Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

So sánh kết quả cấy máu và real-time PCR máu trên bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.32 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Nghiên cứu Y học

SO SÁNH KẾT QUẢ CẤY MÁU VÀ REAL-TIME PCR MÁU TRÊN
BỆNH NHI NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Bùi Thanh Liêm*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên*, Trần Diệp Tuấn*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn là những bệnh cảnh nặng nề, tỷ lệ tử vong cao ở hầu hết
mọi lứa tuổi đặc biệt là ở trẻ em, và tỷ lệ này tiếp tục tăng lên khoảng 5 - 10% mỗi năm. Cấy máu được xem là
tiêu chuẩn vàng để xác định tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên phương pháp cấy máu thường có độ nhạy thấp đối với
các bệnh nhân trước đó đã sử dụng kháng sinh hoặc đối với những loại vi khuẩn phát triển chậm hoặc có sự tạp
nhiễm. Hiện tại các nghiên cứu với PCR đa giá để xác định tác nhân gây bệnh cho kết quả rất hứa hẹn, tỷ lệ
dương tính cao gấp khoảng 2 lần so với kết quả cấy máu thông thường. Ngoài ra PCR còn là một kỹ thuật hữu ích
ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết mà kết quả cấy máu nhiều lần âm tính, bệnh nhân đã được dùng kháng
sinh trước. Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về PCR máu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca có phân tích. Chúng tôi mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng,điều trị và so sánh kết quả cấy máu với PCR máu trên những bệnh nhi chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nhập
khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi Đồng 1.
Kết quả: Trong thời gian từ ngày 1 tháng 10 năm 2016 đến ngày 30 tháng 4 năm 2017 chúng tôi có 53
trường hợp nhập khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi Đồng 1 thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm
khuẩn huyết ở trẻ em năm 2005. Có 73,6% số trẻ trong mẫu nghiên cứu < 5 tuổi. 58,5% được chẩn đoán là sốc
nhiễm khuẩn, 28,3% nhiễm khuẩn huyết nặng và 13.2% nhiễm khuẩn huyết. 100% được điều trị kháng sinh trước
khi nhập khoa hồi sức. Có 22,6% các trường hợp tử vong trong thời gian điều trị. Tỷ lệ PCR máu và cấy máu
dương tính lần lượt là 43,4% và 30,2%. Trong số 23 trường hợp PCR dương tính có 15 (65,2%) trường hợp là vi
trùng Gram dương, trong đó MRSA chiếm 52,2%. Con số này tương ứng trong kết quả cấy máu là 43,8% và
18,7%. Trung bình thời gian trả kết quả PCR là 5,67 giờ, cấy máu là 110,1 giờ (p = 0,001).
Kết luận: PCR cho kết quả dương tính cao hơn, và thời gian cho kết quả nhanh hơn, do đó nên dùng PCR
như là một biện pháp giúp xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết bên cạnh cấy máu. Đặc biệt khi trẻ đã được
dùng kháng sinh trước đó. Tỷ lệ NKH do MRSA khá cao và thường diễn tiến nặng do đó xem xét điều trị tác nhân


này sớm khi lâm sàng nghi ngờ.
Từ khóa: cấy máu, PCR máu, nhiễm khuẩn huyết

ABSTRACT
COMPARISON OF BLOOD CULTURE AND MULTIPLEX REAL-TIME PCR FOR DIAGNOSIS OF
PEDIATRIC SEPSIS IN CHILDREN’S HOSPITAL 1
Bui Thanh Liem, Phùng Nguyen The Nguyen, Tran Diep Tuan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 68 - 75
Objectives: Sepsis and septic shock are serious illnesses, with high mortality rate for almost all ages,
especially in children, and this rate continues to increase by 5-10% per year. Currently, studies with multiplex
Real-time PCR to identify pathogens have shown promising results, with positive rates about two times higher
than normal blood cultures. In addition, PCR is a useful technique in patients with sepsis having multiple negative
blood cultures, patients receiving previous antibiotics. Currently, in Vietnam, there is little research on Real-time
*Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Bùi Thanh Liêm

ĐT: 0938 165 083

Email:

PCR in patients with sepsis.
Method: Description of the series have analysis. We describe the clinical and subclinical characteristics,
treatment and comparison of blood cultures and PCR in patients with sepsis at PICU.
Results: There were 53 cases meeting the International pediatric sepsis consensus conference in 2005
standard, admitted to the PICU, Children's Hospital No 1. 58.5% was diagnosed with septic shock, 28.3% severe

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

63



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

sepsis and 13.2% sepsis. 100% was treated with antibiotics before admitting to the PICU. The rates of
microorganism detection by blood culture and PCR were 30.2% and 43.4%, respectively. 15 (65.2%) cases with
positive PCR had gram-positive bacteria, in which MRSA accounted for 52.2%, whereas blood culture results
were 43.8% and 18.7%, respectively. The Kappa homology index was 0.005. The mean time taken for PCR was
5.67 hours, blood culture was 110.1 hours (p = 0.001).
Conclusion: Multiplex Real-time PCR gives more positive rates and faster results, so PCR should be used as
a technique of identifying sepsis in addition to blood cultures, especially when the patient has been treated with
antibiotics before. The rate of sepsis due to MRSA was quite high and usually severe, therefore, consider
treatment for this agent early on suspicion.
Keywords: blood culture, real-time PCR, sepsis
viện, của ngành y tế trong việc cải thiện phương pháp
ĐẶT VẤN ĐỀ
xác định tác nhân gây bệnh.
Nhiễm khuẩn huyết (NKH), sốc nhiễm khuẩn là
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU
những bệnh cảnh nặng nề, tỷ lệ tử vong cao ở hầu hết
mọi lứa tuổi nhất là ở trẻ em và tỷ lệ này tiếp tục tăng
Thiết kế nghiên cứu
lên khoảng 5 - 10% mỗi năm(14). Do đó chẩn đoán và
Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp có phân
điều trị sớm, thích hợp góp phần phòng ngừa những
tích.
biến chứng và cải thiện tiên lượng tử vong, đặc biệt là
Đối tượng nghiên cứu
những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Hầu hết những

Tất cả những bệnh nhi được điều trị tại khoa Hồi
trường hợp này điều trị cơ bản là hồi sức và liệu pháp
Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
(6)
kháng sinh thích hợp . Nhiều nghiên cứu lâm sàng
01/10/2016 đến 30/04/2017 với chẩn đoán nhiễm
cho thấy rằng việc điều trị kháng sinh chậm trễ và
khuẩn huyết.
không thích hợp làm tăng nguy cơ tử vong lên gấp 5
Tiêu chí chọn bệnh
lần, nhất là ở những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và
mỗi giờ chậm điều trị kháng sinh sẽ làm giảm 8% khả
Những bệnh nhi điều trị tại khoa HSTCCĐ BV
năng sống còn của bệnh nhân(10). Do đó xác định được
Nhi Đồng 1 trong thời gian nghiên cứu thỏa tiêu
chuẩn chẩn đoán NKH của hội nghị quốc tế về NKH
tác nhân gây bệnh một cách chính xác và nhanh
ở trẻ em năm 2005(7).
chóng không những cải thiện tử vong mà còn góp
phần vào việc giảm tỷ lệ kháng thuốc.
Tiêu chí loại trừ
Hiện nay cấy máu được xem là tiêu chuẩn vàng
Những bệnh nhi có thân nhân không đồng ý tham
để xác định tác nhân gây bệnh. Cấy máu được thực
gia
nghiên
cứu.
hiện trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh(6). Tuy nhiên
Kỹ thuật chọn mẫu
phương pháp cấy máu thường có độ nhạy thấp đối với

Lấy trọn tất cả các trường hợp thỏa tiêu chí chọn
các bệnh nhân trước đó đã sử dụng kháng sinh hoặc
vào
và loại ra.
đối với những loại vi khuẩn phát triển chậm hoặc có
Phương pháp thu thập dữ liệu
sự tạp nhiễm. Hiện tại các nghiên cứu với PCR đa giá
để xác định tác nhân gây bệnh cho kết quả rất hứa
Tất cả bệnh nhân nghi ngờ NKH được điều trị tại
hẹn, tỷ lệ dương tính đạt được cao gấp khoảng 2 lần
khoa HSTCCĐ BV Nhi Đồng 1 đều được hỏi bệnh
so với kết quả cấy máu thông thường(1,12,13). Ngoài ra
sử, tiền căn, khám lâm sàng chi tiết và được làm các
PCR còn là một kỹ thuật hữu ích ở những bệnh nhân
xét nghiệm để chẩn đoán NKH, sốc nhiễm khuẩn
nhiễm khuẩn huyết mà kết quả cấy máu nhiều lần âm
(SNK) theo tiêu chuẩn trên. Và số liệu được thu thập
tính, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh trước(23).
theo bệnh án mẫu.
Mục tiêu nghiên cứu
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán NKH sẽ được
lấy
máu
để làm xét nghiệm vi sinh. Quy trình xét
So sánh kết quả giữa cấy máu và PCR máu trên
nghiệm
bao
gồm:
những nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa
Hồi Sức Tích Cực Chống Độc (HSTCCĐ) Bệnh viện

Lấy 5 ml máu bằng phương pháp vô trùng được
Nhi Đồng 1. Hi vọng rằng với những kết quả đạt được
cho vào chai cấy máu và được gửi đến phòng xét
từ nghiên cứu chúng tôi sẽ góp phần vào những thay
nghiệm vi sinh BV Nhi Đồng 1, cấy máu được thực
đổi trong thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị
hiện theo qui trình cấy máu tự động Bactec.
cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và nhất là
Đồng thời sẽ lấy 2 ml máu bằng phương pháp vô
sốc nhiễm khuẩn. Góp phần thúc đẩy đầu tư của bệnh
khuẩn cho vô tuýp chống đông bằng EDTA, không ủ

64

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Nghiên cứu Y học

và cũng sẽ được gửi cùng lúc với mẫu cấy máu tại
phòng xét nghiệm Nam Khoa. Tại đây phương pháp
phát hiện dấu ấn di truyền bằng kỹ thuật realtime PCR
sẽ được thực hiện bằng hệ thống máy và bộ kit riêng
của phòng xét nghiệm.
Số liệu sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0. Đánh giá sự tương đồng của PCR máu và
cấy máu bằng kiểm định Cohen’s Kappa.


SỐ CA (n )

TỶ LỆ (%)

7
15
31
31
13
10
8
53
2
35
16

13,2%
28,3%
58,5%
58,5
24,5
18,9
15,1
100
3,8
66,0
30,2

12
41


22,6
77,4

KẾT QUẢ
Sau 7 tháng thực hiện nghiên cứu chứng tôi có 53
trẻ nhiễm khuẩn huyết thỏa tiêu chuẩn chọn mẫutrong
thời gian nghiên cứu với những đặc điểm và kết quả
như sau.
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, chẩn đoán và điều trị
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng
ĐẶC ĐIỂM
Tuổi
< 1 tuổi
1 - 5 tuổi
> 5 tuổi
Giới tính: Nam
Nữ
Vị trí nhiễm khuẩn
Hô hấp
Tiêu hóa
Da và mô mềm
Thần kinh
Các ổ nhiễm khác

SỐ CA (n)

TỶ LỆ (%)

19

20
14
30
23

35,9%
37,7%
26,5%
56,6%
43,4%

20
23
6
3
1

37,7%
43,4%
11,3%
5,7%
1,9%

Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ < 5 tuổi
chiếm 73,6%, trong đó < 1 tuổi chiếm 35,9% và trẻ
trai chiếm tỷ lệ cao hơn với tỷ số nam/nữ là 1,3/1.
Tất cả các vị trí nhiễm khuẩn đều có thể là ngõ vào
của NKH trong đó ổ nhiễm khuẩn nguyên phát
thường gặp nhất là đường tiêu hóa với 43,4%, tiếp


đến là hô hấp (37,7%), da và mô mềm (11,3%),
thần kinh trung ương (5,7%) (Bảng 1).
Bảng 2. Đặc điểm chẩn đoán và điều trị
ĐẶC ĐIỂM
Chẩn đoán
Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết nặng
Sốc nhiễm khuẩn
Có dùng vận mạch
Dùng 1 vận mạch
Dùng 2 vận mạch
Dùng 3 vận mạch
Dùng kháng sinh tuyến trước
Dùng 1 kháng sinh
Dùng 2 kháng sinh
Dùng ≥ 3 kháng sinh
Kết quả điều trị
Tử vong
Xuất viện

Bảng 2 cung cấp những thông tin về đặc điểm
chẩn đoán, điều trị và kết quả điều trị của nghiên cứu.
Chúng tôi có 7 (13,2%) trường hợp NKH, 15 (28,3%)
NKH nặng, 31 (58,5%) SNK (Bảng 3). Trong số
nàycó 50 (94,3%) trường hợp có rối loạn chức năng từ
1 cơ quan trở lên. Điều này là phù hợp vì đây là mẫu
nghiên cứu được thực hiện tại khoa Hồi sức, nơi tập
trung hầu hết các bệnh nhân nặng của bệnh viện,
những bệnh nhân NKH đơn thuần vẫn được theo dõi
và điều trị tại các khoa nếu không có rối loạn chức

năng cơ quan hoặc có bệnh lý nền đi kèm.Chúng tôi
có 12 (22,6%) trường hợp tử vong trong thời gian
nằm tại khoa Hồi Sức.

Hình 1: Tỷ lệ các loại kháng sinh được dùng

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

65


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Nghiên cứu Y học

100% các trường hợp được dùng kháng sinh
trước khi nhập khoa Hồi sức. Tỷ lệ được dùng kháng
sinh phối hợp là 96,2%. Trong đó 66,0% dùng 2 loại
kháng sinh, 30.2% dùng từ 3 loại kháng sinh trở lên.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Vancomycine là
kháng sinh được dùng nhiều nhất, có 40 (75,5%)
trường hợp được cho Vanomycine ngay từ đầu. Tiếp
đến là nhóm kháng sinh Carbapenem trong đó
Meronem là 30 (56,6%) trường hợp, Imipenem là 19
(35,9%). Như vậy tính riêng nhóm carbapenem có 49
(92,5%) trường hợp được sử dụng. Kháng sinh
Amikacine thuộc nhóm aminoglycoside được dùng
cho 23 (43,4%) trường hợp. Còn lại những kháng sinh
khác như Clindamycin, Quinolone, Cephlosporine thế
hệ thứ 3, Bactrim được sử dụng với tỷ lệ rất thấp. Như

vậy kháng sinh khởi đầu tại khoa Hồi sức bệnh viên
Nhi Đồng 1 có phổ tác dụng rất rộng, hầu hết các ca
đều được phối hợp một thuốc thuộc nhóm
Carbapenem với một thuốc thuộc nhóm
Aminoglycoside hoặc Vancomycine (Hình 1).
Đặc điểm kết quả cấy máu và PCR máu
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ dương tính
của PCR máu là 43,4% cao hơn so với cấy máu là
30,2% (Bảng 3), tuy nhiên mức độ đồng thuận của 2
xét nghiệmrất thấp với chỉ số đồng thuận Kappa là
0,005.
Bảng 3. Kết quả cấy máu và PCR máu

CẤY
MÁU
TỔNG

(+)
(-)

PCR MÁU
(+)
(-)
7 (30,4%)
9 (30,0%)
16 (69,6%)
21 (70,0%)
23 (100%)
30 (100%)


TỔNG
16 (30,2%)
37 (69,8%)
53 (100%)

Kiểm định Cohen’s Kappa: chỉ số đồng thuận 0,005

Bảng 4. So sánh thời gian cấy máu và PCR máu

Thời gian
cấy máu
Thời gian
PCR máu

TG ngắn
nhất

TG dài
nhất

TG trung
bình

51 giờ

140 giờ

110,10 giờ

5 giờ


6,5 giờ

5,67 giờ

P
value
0,001

Xét về khía cạnh thời gian, thời gian (TG) cho kết
quả ngắn nhất, dài nhất và trung bình của phương
pháp PCR máu đều nhanh hơn so với cấy máu, tương
ứng lần lượt là (5 giờ, 6,5 giờ, 5,67 giờ) so với (51
giờ, 140 giờ và 110,1 giờ) (Bảng 4). Chúng ta dễ dàng
nhận thấy sự khác biệt đó là rất lớn, và sự khác biệt
nàycó ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 0,001.
Trong kết quả cấy máu tỷ lệ vi trùng Gram (+)
chiếm 43,8%, Gram (-) chiếm 56,2%, trong đó đứng
đầu là 2 tác nhân MRSA và Staphylococcus coagulase
(-) (Bảng 5). Một điểm đáng chú ý trong kết quả này

66

chính là sự xuất hiện của các tác nhân mà bình thường
rất hiếm gây NKH trên lâm sàng đó là Alcaligenes
faecalis, Cupriavidus pauculus, Ralstonia pickettii,
Roseomonas gilardii, Sphingomonas paucimobilis,
Vibrio vulnificus.
Bảng 5. Tỷ lệ các tác nhân gây bệnh trên kết quả cấy máu
Tác nhân

Vi trùng Gram dương
MRSA
Staphylococcus coagulase (-)
Streptococcus pneumonia
Vi trùng Gram âm
Stenotrophomonas maltophilia
Alcaligenes faecalis
Cupriavidus pauculus
Klebsiella pneumonia
Ralstonia pickettii
Roseomonas gilardii
Sphingomonas paucimobilis
Vibrio vulnificus

Số ca (n=16) Tỷ lệ (%)
7
43,8
3
18,7
3
18,7
1
6,3
9
56,2
2
12,5
1
6,3
1

6,3
1
6,3
1
6,3
1
6,3
1
6,3
1
6,3

Bảng 6. Tỷ lệ các tác nhân gây bệnh trên kết quả
PCR máu
Tác nhân
Vi trùng Gram dương
MRSA
Staphylococcus coagulase (-)
Streptococus pneumonia
Streptococcus agalactia
Vi trùng Gram âm
Acinetobacter baumannii
Escherichia coli
Klebsiella pneumonia esblPseudomonas aeruginosa
Salmonella

Số ca (n=23)
15
12
1

1
1
8
4
1
1
1
1

Tỷ lệ (%)
65,2
52,2
4,3
4,3
4,3
34,8
17,4
4,3
4,3
4,3
4,3

Ngược lại với phổ tác nhân phân lập được từ kết
quả cấy máu ở trên, các tác nhân phân lập được từ
phương pháp PCR lại thấy có sự vượt trội của nhóm
vi trùng Gram (+) mà đặc biệt là tụ cầu kháng
methicillin. Vi trùng Gram (+) chiếm 65,2%, trong đó
MRSA là 52,2%, vi trùng Gram (-) chiếm 34,8%.
Trong số 8 trường hợp phân lập được tác nhân Gram
(-) bằng PCR máu ghi nhận 4 trường hợp

Acinetobacter Baumannii và 1 trường hợp
Pseudomonas aeruginosa (Bảng 6).

BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu được thực hiện trong thời gian
ngắn, tuy nhiên chúng tôi cũng đánh giá được phần
nào những đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm
sàng, điều trị và đặc biệt là so sánh được 2 phương

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
pháp xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết ở trẻ
em hiện nay là cấy máu và PCR máu.
Chúng tôi nhận thấy rằng những đặc điểm dịch tễ,
lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của mẫu nghiên
cứu hầu hết đều tương đồng với nhữngnghiên cứu đã
được thực hiện trước đó bởi những tác giả tại Việt
Nam(2,3,8,9,11,15,16,17,22). Điều này cho thấy rằng mặc dù
những đồng thuận, hướng dẫn về chẩn đoán và điều
trị NKH, SNK ở trẻ em được cập nhật khá nhiều trong
những năm qua nhưng NKH nói riêng và các bệnh lý
nhiễm trùng ở trẻ em nói chung vẫn là một trong
những vấn đề sức khỏe nổi bật và khó kiểm soát.
Bằng chứng cho thấy trẻ nhỏ vẫn là nhóm tuổi nhạy
cảm, dễ nhiễm khuẩn và diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong
tuy có giảm nhưng không nhiều và vẫn còn ở mức
cao.
Đánh giá mục tiêu chính của chúng tôi trong

nghiên cứu này là so sánh 2 phương pháp xác định tác
nhân gây nhiễm khuẩn huyết là cấy máu và PCR máu.
Về mặt thời gian chắc hẳn chúng ta đều đồng ý rằng
PCR sẽ cho kết quả nhanh hơn có ý nghĩa, và điều
này đã được khẳng định trong rất nhiều nghiên cứu
tương tự(20,21,25). Tuy nhiên do nghiên cứu của chúng
tôi được thực hiện trong thời gian ngắn (khoảng 7
tháng) số lượng mẫu không nhiều (chỉ có 53 mẫu) nên
rất khó khẳng định sự khác biệt về tỷ lệ kết quả dương
tính của hai phương pháp là có ý nghĩa thống kê hay
không. Khi thực hiện phép kiểm Cohen’s Kappa để
đánh giá sự tương đồng trong trong kết quả của 2
phương pháp thì giá trị đồng thuận là 0,005, đây là
mức độ đồng thuận thấp với mức ý nghĩa là 0,973
(Bảng 4). Tức là 2 phương pháp này cho kết quả
không tương đồng với nhau. Điều này có vẻ như
ngược lại với nghiên cứu của Lehmann(12).
Bảng 7. So sánh kết quả cấy máu và PCR máu với
các tác giả khác
Tác giả
Kết quả cấy máu
Dương tính
Âm tính
Kết quả PCR
Dương tính
Âm tính

Suberviola

P.T.B.Thủy


Chúng tôi

27,73%
72,27%

3,33%
96,67%

30,2%
69,8%

43,38%
56,62%

43,33%
56,67%

43,4%
56,6%

Bảng 8. So sánh kết quả cấy máu và PCR máu với
Suberviola
Cấy máu + Cấy máu – Cấy máu + Cấy máu –
PCR +
PCR PCR PCR +
Suberviola
24,37%
52,1%
2,52%

21,01%
Chúng tôi
13,2%
39,6%
17,0%
30,2%
Tác giả

So sánh với kết quả nghiên cứu của Suberviola(19)
và Phùng Thị Bích Thủy(18) được thực hiện tại Viện
Nhi Trung Ương năm 2012, thấy rằng có sự tương

Nghiên cứu Y học

đồng khá cao trong kết quả PCR của chúng tôi với 2
tác giả này (Bảng 7). Điều này cũng được khẳng định
trong các bài tổng quan của Shy-Shin Chang(4), Paul
Dark(5) và Geoffrey Warhurst(24). Như vậy, có thể nói
rằng phương pháp PCR cho dù được thực hiện tại bất
kỳ phòng xét nghiệm nào cũng cho kết quả khá tương
đồng. Còn trong kết quả cấy máu nghiên cứu của
chúng tôi và Suberviola là khác biệt không đáng kể,
riêng nghiên cứu của Phùng Thị Bích Thủy lại cho kết
quả dương tính rất thấp. Sự khác biệt lớn này cũng
khó lý giải, một phần có thể mẫu nghiên cứu của tác
giả này khá nhỏ, cùng với sự khác biệt của phòng xét
nghiệm trong kỹ thuật cấy máu.
Nếu như ở trên chúng ta thấy không có sự khác
biệt trong tỷ lệ dương tính của kết quả cấy máu và
PCR máu của chúng tôi với Suberviola nhưng khi

phân tích trong từng nhóm lại thấy rằng trong nghiên
cứu của Suberviola tỷ lệ 2 phương pháp cùng cho kết
quả dương hay âm đều cao hơn trong nghiên cứu của
chúng tôi và ngược lại tỷ lệ hai phương pháp cho kết
quả khác nhau lại thấp hơn. Điều đó chứng tỏ sự
tương đồng trong kết quả của 2 phương pháp trong
nghiên cứu của Suberviola cao hơn trong nghiên cứu
của chúng tôi. Tỷ lệ 2 phương pháp cho kết quả tương
đồng trong hai nghiên cứu lần lượt là 76,5% và 52,8%
(Bảng 8).
Trong kết quả cấy máu tỷ lệ vi khuẩn Gram (+)
chiếm 43,8%, Gram (-) chiếm 56,2%, trong đó đứng
đầu là 2 tác nhân MRSA và Staphylococcus coagulase
(-). Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của
các Phùng Nguyễn Thế Nguyên 65,8%(17), Bùi Quốc
Thắng 70,2%(2), Lê Thị Thanh Thảo 68%(11) là vi
khuẩn Gram (-) chiếm đa số. Sự xuất hiện của các tác
nhân hiếm gặpnhư Alcaligenes faecalis, Cupriavidus
pauculus, Ralstonia pickettii, Roseomonas gilardii,
Sphingomonas paucimobilis, Vibrio vulnificus là một
điều đặc biệt. Chúng tôi có ghi nhận những báo cáo ca
lâm sàng các trường hợp nhiễm những tác nhân này
trên thế giới nhưng sự xuất hiện cùng lúc của những
tác nhân này trong một nghiên cứu thì chúng tôi chưa
tìm thấy. Đây cũng là một khó khăn của chúng tôi
trong việc nhận xét và so sánh với các nghiên cứu
khác.
Trong kết quả PCR máu các tác nhân vi trùng
Gram (+) chiếm 65,2%, riêng MRSA chiếm 52,2%.
MRSA trước đây được xem là tác nhân thường gặp

trong nhiễm khuẩn bệnh viện, các bệnh nhân đến từ
cộng đồng rất ít trường hợp ghi nhận tác nhân này.
Nhưng hiện tại điều này có vẻ như không còn đúng
nữa. Trong nhiều nghiên cứu gần đây MRSA lại là
tác nhân rất thường gặp ở những ca viêm phổi hoại
tử và nhiễm khuẩn huyết từ cộng đồng. Đó là một

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

67


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

trong những điểm cần lưu ý, và cũng là lý do giải
thích vì sao tại khoa Hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 1
hiện nay tỷ lệ sử dụng kháng sinh Vancomycin đầu
tay cho những ca NKH khá nhiều.
Trong các tác nhân vi trùng Gram âm mà PCR
phân lập được không có tác nhân nào trùng hợp với
kết quả cấy máu. Điều này có thể giải thích là vì kỹ
thuật realtime PCR được thực hiện tại phòng xét
nghiệm Nam Khoa không có những đoạn mồi đặc
hiệu cho những tác nhân này, do đó có thể bỏ sót một
số tác nhân Gram âm không thường gặp trên lâm
sàng.
Ngược lại kỹ thuật PCR lại phát hiện được rất
nhiều trường hợp tác nhân là MRSA và

Acinetobacter. Có thể lý giải điều này là do tất cả
bệnh nhân được nhập Hồi sức đều đã được dùng
kháng sinh trước đó, kháng sinh có phổ tác dụng rất
rộng, tỷ lệ dùng kháng sinh nhóm Carbapenem và
Vancomycin rất cao, điều này có thể làm cho khả
năng phân lập được Acinetobacter và MRSA của cấy
máu thấp. Trong khi đó, realtime PCR dùng kỹ thuật
sinh học phân tử, khuếch đại và phát hiện vật chất di
truyền của tác nhân bằng những đoạn mội đặc hiệu,
ngoài ra tại phòng xét nghiệm Nam Khoa có bộ kit
chuyên biệt giành cho những tác nhân nhiễm khuẩn
bệnh viện do đó khả năng phát hiện MRSA và
Acinetobacter của PCR là cao hơn rất nhiều.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.


13.

14.

KẾT LUẬN
PCR cho kết quả dương tính cao hơn, và thời gian
cho kết quả nhanh hơn, do đó nên dùng PCR như là
một biện pháp giúp xác định tác nhân gây nhiễm
khuẩn huyết bên cạnh cấy máu. Đặc biệt khi trẻ đã
được dùng kháng sinh trước đó. Tỷ lệ NKH do
MRSA khá cao và thường diễn tiến nặng do đó xem
xét điều trị tác nhân này sớm khi lâm sàng nghi ngờ.
Mở rộng nghiên cứu PCR, làm thêm nhiều đoạn mồi
đặc hiệu để mở rộng phổ tác nhân mà PCR có khả
năng phân lập và tìm kiếm gen sinh kháng thuốc.

2.

3.

4.

68

16.

17.

18.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

15.

Bloos F, Hinder F, Becker K (2010). A multicenter trial to compare
blood culture with polymerase chain reaction in severe human sepsis.
Intensive Care Med, 36(2):241-7.
Bùi Quốc Thắng (2001). Đặc điểm nhiễm trùng huyết nhập khoa cấp
cứu bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 1999. Y học TP. Hồ Chí Minh,
19(5):129-133.
Bùi Quốc Thắng (2005). Khảo sát rối loạn chức năng các cơ quan
trong nhiễm trùng huyết trẻ em. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh,
9(1):109-113.
Chang SS, Hsieh WH, Liu TS (2013). Multiplex PCR system for rapid
detection of pathogens in patients with presumed sepsis - a systemic
review and meta-analysis. PLoS One, 8(5): e62323.

19.

20.

Dark Paul, Blackwood Bronagh, Gates Simon (2015). Accuracy of
LightCycler® SeptiFast for the detection and identification of
pathogens in the blood of patients with suspected sepsis: a systematic
review and meta-analysis. Intensive Care Medicine, 41(1):21-33.
Dellinger RP, Levy MM, Rhodes A (2013), Surviving sepsis
campaign: international guidelines for management of severe sepsis
and septic shock: 2012.Crit Care Med, 41(2):580-637.
Goldstein B, Giroir B, Randolph A (2005). International pediatric

sepsis consensus conference: definitions for sepsis and organ
dysfunction in pediatrics. Pediatr Crit Care Med, 6(1):2-8.
Hà Mạnh Tuấn (1992). Góp phần nghiên cứu nhiễm trùng huyết tại
bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội Trú Chuyên
ngành Nhi, tr.39.
Hoàng Trọng Kim, Trương Thị Hòa, Đỗ Văn Dũng (2005). Những yếu
tố tiên lượng nặng trong nhiễm trùng huyết tại khoa hồi sức cấp cứu
bệnh viện Nhi Đồng 1. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 9(1):7-16.
Kumar A, Ellis P, Arabi Y (2009). Initiation of inappropriate
antimicrobial therapy results in a fivefold reduction of survival in
human septic shock. Chest, 136(5):1237-48.
Lê Thị Thanh Thảo (2001). Một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và
vi trùng học của nhiễm khuẩn huyết gram âm. Y Học Thực Hành, 2: 611.
Lehmann LE, Hunfeld KP, Steinbrucker M (2010), Improved detection
of blood stream pathogens by real-time PCR in severe sepsis. Intensive
Care Med, 36(1):49-56.
Levy MM, Fink MP, Marshall JC (2003). 2001
SCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS International Sepsis Definitions
Conference. Crit Care Med, 31(4):1250-6.
Martin GS, Mannino DM, Eaton S (2003). The epidemiology of sepsis
in the United States from 1979 through 2000. N Engl J Med,
348(16):1546-54.
Nguyễn Thanh Liêm, Lâm Thị Mỹ (2005). Đặc điểm dịch tể học, lâm
sàng, huyết học, vi trùng học ở trẻ sơ sinh sanh nôn bị nhiễm trùng
huyết tại BV Nhi Đồng 1 từ tháng 1-1999 đến 1-2004. Y Học TP. Hồ
Chí Minh, 9:196.
Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2003). "Khảo sát nhiễm khuẩn huyết tại
bệnh viện Nhi Đồng 2". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên
ngành nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr.50.
Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2006). Nhiễm khuẩn huyết gram âm tại

bệnh viện Nhi Đồng 2. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 10(1):116122.
Phùng Thị Bích Thủy, Khúc Thị Rềnh Hoa, Phan Thu Chung, Tạ Anh
Tuấn, Nguyễn Thanh Liêm (2012). Ứng dụng kỹ thuật Real Time PCR
đa mồi trong chẩn đoán căn nguyên gây nhiễm trùng huyết ở trẻ em tại
Bệnh viện Nhi Trung Ương. Bệnh viện Nhi Trung Ương,
.
Suberviola B, Márquez-López A, Castellanos-Ortega A (2016).
Microbiological diagnosis of sepsis: polymerase chain reaction system
versus blood cultures. American Journal of Critical Care, 25(1):68-75.
Tafelski S, Nachtigall I, Adam T (2015). Randomized controlled
clinical trial evaluating multiplex polymerase chain reaction for
pathogen identification and therapy adaptation in critical care patients
with pulmonary or abdominal sepsis. J Int Med Res, 43(3):364-77.

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
21. Tsalik EL, Jones D, Nicholson B (2010. Multiplex PCR To Diagnose
Bloodstream Infections in Patients Admitted from the Emergency
Department with Sepsis. J Clin Microbiol, 48(1):26-33.
22. Võ Tăng Duyên, Bùi Quốc Thắng (2009). Các yếu tố dịch tễ học, lâm
sàng và cận lâm sàng liên quan đến tử vong do nhiễm khuẩn huyết sơ
sinh. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 13:35-39.
23. Von Lilienfeld-Toal M, Lehmann LE, Raadts AD (2009). Utility of a
commercially available multiplex real-time PCR assay to detect
bacterial and fungal pathogens in febrile neutropenia. J Clin Microbiol,
47(8):2405-10.
24. Warhurst G, Dunn G, Chadwick P (2015). Rapid detection of healthcare-associated bloodstream infection in critical care using


Nghiên cứu Y học

multipathogen real-time polymerase chain reaction technology: a
diagnostic accuracy study and systematic review. Health Technol
Assess, 19(35):1-142.
25. Warhurst G, Maddi S, Dunn G (2015). Diagnostic accuracy of
SeptiFast multi-pathogen real-time PCR in the setting of suspected
healthcare-associated bloodstream infection. Intensive Care Med,
41(1):86-93.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

13/06/2019
21/06/2019
10/08/2019

69



×