THCS LÊ LỢI VỚI NĂM ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ
Ứng dụng CNTT trong trường học là mục tiêu của năm học 2008-2009, với
chủ đề năm học “Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển
khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mục tiêu Bộ GD
& ĐT tạo đặt ra là tiến hành kết nối mạng internet, triển khai mạng giáo dục đến tất
cả các Sở GD&ĐT, cơ bản phủ internet đến các trường học trong cả nước.
Xác định công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng khẳng định được tính hữu
dụng và sức mạnh trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống, nhất là
trong thời đại ngày nay. Với ngành giáo dục, CNTT đang và sẽ tạo nên những cuộc
“cách mạng” trong công tác dạy – học. Thời gian gần đây, việc soạn bài giảng trên
máy tính, soạn giáo án điện tử để đổi mới cách dạy và học đã được nhiều cán bộ giáo
viên hưởng ứng tích cực. Đây được coi là con đường ngắn nhất để đi đến đích của
chất lượng dạy học tại các nhà trường. Việc vận dụng CNTT giúp giáo viên tìm tài
liệu giảng dạy rất hiệu quả vì có rất nhiều tri thức, kinh nghiệm, những bài giảng hay,
trình bày đẹp, khoa học đều có thể khai thác được trên mạng. Ngoài ra, CNTT còn
giúp công tác quản lý: thông tin, công văn, lưu trữ, công tác quản lý cán bộ, nhân sự,
quản lý điểm học sinh,… một cách có hiệu quả, tiện lợi.
Vì vậy, là một trong những trường được trang bị khá đầy đủ CSVC phục vụ
cho dạy- học, có 3 giáo viên Toán – Tin (2 đại học và 1 cao đẳng) đủ năng lực và sự
nhiệt tình trong lĩnh vực UD CNTT, say mê nghiên cứu để đưa UD CNTT một cách
sâu rộng vào hoạt động dạy học. Nhà trường đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong
giảng dạy và công tác quản lý. Ngay từ đầu năm học, đặt ra chỉ tiêu: 100% CBVG
biết sử dụng máy vi tính, 100% GV dạy có UD CNTT, soạn giảng ít nhất phải có 2
giáo án điện tử trong năm học.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho đến nay không còn mới mẻ, nhưng
cũng chưa hẳn đã được phổ biến rộng rãi, nhiều giáo viên còn e dè, ngần ngại, sử
dụng CNTT trong dạy học một cách máy móc, thụ động... Nguyên nhân chủ yếu là do
nhiều giáo viên đã ăn sâu cách dạy học truyền thống, ngại đổi mới, bên cạnh đó trình
độ tin học trong giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên chưa được đào tạo cơ bản.
Việc soạn giáo án điện tử mất nhiều thời gian hơn so với soạn giáo án theo phương
pháp cổ điển.
Muốn đổi mới dạy học và ứng dụng CNTT có hiệu quả trong nhà trường,
trước hết chính hiệu trưởng cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc đổi mới dạy học
và vai trò của ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, quản lý; phải giúp giáo viên
hiểu được thế nào là đổi mới dạy học và muốn đổi mới dạy học giáo viên phải làm gì.
Đồng thời, phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học của giáo viên.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những khó khăn của giáo viên khi
ứng dụng CNTT vào giảng dạy, Ban Giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch đầu tư
CSVC và tổ chức các hoạt động để giúp CBGV nâng cao nhận thức và hỗ trợ giáo
viên trong việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học. Cụ thể:
1. Công tác đầu tư cơ sở vật chất:
- Được sự giúp đỡ của phòng GD&ĐT Cam Lộ, các tổ chức tài trợ trong và
ngoài nước, trong những năm qua nhà trường đã đầu tư hệ thống 30 máy tính đủ
mạnh và ổn định để phục vụ cho công tác quản lý và dạy học môn Tin học, các giờ
học có UD CNTT, bồi dưỡng HSG và mở vệ tinh cho TT HNDN Cam Lộ.
- Kết nối 100% mạng Internet, mạng LAN cho các máy tính tại phòng máy để
phục vụ cho GV và HS tiếp cận thông tin, phục vụ tập huấn cho giáo viên trong và
ngoài nhà trường, đăng cai các hội thi lớn như: HSG Tin học, HSG Kỹ thuật, thi giải
toán qua Internet...
- Mua sắm phương tiện dạy học hiện đại: hai máy tính xách tay, 2 projecter,
máy ảnh KTS và đã được GV sử dụng một cách thường xuyên. Sử dụng phần mềm
VIOLET có bản quyền.
- Có phòng UD CNTT riêng có lắp đặt sẵn hệ thống máy móc để tạo điều kiện
thuận lợi cho GV dạy các tiết có UD CNTT.
- Xác định sự thiết thực của CNTT trong dạy học, đặc biệt là trong đổi mới
PPDH nên 100% GV đã có máy tính có kết nối Internet, trong đó có 5 máy tính xách
tay, 8 GV có mua sắm máy in phục vụ cho công tác soạn giảng.
2. Công tác dạy và học:
- Nhà trường tổ chức tập huấn thường xuyên cho GV tìm hiểu các phần mềm
phục vụ dạy học, cách khai thác thông tin trên mạng, cách sử dụng hộp thư điện tử và
các trang website của ngành GD-ĐT. Ngoài ra các tổ chuyên môn chủ động tập huấn
riêng các phần mềm liên đến quan bộ môn của tổ phụ trách.
- Cho GV đăng ký bài giảng điện tử tối thiểu từ đầu năm.
- Nhà trường thiết lập trang thư viện giáo dục trực tuyến VIOLET của trường
để giáo viên tham gia giao lưu và trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn một cách thuận
lợi. Thấy được vai trò của nó nên đã có 24 trang riêng của GV được thiết lập và đang
dần phát triển.
- Nhà trường luôn động viên khích lệ giáo viên có thành tích trong phong trào
CNTT một cách kịp thời để tạo động lực cho GV tiếp tục phát triển.
- Đưa UD CNTT vào tất cả các hoạt động NGLL, ngoại khóa của nhà trường.
- Sẵn sàng giúp đỡ các trường bạn điều kiện CSVC, phòng máy, giáo viên để
giảng dạy và tập huấn về CNTT.
- Sẵn sàng đăng cai các cuộc thi lớn do phòng và huyện tổ chức.
3. Đối với công tác quản lý:
- Có hệ thống Internet riêng cho các máy tính phục vụ hành chính để tránh rủi
ro trong lưu giữ thông tin.
- Cài đặt phần mềm QLHS, QLCB, Kế toán và hệ thống website điều tra phổ
cập đang sử dụng có hiệu quả.
- Khai thác triệt để hiệu quả của thư điện tử (email). 100% GV sử dụng email
quangtri.edu.vn cho công việc của mình, đặc biệt là trong chuyên môn. Nhà trường đã
quy định các bộ phận và giáo viên nộp thông tin, báo cáo, đề kiểm tra, chương trình
chủ đề tự chọn, ... cho tổ chuyên môn và nhà trường bằng email, rồi chuyển tiếp cho
văn phòng in ấn. Điều này đã hạn chế được nguy cơ lây lan Virus làm mất thông tin
máy tính và tiết kiệm thời gian.
- Sắp tới chúng tôi sẽ đưa vào sử dụng website thông tin điện tử với tên miền
riêng để đăng tải thông tin nhà trường một cách kịp thời và nhanh chóng hơn. Khai
thác để thông tin 2 chiều cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học cũng như trong công tác quản
lý đang thực sự tạo ra một cuộc “cách mạng” trong ngành giáo dục. Muốn ứng dụng
giỏi CNTT, trước tiên người thầy phải chịu khó tìm hiểu để nâng cao trình độ và đồng
thời phải biết sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho học
sinh. BGH nhà trường phải hết sức quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc UD CNTT trong trường học. Từ những bước đầu chập chững trong việc ứng
dụng CNTT vào công tác giảng dạy, thầy và trò trường THCS Lê Lợi đã nhanh chóng
tiếp cận và gặt hái được một số kết quả khả quan ban đầu:
- Trong năm học 2008-2009 toàn trường soạn được 68 giáo án điện tử, dạy
181 tiết. 100% CBGV biết sử dụng máy vi tính và đã có thể ứng dụng CNTT như một
công cụ trong đổi mới dạy học.
- Đạt 14 giải HSG cấp huyện, 7 giải HSG cấp tỉnh môn Tin học và 2 giải nghề
Tin cấp huyện.
- Đã đăng cai thành công các cuộc thi lớn của ngành GD-ĐT: Thi GVDG cấp
huyện, Thi nghề phổ thông môn Tin học, thi học sinh giỏi môn Tin học, thi giải toán
qua Intenet, thi cấp chứng chỉ nghề phổ thông môn Tin học, ... và phục vụ tốt điều
kiện CSVC, máy tính cho các buổi tập huấn CNTT.
- Phòng máy của nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn.
* NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Đề nghị Phòng GD-ĐT Cam Lộ tiếp tục quan tâm hơn nữa đối với trường
THCS Lê Lợi về CSVC phục vụ cho công tác UD CNTT trong nhà trường đạt hiệu
quả cao hơn:
- Xây dựng hệ thống phòng Lab phục vụ cho môn học tiếng Anh.
- Trang bị máy điều hòa cho phòng máy để bảo quản máy tính tốt hơn và đảm
bảo sức khỏe cho giáo viên, học sinh trong các giờ học.
- Hỗ trợ thêm một số máy tính có cấu hình cao để làm máy chủ cho mạng
LAN và khai thác tốt hơn một số phần mềm mới tối ưu, có yêu cầu cao về cấu hình
tối thiểu.
Trên đây là một số chia sẻ về việc làm và thành tích của trường THCS Lê Lợi
trong năm học 2008-2009, rất mong được các quý vị, các đ/c, đồng nhiệp góp ý để
nhà trường rút kinh nghiệm, học hỏi và có những giải pháp tốt hơn, đạt hiệu quả cao
hơn trong việc UD CNTT trong nhà trường.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Cam Lộ, ngày 21 tháng 8 năm 2009
Người viết
Phan Thị Phương Lan