Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát mối tương quan giữa siêu âm sinh hiển vi và chụp cắt lớp cố kết quang học phần trước nhãn cầu trong phát hiện góc tiền phòng hẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.59 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA SIÊU ÂM SINH HIỂN VI
VÀ CHỤP CẮT LỚP CỐ KẾT QUANG HỌC PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU
TRONG PHÁT HIỆN GÓC TIỀN PHÒNG HẸP.
Nguyễn Thị Hiên*, Võ Quang Minh*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tương quan giữa siêu âm sinh hiển vi (UBM) và chụp cắt lớp cố kết quang học phần
trước nhãn cầu (AS-OCT) trong phát hiện góc tiền phòng hẹp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích. 62 mắt
của 31 người có góc tiền phòng hẹp khi soi góc tiền phòng trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2014 đến tháng
6 năm 2015. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. 62 con mắt chọn vào mẫu nghiên
cứu được đưa đi làm UBM tại khoa Chẩn đoán hình và chụp AS-OCT tại khoa Khúc xạ. Các chỉ số được thu thập
bao gồm độ sâu tiền phòng (ACD), các chỉ số góc tiền phòng tại vị trí cách cựa củng mạc 500µm (AOD500,
TISA500, ARA500), sự đóng, mở góc.
Kết quả: Tuổi trung bình mẫu nghiên cứu 53,84 ± 6,52 tuổi, tỷ lệ nam: nữ là 1:5.Các thông số góc tiền
phòng (AOD500, ARA500, TISA500) đo bằng UBM và AS-OCT cho kết quả tương đồng nhau (hệ số tương
đồng trong khoảng 0,84 đến 0,99) và độ nhạy, độ đặc hiệu cao. Diện tích vùng dưới đường cong của các thông số
này đều nằm trong khoảng 0,906 – 0,975. Kết quả đo ACD giữa UBM và AS-OCT có sự tương đồng 0,938 với
độ tin cậy 95%.
Kết luận và kiến nghị :UBM tương tự như AS-OCT trong đo bán phần trước định lượng và phát hiện góc
tiền phòng hẹp. AS-OCT là phương pháp dễ thực hiện và không cần tiếp xúc với mắt còn UBM thì đòi hỏi tiếp
xúc trực tiếp với mắt qua chén chuyên dụng. Cả UBM và AS-OCT là hai phương pháp hữu hiệu để sàng lọc
những người có nguy cơ mắc bệnh Glôcôm góc đóng nguyên phát.
Từ khóa: Góc tiền phòng hẹp, siêu âm sinh hiển vi (UBM), chụp cắt lớp cố kết quang học phần trước nhãn
cầu (AS-OCT).

ABSTRACT


CORRELATIONSC ULTRASOUND BIOMICROSCOPY AND OPTICAL COHERENCE
TOMOGRAPHY FOR DETECTION OF NARROW ANTERIOR CHAMBER ANGLES
Nguyen Thi Hien, Vo Quang Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 – 2016: 151 - 155
Objective To assess the accuracy of classification of narrow anterior chamber (AC) angles using
quantitative imaging by ultrasound biomicroscopy (UBM) and anterior segment optical coherence tomography
(AS-OCT).
Materials and Methods Observational comparative study. Sixty – two eyes of two subjects with narrow
anterior chamber angle. All subjects underwent gonioscopy, UBM and AS-OCT. Quantitative AC angle
parameters (angle opening distance (AOD), angle recess area (ARA), the trabecular-iris space area (TISA) [a new
parameter we have defined] and anterior chamber depth were measured from UBM and AS-OCT images using
proprietary processing software.
*

Bộ môn Mắt Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Hiên ĐT: 0978362270 Email:

Mắt

151


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

Results The mean age of subjects was 53.84 years ± 6.52( SD). Male – Female ratio 1:5. The AC angle
parameters measured by both UBM and AS-OCT had similar mean values, reproducibility, and sensitivityspecificity profiles. Both OCT and UBM showed excellent performance in identifying eyes with narrow angles.
Areas under the receiver operating characteristic curves for these parameters were all in the range of 0.906 to
0.975. There was an excellent correlation between UBM and AS-OCT for the AOD500, ARA500, TISA500 ( r ̴

0,84 – 0,99 , P < 0.001), the ACD (r = 0.938, P< 0.001) with intraclass correlation 95 percent.
Conclusions UBM was similar to AS-OCT in quantitative AC angle measurement and detection of narrow
angles. In addition, AS-OCT was easier to use and did not require contact with the eye. UBM and AS-OCT can
both are promising method for screening individuals at risk for narrow angle glaucoma.
Key words: Ultrasound biomicroscopy, anterior segment optical coherence tomography, narrow anterior
chamber angles.
kỹ thuật đã đủ để đánh giá góc tiền phòng và
ĐẶT VẤN ĐỀ
các cấu trúc liên quan hay phải chỉ định cả
Glôcôm là một bệnh phổ biến trên thế giới
hai? luôn là câu hỏi đặt ra cho các bác sỹ nhãn
cũng như ở Việt Nam.Theo báo cáo của WHO
khoa.Trên thế giới cũng đã có một số nghiên
năm 2008, nguyên nhân gây mù do glôcôm
cứu như Radhakrishnan so sánh giữa UBM và
chiếm 10,0%. Tại Việt Nam, tỷ lệ mù hai mắt
AS-OCT trong phát hiện góc tiền phòng hẹp(5),
do glôcôm ở người trên 50 tuổi chiếm khoảng
Tanuj Dada (Ấn Độ) cũng đánh giá góc tiền
6,5%, đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây
phòng bằng cả UBM và AS-OCT(3). Tại Việt
mù(8). Soi góc tiền phòng là phương pháp kinh
Nam, một số tác giả đã khảo sát độ mở góc
điển, có thời điểm được nhiều nhà nhãn khoa
tiền phòng bằng UBM hay AS-OCT (2,4) nhưng
coi như tiêu chuẩn vàng trong khám, phát
còn đơn lẻ chưa có nghiên cứu nào về mối
hiện, chẩn đoán Glôcôm tuy nhiên nó đòi hỏi
tương quan của cả 2 phương pháp UBM và
tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm trong kỹ

AS-OCT để trả lời cho các câu hỏi trên từ thực
năng khám và việc đánh giá còn mang tính
tế lâm sàng. Vì vậy, đề tài “ Khảo sát mối tương
chủ quan. Hiện nay, có nhiều thiết bị kỹ thuật
quan giữa siêu âm sinh hiển vi và chụp cắt lớp cố
được sử dụng để kiểm tra, đánh giá góc tiền
kết quang học phần trước nhãn cầu trong việc phát
phòng một cách khách quan, ghi lại hình ảnh,
hiện góc tiền phòng hẹp”, được chọn với mục
đo đạc cho số liệu chính xác. Trong đó đặc biệt
tiêu xác định mối tương quan giữa UBM và
quan trọng là phương pháp siêu âm sinh hiển
AS-OCT trong phát hiện góc tiền phòng hẹp.
vi (UBM) và chụp cắt lớp cố kết quang học
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
phần trước nhãn cầu (AS-OCT). UBM là kỹ
thuật có tiếp xúc trực tiếp với mắt bệnh nhân
Đối tượng nghiên cứu
nhưng không xâm lấn, cho phép thấy được
Tiêu chuẩn chọn mẫu
cấu trúc phần trước nhãn cầu với độ sâu lên
- Tuổi ≥ 40 vì theo Atchison D.A năm 2008 thì
đến 5,0 mm(3,4,5), AS-OCT là phương pháp
càng lớn tuổi góc tiền phòng càng hẹp và tiền
không tiếp xúc, độ phân giải cao, cho phép
phòng càng nông, tỷ lệ này gặp nhiều ở bệnh
đánh giá các cấu trúc phần trước nhãn cầu rõ
nhân trên 40 tuổi(1).
nét hơn, song độ xuyên mô thấp hơn siêu âm
- Đối tượng được soi góc tiền phòng ở trạng

sinh hiển vi, nên khó đánh giá được các cấu
thái nguyên phát (không ấn góc) đánh giá góc
trúc sau mống(3,5,6,7). Như vậy, kết quả của 2
tiền phòng hẹp.
phương pháp trên có sự khác biệt như thế nào,
- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.
mối tương quan ra sao? Có thể chỉ sử dụng 1

152

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Tiêu chuẩn loại trừ
- Khó xác định cựa củng mạc trên UBM và
AS-OCT.
- Bệnh nhân có bệnh lý về mắt có thể ảnh
hưởng tới độ mở góc tiền phòng như đục thể
thủy tinh chín phồng, viêm màng bồ đào gây
dính mống, đã được chẩn đoán điều trị glôcôm
hay lên cơn glôcôm góc đóng trước đó
.- Bệnh nhân đã được can thiệp nội nhãn,
phẫu thuật glôcôm, cắt mống mắt chu biên bằng
laser

PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả có phân tích


Phương tiện nghiên cứu:
- Đèn khám sinh hiển vi để soi góc tiền
phòng
- Máy siêu âm sinh hiển vi (UBM)
- Máy chụp cắt lớp cố kết quang học phần
trước nhãn cầu (AS-OCT).
- Các thuốc nhỏ mắt, rửa mắt bổ trợ .

Tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu trên 62 mắt của 31 người có góc
tiền phòng hẹp trên soi góc tiền phòng thỏa mãn
tiêu chuẩn chọn mẫu. 62 mắt được đưa đi làm
UBM và chụp AS-OCT . Cả 2 phương pháp đều
đo các chỉ số góc tiền phòng tại vị trí cách cựa
củng mạc 500µm gồm độ mở góc (AOD500),
diện tích hõm góc (ARA500), diện tích mống mắt
– vùng bè (TISA500), xác định sự đóng, mở góc
và đo độ sâu tiền phòng (ACD). Ghi nhận các số
liệu vào phiếu thu thập và tiến hành xử lý thống
kê số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Đặc điểm về tuổi
Tuổi trung bình của nhóm mẫu nghiên cứu
là: 53,84 ± 6,52 tuổi (min = 43 tuổi, max = 69 tuổi).
Tuổi trung bình của nữ là 53,38± 6,68 tuổi, của

Mắt


Nghiên cứu Y học

nam là 55,60 ±3,39 tuổi, sự khác nhau về tuổi
giữa nam nữ không có ý nghĩa thống kê.

Đặc điểm về giới
Tỷ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:5 (nữ 83,9%, nam
16,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả
này khác biệt với Tanuj Dada 2007(3) và
Radhakrishnan 2005(5).
Phân tích các biến số AOD500, TISA500,
ARA500 trên UBM và AS-OCT.
Giá trị đo trung bình của AOD500, ARA500,
TISA500 trên UBM lần lượt trong khoảng (0,155
đến 0,175mm ), ( 0,075 đến 0,088 mm2), (0,06 đến
0,07 mm2) và AS-OCT lần lượt trong khoảng
(0,153 đến 0,173mm), (0,078 đến 0,093 mm2),
(0,064 đến 0,075mm2). Giá trị đo giảm dần theo
thứ tự : Dưới – thái dương – mũi – trên.
Tuy giá trị đo này trên máy AS-OCT có phần
trội hơn UBM nhưng giữa hai phương pháp này
có sự tương đồng chặt chẽ về kết quả đo, dao
động trong khoảng 0,84 – 0,99. Kết quả này
tương tự Tanuj Dada(3).

Xác định tương quan giữa UBM và AS-OCT
trong việc xác định ngưỡng chẩn đoán của các
biến số AOD500, TISA500, ARA500, tính độ
nhạy, độ đặc hiệu, đường cong ROC và diện
tích dưới đường cong AUC

Xét đại diện hai góc phần tư (mũi và thái
dương). Kết quả thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1: Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị ngưỡng của
các thông số trên UBM và AS-OCT.
Thông số
UBM
AOD500
AS-OCT
sauUBM
TISA500 AS-OCT
UBM
ARA500
AS-OCT

Độ
Độ đặc
nhạy % hiệu %
95,5
97,4
95,7
97,4
86,4
80,7
91,3
79,8
95,5
94,7
91,3
89,8


Giá trị
ngưỡng
0,155 mm
0,156 mm
2
0,069 mm
2
0,071 mm
2
0,082 mm
2
0,084 mm

Độ nhạy, độ đặc hiệu của cả hai phương
pháp UBM và AS-OCT trong việc phát hiện góc
tiền phòng hẹp đều có giá trị cao (độ nhạy dao
động từ 86,4 % đến 95,7%, độ đặc hiệu dao động
từ 79,8% đến 97,4%). Do vậy có cơ sở để nói có

153


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

thể dùng cả hai phương pháp trên để khảo sát
góc tiền phòng trong việc phát hiện góc tiền

phòng hẹp trong tầm soát và phòng ngừa bệnh

Glôcôm góc đóng.

Biểu đồ 1:Đường cong ROC độ nhạy,độ đặc hiệu trên UBM và AS-OCT.
sâu tiền phòng càng thấp khi tuổi càng cao và
Dựa vào đường cong ROC ở hai biểu đồ trên
ngược lại.
ta có thể xác định được giá trị ngưỡng mà tại đó
độ nhạy và độ đặc hiệu của các thông số so với
sự đóng mở góc tiền phòng là cao nhất.
Giá trị ngưỡng về thông số AOD500,
TISA500, ARA500 trên máy chụp AS-OCT có
phần cao hơn trên máy UBM, tuy vậy giá trị diện
tích dưới đường cong ROC của cả hai máy chụp
đều rất cao thể hiện ở bảng sau. Kết quả này
tương tự Radhakrishnan(5).
Bảng 2. Diện tích dưới đường cong AUC của các
thông số trên UBM và AS-OCT
Thông số
UBM
AOD500 AS-OCT
UBM
TISA500 AS-OCT
UBM
ARA500 AS-OCT

AUC (95% CI)
0,974 (0,936 – 1,00 )
0,975 (0,937 – 1,00)
0,922 (0,858 – 0,99)
0,906 (0,831 – 0,98)

0,968 (0,920- 1,00)
0,935 (0,885 - 0,99)

p
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

ACD ở nhóm góc đóng (góc mở độ 1 và độ 0)
dao động từ 2,28 đến 2,31mm, nhóm góc hẹp
(góc mở độ 2) trong khoảng 2,39 – 2,41 mm,
nhóm góc mở (góc mở độ 3 và độ 4) là cao nhất,
dao động từ 2,44 đến 2,48mm.
Như vậy trên UBM khi ACD trong khoảng
2,39 đến 2,41mm, có cơ sở để dự đoán 1 góc hẹp
trên lâm sàng.
Có mối tương quan thuận, mức tương quan
trung bình (dao động trong khoảng 0,451 đến
0,586) ACD trên UBM và phân độ Shaffer trên
soi góc, nghĩa là tiền phòng càng nông thì góc
tiền phòng càng hẹp và ngược lại. Kết luận này
tương tự Phạm Minh Tuấn (2012)(4).
ACD trên AS-OCT: Độ sâu tiền phòng trung
bình 2,38± 0,13mm

Xác định mối tương quan về độ sâu tiền phòng
giữa UBM và AS-OCT

ACD trên UBM: ACD trung bình trên UBM
là 2,35 ± 0,23 mm

Có mối tương quan nghịch ( R = - 0,344, p =
0,006) giữa độ sâu tiền phòng trung bình trên
AS-OCT và nhóm tuổi. Do vậy tuổi càng cao thì
độ sâu tiền phòng càng nhỏ và ngược lại.

Tương quan giữa độ sâu tiền phòng theo
tuổi là tương quan nghịch, mức tương quan
yếu (R =- 0,289, p =0,023). Do vậy có thể nói độ

ACD trên AS-OCT nhóm góc đóng (độ 0- 1)
là nhỏ nhất, dao động trong khoảng 2,30 mm
đến 2,34mm, nhóm góc hẹp ( độ 2) dao động

154

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
trong khoảng 2,41mm đến 2,46mm, nhóm góc
mở ( độ 3-4) là lớn nhất, dao động trong khoảng
2,46mm đến 2,54mm.
Như vậy ACD trên AS-OCT từ 2,41mm đến
2,46mm là dự đoán góc hẹp trên lâm sàng. Kết
quả này tương tự Biện Thị Cẩm Vân (2011)(2).
Có mối tương quan thuận, mức tương quan
nhẹ (R trong khoảng 0,407 đến 0,571) giữa độ sâu

tiền phòng trên AS-OCT và phân độ Shaffer trên
soi góc tiền phòng. Do vậy tiền phòng càng nông
thì góc tiền phòng càng hẹp và ngược lại.

Xác định tương quan về độ sâu tiền phòng giữa
UBM và AS-OCT
Từ kết quả phân tích ở trên chúng tôi nhận
thấy cả hai phương pháp đều đánh giá độ sâu
trung bình của tiền phòng nhưng kết quả đo
bằng AS-OCT có phần cao hơn đo bằng UBM.
Độ tin cậy ICC (Intraclass Correlation
Coefficient) giữa 2 máy UBM và AS-OCT rất
chặt với hệ số tương đồng là 0,938 với khoảng tin
cậy 95% là (0,900 – 0,962). Sự tương đồng này có
ý nghĩa thống kê p <0,001. Kết quả này tương tự
Tanuj Dada(2007)(3).
Sự tương đồng giữa hai phương pháp được
thể hiện qua biểu đồ sau:

Nghiên cứu Y học

phòng và độ sâu tiền phòng trong khảo sát góc
tiền phòng hẹp ở người trên 40 tuổi.Có mối
tương quan nghịch giưã độ sâu tiền phòng và
tuổi, tương quan thuận giữa độ sâu tiền phòng
và các biến số góc. Do vậy độ sâu tiền phòng
càng nông khi tuổi càng cao và góc tiền phòng
càng hẹp.
Có thể dùng UBM và AS-OCT như một
phương tiện phổ biến khảo sát góc tiền phòng.

Trong những điều kiện cụ thể có thể thay thế vai
trò của 2 phương pháp cho nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Atchison DA, Markwell EL, Kasthurirangan S, et al. (2008),
"Age-related changes in optical and biometric characteristics
of emmetropic eyes", J Vis, 8 (4), 29.1-20.
Biện Thị Cẩm Vân, Nguyễn Công Kiệt (2012), "So sánh độ mở
góc giữa cắt lớp quang học phần trước nhãn cầu và soi góc tiền
phòng", Luận văn bác sỹ nội trú, Đại học Y Dược TP Hồ Chí
Minh.
Dada T, Sihota R, Gadia R, et al. (2007), "Comparison of
anterior segment optical coherence tomography and
ultrasound biomicroscopy for assessment of the anterior

segment", J Cataract Refract Surg, 33 (5), 837-40.
Pavlin CJ, Harasiewicz K, Foster FS (1992), "Ultrasound
biomicroscopy of anterior segment structures in normal and
glaucomatous eyes", Am J Ophthalmol, 113 (4), 381-Phạm
Minh Tuấn, Võ Thị Hoàng Lan (2012), "Khảo sát độ mở góc
tiền phòng bằng siêu âm sinh hiển vi", Luận văn thạc sỹ y học,
Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Radhakrishnan S, Goldsmith J, Huang D, et al. (2005),
"Comparison of optical coherence tomography and
ultrasound biomicroscopy for detection of narrow anterior
chamber angles", Arch Ophthalmol, 123 (8), 1053-9.
Salim S. (2012), "The role of anterior segment optical
coherence tomography in glaucoma", J Ophthalmol, 2012,
476801.
Sun JH, Sung KR, Yun SC, et al. (2012), "Factors associated
with anterior chamber narrowing with age: an optical
coherence tomography study", Invest Ophthalmol Vis Sci, 53
(6), 2607-10.
Đào Thị Lâm Hường, Vũ Thị Thái, Phạm Thu Thủy (2011),
"Glôcôm", in Nhãn khoa tập 2, Nhà xuất bản y học. pp. 234328.

Biểu đồ 2. Sự tương đồng giữa UBM và AS-OCT

Ngày nhận bài báo:

24/11/2015

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


27/11/2015

Có mối tương quan chặt chẽ giữa UBM và
AS-OCT về kết quả đo các biến số góc tiền

Ngày bài báo được đăng:

01/02/2016

Mắt

155



×