Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị loãng xương ở bệnh nhân gãy đầu trên xương đùi bằng Aclasta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.5 KB, 3 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG
Ở BỆNH NHÂN GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI BẰNG ACLASTA
Võ Thành Toàn*, Nguyễn Văn Hoàng Tâm*, Nguyễn Văn Anh*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị loãng xương ở bệnh nhân (BN) gãy đầu trên xương đùi bằng Aclasta
tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng. Từ 1/1/2013 đến tháng 1/1/2014, chúng
tôi thu thập được 156 BN gãy đầu trên xương đùi có loãng xương được điều trị tại khoa CTCH Bệnh viện Thống
Nhất thành phố Hồ Chí Minh và chia làm 2 nhóm khảo sát, một nhóm gồm 75 BN được truyền Aclasta, nhóm
còn lại gồm 81 BN dùng Placebo. Mỗi BN được theo dõi ít nhất 1 năm về tình trạng gãy xương mới; chỉ số Tscore trước và sau 1 năm điều trị.
Kết quả: Tỷ lệ gãy xương mới bất kỳ là 8% ở nhóm dùng Aclasta, và 13,6% ở nhóm Placebo, khác biệt này
có nghĩa thống kê (p <0,001), trong đó tỷ lệ gãy xương đốt sống lần lượt ở 2 nhóm Aclasta và Placebo lần lượt là
1,3% và 3,7%; tỷ lệ gãy đầu trên xương đùi lần lượt là 2,6% và 3,7%. T-Score cải thiện rõ rệt sau 1 năm ở nhóm
dùng Aclasta, tỷ lệ BN có T-score ở nhóm này chuyển về mức thiếu xương và bình thường là 33,3% và 8% so với
nhóm Placebo là 7,4% và 0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,001).
Kết luận: Việc sử dụng Aclasta để điều trị loãng xương sau phẫu thuật đầu trên xương đùi đã góp phần làm
giảm tỷ lệ gãy xương mới và cải thiện T-score ở BN gãy đầu trên xương đùi và có loãng xương, đặc biệt là ở BN
cao tuổi.
Từ khóa: Gãy đầu trên xương đùi, loãng xương

ABSTRACT
ASSESSING THE EFFECTIVE TREATMENT OF ACLASTA FOR OSTEOPOROSIS
IN PATIENTS WITH FEMORAL HEAD FRACTURES
Vo Thanh Toan, Nguyen Van Hoang Tam, Nguyen Van Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 177 - 179
Objective: Assessing the effective treatment of Aclasta for osteoporosis in patients with femoral head


fractures at Thong Nhat Hospital in Ho Chi Minh City.
Method: 156 patients with femoral head fractures and osteoporosis in orthopaedic department at Thong Nhat
in Ho Chi Minh City, using randomized controlled trial from 01 Jan 2013 to 01 Jan 2014, divided into 2
groups.75 case were treated with Aclasta, 81 patients were received Placebo. Most of them has been followed for at
least 1 year about new bone fractures and T-score index before and 1 year after treatment.
Results: New fractures were found about 8% in the Aclasta group, and 13.6% in the Placebo group,
statistical significance (p <0.001). Vertebral fractures different from Aclasta 1.3%; Placebo groups 3.7% and the
incident femoral head fracture in turn is 2.6% and 3.7%. T-Score improved significantly after 1 year in Aclasta
group, the proportion of patients with T-score in this group change from the lack to normal bone is 33.3% and 8%
compared to the placebo group was 7.4 % and 0%, difference was statistically significant (p <0.001).
* Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Thống Nhất tpHCM
Tác giả liên lạc: TS. BS. Võ Thành Toàn
ĐT: 0918554748

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

177


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Conclusion: Using Aclasta for treatment of osteoporosis after femoral head fracture surgery reduce the
incidence of new fractures and T-score improvement in patients with femoral head fractures accompany with
osteoporosis, especially in elderly patients.
Key words: Osteoporosis, femoral head fractures


ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương pháp nghiên cứu

Gãy xương xuất hiện tiếp theo sau khi điều
trị ngoại khoa gãy đầu trên xương đùi ở BN
loãng xương được xem như là một thất bại của
điều trị. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy
Aclasta là một biphosphonate dùng điều trị
loãng xương đường tĩnh mạch 1 lần 1 năm được
xem làm 1 giải pháp để cải thiện thực trạng
này(2).
Tại Bệnh viện Thống Nhất Thành Phố Hồ
Chí Minh, số lượng BN lớn tuổi và có loãng
xương nhiều, tỷ lệ gãy đầu trên xương đùi nhiều
và tỷ lệ xuất hiện gãy xương sau phẫu thuật
cũng nhiều là tiền đề để chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm mục đích: Đánh giá hiệu
quả điều trị loãng xương ở BN gãy đầu trên
xương đùi bằng Aclasta tại Bệnh viện Thống
Nhất thành phố Hồ Chí Minh.

Ngẫu nhiên có đối chứng, thời gian theo dõi
ít nhất 1 năm. Các BN gãy đầu trên xương đùi có
loãng xương được phân ngẫu nhiên truyền
Aclasta và Placebo sau phẫu thuật.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu

Gồm 156 BN gãy đầu trên xương đùi có
loãng xương được điều trị tại khoa Chấn thương
chỉnh hình Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ
Chí Minh từ 1/1/2013 đến 1/1/2014.
Các BN nhạy cảm với biphosphonate,
clearance Creatinin <30mm/ph, ung thư, bệnh
chuyển hoá và tiên lượng thời gian sống còn <
6tháng bị loại khỏi nghiên cứu.

BN bị gãy đầu trên xương đùi phải do một
lực tác động nhỏ (như là té ngã khi đang đứng
hay ở một độ cao thấp) và phải đi lại được trước
khi gãy xương.
BN được xác định loãng xương bằng cách
tính T-score khi đo mật độ xương cổ xương đùi
bên lành.
BN được bù Canxi và Vitamin D trước khi
truyền trị liệu 14 ngày.
Tất cả BN được nhận vào nhóm truyền
Aclasta phải đảm bảo rằng không sử dụng bất kì
loại thuốc điều trị loãng xương nào khác sau khi
truyền.
Các BN được nhận vào nghiên cứu được
theo dõi tại phòng khám của khoa mỗi tháng 1
lần sau khi xuất viện và được thu thập các biến
số sau đây:
Đặc điểm cơ bản: Giới tính , tuổi, T-score
trước khi điều trị.
Biến cố gãy xương mới được theo dõi ít nhất
trong một năm sau khi điều trị loãng xương,

ngoại trừ gãy xương mặt và xương ngón. T-score
sau 1 năm theo dõi và điều trị.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm cơ bản
Bảng 1: So sánh đặc điểm cơ bản giữa 2 nhóm nghiên cứu (N=156)
Giới tính
Tuổi
Nam
Nữ
<60
60-69
70-79
≥80
Placebo (n=81) 20 (24,7%) 61 (75,3%) 14 (17,3%) 19 (25,3%) 34 (41,9%) 14 (17,3%)
Aclasta (n=75) 17 (22,7%) 58 (77,3%) 12 (16%)
21 (28%) 31 (41,3%) 11 (14,7%)
P
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05

178

T-score trước điều trị
≤ -2,5
81 (100%)

75 (100%)
> 0,05

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Qua bảng 1 ta thấy các đặc điểm cơ bản giữa
2 nhóm nghiên cứu như tuổi, giới tính có sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ người
cao tuổi trong nghiên cứu chiếm đa số (83,3%).
Tất cả các BN đều có T-score trước điều trị ≤ -2,5.

Tỷ lệ gãy xương
Bảng 2: So sánh tỷ lệ gãy xương mới giữa 2 nhóm
điều trị
Gãy xương
Placebo (n=81) Aclasta (n=75)
p
Bất kỳ
11 (13,6%)
6 (8%)
<0,001
Đầu trên xương
3 (3,7%)
2 (2,6%)
<0,05
đùi
Cột sống
3 (3,7%)

1 (1,3%)
<0,05

Qua bảng 2 cho ta thấy nhóm dùng Aclasta
có 6 BN có gãy xương mới bất kỳ chiếm tỉ lệ 8%,
trong khi đó nhóm Placebo có 11 BN gãy xương
mới bất kỳ chiếm 13,6%, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê p < 0,05. Tương tự ta cũng thấy
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê này khi so sánh
2 nhóm về tình trạng gãy đầu trên xương đùi và
gãy cột sống. Kết quả của chúng tôi cũng phù
hợp với các tác giả Dennis và Kenneth(3).

dụng Aclasta có 25 BN chiếm 33,3% chuyển từ
loãng xương lên mức thiếu xương, 6 BN chiếm
8% về mức mật độ xương bình thường; nhóm
Placebo có 6 BN cải thiện từ loãng xương lên
mức thiếu xương chiếm 7,4%, không có BN nào
có mật độ xương bình thường, sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Kết quả này của
chúng tôi cũng tuơng tự của các tác giả Black,
Siris và Nguyen ND (1,4,5).

KẾT KUẬN
Việc sử dụng Aclasta để điều trị loãng xương
sau phẫu thuật đầu trên xương đùi đã góp phần
làm giảm tỷ lệ gãy xương mới và cải thiện Tscore ở BN gãy đầu trên xương đùi và có loãng
xương, đặc biệt là ở BN cao tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

2.

3.

T-score sau 1 năm sau 1 năm theo dõi ở 2
nhóm

4.

Bảng 3: So sánh T-score sau 1 năm giữa 2 nhóm
nghiên cứu N=156

5.

T-score
Loãng xương (≤ -2,5)
Thiếu xương (từ -2,5 đến -1)
Bình thường ≥ -1
p

Placebo
Aclasta
75 (92,6%) 44 (58,7%)
6 (7,4%)
25 (33,3%)
0 (0%)
6 (8%)
< 0,001


Bảng 3 cho ta thấy có sự thay đổi điểm Tscore sau 1 năm theo dõi ở 2 nhóm. Nhóm sử

Nghiên cứu Y học

Black DM, Delmas PD, Eastell R et al (2007). Once-yearly
zoledronic acid for teatment of postmenopausal osteoproposis.
N Engl J Med 2007; 356:1809-22.
Black DM, et al (2010). Bisphosphonates and Fractures of the
Subtrochanteric or Diaphyseal Femur. N Engl J Med 2010;
362:1761-71.
Lyles KW, Colon-Emeric CS, et al..(2007) Zoledronic Acid and
Clincal Fractures and Motality after Hip Fracture. N Engl J Med;
357:1799-809.
Nguyen ND, Eisman JA, Nguyen TV (2005). Anti-hip fracture
efficacy of bisphosphonates: a Bayesian analysis of clinical trials.
J Bone Miner Res; In press.
Siris E et al. Study was conducted in women aged ≥45 years who
had received a bisphosphonate prescription. Mayo Clin Proc
2006; 81:1013–1022.

Ngày nhận bài báo:

12/07/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

28/07/2015

Ngày bài báo được đăng:


20/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

179



×