự khác nhau về tổ chức đó là do:
+ Kết cấu hiển vi của các sợi cơ bị sắp xếp lại khác nhau và mỗi loại cấu trúc  
của sợi cơ có tính chất vật lí nhất định.
+ Trạng thái và tính chất của các chất tạo nên sợi cơ có sự biến đổi khác nhau.
Khả năng hút nước của sản phẩm phụ thuộc vào cấu trúc của protein. Trong quá 
trình làm khô bằng gia nhiệt đã làm biến tính protein và thay đổi cấu trúc, do vậy sản  
phẩm khô khó phục hồi được như trạng thái tươi như ban đầu. 
Mức độ dai của sản phẩm phụ thuộc vào sự tăng lên của số lượng liên kết trong 
phân tử protein bao gồm liên kết hydro, liên kết ion, …., hoặc liên kết giữa các chất dẫn  
xuất của protein biến tính. 
2.7.4.3   Sự biến đổi về hóa học
Sự thối rữa và oxi hóa của lipid
Phụ thuộc vào: 
+ Thời gian làm khô: càng dài thì biến đổi càng lớn do sự hoạt động của VSV và  
enzym, sự oxi hóa tăng làm biến đổi không tốt về màu sắc và mùi vị.
+ Phương pháp làm khô: làm khô ở áp suất thường thì sản phẩm dễ bị oxi hóa và 
thối rữa hơn so với điều kiện chân không hay chân không thăng hoa.
Sự thủy phân lipid:
Phản ứng thủy phân lipid có thể xảy ra khi không có enzyme xúc tác. Ở nhiệt độ 
thường, phản  ứng này xảy ra rất chậm, nhưng khi có enzyme thì phản ứng xảy ra rất  
nhanh. Enzym  lipaza có thể  có sẵn trong nguyên liệu hoặc do VSV  ở ngoài mang vào. 
Lipid bị  thủy phân thành glyceryl, acid béo và sản phẩm khác, đặc biệt acid butyric bị 
thủy phân tạo mùi ôi khó chịu. 

Hiện tượng thủy phân có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình luộc và hấp,  
hoặc ở giai đoạn đầu của quá trình làm khô. 
Sự oxy hóa lipid:
Quá trình oxy hóa lipid xảy ra nhanh chóng khi lipid tiếp xúc với không khí và 
nhiệt độ  cao, tạo ra hydroperoxit, aldehyt, ceton, axit mono và dicacboxylic, epoxit …  
làm cho sản phẩm có mùi ôi, thối, đắng khét giảm giá trị thực phẩm.
Quá trình oxi hóa lipid gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: một vài phân tử lipid (RH) bị oxi hóa tạo gốc tự do.
RH
R H
Trong điều kiện gia nhiệt, phản  ứng này xảy ra dễ  dàng do năng lượng phá vỡ 
liên kết R – H chỉ khoảng 70 – 100 Kcal/mol.
Khi có oxy thì phản ứng mạnh mẽ hơn:
RH O2
R HO2
Ngoài ra còn các phản ứng tạo gốc tự do khác:

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­18­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

RH

O2

3

M


+ Giai đoạn 2: phát triển gốc 

RH
2

M

R1 H

R
2

M

ROOH

R

 hoặc 
R
O2

H 2 O2

R
M

3


R1

H
RO OH

RO

 thành chuỗi phản ứng oxi  hóa:
RO2
 (1)
RO RH
ROOH R
 (2)
Phản ứng (1) xảy ra rất nhanh, thực tế không cần năng lượng, còn phản ứng (2)  
cần năng lượng hoạt hóa rất bé 4 – 12 Kcal/mol. Như vậy gốc RO 2 là gốc chủ đạo trong 
mạch oxy hóa, và phản ứng 2 quyết định tốc độ phản ứng oxi hóa.  
Sau đó:
ROOH
RO HO
2 ROOH

RO2

H 2O

RO

Dẫn đến phản ứng tạo thành rượu, ceton, hydrocacbon, aldehyt…:
RO R1 H
ROH R1

                            R – CH – R + R’O    R – C – R + R’OH
                        O
                 O
R – CH – R  R  + R – CHO
                                 O
Ngoài ra lipid còn bị oxy hóa tạo ra các sản phẩm trùng hợp cao phân tử màu sắc 
tối sẫm. Trong giai đoạn 2 này, phản ứng oxy hóa lipid là phản ứng dây chuyền vô tận.
+ Giai đoạn kết thúc:
Cắt đứt mạch làm mất gốc tự do:
R R
R R1
R
RO2

RO2
R1O2

R

RO2 H

R ' O2 H

R '1 O2 H

Tốc độ phản ứng của giai đoạn này lớn. 
Sự đông tụ và biến tính của protein
+Làm khô ở áp lực thường: Sự biến tính của protein phụ thuộc vào nguyên liệu.  
Nguyên liệu đã gia nhiệt trước hay đã ướp muối, điều kiện làm khô tốt thì protein biến  
đổi ít, chất lượng cao vì tác dụng của muối ăn làm cơ thịt được cố định.  

Đối với tôm tươi, protein chủ  yếu là myosin và myogen đông đặc  ở  nhiệt độ 
550C và 600C. Khi làm khô  ở  điều kiện thường, chúng đông tụ  dần và biến tính từ 
protein sợi cơ có tính hòa tan thành trạng thái keo kết tủa, mất tính đàn hồi. 
+Làm khô bằng phương pháp chân không

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­19­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

Protein bị biến đổi nhẹ, chủ  yếu  ở giai đoạn đông kết, còn giai đoạn thăng hoa 
hầu như  không có biến đổi. Làm khô bằng phương pháp chân không giúp protein sản 
phẩm ít biến đổi hơn các phương pháp khác. 
Tôm tươi sau sấy chân không thì lượng đạm hòa tan trong nước và muối đều  
giảm, nhưng làm khô với tôm đã tan giá thì lượng đạm đó hầu như không đổi.
Sự biến đổi về tỉ lệ tiêu hóa của protein
Quá trình làm khô nếu nhiệt độ càng cao thì tỉ lệ tiêu hóa protein càng giảm. Qua  
nhiều thí nghiệm cho thấy, làm khô  ở  áp lực thấp, nhiệt độ  cao vừa phải và thời gian  
ngắn sẽ  cho tỉ  lệ  tiêu hóa protein cao hơn  ở  nhiệt độ  thấp và thời gian dài. Sấy  ở  áp 
suất 20 mmHg, nhiệt độ 500C, nếu áp suất càng giảm thì tỷ lệ tiêu hóa càng cao. Không 
nên sấy  ở  nhiệt độ  thấp hơn 30 0C  ở  điều kiện thường vì thời gian sẽ  kéo dài,  ảnh  
hưởng chất lượng sản phẩm.    
2.8 Yêu cầu đối với sản phẩm tôm khô
2.8.1
­
­
­
2.8.2
­

­
2.8.3

Chất lượng sản phẩm 
Đạt độ ẩm theo yêu cầu.
Màu sắc đẹp, mùi vị thơm ngon.
Không bị vỡ vụn, dập nát.
Bảo vệ sản phẩm không bị lây nhiễm 
Vật liệu chứa bao gói sản phẩm PE, PA, thùng cacton.
Bảo vệ thực phẩm, vật liệu bao gói bề mặt tiếp xúc thực phẩm với dầu bôi trơn  
chất khử trùng chất tẩy rửa chất ngưng tụ.
Hoá chất

­

Không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình chế biến, bảo quản bị cấm sử 
dụng.

­
­

Các kho hoá chất riêng biệt.
Bảo quản riêng các loại hoá chất .

2.8.4
­
­
­

Sự ngưng tụ hơi nước ở kho thành phẩm

Nhà xưởng có hệ thống thông gió hạn chế sự ngưng tụ hơi nước.
Các cửa ra vào có màn chắn ngăn côn trùng xâm nhập.
Các chỗ bên ngoài đều có các lưới che chắn.

Bảng 2.4.  Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm
Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­20­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

Hình dạng bên ngoài

Khô, rời, không bị gãy

Màu sắc

Màu đỏ đặc trưng mà không cần nhuộm 
phẩm màu.

Mùi,vị

Mùi thơm, không khét, không có mùi lạ
Đặc trưng cho sản phẩm, thường có vị 
ngọt không đắng


Bảng 2.5.   Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm
Tên chỉ tiêu

Mức yêu cầu( số khuẩn lạc có trong 
1gam sản phẩm)

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

<50000

Tổng số E.coli, Staphylococus, 

<10

Vibrio, Samonela, Shigella
Nấm mốc, nấm men

Không có

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­21­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

Chương 3 CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN 
CÔNG NGHỆ
3.1

Quy trình công nghệ chế biến tôm khô sống

Nguyên liệu

 
                                                    Phân loại ­ Sơ chế
                                                                 Rửa
Để ráo 
   Phơi  (w = 40%)
                                         Sấy kết thúc (t = 60°C, T = 2h, w =20%)
Phân loại
Đóng gói
Thành phẩm
                                                   

3.2 Quy trình công nghệ chế biến tôm khô chín
                                                         
Nguyên liệu
                                                    Phân loại ­ Sơ chế
Rửa
Để ráo 
                   Hấp (w = 68%)

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­22­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

     
                                                                 Sấy (t= 80°C, T= 1,5h, w = 20%)
Phân loại

Đóng gói
Thành phẩm
3.3
3.3.1

Thuyết minh quy trình
Quy trình chế biến tôm khô sống

3.3.1.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu về đến phân xưởng sẽ được kiểm tra điều kiện vận chuyển: hồ sơ 
thu mua nguyên liệu, dụng cụ bảo quản, phương pháp bảo quản, kiểm tra độ tươi, kích 
cỡ, tạp chất. Bao gồm:
­ Kiểm tra cảm quan: Theo TCVN 3726 ­ 1989 và thử  cảm quan bằng cách đem 
luộc nguyên liệu sau đó ngửi mùi, màu sắc khi luộc không có mùi bùn, mùi tanh 
tự nhiên và tôm luộc phải đỏ  nếu không lô hàng sẽ được chuyển sang sản xuất  
các mặt hàng khác.
­ Kiểm tra dư lượng Sulfite: Bằng cách dùng giấy thử  dán trực tiếp lên thân tôm  
rồi tiến hành so màu theo bảng màu. Lượng nguyên liệu dưới một tấn thì lấy  
một mẫu, trên một tấn thì lấy 2 ­ 3 mẫu/lô hàng/đại lý. Dư lượng Sulfite tồn dư 
trong nguyên liệu tôm không quá 10 ppm.
­ Xác định nhiệt độ nguyên liệu: Dùng nhiệt kế ghim trực tiếp vào trung tâm thân  
tôm để xác định nhiệt độ tâm. KCS kiểm tra bất kì một đơn vị lô hàng, ở ba vị trí  
khác nhau: Đầu, giữa, đuôi của thân tôm nếu nhiệt độ thân tôm ≤ 4 0C thì đạt yêu 
cầu ngược lại từ chối tiếp nhận lô nguyên liệu đó.
­ Kiểm tra vi sinh: Như E. coli, Salmonella,…hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
­ Thông báo cho nhân viên phòng công nghệ  của công ty trực tiếp lấy mẫu kiểm  
tra dư lượng kháng sinh như: Chloramphenicol, Nitrofuran,…
    Mục đích của việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu:
­ Xác định dư  lượng kháng sinh có thể  có trong nguyên liệu tôm và chất lượng  
nguyên liệu đầu vào để hạn chế rủi ro gây thiệt hại về kinh tế cho công ty.

­ Đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn ngành và yêu cầu của khách hàng.
­ Đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Yêu cầu tôm nguyên liệu: Tôm phải tươi, có màu sáng bóng tự  nhiên, thân còn 
nguyên vẹn, không bị gãy, sứt đuôi, long đầu, long đốt, không có mùi ươn, không 
bị biến màu, không có hiện tượng chân đen.
3.3.1.2 Phân loại ­ Sơ chế
Mục đích: Phân cỡ tôm, loại bỏ tạp chất bên ngoài, giảm bớt lượng vi sinh vật.
Tiến hành:
­ Bóc vỏ  tôm: Tôm được đổ  từng cụm trên bàn (bàn làm bằng inox), mỗi công  
nhân đứng cách nhau 0,4m. Tiến hành phân loại tôm theo kích cỡ. Tôm được 

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­23­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

phân cỡ  theo TCVN hoặc theo yêu cầu của khách hàng (nhưng không thấp hơn  
TCVN).
­ Cho phép lẫn cỡ, loại ≤ 5%.
­ Trong quá trình phân cỡ, tôm được đắp đá đảm bảo nhiệt độ ≤ 40C, theo nguyên 
tắc một lớp tôm một lớp đá.
      Tôm sau khi phân cỡ chuyển sang cho công nhân phân loại tôm: 
+ Tôm loại 1: Thân tôm cứng, đốt thân không bị hở hoặc hở đốt nhỏ chiếm 3 ­ 5%,  
màu sắc không bị biến đổi, tôm không có mùi  ươn thối, vỏ tôm không mềm, có 
màu tự nhiên sáng bóng, tôm không có điểm đen, bong tróc ở bất cứ nơi nào.
+ Tôm loại 2: Tôm không có mùi ươn thối, tôm cho phép vỡ vỏ nhưng không tróc 
hoàn toàn (vết vỡ không quá 1/3 chu vi đốt), có không quá 3 điểm đen trên thân  
tôm, thân hơi mềm, màu sắc bị  biến màu nhẹ, không sáng bóng, đen đuôi tỉ  lệ 
không quá 10%.

3.3.1.3 Rửa
Sau khi phân loại, tôm được đổ lên băng chuyền để đổ vào bể rửa. Thời gian rửa  
càng nhanh càng tốt.
Yêu cầu:
­ Thiết bị rửa phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng và rửa lại bằng 
chlorine 100 ppm sau mỗi lần sử dụng.
­ Nhiệt độ nước rửa ≤ 15 0C.
­ Nước cung cấp cho sản xuất phải qua hệ thống xử lý trước khi sử dụng.
3.3.1.4  Để ráo 
Nguyên liệu sau khi rửa sẽ  được để  ráo nhằm loại bớt một phần nước tự  do  
trước khi hấp.
3.3.1.5 Phơi 
Mục đích của quá trình phơi: giảm đáng kể  lượng  ẩm tự  do trong nguyên liệu, 
tiết kiệm năng lượng cho quá trình sấy. Nếu thời tiết không thuận lợi thì tiến 
hành sấy sơ bộ trong máy sấy.
Thao tác: Xếp từng con tôm lên khay sấy của xe goòng và đưa đi phơi.
3.3.1.6 Sấy kết thúc
Mục đích: Giảm ẩm nguyên liệu đến độ ẩm yêu cầu.
Thao tác: Sau khi phơi, sấy kết thúc bằng hệ thống băng tải.
Yêu cầu: Độ ẩm tôm sau khi sấy đạt 20%.
3.3.1.7 Phân loại
Mục đích: Loại bỏ phần tôm nát không đạt yêu cầu, loại bỏ tạp chất.
Tiến hành: Tôm sau khi sấy được vận chuyển bằng băng tải đến thiết bị sàng 
phân loại.
3.3.1.8 Đóng gói
Mục đích: Hoàn thiện sản phẩm, để dễ dàng tiêu thụ.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B



   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­24­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

Tiến hành: Tôm sau khi sàng phân loại được đổ và thiết bị định lượng bao gói tự 
động. Sản phẩm được đóng gói bằng túi PE, mỗi túi 500g, các túi có ghép mí.  
Các túi được dán nhãn và xếp vào thùng carton, cứ  20 túi 1 thùng. Thành phẩm 
sau khi đóng thùng sẽ  được vận chuyển vào kho bảo quản khô ráo, thoáng khí,  
bảo quản ở nhiệt độ thường. 
3.3.1.9  Sản phẩm
Tôm khô ngon có màu đỏ  tự  nhiên, sạch chân và mang. Hình dáng con tôm đều  
dạng, thân cứng, no tròn và săn chắc. Khi bóp vào mình con tôm, tôm không bị  gãy vụn 
hay mềm.
Quy cách: đóng gói 0,5 kg.
­ Độ ẩm: 16 ÷ 18 %.
­ Thời gian bảo quản: 2 ÷ 3 tháng (trong điều kiện nhiệt độ < 200C).
­ Sử dụng: dùng để chế biến thành các món ăn.

Hình 3.1. Sản phẩm tôm khô
3.3.2

Quy trình sản xuất tôm khô chín

3.3.2.1 Hấp
Các công đoạn nguyên liệu, sơ chế, rửa, để  ráo thực hiện giống như  quy trình chế 
biến tôm khô sống.
Mục đích: 
Làm chín tôm, tạo màu sắc đặc trưng cho sản phẩm, và tiêu diệt một phần vi sinh  
vật.
Tiến hành: 
Tôm sau khi rửa được đổ trong một khay nhỏ rồi được xếp đều lên một vỉ thành 

một lớp phía trên được đậy bằng một nắp khác (mục đích đậy nắp nhằm làm cho chín  
đều hơn trong quá trình luộc), vỉ hấp tôm được làm bằng thép không gỉ có đục những lỗ 
nhỏ   ở  dưới để  cho tôm có thể  tiếp xúc với hơi nước, tôm được hấp bằng hơi nước 
nóng. Trước khi đưa vào băng chuyền hấp thì tôm được tưới lên một lượng nước ấm có 
nhiệt độ từ 30÷40°C nhằm tránh tổn thất nhiệt trong quá trình hấp, sau đó ta đặt vỉ vào  
băng tải, vỉ được xếp lên hai băng tải nhỏ còn khoảng giữa trống và chỉ xếp một vỉ, tôm 
được đưa vào khoang hấp. Thời gian hấp tôm là 26÷28 giây và nhiệt độ hấp tôm thực tế 
là 98,5°C.
Yêu cầu: Độ ẩm của tôm sau khi hấp đạt 68%.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


   
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                               ­25­              GVHD: PGS.TS ĐẶNG MINH NHẬT

3.3.2.2 Sấy 
Mục đích: Giảm ẩm trong nguyên liệu đến độ ẩm yêu cầu.
Thao tác: Sau khi hấp, sấy bằng hệ thống băng tải.
Yêu cầu: Độ ẩm tôm sau khi sấy đạt 20%.
Các công đoạn tiếp theo tương tự quy trình chế biến tôm khô sống.

Chương 4 CÂN BẰNG VẬT CHẤT
4.1

Biểu đồ sản xuất của nhà máy
Dựa vào bảng thu nhập nguyên liệu của nhà máy và lượng nguyên liệu nhập vào. 
Ta có thể lập ra kế hoạch làm việc trong tháng, số ca làm việc trong ngày. Mỗi ngày 
làm việc 2 ca, mỗi ca làm việc 8 tiếng, ngày chủ nhật, ngày lễ được nghỉ.
Bảng 4.1: Kế hoạch làm việc năm

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Số ngày làm việc

24


25

26

25

26

26

26

27

26

27

26

26

Số ca làm việc

48

50

52


50

52

52

52

54

52

54

52

52

­
­
­
­
­
4.2

Tổng số ngày sản xuất trong năm:  310 ngày.
Tổng số ca sản xuất trong năm: 620 ca.
Tổng số giờ sản xuất trong năm: 4960 giờ
Năng suất của nhà máy trong 1 giờ: 125kg sản phẩm /h.
Năng suất của nhà máy: 1tấn sản phẩm/ca

Cân bằng vật chất cho sản xuất tôm khô
Thiết kế phân xưởng sản xuất tôm khô năng suất 1tấn sản phẩm/ ca.
Dựa vào thực tế thực tập ở các nhà máy chế biến hải sản, ta có bảng dưới đây.

THIẾT KẾ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHÔ                 SVTH:TRẦN THỊ THIỆP_09H2B


×