Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm tổn thương mô bệnh học của hội chứng thận hư nguyên phát ở người lớn tại Bệnh viện Thống Nhất tp. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.44 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC
CỦA HỘI CHỨNG THẬN HƯ NGUYÊN PHÁT Ở NGƯỜI LỚN
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP. HCM
Nguyễn Bách*, Huỳnh Ngọc Linh**, Trần Hiệp Đức Thắng***

TÓM TẮT
Mục tiêu: Hiện chưa có dữ liệu về đặc điểm tổn thương mô bệnh học của hội chứng thận hư (HCTH)
nguyên phát tại Việt Nam. Chúng tôi thực hiện sinh thiết thận cho tất cả các bệnh nhân (BN) có HCTH nguyên
phát ở người lớn tại Bệnh Viện Thống Nhất, TP HCM để tìm hiểu các đặc điểm tổn thương mô bệnh học của
HCTH nguyên phát tại một trung tâm.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân: 61 BN được chẩn đoán HCTH nguyên phát (38
nam, 23 nữ) tại Khoa Thận- Bệnh viện Thống Nhất, TP HCM trong khoảng thời gian 3/2011 đến 4/2015. Tiêu
chuẩn chọn bệnh: (1). Được chẩn đoán HCTH nguyên phát và có sinh thiết thận, (2). Mô sinh thiết đầy đủ để
chẩn đoán giải phẫu bệnh. (3). Tuổi ≥ 15. Tiêu chuẩn loại trừ: HCTH có ≥ 2 tổn thương mô bệnh học trên một
BN.Phương pháp: tiến cứu, mô tả. Xử lý thống kê: Sử dụng phần mềm SPSS 10.0. Các biến định được so sánh
bởi 2 tỷ lệ và kiểm định bằng test χ 2 . p<0,05 được xem có ý nghĩa thống kê.
Kết quả: Tỷ lệ thể sang thương tối thiểu, xơ hóa từng ổ đoạn, viêm cầu thận màng và bệnh thận IgA lần
lượt chiếm tỷ lệ 59%; 27,9%; 9,8% và 3,3%. Tỷ lệ mẫu mô có cầu thận xơ hóa toàn bộ là 50,8%. Tỷ lệ xơ hóa mô
kẽ 34,4%. Lắng đọng IgM và C1q lần lượt là 67,2% và 29,5%.
Kết luận: Nghiên cứu 61 bệnh nhân HCTH nguyên phát tại Bệnh Viện Thống Nhất, Tp HCM rút ra kết
luận thể sang thương tối thiểu và xơ hóa từng ổ đoạn thường gặp nhất. Điểm đặc biệt là viêm cầu thận màng rất
ít gặp. Tỷ lệ cao các mô có cầu thận xơ hóa toàn bộ và xơ hóa mô kẽ trong số các mẫu mô thận được sinh thiết.
Lắng đọng IgM chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là C1q. Tỷ lệ cao có tiểu máu vi thể và xơ hóa mô kẽ trong tổn thương
xơ hóa từng ổ đoạn so với thể sang thương tối thiểu.
Từ khóa: sinh thiết thận, bệnh cầu thận, mô bệnh học thận, người lớn.

ABSTRACT


HISTOLOGIC PATTERNS OF PRIMARY NEPHROTIC SYNDROME
IN THONG NHAT HOSPITAL, HCM CITY
Nguyen Bach, Huynh Ngoc Linh, Tran Hiep Duc Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 99 - 103
Objectives:There has not been a published study on the causes of kidney diseases in Vietnam. We routinely
performed renal biopsy in all patients referred to our renal clinic in Ho Chi Minh City for primary nephrotic
syndromes.
Patients and methods: Patients: We reviewed the records of 61 patients (aged > 15 years old, male 68,
female 23) at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City with native kidney biopsy perfomed from March 2011 to
March 2015. Criteria of exclusion: biopsies that yielded inadequate samples for meaningful histologic studies and
* Khoa Nội thận BV Thống Nhất
** Bộ môn Giải phẫu bệnh, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp. HCM
*** Khoa Giải phẫu bệnh, BV Nhân dân Gia Định, Tp. HCM
Tác giả liên lạc: Ts Nguyễn Bách
ĐT: 0918209808
Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

99


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

patients younger than 15 years old at the time of biopsy. Methods: prospectively Data analysis: SPSS 22.0 was
used for analysis. Data were reported as prevalance and were coded in contingency tables and compared by the chi
square test. A p-value <0.05 by two tailed testing was considered stasitically significant.
Results: The percentage of Minimal change disease (MCD), Focal segemental glomerulonephritis (FSGS),

and IgA nephropathy was 59%; 27.9% and 3.3% respectively. Membranous nephropathy (MN) accounted for
only 9.8%. The percentage of glomerular global sclerosis and interstitial fibrosis were 50.8% and 34.4%,
respectively. IgM and C1q deposits on the outer surface of capillary walls were 67.2% và 29.5%, respectively.
Conclusions: Our data showed that MCD, FSGS were the most common cause of primary nephrotic
syndromes. MN was quite uncommon. There were high percentage of glomerular global sclerosis and interstitial
fibrosis in these tissues and highest percentage of IgM in glomelular.
Keywords: kidney biopsy, glomerular diseases, renal histology, Vietnamese adults.

ĐẶT VẤN ĐỀ

BỆNHNHÂN-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU

Tại Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê
chính xác nhưng tại các khoa Thận, hội chứng
thận hư (HCTH) nguyên phát ở người lớn là mặt
bệnh rất thường gặp. Phần lớn các bệnh nhân
này không được sinh thiết thận và chỉ nhận điều
trị theo phác đồ chung bằng steroid. Do vậy,
chúng ta chưa có dữ liệu ở phạm vi quốc gia về
đặc điểm tổn thương mô bệnh học của HCTH
nguyên phát do thiếu dữ liệu về sinh thiết thận.
Điều này làm cho việc áp dụng các phác đồ điều
trị, nghiên cứu khoa học gặp nhiều khó khăn.

Bệnh nhân

Đặc điểm tổn thương mô bệnh học của
HCTH nguyên phát rất khác nhau giữa các
quốc gia, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như
chủng tộc, độ tuổi, đặc điểm di truyền, môi

trường. Theo y văn, HCTH nguyên phát
chiếm 25% BN có HCTH. Trong HCTH
nguyên phát ở người trưởng thành tổn thương
màng thường gặp nhất (40%), kế đến là sang
thương tối thiểu (20%) và xơ hóa khu trú từng
ổ đoạn (20%), viêm cầu thận tăng sinh màng
10% và các dạng khác chiếm 10%(9).
Chúng tôi thực hiện sinh thiết thận cho tất cả
các bệnh nhân có HCTH nguyên phát ở người
lớn tại Bệnh Viện Thống Nhất, TP HCM. Mẫu
mô thận được chuyển đến các bác sĩ giải phẫu
bệnh giàu kinh nghiệm, chuyên về Thận để tìm
hiểu các đặc điểm tổn thương mô bệnh học của
HCTH nguyên phát tại một trung tâm.

100

61 BN được chẩn đoán HCTH nguyên phát
(38 nam, 23 nữ) tại Khoa Thận- Bệnh viện Thống
Nhất, TP HCM trong khoảng thời gian 3/2011
đến 4/2015.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi ≥ 15, được chẩn đoán HCTH nguyên
phát và có sinh thiết thận, mô sinh thiết đầy đủ
để chẩn đoán giải phẫu bệnh.
Tiêu chuẩn loại trừ
HCTH có ≥ 2 tổn thương mô bệnh học trên
một BN.


Phương pháp nghiên cứu
Mô tả, tiến cứu.
Tất cả các mẫu mô thận được kỷ thuật viên
giàu kinh nghiệm xử lý và được 2 bác sĩ giải
phẫu bệnh chuyên về thận học đọc kết quả. Tất
cả mô đều được nhuộm HE, PAS và miễn dịch
huỳnh quang với 5 markers (IgA, IgG, IgM, C3
và C1q).
HCTH được chẩn đoán dựa vào đạm niệu >
3,5g/ngày và giảm albumin máu <3,5g/dL có
hoặc không có phù, tăng cholesterole máu(6).
Chẩn đoán bệnh cầu thận nguyên phát: bằng
phương pháp loại trừ các nguyên nhân thứ phát.
Xét nghiệm huyết thanh âm tính với các virus
HIV, HBV, HCV, giang mai, ANCA, ANA và
không có các bệnh lý hệ thống nào tại thời điểm

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
sinh thiết thận như đái tháo đường, lupus…và
HCTH khởi phát cấp tính.
Chẩn đoán giải phẫu bệnh của các thể viêm
cầu thận màng dưới kính hiển vi điện tử khi có
dày màng đáy cầu thận, miễn dịch huỳnh quang
lắng đọng IgG ở bề mặt mao mạch cầu thận(2).
Thể sang thương tối thiểu: không có bất thường
mô bệnh học của cầu thận dưới kính hiển vi
quang học(5). Thể xơ hóa từng ổ đoạn: vùng xơ ở

một phần của búi mao mao cầu thận và chỉ xảy
ra ở một số cầu thận(3).

Xử lý thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Các biến định
được so sánh bởi 2 tỷ lệ và kiểm định bằng test
χ 2 . p<0,05 được xem có ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân có HCTH
nguyên phát (n= 61)
Đặc điểm
Tuổi ( X ± SD)
Tuổi ≥ 60
Giới tính nam
Sống ở thành phố
Cân nặng tại thời điểm sinh

Trị trung bình
43,82±18,68
(15-81)

15(24,6)
38(62,3)
32(52,5)
60,90±10,89

thiết thận (kg), ( X ± SD)
Tiền sử có HCTH
Độ lọc cầu thận** < 60 mL/p,

n (%)
Độ lọc cầu thận ( X ± SD)
Tiền sử có sử dụng thuốc có
thể gây HCTH*
Suy thận cấp cần lọc máu
cấp cứu
Tăng huyết áp**
Viêm gan siêu vi B

Số BN (%)

38(62,3)
23(37,7)
71,22±32,87
8(13,1)
1(1,6)
14(23)
2(3,3)

*Thuốc NSAIDS, đông y, thảo dược, Interferon. ** tại thời
điểm sinh thiết thận

Bảng 2: Tỷ lệ các thể tổn thương mô bệnh học trong
HCTH nguyên phát
Các thương Tất cả BN Nhóm ≥ 60 Nhóm < 60
P
tổn mô bệnh
(n=15)
(n=61)
(n=46)

học
Sang thương
36(59)
9(60)
27(58,69) 0,597
tối thiểu, n (%)
Xơ hóa khu trú 17(27,9) 4(26,67) 13(28,26)
từng ổ, n(%)

Membranous
nephropathy
Bệnh thận IgA,
n(%)

Nghiên cứu Y học
6(9,8)

1(6,67)

5(10,87)

2(3,3)

1(6,67)

1(2,17)

Bảng 3: Đặc điểm mô bệnh học dưới kính hiển vi
thường và miễn dịch huỳnh quang
Đặc điểm

Tất cả BN Nhóm ≥ 60
mô bệnh
(n=15)
(n=61)
học
Tỷ lệ có cầu
31(50,8)
10(66,67)
thận xơ hóa
toàn bộ
Xơ hóa mô
21(34,4)
7(46,67)
kẽ
Lắng đọng
2(3,3)
1(6,67)
IgA
Lắng đọng
41(67,2)
10(66,67)
IgM
Lắng đọng Ig
6(9,8)
2(13,33)
G
Lắng đọng
4(8,2)
3(20)
C3

Lắng đọng
18(29,5)
6(40)
C1q
Hoại tử ống
2(3,3)
thận

Nhóm < 60
(n=46)

P

21(45,65)

0,132

14(30,44)

0,2

1(2,17)
31(67,39)

0,597

4(8,69)

0,461


2(43,48)
12(26,08)

0,239

Bảng 4: Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của
HCTH thể sang thương tối thiểu và xơ hóa từng ổ
Đặc điểm

Sang thương Xơ hóa khu
tối thiểu
trú
(n=36)
từng ổ, đoạn
(n=17)
Giới nam, n(%)
20(55,55)
12(70,58)
Tuổi ≥ 60, n(%)
9(25)
4(23,52)
Tiểu máu, n(%)
13(36,11)
13(76,47)
Tăng huyết áp, n(%)
9(25)
3(17,64)
Phù, n(%)
26(72,22)
12(70,58)

Độ lọc cầu thận <60
13(36,11)
7(41,17)
mL/phút, n(%)
Hb, n(%)
13,47±2,06 12,32±1,93
Rối loạn lipid máu, n 32(88,89)
16(94,11)
(%)
Xơ hóa mô kẽ, n(%)
6(16,67)
13(76,47)
Xơ hóa cầu thận toàn 12(33,33)
13(76,47)
bộ, n(%)
Lắng đọng IgM, n(%) 23(63,88)
16(94,11)
Lắng đọng IgG, n(%)
1
0

p

0,230
0,597
0,007
0,413
0,574
0,476
0,056

0,480
0,000
0,004
0,018

BÀN LUẬN
Về đặc điểm mô bệnh học của HCTH
nguyên phát: nghiên cứu này cho thấy có 2 đặc
điểm đặc biệt là tỷ lệ cao tổn thương dạng xơ
hóa từ ổ, đoạn, tỷ lệ rất thấp thể viêm cầu thận

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

101


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

màng và tỷ lệ cao các mô thận có cầu thận xơ hóa
toàn bộ kể cả nhóm bệnh nhân < 60 tuổi và thể
sang thương tối thiểu

cũng ghi nhận xơ hóa khu trú từng ổ đoạn
đang là nguyên nhân hàng đầu bệnh cầu thận
nguyên phát(1).

Theo y văn, số liệu từ các nghiên cứu trước
đây ghi nhận HCTH nguyên phát ở người

trưởng thành tổn thương màng thường gặp nhất
(40%), kế đến là sang thương tối thiểu (20%) và
xơ hóa khu trú từng ổ đoạn (20%), viêm cầu thận
tăng sinh màng 10% và các dạng khác chiếm
10%(9). Trong khi đó, ở trong nghiên cứu của
chúng tôi, HCTH nguyên phát ở người trưởng
thành tổn thương mô bệnh học dạng sang
thương tối thiểu và xơ hóa khu trú từng ổ, đoạn
thường gặp nhất, theo thứ tự chiếm 59% và
27,9%. Bệnh lý viêm cầu thận màng
(membranous nephropathy) lại rất ít gặp chỉ
chiếm tỷ lệ 9,8%. Năm 2014, ở người cao tuổi
chúng tôi cũng tìm hiểu thể tổn thương mô bệnh
học của bệnh lý thận được sinh thiết và cũng
nhận thấy tổn thương dạng xơ hóa từng ổ đoạn
chiếm tỷ lệ cao nhất (38,46%), kế đến là sang
thương tối thiểu (26,92%) trong số bệnh lý thận
được sinh thiết(7). Nguyên nhân viêm cầu thận
màng ít gặp có thể do mẫu nghiên cứu nhỏ hoặc
tính chất cơ cấu mô bệnh học đã thay đổi theo
thời gian. Kết quả chúng tôi cũng phù hợp với
các tác giả khác. Thí dụ, xơ hóa khu trú từng ổ
đoạn chiếm tỷ lệ cao tương đương với các tác giả
Gianluigi Zaza tại Trung Quốc(11) và tác giả Woo
KT và cộng sự tại Singapore(10). Theo Gianluigi
Zaza, tần suất xơ hóa khu trú từng ổ đoạn tăng
dần hằng năm khoảng 0,62 ca mới/năm/10 5 dân.
Haas và cộng sự xác nhận sự gia tăng tỷ lệ này,
tác giả nhận thấy xơ hóa khu trú từng ổ đoạn
tăng gấp 3 lần từ năm 1974 đến 1993(4). Woo KT

nghiên cứu hồi cứu 2,586 mẫu sinh thiết thận
trong 3 thập kỷ tại Singapore, trong thập kỷ đầu
nhận thấy viêm cầu thận tăng sinh gian mạch
chiếm tỷ lệ cao nhất của bệnh cầu thận nguyên
phát. Ở thập kỷ thứ 2, tần suất viêm cầu thận
tăng sinh gian mạch giảm. Sang thập kỷ thứ 3,
tác giả quan sát thấy xơ hóa khu trú từng ổ đoạn
tăng rất cao tương tự ở các quốc gia khác như
Úc, Ấn Độ, Thái Lan và Hoa kỳ(10). Tại Brazil,

Điểm đặc biệt thứ 2 trong nghiên cứu này
mà chúng tôi ghi nhận được là tỷ lệ mẫu mô
thận có cầu thận xơ hóa toàn bộ cao (50,8%) kể cả
ở nhóm trẻ nhóm < 60 tuổi. Lắng đọng IgM
chiếm tỷ lệ cao (67,2%). Ở nhóm bệnh nhân cao
tuổi, trong một nghiên cứu của chúng tôi về
bệnh lý thận được sinh thiết ở người cao tuổi, tỷ
lệ có cầu thận xơ hóa toàn bộ chiếm tỷ lệ rất cao
61,5%(7). Đây là điểm cần chú ý về nguy cơ suy
giảm chức năng thận ở bệnh nhân có HCTH.
Điều này cũng rất phù hợp với lâm sàng, kết quả
bảng 1 ghi nhận độ lọc cầu thận giảm <
60mL/phút chiếm tỷ lệ 37,7%.

102

Ở thể xơ hóa khu trú từng ổ, đoạn có tỷ lệ
cao tiểu máu và mô bệnh học có sự xơ hóa mô
kẽ. Tiểu máu có thể là một đặc điểm gợi ý thể xơ
hóa khu trú từng ổ, đoạn. Xơ hóa mô kẽ và xơ

hóa cầu thận toàn bộ hoặc từng ổ đoạn là một
đặc điểm cần lưu ý diễn tiến đến suy thận mạn.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu 61 bệnh nhân HCTH nguyên
phát tại Bệnh Viện Thống Nhất, Tp HCM rút ra
kết luận thể sang thương tối thiểu và xơ hóa
từng ổ đoạn thường gặp nhất. Điểm đặc biệt là
viêm cầu thận màng rất ít gặp. Tỷ lệ cao các mô
có cầu thận xơ hóa toàn bộ và xơ hóa mô kẽ
trong số các mẫu mô thận được sinh thiết. Lắng
đọng IgM chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là C1q. Tỷ
lệ cao có tiểu máu vi thể và xơ hóa mô kẽ trong
tổn thương xơ hóa từng ổ đoạn so với thể sang
thương tối thiểu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Bahiense-OM, Saldanha LB, Mota A, et al. Primary glomerular
diseases in Brazil:1997-1999. Is the frequency of FSGS
increasing ?. Clin Nephrol. 2004; 61:483-487.
Couser WG, Cattran DC (2010). Membranous Nephropathy.
In: Couser WG (Editors), Comprehensive Clinical
Nephrology. Elsevier Sauders 4th Edition, Philadelphia,
pp.248-259.

Gerald B, Appel, Vivette D. D’ Agati (2010). Primary and
Secondary causes of focal segmental glomerulosclerosis. In:
Gerald B (Editors). Comprehensive clinical Nephrology.
Elservier Sauders 4th edition, San Diego. Pp 228- 240.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
4.

5.

6.

7.

8.

Haas M, Spargo BH, Conventry S (1995). Increasing incidence
of focal-segmental glomerulosclerosis among the aldult
nephropathies: a 20-year renal biopsy study. Am J Kidney Dis
1995; 26: 740-750.
Mason PD, Hoyer PF (2010). Minimal change nephrotic
syndrome. In: Mason PD (Editors), Comprehensive clinical
Nephrology. Elservier Sauders, 4th edition, Philadelphia. Pp
218-227.
Nachman PH, et al (2012). “Primary glomerular diseases.
Immunoglobulin A Nephropathy”. In: Patrick H. Nachman
(Editors), The kidney. 9th edition. Sauders Elsevier,

Philadelphia, pp 1141-1150.
Nguyễn Bách, Lê Ngọc Trân, Huỳnh Ngọc Linh (2014). Một
số đặc điểm bệnh lý cầu thận ở người cao tuổi tại bệnh viện
Thống Nhất Tp HCM (2014). Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí
Minh. ISSN 1859-1779, Phụ Bản Tập 18* Số 4* 2014. Tr: 166171.
Renee H (1975). Classification of glomerulonephropathies.
Proc Eur Dial Transplant Assoc. 11: 89-102.

9.

10.

11.

Nghiên cứu Y học

Rosenberg ME (2002). Symptomatic urinary abnomarmalities:
nephrotic and nephritic syndrome. In:Congress of
Nephrology, Francesco Paolo Schena Bari 12/08/2002. Pp 4350.
Woo KT, Chan CM, Mooi CY, L-Choong H, Tan HK, Foo M,
Lee GS, Anantharaman V, Lim CH, Tan CC, Lee EJ, Chiang
GS, Tan PH, Boon TH, Fook-Chong S, Wong KS (2010). The
changing pattern of glomerulonephritis in Singapore over the
past three decades. Clin Nephrol 2010 74(5): 372-83.
Zaza G, Bernich P and A Lupo (2013). Register of Renal
Biopsies. Incidence of primary glomerulonephritis in a large
North – Eastern Italian area: a 13 – year renal biopsy study.
Neprol Dial Transplant (2013) 28: 367-372.

Ngày nhận bài báo:


04/07/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/07/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

103



×