Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Biểu hiện lâm sàng, hình ảnh X quang của bệnh phổi do Mycobacterium không lao so với bệnh lao phổi ở bệnh nhân có trực khuẩn kháng acid dương tính trong đàm và thất bại điều trị lao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.53 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH X QUANG CỦA BỆNH PHỔI
DO MYCOBACTERIUM KHÔNG LAO SO VỚI BỆNH LAO PHỔI
Ở BỆNH NHÂN CÓ TRỰC KHUẨN KHÁNG ACID DƯƠNG TÍNH
TRONG ĐÀM VÀ THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ LAO
Nguyễn Đức Lập*, Nguyễn Hữu Lân*, Lê Tự Phương Thảo**, Lê Hồng Ngọc***

TÓM TẮT
Mở đầu: Chẩn đoán sớm và điều trị bệnh phổi do mycobacteria không lao (nontuberculous mycobacterial –
NTM) và lao phổi là vấn đề quan trọng trong lâm sàng. Điều trị bệnh phổi do NTM và lao phổi khác nhau. Nhiều
bệnh nhân có xét nghiệm đờm soi tìm trực khuẩn kháng axít cồn (Acid Fast Bacilli – AFB) dương được điều trị
kháng lao không cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh các biểu hiện lâm sàng, kết quả X quang
phổi ở bệnh phổi do NTM và lao phổi.
Mục tiêu: Xác định và so sánh các biểu hiện lâm sàng, hình ảnh Xquang giúp phân biệt bệnh phổi NTM từ
PTB ở những bệnh nhân có xét nghiệm tìm trực khuẩn kháng acid cồn (AFB) trong đàm dương tính và thất bại
điều trị.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2009 đến tháng Tám năm 2014, chúng tôi thu
nhận được 182 bệnh nhân có AFB trong đờm dương tính và thất bại điều trị lao. Biểu hiện lâm sàng, hình ảnh
học thực hiện trong quá trình chẩn đoán được phân tích.
Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 138 bệnh nhân lao phổi và 44 bệnh nhân bệnh phổi do NTM với tuổi trung
bình là 43,3 ± 15,1 năm (từ 17-80 tuổi). Ở những bệnh nhân lao phổi, tuổi trung bình là 40,7 ± 14,3 tuổi, nam /
nữ = 2,9: 1; các triệu chứng thường gặp nhất là ho, khạc đờm, ho ra máu, sụt cân, sốt, khó thở, đau ngực (93,3%,
59,7%, 18,1%, 16,8%, 13,8%, 10,1%, 7,9% tương ứng); tổn thương trên hình ảnh học thường gặp nhất là xơ
sẹo, thâm nhiễm, tạo hang, xẹp phổi, giãn phế quản, khí phế thũng (79,7%, 71,7%, 61,6%, 32,6%, 28,9%, 10,1%,
1,4%, tương ứng). Trong số 44 bệnh nhân bệnh phổi do NTM, tuổi trung bình là 51,3 ± 14,9 tuổi, nam / nữ = 1:
1,6; các triệu chứng thường gặp nhất là ho, khạc đờm, ho ra máu, khó thở, đau ngực, sốt, sụt cân (81,8%, 63,6%,
27,3%, 20,5%, 18,2%, 15,9%, 15,9%, tương ứng); tổn thương trên hình ảnh học thường gặp nhất là xơ sẹo, giãn
phế quản, tạo hang, thâm nhiễm, nốt, xẹp phổi, khí thũng (81,8%, 65,9%, 40,9%, 40,4%, 29,5%, 22,7%, 4,5%,


tương ứng); vi khuẩn thường gặp nhất bao gồm: M. fortuitum (68,2%), M. chelonaea (27,2%), M. avium
(2,3%), M. abscessus (2,3%).
Kết luận: Sự khác biệt trên hình ảnh CT Scan giữa bệnh phổi do NTM và lao phổi có thể giúp các bác sĩ lâm
sàng và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phân biệt hai bệnh lý này ở những bệnh nhân có xét nghiệm đờm tìm AFB
dương tính; tránh những tác dụng phụ và chi phí không cần thiết khi điều trị kháng lao trong vùng lưu hành lao.
Từ khóa: soi AFB dương tính trong đờm, bệnh phổi do nontuberculous mycobacteria, bệnh lao phổi.

* Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
Bộ môn Lao, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Hồng Ngọc ĐT: 0908 562 040
Email:

***

Bệnh Nhiễm

231


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

ABSTRACT
COMPARATIVE STUDY OF CLINICAL PRESENTATION, RADIOLOGICAL FINDINGS OF NONTUBERCULOUS MYCOBACTERIAL LUNG DISEASES AND PULMONARY TUBERCULOSIS
IN PATIENTS WITH ACID FAST BACILLI SMEAR-POSITIVE SPUTUM
AND TUBERCULOSIS TREATMENT FAILURE.
Nguyen Đuc Lap* Nguyen Huu Lan, Le Tu Phuong Thao, Le Hong Ngoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 – 2016: 231 - 236
Background: Early diagnosis and treatment of nontuberculous mycobacterial lung diseases (NTM-LD) and

pulmonary tuberculosis (PTB) are important. Treatment of NTM-LD and PTB also differs. Many patients with
Acid Fast Bacilli (AFB) smear-positive sputum received unnecessary anti-tuberculosis treatment. There has been
few studies compare the clinical presentation, radiological findings of NTM-LD and PTB.
Objective: The aim of this study was to compare and identify the clinical presentation, radiological findings
to distinguish NTM lung disease from PTB in patients with acid-fast bacilli (AFB) smear-positive sputum and
tuberculosis treatment failure.
Methods: From January 2009 to August 2014, we received 182 patients with acid fast bacilli smear-positive
sputum and tuberculosis treatment failure. The clinical presentation, radiological findings assessed during
diagnostic evaluation were analyzed.
Results: The study consisted of 138 PTB and 44 NTM-LD with a mean age of 43.3 ± 15.1 years (range, 1780 years). In patients with PTB, mean age was 40.7 ± 14.3 years, male/female = 2.9:1; the most common
symptoms were cough, sputum, hemoptysis, weight loss, fever, dyspnea, chest pain (93.3%, 59.7%, 18.1%,
16.8%, 13.8%, 10.1%, 7.9%, respectively); the most radiological findings were fibrotic scars, consolidations,
cavities, nodules, atelectasis, bronchiectasis, emphysema (79.7%, 71.7%, 61.6%, 32.6%, 28.9%, 10.1%,
1.4%, respectively). Of the 44 patients with NTM lung diseases, mean age was 51.3 ± 14.9 years, male/female =
1:1.6; the most common symptoms were cough, sputum, hemoptysis, dyspnea, chest pain, fever, weight loss
(81.8%, 63.6%, 27.3%, 20.5%, 18.2%, 15.9%, 15.9%, respectively); the most radiological findings were fibrotic
scars, bronchiectasis, cavities, consolidations. nodules, atelectasis, emphysema (81.8%, 65.9%, 40.9%,
40.4%, 29.5%, 22.7%, 4.5%, respectively); the most common species include: M. fortuitum (68.2%), M.
chelonaea (27.2%), M. avium (2.3%), M. abscessus (2.3%).
Conclusions: The distinction of CT Scan between NTM-LD and PTB may help radiologists and physicians
to make differential diagnosis in AFB-smear positive patients and avoid unnecessary adverse effects and the
related costs of anti-TB drugs in endemic areas.
Keywords: AFB smear-positive sputum, nontuberculous mycobacterial lung diseases, pulmonary
tuberculosis
từ bệnh phẩm hô hấp được khuyến khích cho
ĐẶT VẤN ĐỀ
chẩn đoán xác định lao phổi(3). Soi đàm tìm trực
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh phổi do
khuẩn kháng axit cồn (soi AFB dương) được sử
mycobacteria là vấn đề lâm sàng rất quan trọng.

dụng rộng rãi và là bước hiệu quả nhất để sàng
Trong nhóm bệnh do Mycobacteria, lao phổi
lọc ban đầu cho lao phổi. Sự hiện diện của AFB
thường chủ yếu và bệnh đứng đầu trong các
trong đờm chỉ cho ra một chẩn đoán sơ bộ là
bệnh nhiễm trùng trên thế giới. Trong năm 2012,
nhiễm mycobacteria ở phổi. Tuy nhiên, xét
trên Thế Giới có 8,6 triệu người bệnh lao và 1,3
nghiệm soi AFB dương không đặc trưng cho lao
triệu người chết do lao (17). Phân lập vi khuẩn lao

232

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
phổi (16,13,8). Soi đàm AFB dương cũng có thể hiện
diện ở vi khuẩn lao, nhưng cũng có thể hiện diện
cả ở mycobacteria không lao (NTM)(1).
Mycobacterium không lao (NTM) là vi sinh vật
khá phổ biến, có biểu hiện bất thường trên X
quang lồng ngực và có triệu chứng lâm sàng
diễn tiến chậm so với lao phổi (PTB)(15).. Các tỷ lệ
phân lập NTM ngày càng tăng dần, làm nâng
cao sự quan tâm đến chi phí của các thuốc chống
lao và các tác dụng phụ không cần thiết(10,9). Kết
quả cấy đàm của bệnh nhân là xét nghiệm giúp
chẩn đoán phân biệt lao phổi và NTM. Các xét
nghiệm về hình ảnh học như chụp cắt lớp vi tính

(CT Scan) có tính năng hữu ích để giúp chẩn
đoán lao phổi và NTM trước khi có kết quả cấy
mycobacteria định danh vì tính sẵn có và thời
gian thực hiện ngắn(7). Mục tiêu của nghiên cứu
này là so sánh và xác định các đặc điểm CT Scan
ngực giúp phân biệt bệnh phổi do NTM và lao
phổi ở bệnh nhân AFB đờm dương.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả loạt
lâm sàng các trường hợp bệnh nhân đến khám
và điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ
tháng 1 năm 2009 đến tháng 8 năm 2014, có xét
nghiệm AFB trong đàm dương tính và có tiền
căn ghi nhận thất bại điều trị lao. Tất cả bệnh
nhân đều được thực hiện xét nghiệm cấy đàm
định danh vi trùng và làm kháng sinh đồ. Tất
cả bệnh nhân đều được ghi nhận đặc điểm
nhân khẩu học, triệu chứng lâm sàng, hình

Nghiên cứu Y học

ảnh học X quang lồng ngực và định danh vi
trùng, đặc điểm nhạy cảm hay đề kháng
kháng lao. Các số liệu sau khi thu thập sẽ
được mã hóa và nhập vào máy vi tính, sử
dụng phần mềm Stata 10 để xử lý. Chúng tôi
sử dụng phép kiểm Mann-Whitney để so sánh
sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân cho các
biến định lượng và phép kiểm 2 để so sánh sự
khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm bệnh nhân

cho các biến định tính. Thực hiện phép kiểm
chính xác của Fisher (Fisher’s Exact Test) nếu
có trên 20% số ô trong bảng chéo có tần số
mong đợi nhỏ hơn 5. Chúng tôi đánh giá ảnh
hưởng cùng lúc của các biến độc lập lên biến
phụ thuộc là bệnh phổi do NTM hay lao phổi
bằng phân tích hồi quy logistic. Tất cả các
phương pháp kiểm định giả thuyết được thực
hiện bằng cách sử dụng kiểm định 2 đuôi
(two-sided alternatives). Ngưỡng ý nghĩa là
0,05 (p < 0,05) để chấp nhận hay bác bỏ giả
thuyết thống kê.

KẾT QUẢ
Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong
nghiên cứu là 43,3 ± 15,1, của bệnh nhân bệnh
phổi do NTM là 51,3 ± 14,9, của bệnh nhân lao
phởi là 40,7 ± 14,3, sự khác biệt của 2 tuổi trung
bình này có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nam nữ
trong nhóm bệnh nhân bệnh phổi do NTM là 1 :
1,6, còn ở bệnh nhân lao phổi 2,9 : 1, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê.

Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi do NTM và lao phổi
Triệu chứng lâm sàng
Không triệu chứng
Đau ngực
Ho
Khạc đàm
Ho ra máu

Khó thở
Sốt
Sụt cân

Bệnh phổi do NTM (n = 44)
04
9,1%
08
18,2%
36
81,8%
28
63,6%
12
27,3%
09
20,5%
07
15,9%
07
15,9%

Bệnh nhân bệnh phổi do NTM và lao phổi có
ho là triệu chứng thường gặp nhất. Khi so sánh
sự khác biệt tỷ lệ các triệu chứng giữa 2 nhóm,
chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt có ý

Bệnh Nhiễm

Lao phổi (n = 138)

04
3,0%
11
7,9%
125
93,3%
80
59,7%
25
18,1%
14
10,1%
19
13,8%
23
16,7%

p
0,098
0,054
0,113
0,537
0,189
0,073
0,724
0,906

nghĩa thống kê. Các triệu chứng của bệnh nhân
bệnh phổi do NTM và bệnh nhân lao phổi biểu
hiện giống nhau.


233


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 2: Tổn thương phổi trên X quang lồng ngực của bệnh nhân bệnh phổi do NTM và lao phổi
Tổn thương X quang
Tạo hang
Giãn phế quản
Xơ hóa
Nốt
Thâm nhiễm
Xẹp phổi
Kén khí phổi

Bệnh phổi do NTM
(n = 44)
13
29,5%
29
65,9%
36
81,8%
10
22,7%
18
40,9%

08
18,2%
02
4,5%

Tổn thương dạng xơ hóa trên hình ảnh học
thường gặp nhất ở cả 2 nhóm bệnh nhân bệnh
phổi do NTM và bệnh nhân lao phổi. Khi so
sánh tỷ lệ các dạng tổn thương phổi giữa 2 nhóm
bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận kết quả: tạo hang,

Lao phổi
(n = 138)
85
61,6%
14
10,1%
118
79,7%
45
32,6%
99
71,7%
40
28,9%
02
1,4%

Tổng cộng
(n = 182)

98
50,5%
43
23,6%
146
80,2%
55
30,2%
117
64,3%
48
26,4%
04
2,2%

P
< 0,001
< 0,001
0,760
0,214
< 0,001
0,157
0,247

giãn phế quản, thâm nhiễm sự khác biệt tỷ lệ
giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; xơ
hóa, nốt, xẹp phổi, khí phế thủng/ kén khí sự
khác biệt tỷ lệ giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.


Bảng 3: Phân tích hồi quy logistic
Biến số
Giới (nữ)
Tuổi
Tạo hang
Giãn phế quản
Nốt
Thâm nhiễm
Xẹp phổi
Khí phế thũng/ kén khí
Đau ngực
Ho
Ho ra máu
Khó thở

B
1,588
0,049
-0,969
2,797
-0,432
-1,566
0,019
1,413
1,062
-0,805
0,711
1,149

Các biến được đưa vào phân tích hồi quy

logistic, chúng tôi ghi nhận giới nữ, tuổi, tổn
thương dãn phế quản (trên hình ảnh học), triệu
chứng ho, khó thở có tương quan thuận với bệnh
phổi do NTM; tổn thương dạng tạo hang và
thâm nhiễm (trên hình ảnh học) có tương quan
nghịch với bệnh phổi do NTM.

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi quan sát
trên 206 bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận tuổi
trung bình 43,3 ± 15,1 tuổi (từ 17 đến 80 tuổi),
bệnh nhân bệnh phổi do NTM có tuổi trung bình
là 51,3 ± 14,9 tuổi, bệnh nhân lao phổi có tuổi
trung bình là 40,7 ± 14,3 tuổi. Khi so sánh sự khác
biệt tuổi trung bình của 2 nhóm bệnh nhân này,
chúng tôi ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,01. Khi đưa biến tuổi vào phân tích

234

OR
4,896
1,050
0,379
16,289
0649
0,209
1,020
4,109
2,892

0,447
2,037
3,155

KTC 95%
2,285 – 10,487
1,024 – 1,077
0,154 – 0,936
6,240 – 43,0045
0,238 – 1,770
0,081 – 0,537
0,363 – 2,863
0,262 – 64,511
1,015 – 8,234
0,161 – 0,242
0,891 – 4,658
1,203 – 8,274

P
< 0,001
< 0,001
0,035
< 0,001
0,399
0,001
0,971
0,315
0,047
0,123
0,092

0,020

hồi quy logistic đánh giá sự tương quan của tuổi
với bệnh phổi do NTM, kết quả là có sự tương
quan thuận, chúng tôi kết luận rằng nếu tuổi
bệnh nhân tăng lên 1 có nguy cơ bệnh phổi do
NTM tăng lên 1,050 lần. Trong nghiên cứu của
Brian và cs, tác giả kết luận tuổi tương quan
ngược với lao phổi với OR = 0,95 (KTC 95% =
0,93 – 0,98, p < 0,01), như vậy tuổi bệnh nhân
giảm xuống 1 thì nguy cơ lao phổi tăng lên 1/0,95
= 1,052 lần. Theo nghiên cứu của Kundu và cs,
tác giả ghi nhận tuổi trung bình của bệnh nhân
bệnh phổi do NTM (46,5 tuổi) cao hơn tuổi trung
bình của bệnh nhân lao phổi (32,7 tuổi), nhưng
tác giả không đánh giá sự khác biệt tuổi trung
bình của 2 nhóm. Với nghiên cứu của Jarad và
cs, tác giả cũng đã kết luận bệnh nhân bệnh phổi
do NTM lớn tuổi hơn bệnh nhân lao phổi với
tuổi trung vị lần lượt là 58 tuổi và 45 tuổi, tác giả

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
chỉ ghi nhận có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê
tuổi của 2 nhóm bệnh nhân, nhưng tác giả lại
không đánh giá sự tương quan của tuổi đối với
bệnh phổi do NTM(1). Nghiên cứu của Shahram
và cs cũng ghi nhận bệnh phổi do NTM cũng

thường gặp trên bệnh nhân lớn tuổi hơn với
tuổi trung bình cao hơn bệnh nhân lao phổi
(51,57 tuổi so với 44,86 tuổi). Tuy nhiên, tác giả
không đánh giá sự khác biệt này có ý nghĩa
hay không.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam
nữ trong nhóm bệnh nhân bệnh phổi do NTM là
1 : 1,6, bệnh nhân lao phổi là 2,9 : 1, sự khác biệt
giữa tỷ lệ nữ giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê.
Từ đây, chúng tôi đưa biến giới tính vào mô
hình phân tích hồi quy logistic, kết quả chúng tôi
ghi nhận giới nữ có mối tương quan với bệnh
phổi do NTM với OR = 4,896 (KTC 95% = 2,285 –
10,487, p < 0,001). Nghiên cứu của Brian và cs, tác
giả đã xét mối tương quan của giới nam với bệnh
lao phổi, và kết luận bệnh nhân là giới nam thì
nguy cơ lao phổi tăng lên 1,6 lần (KTC 95% = 1,2
– 2,2, p < 0,01), tác giả đã kết luận giới nam là yếu
tố nguy cơ của bệnh lao. Nghiên cứu của
Martien và cs trên 3.479 bệnh nhân lao phổi tại
Hà Lan, tác giả cũng nhận thấy bệnh nhân lao
phổi thường gặp ở nam chiếm ưu thế 65% (11).
Nghiên cứu của Griffith và cs cũng cho thấy
bệnh nhân bệnh phổi do NTM chủ yếu là nữ
giới chiếm tỷ lệ 65%(5). Từ các kết quả được
nêu trên, chúng tôi kết luận nữ có nguy cơ
bệnh phổi do NTM, trong khi nam là yếu tố
nguy cơ của lao phổi.
Các biến triệu chứng lâm sàng khi so sánh
giữa 02 nhóm bệnh nhân bệnh phổi do NTM và

bệnh nhân lao phổi thỏa điều kiện p < 0,25 được
đưa vào phân tích hồi quy logistic nhằm đánh
giá mối tương quan với bệnh phổi do NTM. Kết
quả là các biến triệu chứng lâm sàng không mối
có tương quan với bệnh phổi do NTM (p > 0,05).
Chúng tôi nhận thấy các bệnh nhân bệnh phổi
do NTM thường có triệu chứng như ho, khac
đàm, mệt mỏi, sốt, sụt cân, các triệu chứng này

Bệnh Nhiễm

Nghiên cứu Y học

cũng thường hay gặp trên bệnh nhân lao phổi.
Do biểu hiện lâm sàng gần như giống nhau, nên
chúng tôi không thể dựa vào các dấu hiệu lâm
sàng để dự đoán bệnh nhân có thể bệnh phổi do
NTM hay lao phổi(4,6,14).
Chúng tôi ghi nhận biến tổn thương tạo
hang, giãn phế quản, thâm nhiễm có sự tương
quan với bệnh phổi do NTM với p < 0,05. Trong
đó, tổn thương tạo hang và thâm nhiễm có sự
tương quan nghịch. Chúng tôi kết luận bệnh
nhân có tổn thương dạng giãn phế quản có nguy
cơ bệnh phổi do NTM tăng lên 16,289 lần; bệnh
nhân không có tổn thương dạng tạo hang có
nguy cơ bệnh phổi do NTM tăng lên 1/0,379 =
2,64 lần; bệnh nhân không có tổn thương dạng
thâm nhiễm có nguy cơ bệnh phổi do NTM tăng
lên 1/0,209 = 4,78 lần. Theo nghiên cứu của Brian

và cs, khi so sánh mối tương quan của dạng tổn
thương phổi dựa trên X quang lồng ngực với lao
phổi, tác giả ghi nhận tổn thương phổi dạng tạo
hang có nguy cơ lao phổi tăng lên 2,7 lần (KTC
95% = 1,3 – 5,3, p < 0,01) và dạng thâm nhiễm có
nguy cơ lao phổi tăng lên 1,6 lần (KTC 95% = 1,3
– 1,9, p < 0,01). Nghiên cứu của Kisembo và cs
cũng ghi nhận tương tự với tổn thương phổi
dạng tạo hang ở phổi có nguy cơ lao phổi tăng
lên 2,58 lần (KTC 95% = 1,42 – 4,70, p = 0,001) và
dạng thâm nhiễm có nguy cơ lao phổi tăng lên
3,85 lần (KTC 95% = 2,53 – 5,87, p < 0,01). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận
của Brian và cs, Kisembo và cs. Khi gặp tổn
thương tạo hang hoặc thâm nhiễm trên X quang
lồng ngực và/ hoặc CT Scanner lồng ngực, bệnh
nhân có khả năng cao bị lao phổi. Nghiên cứu
của Prevot và cs tại Hoa Kỳ từ năm 2004 đến
năm 2006, về đặc điểm hình ảnh học dựa trên X
quang lồng ngực và CT Scanner lồng ngực của
151 bệnh nhân, tác giả ghi nhận bệnh phổi do
NTM có tổn thương phổi dạng nốt chiếm ưu thế
với 89 bệnh nhân (58,9%), giãn phế quản 60 bệnh
nhân (39,7%), tổn thương tạo hang chỉ ghi nhận
trên 09 bệnh nhân (8,5%)(12).

235


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

KẾT LUẬN
Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu
là 43,3 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh nhân bệnh
phổi do NTM là 51,3 tuổi lớn hơn tuổi trung bình
của bệnh nhân lao phổi là 40,7 tuổi, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Tuổi tăng lên 1 có nguy cơ
bệnh phổi do NTM tăng lên 1,050 lần.
Tỷ lệ nam nữ trong nghiên cứu, nam : nữ =
1,7 : 1. Bệnh nhân bệnh phổi do NTM, tỷ lệ nam :
nữ = 1 : 1,9. Bệnh nhân lao phổi, tỷ lệ nam : nữ =
2,6 : 1. Sự khác biệt tỷ lệ nam nữ giữa 2 nhóm có
ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân là nữ có nguy cơ
bệnh phổi do NTM tăng lên 4,896 lần.
Không có sự khác biệt các dấu hiệu lâm sàng
giữa bệnh nhân bệnh phổi do NTM và bệnh
nhân lao phổi. Các triệu chứng lâm sàng không
có tương quan với bệnh phổi do NTM.
Tổn thương tạo hang, giãn phế quản, thâm
nhiễm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2
nhóm bệnh nhân. Bệnh nhân có tổn thương
dạng giãn phế quản có nguy cơ bệnh phổi do
NTM tăng lên 16,289 lần; bệnh nhân không có
tổn thương dạng tạo hang có nguy cơ bệnh phổi
do NTM tăng lên 2,64 lần; bệnh nhân không có
tổn thương dạng thâm nhiễm có nguy cơ bệnh
phổi do NTM tăng lên 4,78 lần.


5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

236


Al Jarad N, Demertzis P, Jones DJ, et al. (1996), “Comparison
of characteristics of patients and treatment outcome for
pulmonary non-tuberculous mycobacterial infection and
pulmonary tuberculosis”. Thorax; 51:137-139
American Thoracic Society (2000), "Diagnostic standards and
classification of tuberculosis in adults and children", Am J
Respir Crit Care Med, 161:1376-1395
Blumberg HM, Burman WJ, Chaisson RE, et al. (2003),
"American Thoracic Society, Centers for Disease Control and
Prevention and the Infectious Diseases Society: American
Thoracic Society/Centers for Disease Control and
Prevention/Infectious Diseases Society of America: treatment
of tuberculosis", Am J Respir Crit Care Med, 167:603-662
Griffith DE, Aksamit T, Brown-Elliott BA, et al. (2007), “An
official ATS/IDSA statement: diagnosis, treatment, and
prevention of non-tuberculous mycobacterial diseases”. Am J
Respir Crit Care Med, 175, pp.367-416.

15.

Griffith DE, Aksamit T, Brown-Elliott BA, et al. (2013),
“Treatment of non-tuberculous mycobacterial infections of the
lung in HIV-negative patients”, Up to date.
Huang JH, Kao PN, Adi V, et al. (1999), “Mycobacterium
avium-intracellulare pulmonary infection in HIV-negative
patients without preexisting lung disease: diagnostic and
management limitations”. Chest, 115, pp.1033-1040.
Jeong YJ, Lee KS, Koh WJ, Han J, Kim TS, Kwon OJ (2004),
"Nontuberculous mycobacterial pulmonary infection in

immunocompetent patients: comparison of thin-section CT
and histopathologic findings", Radiology, 231:880-886.
Maiga M, Siddiqui S, Diallo S, Diarra B, Traoré B, Shea YR,
Zelazny AM, Dembele BP, Goita D, Kassambara H,
Hammond AS, Polis MA, Tounkara A (2012), Failure to
recognize nontuberculous mycobacteria leads to misdiagnosis
of chronic pulmonary tuberculosis. PLoS One 7:e36902
Marras TK, Chedore P, Ying AM, Jamieson F (2007), "Isolation
prevalence of pulmonary non-tuberculous mycobacteria in
Ontario, 1997–2003", Thorax 2007, 62:661-666
Marras TK, Daley CL (2002), "Epidemiology of human
pulmonary infection with nontuberculous mycobacteria",
Clin. Chest. Med. 2002, 23:553-567
Martien W. Borgdorff, Nico J. D. Nagelkerke, Petra E. W. de
Haas and Dick van Soolingen (2001), “Transmission of
Mycobacterium tuberculosis Depending on the Age and Sex
of Source Cases”, Am J Epidemiol;154:934–43
Prevots R D, Shaw PA, Strickland D, et al. (2010), “Nontuberculous Mycobacterial Lung Disease Prevalence at Four
Integrated Health Care Delivery Systems”. Am J Respir Crit
Care Med, Vol 182. pp 970–976
Tuberculosis Division, International Union against
Tuberculosis and Lung Disease (2005), "Tuberculosis
bacteriology-priorities and indications in high prevalence
countries: position of the technical staff of the tuberculosis
division of the International Union against Tuberculosis and
Lung Disease", Int J Tuberc Lung Dis 2005, 9:355-361
Van Ingen J, Bendien SA, de Lange WCM, et al. (2009),
“Clinical relevance of Non-tuberculous mycobacteria isolated
in the Nijmegen-Arnhem region, The Netherlands”.
Thorax;64(6):502–506

Woodring JH, Vandiviere HM (1990), "Pulmonary disease

caused by nontuberculous mycobacteria", J. Thorac
Imaging 1990.
16.

17.

World Health Organization (2009), Treatment of
tuberculosis: guidelines for national programmes, 4th
edition.
World Health Organization (2013), Global tuberculosis report
2013.

Ngày nhận bài báo:

20/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

27/11/2015
15/02/2016

Chuyên Đề Nội Khoa II



×