Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng bằng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp và ống hậu môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.05 MB, 7 trang )

Bệnh viện Trung ương Huế

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
CẮT CỤT TRỰC TRÀNG BẰNG ĐƯỜNG BỤNG TẦNG SINH MÔN
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP VÀ ỐNG HẬU MÔN
Lê Quốc Phong, Lê Lộc, Phạm Như Hiệp, Nguyễn Nhật Quang, Nguyễn Văn Lượng

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề 
Phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng phát triển nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng tôi nghiên cứu kết quả
phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng bằng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp. Khảo
sát đặc điểm lâm sàng, nội soi đại-trực tràng, chụp cắt lớp vi tính, chỉ định và kết quả sớm sau phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng: gồm 47 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được phẫu thuật nội soi từ 3.2014-8.2018 tại
khoa Ngoại tiêu hóa, Ngoại tổng hợp Bệnh viện Trung ương Huế.
- Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân được nội soi đại trực tràng, chụp
cắt lớp vi tính đa nhát, chỉ định phẫu thuật và giải phẫu bệnh.
Kết quả
Từ 3.2014 đến 8.2018, đã thực hiện 47 bệnh nhân, 19 nam và 28 nữ, tuổi trung bình 62 (32-83). Thời
gian mổ trung bình 246 phút. Tỉ lệ chuyển mổ hở 2,1%. Thời gian nằm viện trung bình là 10,7 ngày. Tỉ lệ
biến chứng sớm 17,0%: chảy máu 2,1%, nhiễm trùng tầng sinh môn 6,4%, bí tiểu 4,3%, tổn thương niệu
đạo 2,1%.
Kết luận
Phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng bằng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp là
phương pháp khả thi và an toàn, hiệu quả, thành công cao, biến chứng thấp, thời gian mổ không kéo dài,
có thể áp dụng cho những khối u xâm lấn ra tổ chức xung quanh.
Từ khóa: ung thư trực tràng, phẫu thuật nội soi

ABSTRACT
THE RESULT OF APPLICATION OF LAPAROSCOPIC ABDOMINOPERINEAL
RESECTION IN TREATMENT LOW RECTAL AND CANAL ANAL CANCER


Le Quoc Phong, Le Loc, Pham Nhu Hiep, Nguyen Nhat Quang, Nguyen Van Luong
Background
Laparoscopic colorectomie from developing nations in the World. We research a result of laparoscopic
abdominoperineal resection (LAPR) for low rectal cancer at Hue Central Hospital. The survey of feature clinic,
colorectoscopy, computerized tomography. The operative indication and the early result postoperative.
Khoa Ngoại Tiêu Hóa, Bệnh viện TW Huế

- Ngày nhận bài (Received): 20/7/2019; Ngày phản biện (Revised): 30/7/2019;
- Ngày đăng bài (Accepted): 26/8/2019
- Người phản hồi (Corresponding author): Lê Quốc Phong
- Email: , Sđt: 0905.810.199

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

113


Kết quả ứng dụng phẫu thuật nội
Bệnh
soiviện
cắt Trung
cụt trực
ương
tràng...
Huế
Marterials and method
- Marterials: From March 2014 to August 2018, a total of 47 patients who were diagnosed with low rectal
and canal anal cancers underwent laparoscopic abdominoperineal resection (LAPR) at The Digestible and
General Surgical Department of Hue Central Hospital.
- Method: Descriptive study in all patients had been examined by colorectoscopy, abdominal computerized

tomography, operative indication and histopathologic.
Results
There were 47 patients: 19 males and 28 females. The mean age at diagnosis was 62 years (range
32-83 years). The mean operating time 246 minutes. The mean length of hospital stay was 10.7 days. One
patient had a conversionopen APR 2.1% rate. The early complication 17.0% rate, 2.1% bleeding, 6.4%
perineal infection, 4.3% urinary retention, urethra injury 2.1%.
Conclusion
Laparoscopic abdominoperineal resection for low rectal cancer is feasible and safe, effective, high
success, surgical time does not long and can be applied to the tumor invade the surrounding organization.
Keyword: rectal cancer, Laparoscopic resection

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư thường
gặp, chiếm khoảng 30-40% ung thư đường tiêu
hóa. Ở nước ta, ung thư đại trực tràng khá phổ
biến thường gặp ở độ tuổi 50-70. Phẫu thuật nội
soi cắt đại trực tràng phát triển nhiều quốc gia
trên thế giới. Bệnh cảnh lâm sàng, đau bụng vùng
hạ vị, cảm giác mót rặn, đại tiện phân có máu…
Nội soi trực tràng là phương tiện chẩn đoán hình
ảnh giúp chẩn đoán chính xác vị trí, khoảng cách
u đến rìa hậu môn, đồng thời làm sinh thiết để xác
định mô học của khối u. Hiện nay, điều trị ung thư
trực tràng chủ yếu vẫn là phẫu thuật cắt bỏ trực
tràng kèm u, tùy theo vị trí và kích thức khối u để
chọn lựa phương pháp phẫu thuật thích hợp[9],
[13], [14].
Phẫu thuật mở cắt cụt trực tràng bằng đường
bụng và tầng sinh môn được W. Ernest Miles thực
hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1908. Phẫu

thuật này, cắt bỏ trực tràng và đoạn đại tràng chậu
hông, hậu môn, các cơ thắt và cơ nâng hậu môn
phải được cắt và đưa ra ngã tầng sinh môn, kết hợp
với nạo hạch rộng. Ðây là phẫu thuật rất nặng nề,
vì hậu môn bị cắt bỏ với toàn bộ cơ thắt của nó.
Phẫu thuật này đã hạn chế được tái phát và gia tăng
thời gian sống thêm cho bệnh nhân [7], [11].

114

Quan điểm về điều trị ung thư trực tràng đã
thay đổi rất nhiều. Từ năm 1982, Richard Heald
lần đầu tiên đưa ra khái niệm mạc treo trực tràng
trong điều trị ung thư trực tràng, nhiều công trình
nghiên cứu đã được tiến hành và đã chứng minh
được sự lấy bỏ mạc treo trực tràng trong phẫu thuật
ung thư trực tràng đã làm giảm đáng kể tái phát tại
chỗ và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Các
công trình nghiên cứu về giải phẫu bệnh cũng đã
làm thay đổi “bờ an toàn cách bờ dưới của khối u
2cm” [6], [12], [14].
Phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng được Jacobs
áp dụng vào năm 1991. Trải qua hai thập kỷ, phẫu
thuật nội soi đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế
giới trong ung thư đại trực tràng và khẳng định được
ưu điểm vượt trội: bệnh nhân ít đau sau mổ, hồi
phục nhanh hơn, rút ngắn thời gian nằm viện nhưng
vẫn đảm bảo về mặt ung thư học. Trong ung thư trực
tràng thấp khi không còn phẫu thuật bảo tồn cơ thắt.
Phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng bằng đường

bụng tầng sinh môn (LAPR) có ưu điểm: tránh được
đường mở bụng, rất thuật lợi khi tiến hành cắt toàn
bộ mạc treo trực tràng vì phẫu thuật viên quan sát
rõ hơn, cấu trúc giải phẫu vùng tiểu khung, bảo tồn
thần kinh tiết niệu sinh dục, góp phần nâng cao chất

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư trực tràng
thấp [1], [2], [5], [9], [10].
Góp phần ứng dụng những ưu điểm của phẫu
thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng thấp,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Kết quả ứng dụng phẫu
thuật nội soi cắt cụt trực tràng bằng đường bụng
tầng sinh môn trong điều trị ung thư trực tràng thấp
và ống hậu môn” với mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của ung thư trực tràng thấp và ống hậu môn.
2. Kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt cụt trực
tràng bằng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung
thư trực tràng thấp và ống hậu môn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 47 bệnh ung thư trực tràng thấp tại khoa
Ngoại tiêu hoá - Bệnh viện Trung ương Huế từ
3.2014 đến 8.2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

-Là một nghiên cứu lâm sàng, mô tả có can thiệp,
cắt ngang.
-Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân ung thư trực
tràng thấp, ống hậu môn: độ tuổi, địa dư, lâm sàng,
cận lâm sàng, chỉ định phẫu thuật.
-Chẩn đoán ung thư trực tràng thấp, ống hậu
môn: khám lâm sàng, thăm trực tràng, hình ảnh
cận lâm sàng và kết hợp tổn thương đại thể lúc mổ,
để xác định loại thương tổn, giải phẫu bệnh.Phân
loạigiai đoạn ung thư theo TNM.
2.3. Chỉ định
-Ung thư trực tràng thấpkhông còn bảo tồn cơ
thắt và ung thư ống hậu môn
- Không có bệnh lý nội khoa nặng ASA≤ 3
2.4. Phương pháp vô cảm
- Gây mê nội khí quản
2.5. Kỹ thuật phẫu thuật LAPR
-Tư thế bệnh nhân: nằm tư thế Trendelenburg
với hai đầu gối gấp nhẹ, bàn mổ phải điều chỉnh
được, tạo điều kiện cho việc bộc lộ phẫu trường.

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

- Vị trí Trocarts: trocart 10mm ở rốn bơm co2 áp
lực 12-14mmHg và trocart 10mm ở hố chậu phải
cách gai chậu trước trên 2-3cm; 2 trocart 5mm ở
hố chậu trái và ở bờ ngoài cơ thẳng bụng phải cách
trocart 10mm ở dưới khoảng 10cm. Dùng camera
thám sát toàn bộ ổ bụng, phát hiện di căn gan và
phúc mạc. Đánh giá mức độ xâm lấn khối u, khả

năng thực hiện qua nội soi và tình trạng di căn hạch
ổ bụng.
- Phẫu tích mở mạc treo đại tràng chậu hông
ngay tại vị trí phía trước ụ nhô, tiếp tục lên trên sát
gốc động mạch mạc treo tràng, thắt và cắt mạch
máu này tận gốc bằng Hemolock, clip. Giải phóng
đại tràng sigma và toàn bộ trực tràng xuống tận mức
cơ nâng hậu môn, khi phẫu tích cần lấy toàn bộ mạc
treo trực tràng với vỏ bọc còn nguyên vẹn, chú ý
bảo tồn hệ thống thần kinh tự động vùng chậu và
tránh làm tổn thương niệu quản hai bên. Phẫu tích
tốt sẽ thấy rõ mặt sau mạc treo trực tràng có hình
dạng như “khe mông” của người phụ nữ.Mặt trước
phẫu tích theo lớp cân Denovillier để bộc lộ túi tinh
ở nam hoặc thành sau âm đạo ở nữ. Đại tràng sigma
được cắt ở vị trí dự kiến và đưa ra làm hậu môn nhân
tạo vĩnh viễn ở hố chậu trái.
-Hậu môn được khâu kín và đường rạch da
quanh hậu môn lấy toàn bộ bệnh phẩm ra ngoài bao
gồm trực tràng có u, cơ thắt cùng khối mỡ hố ngồi
trực tràng. Đặt dẫn lưu tầng sinh môn và túi cùng
Douglas.
2.6. Kết quả sớm sau phẫu thuật
2.7. Xử lý số liệu
Theo các phương pháp thống kê y học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố theo giới
Giới

n


%

Nam

19

40,4

Nữ

28

59,6

Tổng

47

100

115


Kết quả ứng dụng phẫu thuật nội
Bệnh
soiviện
cắt Trung
cụt trực
ương

tràng...
Huế
Bảng 2. Phân bố theo tuổi
Tuổi

<50

50-70

>70

Tổng

n

10

25

12

47

%

21,3

53,2

25,5


100

Tuổi nhỏ nhất 32, lớn nhất 83, trung bình 62,06±12,2
Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng
Lâm sàng
n

%

Đau quặn bụng

8

17,0

Đau hạ vị

10

21,3

Đau hậu môn

7

14,9

Mót rặn


14

29,8

Đại tiện ra máu

42

89,4

Táo bón

12

25,5

Thăm trực tràng có u

47

100

Bảng 4. Kết quả cắt lớp vi tính đa nhát cắt
Dạng thương tổn
n

%

Phát hiện khối u


47

100

Xâm lấn tổ chức xung quanh

10

21,3

Hạch

15

31,9

Bảng 5. Kết quả nội soi trực tràng
Hình ảnh

n

%

Thể loét

4

8,5

Thể loét sùi


37

78,7

Thể thâm nhiễm

6

12,8

Tổng

47

100

Bảng 6. Vị trí khối u cách rìa hậu môn khi nội soi
Kích thước

<3cm

3- ≤5cm

Tổng

n

28


19

47

%

59,57

40,43

100

Bảng 7. Giai đoạn T theo TNM

116

Giai đoạn

n

%

T1

0

0

T2


3

6,4

T3

30

63,8

T4

14

29,8

Tổng

47

100

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
Bảng 8. Vị trí khối U
Vị trí khối u

n


%

Trực tràng thấp

40

85,1

Trực tràng thấp-ống hậu môn

4

8,5

Ống hậu môn

3

6,4

Tổng

47

100

Thời gian

Bảng 9. Thời gian phẫu thuật và nằm viện

Dài nhất
Ngắn nhất

Trung bình

Phẫu thuật (Phút)

290

180

246,9±29,5

Nằm viện (Ngày)

8

20

10,7±3,1

Biến chứng

Bảng 10. Biến chứng sau mổ
n

%

Chảy máu


1

2,1

Nhiễm trùng tầng sinh môn

3

6,4

Tụt hậu môn nhân tạo

1

2,1

Tổn thương niệu đạo

1

2,1

Bí tiểu

2

4,3

Tổng


8

17,0

IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
Ung thư trực tràng là bệnh lý ở bệnh nhân lớn
tuổi thường gặp độ tuổi 50-70. Trong nghiên cứu
này: tuổi nhỏ nhất 32, tuổi lớn nhất 83, trung bình
62,06±12,18, nhóm tuổi từ 50 đến 70 chiếm tỉ lệ
cao là 53,19%. Tác giả trong nước có tuổi thấp
hơn: Mai Đức Hùng là 55,8 [3]; Phạm Văn Bình là
55,3 [1]. Tác giả nước ngoài như: Marks J tuổi trung
bình 59,2 (22-85) [11], Benek M tuổi trung bình 68
(39-81) [7], Fernández-Cbrián J M tuổi trung bình
63,5±10,5(35-92) [9]. Kết quả này tương đương với
chúng tôi.
Ung thư trực tràng hầu hết bệnh nhân vào viện
là đại tiện ra máu chiếm tỉ lệ trên 70%. Nghiên cứu
này cho thấy đại tiện ra máu chiếm tỉ lệ 89,36%,
thăm trực tràng phát hiện u chiếm tỉ lệ 100%. Nội
soi đại-trực tràng ở 47 bệnh nhân phát hiện khối u là
100%. Vì vậy, để chẩn đoán xác định ung thư trực
tràng nội soi là cần thiết, có độ nhạy cao, dễ thực
hiện, xác định khối u đã chiếm hết lòng trực tràng

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

hay chưa, khoảng cách từ khối u đến rìa hậu môn và
kết hợp sinh thiết làm giải phẫu bệnh. Siêu âm trong

ung thư đường tiêu hóa có độ nhạy thấp vì ống tiêu
hóa là tạng rỗng, siêu âm chỉ có giá trị phát hiện dày
thành đại-trực tràng, các nốt di căn ở gan, thận và
các hạch di căn trong ổ phúc mạc. Trong nghiên cứu
này phát hiện dày thành trực tràng chiếm 36,17%,
di căn gan chiếm 4,26%, không phát hiện hạch ổ
bụng. Điều này cho thấy hạch trong ung thư đại trực
tràng khó phát hiện vì hạch nằm dọc theo mạc treo
trực tràng, sâu trong tiểu khung nên siêu âm khó
khảo sát. Siêu âm nội soi qua đường trực tràng là
phương tiện tin cậy trong chẩn đoán ung thư trực
tràng nhưng ở cơ sở chúng tôi mới đưa vào ứng
dụng. CTS canner được chụp cho tất cả bệnh nhân u
trực tràng để phát hiện khối u, đo kích thước khối u
và đánh giá mức độ xâm lấn khối u ra tổ chức xung
quanh, di căn hạch, di căn gan. Với các phương tiện
MRI, PET Scanner thì có thể phát hiện chính xác,
các di căn hạch và mức độ xâm lấn của u ra tổ chức
xung quanh [9], [11], [12], [14].

117


Kết quả ứng dụng phẫu thuật nội
Bệnh
soiviện
cắt Trung
cụt trực
ương
tràng...

Huế
Tổn thương đại thể trong ung thư trực tràng có
nhiều dạng khác nhau nhưng chiếm tỉ lệ cao là dạng
loét sùi. Nghiên cứu này, thể loét sùi chiếm 78,73%,
thể thâm nhiễm chiếm 12,76%, thể loét chiếm
8,51%. Nghiên cứu của Mai Đức Hùng, thể loét sùi
chiếm 84,30%, thể thâm nhiễm chiếm 9,1%, thể
loét chiếm 6,60%. Nghiên cứu của Võ Tấn Long,
thể loét sùi chiếm 78,50%, thể thâm nhiễm chiếm
18,90%, thể loét chiếm 2,60%. Đo kích thước của u
dựa trên đánh giá của u sau khi phẫu thuật. Nghiên
cứu này phân thành hai nhóm: u<5cm chiếm
59,57% và u≥5cm chiếm 40,43%. Kết quả của
Mai Đức Hùng: u<5cm chiếm 87,76% và u≥5cm
chiếm 12,4%[3]. Kết quả của Võ Tấn Long: u<5cm
chiếm 57,40% và u≥5cm chiếm 42,60%[4]. Nghiên
cứu của Christophe Laurent: u<5cm chiếm 50,8%
và u≥5cm chiếm 49,2%[8]. Những khối u có kích
thước <5cm cho phép chúng ta phẫu tích dễ dàng
trong phẫu thuật nội soi và thời gian phẫu thuật
ngắn lại. Kết quả giải phẫu bệnh là 100% là ung thư
biểu mô tuyến.
4.2. Chỉ định và kết quả của phẫu thuật LAPR
Ngày nay, quan điểm điều trị phẫu thuật ung thư
trực tràng thấp có nhiều thay đổi vì sự hiểu biết về
ung thư học và bờ an toàn của khối u; cắt bỏ đoạn
trực tràng thấp bảo tồn cơ thắt nối đại tràng với ống
hậu môn; cắt gian cơ thắt qua ngã hậu môn, trực
tràng được kéo qua ngã hậu môn, được cắt thành
một khối cùng với mạc treo và cuống mạch, miệng

nối thực hiện ngay trên đường lược; phẫu thuật mở
cắt bỏ trực tràng qua đường bụng và tầng sinh môn
gọi là phẫu thuật Miles. Việc chọn bệnh nhân cho
từng phương pháp rất kỹ lưỡng. Phẫu thuật Miles
hở rất nặng nề, phẫu tích về phía tiểu khung khó khi

đi sâu về phía đáy chậu. Vì vậy, nhờ vào sự tiến bộ
của dụng cụ phẫu thuật nội soi như: dao siêu âm,
ligasure... Phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng bằng
đường bụng tầng sinh môn (LAPR) cho phép giải
phóng toàn bộ trực tràng, cắt toàn bộ mạc treo trực
tràng, bảo tồn thần kinh tự động vùng chậu và bóc
hạch hai bên vùng tiểu khung. Trong nghiên cứu
này, chỉ định phẫu thuật (LAPR) cho các khối u
trực tràng thấp bờ trên u cách rìa hậu môn ≤5cm,
không thể phẫu thuật bảo tồn cơ thắt và ung thư ống
hậu môn. Bệnh nhân ở giai đoạn T3 chiếm 63,83%
và T4 chiếm 29,79%, những bệnh nhân T4 khối u
xâm lấn ra tổ chức mỡ xung quanh trực tràng, có thể
xâm lấn vào hệ thống cơ thắt và cơ nâng hậu môn.
Nghiên cứu của Saito Norio và cộng sự, khối u cách
rìa hậu môn trung bình 3cm (1-5cm), T3 chiếm ưu
thế 67,1% [12]. Nghiên cứu của Bebenek M, mẫu
n=210 với T3-4N0 và T3-4N1-2, khối u khu trú
[7]. Nghiên cứu của Simon S. M. Ng và cộng sự,
nhóm phẫu thuật Miles nội soi n=51, giai đoạn I, II,
III, IV chiếm lần lượt là 19,61%, 25,49%, 33,33%,
21,57%, tỉ lệ thành công là 90,2%, chuyển mổ hở
là 9,8% [13]. Nghiên cứu này, tỉ lệ thành công là
97,9%, chuyển mổ hở 2,1%.

V. KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng bằng đường
bụng tầng sinh môn, điều trị ung thư trực tràng thấp
là phương pháp an toàn, hiệu quả, tỉ lệ thành công
cao, biến chứng thấp, thời gian mổ không kéo dài,
có thể áp dụng cho những khối u xâm lấn ra tổ chức
xung quanh, cần siêu âm nội soi và chụp cắt lớp vi
tính đa nhát cắt, đánh giá mức độ xâm lấn để có chỉ
định phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Binh V. Pham et al (2017), “Laparoscopic
abdominoperineal resection forlow rectal cancers
at National Cancer Hospital of Vietnam”, Open
Access Library Journal, 1-8.
2. Nguyễn Minh Hải, Võ Tấn Long và cộng sự

(2010), “Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật
cắt đoạn trực tràng thấp qua nội soi với miệng
nối đại tràng-hậu môn khâu tay qua đường hậu
môn có bảo tồn cơ thắt cho ung thư trực tràng
thấp”, Ngoại khoa số đặc biệt, tr 119-125.

118

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
3. Mai Đức Hùng (2003), “Góp phần nghiên cứu

các tai biến và biến chứng của phẫu thuật Miles”,
Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y-Dược TP Hồ
Chí Minh, tr 1-60.
4. Võ Tấn Long (1999), “Ung thư trực tràng: Đặc
điểm bệnh lý-Điều trị phẫu thuật”, Luận án tiến
sĩ y học, Đại học Y-Dược TP Hồ Chí Minh,
tr 1-84.
5. Lâm Việt Trung (2006), “Phẫu thuật Miles qua
nội soi ổ bụng qua 61 trường hợp”, Y học TP.
Hồ Chí Minh, Tập 10, phụ bản số 4, tr 127-133.
6. Baik S H et al (2007), “Factors influencing
pathologic results after total mesorectal excision
for rectal cancer: Analysis of consecutive 100
case”, Annals of Surgical Oncology, 15(3),
pp 721-728.
7. Bebenek M et al (2009), “Abdominosacral
amputation of the rectum for low rectal cancers:
Ten years of experience”, Ann Surg Oncol, 16,
pp 2211-2217.
8. Christophe Laurent (2009), “Laparoscopie versus open surgery for rectal cancer: Long-term
oncologic result”, Annal of Surgery, Vol 250,
N0 1, pp 54-61.
9. Fernández-Cebrián J M et al (2009), “Initial
surgical experience in laparoscopic total
mesorectal excision for Middle and low third
rectal cancer: Short-term result”, Clin Transl

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

Oncol, 11, pp 460-464.

10. Law W. L et al (2004), “Early outcome of 100
patients with laparoscopic resection for rectal
neoplasm”, Surg Endosc, 18, pp.1592-1596.
11. Marks J et al (2010), “Laparoscopic transanal
abdominal transanal resectionwith sphincter
preservation for rectal cancer in the distal 3cm
of the rectum after neoadjuvant therapy”, Surg
Endosc, 24, pp.2700-2707.
12. Saito N et al (2009), “Oncologic outcome of
intersphincter resection for very low rectal
cancer”, World J Surg, 33, pp 1750-1756.
13. Simon S. M Ng et al (2008), “LaparoscopieAssisted Versus Open Abdominoperineal
Resection for Low Rectal Cancers: A Prospective
Randomized Trial”, Annals of Surgical
Oncology, 15(9), pp 2418-2425.
14. Shihab O. C et al (2009), “MRI staging of low
rectal cancer”, Eur Radiol, 19, pp 643-650.
15. Skrovia M et al (2014), “Laparoscopic
abdominoperineal resection with intraoperative
radiotherapy for locally advanced low rectal
cancer”, Biomed Pap Med Fac Univ Palacky
Olomouc Czech Repub, 158(3): 447-450.
16. Wang YW et al (2015), “Laparoscopicvsopenabdominoperineal resection in the multimodality
management forlow rectal cancers”, World Journal of Gastroenterology, 21(35): 10174-10183.

119




×