Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị hạt cơm lòng bàn chân thể sâu bằng bôi dung dịch kẽm sulphat 10%

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.47 KB, 85 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI



V TH PHNG DUNG



ĐáNH GIá HIệU QUả ĐIềU TRị
HạT CƠM LòNG BN CHÂN THể SÂU BằNG BÔI
DUNG DịCH KẽM SULPHATE 10%




LUN VN THC S Y HC





H NI - 2010
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI


V TH PHNG DUNG


ĐáNH GIá HIệU QUả ĐIềU TRị


HạT CƠM LòNG BN CHÂN THể SÂU BằNG BÔI
DUNG DịCH KẽM SULPHATE 10%


CHUYấN NGHNH : DA LIU
Mó s : 60.72.35

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
TS. NGUYN HU SU


H NI - 2010
Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học,
Bộ môn Da liễu Trờng Đại học Y Hà Nội; Ban Lãnh đạo, các khoa, phòng
Bệnh viện Da liễu Trung ơng; Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ, Bộ
môn Điều dỡng các bệnh chuyên khoa Trờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đã hết
lòng quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên Khoa Laser - Phẫu thuật
và Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Da liễu Trung ơng đã tạo mọi điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn kính trọng sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Sáu,
Giảng viên Bộ môn Da liễu Trờng Đại học Y Hà Nội, Trởng khoa Laser -
Phẫu thuật - Bệnh viện Da liễu Trung ơng, ngời thầy đã trực tiếp hớng dẫn,
tận tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức, phơng pháp luận quý báu trong

suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết và
đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng ghi nhận và biết ơn những tình cảm, công lao ấy.
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2010
Vũ Thị Phơng Dung




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn



Vũ Thị Phương Dung




MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. BỆNH HẠT CƠM 3
1.1.1. Căn nguyên gây bệnh 3
1.1.2. Phân loại hạt cơm 7
1.2. HẠT CƠM LÒNG BÀN CHÂN 9
1.2.1. Khái quát 9
1.2.2. Căn nguyên và sinh bệnh học 9
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng 9
1.2.4. Mô bệnh học 11
1.2.5. Chẩn đoán 13
1.2.6. Điều trị 14
1.2.7. Điều trị hạt cơm bằng dung dịch kẽm sulphat 10% 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 24
2.2.3. Các bước tiến hành 25
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 29
2.4. THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 29
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 29
2.6. ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 30


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3.1.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH HCLBC THỂ SÂU 31
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 31

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 33
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HẠT CƠM BẰNG BÔI KẼM
SULPHAT 10% 36

3.2.1. Một số đặc điểm của 2 nhóm điều trị: 36
3.2.2. Hiệu quả điều trị 38
Chương 4: BÀN LUẬN 45
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HCLBC THỂ SÂU 45
4.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 45
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 48
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HCLBC THỂ SÂU BẰNG KẼM
SULPHATE 10% 52

4.2.1. Đánh giá kết quả điều trị 53
4.2.3. Kết quả điều trị của 2 nhóm nghiên cứu 60
KẾT LUẬN 62
KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AND : Acid desoxyribonucleic
BN : Bệnh nhân
HC : Hạt cơm
HCLBC : Hạt cơm lòng bàn chân
LBC : Lòng bàn chân
HPV : Human papilloma virus
HSV : Herpes simplex virus
HSPG : Heparan sulfate proteoglycans
n

1
: Nhóm 1
n
2
: Nhóm 2



DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 3.1: Phân bố HCLBC theo giới 32
Biểu đồ 3.2: Phân bố vị trí thương tổn 33
Biểu đồ 3.3. Kích thước thương tổn hạt cơm 34




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các type của HPV và những biểu hiện lâm sàng 6
Bảng 3.1: Phân bố tỷ lệ mắc bệnh hạt cơm theo tuổi 31
Bảng 3.2: Phân bố bệnh theo nghề nghiệp 32
Bảng 3.3.Bề mặt thương tổn 33
Bảng 3.4: Thời gian mắc bệnh 34
Bảng 3.5: Mức độ bệnh 35
Bảng 3.6: Các triệu chứng cơ năng kèm theo 35
Bảng 3.7: Phân bố lớp tuổi giữa 2 nhóm điều trị 36
Bảng 3.8. Phân bố giới giữa 2 nhóm điều trị 37
Bảng 3.9: So sánh thời gian mắc bệnh của 2 nhóm 37
Bảng 3.10: Phân bố mức độ thương tổn của 2 nhóm 38
Bảng 3.11: So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm 38
Bảng 3.12 : So sánh kết quả điều trị theo mức độ mắc bệnh 39

Bảng 3.13: So sánh kết quả điều trị theo bề mặt thương tổn 40
Bảng 3.14: Kết quả điều trị theo vị trí thương tổn 41
Bảng 3.15: So sánh kết quả số ngày điều trị khỏi trung bình của 2 nhóm 42
Bảng 3.16: So sánh chi phí điều trị trung bình của 2 nhóm 42
Bảng 3.17: Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh 43
Bảng 3.18: So sánh tỷ lệ tái phát 44
Bảng 3.19: So sánh tác dụng phụ của 2 nhóm 44


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hạt cơm (HC) là một bệnh da khá phổ biến. Theo nghiên cứu của
William HC tại Anh năm 1994 cho thấy tỉ lệ bệnh chiếm từ 7 –10% dân số
[70]. Hạt cơm xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở trẻ em và
người trẻ tuổi [1], [2], [4], [34]. Bệnh do Human Papilloma Virus (HPV) gây
nên. Cho đến nay đã phát hiện được trên 100 type HPV khác nhau. Mỗi type
HPV có ái tính xâm nhập vào một vùng da và tổ chức riêng biệt gây thương
tổn khác nhau trên lâm sàng. Hạt cơm có thể xuất hiện vùng mặt, tay, chân,
trên thân người và vùng sinh dục. Nhưng vị trí gặp nhiều nhất là vùng da bàn
tay và bàn chân [1], [2], [4], [12].
Hạt cơm lòng bàn chân có hai thể là thể nông và thể sâu. Thể nông rất ít
gặp chiếm khoảng 26% trong tổng số bệnh HCLBC [32], không đau khi đi lại và
có tỷ lệ tự khỏi cao. Thể sâu gây đau khi đi lại, ảnh hưởng đến lao động, sinh
hoạt và thẩm mỹ. Vì vậy, bệnh c
ần được điều trị càng sớm càng tốt để người
bệnh có thể sinh hoạt và lao động được bình thường. Hơn nữa, điều trị sớm còn
nhằm mục đích giảm khả năng lan truyền vi rút đến các vùng da khác, sang
người khác, bảo đảm thẩm mỹ cho người bệnh [1], [2], [4], [12],[5], [27].
Có nhiều phương pháp điều trị hạt cơm, trong đó hầu hết các phương

pháp là phá huỷ nh
ư cắt bỏ, đốt điện, laser CO
2
, áp lạnh hoặc dùng các hoá
chất như Duofilm, acid Trichloracetic 33%, Nitơrat bạc [1], [2], [7], [15],
[18]. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, phần lớn các bệnh nhân hạt cơm
được điều trị bằng laser CO
2
. Phương pháp này có ưu điểm là loại bỏ thương
tổn nhanh. Tuy nhiên, trên thực tế bệnh nhân rất đau khi gây tê lòng bàn chân
trước khi điều trị Lase CO
2
. Đặc biệt ở trẻ em, đôi khi không thể thực hiện
được phương pháp điều trị này. Trường hợp có nhiều thương tổn, với diện
rộng sau điều trị bằng laser CO
2
vết thương rất lâu lành, ảnh hưởng đến lao


2
động và sinh hoạt. Hơn nữa, laser CO
2
chưa phải là biện pháp điều trị hạt cơm
hữu hiệu nhất [10].
Tìm ra biện pháp điều trị với hiệu quả cao, ít tái phát, chi phí thấp,
không đau và không gây ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày của
bệnh nhân luôn là mục tiêu của nhiều nghiên cứu. Trên thế giới đã có nghiên
cứu cho thấy hiệu quả điều trị hạt cơm bằng kẽm sulphat [59], [60], [19]. Tuy
nhiên, tại Việt Nam ch
ưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị hạt

cơm lòng bàn chân bằng bôi dung dịch kẽm sulphat 10%. Do vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả điều trị hạt cơm lòng bàn
chân thể sâu bằng bôi dung dịch kẽm Sulphat 10%" nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh hạt cơm lòng bàn chân thể sâu
điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương t
ừ 3-8/2010.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị hạt cơm lòng bàn chân thể sâu bằng
bôi dung dịch kẽm sulphat 10%.


3
Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. BỆNH HẠT CƠM
Hạt cơm (wart) là khối u lành tính của thượng bì do virus Human
papilloma virus (HPV) gây nên [5], [31].
1.1.1. Căn nguyên gây bệnh
Human Papilloma Virus thuộc họ papillomavirus có khả năng lây nhiễm
cho con người, gây bệnh chủ yếu ở da và niêm mạc [1], [2], [3], [4], [7].


Hình1: Hình dạng vi rút HPV
Cấu trúc của HPV [27], [33], [38]
HPV có cấu trúc hình cầu gồm một vỏ protein ngoài (capsid) gồm 8000
cặp nucleotid, với đường kính 55nm bao quanh phân tử ADN chuỗi kép, đối
xứng hình khối.



4
Các protein lớp vỏ bao gồm 2 loại L (Late – protein) và E (Early-
protein). Các protein L1 và L2 luôn được duy trì ổn định, có tác dụng bảo vệ
gen và tạo ra những phản ứng tương tác đầu tiên của virus với tế bào chủ. Các
protein E gồm 7 loại từ E1 đến E7, trong đó E1và E2 là những protein đóng
vai trò quan trọng cho sự nhân đôi của DNA, tạo ra những virus mới trong
những tế bào bị nhiễm và đồng thời các protein này còn tác động lên các tế
bào chủ đáp ứng các nhu cầ
u nhân lên của virus [34].
Cơ chế xâm nhập của virus vào tế bào vật chủ
Việc xâm nhập và phát triển của virus ở các tế bào lớp thượng bì là một
qúa trình diễn ra rất chậm. Trên bề mặt của hầu hết các tế bào ở thượng bì và
màng đáy có các phân tử Heparan sulfate proteoglycans (HSPG), được coi
như là một cơ quan nhận cảm đối với HPVs. Khi các tế bào này bị tổn
thương, các phân tử HSPG được bộc lộ. Virus bám dính vào các t
ế bào thông
qua sự liên kết giữa L1 của virus và HSPG của tế bào chủ (Hình 2). Sau khi
bám dính, virus thâm nhập vào tế bào, nhân lên và phát triển trong bào tương
của tế bào thượng bì [38], [29].


5

Hình 2: Quá trình xâm nhập vào tế bào của virus HPV

Một đặc điểm quan trọng của HPV là chỉ xâm nhập vào các tế bào
đáy của thượng bì, kích thích các tế bào này tăng sinh phát triển mạnh hơn
bình thường gây nên các thương tổn trên da.
HPV cũng tự lan truyền trên da người bệnh, sự lan truyền này phụ thuộc vào
vị trí thương tổn, số lượng virus trong thương tổn, type virus, khả năng miễn dịch

của cơ thể, trong
đó miễn dịch qua trung gian tế bào đóng vai trò bảo vệ và miễn
dịch dịch thể đóng vai trò trong sự thoái triển của bệnh [32], [29].
Cho đến nay, có khoảng trên 100 type đã được xác định và được chia
thành 3 nhóm:
- Nhóm gây bệnh da như type 1, 2, 3, 4
- Nhóm gây bệnh ở niêm mạc sinh dục như type 6, 11, 16, 18
- Nhóm gây loạn sản thượng bì dạng hạt cơm như type 5 và 8.


6
Bảng 1.1. Các type của HPV và những biểu hiện lâm sàng [32]
Type vi rút Thương tổn thường gặp Thương tổn ít gặp
1 Hạt cơm sâu lòng bàn chân Hạt cơm thường
2, 4, 27, 29 Hạt cơm thường Hạt cơm lòng bàn chân tay,
dạng khảm, miệng và hậu môn
sinh dục
3, 10, 28, 49 Hạt cơm phẳng Hạt cơm phẳng trong loạn sản
thượng bì dạng hạt cơm
5, 8, 9, 12,
14, 15, 17,
19, 24, 26,
36, 47, 50
Hạt cơm dạng dát trong
loạn sản thượng bì dạng hạt
cơm
Những người suy giảm miễn
dịch
6, 11 Sùi mào gà hậu môn, sinh
dục, thanh quản, cổ tử cung

Sẩn dạng Bowen, hạt cơm
thường
7 Hạt cơm của Butcher
13, 32 Quá sản thượng bì trong
miệng
Hạt cơm hậu môn sinh dục
16, 18, 31,
33, 35, 39,
40, 51-60
Sẩn dạng Bowen, sùi mào
gà cổ tử cung


Ở Mỹ, năm 2000 có 6.200.000 người mới nhiễm HPV ở độ tuổi từ 15-
44, trong đó 74% ở những người có độ tuổi từ 15-24 [39]. Một nghiên cứu
khác cũng tại Mỹ cho thấy 26,8% phụ nữ tuổi từ 14-59 đã bị nhiễm ít nhất
một loại HPV [56].


7
Hạt cơm có gặp ở bất kỳ vị trí nào trên da. Hạt cơm thường hay ở bàn,
ngón tay chiếm 25-50%, HC phẳng hay ở mu bàn tay, cánh tay, mặt, thân
mình. Một số nghiên cứu cho thấy 20-25% trường hợp có thể khỏi tự nhiên,
nhất là những trường hợp nhẹ, ít thương tổn. Ở những bệnh nhân có suy giảm
miễn dịch thương tổn có thể lan tỏa hoặc tiến triển dai dẳng, kéo dài [41].
1.1.2. Phân loại h
ạt cơm
Tùy theo vị trí giải phẫu, tùy theo type virus và hình thái thương tổn
mà người ta chia hạt cơm ra thành các loại chính sau:
- Hạt cơm thông thường(common wart) [1], [22],[26], [31], [34]

Hạt cơm thông thường chiếm tỷ lệ cao nhất từ 58 –70% trong tổng số
bệnh hạt cơm, thường do HPV type 2, 4, 27, và 29 gây nên.
Hạt cơm thông thường chủ yếu gặp ở bàn tay và bàn chân, nhưng cũng
có thể xảy ra ở các nơi khác của cơ thể như khuỷ
u tay, đầu gối hoặc thân
mình. Sau thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng, thương tổn ban đầu là
những sẩn nhỏ bằng hạt kê, màu da bình thường. Sau vài tuần hoặc vài tháng
các thương tổn lớn dần. Thương tổn có hình tròn hay hình bầu dục với nhiều
kích thước khác nhau từ 0.2-1cm đứng riêng rẽ đôi khi nhiều thương tổn tập
chung thành chùm hoặc thành mảng lớn, nổi cao so với mặt da bề mặt xù xì
thô ráp có hình d
ạng giống như súp lơ.
- Hạt cơm lòng bàn chân (plantar wart) [7], [5], [15], [22], [26], [24],
[32], [37]
Hạt cơm lòng bàn chân chủ yếu do virus type 1 gây nên. Ngoài ra một
số type khác như 2,4,63 cũng có thể gây bệnh nhưng ít gặp hơn (HCLBC sẽ
được trình bày rõ hơn ở phần 1.2)


8
- Hạt cơm phẳng (flat wart) [1], [32], [69]
Hạt cơm phẳng chiếm 24-34% tổng số HC , thường do virus type 3, 10,
28 và 49 gây nên. Vị trí gặp phổ biến nhất của HC là ở trên mặt, trán, tay hoặc
thân mình. Cũng giống như HC thông thường, HC phẳng thường xảy ra ở trẻ
em và thiếu niên.
Thương tổn không nổi cao như hạt cơm thường mà là những sẩn dẹt,
phẳng hơi gờ nhẹ
trên mặt da, ít sần sùi, kích thước nhỏ 1mm đến 5mm, hình
tròn hoặc đa giác, màu như màu da hoặc hơi vàng xám, ranh giới rõ, hay lan
theo vết gãi tạo nên những sẩn xắp xếp thành đường thẳng gọi là dấu hiệu

Koebner.
- Hạt cơm hậu môn, sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà (genital or
anal warts) [2], [4], [8], [12], [22]
Đây là một bệnh được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, người nhiễm virus có thể truyền mầm bệnh cho người khác ngay cả
khi họ không có triệ
u chứng lâm sàng.
Thương tổn là các sẩn nổi cao, trên có các nhú mềm màu hồng tươi
giống như các tinh thể nhô lên, xoè rộng ra giống mào con gà, hay giống súp
lơ, không đau, không ngứa, không thâm nhiễm, tập trung thành đám nhỏ hoặc
đám lớn.
Nguyên nhân do nhiều loại HPV trong đó 90% các trường hợp là do
HPV type 6 và 11 gây nên. Ngoài ra còn một số type khác như 16, 18, 42, 44,
54. Một số type virus 16,18 được chính minh là nguyên nhân gây ung thư cổ
tử cung.


9
1.2. HẠT CƠM LÒNG BÀN CHÂN (PLANTAR WART)
1.2.1. Khái quát
Hạt cơm lòng bàn chân thường xuất hiện ở vùng tùy đè như ở gót
trước, gót sau và các ngón chân. Do áp lực ở lòng bàn chân hay ngón chân,
hạt cơm có xu hướng bị đẩy sâu vào trong và một lớp da cứng có thể hình
thành ngay trên bề mặt hạt cơm.
1.2.2. Căn nguyên và sinh bệnh học
Hạt cơm lòng bàn chân chủ yếu do HPV type 1 gây nên. Ngoài ra còn
có thể do các type 2,4 và 63 [6], [18], [32], [37].
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng
Hạt cơm lòng bàn chân có hai thể: HCLBC thể sâu và HCLBC thể
nông hay thể khảm.

1.2.3.1. Hạt cơm lòng bàn chân thể sâu (Deep plantar wart) [6], [32], [37],
[43], [67]
- Thương tổn da
Thương tổn HCLBC thể sâu ít nổi cao trên mặt da mà thường phát triển
vào chiều sâu tạo thành như một cái ổ, xung quanh dày sừng.
Hình ảnh lâm sàng đa dạng có cái thành sẩn sừng nhẵn màu vàng đục
đôi khi trong, ở giữa hơi lõm xù xì có gai nhỏ, có cái thành hạt cứng xâm lấn
sâu vào lòng bàn chân, đôi khi có nhiều HC cụm lại thành đám dày sừng cộm
dày nổi lên khỏi mặt da. Thương tổn thườ
ng có hình tròn, phân bố rời rạc, hay
xuất hiện ở những vùng tỳ đè như ở gót, phía trước bàn chân và đầu các ngón


10
chân nhất là ở ngón chân cái. Thương tổn có đường kính từ 2-10mm hoặc lớn
hơn, xung quanh có viền dày sừng, mất những đường vân trên bề mặt.
Khi dùng dao mổ gọt hết phần dày sừng thấy bên dưới là một mô mềm
màu trắng và có xuất hiện các chấm đen (được gọi là dấu hiệu gai đen) [37],
[45]. Biểu hiện đó là do hiện tượng tắc mạch máu nhỏ ở lòng bàn chân tạo
nên. Đây c
ũng là đặc trưng riêng của HCLBC thể sâu giúp chẩn đoán phân
biệt với những bệnh khác khu trú ở lòng bàn chân.

- Triệu chứng cơ năng:
Đau là triệu chứng thường gặp của HCLBC thể sâu. Bệnh nhân có thể
đau tự nhiên và tăng lên mỗi khi đứng hay đi lại. Cảm giác đau là do các u
nhú không những phát triển ra ngoài mà còn phát triển xâm lấn xuống sâu gây
chèn ép vào các đầu mút dây thần kinh ở LBC một trong những vùng nhạy
cảm nhất của cơ thể. Hơn nữa, thương tổn LBC rất hay gặp ở vùng tỳ đè nên
triệ

u chứng đau tăng lên khi đi lại. Những trường hợp bệnh nhân không được


11
điều trị triệt để, thường hay tái phát đôi khi thương tổn phát triển nhanh chóng
lan sang vùng lân cận thậm chí sang cả lòng bàn chân bên đối diện.
Mặt khác HCLBC gây cảm giác vướng víu, khó chịu, luôn khiến bệnh
nhân phải cạy, gãi. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến bệnh tự lây lan
sang vùng da lành.
1.2.3.2. Hạt cơm lòng bàn chân thể nông hay thể khảm (mosaic wart) [32]
- Thương tổn da
Khác với HCLBC thể sâu, thương tổn ở thể này không xâm lấn sâu
xu
ống phía dưới chỉ ở nông, phát triển theo chiều rộng, bề mặt hơi cộm,
không đứng đơn độc mà thường tập hợp thành cụm hoặc liên kết với nhau
thành đám đa hình thù với bề mặt thô ráp như những mảng khảm trên gỗ.
- Triệu chứng cơ năng
Hạt cơm lòng bàn chân thể nông thường không đau, nếu có chỉ thấy ở
những bệnh nhân có thương t
ổn qúa lớn kèm theo biến chứng viêm tại thương
tổn, nhưng chỉ đau nhẹ.
Chính vì không đau kèm theo tỷ lệ tự khỏi cao nên thực tế lâm sàng rất
ít gặp người bệnh HCLBC thể nông đến khám và điều trị.
1.2.4. Mô bệnh học [1], [15], [22], [32], [40]
Hình ảnh mô bệnh học chung cho tất cả các thể hạt cơm bao gồm tăng
sừng (hyperkeratosis), tăng gai (acanthosis) và u nhú (papillomatosis). Nhân
và đôi khi cả bào tương của t
ế bào có những thể ưa eosine.



12
Lớp gai của thượng bì dày lên và hình thành những nhú bì, những mào
nhú thường kéo dài hướng về phía trung tâm của hạt cơm. Mao mạch bị giãn
rộng và có hiện tượng tắc mạch.
Những tế bào sừng giãn rộng, nhân được bao quanh bởi một quầng
sáng gọi là những tế bào bóng hay tế bào rỗng (koilocyte), đặc trưng cho sự
hiện diện của nhiễm Papilloma virus.
Mô bệnh học của hạt cơm lòng bàn chân thể nông là hình ảnh củ
a hạt
cơm thông thường.
Mô bệnh học hạt cơm lòng bàn chân thể sâu cho thấy nhú bì có thể
không có, nhưng nếu có thì khuynh hướng lõm vào trong, hiếm khi phát triển
lên trên. Mao mạch bị giãn rộng và có hiện tượng tắc mạch. Đồng thời thường
có thấy tăng sừng, á sừng, kèm theo có tăng phát triển của lớp gai (hình 4).




Hình4: Mô bệnh học hạt cơm lòng bàn chân.


13
1.2.5. Chẩn đoán
1.2.5.1. Chẩn đoán xác định [6], [7], [32], [40]
Chẩn đoán xác định bệnh hạt cơm nói chung, hạt cơm lòng bàn chân nói
riêng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng với hai triệu chứng chính: tổn
thương các sẩn ăn sâu xuống dưới, có dấu hiệu gai đen và đau. Tuy nhiên một số
ít trường hợp không điển hình cần dựa vào:
- Mô bệnh học: dày sừng, dày lớp gai, giãn và tắc mạ
ch .

- Xét nghiệm PCR vừa định tính, định lượng vừa xác định type gây bệnh.
Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (98-100%). Tuy nhiên
phương pháp này chỉ có thể tiến hành ơ các cơ sở y tế lớn.
1.2.5.2.Chẩn đoán phân biệt [12], [32], [69]
- Mắt cá chân
Nguyên nhân là do dị vật từ giày, dép, guốc hoặc chấn thương ở bàn
chân, thương tổn không nhiều, thường chỉ một hoặc hai, không tự lây
nhiễm nh
ư hạt cơm.
Hay xuất hiện ở gan ngón 1-2 hoặc ngón 4-5, cạnh của bàn chân và
gót chân. Trung tâm có nhân trắng hình tròn chứa chất sừng, xung quanh
có viền dày sừng, màu vàng, cũng đau và mất những đường vân trên mặt
da, ấn vào thấy đau chói.
Điều khác biệt là không có gai đen như ở hạt cơm lòng bàn chân.
- Chai chân
Thường ở vùng tỳ đè của lòng bàn chân do phải chịu áp lực nhiều nhất
của cơ thể khi đi l
ại.


14
Bề mặt thương tổn không sần sùi, màu vàng trong, cũng đau nhưng
thường do tỳ đè trực tiếp lên thương tổn.
Chai chân thường không mất những đường vân trên bề mặt, gọt nhẹ chỉ
thấy biểu hiện dày sừng và không có gai đen.
- Dày sừng lòng bàn tay bàn chân khu trú
Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, xuất hiện sớm ngay khi mới sinh
hay trong quá trình trưởng thành. Thương tổn là nhữ
ng điểm dày sừng màu vàng
chủ yếu ở vùng tỳ đè, giới hạn rõ, đau và dễ tái phát khi cắt bỏ. Ngoài ra bệnh

nhân còn có dày sừng ở nơi khác như khuỷu tay, đầu gối. Để chẩn đoán xác định
cần cắt sinh thiết làm mô bệnh học.
1.2.6. Điều trị
Hiện nay có khá nhiều các phương pháp điều trị khác nhau như dùng
thuốc bôi tại chỗ bao gồm các thuốc bạt s
ừng, chống vi rút, kích thích miễn
dịch hoặc sử dụng các phương pháp khác để loại bỏ thương tổn như phẫu
thuật, áp lạnh, laser CO
2
và một số biện pháp khác. Đôi khi có thể phối hợp các
phương pháp điều trị nhằm đạt hiệu quả cao nhất [1], [2], [4].
Mục đích điều trị
- Loại bỏ tổn thương do HPV
- Giảm tối đa ổ bệnh để hệ thống miễn dịch loại bỏ virus.
- Giảm lây lan virus.
- Phục hồi lại giải phẫu, chức năng cho cơ quan bị b
ệnh
1.2.6.1. Thuốc bôi tại chỗ
- Mỡ Salicyle


15
Mỡ salicyle với thành phần chủ yếu là acid salicylic được pha trong
vaselin với nồng độ khác nhau từ 10% đến 40% có tác dụng bạt sừng mạnh,
loại bỏ các tế bào sừng trong đó có các tế bào chứa virus. Tùy từng loại
thương tổn, và tùy theo vị trí mà có thể sử dụng thuốc với nồng độ khác nhau
từ 10% đến 40%. Băng bịt làm thuốc có thể ngấm sâu vào thương tổn có tác
dụng điều tr
ị tốt hơn. Phương pháp điều trị này không gây đau nhưng thời
gian điều trị lâu. Một số biệt dược có chứa Salicilic acid như : Collodion

salicyle, Verufilm, Kerafilm, Verrucosal [63].
- Duofilm
Duofilm là một dung dịch keo bao gồm Salicylic acid 17%, 17% Lactic
acid, 66% flexible collodion. Bunney và cộng sự (1976) nghiên cứu và điều
trị bằng duofilm cho 389 bệnh nhân hạt cơm thông thường cho kết quả tốt ở
78% số bệnh nhân [28]. Một nghiên cứu khác của tác giả trên đã sử dụng
Duofilm đ
iều trị hạt cơm lòng bàn chân. Kết quả cho thấy sau 12 tuần tỷ lệ
khỏi 44% với hạt cơm lòng bàn chân dạng khảm [29]. Michelle M và cộng sự
(2006) thử nghiệm acid Salicylic nồng độ từ 15-60%, kèm theo 15-26% acid
Lactic hoặc không kèm acid Lactic trong điều trị hạt cơm. Nghiên cứu cho
thấy số bệnh nhân khỏi hoàn toàn chiếm tỷ lệ 75% so với nhóm placebo số
bệnh nhân khỏi hoàn toàn chỉ đạt 48% [50].
- Imiquimod 5% cream (Aldara): Là thuốc gây kích thích miễn dịch, bôi
2 lần/ ngày liên tục 6-12 tháng [58].
- Cantharidin 0,7% :
Thuốc được chiết xuất từ loại bọ cánh cứng. Sau khi bôi thuốc 12 đến
24 giờ, bọng nước xuất hiện tại nơi bôi thuốc, sau một vài ngày bọng nước
vỡ, khô đóng vảy. Thuốc có tác dụng tốt đối với hạt cơm thể thông thường


16
- Trichloracetic acid 33% [1], [12], [15]
Là phương pháp được sử dụng để điều trị hạt cơm bằng cách làm tróc bỏ
lớp tế bào da chết trên bề mặt tổ chức bị bệnh chứ không tác động trực tiếp
lên virus. Steele và cộng sự-1998 đã dùng monochloracetic acid có kết quả tốt
sau 6 lần điều trị là 66% trong khi nhóm chứng là 18% [67]. Tuy nhiên,
nhược điểm của phương pháp này là gây đau nhiều và rất dễ
bị loét hoại tử
bởi acid.

- Podophyllin 25%: Thuốc được bào chế dạng dung dịch chấm hàng
ngày lên thương tổn. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai vì có thể
gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi [22].
- Formaldehyde 4%: Thuốc được sử dụng dưới dạng dung dịch Formalin
4% ngâm vào vị trí có hạt cơm ngày 1 lần trong thời gian là 30 phút. Thuốc
có thể gây ra viêm da tiếp xúc kích ứng. Chỉ định cho hạt cơm lòng bàn chân
khó điều tr
ị bằng các phương pháp khác [22]. Tuy nhiên formaldehyde không
được sử dụng vì là một chất có thể gây ung thư (carcinogenesis)
1.2.6.2. Tiêm nội tổn thương
- Bleomycin: Là một glycopeptide gắn vào DNA tế bào và gây độc.
Thường tiêm dung dịch 0,5% đơn vị/ml cho tới khi đạt được thương tổn tái
nhợt [42], [52], [61], [62].
- Tiêm thương tổn các kháng nguyên (các kháng nguyên như quai bị,
candida) là một liệu pháp điều trị hạt cơm mới mà có thể nhân ba phản ứng
của vật chủ
đối với virus, kết quả là làm giảm hạt cơm. Những hạt cơm ở xa,
không được tiêm cũng có thể biến mất [47].

×