Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

đánh giá kết quả chăm sóc sau mổ ở bệnh nhân gãy xương đùi tại trung tâm chấn thương chỉnh hình - phẫu thuật chỉnh hình bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.55 KB, 32 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, do sự phát triển của các phương tiện giao thông
cơ giới, nhất là các phương tiện có tốc độ cao cùng với sự phát triển nhanh
chóng của ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và quá trình đô thị hóa thì số
bệnh nhân gãy xương đùi tăng cao với mức độ tổn thương ngày càng phức tạp
và nặng nề hơn. Gãy xương đùi một chấn thương nặng đối với cơ thể, thường
gây ra do những chấn thương mạnh với lực tác động lớn, trừ trường hợp gãy
bệnh lý lại do chấn thương nhẹ. Gãy xương đùi với tổn thương nhiều cơ quan
khác, trong vài trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân và xương xãy
ra ở mọi lứa tuổi.
Điều trị gãy trên thân xương đùi chủ yếu là phẫu thuật. Cũng như với các
gãy đầu xương khác, phẫu thuật điều trị gãy xương vùng này rất kén dụng cụ kết
hợp xương. Trong vài thập kỉ qua, nhiều thế hệ dụng cụ kết hợp xương đã được
giới thiệu sử dụng. Từ các dụng cụ nẹp vít như: dụng cụ Thomton, đinh nẹp
Jewett, bản nẹp AO, nẹp vít DHS, rồi đinh Ender.
Gần đây, các dụng cụ đinh có chốt ngày càng được ưa chuộng. Mỗi loại
dụng cụ có những ưu điểm và nhược điểm riêng và đều đem lại những kết quả
tốt, đặc biệt là các đinh có chốt. Nhìn chung, chúng đều là những dụng cụ đắt
tiền, đòi hỏi làm việc với phương tiện máy móc hiện đại (C-Arm) và cần phải có
kỹ thuật phẫu thuật tốt. Các nghiên cứu cho thấy, tổn thương hàng đầu do tai nạn
thương tích là chấn thương chi, nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời và đúng
cách có thể gây biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong, hoặc để lại hậu quả lâu
dài do phải cắt cụt chi, do tổn thương không hồi phục. Nhiều bệnh nhân tử vong
hoặc di chứng nặng nề suốt cả cuộc sống do không được sơ cứu đúng ngay từ
khi xãy ra tai nạn. Để phòng tránh các nguy cơ đáng tiếc này, việc sơ cấp cứu
chấn thương ban đầu, trong đó có xử lý gãy xương là rất quan trọng. Cần phải
2


nhận biết các dấu hiệu gãy xương để xử trí cần thiết trước khi có cán bộ y tế đến,


trong khi chưa có phim X quang xác định, nhất là các trường hợp chấn thương
gãy xương lớn vùng cột sống, xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân…
Mổ bệnh nhân gãy xương đùi là một phẫu thuật lớn mà Trung tâm Ngoại
chấn thương - Phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện
thường xuyên.
Để theo dõi sát những diễn biến cũng như những tai biến xảy ra trong thời
gian hậu phẫu đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức chuyên môn giỏi, kỹ
năng thực hành thành thạo, biết quan tâm tìm hiểu tâm tư, tình cảm, khó khăn,
thuận lợi của từng bệnh nhân để có những hướng dẫn cụ thể.
Do công tác chăm sóc theo dõi và phục hồi chức năng sau mổ xương đùi là
rất cần thiết, nên tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: “Đánh giá kết quả chăm
sóc sau mổ ở bệnh nhân gãy xương đùi tại Trung tâm chấn thương chỉnh
hình - Phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Trung ương Huế.”Với mục tiêu;
Đánh giá kết quả chăm sóc sau mổ ở bệnh nhân gãy xương đùi




















3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẠI CƢƠNG
1.1.1. Định nghĩa
Gãy thân xương đùi là gãy đoạn giới hạn ở dưới khối mấu chuyển đến
trên khối lồi cầu xương đùi.
1.1.2. Đặc điểm giải phẩu xƣơng đùi liên quan tới điều trị
- Xương đùi là xương lớn và dài nhất.
- Nhiều cơ bám và bao bọc xung quanh.
- Khi gãy xương đùi chảy nhiều máu
sốc  phòng chống sốc trong gãy xương
đùi rất quan trọng.
- Khi gãy các cơ co kéo  di lệch nhiều, đau
đớn, khó nắn chỉnh.
- Xương đùi có ống tủy lớn nên người ta ưu
tiên lựa chọn phương pháp kết xương bằng
đinh nội tủy có chốt ngang.
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế
- Trực tiếp: Lực chấn thương đập trực tiếp vào đùi. Va đập, Cây đè, bánh
xe lăn qua, sập hầm
- Gián tiếp: lực chấn thương tạo nên lực bẽ, xoắn làm xương bị gãy. Do
gấp, xoay đùi quá mức gặp trong tai nạn lao động, thể thao.
- Bệnh lý: u xương (Tumor), Nang xương, thưa xương, mềm xương.

- Gãy xương đùi ở trẻ sơ sinh: Do xoay thai, kéo thai, ngôi mông.


4


1.1.4. Tổn thƣơng giải phẫu
1.1.4.1.Tổn thương xương
- Vị trí: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới xương đùi.
- Đường gãy: gãy ngang, gãy chéo vát, xoắn vặn.
- Tính chất gãy:
+ Đơn giãn: không có mảnh rời.
+ Phức tạp: Gãy có mảnh rời, gãy nhiều đoạn.
+ Di lệch: tùy theo vị trí mà có các di lệch khác nhau:
* Gãy 1/3 trên:
Đoạn trung tâm bị cơ chậu hông mấu chuyển kéo xoay ra ngoài, cơ mông
kéo dạng, cơ thắt lưng chậu kéo gấp lên trên ra trước.
Đoạn ngoại vi bị các cơ khép đùi kéo xoay vào trong, cơ nhị đầu kéo lên
trên - >Tạo thành góc mở vào trong ra sau, quai lồi ra ngoài ra trước
* Gãy 1/3 giữa:
Đoạn trung tâm bị cơ mông và cơ thắt lưng chậu kéo ra ngoài và ra trước.
Một phần khối cơ khép kéo vào trong.
Đoạn ngoại vi bị cơ khép kéo xoay từ ngoài vào trong - >Tạo thành góc
mở vào trong và ra trước, quai lồi ra ngoài
Nhưng ít hơn 1/3 trên vì đoạn trung tâm được một phần khối
Cơ khép kéo vào trong.
* Gãy 1/3 dưới:
Đoạn trung tâm bị cơ khép kéo ra trước vào trong.
Đoạn ngoại vi cơ cẳng chân kéo ra sau - >Tạo góc mở ra trước và ra
ngoài, quai lồi ra sau.

Chú ý: gãy ở 1/3 dưới dễ làm tổn thương bó mạch khoeo, thần kinh hông
to, túi bịt hoạt dịch của cơ tứ đầu đùi.

5


1.1.4.2. Tổn thương phần mềm
Cơ bị bầm dập, mạch máu thần kinh có thể bị thương tổn, chọc thủng da
gây gãy hở, nhất là gãy 1/3 dưới.
1.1.5. Phân loại gãy xƣơng đùi
1.1.5.1. Phân loại tổn thương phần mềm theo Tscherne
- Độ 0: Chấn thương gián tiếp, tổn thương phần mềm không đáng kể.
- Độ I: Lực chấn thương trực tiếp, da bị xây xát.
- Độ II: Cơ bị bầm dập nhiều, nguy cơ chén ép khoang và nhiễm khuẩn.
- Độ III: Da bị bong lóc rộng, cơ bị bầm dập, có thể tổn thương mạch máu
và chèn ép khoang.
1.1.5.2. Phân loại gãy xương theo Winquist và Hansen
- Độ 0: Gãy không co mảnh rời.
- Độ I: Gãy có mảnh rời nhỏ với kích thước dưới 25% bề rộng thân xương.
- Độ II: Gãy có mảnh rời kích thước 25 - 50% bề rộng thân xương.
- Độ III: Gãy có mảnh rời kích thước 50 - 70% bề rộng thân xương.
- Độ IV: Gãy nhiều mảnh rời kích thước trên 75% bề rộng thân xương.
1.2.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1.2.1. Toàn thân
Shock hoặc choáng do đau và mất máu. Biểu hiện mặt nhợt nhạt, da xanh
tái, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh nhỏ, HA tụt, thở nhanh nông.
1.2.2. Cơ năng
- Bất lực vận động chủ động: không nhấc được gót chân lên khỏi mặt
giường, không gấp được khớp gối.
- Đau chói vùng đùi bên bị gãy.

1.2.3. Thực thể
- Nhìn biến dạng chi:
- Bàn chân đổ ngoài
6


- Nếu gãy 1/3 trên thì có quai lồi rất rõ ở phía ngoài, nếu gãy 1/3 dưới thì
quai lồi ra phía sau
- Sưng nề bầm tím.
- Sờ dọc xương đùi: có điểm đau chói cố định (trực tiếp tìm điểm đau chói
hoặc gõ dồn từ gót lên) gián tiếp
- Đo chiều dài tuyệt đối từ đỉnh mấu chuyển lớn đến khe khớp gối và chiều
dài tương đối từ gai chậu trước trên đến khe khớp gối ngắn hơn so với bên lành
1.3. CHẨN ĐOÁN
1.3.1. Chẩn đoán xác định
- Bất lực vận động chủ động:
- Đau chói vùng đùi bên bị gãy.
- Nhìn biến dạng chi
- Điểm đau chói cố định
- Đo chiều dài tuyệt đối, tương đối ngắn hơn bên chi lành
- Cử động bất thường
- XQ: Gãy 1/3 dưới xương đùi, gãy chéo vát, có mảnh rời, di lệch chồng 2
cm vào trong 1/2 thân xương, ra sau 1 thân xương, di lệch xoay ra sau.
- Gãy kín phức tạp 1/3 dưới xương đùi (P) N2 do TNGT đã PT kết xương
bằng nẹp DCS N2 / bệnh lý kèm theo
1.3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Chạm thương phần mềm ở đùi: đùi sưng to, nề nhưng chân vẫn cử động
được, không có điểm đau chói cố định, XQ không có gãy xương.
- Gãy liên mấu chuyển xương đùi.
- Gãy lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi.

1.4. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SAU MỔ GÃY XƢƠNG
1.4.1. Nhận định tại chỗ
Vết mổ: băng thấm dịch, mùi, chảy máu, phù nề chung quanh vết mổ.
Dẫn lưu: số lượng, màu sắc, tính chất dịch.
Tình trạng vết thương: sự phù nề, đau, mức độ đau, màu sắc da niêm.
7


1.4.2. Nhận định toàn thân
Thường người bệnh gây mê khi phẫu thuật nên điều dưỡng cần nhận định
tình trạng tim, phổi. Trong mổ có thể mất máu do chảy máu nên thường xuyên
nhận định tuần hoàn, dấu chứng sinh tồn, tri giác để phòng ngừa choáng. Tình
trạng nước xuất nhập, nước tiểu qua ống thông. Tình trạng sức cơ chi lành và
chi bệnh. Tâm lý người bệnh khi biết họ có vật lạ trong xương, phải chịu bất
động, đau. Tình trạng dinh dưỡng, cân nặng sau mổ. Nhận định ngay biến
chứng tắc mạch, huyết khối, mất mạch do hoại tử, viêm phổi, nhiễm trùng vết
mổ.
1.4.3. Chẩn đoán và can thiệp điều dƣỡng
* Đau do sau mổ xƣơng
Cho người bệnh nằm nghỉ tại giường, nhận định tình trạng đau do vết
thương, do chèn ép, do dị vật Xoay trở người bệnh thường xuyên và giúp
người bệnh có tư thế dễ chịu. Giải thích tình trạng người bệnh thích nghi và
cách tự chăm sóc vệ sinh cá nhân trong giới hạn cho phép. Thực hiện thuốc
giảm đau trước khi tập hay trước khi thay băng cho người bệnh. Lượng giá mức
độ đau và nguyên nhân đau để phát hiện dấu hiệu chèn ép sau mổ.
* Ngƣời bệnh nguy cơ có dấu hiệu chèn ép do bó bột sau mổ
Nhận định tình trạng bột, vùng chi bó bột sau mổ, tình trạng vết thương
qua cửa sổ bột. Hỏi người bệnh cảm giác đau, tê. Sờ mạch chi và nhiệt độ da
vùng chi. Đánh giá mức độ phù nề chi và nâng chi cao không quá mực tim, nên
kê chi dọc theo chiều dài chi tránh chèn ép điểm. Tiếp tục theo dõi dấu hiệu

đau, tê, phù nề chi.
* Nguy cơ tắc mạch do bất động sau mổ
Sau mổ cần vận động chi lành để giúp cơ khỏe có thể đi nạng hay chống
đỡ chi bệnh. Với chi bệnh tập gồng cơ, kê cao chi, xoa bóp cơ, theo dõi dấu
hiệu chèn ép, theo dõi mạch chi, cảm giác, vận động, so sánh nhiệt độ của chi
8


lành và chi bệnh, vận động các ngón liên tục. Cho người bệnh ngồi dậy hay tự
chăm sóc theo mức độ cho phép.
* Nguy cơ chảy máu sau mổ
Trong những trường hợp phẫu thuật xương lớn nguy cơ chảy máu sau mổ
là rất cao. Trong 24 giờ đầu sau mổ người bệnh tránh vận động. Theo dõi dấu
hiệu chảy máu như băng thấm đỏ máu, máu chảy thành dòng, phụt máu khi
tháo băng, dẫn lưu, dấu chứng sinh tồn. Theo dõi Hct, da niêm, bất động tốt sau
mổ, tránh thay băng trước 24 giờ sau mổ, thực hiện băng ép sau mổ. Khi có y
lệnh thay băng nên tháo băng nhẹ nhàng, an toàn. Cần giải thích với người bệnh
khi tháo băng.
* Nguy cơ biến chứng các cơ quan khác sau mổ xƣơng
Nguy cơ viêm phổi do nằm lâu sau mổ: hướng dẫn người bệnh hít thở
sâu, tập thở, ngồi dậy. Nghe phổi, theo dõi cơn đau ngực, khó thở do thuyên tắc
phổi sau mổ do cục máu đông, do mỡ trong máu. Để ngăn ngừa nhiễm trùng
sau mổ cần phòng ngừa viêm hô hấp như theo dõi nhịp thở, chú ý nhiệt độ,
chăm sóc răng miệng.
Nhiễm trùng tiểu: chăm sóc sạch, khô bộ phận sinh dục sau khi đi tiểu
hay đại tiện phòng ngừa nhiễm trùng tiểu, hạn chế đặt thông tiểu.
Tắc mạch do bất động, do bó bột: tránh tình trạng tắc mạch chi sau mổ,
theo dõi dấu hiệu chèn ép như kê chi cao, nên kê toàn bộ chiều dài chi. Tập vận
động chi nhẹ nhàng. Vết mổ: chăm sóc theo dõi vết mổ, thay băng khi thấm
dịch, rút dẫn lưu sớm khi hết tác dụng. Xoay trở để tránh nguy cơ loét do tì, đè.

Phát hiện sớm các dấu hiệu chèn ép như đỏ da, đau thì nên xử trí ngay. Chêm
lót những vùng dễ bị đè cấn. Vệ sinh da sạch sẽ tránh viêm nhiễm, nhiễm trùng
do bất động, do nằm tại chỗ. Thực hiện kháng sinh cho người bệnh.
* Dinh dƣỡng cho ngƣời bệnh sau mổ xƣơng
Cho người bệnh uống nhiều nước, cung cấp các chất có nhiều vitamin và
nhất là giàu protid và calci. Cho ăn ngay khi người bệnh tỉnh. Trong trường hợp
9


người già khó ăn điều dưỡng nên cung cấp thức ăn mềm, dễ nhai. Thức ăn nên
có tính chất nhuận tràng giúp người bệnh đại tiện dễ dàng vì do hạn chế đi lại,
nếu mổ chi dưới thì người bệnh rất dễ bị táo bón. Thức ăn hợp vệ sinh để tránh
nguy cơ tiêu chảy sau mổ. Nên lau chùi sạch sẽ vùng da dưới hậu môn. Người
bệnh không kiêng cữ thức ăn nhưng nên ăn thức ăn có nhiều calci như nghêu,
sò, cua, nên hướng dẫn người bệnh vận động, uống nhiều nước tránh nguy cơ
tạo sỏi. Đối với người già thì nên cho uống sữa vì khả năng hấp thu calci kém.
* Ngƣời bệnh lo sợ đi lại sau mổ
Tập cho người bệnh đi lại khi có ý kiến chuyên môn, hướng dẫn cách đi
nạng. Cho người bệnh đong đưa chân trên giường. Di chuyển cho người bệnh
từ giường qua xe. Cho người bệnh đi lại bằng nạng. Chú ý: nếu người bệnh đau
thì ngưng tập. Tránh gãy xương thứ phát hay biến dạng sau mổ.
1.5. CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH MỔ XƢƠNG ĐÙI
1.5.1. Chăm sóc trƣớc mổ
Người bệnh vẫn đặt chi bệnh trong tạ kéo trong thời gian chuẩn bị trước
mổ. Thực hiện chụp X quang ngực và vùng cổ xương đùi. Thụt tháo trước mổ.
Đo ECG để đánh giá tình trạng tim mạch. Xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu.
Rửa da để giảm bớt vi khuẩn trên da. Thực hiện thuốc, truyền dịch theo y lệnh
và cung cấp dịch cho người bệnh vì người bệnh nhịn đói đêm trước mổ.
1.5.2. Chăm sóc sau mổ
Hô hấp: nghe phổi mỗi giờ, phát hiện bất thường về đường thở, theo dõi

chỉ số ôxy, hút đờm khi cần, tập thở 2 giờ/1 lần.
Tuần hoàn: theo dõi dấu hiệu chảy máu, sưng nề.
Theo dõi dấu chứng sinh tồn 15 phút/lần/4 lần, 30 phút/lần/4 lần, 1
giờ/lần/4 lần và sau đó 4 giờ/1 lần. Tập vận động, vật lý trị liệu cho người bệnh.
Tập đi với nạng, với xe hỗ trợ.
Dinh dưỡng: cung cấp thức ăn nhiều dinh dưỡng.
10


Đau: thực hiện thuốc giảm đau cho người bệnh, tránh làm người bệnh đau
khi tập. Nếu người bệnh đau nên thực hiện thuốc giảm đau trước khi tập.
Vết mổ: tình trạng đau nơi vết mổ, băng thấm dịch, mùi hôi.
Theo dõi biến chứng: tắc mạch, biến dạng chi, loãng xương, rối loạn nhịp
tim, nhiễm trùng, viêm phổi.




11


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng
- Chọn ngẫu nhiên 38 bệnh nhân nam và nữ bị gãy xương đùi
2.1.2. Địa điểm:
Trung tâm Ngoại chấn thương - Phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Trung
ương Huế

2.1.3. Thời gian:
Từ ngày 02/05/2013 đến 18/05/2013
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu điều tra:
Mô tả cắt ngang qua phỏng vấn
2.2.2. Cỡ mẫu: 38 mẫu.
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu:
- Chọn tất cả các bệnh nhân gãy xương đùi
- Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật gãy xương bằng nẹp vis, đinh nội tủy.
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu:
- Công cụ thu thập số liệu: phiếu đánh giá
- Phương pháp thu thập số liệu: theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối
tượng qua phiếu đánh giá.
2.2.5. Tiến độ nghiên cứu:
- Thống nhất phiếu khảo sát : 02/05/2013 đến 4/05/2013
- Thu thập số liệu từ : 04/05/2012 đến 7/05/2013
- Xử lý số liệu và viết báo cáo từ : 8/05/2013đến 18/05/2013
12


2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu:
- Đặc điểm tuổi
- Đặc điểm giới tính
- Nguyên nhân tai nạn
2.3.2. Đánh giá quá trình chăm sóc sau mổ:
- Về sự hồi tỉnh sau mổ
- Chăm sóc toàn thân
+ Tư thế
+ Dấu hiệu sống

- Thực hiện y lệnh
- Thực hiện vệ sinh thân thể
- Về giấc ngủ của bệnh nhân sau mổ
- Chăm sóc – theo dõi dịch qua ống dẫn lưu
- Theo dõi tuần hoàn chi mổ
- Chăm sóc vết mổ
+ Thay băng
+ Cắt chỉ
- Về dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ
- Thời gian tập luyện nhẹ nhàng sau mổ
- Về thời gian điều trị vết mổ
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Theo thống kê y học thông thường với EXCEL 2007




13


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua điều tra, phỏng vấn 38 bệnh nhân mổ xương đùi về đánh giá kết quả
chăm sóc sau mổ ở bệnh nhân gãy kín xương đùi tôi có kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính
Nhận xét: Nhóm 16-30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 44,7%, thấp nhất

nhóm < 15 tuổi chiếm 2,6%.
3.1.2. Phân bố theo giới
Bảng 3.1. Phân bố theo giới
Giới
n
Tỷ lệ %
Nam
24
63,2
Nữ
14
36,8
Tổng
38
100,0
Nhận xét: Tỷ lệ nam (63,2%) cao hơn nữ (36,8%)
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
<15 16-30 31-40 41-50 >50
2,6
44,7
28,9

15,8
7,9
Tỷ lệ %
Nhóm tuổi
14


3.1.3. Nguyên nhân gãy xƣơng

Biểu đồ 3.2. Nguyên nhân gãy xương

Nhận xét: Nguyên nhân gãy xương đùi do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ
cao nhất 68,4%.

3.2. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC SAU MỔ
3.2.1. Thời gian hồi tỉnh
Bảng 3.2. Thời gian hồi tỉnh
Thời gian hồi tỉnh
n
Tỷ lệ %
Tỉnh ngay
0
0,0
1 giờ đầu
6
15,8
2 giờ sau
24
63,2
3 giờ sau

8
21,1
Tổng cộng
38
100,0

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tỉnh 2 giờ sau khi mổ chiếm tỷ lệ cao nhất
63,2%. Tỉnh sau 3 giờ chiếm 21,1%
68,4%
(n=26)
18,4%
(n=7)
13,2%
(n=5)
Tai nạn giao thông
Tai nạn lao động
Tai nạn sinh hoạt
15


3.2.2. Chăm sóc toàn thân
Bảng 3.3. Tư thế chưa tỉnh hoàn toàn
Tƣ thế
n
Tỷ lệ %
Nằm ngữa, cổ kê gối dưới vai,
đầu nghiêng một bên
38
100


Nhận xét: Bệnh nhân chưa tỉnh hoàn toàn được đặt tư thế đúng 100%

Bảng 3.4. Tư thế nằm hồi tỉnh hoàn toàn
Tƣ thế
n
Tỷ lệ %
Nằm ngữa, đầu thẳng
38
100

Nhận xét: Trong 38 bệnh nhân được chăm sóc tại phòng hậu phẫu khi hồi
tỉnh hoàn toàn được đặt tư thế đúng kết quả tốt 100%.

3.2.3. Theo dõi dấu hiệu sống
Bảng 3.5. Theo dõi dấu hiệu sống
Dấu sinh tồn
1 giờ/lần trong 3
giờ đầu
2 giờ/lần trong 24
giờ tiếp theo
6 giờ/lần trong
những ngày tiếp
n
%
n
%
n
%
Bình thường
29

76,3
38
100
38
100
Bất thường
9
23,7
0
0,0
0
0,0
Tổng
38
100
38
100
38
100
Nhận xét: Theo dõi số liệu sinh tồn 1 giờ/lần trong 3 giờ đầu, có 9 bệnh
nhân bất thường chiếm tỷ lệ 76,3%.
- 2 giờ/lần trong 24 giờ tiếp theo có 100% bệnh nhân ổn định
- 6 giờ/lần trong những ngày tiếp có 100% bình thường
16




Biểu đồ 3.3. Theo dõi dấu hiệu sống


3.2.4. Thực hiện y lệnh
Bảng 3.6. Thực hiện y lệnh
Thực hiện y lệnh
n
Tỷ lệ%
Ngày 1
38
100
Ngày 2
38
100
Ngày 3
38
100
Ngày 4
38
100
Ngày 5
38
100
Ngày 6
38
100
Ngày 7
38
100
Nhận xét:
100% bệnh nhân được thực hiện thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, đúng
thời gian và an toàn, chưa có tai biến gì do dùng thuốc gây ra.
0

10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 giờ/lần trong 3 giờ
đầu
2 giờ/lần trong 24 giờ
tiếp theo
6 giờ/lần trong những
ngày tiếp
76,3
100 100
23,7
0
0
Tỷ lệ %
Thời gian theo dõi
Bình thƣờng
Bất thƣờng
17


3.2.5. Thực hiện vệ sinh thân thể
Bảng 3.7. Thực hiện vệ sinh thân thể

Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh da toàn thân, thay quần áo
n
Tỷ lệ%
Ngày 1
38
100
Ngày 2
38
100
Ngày 3
38
100
Ngày 4
38
100
Ngày 5
38
100
Nhận xét:
100% bệnh nhân mổ gãy xương cần được chăm sóc cấp I, không tự mình
làm được, nên người điều dưỡng cần phải giúp đỡ và hướng dẫn cho người nhà
chăm sóc tốt cho bệnh nhân về vệ sinh thân thể
3.2.6. Theo dõi giấc ngủ (Đêm đầu sau mổ)

Biểu đồ 3.4. Theo dõi giấc ngủ (Đêm đầu sau mổ)
Nhận xét:
Có 28,9% bệnh nhân không ngủ được, 55,3% bệnh nhân ngủ ít và
15,8% bệnh nhân ngủ được.
0

10
20
30
40
50
60
Không ngủ được Ngủ ít Ngủ được
28,9
55,3
15,8
Tỷ lệ %
Theo dõi giấc ngủ
18


3.2.7. Theo dõi ông dẫn lƣu

Biểu đồ 3.5. Theo dõi ông dẫn lưu
Nhận xét:
- Ngày đầu dịch ra nhiều có 25 bệnh nhân có lượng dịch 41-70 ml chiếm
65,8%.
- Ngày 2 giảm dần 18 bệnh nhân có lượng dịch 20-40 ml chiếm 47,4%

3.2.8. Theo dõi tuần hoàn chi mổ
Bảng 3.8. Theo dõi tuần hoàn chi mổ
Tuần hoàn chi lƣu thông
n
Tỷ lệ %
Tuần hoàn chi lưu thông tốt
38

100
Tuần hoàn chi bị chèn ép
0
0
Nhận xét:
Trong 30 ( 100%) bệnh nhân được theo dõi, tuần hoàn nuôi dưỡng chi mổ
tốt

00
10
20
30
40
50
60
70
Ngày đầu (41-70 ml)
Ngày 2 (20-40 ml)
66
47
19


3.2.9. Chăm sóc vết mổ
Bảng 3.9. Thay băng vết mổ
Ngày
1
2
3
4

5
Thay băng vết mổ (n)
0
06
38
38
38
Tỷ lệ %
0,0
15,8
100
0,0
100
Nhận xét:
- Trong 38 bệnh nhân ngày đầu không thay băng
- Ngày thứ 2 thay băng: lăn nặn dịch kỷ có 06 bệnh nhân dịch ra nhiều nên
phải thay băng hàng ngày
- 32 bệnh nhân còn lại vết mổ khô tốt nên thay băng cách nhật, đảm bảo vô
trùng trong quá trình thay băng.
Bảng 3.10. Dung dịch thay băng
Dung dịch
n
Tỷ lệ %
Cồn Iốt 2%
38
100
Povidin 10%
38
100
Nhận xét:

-100% bệnh nhân được thay băng bằng Iốt 2% sát khuẩn vết mổ nhiều lần
cho đến sạch, sau đó 100% bệnh nhân được sát khuẩn Povidin 10% lần sau
cùng.
Bảng 3.11. Thời gian cắt chỉ vết mổ
Thời gian
n
Tỷ lệ %
Ngày < 5
0
0
Ngày 7-10
38
100
Nhận xét:
100% bệnh nhân được chỉ định cắt một nửa chỉ vào ngày thứ 7 và ngày
thứ 10 cắt hết chỉ. Không có trường hợp nào cắt chỉ sớm vì nhiễm trùng vết mổ
20


3.2.10. Chăm sóc dinh dƣỡng
Bảng 3.12. Chăm sóc dinh dưỡng
Chế độ dinh dƣỡng
n
Tỷ lệ %
Ăn kém
9
23,7
Ăn bình thường
29
76,3

Tổng cộng
38
100,0
Nhận xét:
- Bệnh nhân ăn bình thường chiếm 76,3%
- Bệnh nhân ăn kém 23,7%
3.2.11. Thời gian tập luyện nhẹ nhàng sau phẫu thuật


Biểu đồ 3.6 Thời gian tập luyện nhẹ nhàng sau phẫu thuật
Nhận xét:
- Thời gian tập luyện trước 2 ngày chiếm 73,7%
- Thời gian tập luyện 2 - 3 ngày chiếm 18,4 %
- Thời gian tập luyện sau 3 ngày chiếm 7,9%


0 20 40 60 80
Sau 3 ngày
2-3 ngày
Trước 2 ngày
7,9
18,4
73,7
21


3.2.12. Thời gian điều trị
Bảng 3.13. Thời gian điều trị
Thời gian
n

Tỷ lệ %
Ngày 7-10
38
100
Ngày > 10 ngày
0
0
Tổng
38
100
Nhận xét:
100% bệnh nhân được ra viện vào ngày thứ 7-10 không có biến chứng

22


Chƣơng 4
BÀN LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu trên 38 bệnh nhân mổ xương đùi về đánh giá kết
quả chăm sóc sau mổ ở bệnh nhân gãy kín xương đùi chúng tôi có kết quả như
sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1. Phân bố về tuổi và giới tính
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy bệnh nhân nhóm 16-30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
44,7%, đay là nhóm tuổi lao động chính nên thường xãy ra tai nạn nhóm < 15
tuổi chiếm 2,6%; Bệnh nhân >50 tuổi chiếm 7,9%; đây là lứa tuổi dễ bị loãng
xương nên khi có va chạm mạnh vào thân xương, dễ gãy xương, đặc biệt là phụ
nữ đã mạn kinh.
Qua bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nam bị tai nạn (63,2%) cao hơn nữ (36,8%),

điều này chứng tỏ nam giới thường tham gia lao động nặng hơn, đi lại nhiều hơn
so với nữ nên tỷ lệ tai nạn cao hơn nữ.
4.1.2. Về nguyên nhân tai nạn
- Tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 68,4% cao hơn các loại tai nạn khác, đặc
biệt là ở lứa tuổi thanh và trung niên, đây cũng là đối tượng lao động chính của
gia đình và xã hội, hơn nữa lứa tuổi này nhận thức về luật an toàn giao thông
còn hạn chế, do còn sử dụng bia, rượu, đua xe, lạng lách, phóng nhanh, vượt
ẩu… nên không làm chủ được tốc độ dễ gây tai nạn giao thông.
- Tai nạn lao động còn cao chiếm tỷ lệ 18,4% do sử dụng phương tiện bất
cẩn trong khi lao động.
- Tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ 13%,2 và thường xảy ra ở trẻ em và người
già do trẻ em thường hiếu động chảy nhảy, còn người già thường bị loãng xương
nên dễ gãy.
23


4.2. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC SAU MỔ
4.2.1. Thời gian hồi tỉnh sau mổ và chăm sóc toàn thân
- Bệnh nhân hồi tỉnh sau 2 -3 giờ sau mổ chiếm 84,3%; trong đó hồi tỉnh
sau 2 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất (63.2%). Vì thời gian mổ tương đối lâu, dùng
phương pháp gây mê nội khí quản, nên lượng thuốc mê đưa vào cơ thể bệnh
nhân khá cao và dài. Chính vì thế cần phải theo dõi sát sự hồi tỉnh và dấu hiệu
sống là nhiệm vụ quan trọng của người điều dưỡng. Thời gian này bệnh nhân
thường vùng vẫy nhiều, người điều dưỡng cần phải có mặt thường xuyên bên
cạnh bệnh nhân để sẵn sàng hút sạch đờm giải, theo dõi hô hấp, ống dẫn lưu
cũng như các dấu hiệu khác cho đến khi bệnh nhân tỉnh hẳn.
- Bệnh nhân chưa tỉnh hoàn toàn được đặt tư thế đúng: nằm thẳng khí đạo,
đầu nghiêng một bên để tránh chất nôn trào ngược gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Vì vậy, 100% bệnh nhân sau mổ không có tai biến xảy ra.
- Trong 38 bệnh nhân được chăm sóc tại phòng hậu phẫu đạt kết quả tốt

100% không có bệnh nhân nào bị tai biến. Tư thế nằm ngửa đầu thẳng phù hợp
cho bệnh nhân khi đã tỉnh hoàn toàn, vì giai đoạn này bệnh nhân đã làm chủ
được các phản xạ như: nuốt, tự thở tốt… nên cần đặt bệnh nhân về tư thế cơ
năng.
4.2.2. Về theo dõi dấu hiệu sống
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1giờ/lần trong 3 giờ đầu, có 9 bệnh nhân bất
thường chiếm 23,7% . Sự bất thường này có thể do mạch nhanh hơn bình
thường (> 90 lần/phút) và có dấu hiệu bất thường về huyết áp, trong 9 bệnh
nhân này có 03 bệnh nhân có độ tuổi ≥ 50 tuổi, bệnh nhân già có tiền sử tăng
huyết áp và sau mổ thường chịu đựng đau kém và hay lo sợ hơn người trẻ. Vì
vậy cần phải theo dõi sát để báo bác sỹ xử lý kịp thời. Tôi nhận thấy rằng, theo
dõi dấu hiệu sinh tồn 1giờ/lần trong 3 giờ đầu là phù hợp không bỏ sót một
24


trường hợp nào và đảm bảo đủ nhân lực để thực hiện chăm sóc toàn diện cho
bệnh nhân tại phòng hậu phẫu.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24 giờ tiếp theo: 2giờ/lần
Điều dưỡng vẫn tiếp tục theo dõi sát bệnh nhân đến 24 giờ sau 2giờ/lần, vì
thuốc mê được thải hoàn toàn sau 12 giờ. Vì vậy, ở thời gian này bệnh nhân có
thể có những biến chứng sau mê, trong 38 bệnh nhân (100%) được theo dõi dấu
hiệu sinh tồn đều ổn định.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 6 giờ/lần:
Có 30 bệnh nhân (100%) có dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường.
Điều dưỡng vẫn tiếp tục theo dõi sát bệnh nhân vì vào ngày thứ 4 trở đi bệnh
nhân có thể có biến chứng nhiễm trùng vết mổ. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn giai
đoạn tiếp theo này 6 giờ/lần (4 lần trong ngày) là phù hợp
4.2.3. Về thực hiện y lệnh
- Qua bảng 3.6 cho thấy 100% bệnh nhân được thực hiện thuốc đầy đủ,
đúng liều lượng, đúng thời gian và an toàn, chưa có tai biến gì do thuốc gây ra.

4.2.4. Về thực hiện vệ sinh thân thể
- Qua bảng 3.7 kết quả cho thấy 100% bệnh nhân mổ kết hợp xương được
điều dưỡng giúp đỡ và hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân lau mặt, vệ sinh
răng miệng, vệ sinh da toàn thân, thay quần áo sạch của bệnh viện hằng ngày vì
vào mùa hè thời tiết nóng bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, quần áo bẩn… sẽ không
thấy thoải mái vì phải nằm một chổ. Vì vậy cần khuyên bệnh nhân luôn vệ sinh
thân thể giúp dễ ngủ và ngăn ngừa nhiễm trùng.
4.2.5. Theo dõi giấc ngủ
- Qua biểu đồ 3.4 kết quả cho thấy đêm đầu tiên sau mổ: có 28,9% bệnh
nhân không ngủ được; 55,3% bệnh nhân ngủ ít; chỉ có 15,8% bệnh nhân ngủ
được, điều này phù hợp với tâm lý của bệnh nhân do đêm đầu sau mổ khi bệnh
nhân tỉnh dần thuốc mê thải ra nên cảm giác đau sau mổ tăng hơn, đặc biệt là đối
25


tượng trên 50 tuổi thường hay lo lắng và vào giấc ngủ khó hơn tuổi trẻ. Vì vậy
người điều dưỡng cần động viên, hướng dẫn người nhà bệnh nhân giữ yên lặng
sau 10 giờ, vệ sinh toàn thân để có cảm giác dễ chịu, uống sữa nóng trước khi đi
ngủ để dễ ngủ hơn… và thực hiện giảm đau theo y lệnh.
4.2.6. Theo dõi ống dẫn lƣu
Qua bảng đồ 3.5 kết quả cho thấy sau mổ bệnh nhân được đặt ống dẫn lưu
dịch ứ đọng tại chi mổ, lượng dịch thường vào ngày đầu ra nhiều khoảng 41-70
ml có 25 bệnh nhân (65,8%), màu đỏ thẫm. Qua ngày thứ 2 lượng dịch thường
giảm dần ( 20-40ml) có 18 bệnh nhân chiếm 47,7% , màu sắc đỏ nhạt. Ngày thứ
3,4 dịch hết dần, đó là dấu hiệu tốt cho vết mổ, nên thay băng cần lăn nặn dịch
kỷ tránh nhiễm trùng vết mổ, số lượng dịch dẫn lưu, màu sắc được ghi đầy đủ
vào phiếu chăm sóc để báo cáo bác sỹ khi có dấu hiệu bất thường, và 100% bệnh
nhân được chỉ định rút ống dẫn lưu sau 48 giờ, được đánh giá tốt.
4.2.7. Theo dõi tuần hoàn chi mổ
- Trong 38 bệnh nhân chiếm 100% được theo dõi, tuần hoàn nuôi dưỡng

chi mổ tốt, không có hiện tượng chèn ép, màu sắc không tím, bệnh nhân được
theo dõi sát, hướng dẫn kê cao chân 30
0
trên giàn, tập nhẹ nhàng các ngón chân.
Bệnh nhân thực hiện tốt
4.2.8. Chăm sóc vết mổ
Thay băng vết mổ:
Qua bảng 3.10 cho thấy trong 38 bệnh nhân (100%) ngày đầu không thay
băng, ngày thứ 2 thay băng: lăn nặn dịch kỷ có 06 bệnh nhân (15,8%) dịch ra
nhiều, nên phải thay băng hàng ngày; 32 bệnh nhân (84,2%) lại vết mổ khô tốt
nên thay băng cách nhật, đảm bảo vô trùng trong quá trình thay băng.
Dung dịch cần thay băng
- Điều dưỡng thực hiện thay băng vết mổ đúng nguyên tắc vô trùng băng
cồn Iốt 2% sát khuẩn trên vết mổ nhiều lần đến sạch, sau đó sát khuẩn Povidin

×