Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Pháp luật về giao kết hợp đồng thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần sohaco việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.34 KB, 41 trang )

TÓM LƯỢC
Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động đã được hình thành từ ngàn đời nay.
Nó xuất phát từ nhu cầu trao đổi để thỏa mãn những mong muốn cá nhân của con
người. Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra
càng phổ biến và phức tạp hơn. Đặc biệt, kể từ khi nước ta ra nhập WTO, các hoạt
động trao đổi hàng hóa, giao thương trong nước cũng như nước ngoài ngày càng phổ
biến và phát triển mạnh mẽ thì quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa lại càng trở nên
vô cùng quan trọng.
Trong phạm vi bài khóa luận, em sẽ tập trung đi sâu làm rõ một số vấn đề pháp lý
về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, và thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần
Sohaco Việt Nam. Bài khóa luận của em gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Tập trung đi vào các vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật về giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa. Làm rõ một số vấn đề như hợp đồng mua bán hàng hóa
là gì? Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa ra sao? Quá trình, thủ tục giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra như thế nào? Từ việc nêu ra những lý luận cơ bản
sẽ là nền tảng để em thực hiện các chương tiếp theo của bài khóa luận.
Chương 2: Tập trung đi vào phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh
vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay và thực tiễn thực hiện tại Công
ty Cổ phần Sohaco Việt Nam.
Chương 3: Qua việc đánh giá tìm ra được những vấn đề còn tồn tại gây ra sự bất
cập, không phù hợp của pháp luật khi áp dụng vào thực tế tại chương 2. Từ đó nêu ra
một số kiến nghị để hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật hiện hành.

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại Trường đại học Thương Mại nói chung và quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp nói riêng, em đã nhận được sự chỉ bảo rất tận tình
từ các thầy cô trong chuyên ngành Luật Thương mại thuộc Khoa Kinh tế - Luật trường
Đại học Thương Mại.


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trường Đại học
Thương Mại, các thầy cô trong khoa Kinh tế - Luật đã tận tâm dạy bảo và dìu dắt
chúng em trong suốt bốn năm học vừa qua, giúp chúng em có được những kiến thức
nền tảng vững chắc nhất trước khi bước vào một môi trường mới. Và tạo điều kiện để
chúng em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Trần Thị Thu Phương – bộ môn luật
chuyên ngành đã rất tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận. Em cũng
xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam đã tạo điều
kiện cho em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài làm của em không
khó tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô
để bài khóa luận được hoàn chỉnh và giúp em có thể trau dồi được thêm vốn kiến thức
về pháp luật thương mại.
Môt lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Dung

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS
LTM
CTCP

HĐMBHH
ĐKKD
WTO
NĐ- CP
TT-BTC


4

Bộ Luật Dân sự
Luật Thương mại
Công ty Cổ phần
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Đăng ký kinh doanh
Tổ chức thương mại thế giới
Nghị định – Chính phủ
Thông tư Bộ Tài chính
Hợp đồng


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Ngày nay, hoạt động mua bán hàng hoá trong nước đã trở thành lĩnh vực kinh
doanh chủ đạo và đem lại nguồn doanh thu lớn cho các Công ty. Tuy nhiên, để hoạt
động mua bán hàng hoá của Công ty đi vào chiều sâu thì đòi hỏi doanh nghiệp phải
tìm hiểu, tiếp cận và nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng luật,
nhằm hạn chế những tổn hại kinh tế không đáng có. Hợp đồng mua bán hàng hoá rất
phong phú, được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật và khá phổ biến trong hoạt động
kinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Trong hệ thống pháp luật nước ta đã
có những quy định cụ thể về sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng ngay từ Pháp lệnh hợp

đồng kinh tế 1989, tiếp đến là Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997… và cho
đến nay là hai văn bản pháp luật mới được ban hành: Bộ luật Dân sự 2005 và Luật
Thương mại 2005.
Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, giữa các
Doanh nghiệp với nhau ngày càng tăng về số lượng. Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao
hiệu quả của việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, là liệu các doanh nghiệp có
được sự chủ động trong vấn đề giao kết, làm thế nào để hợp đồng được xác lập nhanh
chóng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm túc đưa đến lợi nhuận tối
ưu, tránh các thiệt hại không đáng có. Điều này phụ thuộc trước hết vào hệ thống pháp
luật hiện hành, đồng thời phụ thuộc nhiều vào khả năng nhận biết cũng như trình độ áp
dụng pháp luật của từng Doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, sự hiểu biết về pháp luật
của các doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hiện nay pháp luật về hợp đồng đang
ngày càng được hoàn thiện theo hướng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và pháp
luật hợp đồng của thế giới. Nhưng còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện.
Nhận thức được vai trò to lớn của hợp đồng mua bán hàng hóa, nên việc tìm
hiểu pháp luật hợp đồng là điều cần thiết đối với Công ty. Hơn nữa việc nghiên cứu áp
dụng pháp luật hợp đồng trên khía cạnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công
ty Cổ phần Sohaco Việt Nam là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa với riêng công ty mà
còn đối với nhiều doanh nghiệp khác.
Bởi vậy em đã chọn đề tài “Pháp luật về giao kết hợp đồng- Thực tiễn thực
hiện tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam” để phần nào thấy rõ đươc tầm quan
trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong các doanh nghiệp hiện nay. Quan hệ hợp
đồng mua bán hàng hoá không chỉ là quan hệ giữa các thương nhân trong nước với
nhau mà còn là quan hệ giữa các thương nhân trong nước với các thương nhân nước
ngoài. Song để tập trung vào nội dung cần nghiên cứu, bài luận văn sẽ chỉ đề cập đến

5


những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán

hàng hoá trong nước.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Những vấn đề pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng
mua bán hàng hóa nói riêng đã được đề cập trong Giáo trình Luật Thương mại của một
số trường như Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội…
hay Giáo trình pháp luật kinh tế (2005), của khoa Luật kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc
dân nhưng nó mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức cơ bản. Ngoài ra, vấn đề
hợp đồng mua bán hàng hóa cũng được nghiên cứu theo khía cạnh hợp đồng trong
thương mại với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong đó có thể kể đến các công trình
nghiên cứu tiêu biểu như:
- “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” của Lê Minh
Hùng, luận án Tiến sĩ Đại học Luật - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 đã nghiên cứu
các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu
lực hợp đồng ở Việt Nam.
- “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung, nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009 đã nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về
các loại hợp đồng trong thương mại, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa.
- “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài - Kinh nghiệm so sánh với luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện
cho pháp luật Việt Nam” của Trương Thị Bích, luận văn Thạc sỹ năm 2012 đã luận
giải những vấn đề lý luận và pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài và phân tích một cách có hệ thống về thực trạng và thực tiễn
áp dụng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài. So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và đề xuất các kiến nghị những
định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa với thương nhân nước ngoài.
- “Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn
Thị Hường, luận văn Thạc sỹ năm 2010 đã nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về
quyền tự do giao kết hợp đồng. Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích những khía cạnh

cơ bản của nguyên tắc quyền tự do giao kết hợp đồng và các trường hợp ngoại lệ của
nguyên tắc này và đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về tự do
giao kết hợp đồng ở Việt Nam.
- “Một số bất cập của chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005” của Trần
Thị Huệ năm 2013, tạp chí dân chủ và pháp luật số định kỳ tháng 6 (255) đã nghiên
6


cứu, chỉ rõ một số bất cấp về vấn đề hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và đưa ra một số
đề xuất hoàn thiện chúng.

- Khóa luận: “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH
Nhất Nước”. Tác giả Mai Thị Thương, lớp luật kinh doanh 48, trường Đại học Kinh tế
Quốc Dân. Tác giả trong tiểu luận này tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về
hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty. Từ đó, tìm ra những vấn
đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng mua bán hàng hóa, đồng thời đưa ra một số đề xuất giúp Công ty nâng cao hiệu
quả trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
/>- Luận văn: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đàm phán, kí kết và thực hiện
hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại Công ty Cổ phần vật tư bưu điện”. Tác giả: Nguyễn
Thị Hồng Oanh. Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu các hoạt động kinh
doanh nhập khẩu của Công ty sau đó phân tích quá trình đàm phán, kí kết và thực hiện
hợp đồng nhập khẩu thiết bị của Công ty để tìm ra những mặt phù hợp và mặt chưa
phù hợp của Công ty.
/>Những công trình khoa học trên là tài liệu vô cùng quý báu giúp em có thêm
nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu bài khóa luận tốt nghiệp,
nhưng các công trình kể trên không nghiên cứu riêng và toàn diện về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bởi vậy, việc lựa chọn
đề tài “Pháp luật về giao kết hợp đồng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần
Sohaco Việt Nam ” sẽ đi sâu phân tích cụ thể vấn đề giao kết hợp đồng theo luật hiện

hành và áp dụng cụ thể vào Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam. Từ đó, chỉ ra các bất
cập và đưa ra giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao
kết hợp đồng.
3.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu phân tích một số đề tài thì em thấy đây là một đề tài không
mới, đã được nhiều người nghiên cứu nhưng nó cũng là một vấn đề đang rất được
quan tâm.
Các đề tài nghiên cứu về vấn đề này đã chứng tỏ tầm quan trọng của giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa vẫn còn nhiều bất cập chưa được hoàn thiện. Vì vậy việc hoàn thiện hệ
7


thống pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là điều tất yếu. Do đó một
trong những điểm thành công trong các đề tài nghiên cứu đó là phát hiện ra được
những bất cập còn thiếu sót, những mặt còn hạn chế. Từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, các đề
tài nghiên cứu trên còn mang nặng tính lý thuyết. Nhận thấy được vai trò quan trọng
trong việc giao kết hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa nên em đã chọn đề tài
“Pháp luật về giao kết hợp đồng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Sohaco
Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định về hợp đồng mua bán
hàng hóa được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005… và thực
tiễn áp dụng những quy định này tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam. Từ đó, đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và nâng
cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa vào thực tiễn.
Việc xác định đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai nghiên
cứu, đảm bảo cho bài luận đi đúng hướng.

4.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là dựa trên sự phân tích, đánh giá thực trạng
các hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam trong sự so
sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật để thấy được rằng thực tiễn triển khai
áp dụng có đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng với những quy định của pháp luật hay
không nhằm hệ thống hóa được các quy định của pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực hợp
đồng thương mại, làm rõ những bất cập, những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn và
chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó để từ đó đề xuất những phương hướng và
giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như khắc phục những hạn chế
trên. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, khóa luận tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể
như sau:
- Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về vấn đề giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam theo quy định của
pháp luật hiện hành.
- Đề xuất được một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật điều chỉnh về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty Cổ
phần Sohaco Việt Nam
8


4.3 Phạm vi nghiên cứu
Vì giới hạn về thời gian nên phạm vi nghiên cứu khóa luận chỉ tập trung làm sáng
tỏ một số vấn đề chính. Cụ thể phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn như sau:
- Về nguồn tư liệu: Khóa luận sẽ nghiên cứu pháp luật về giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa trong thương mại kể từ khi Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật
Thương mại năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan khác.
- Về không gian: Khóa luận tập trung làm rõ vấn đề giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa tại Việt Nam, nghiên cứu điển hình tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: dựa vào các khái niệm nêu trong bài để hiểu rõ hơn về
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó đánh giá các kết quả đạt được và hạn chế
để đưa ra các giải pháp giải quyết.
- Phương pháp liệt kê: liệt kê các hệ thống và các văn bản có liên quan để làm
căn cứ cho lý luận..
- Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh giúp bài nghiên cứu được rõ ràng
hơn, dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu các văn bản luật để tiến hành so sánh và
phương pháp này được sử dụng tại chương 1 nhằm cho người đọc hiểu rõ được sự
khác biệt về sự quy định các điều luật điều chỉnh mối quan hệ khi tham gia giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại ở các văn bản pháp luật khác nhau.
- Phương pháp quan sát: xem xét quá trình làm việc của các nhân viên trong
Công ty.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp được áp dụng để làm chương 2
của bài khóa luận là phần thực tiễn liên hệ tại Công ty. Trên cơ sở giải thích các khái
niệm, quy phạm pháp luật liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, người nghiên
cứu sẽ đi phân tích vai trò của các yếu tố này tới hoạt động của công ty. Ngoài ra, trên
cơ sở đánh giá những kết quả đã đạt được và hạn chế của hành lang pháp lý hợp đồng,
người nghiên cứu sẽ có một cái nhìn tổng quan, qua đó có phương hướng để giải quyết
những hạn chế phát sinh. Phương pháp này được sử dụng hầu hết các chương của đề
tài khóa luận.

9


6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu khóa luận tốt nghiệp trên bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa.
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua

bán hàng hóa tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật điều chỉnh về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty Cổ
phần Sohaco Việt Nam

10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một phương tiện quan trọng phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hoá được điều chỉnh chủ yếu bởi hai văn bản
pháp luật quan trọng là Bộ luật Dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) 2005 và Luật
Thương mại (sau đây viết tắt là LTM) 2005. Hoạt động mua bán hàng hoá có thể được
xem là một dạng cụ thể của hoạt động mua bán tài sản. Theo quy định của Điều 428
BLDS 2005 về hợp đồng mua bán tài sản thì: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền,
còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Theo Điều 163 BLDS
2005 thì tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa
mà chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động mua bán hàng hoá. Mua bán hàng hóa được định
nghĩa theo Khoản 8 Điều 3 LTM 2005 là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán,
bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa
theo thỏa thuận. Hàng hóa theo quy định của LTM 2005 có thể là hàng hóa hiện đang
tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động

sản được phép lưu thông thương mại. Từ hai định nghĩa trên có thể thấy hợp đồng mua
bán hàng hóa theo quy định của LTM 2005 là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán
tài sản.
Căn cứ các điều khoản trên, có thể kết luận rằng “ Hợp đồng mua bán hàng hoá
là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua
và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền cho bên bán theo thời
hạn, số lượng và phương thức thanh toán mà các bên đã thỏa thuận”.
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất giống như hợp đồng mua bán tài sản
đều là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập quyền nghĩa vụ pháp lý giữa các bên,
ghi nhận quan hệ chuyển quyền sở hữu hàng hóa/ tài sản và có sự thanh toán. Tuy
nhiên hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại còn được nhận diện qua những
dấu hiệu riêng sau:
11


Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân.
Ngoài thương nhân chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể không phải là
thương nhân. Điều đó có nghĩa là thương nhân phải là một bên chủ thể của hợp đồng
mua bán hàng hóa. Chủ thể còn lại của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương
nhân hoặc không phải là thương nhân.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Theo quy định
tại khoản 2 Điều 3 LTM 2005, hàng hóa bao gồm:
“ a, Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b, Những vật gắn liền với đất đai.”
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có thể hướng tới việc
giao và nhận hàng hóa ở một thời điểm trong tương lai. Hàng hóa trong các giao dịch
này không phải là những hàng hóa thương mại thông thường mà phải là những hàng
hóa nằm trong giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ Công thương quy định.
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ là động sản và những vật gắn

liền với đất đai. Theo Điều 429 BLDS 2005, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản
là tài sản được phép giao dịch. Khái niệm tài sản tại Điều 163 BLDS 2005 bao gồm
vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản rộng hơn khái niệm hàng hóa. Như vậy, các
loại tài sản là quyền tài sản như giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu) không được đưa
vào phạm vi điều chỉnh LTM 2005.
Thứ ba, mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là
sinh lợi. Đặc điểm này xuất phát và gắn liền với đặc điểm về chủ thể chủ yếu của hợp
đồng mua bán hàng hóa là thương nhân. Trong thực tiễn, thương nhân thường xuyên
thực hiện hoạt động thương mại (trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa) với mục
đích sinh lợi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng mua bán
hàng hóa không có mục đích sinh lợi. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không
nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên
tắc không chịu sự điều chỉnh của LTM trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó
lựa chọn áp dụng LTM.
Thứ tư, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
1.2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề về giao kết hợp đồng
1.2.1. Cơ sở ban hành pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa
1.2.1.1. Cơ sở thực tiễn xã hội
12


Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh
tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để
trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóa không
phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán,
tức để thỏa mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường nào thì các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu
thông hàng hóa đều được phản ánh và tác động một cách khách quan thông qua cơ chế

thị trường. Cơ chế thị trường chính là một tổ chức kinh tế, trong đó người sản xuất và
người tiêu dùng chịu sự tác động chi phối lẫn nhau của nền kinh tế thị trường. Thông
qua các hoạt động trao đổi mua bán, thị trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển
của nền kinh tế. Thị trường cung cấp thông tin cần thiết cho nhà kinh doanh và tạo yếu
tố cạnh tranh làm động lực cho sự phát triển sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng
cao chất lượng sản phẩm. Một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường
là tự do trao đổi các sản phẩm hàng hóa giữa người mua và người bán. Người bán bao
giờ cũng muốn bán giá cao, người mua muốn mua giá thấp. Như vậy, hợp đồng về bản
chất là sự thỏa thuận, thống nhất ý chị giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng theo
nguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng, không trái pháp luật.
Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp
lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của
hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa. Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập bởi
hợp đồng giữa các bên và quy định của pháp luật. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản
chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Để đảm bảo lợi ích của cả người bán và
người mua việc xác lập những quy tắc chung trong quá trình mua bán giao kết hợp đồng
là yếu tố rất quan trọng. Do vậy việc thiết lập luật về hợp đồng mua bán trở thành yếu tố
tiên quyết nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế được phát triển ổn định và bền vững.
1.2.1.2. Cơ sở pháp luật
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng trong thương mại nên đối với
các hoạt động mua bán hàng hóa trong nước, trước hết nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp
của luật chuyên ngành là LTM 2005. Nhưng để xác định bản chất pháp lý về hợp đồng
mua bán hàng hóa trong thương mại thì đều cần dựa trên cơ sở quy định của BLDS
2005 về hợp đồng mua bán tài sản, nên hợp đồng mua bán hàng hóa còn chịu sự điều
chỉnh của BLDS 2005.
Như vậy, với hợp đồng mua bán hàng hóa, LTM 2005 đóng vai trò là luật riêng
áp dụng, BLDS 2005 là luật chung áp dụng. Trình tự áp dụng luật được tuân theo quy
13



định chung, áp dụng luật riêng trước, nếu luật riêng không có những quy định có liên
quan thì sẽ áp dụng đến luật chung tức là áp dụng LTM trước, khi LTM không quy
định những vấn đề có liên quan thì mới áp dụng BLDS.
Bên cạnh LTM và BLDS là hai văn bản pháp luật chính điều chỉnh hoạt động
mua bán hàng hóa trong nước thì hợp đồng mua bán hàng hóa còn chịu sự điều chỉnh
của nhiều Nghị định, Thông tư như là:
- Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP
- Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 của Chính phủ Quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản
phẩm, hàng hoá.
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại mua
bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa
với nước ngoài.
1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề về giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (sau đây viết tắt là HĐMBHH) có thể hiểu
là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc,
trình tự nhất định được pháp luật thừa nhận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các
bên tham gia trong quá trình mua bán trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của các
chủ thể tham gia.
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá không có đặc thù riêng so với giao kết hợp
đồng dân sự. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên chủ thể phải
tuân thủ nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng, thủ tục giao kết hợp đồng, xác định
thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định tại BLDS 2005.
1.2.2.1 Chủ thể
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương
nhân hoặc một trong hai bên là thương nhân. Các chủ thể tham gia vào hợp đồng cần

phải có năng lực chủ thể. Đối với chủ thể là thương nhân cần phải năng lực pháp luật
và năng lực hành vi thương mại, còn chủ thể khác không phải là thương nhân phải có
năng lực hành vi dân sự.

14


Trong hợp đồng mua bán hàng hóa một bên phải là thương nhân. Theo quy định
của LTM 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh. Trường hợp mua bán sản phẩm, hàng hóa có điều kiện kinh doanh, thương
nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật.
Thương nhân là chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt Nam
hoặc thương nhân nước ngoài. Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân
không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng
hóa. Khác với bên là thương nhân, bên không phải là thương nhân có thể là mọi chủ
thể có đủ năng lực hành vi để tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy
định của pháp luật. Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không
nhằm mục đích sinh lợi trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo LTM khi chủ
thể này lựa chọn áp dụng LTM.
Trong việc giao kết hợp đồng, nếu các bên không tự mình thực hiện có thể cử đại
diện giao kết. Tuy nhiên, người đại diện phải thực hiện đúng thẩm quyền nghĩa vụ thực
hiện trong phạm vi phần công việc mà mình được ủy quyền. Giao kết hợp đồng không
đúng thẩm quyền sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trừ trường
hợp người đại diện hợp pháp của bên đại diện chấp nhận.
1.2.2.2 Hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Hình thức của hợp đồng là phương thức để ghi nhận nội dung mà các bên chủ
thể đã xác định. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của hợp đồng cũng như tùy thuộc
vào độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong
việc giao kết hợp đồng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tại Điều 24 LTM

2005, quy định:
“1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể
2. Đối với loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được
lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Như vậy, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa tương đối đa dạng tạo điều
kiện cho các chủ thể giao kết thuận tiện. Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa
mà pháp luật buộc phải giao kết trong một hình thức nhất định thì các bên phải theo
các hình thức đó. Ví dụ như, theo quy định tại khoản 2 Điều 27 LTM 2005:
“2. Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng
văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương.”
15


Ngoài ra, đối với những hợp đồng khác các bên có thể lựa chọn một trong
những hình thức sau đây để giao kết:

- Hình thức miệng (bằng lời nói)

-

Thông qua hình thức này các bên giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận miệng với
nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất
định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong các trường hợp các bên
đã có độ tin tưởng lẫn nhau hoặc đối với những hợp đồng ngay sau khi giao kết sẽ
được thực hiện và chấm dứt.
Hình thức viết (hình thức bằng văn bản)
Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung được cam kết, các bên có thể ghi
nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản. Trong văn bản đó các bên phải
ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào một văn

bản. Khi có tranh chấp hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng
cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng,
các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy, đối với
những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên
thường chọn hình thức này. Thông thường hợp đồng được tạo thành nhiều bản và mỗi
bên giữ một bản.
1.2.2.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo Điều 389 BLDS 2005, việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các
nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức
xã hội:
Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
1.2.2.4 Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là hành vi pháp lý đơn phương của bên
bán hoặc bên mua. Căn cứ vào quy định tại Điều 390 BLDS 2005 có thể định nghĩa:
Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp
đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã
được xác định cụ thể.
Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được gửi đến một hoặc nhiều
chủ thể xác định. Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng có thể được xác định tương tự
như hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Điều 24 LTM 2005.
16


Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán thông thường được bên đề nghị
ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao
kết hợp đồng thì đề nghị có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.
Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là các
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 391 BLDS 2005.

Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Trong thời hạn đề
nghị hợp đồng có hiệu lực, nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề
nghị hợp đồng thì hợp đồng mua bán hình thành và ràng buộc các bên. Nếu các bên
không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi
phạm hợp đồng.
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp
đồng trong các trường hợp quy định tại Điều 392 BLDS 2005. Khi bên đề nghị thay
đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới. Trong trường hợp bên
đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ đề nghị thì
phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề
nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp quy
định tại Điều 394 BLDS 2005.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với
bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng được xác định theo các trường hợp sau:
- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có
hiệu lực khi được thực hiện trong thời gian đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng
nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới
của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến
chậm vì lí do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết vì lí do khách quan này
thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị
trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

17


- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại
hoặc các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc

không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết
hợp đồng nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
1.2.2.5 Thời điểm hình thành hợp đồng mua bán hàng hóa
Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được áp dụng quy định chung
về thời điểm giao kết hợp đồng tại Điều 404 BLDS 2005:
Hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời
điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng
Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản thì thời điểm hợp đồng được
giao kết là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
Hợp đồng cũng được xem như giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận
được đề nghị vẫn im lặng, nếu có sự thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết
Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng
là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản
Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật các bên có quy định khác
1.3. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa
1.3.1 Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức
xã hội
Bộ luật Dân sự quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằm
tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần.
Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể
đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một hợp đồng nào, nếu muốn. Tuy nhiên, hợp đồng
chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên
giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của Nhà nước. Hay nói cách khác, sự tự do ý chí
giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định – giới
hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu để
các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương tiện để kẻ giàu bóc lột

18


người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, phải đi xa hơn
nữa trong vấn đề tăng cường sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ pháp luật tư,
các việc dân sự… không được bỏ qua một khả năng tối thiểu nào để mở rộng sự can
thiệp của Nhà nước vào các quan hệ dân luật. Chính vì vậy, trong xã hội ta – xã hội xã
hội chủ nghĩa, lợi ích chung của toàn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hội
không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào được lợi dụng ý chí tự do để biến những
hợp đồng thành phương tiện bóc lột. Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ
thể phải chú ý tới quyền, lợi ích của người khác, của toàn xã hội; tự do của mỗi chủ thể
không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội
được quy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trở thành giới hạn cho sự tự do ý chí
của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủ
thể nói chung.
1.3.2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng
không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện
bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi
tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác
biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra
sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của các bên chủ thể
tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương
diện. Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự
bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì
việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay
chưa, trong một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá
phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.
Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên
trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của

chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thể
này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảo
nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ được
coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung
thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.

19


Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do
bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạ đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi
giao kết và do đó bị vô hiệu.

20


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, em đã đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa với
những đặc điểm đặc trưng riêng của nó. Bên cạnh đó, em cũng đã khái quát được nội
dung chủ yếu của vấn đề giao kết hợp đồng mà pháp luật điều chỉnh, thấy được tầm
quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày. Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa là một giao dịch phổ biến luôn diễn ra xung quanh chúng ta. Và để mọi người có
thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, em sẽ đi sâu phân tích thực trạng đồng thời chỉ ra những
thành công và bất cập của pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng tại chương 2

21


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ VỀ GIAO

KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SOHACO
VIỆT NAM
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp
đồng của doanh nghiệp
2.1.1 Tổng quan tình hình tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam









Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SOHACO VIỆT NAM
Tên giao dịch: SOHACOVIETNAM.,JSC
Địa chỉ: Số 1, Lô 1, KĐT Đại Kim, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 84-4 667 265 25
Fax: 84-4-35406011
Mã số thuế: 0103305726
Website: sohaco.com.vn
Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam được thành lập ngày 9/2/2009 theo giấy phép
số 0103305726 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Hiện nay Công ty đang cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cao cấp trọn gói từ
Thiết kế, Dự toán và Thi công cho các ngành: Kiến trúc, Xây dựng, trang trí nội thất,
sản xuất đồ nội thất, nghiên cứu ứng dụng, nhập khẩu & phát triển vật liệu, công nghệ
mới và thi công hoàn thiện công trình nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Để
chủ động tạo thế mạnh cho các công tác hoàn thiện, thiết bị, hệ thống kỹ thuật,... Công
ty tập trung chuyên sâu vào 3 ngành mũi nhọn:


• Cung cấp và lắp đặt hệ thống Sàn – Vách – Trần
• Cung cấp vật tư, thi công hoàn thiện công trình bằng nhiều chất liệu
• Cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế, nhập khẩu các thiết bị cho hệ thống M&E
Nhờ có các sản phẩm của Công ty đã khắc phục được các yếu điểm phổ thông
của công trình, rút ngắn thời gian thi công, tạo thuận lợi và đem lại sự tối ưu cho khách
hàng.Với hệ thống quản lý chất lượng theo các quy trình ISO - 9001, cùng với đội ngũ
cán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật nhiều kinh nghiệm và sự lãnh đạo không ngừng của
ban lãnh đạo với phương châm: “Đem lại những sản phẩm hoàn hảo và sự hài lòng cao
nhất của khách hàng” .
Sohaco Việt Nam đã vinh dự được lựa chọn là đơn vị tham gia tư vấn, cung cấp
thi công hoàn thiện nhiều dự án tiêu biểu và bàn giao dưới sự đánh giá cao từ phía nhà
thầu chính và chủ dự án chính trong và ngoài nước.

22


2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng của doanh nghiệp
Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến
kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và việc giao kết được
hợp đồng hay không. Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố
tác động đến hợp đồng mua bán hàng hóa. Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến
doanh nghiệp kinh doanh là: tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân
hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính
sách tài chính, tín dụng, kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu….
Bên cạnh đó, tìm hiểu pháp luật và đối tác là công việc quan trọng không thể
thiếu nhằm giúp phòng tránh rủi ro trong đàm phán, giao kết hợp đồng. Việc tìm hiểu
các thông tin cần thiết về đối tác như đăng ký kinh doanh và ngành nghề kinh doanh,
năng lực tài chính, người đại diện và giấy ủy quyền…là rất cần thiết để thiết lập quan
hệ hợp đồng an toàn và đáp ứng mục tiêu lợi nhuận. Khi tìm hiểu pháp luật và đối tác
cần lưu ý một số vấn đề như: Các chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực chủ thể

để thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa
chủ yếu là thương nhân. Các hợp đồng được ký kết chủ yếu vì mục đích lợi nhuận, các
thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp để thực hiện
công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng. Đối với việc mua bán hàng hóa có điều kiện
kinh doanh thì thương nhân còn cần phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo
quy định của pháp luật. Như vậy, các bên cần phải tìm hiểu thông tin về tư cách pháp
lý, đăng ký kinh doanh và ngành nghề kinh doanh hợp pháp của đối tác. Mặt khác,
cũng cần phải lưu ý trong giao kết hợp đồng là đại diện của các bên giao kết hợp đồng
phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo
pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Trong quá trình đàm phán và giao kết hợp
đồng, các bên cần phải biết rõ người đại diện cho các đối tác là ai, chức vụ và thẩm
quyền đại diện và thẩm quyền đại diện cho Doanh nghiệp của họ. Mỗi loại hình Doanh
nghiệp sẽ có người đại diện theo pháp luật khác nhau.
Hợp đồng thương mại được giao kết theo các nguyên tắc quy định cho hợp
đồng dân sự nói chung. Nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định nhằm đảm bảo
quyền tự do hợp đồng của các thương nhân trong hoạt động kinh doanh thương mại
2.2 Phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh về vấn đề giao kết hợp đồng
2.2.1 Đề nghị giao kết
BLDS 2005 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định
giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã
được xác định cụ thể” (khoản 1 Điều 390).

23


Bên đề nghị giao kết hợp đồng phải đưa ra nội dung đề nghị giao kết với
những điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng để bên kia có thể hình
dung ra được hợp đồng sẽ được giao kết với nội dung như thế nào, có thể tham gia
giao kết hợp đồng đó được hay không ?
BLDS 2005 chưa có quy định cụ thể nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng

và LTM 2005 cũng không quy định nội dung của “chào hàng là một đề nghị giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa”. Thực tế cho thấy, đề nghị giao kết hợp đồng và một số
hành vi như: lời mời làm chào hàng, báo giá, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ… rất khó phân biệt mà hậu quả pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng có
ý nghĩa rất quan trọng đối với bên đề nghị giao kết nên rất cần phải xác định nội dung
của đề nghị giao kết hợp đồng. Do đó, nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng (sau
đây viết tắt là HĐ) cần có các yếu tố chính sau:
Thứ nhất, đề nghị giao kết HĐ phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng của
bên đề nghị giao kết HĐ
Thứ hai, đề nghị giao kết hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu của loại HĐ
mà các bên muốn xác lập: Đề nghị giao kết HĐ do bên đề nghị chủ động đưa ra nội
dung (chưa phải là HĐ), nhưng đòi hỏi phải thể hiện rõ những nội dung chủ yếu của
HĐ mà bên đề nghị dự kiến sẽ giao kết để các chủ thể khác biết được và tham gia giao
kết hợp đồng (đề nghị giao kết hợp đồng chứa các nội dung của hợp đồng tương lai).
Yêu cầu này có nghĩa là đề nghị giao kết HĐ phải có đầy đủ nội dung chủ yếu của loại
HĐ để cho phép bên nhận được đề nghị biết được rằng, để giao kết hợp đồng chỉ cần
họ thể hiện sự đồng ý của mình với đề nghị giao kết thì HĐ được giao kết.
Nội dung chủ yếu của HĐ là những điều khoản mà không thể thiếu được đối
với từng loại hợp đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì HĐ
không thể giao kết được. Tuy nhiên, BLDS 2005 hiện nay không quy định về nội dung
“chủ yếu” của HĐ mà chỉ quy định: Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa
thuận về những nội dung sau đây: Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công
việc phải làm hoặc không được làm; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh
toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các
bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các nội dung khác
(Điều 402). Quy định này chỉ mang tính chất liệt kê các nội dung thường gặp trong
hợp đồng chứ không phải quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng (Nội dung chủ
yếu là những nội dung mà thiếu nó hợp đồng không thể được coi là giao kết). Ví dụ:
Các quy định về thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện … nếu không có thỏa
thuận thì cũng đã có quy định của pháp luật. Như vậy, việc xác định nội dung chủ yếu

của đề nghị giao kết HĐ trên thực tế cũng rất khó khăn và phức tạp.
24


Thứ ba, đề nghị giao kết HĐ phải hướng tới một hoặc một vài chủ thể khác đã
được xác định cụ thể: Đây là một nội dung quan trọng giúp phân biệt đề nghị giao kết
HĐ với một số hành vi tương tự như: Lời mời làm chào hàng, báo giá, quảng cáo,
trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ … Trong nội dung đề nghị giao kết HĐ phải thể
hiện rõ ý định của bên đề nghị giao kết với bên đã được xác định về việc giao kết một
HĐ cụ thể và phải được “gửi” cho bên được đề nghị biết về đề nghị giao kết. Bên đề
nghị giao kết phải chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ
thể trong giao kết.
Thứ tư, đề nghị giao kết HĐ có thể xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị
giao kết: Nghiên cứu khoản 2 Điều 390 BLDS 2005 có thể nhận thấy pháp luật Việt
Nam có quy định về trường hợp đề nghị giao kết có nêu rõ thời hạn trả lời và như vậy
cũng sẽ công nhận có trường hợp đề nghị giao kết không nêu rõ thời hạn trả lời trên
thực tế. Tuy nhiên, BLDS 2005 không có quy định bắt buộc phải nêu rõ thời hạn trả lời
chấp nhận đề nghị giao kết trong đề nghị giao kết HĐ, nhưng cũng không quy định cụ
thể cách thức xác định thời hạn trả lời chấp nhận giao kết HĐ trong trường hợp đề
nghị giao kết HĐ không nêu rõ thời hạn trả lời chấp nhận giao kết và giá trị pháp lý
của đề nghị giao kết này. Đây là vấn đề phát sinh tranh chấp và rất khó giải quyết trên
thực tế.
2.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết
BLDS 2005 có quy định: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của
bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”
(Điều 396). Như vậy, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời đồng ý của bên
được đề nghị giao kết hợp đồng với toàn bộ nội dung được nêu trong đề nghị giao kết
của bên đề nghị giao kết HĐ.
Theo khoản 2 Điều 404, BLDS 2005 có quy định: “Hợp đồng cũng được xem
như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu

có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Như vậy, “im lặng” cũng có thể
được coi là hình thức chấp nhận đề nghị giao kết HĐ nếu các bên có thỏa thuận hoặc
bên đề nghị giao kết có nêu rõ trong đề nghị giao kết HĐ.
BLDS 2005 không quy định về nội dung chấp nhận đề nghị giao kết HĐ, nhưng
trên tinh thần nội dung Điều 396 quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng,
theo em, nội dung chấp nhận đề nghị giao kết HĐ thông thường phải đảm bảo hai yếu
tố sau:
Thứ nhất, đồng ý (chấp nhận) toàn bộ nội dung như đã nêu trong đề nghị giao
kết HĐ tức là chấp nhận đầy đủ và không thiếu nội dung nào.
Thứ hai, không bổ sung thêm nội dung nào khác so với đề nghị giao kết HĐ.
25


×