Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối liên quan giữa kháng thể kháng nhân và kháng chuỗi kép DNA với mức độ nặng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.94 KB, 5 trang )

TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014

MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG NHÂN VÀ KHÁNG CHUỖI KÉP DNA
VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
Lê Hữu Doanh, Đào Thị Trang
Trư ng
h YH N
C t h ng th
tr
n tr ng tr ng h n
n
t n ư ng nh
n
h th ng Ngh n
nh g
n
n
h ng th h ng nh n ( N ) h t h n ng
n
h h nh
ng g n t
tr n
t
H
-2(
H
TH
- 2)
h ng th h ng h
N (
N )


ụng
th t
n ng
nh nh n
n
h th ng Ngh n
tr n 1 2 nh nh n ư
h n
n
nh
n
h th ng t
h ng h
nh
n
Tr ng ương N ương t nh 9 5
h ng th h ng
N
5
nh nh n
ương t nh N
ng
H
TH
-2t
th n
t
h n h n
n
n

h th ng
r 05 2
nh
nh nh n
t n thương th n n ng
h ng th h ng
N ương t nh
hơn
ngh th ng
nh
nh nh n h ng t n thương th n (1 1 0
0 5
94 2
45 2
0 0 ) Ngh n
t
n r ng h t h n N
ng
H
TH -2
h ng th h ng
N
ng
g tr t n ư ng
n ng
t n thương th n
nh nh n
n
h th ng
Từ khóa: lupus ban đỏ hệ thống, ANA, dsDNA, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, HEp - 2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus ban đỏ hệ thống – lupus ban đỏ hệ thống
(Systemic Lupus Erythematosus) là một bệnh tự miễn,
trong đó các tế bào và tổ chức bị tổn thương do sự lắng
đọng các tự kháng thể bệnh lý và các phức hợp miễn
dịch. Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể của bệnh chưa
được biết rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra vai
trò quan trọng của yếu tố gen, hormone sinh dục, môi
trường cùng với rối loạn đáp ứng miễn dịch trong cơ
chế bệnh sinh [1].
Biểu hiện lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống rất đa
dạng. Triệu chứng hay gặp là đau khớp, ban đỏ cánh
bướm ở mặt, sốt, rụng tóc…kháng thể kháng nhân
dương tính, kháng thể kháng chuỗi kép DNA dương
tính. Ở Việt Nam, lupus ban đỏ hệ thống được đề cập
từ những năm 70. Cho tới nay, lupus ban đỏ hệ thống
vẫn được đánh giá là bệnh hay gặp hàng đầu trong các
bệnh tổ chức liên kết tự miễn hệ thống. Tổn thương da,
niêm mạc là biểu hiện hay gặp trong lupus ban đỏ hệ
thống và có tính chất đa dạng, phong phú [2; 3; 4]. Do
đó, đánh giá và phân tích các tổn thương da kết hợp với
các biểu hiện lâm sàng khác có vai trò quan trọng, giúp
cho chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh.
Các tổn thương nội tạng trong lupus ban đỏ hệ thống
cũng đã được đề cập đến từ lâu, có tính chất quyết
h
nh
H
nh

YH N
nh h
h
Ng nh n 24 2014
Ng
h th n 1 11 2014
h

n

trư ng

định đến mức độ nặng nhẹ của bệnh, việc theo dõi và
đánh giá các chỉ số cận lâm sàng, các xét nghiệm miễn
dịch là cần thiết giúp người thầy thuốc phân loại được
thể bệnh lupus, mức độ hoạt động và đáp ứng điều trị
của bệnh nhân [5]. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 1)
Xác định mối tương quan kết quả phát hiện kháng thể
kháng nhân (ANA) bằng miễn dịch huỳnh quang gián
tiếp trên tế bào HEp - 2 với mức độ nặng của bệnh nhân
lupus ban đỏ hệ thống; 2) Đánh giá mức độ dương tính
của kháng thể kháng chuỗi kép DNA (dsDNA) với tổn
thương thận trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đến
khám tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Da liễu Trung
ương từ tháng 5/2013 đến 11/2013.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng: 172 bệnh nhân được chẩn đoán xác định
lupus ban đỏ hệ thống khi có ≥ 4/11 tiêu chuẩn chẩn
đoán theo ACR 1997. Bệnh nhân được điều trị ngoại

trú tại bệnh viện Da Liễu Trung ương từ 01/05/2013 đến
30/11/2013.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: bệnh nhân được
chẩn đoán xác định là lupus ban đỏ hệ thống, không
phân biệt tuổi, giới và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: là bệnh nhân có
các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm thể hiện phối hợp
nhiều bệnh hệ thống
2. Phương pháp: tiến cứu, mô tả cắt ngang.
- Xét nghiệm phát hiện ANA bằng kỹ thuật miễn dịch
huỳnh quang trên tế bào HEp - 2 và ELISA. Xét nghiệm
phát hiện kháng thể kháng dsDNA bằng kỹ thuật ELISA.
47


TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
Sinh phẩm xét nghiệm từ hãng MBL, Nhật Bản.

1. Tỷ lệ tiểu chuẩn xuất hiện ANA cao nhất trong
các tiêu chuẩn chẩn đoán của lupus ban đỏ hệ
thống

3. Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
4. Đạo đức nghiên cứu: Bệnh nhân tự nguyện tham
gia và có quyền rút lui khỏi nghiên cứu bất kỳ thời điểm
nào và các thông tin bệnh nhân được mã hóa, giữ bí
mật.

Trong số 172 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán lupus
ban đỏ hệ thống, có 108 (62,8%) bệnh nhân được làm

ELISA và 172 (100%) bệnh nhân được làm miễn dịch
huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 để phát hiện
ANA.

III. KẾT QUẢ

Bảng 1. Kết quả phát hiện kháng thể kháng nhân
TT

Phương pháp
phát hiện ANA

Kết quả
(dương tính / tổng số)

%

1

ELISA

83/108

76,9%

2

MDHQGT / HEp - 2

164/172


95,3%

3

Cả 2 phương pháp

166/172

96,5%

Kết quả cho thấy 76,9% bệnh nhân dương tính với kháng thể kháng nhân bằng kỹ thuật ELISA và 95,3% bệnh
nhân dương tính với kháng thể kháng nhân bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2. Khi
kết hợp cả 2 phương pháp có 166 bệnh nhân có ANA dương tính chiếm 96,5% số bệnh nhân nghiên cứu.
2. Kháng thể kháng dsDNA xuất hiện cao ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống
Kháng thể kháng chuyển kép DNA (dsDNA) có giá trị trong chẩn đoán và mức độ nặng của bệnh. Nghiên cứu tiến
hành xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng dsDNA cho 102 bệnh nhân bằng kỹ thuật ELISA.
Bảng 2. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng dsDNA
TT

Xét nghiệm kháng thể kháng dsDNA

Kết quả

1

Dương tính/ Tổng số (n = 102)

60/102 (58,82%)


2

± SD (n = 60)

138,02 ± 64,32 (UI/ml)

Trong số 102 bệnh nhân được làm xét nghiệm kháng thể kháng dsDNA có 60 bệnh nhân cho kết quả dương tính,
chiếm 58,8%. Giá trị kháng thể kháng dsDNA trung bình của nhóm bệnh nhân dương tính là 138,02 ± 64,32 UL/ml.
3. Mức độ dương tính ANA có mối liên quan đồng biến với số tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống

Biểu đồ 1. Sự tương quan tuyến tính giữa mức độ dương tính ANA và
số tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống
48


TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
Khi xác định mối liên quan giữa mức độ dương tính ANA bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế
bào HEp - 2 với số tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống, chúng tôi đánh giá trên 172 bệnh nhân được chẩn
đoán là lupus ban đỏ hệ thống.
Mức độ dương tính ANA (phương pháp miễn dịch huỳnh quang trên tế bào HEp - 2) có tương quan tuyến tính
đồng biến chặt chẽ với r = 0,582. Phương trình tuyến tính:
Mức độ dương tính ANA = 0,69* số tiêu chuẩn chẩn đoán – 1,13
4. Kháng thể kháng dsDNA tăng cao ở bệnh nhân có tổn thương thận
Khi so sánh mối liên quan giữa tổn thương thận và kháng thể kháng dsDNA dương tính, kết quả chỉ ra rằng bệnh
nhân có tổn thương thận ở nhóm có kháng thể kháng dsDNA dương tính là 30% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
bệnh nhân có tổn thương thận ở nhóm âm tính với kháng thể kháng dsDNA là 14,3% với p = 0,047.
Bảng 3. Giá trị trung bình kháng thể kháng dsDNA nhóm dương tính trên bệnh nhân có và
không có tổn thương thận
Giá trị kháng thể kháng dsDNA
(UI/ml)

Trung bình

Tổn thương thận
Có (n1 = 18)

Không (n2 = 42)

131,03 ± 60,75

94,23 ± 45,62

p
0,03

Giá trị trung bình của kháng thể kháng dsDNA nhóm dương tính trên bệnh nhân có tổn thương thận cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không có tổn thương thận.

IV. BÀN LUẬN
Trong nhiên cứu, ANA được phát hiện bằng kỹ thuật
ELISA và miễn dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào
HEp - 2. Nghiên cứu phát hiện 96,5% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có ANA dương tính, kết quả này
cũng tương tự với nghiên cứu của Cerovec năm 2012
là 95,7% [6] và Trần Thúy Hạnh (2006) là 94,3% [7]. Độ
nhạy của phương pháp xét nghiệm ANA bằng miễn dịch
huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 là 95,3%, cao
hơn so với phương pháp phát hiện ANA bằng ELISA
(76,9%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các
tác giả Hoàng Thị Phượng (2014) [8] và El-Chennawi
(2009) [9]. Độ nhạy của xét nghiệm ANA bằng phương
pháp MDHQ gián tiếp cho lupus ban đỏ hệ thống là rất

cao, trên 95%, vì vậy nếu ANA âm tính có giá trị rất tốt
để loại trừ lupus ban đỏ hệ thống và không cần thiết để
xét nghiệm các kháng thể kháng lại thành phần nhân
đặc hiệu như dsDNA, Sm,…Nhìn chung, nhiều bệnh lý
tự miễn có kháng thể kháng nhân nên độ đặc hiệu của
ANA không cao.
Trong số 102 bệnh nhân được làm xét nghiệm kháng
thể kháng dsDNA có 60 bệnh nhân cho kết quả dương
tính, chiếm 58,8%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của
Phạm Văn Thức là 60,92%, Nguyễn Quốc Tuấn là 60%,
Nguyễn Thị Vân là 41,8% [10]. Kháng thể kháng dsDNA
xuất hiện ở lupus ban đỏ hệ thống (khoảng 60 - 80%) và
hiếm khi xuất hiện ở bệnh khác và người bình thường
khỏe mạnh, nếu có thì thường với hiệu giá thấp. Độ đặc

hiệu của kháng thể kháng dsDNA cho lupus ban đỏ hệ
thống là rất cao (97 - 100%), vì vậy kháng thể kháng
dsDNA dương tính có vai trò quan trọng cho chẩn đoán
lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể
kháng dsDNA thay đổi theo thời gian, một vài nghiên
cứu ở nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống chỉ ra
rằng, nồng độ kháng thể kháng dsDNA có tương quan
với biểu hiện lâm sàng trong đợt cấp tính của bệnh, hầu
hết bệnh nhân có hiệu giá kháng thể cao thường đến
trước hoặc xuất hiện đồng thời với đợt cấp của bệnh
[11; 12].
Tổng số nghiên cứu cặp tương quan là 172 bệnh
nhân, thấy rằng mức độ dương tính ANA và số tiêu
chuẩn chẩn đoán có tương quan tuyến tính đồng biến
chặt chẽ với r = 0,571. Giá trị trung bình của mức độ

dương tính ANA (theo phương pháp MDHQ gián tiếp
trên tế bào HEp - 2) trong nhóm bệnh nhân có trên 5
tiêu chuẩn chẩn đoán cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm bệnh nhân có từ 5 tiêu chuẩn chẩn đoán trở
xuống.
Tỷ lệ tổn thương thận trong nhóm bệnh nhân có
kháng thể kháng dsDNA dương tính cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có kháng thể
kháng dsDNA âm tính. Giá trị trung bình của kháng thể
kháng dsDNA nhóm dương tính trên bệnh nhân có tổn
thương thận cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh
nhân không có tổn thương thận. Trong nghiên cứu của
Nguyễn Quốc Tuấn (1991) và Kosaraju K (2010), 100%
bệnh nhân có tổn thương thận có kháng thể kháng ds49


TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
DNA dương tính và hiệu giá kháng thể/ nồng độ kháng
thể kháng dsDNA ở bệnh nhân có protein niệu cũng
cao hơn nhiều so với bệnh nhân không có protein niệu
[13]. Nghiên cứu của P. Alba và cộng sự (2003) cũng
cho thấy được tỷ lệ cao hơn kháng thể kháng dsDNA
dương tính trong nhóm có viêm thận (với p = 0,002)
[14]. Như vậy, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp và góp phần khẳng định kháng thể kháng
chuỗi kép DNA đặc trưng và có mối liên quan chặt chẽ
với tổn thương thận.

V. KẾT LUẬN
Phát hiện kháng kháng thể kháng nhân bằng miễn

dịch huỳnh quang gián tiếp trên tế bào HEp - 2 có giá trị
tiên lượng mức độ nặng thông qua số tiêu chuẩn chẩn
đoán của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Trong khi
đó, phát hiện kháng thể kháng dsDNA bằng kỹ thuật
ELISA giúp đánh giá mức độ tổn thương thận trên bệnh
nhân này.

Lời cảm ơn
Chúng tôi cám ơn phòng khám và khoa xét nghiệm
bệnh viện Da liễu Trung ương đã hỗ trợ hoàn thành đề
tài này.

referral center. n

n

r

t

54, 132 - 136.

5. Kaposi MH. (1872). Neue Beitrage zur Keantiss des
lupus erythematosus. r h
r t
h
4, 36.
6. Cerovec, M., Anic, B., Padjen, I., and Cikes, N.
(2012). Prevalence of the American College of Rheumatology classification criteria in a group of 162 systemic lupus erythematosus patients from Croatia. Cr t
53, 149 - 154.

7. Trần Thúy Hạnh. (2006). Tìm hiểu vai trò kháng thể
kháng chuỗi kép DNA và kháng thể kháng nhân trong
bệnh lupus ban đỏ hệ thống. T
h h
h ng
85, 69 - 72.
8. Phuong, H.T., My, L.H., Minh, V.N., et al (2014).
Antinuclear antibody detection by hep-2 immunofluorescence test in diagnosis of systemic lupus erythematosus.
tn
rn
r t g n
n r g 15, 67 - 72.
9. El-Chennawi F.A. (2009). Comparative study of
nuclear antibody detection by indirect immunofluorescence and enzyme immunoassay in lupus patients. n n
t 38, 839 - 850.
10. Nguyễn Thị Vân (2004). Biểu hiện lâm sàng và xét
nghiệm của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. T
h
Yh
tN
379, 51 - 54.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11. Nguyễn Văn Đĩnh, Nguyễn Hữu Trường. (2013).
Một số tự kháng thể thường gặp trong bệnh hệ thống. Y
h
ng (70), 29 - 36.

1. Kalden J.R. (1996). Pathhogenic aspects of systemic lupus erythematosus.

32, 3 - 6.

12. Karsten Conrad, W.S. (2007). Autoantibodies in
Systemic Autoimmune Diseases: A Diagnostic Reference, 2 nd ed.

2. Marc CH. (2000). The history of lupus erythematosus.
9, 3 - 10.
3. Obermoser, G., Sontheimer, R.D., and Zelger, B.
(2010). Overview of common, rare and atypical manifestations of cutaneous lupus erythematosus and histopathological correlates.
19, 1050 - 1070.
4. Kole, A.K., and Ghosh, A. (2009). Cutaneous manifestations of systemic lupus erythematosus in a tertiary

13. Kosaraju K, and Shenoy S, S.U. (2010). A crosssectional hospital-based study of autoantibody profile
and clinical manifestations of systemic lupus erythematosus in south Indian patients. n n
r
28, 245 - 247.
14. P Alba, L.B., M J Cuadrado, et al. (2003). Anti-dsDNA, anti-Sm antibodies, and the lupus anticoagulant:
significant factors associated with lupus nephritis. nn
h
62, 556 - 560.

Summary
THE CORRELATION BETWEEN ANTI NUCLEAR ANTIBODIES (ANA) AND
ANTI DOUBLE STRANDED DNA (dsDNA) ANTIBODIES WITH SEVERITY OF
SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS
Auto - antibodies have important roles in diagnosis and progress of systemic lupus erythematosus (SLE). The
study investigated the correlation of anti-nuclear antibodies (ANA) detected by HEp-2 based indirect immunofluorence
(HEp-2/IDF) and anti double-stranded DNA antibody (dsDNA) by ELISA with severity of SLE patients. In 172 SLE
50



TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014
out - patients from Vietnam National Hospital of Dermatology – Venereology, ANA positive and anti - dsDNA positive
were 96.5% and 58.8%, respectively. The degree of ANA positive detected by HEp-2/IDFhad positive relationship with
numbers of SLE criteria with r=0,582. The level of anti-dsDNA antibodies in renal involved SLE group is significantly
higher when compared with non-renal involved SLE group (131,03 ± 60,75 UI vesus 94,23 ± 45,62 UI, with p =
0.03). This study conclude that HEp-2/IDF positive ANA and ELISA positive anti-dsDNA have positively indicated the
severity of SLE and renal involvement.
Key words: SLE, ANA, dsDNA Indirect Immunofluorecence, HEp-2

51



×