Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Một số giải pháp đảm bảo an toàn và bảo mật cho hệ thống thông tin của công ty trách nhiệm hữu hạn tƣ vấn và thƣơng mại v lead

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.8 KB, 82 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giá Lê Thị Thu đã chỉ
bảo, hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài để em có thể hoàn
thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Một số giải pháp đảm bảo an toàn và bảo
mật cho hệ thống thông tin của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và thương
mại V-lead.
Đồng thời em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường, đặc
biệt các thầy cô ở khoa Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế Và Thương Mại Điện Tử đã
truyền thụ cho em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm ngồi trên ghế giảng
đường trường Đại học Thương Mại, giúp em có đủ kiến thức hoàn thành tốt bài
khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo công ty trách
nhiệm hữu hạn tư vấn và thương mại V-lead cùng toàn thể nhân viên trong công ty
đã quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu trong suốt
quá trình thực tập và thu thập tài liệu.
Do thời gian nghiên cứu khóa luận khá hạn hẹp, trình độ và khả năng của bản
thân em còn hạn chế. Vì vậy, bài khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong cô giáo Lê Thị Thu, các thầy cô giáo trong khoa Hệ Thống Thông
Tin Kinh Tế góp ý, tận tình chỉ bảo để bài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Phượng

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU,HÌNH VẼ....................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..........................................1
1.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.........................................1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu........................................................................1
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam..............................................1
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới.............................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài..................................................................5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................................5
1.5. Phương pháp thực hiện đề tài........................................................................5
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................5
1.5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu.......................................................7
1.6. Kết cấu của khóa luận......................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN
VÀ BẢO MẬT CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA CÔNG TY TNHH.........8
TƯ VẤN VÀ THƯƠNG MẠI V-LEAD.................................................................8
2.1 Cơ sở lí luận về an toàn và bảo mật HTTT.....................................................8
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về an toàn và bảo mật dữ liệu................................8
2.1.2 Một số vấn đề về lý thuyết liên quan đến an toàn và bảo mật HTTT...........10
2.1.3 Phân định nội dung nghiên cứu...................................................................13
2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng về an toàn bảo mật HTTT của công ty
TNHH tư vấn và thương mại V-lead....................................................................13
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty.........................................................................13
2.2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng về vấn đề đảm bào AT cho HTTT của công
ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead.................................................................18
2.2.3 Đánh giá về thực trạng an toàn bảo mật cho HTTT của công ty TNHH tư
vấn và thương mại V-lead......................................................................................34
2



CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO HTTT CỦA
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ V-LEAD..............37
3.1. Định hướng phát triển an toàn cho HTTT của công ty TNHH tư vấn và
thương mại V-lead.................................................................................................37
3.2. Các đề xuất nhằm nâng cao an toàn và bảo mật thông tin cho hệ thống
thông tin của công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead................................38
3.2.1 Giải pháp an toàn bảo mật cho phần cứng..................................................38
3.2.2 Giải pháp an toàn bảo mật cho phần mềm...................................................42
3.2.3 Giải pháp an toàn bảo mật cho dữ liệu.........................................................43
3.2.4 Con người......................................................................................................51
3.2.5 Mạng..............................................................................................................55
3.3. Kiến nghị với công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead.......................65
KẾT LUẬN............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU,HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1 sơ đồ cơ cấu nhân sự công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead. .15
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh cuả công ty năm 2015 và 2016..........17
Bảng 2.2: Thống kê trang thiết bị phần cứng của công ty..................................18
Biểu đồ 2.1: Chất lượng các thiết bị phần cứng..................................................19
Biểu đồ 2.2: Sự cố phần cứng công ty thường gặp..............................................19
Biểu đồ 2.3: Các giải pháp bảo mật thông tin trên phần cứng...........................20
Biểu đồ 2.4: Các thiết bị bảo mật bằng phần cứng.............................................21
Bảng 2.2: Tần suất sao lưu dữ liệu.......................................................................21
Biểu đồ 2.5: Mức độ hài lòng của nhân viên trong công ty đối với các phần
mềm ứng dụng.......................................................................................................22

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người sử dụng phần mềm bảo mật..............23
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ người đặt password cho phần mềm.......................................23
Biểu đồ 2.8: Cách thức đảm bảo ATTT được sử dụng........................................24
Biểu đồ 2.9: Cách thức lưu trữ CSDL được sử dụng trong công ty...................25
Biểu đồ 2.10: Cách thức bảo vệ CSDL được sử dụng trong Công ty.................26
Bảng 2.3: Tần suất sao lưu dữ liệu.......................................................................26
Biểu đồ 2.11: Các hình thức giao dịch chủ yếu của khách hàng với công ty.....27
4


Biểu đồ 2.12: Biểu đồ cách thức bảo mật thông tin cho khách hàng.................28
Biểu đồ 2.13: Ngân sách mà công ty dự định đầu tư cho công tác bả mật thông
tin và CSDL............................................................................................................ 28
Biểu đồ 2.14: Những vấn đền công ty gặp phải về mạng....................................29
Biểu đồ 2.15: Phương thức bảo mật mạng của công ty.......................................30
Biểu đồ 2.16: Các phương thức bảo mật đường truyền......................................30
Biểu đồ 2.17: Trình độ về CNTT của nhân viên trong công ty...........................31
Biểu đồ 2.18: Mức độ quan trọng của các thành phần trong HTTT của công ty
................................................................................................................................. 32
Biểu đồ 2.19: Cách thức đào tạo CNTT cho nhân viên của công ty...................32
Biểu đồ 2.20: Mức độ quan trọng trong việc bảo mật website tại công ty.........33
Biểu đồ 2.21: Thời gian mà công ty tiến hành bảo mật thông tin website.........34
Hình 3.1: sản phẩm Defcon Worksurface Lock của Targus...............................38
Hình 3.2: Ngăn chặn mất dữ liệu bằng cách vô hiệu hóa các cổng và thiết bị
thông qua Device Manage của Windows.............................................................39

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Ths
NXB
TNHH
DN
TMĐT
HTTT
HDD
CNTT
CSDL
HĐH
CPU
ATBM
ATTT
DES
LAN
WEP
HTTP
SPSS
DOS
IETF

Diễn giải

Hard Disk Drive

Central Processing Unit
Data Encryption Standard
Local Area Network
Wireless Encryption Protocol

HyperText Transport Protocol
Statistical Package for Social Sciences
Denial of Service
Internet Engineering Task Force

Nghĩa tiếng Việt
Thạc sỹ
Nhà xuất bản
Trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp
Thương mại điện tử
Hệ thống thông tin
Ổ cứng
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Hệ điều hành
Bộ xử lý trung tâm
An toàn mảo mật
An toàn thông tin
Tiêu chuẩn mã hoá dữ liệu
Mạng cục bộ
Giao thức mã hoá mạng không dây
Giao thức truyền tải siêu văn bản
Gói thống kê khoa học xã hội
Tấn công từ chối dịch vụ
Lực lượng chuyên trách về kỹ thuật
liên mạng

IMAP
SSL


Internet Messaging Access Protocol
Secure Socket Layer
6

Giao thức truyền thông


SQL
WPS
AES
CBC
EFS
TLS

Structured Query Language
Wifi Protected Access
Advanced Encryption Standard
Cipher-Block Chaining
Encrypting File System
Transport Layer Security

Ngôn ngữ truy vấn cấu trúc.
Phương thức liên minh wifi
Tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến
Mã hóa file hệ thống

7



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, công nghệ thông tin đã chi phối
mọi hoạt động trong lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đặc biệt là lĩnh vực kinh
doanh. Thông tin là một tài sản vô cùng quý báu của các doanh nghệp. Ứng dụng
công nghệ thông tin vào lĩnh vực kinh tế giúp ta nắm bắt thông tin một cách chính
xác, kịp thời, đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế
mở rộng và phát triển.
Ngày nay, vấn đề an toàn và bảo mật thông tin được xem là một trong những
yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp trên
thương trường. Đồng thời, các loại hình đánh cắp thông tin, xâm nhập hệ thống
thông tin trái phép cũng ngày một tinh vi hơn và gây ra những thiệt hại khó lường
cho các cá nhân, công ty, tổ chức. Do đó, chúng ta cần phải liên tục có những biện
pháp tối ưu nhất để đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin của công ty và vì vậy
mà xây dựng giải pháp đảm bảo an toàn cho HTTT của công ty là nhu cầu cấp
thiết hiện nay.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ và mức độ phức tạp ngày càng tăng có
thể dẫn đến khả năng không kiểm soát nổi hệ thống CNTT, làm tăng số điểm yếu
và nguy cơ mất an toàn của hệ thống. Vì vậy việc bảo vệ an toàn thông tin, đảm
bảo tính bí mật, tính toàn vẹn, tính sẵn sàng, tính xác thực cũng như trách nhiệm
thông tin trao đổi là rất cần thiết. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH tư vấn
và thương mại V-lead em nhận thấy những giải pháp hiện nay doanh nghiệp đang
lựa chọn để đảm bảo tính an toàn bảo mật cho HTTT đã phần nào đáp ứng được yêu
cầu đặt ra nhưng vẫn chưa triệt để ở tất cả các hệ thống. Nhận thức được điều đó
sau thời gian thực tập tại công ty em quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp
đảm bảo an toàn và bảo mật cho hệ thống thông tin của Công ty TNHH tư vấn
và thương mại V-lead.”làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong thời gian qua các công trình nghiên cứu về an toàn và bảo mật thông tin
trong nước cũng có nhiều khởi sắc tích cực, nhiều công trình nghiên cứu, sách và tài
liệu khoa học về an toàn và bảo mật thông tin ra đời như:
1


Đàm Gia Mạnh (2009),Giáo trình an toàn dữ liệu trong thương mại điện tử,
NXB Thống Kê
Giáo trình này đưa ra những vấn đề cơ bản liên quan đến an toàn dữ liệu trong
TMĐT như khái niệm, mục tiêu, yêu cầu an toàn dữ liệu trong TMĐT, cũng như
những nguy cơ mất an toàn dữ liệu trong TMĐT, các hình thức tấn công trong
TMĐT. Từ đó, giúp các nhà kinh doanh tham gia TMĐT có cái nhìn tổng thể về an
toàn dữ liệu trong hoạt động của mình. Ngoài ra, trong giáo trình này cũng đề cập
đến một số phương pháp phòng tránh các tấn công gây mất an toàn dữ liệu cũng
như các biện pháp khắc phục hậu quả thông dụng, phổ biến hiện nay, giúp các nhà
kinh doanh có thể vận dụng thuận lợi hơn trong những công việc hàng ngày của
mình.
Phan Đình Diệu (2002), Giáo trình “Lý thuyết mật mã và an toàn thông
tin”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nội dung chính là khái quát chung về lý thuyết mật mã, các công cụ toán học
có liên quan đến việc đảm bảo an toàn thông tin. Hệ mật khóa đối xứng, hệ mật
khóa công khai; Chữ ký điện tử, ứng dụng và thực hành…
Bộ môn Công nghệ thông tin (2014), Bài giảng an toàn và bảo mật hệ thống
thông tin, Đại học Nha Trang.
Bài giảng đưa ra một số vấn đề an toàn bảo mật thông tin và việc khắc phục,
bảo vệ thông tin trong quá trình truyền thông tin trên mạng và bảo vệ hệ thống máy
tính, và mạng máy tính, khỏi sự xâm nhập phá hoại từ bên ngoài giúp cho các nhà
kinh doanh cũng như doanh nghiệp áp dụng cho hệ thống của mình.

1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển dẫn đến càng nhiều hình thức tinh
vi, tiểu sảo, nhiều các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu vào các website của các
doanh nghiệp lớn nhỏ, các tổ chức, chính phủ... Vì thế, những phương hướng và
giải pháp đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin được mọi người rất quan tâm.
William Stallings(2005), Cryptography and network security principles and
practices, Fourth Edition, Prentice Hall, 2005
Cuốn sách nói về vấn đề mật mã và an ninh mạng hiện nay, khám phá những
vấn đề cơ bản của công nghệ mật mã và an ninh mạng. Kiểm tra các thực hành an

2


ninh mạng thông qua các ứng dụng thực tế đã được triển khai thực hiện và sử dụng
ngày nay.
Giải pháp đơn giản hóa AES (Advanced Encryption Standard) cho phép người
đọc dễ dàng nắm bắt các yếu tố cần thiết của AES. Tính năng ngăn chặn chế độ
thuật toán, mã hoá hoạt động, bao gồm cả chế độ CMAC (Cipher-based Message
Authentication Code) để xác thực và chế độ mã hoá chứng thực. Bao gồm phương
pháp giải quyết, mở rộng cập nhật những phần mềm độc hại và những kẻ xâm hại.
William Stallings, Computer Networking with Internet Protocols and
Technology, Pearson, 2003
Cuốn sách nói về các mạng máy tính và các công nghệ Internet hàng đầu
tiên. Vấn đề lớn đối đầu với các nhà thiết kế mạng lưới bao gồm sự cần thiết phải
hỗ trợ đaphương tiện và giao thông thời gian thực, để kiểm soát tắc nghẽn, và để
cung cấp mức độ khác nhau về chất lượng dịch vụ (QoS) cho các ứng dụng khác
nhau. Các văn bản kết hợp, những giải pháp cho các vấn đề trong cuộc thảo luận về
các nguyên tắc, phương pháp thiết kế, và một cuộc điều tra để cập nhật lên sự phát
triển trong các giao thức dựa trên Internet và các thuật toán.
- Top-down, linh hoạt, tổ chức mô-đun.

- Báo cáo về các giao thức Internet thế hệ tiếp theo giải thích RSVP, MPLS,
SIP và RTP và làm thế nào họ phù hợp với nhau.
- Trong chiều sâu bảo hiểm Giới thiệu giao thức TCP / IP, hiệu quả của nó, và
điều khiển tắc nghẽn cung cấp một nền tảng cho các vật liệu cao cấp chi tiết.
- Khảo sát toàn diện về an ninh mạng và quản lý mạng lưới bao gồm các yêu
cầu và các vấn đề thiết kế. tham gia vào việc quản lý và an toàn hệ thống phân phối
bảo vệ.
- Man Young Rhee (2003), Internet Security: Crytographic principles,
algorithms and protocols. John Wiley & Sons.
Cuốn sách này viết về vấn đề phản ánh vai trò trung tâm của các hoạt động,
nguyên tắc, các thuật toán và giao thức bảo mật Internet.Đưa ra các biện pháp khắc
phục các mốiđe dọa do hoạt động tội phạm dựa vào độ phân giải mật mã. Tính xác
thực, tính toàn vẹn và thông điệp mã hóa là rất quan trọng trong việcđảm bảoan
ninh Internet. Nếu không có các thủ tục xác thực, kẻ tấn công có thể mạo danh bất
cứ ai sau đó truy cập vào mạng. Toàn vẹn thông điệp là cần thiết bởi vì dữ liệu có
3


thể bị thay đổi bởi kẻ tấn công thông qua đường truyền Internet.Các tài liệu trong
cuốn sách này trình bày lý thuyết và thực hành về bảo mật Internet được thông qua
một cách nghiêm ngặt, kỹ lưỡng và chất lượng.Kiến thức của cuốn sách được viết
để phù hợp cho sinh viên và sau đại học, các kỹ sư chuyên nghiệp và các nhà
nghiên cứu về các nguyên tắc bảo mật Internet.
- Giải pháp phát hiện và phòng chống tấn công mạng của Firewall
WatchGuard (Bài báo trên trang web antoanthongtin.vn).
Mới đây, hãng bảo mật Firewall WatchGuard đã phát triển thành công tính
năng Threat Detection and Response (TDR) giúp phát hiện và phản hồi các mối đe
dọa, đảm bảo an toàn cho các node mạng và thiết bị đầu cuối. Giải pháp này cho
phép giám sát các node mạng và thiết bị đầu cuối và bằng cơ chế phân tích thông
minh có thể phát hiện, chọn lọc ưu tiên và xử lý kịp thời khi các mối nguy hiểm xảy

ra. TDR có nhiều tính năng như: xử lý các mối nguy hiểm theo độ ưu tiên và mức
độ an toàn, tăng mức độ an toàn chống lại các phần mềm độc hại hay hỗ trợ cho
doanh nghiệp với quy mô khác nhau mà không tốn thêm chi phí.
Man Young Rhee (2003), Internet Security: Crytographic principles,
algorithms and protocols. John Wiley & Sons
Cuốn sách này viết về vấn đề phản ánh vai trò trung tâm của các hoạt động,
nguyên tắc, các thuật toán và giao thức bảo mật Internet. Đưa ra các biện pháp khắc
phục các mối đe dọa do hoạt động tội phạm dựa vào độ phân giải mật mã. Tính xác
thực, tính toàn vẹn và thông điệp mã hóa là rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
Internet. Nếu không có các thủ tục xác thực, kẻ tấn công có thể mạo danh bất cứ ai sau
đó truy cập vào mạng. Các tài liệu trong cuốn sách này trình bày lý thuyết và thực hành
về bảo mật Internet được thông qua một cách nghiêm ngặt, kỹ lưỡng và chất lượng.
Kiến thức của cuốn sách được viết để phù hợp cho sinh viên và sau đại học, các kỹ sư
chuyên nghiệp và các nhà nghiên cứu về các nguyên tắc bảo mật Internet.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hiện nay, mất an toàn thông tin là nguy cơ mà hầu hết các doanh nghiệp phải
đối mặt nhưng phần lớn các cán bộ, nhân viên không chú trọng tới việc bảo đảm an
toàn thông tin của doanh nghiệp, không ý thức được tầm quan trọng của việc đảm
bảo an toàn thông tin trong doanh nghiệp. Do vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài
này là:.
4


- Tập hợp và hệ thống hóa một số lý thuyết cơ bản về đảm bảo an toàn cho
HTTT bao gồm đảm bảo an toàn cho: phần cứng, phần mềm, CSDL, mạng và con
người.
- Trình bày, tìm hiểu, phân tích đánh giá thực trạng về vấn đề đảm bảo an toàn

cho HTTT của công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead để đưa ra những ưu
điểm và các thiếu sót, lỗ hổng của HTTT của doanh nghiệp.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình tại công ty, từ đó đưa ra một số đề
xuất những giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất đẻ đảm bảo an toàn cho HTTT của công
ty.
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài nghiên cứu này đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Vấn đề an toàn thông tin cho HTTT của công ty TNHH tư vấn và thương mại
V-lead
- Giải pháp đảm bảo cho HTTT của công ty TNHH tư vấn và thương mại Vlead.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH tư vấn và
thương mại V-lead, cụ thể:
-Về mặt không gian: Dựa trên tài liệu thu thập được tại công ty, các phiếu điều
tra và các tài liệu tham khảo được, đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề an toàn và bảo
mật HTTT tại công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead.
- Về thời gian: Đề tài sử dụng tài liệu tham khảo năm 2002, 2005, 2009, 2014
và số liệu báo cáo tài chính, tài liệu liên quan của công ty giai đoạn 2015- 2016. Các
số liệu được khảo sát trong quá trình thực tập tại công ty.
1.5.

Phương pháp thực hiện đề tài

1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu là công việc đầu tiên của quá trình nghiên cứu. Phương
pháp thu thập dữ liệu là cách thức thu thập dữ liệu và phân loại sơ bộ các tài liệu

chứa đựng các thông tin liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài thực hiện.
- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu bằng cách sử dụng phiếu điều tra :
thiết kế những phiếu điều tra, hướng dẫn người sử dụng điền những thông tin cần
5


thiết nhằm thăm dò dư luận, thu thập các ý kiến, quan điểm có tính đại chúng rộng
rãi.
Bảng câu hỏi gồm 24 câu hỏi, 9 câu hỏi về các thông tin chung của công ty, 15
câu hỏi về đều xoay quanh các hoạt động đảm bảo an toàn về HTTT như: phần
cứng, phần mềm, mạng, CSDL và con người được triển khai và hiệu quả của các
hoạt động này đối với công ty.
Mục đích: Thu thập thông tin về hoạt động an toàn cho HTTT của công ty để
từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra nhưng giải pháp phù hợp đảm bảo an toàn cho
HTTT của công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp là những thông tin đã được thu thập và xử lý trước đây vì các
mục tiêu khác nhau của công ty.
Nguồn tài liệu bên trong: Bao gồm các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong vòng 2 năm: 2015 và 2016 được thu thập từ phòng kế toán, phòng
nhân sự của công ty, từ phiếu điều tra và tài liệu thống kê khác.
Nguồn tài liệu bên ngoài: Từ các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, sách
báo của các năm trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu và từ Internet.
Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết thì tiến hành phân loại sơ bộ
các tài liệu đó. Nếu thu thập thông tin đủ rồi thì bước tiếp theo là xử lý dữ liệu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn kết hợp
thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn thu thập.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý và đánh giá: Sử dụng Microsoft
office excel, vẽ biểu đồ minh họa để xử lý các số liệu thu thập được từ các nguồn tài
liệu bên trong công ty bao gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

năm 2015 – 2016, từ phiếu điều tra và tài liệu thống kê khác.
Phương pháp phán đoán: dùng để đưa ra các dự báo, phán đoán về tình hình
phát triển HTTT của công ty, tình hình an toàn bảo mật thông tin chung trong nước
và thế giới cũng như đưa ra các nhận định về các nguy cơ mất an toàn thông tin mà
công ty sẽ hứng chịu.
Kết quả thu được được sử dụng ở chương I phần 1.1 và phần 3.2 chương III
1.5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

6


Mỗi phương pháp xử lý thông tin đều có những ưu, nhược điểm riêng của
chúng vì vậy trong đề tài nghiên cứu này chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp xử
lý thông tin sau:
- Phương pháp định lượng: Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được đưa ra phân tích
thông qua việc sử dụng Microsoft Office Excel 2010. Từ những biểu đồ được hoàn
thành sau khi nhập dữ liệu vào ta sẽ có những đánh giá cụ thể về thực trạng an toàn
bảo mật thông tin trong doanh nghiệp và tính cấp thiết của việc nâng cao tính an
toàn bảo mật cho thông tin,
- Phương pháp định tính: Chọn lọc, phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu thập
được thông quá các câu hỏi phỏng vấn và các dữ liệu, thông tin được thu thập từ
nhiều nguồn khác để phân tích làm rõ các thuộc tính, bản chất của sự vật hiện tượng
hoặc làm sáng tỏ từng khía cạnh hợp thành nguyên nhân của vấn đề được phát hiện.
Thường sử dụng để đưa ra các bảng số liệu thống kê, các biểu đồ thống kê, đồ thị.
Phương pháp này sử dụng cho 2.2 và chương III
1.6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, kết luận, tài
liệu tham khảo và phụ lục thì khóa luận gồm 3 phần:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN

VÀ BẢO MẬT CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA CÔNG TY TNHH TU VẤN
VÀ THƯƠNG MẠI V-LEAD.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO HTTT
CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ THƯƠNG MẠI V-LEAD

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN
VÀ BẢO MẬT CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA CÔNG TY TNHH
TƯ VẤN VÀ THƯƠNG MẠI V-LEAD
7


2.1 Cơ sở lí luận về an toàn và bảo mật HTTT
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về an toàn và bảo mật dữ liệu
- Thông tin là những dữ liệu đã được xử lý sao cho nó thực sự có ý nghĩa đối
với người sử dụng. Thông tin được coi như một sản phẩm hoàn chỉnh thu được sau
quá trình xử lý dữ liệu.
- Đặc điểm của thông tin có giá trị
+ Chính xác, xác thực
+ Đầy đủ, chi tiết
+ Rõ ràng
+ Đúng lúc, thường xuyên
+ Thứ tự , có liên quan
- Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ
ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung. Phần tử có
thể là vật chất hoặc phi vật chất: con người, máy móc, thông tin, dữ liệu, phương
pháp xử lý, quy tắc, quy trình xử lý.
- Hệ thống thông tin là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm
và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tái tạo, phân
phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ
chức.

Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác
nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu
nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh
tranh.Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách
hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho phát triển.
- Dữ liệu là các giá trị phản ánh về sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan. Nhưng là những giá trị thô, chưa có ý nghĩa với người sử dụng. Dữ liệu có thể
là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên hệ giữa chúng. Dữ liệu qua
quá trình xử lý, phân tích và đánh giá trở thành thông tin phục vụ cho các mục đích
khác nhau của con người.
Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau như âm thanh, văn bản,
hình ảnh.

8


- Cơ sở dữ liệu (CSDL): tập hợp dữ liệu tương quan có tổ chức được lưu trữ
trên các phương tiện lưu trữ như đĩa từ, băng từ v..v nhằm thỏa mãn các yêu cầu
khai thác thông tin (đồng thời) của nhiều người sử dụng và của nhiều chương trình
ứng dụng.
- An toàn thông tin: một hệ thống thông tin được coi là an toàn( security) khi
thông tin không bị làm hỏng hóc,không bị sửa đổi, thay đổi, sao chép hoặc xóa bỏ
bởi người không được phép.
Một hệ thống thông tin an toàn thì các sự cố có thể xảy ra không thể làm cho
hoạt động chủ yếu của nó ngừng hẳn và chúng sẽ được khắc phục kịp thời mà
không gây thiệt hại đến mức độ nguy hiểm cho chủ sở hữu.
- Bảo mật là sự hạn chế khả năng lạm dụng tài nguyên và tài sản. Bảo mật trở
nên đặc biệt phức tạp trong quản lý, vận hành những hệ thống thông tin có sử dụng
các công cụ tin học, nơi có thể xảy ra và lan tràn nhanh chóng việc lạm dụng tài
nguyên (các thông tin di chuyển vô hình trên mạng hoặc lưu trữ hữu hình trong các

vật liệu) và lạm dụng tài sản (các máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi, các phần
mềm của cơ quan hoặc người sở hữu hệ thống).
- Bảo mật thông tin là duy trì tính bí mật, tính trọn vẹn và tính sẵn sàng của
thông tin.
+ Bí mật nghĩa (Confidentially) là đảm bảo thông tin chỉ được tiếp cận bởi
những người được cấp quyền tương ứng.
+ Tính trọn vẹn (Integrity) đảm bảo thông tin luôn ở trạng thái đúng, chính
xác, người sử dụng luôn được làm việc với các thông tin tin cậy, chân thực. Chỉ các
cá nhân được cấp quyền mới được phép sửa thông tin.
+ Tính sẵn sàng (Availabillity) đảm bảo cho thông tin luôn ở trạng thái sẵn
sàng phục vụ, bất cứ lúc nào người sử dụng hợp pháp có nhu cầu đều có thể truy
nhập được vào hệ thống.
Hệ thống được coi là bảo mật nếu tính riêng tư của nội dung thông tin được
đảm bảo theo đúng các tiêu chí trong một thời gian xác định.
Hai yếu tố an toàn và bảo mật đều rất quan trọng và gắn bó với nhau: hệ thống
mất an toàn thì không bảo mật được và ngược lại hệ thống không bảo mật được thì
mất an toàn

9


- Bảo mật CSDL chính là việc bảo vệ được thông tin trong CSDL tránh được
những truy cập trái phép đến CSDL, từ đó có thể thay đổi hay suy diễn nội dung
thông tin CSDL.
2.1.2 Một số vấn đề về lý thuyết liên quan đến an toàn và bảo mật HTTT
2.1.2.1 Các nguy cơ mất ATTT
- Nguy cơ ngẫu nhiên
Nguy cơ mất ATTT ngẫu nhiên có thể xuất phát từ các hiện tượng khách quan
như thiên tai(lũ lụt, sóng thần, động đất…), hỏng vật lý, mất điện…Đây là những
nguy cơ xảy ra bất ngờ, khách quan, khó dự đoán trước, khó tránh được nhưng đó

lại không phải là nguy cơ chính của việc mất ATTT.
- Nguy cơ có chủ định( nguyên nhân chủ quan): Tin tặc, cá nhân bên ngoài,
phá hỏng vật lý, can thiệp có chủ ý.
- Nguy cơ bị lộ thông tin của cá nhân, tổ chức và các giao dịch liên quan cho
bên thứ ba.
- Nguy cơ bị kẻ xấu làm sai lệch thông tin bằng một trong ba cách:
+ “ Bắt” thông tin ở giữa đường di chuyển từ “nguồn” tới “đích”, sửa đổi hay
chèn, xoá thông tin và gửi đi tiếp.
+ Tạo một nguồn thông tin giả mạo để đưa các thông tin đánh lừa “đích”.
+ Tạo “đích” giả để lừa thông tin đến từ nguồn đích thật.
- Nguy cơ bị tắc nghẽn, ngưng trệ thông tin: Tắc nghẽn và ngưng trệ thông tin
có thể di bị tấn công, hoặc có thể do bị mất điện, hoặc rất ngẫu nhiên là số lượng
người truy cập vào hệ thống trong cùng một lúc là rất lớn mà dung lượng đường
truyền lại quá nhỏ gây ra tắc nghẽn.
2.1.2.2 Hình thức tấn công HTTT
Các hình thức tấn công có thể kể đến là hình thức tấn công thụ động và tấn
công chủ động. Có thể hiểu đó là hình thức lấy cắp hoặc thay đổi, phá hoại dữ liệu
trái phép. Vi phạm tính toàn vẹn, sẵn sàng dữ liệu.
Hình thức tấn công thụ động là việc kẻ tấn công lấy được thông tin trên đường
truyền mà không gây ảnh hưởng gì đến thông tin được truyền từ nguồn đến đích.
Tấn công thụ động rất khó phát hiện và khó phòng tránh nên rất nguy hiểm. Hiện
nay tấn công thụ động đang ngày càng phát triển do đó cần có các biện pháp phòng
tránh trước khi tấn công xảy ra.
10


- Tấn công thụ động là loại tấn công mà thông tin tài khoản bị đánh cắp được
lưu lại để sử dụng sau. Loại tấn công này lại có hai dạng đó là tấn công trực tuyến
(online) và tấn công ngoại tuyến (offline):
+ Tấn công ngoại tuyến có mục tiêu cụ thể, thực hiện bởi thủ phạm truy cập

trực tiếp đến tài sản nạn nhân, có phạm vi hạn chế và hiệu suất thấp. Đây là dạng
đánh cắp tài khoản đơn giản nhất, không yêu cầu có trình độ cao và cũng không tốn
bất kỳ chi phí nào. Người dùng có thể trở thành nạn nhân của kiểu tấn công này đơn
giản chỉ vì họ để lộ mật khẩu hay lưu ở dạng không mã hóa trong tập tin có tên dễ
đoán trên đĩa cứng.
+ Tấn công trực tuyến không có mục tiêu cụ thể. Kẻ tấn công nhắm đến số
đông người dùng trên Intrenet, hy vọng khai thác những hệ thống lỏng lẻo hay lợi
dụng sự cả tin của người dùng để đánh cắp tài khoản.Hình thức phổ biến nhất của
tấn công trực tuyến là phishing. Phishing là một loại tấn công phi kỹ thuật, dùng
đánh cắp các thông tin nhạy cảm bằng cách giả mạo người gửi, cách phòng tránh
duy nhất là ý thức của người dùng.
Tấn công chủ động là hình thức tấn công có sự can thiệp vào dữ liệu nhằm sửa
đổi, thay thế làm lệch đường đi của dữ liệu. Đặc điểm của nó là có khả năng chặn
các gói tin trên đường truyền, dữ liệu từ nguồn đến đích sẽ bị thay đổi. Tấn công
chủ động tuy nguy hiểm nhưng lại dễ phát hiện được.
Tấn công chủ động là dạng tấn công tinh vi đánh cắp và sử dụng tài khoản
trong thời gian thực. Tấn công chủ động khá tốn kém và yêu cầu trình độ kỹ thuật
cao.
Ngoài ra, còn một số hình thức tấn công như tấn công lặp lại là việc bắt thông
điệp, chờ thời gian và gửi tiếp. Hay tấn công từ chối dịch vụ (DoS - Denial of
Service) là tên gọi chung của kiểu tấn công làm cho một hệ thống nào đó bị quá tải
dẫn tới không thể cung cấp dịch vụ hoặc phải ngưng hoạt động. DoS lợi dụng sự
yếu kém trong mô hình bắt tay 3 bước của TCP/IP, liên tục gửi các gói tin yêu cầu
kết nối đến server, làm server bị quá tải dẫn đến không thể phục vụ các kết nối khác.
Tấn công HTTT trên thực tế thường là sử dụng virus, trojan để ăn cắp thông
tin, lợi dụng các lỗ hổng trong các phần mềm ứng dụng, tấn công phi kỹ thuật. Với
mục đích nhằm lấy cắp hoặc phá hỏng dữ liệu, thông tin cũng như các chương trình
ứng dụng.
11



2.1.2.3 Các phương pháp bảo mật HTTT
- Thiết lập và cấu hình hệ thống máy chủ an toàn.
- Thiết lập và cấu hình cơ sở dữ liệu an toàn, cài đặt các ứng dụng bảo vệ…
- Thiết lập cơ chế sao lưu và phục hồi và một số biện pháp kỹ thuật chống tấn
công từ chối dịch vụ (DDoS).
- Trong đó, việc thiết lập, cấu hình hệ thống máy chủ và cơ sở dữ liệu an toàn
là rất quan trọng trong việc đảm bảo ATTT vì sẽ giúp giảm thiểu hay tránh các lỗi
có thể dẫn đến khả năng bị tấn công.
 Các biện pháp cơ bản đảm bảo an toàn thông tin mà doanh nghiệp cần phải
biết:
+ Phân quyền người dùng: Người dùng sẽ được quyền đăng nhập, sử dụng tài
nguyên hệ thống dữ liệu trong phạm vi quyền hạn của mình. Phân quyền người dùng
giúp phân chia rõ ràng quyền hạn, cách thức thao tác đối với hệ thống và dữ liệu theo
những yêu cầu khác nhau từ đó đảm bảo được tính riêng tư của người dùng, đảm bảo
an toàn thông tin hệ thống và nâng cao tính bảo mật cho hệ thống.
+ Bảo mật kênh truyền dữ liệu: trong quá trình giao dịch điện tử, thông tin và dữ
liệu khi truyền giữa người gửi và người nhận dễ bị tấn công nhất. Do đó, bảo mật kênh
truyền dữ liệu chủ yếu được thực hiện trong các giao dịch thương mại điện tử nhằm
đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin khi truyền qua mạng, giảm nguy cơ bị rò rỉ thông
tin người dùng khi giao dịch trực tuyến.
+ Tường lửa: là một thiết bị (cả phần cứng và phần mềm) bảo vệ nằm ở biên giới
mạng máy tính, phân chia mạng máy tính thành hai vùng riêng biệt (vùng tin cậy và
vùng không tin cậy) nhằm bảo vệ truy cập trái phép từ vùng không tin cậy đối với vùng
tin cậy. Tường lửa có thể chặn luồng thông tin có khả năng nguy hại đến sự an toàn của
mạng máy tính đồng thời lưu trữ thông tin quan trọng, nhạy cảm của đơn vị tránh sự
xâm nhập trái phép từ bên ngoài.
+ Sử dụng công cụ rà quét lỗ hổng, điểm yếu an ninh: thu thập thông tin về điểm
yếu của hệ thống mạng giúp hệ thống nhìn ra được khuyết điểm và đưa ra các biện
pháp khắc phục


12


+ Hệ thống ngăn chặn tấn công và phát hiện tấn công: đây là lớp phòng vệ quan
trọng trong các lớp giải pháp đảm bảo an toàn thông tin: IDS (hệ thống phát hiện tấn
công, đột nhập); IPS (hệ thống ngăn chặn tấn công, đột nhập).
2.1.2.4 Vai trò của an toàn bảo mật thông tin
An toàn bảo mật thông tin có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững
của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, thông tin có thể coi là tài sản vô
giá.
Rủi ro về thông tin có thể gây thất thoát tiền bạc, tài sản, con người và gây
thiệt hại đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Do vậy, đảm bảo ATTT doanh nghiệp cũng có thể coi là một hoạt động quan
trọng trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp
2.1.3 Phân định nội dung nghiên cứu
Với đề tài: “Một số giải pháp đảm bảo an toàn và bảo mật cho hệ thống thông
tin của Công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead”, mục tiêu cụ thể đặt ra là làm
rõ được các vấn đề về an toàn cho HTTT, thực trạng và giải pháp an toàn cho HTTT
của Công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead.
- Nghiên cứu tổng quan về vấn đề ATBM cho HTTT trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu về các nguy cơ mất an toàn HTTT của doanh nghiệp, các biện
pháp phòng tránh và khắc phục hậu quả.
- Nghiên cứu thực trạng vấn đề an toàn bảo mật HTTT của công ty TNHH tư
vấn và thương mại V-lead. Đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho HTTT
của công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead.
2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng về an toàn bảo mật HTTT của công
ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead.
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty
2.2.1.1. Giới thiệu

Tên đầy đủ và chính thức: Công ty TNHH tư vấn và thương mại V-Lead.
Trụ sở chính: Tầng 2, tòa nhà Giảng Võ lake view, D10 Giảng Võ, Ba Đình,
Hà Nội.
Điện thoại: 04 3772 6655
Website: www.v-lead.com.vn
Giám đốc: Hoàng Văn Thiều
13


Mã số thuế: 0104141252 Ngày cấp giấy phép: 30-06-2010
Ngày thành lập: 07/09/2009
Giấy phép ĐKKD: 0104141252
Loại hình công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn
2.2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động
Trải qua chặng đường hình thành & phát triển, hiện nay Công ty TNHH tư
vấn và thương mại V-lead được biết đến như một doanh nghiệp trẻ, năng động và
đang dần khẳng định vị thế của mình trong thị trường Việt Nam.
Công ty hoạt động ở 3 lĩnh vực: sự kiện, truyền thông, dịch thuật nên các dịch
vụ công ty cung ứng cũng theo 3 lĩnh vực trên.

 Dịch vụ tổ chức sự kiện của V-LEAD
 Tư vấn và tổ chức trọn gói sự kiện: hội thảo, hội nghị khách hàng, sinh nhật
công ty, tiệc chiêu đãi, họp báo, giới thiệu sản phẩm mới, lễ ký hết hợp đồng.
 Tư vấn xây dựng kịch bản truyền thông cho sự kiện, sản phẩm và công ty.
 Phòng ở cho đại biểu, vé máy bay, xe du lịch, đón tiễn sân bay.
 Cung cấp thiết bị nghe nhìn phục vụ hội nghị.
 Cung cấp quà tặng, biểu diễn nghệ thuật.
 Tổ chức chương trình du lịch chất lượng cao kết hợp các mục tiêu đào tạo,
xây dựng tinh thần làm việc theo nhóm (team building).
 Cung cấp biên, phiên dịch, MC chuyên nghiệp

 Dịch vụ biên dịch, phiên dịch tài liệu tiếng nước ngoài.

 Dịch vụ truyền thông V - LEAD
 Truyền thông sự kiện
 Truyền thông sản phẩm
 Quan hệ báo chí
 Xây dựng các ấn phẩm truyền thông
 Tổng hợp thông tin

 Dịch vụ biên, phiên dịch sau:
 Phiên dịch Hội nghị, hội thảo
 Phiên dịch tháp tùng trong và ngoài nước
 Phiên dịch du lịch, khảo sát thị trường
14


 Phiên dịch đàm phán kinh tế
 Phiên dịch hiện trường công trình
 Dịch thuật công chứng các loại văn bản hành chính, pháp luật
 Dịch thuật các văn bản hành chính, xuất nhập khẩu, kế toán
 Dịch thuật tài liệu chuyên ngành kỹ thuật, bản vẽ, thiết kế
2.2.1.3 Bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH tư vấn và thương mại v-lead hiện nay được
thể hiện trên hình 2.1

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tài chính-kế

toán

Phòng kỹ thuật

Phòng kinh doanh

Sơ đồ 2.1 sơ đồ cơ cấu nhân sự công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead
(Nguồn: phòng tài chính-kế toán
Cơ cấu tổ chức gồm: giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban: phòng kinh
doanh( sự kiện, truyền thông, dịch thuật), phòng kế toán, phòng kỹ thuật.

 Giám đốc:
-

Điều hành trực tiếp mọi hoạt động thường xuyên trong giới hạn chức năng

và nhiệm vụ của mình.
- Chịu trách nhiệm về việc quản lý điều hành các công việc của Công ty, phù
hợp với các mục tiêu, kế hoạch và ngân sách.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

 Phó tổng giám đốc

15


- Quản lý chung về việc kinh doanh sao cho kết quả đạt được là cao nhất. Hỗ
trợ giám đốc trong hoạt động kinh doanh, tuyển dụng nhân sự trong kinh doanh.
- Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động

kinh doanh trong phạm vi quyền hạn của mình.

 Phòng Kinh doanh
Chia ra làm 3 ban: sự kiện, truyền thông, dịch thuật. Mỗi ban sẽ có những việc
riêng đặc thù. Ngoài ra, các ban này luôn luôn phải hỗ trợ, làm việc chung cùng
nhau.
- Lập kế hoạch kinh doanh của Công ty hằng năm, báo cáo việc thực hiện,
đánh giá các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh từng kỳ, đề xuất các biện pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh cho Giám Đốc.
- Phối hợp lập kế hoạch, đưa ra yêu cầu cho phòng kỹ thuật thực hiện chiến
lược kinh doanh của công ty
-

Phối hợp triển khai, thực hiện, giám sát đánh giá hoạt động kinh doanh,

xây dựng các kế hoạch marketing sao cho hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất, đưa
ra các biện pháp khắc phục để nâng cao hoạt động
- Đảm bảo việc tiếp nhận đầy đủ các ý kiến khiếu nại, phân loại, chuyển thông
tin đến các bộ phận có chức năng thực hiện, theo dõi, ghi chép hồ sơ các khiếu nại
của khách hàng.
- Tìm kiếm cơ hội phát triển, thị trường mới, khách hàng mới. Duy trì hồ sơ,
có đánh giá, các biện pháp để giữ và tăng thị phần Công ty.

 Phòng tài chính - kế toán
- Có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác tài chính kế toán, tín dụng theo đúng
luật kế toán của Nhà nước, cụ thể là: Tổ chức và lưu trữ hệ thống sổ sách, chứng từ
kế toán và các vấn đề liên quan đến công tác kế toán của Công ty theo đúng chế độ
kế toán hiện hành. Cung cấp các thông tin kế toán cho các bộ phận liên quan, cố vấn
cho Tổng giám đốc trong việc quản trị tài chính của Công ty.


 Phòng kỹ thuật:
- Chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng, tiếp nhận chuyển giao và quản
lý các dịch vụ - ứng dụng, website. Thực hiện các chương trình nghiên cứu phát
triển dịch vụ, ứng dụng, website cải tiến dịch vụ, kết nối với nhà mạng, áp dụng
công nghệ tiên tiến trong xây dựng phần mềm, dịch vụ, website cũng như ứng dụng
16


mới đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng; khắc phục lỗi phát sinh trong quá
trình kinh doanh…
2.2.1.4 Tình hình hoạt động và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong
hai năm 2015,2016.
Bảng sau đây là một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh qua hai năm 2015
và 2016
ĐVT:1000đ
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí quản lý kinh doanh
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24)

10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50
= 30 + 40)
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60 = 50 - 51)


số

Năm 2015

Năm 2016

1

10.117.985.533

13.405.044.992

2

2.690.003.978

2.667.190.850

10


7.427.981.555

10.737.854.139

11

4.406.572.660

6.960.047.330

20

3.021.408.895

4.777.806.809

21
22
23
24

2.447.300
120.419.208
120.419.208
521.784.700

2.675.585
580.035.500
580.035.500
635.681.250


30

2.386.164.740

3.564.765.644

31
32
40

4.512.453

27.915.975

4.512.453

27.915.975

50

2.390.677.193

3.592.681.619

51

597.669.298

898.170.404


60

1.793.007.895

2.694.511.214

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh cuả công ty năm 2015 và 2016
(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH tư vấn và thương mại Vlead, qua 2 năm 2015 và 2016, nhìn chung ta có thể nhận thấy công ty đang có
những chuyển biến rất tích cực. Biểu hiện:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng hơn 3 tỷ VNĐ so
với năm 2015.

17


-

Các khoản giảm trừ doanh thu giảm. Năm 2015 hơn 2,69 tỷ VNĐ trong khi

năm 2016 còn khoảng 2,67 tỷ VNĐ. Điều này chính là dấu hiệu cho việc nâng mức
lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
-

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng lên hơn 900 triệu VNĐ. Mức lợi

nhuận này của doanh nghiệp tính đến thời điểm hiện tại đạt mức trung bình, tuy
nhiên với sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực này, công ty TNHH tư vấn và
thương mại V-lead đang từng bước cố gắng, phát triển và dần đạt được vị thế cao

trên thị trường.
Năm 2017 được xác định là một năm đầy khó khăn với công ty ở tất cả các
loại hình dịch vụ. Do thị trường đang xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh
cùng lĩnh vực. Việc giữ số lượng khách hàng cũ cũng đang trở thành vấn đề đáng
quan tâm, vì những doanh nghiệp mới hình thành có những ưu đãi hết sức cạnh
tranh, dẫn đến việc khách hàng ngày càng có thêm nhiều sự lựa chọn cho mình.
2.2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng về vấn đề đảm bào AT cho HTTT của
công ty TNHH tư vấn và thương mại V-lead.
2.2.2.1 Thực trạng đảm bảo an toàn phần cứng
ST
T
1
2
3
4
5

Tên phần cứng
Máy chủ
Máy để bàn
Máy tính xách tay
Máy in
Máy chiếu

Số lượng
2
30
10
2
1


Chi tiết
Dell
Samsung
Dell, HP, Asus
Samsung SCX 4200
Sony VPL – DX120

Bảng 2.2: Thống kê trang thiết bị phần cứng của công ty
( Nguồn: Thông tin từ phiếu điều tra )
- Các thiết bị bảo vệ phần cứng:
+ Máy tính được đặt lên bàn cao, chắc chắn để tránh bị rơi hoặc bị ngập lụt.
Máy in được để ở nơi cao ró, khô thoáng.
+ Các thiết bị phần cứng được đặt trong phòng có camera để kiểm soát người
ra vào, sử dụng.
+ Bộ dụng cụ vệ sinh máy tính, máy in, máy chiếu
+ Sử dụng mật khẩu có tính bảo mật mạnh khi khởi động máy tính.

18


×