Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Khả năng nhận diện từ ghép của học sinh lớp 4 trong nhà trường tiểu học (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.65 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------***------------

KHỔNG THỊ TUYÊN

KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN
TỪ GHÉP CỦA HỌC SINH LỚP 4
TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Giáo dục Tiểu học

HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận em đã được sự
quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu
học, các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Tiến sĩ Lê
Thị Thùy Vinh giảng viên trường ĐHSP Hà Nội 2, người đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình để em thực hiện và hoàn thành khoa luận này.
Cũng qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt
tình của tập thể giáo viên, học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ thành
phố Lào Cai tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ em trong xuốt thời gian nghiên cứu,
khảo sát thực tế thu nhập số liệu để hoàn thành đề tài.
Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên
cứu còn hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của
các bạn để đề tài còn hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Khổng Thị Tuyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Khả năng nhận diện từ ghép của học sinh
lớp 4 trong nhà trường Tiểu học” (Khảo sát ở học sinh lớp 4 trường Tiểu
học Hoàng Văn Thụ - Lào Cai) là kết quả mà tôi đã trực tiếp nghiên cứu từ
tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng lặp với
kết quả của các tác giả khác.
Hà Nội ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh Viên
Khổng Thị Tuyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
PHẦN 2: NỘI DUNG...................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm từ ghép ................................................................................... 5
1.1.2. Phân loại từ ghép..................................................................................... 6

1.1.3. Phân biệt từ ghép với từ láy .................................................................. 11
1.1.4. Phân biệt từ ghép với cụm từ tự do....................................................... 13
1.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 16
1.2.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học................................................ 16
1.2.2 Khả năng tiếp nhận của học sinh Tiểu học trong hoạt động giao tiếp
bằng tiếng Việt ................................................................................................ 17
1.2.3 Tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu trong dạy học môn
Tiếng Việt ở Tiểu học ..................................................................................... 18
1.2.4 Khái quát nội dung chương trình dạy học về từ ghép ở lớp 4 ............... 19
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẬN DIỆN TỪ GHÉP CHO HỌC
SINH LỚP 4 TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC ................................. 21
2.1 Thực trạng về khả năng nhận diện từ ghép của học sinh lớp 4................. 21
2.2. Biện pháp nâng cao khả năng nhận diện từ ghép của học sinh lớp 4 trong
nhà trường Tiểu học ........................................................................................ 23


2.2.2. Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ ghép .............................................. 25
2.2.3. Giúp học sinh nhận biết từ ghép trong thế đối lập với các kiểu từ khác
xét về cấu tạo................................................................................................... 26
2.2.4. Rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết và sử dụng từ ghép thông qua các
dạng bài tập cụ thể........................................................................................... 30
2.3. Một số dạng bài tập luyện tập rèn kỹ năng nhận biết sử dụng từ ghép cho
học sinh lớp 4 .................................................................................................. 35
2.3.1. Bài tập về từ ghép.................................................................................. 35
2.3.2. Bài tập về từ ghép trong sự phân biệt với từ láy................................... 39
KẾT LUẬN .................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà đổi mới và phát triển không ngừng. Để thực
hiện sự đổi mới đó, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính
sách. Trong đó Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu”. Chú trọng phát triển giáo dục được coi là bản lề đưa nước đi lên
và phát triển không ngừng. Một trong những nền móng quan trọng của hệ
thống giáo dục đó là bậc giáo dục Tiểu học. Đây là bậc học cung cấp cho học
sinh những viên gạch tri thức đầu tiên, thông qua rất nhiều các môn học khác
nhau như: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên & xã hội, Khoa học, Âm nhạc… Trong
đó Tiếng Việt được coi là một trong những môn học đặc biệt quan trọng ở
Tiểu học. Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ
như: kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp - phong cách học tiếng Việt,
hình thành ở học sinh một số kỹ năng như: nghe, nói, đọc, viết… và góp phần
bổi dưỡng tình yêu tiếng Việt.
Phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học cung cấp
cho học sinh nhiều kiến thức khác nhau trong đó không thể không kể đến
kiến thức về từ. Từ trong tiếng Việt hết sức phong phú và đa dạng. Điều này
được thể hiện rõ ở sự phong phú của các loại từ. Theo kiểu cấu tạo, từ được
chia làm hai loại từ đơn và từ phức, trong từ phức lại chia thành từ láy và từ
ghép. Từ ghép là một trong những kiểu từ chiếm số lượng lớn trong hệ thống
tự vựng tiếng Việt và có tính năng sinh sản cao hiện nay.
Ở bậc Tiểu học, học sinh được cung cấp các kiến thức về từ ghép
thông qua các bài mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu. Ở lớp 4
việc cung cấp cho học sinh kiến thức về từ ghép hiện nay theo chúng tôi là
còn chưa có tính hệ thống nên việc nhận biết từ ghép của học sinh còn khó
khăn. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu “Khả năng nhận

1



diện từ ghép của học sinh lớp 4 trong nhà trường Tiểu học” để giúp học
sinh có các cách nhận diện từ ghép, từ đó giúp học tốt phân môn luyện từ và
câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Từ ghép là một kiểu từ được nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm và
nghiên cứu trong các công trình về Từ vựng học. Có thể kể đến những công
trình như: “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (Đỗ Hữu Châu), “Từ vựng tiếng
Việt” (Nguyễn Thiện Giáp), “Từ và vốn từ trong tiếng Việt hiện đại” (Nguyễn
Văn Tu), “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” (Hồ Lê),“Tiếng Việt 2”
(Nguyễn Xuân Khoa).
Trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” của Đỗ Hữu Châu có đưa
ra khái niệm về từ ghép, cách phân loại từ ghép theo kiểu ngữ nghĩa. Theo tác
giả thì “Từ ghép là từ được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị
(hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với nhau”. Căn cứ vào ý
nghĩa thì từ ghép được chia thành hai loại là từ phân nghĩa và hợp nghĩa.
Cùng quan điểm với tác giả Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê trong “Vấn đề cấu
tạo từ của tiếng Việt hiện đại”, nhà xuất bản khoa học xã hội , 1976 cũng chia
từ ghép thành 2 loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Tuy nhiên ông
đưa ra quan niệm về từ ghép cụ thể hơn “Từ ghép là một loại đơn vị ngôn
ngữ do nhiều từ tố kết hợp lại có tính vững chắc về cấu tạo và tính thành ngữ
về ý nghĩa”. Trong cuốn này tác giả còn đưa ra các phương thức ghép, đặc
trưng ngữ nghĩa của từ ghép và cấu tạo của từ ghép.
Trong cuốn “Tiếng Việt 2”, Nguyễn Xuân Khoa đã đưa ra khái niệm về
từ ghép, phân loại từ ghép. Theo tác giả “Từ ghép là từ trong đó các thành tố
có ý nghĩa được kết hợp với nhau. Các yếu tố này có thể độc lập hay không
độc lập”.
Ngoài ra từ ghép còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn thạc
sĩ, nhiều khóa luận tốt nghiệp. Trong khóa luận tốt nghiệp “Cấu tạo ngữ pháp



và ngữ nghĩa của từ ghép tiếng Việt”, sinh viên Nguyễn Ngọc Hân có nghiên
cứu về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ ghép tiếng Việt, khóa luận tốt
nghiệp “Dạy từ ghép phân nghĩa cho học sinh lớp 4”, sinh viên Nguyễn Thị
Thanh có nghiên cứu về dạy học từ ghép phân nghĩa cho học sinh lớp 4 hay
khóa luận “Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học phân biệt từ ghép và từ
láy” sinh viên Vi Thị Phượng đã đưa ra một số biện pháp để phân biệt từ láy
và từ ghép cho học sinh Tiểu học….
Nhìn chung trong những công trình này, các tác giả đã đề cập đến
những vấn đề cơ bản về từ ghép như khái niệm từ ghép, bản chất của từ ghép,
phân loại từ ghép… Tuy nhiên, việc nhận diện từ ghép trong nhà trường Tiểu
học vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu xem xét một cách hệ thống.
Vì vậy chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “Khả năng nhận diện từ ghép
của học sinh lớp 4 trong nhà trường Tiểu học” với mong muốn giúp cho
học sinh nhận biết từ ghép một cách dễ dàng hơn, từ đó giúp các em học tốt
phân môn luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí thuyết về từ ghép, thực trạng nhận biết từ ghép của học
sinh lớp 4 khóa luận đề xuất các biện pháp nhận diện từ ghép cho học sinh
lớp 4 trong nhà trường Tiểu học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về từ ghép: khái niệm từ ghép, sự phân loại
từ ghép.
- Khảo sát khả năng nhận diện và sử dụng từ ghép của học sinh trường
Tiểu học Hoàng Văn Thu - Lào Cai.
- Trên cơ sở thực trạng khảo sát được đề xuất một số biện pháp nhận
diện từ ghép cho học sinh lớp 4.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khả năng nhận diện từ ghép của
học sinh lớp 4.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xem xét khả năng nhận diện từ ghép ở học sinh khối 4 trong nhà
trường Tiểu học (khảo sát thông qua học sinh khối 4 trường Tiểu học Hoàng
Văn Thụ - Thành phố Lào Cai)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp thống kê.
Phương pháp miêu tả.
Phương pháp thực nghiệm.
Thủ pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá
luận được cấu trúc thành 2 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Một số biện pháp nhận diện từ ghép cho học sinh lớp 4
trong nhà trường Tiểu học.


PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm từ ghép
Từ lâu, từ ghép là loại từ được nhiều nhà Việt ngữ học đi sâu xem xét
và tìm hiểu. Nghiên cứu về từ ghép với ý nghĩa đó cũng có nhiều quan điểm
và đánh giá khác nhau.
Đỗ Hữu Châu trong“Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”đưa ra quan niệm

về từ ghép như sau:”Từ ghép được tạo ra từ phương pháp ghép hình vị, do
sự kết hợp 2 hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc
lập với nhau” [7, 54].
Ví dụ:
Từ hai hình vị xe và máy, bằng phương thức ghép hình vị ta có được từ
ghép xe máy.
Hồ Lê trong “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại”cũng đưa ra
định nghĩa cụ thể: “Từ ghép là một loại đơn vị ngôn ngữ do nhiều yếu tố kết
hợp có tính vững chắc về cấu tạo và tính thành ngữ về ý nghĩa” [10, 54].
Định nghĩa của Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung trong: “Ngũ pháp tiếng
Việt”: “Từ ghép là từ chứa hai (hoặc hơn hai) từ tố và trong đó nhìn chung
không có hiện tượng “Hòa phối ngữ âm tạo nghĩa” [1, 43].
Trong Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội, từ ghép được định
nghĩa như sau: “Là những từ được cấu tạo theo phương thức phối hợp ngữ
nghĩa giữa hai tiếng được dùng làm yếu tố cấu tạo” [21, 47]
Từ ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 ở Tiểu học được định nghĩa
một cách đơn giản “Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép”
[trang 39].
* Ví dụ:


Từ hai tiếng ăn và cơm. Ghép hai tiếng này lại với nhau ta được từ
ghép ăn cơm.
Trên cơ sở những quan điểm về từ ghép tiếng Việt, chúng tôi quan
niệm từ ghép là loại từ được tạo ra từ phương thức ghép hình vị bằng cách
ghép hai hình vị có nghĩa lại với nhau.
1.1.2. Phân loại từ ghép
Để phân loại từ ghép người ta căn cứ vào ba tiêu chí sau:
- Ý nghĩa của từ mới.
- Tính chất của các hình vị.

- Quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị.
Trên cơ sở những tiêu chí này, từ ghép được chia thành hai loại chính:
từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân nghĩa.
a. Từ ghép hợp nghĩa
 Khái niệm
Từ ghép hợp nghĩa là từ ghép do 2 hình vị tạo nên, trong đó không có
hình vị nào là hình vị chỉ loại lớn, không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa.
Các từ ghép này không biểu thị các loại (sự vật, hiện tượng, tính chất...) nhỏ
hơn, trái lại chúng biểu thị những loại lớn hơn rộng hơn bao chùm hơn so với
loại của từng hình vị tách riêng.
Hai hình vị kết hợp với nhau để tạo nên một từ ghép hợp nghĩa cũng
phải cùng thuộc một phạm trù nghĩa (nghĩa là cùng chỉ sự vật, cùng chỉ hiện
tượng, cùng chỉ tính chất, cùng chỉ số lượng...) và phải đồng nghĩa hoặc trái
nghĩa với nhau hoặc cùng chỉ các sự vật hiện tượng... có quan hệ cùng cấp
(tức cùng thuộc một loại) gần gũi nhau. Quan hệ giữa 2 hình vị đó tương
đương với quan hệ đẳng lập hoặc song song trong cú pháp sau:
Bạn hữu

Đêm ngày

Áo quần

Trông nom

Trên dưới

Thuốc thang


Độc hịa


Buồn vui

Tươi sáng

Đợi chờ

Đi đứng

Lành mạnh

....

.....

....

 Phân loại
Căn cứ vào các biểu hiện cụ thể, từ ghép hợp nghĩa được chia thành ba
loại: từ ghép hợp nghĩa tổng loại, từ ghép hợp nghĩa chuyên chỉ loại, từ ghép
hợp nghĩa bao gộp.
Từ ghép hợp nghĩa tổng loại
Từ ghép hợp nghĩa tổng loại là từ ghép mà ý nghĩa của cả từ ghép chỉ
một loại lớn, trong đó loại mà mỗi hình vị biểu thị chỉ là những loại nhỏ tiêu
biểu.
* Ví dụ:
“ếch nhái” chỉ cả một lớp động vật mà khoa học gọi là “ batraciens” ,
trong đó “ếch” và “nhái “ chỉ là những loại nhỏ, ngoài “ếch” và “nhái” thì
còn “cóc”,” chãu chuộc”, “ếch ương”...
* Ví dụ khác:


Ếch nhái

Đi đứng

Hổ báo

Mua bán

Cam quýt

Buôn bán

Đi lại

Gà vịt

Tàu thuyền

Giảng dạy

Từ ghép hợp nghĩa chuyên chỉ loại
Từ ghép hợp nghĩa chuyên chỉ loại là từ ghép mà nghĩa không chỉ loại
lớn bao trùm lên nghĩa của các hình vị mà ý nghĩa của nó tương đương với ý
nghĩa loại của các hình vị. Nghĩa là cái loại mà từ ghép biểu thị thì cũng là
cái loại mà hình vị biểu thị, chỉ khác ở chỗ: nếu như các hình vị vừa có khả
năng gọi tên cả loại vừa có khả năng gọi tên cá thể trong loại thì các từ ghép
này chỉ có khả năng gọi tên loại mà không có khả năng gọi tên cá thể.
* Ví dụ:
“chợ búa” cũng là chợ.



“thuyền bè” cũng là thuyền.
“ăn nói” cũng là nói.
Song có thể nói “một cái chợ”, “một con thuyền”, nói một câu” thì lại
không thể nói: “một cái chợ búa”, “một con thuyền bè”, “ăn nói một câu”
Các từ ghép chuyên chỉ loại có ý nghĩa rất giống từ láy phi cá thể như: máy
móc, hội hè, chạy chọt, múa may.
Từ ghép hợp nghĩa bao gộp
Từ ghép hợp nghĩa bao gộp là những từ ghép không có ý nghĩa tổng
loại, không chuyên chỉ một loại mà biểu thị những sự vật, hoạt động hay tính
chất đương đi với nhau thành từng cặp.
Sự tồn tại thành từng cặp, từng đôi của chúng đã chở thành quen thuộc,
đã chở thành một hiện tượng một tập quán của xã hội khiến cho khi nói đến
sự vật, hoạt động, tính chất này mà không nói đến sự vật, hoạt động, tính chất
đi đôi với nói thì sẽ thiếu sót.
* Ví dụ:
Điện

Máy

Điện máy

Hình 1
* Ví dụ khác
Gang thép

Lắp ghép

Vài ba


Tươi sống

Điện nước

Lắp đặt

Đôi ba

Mềm nhão

Trâu bò

Lắp ráp

Dăm ba

Săn bề

Vợ con

Xây cất

Ba bảy

Trắng đen

Thầy trò

Cất bốc


Dăm bảy

Phải trái

Ba loại từ ghép hợp nghĩa trên dù khác nhau nhưng chúng có đặc điểm
chung là: chúng không có khả năng chỉ cá thể sự vật, hoạt động hay tính chất.
Chúng ta sẽ gọi chung là từ ghép hợp nghĩa phi cá thể.


b. Từ ghép phân nghĩa
 Khái niệm
Từ ghép phân nghĩa (còn được gọi là: từ ghép chính phụ, từ ghép phụ
nghĩa, từ ghép phân loại...). Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học gọi là từ
ghép phân loại. Đó là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị (hay đơn vị)
theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt
động, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những
loại nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập đối với nhau, và độc lập với loại lớn.
Các từ ghép phân nghĩa lập thành những hệ thống gồm một số từ thống nhất
với nhau nhờ hình vị chỉ loại lớn.
* Ví dụ:
Trong các từ ghép xe đạp, xe máy, xe điện hình vị xe được biểu thị ý
nghĩa phạm trù chỉ loại lớn, chỉ phương tiện giao thông còn hình vị đạp, máy,
điện... biểu thị sự phân hóa nghĩa: “đạp” - dùng sức người, dùng chân để đạp;
“máy” - chạy bằng động cơ; “điện” - chạy bằng bằng điện. Vì thế, nhờ hình
vị thứ hai mà từ ghép phân nghĩa mới được hình thành như từ “xe đạp” - chỉ
có một phương tiện giao thông là “xe”, nhưng có đặc trưng riêng là dùng
dùng chân để đạp, để tạo ra sự chuyển động.
 Phân loại
Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ

ghép phân nghĩa thành hai tiểu loại
Các từ ghép phân nghĩa một chiều
Từ ghép phân nghĩa một chiều là những từ ghép chỉ có một hình vị chỉ
loại lớn. Căn cứ vào tính chất các hình vị thứ hai, những từ ghép này chia
thành:
- Từ ghép phân nghĩa dị biệt là từ ghép trong đó các hình vị thứ hai
hoàn toàn tách biệt không có sự đồng nhất nào về nghĩa với hình vị chỉ loại
lớn.


* Ví dụ:

Xe đạp, xe hơi, xe máy, xe hỏa...
Vui tính, vui lòng, vui mặt, vui tai...
Máy bơm, máy nổ, máy cày...

- Từ ghép phân nghĩa đẳng nghĩa là từ ghép trong đó hình vị phân
nghĩa khi dùng một mình cũng đã mang ý nghĩa của hình vị loại lớn.
* Ví dụ:

Cá rô, cá diếc, cá trắm...
Cây táo, cây bưởi, cây sung...
Chim sẻ, chim ri, chim bồ câu...

- Từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa là từ ghép có tác dụng sắc thái hóa
các hình vị chỉ loại lớn. Từ ghép này rất giống với từ láy sắc thái hóa điển
hình.
* Ví dụ:

Xanh lè, xanh rì, xanh rờn...

Thẳng đuột, thẳng đơ, thẳng tắp...

Các từ ghép phân nghĩa hai chiều
Từ ghép phân nghĩa hai chiều là những từ ghép mà cả hai hình vị (hay
đơn vị) vừa có tính chất hình vị chỉ loại lớn vừa có tính chất hình vị
phân nghĩa. Do đó, hình vị này phân nghĩa cho hình vị kia và ngược lại. Căn
cứ vào từng hình vị một, chúng ta có thể lập được những hệ thống nhỏ (ít
nhất hai từ)
khác nhau ; và như thế, một từ có thể nằm trong hai hệ thống nhỏ khác nhau.
Đảng viên

Đảng viên

Đảng ủy

Đoàn viên

Đảng bộ

Đội viên

Đảng đoàn

Hội viên

Đảng tịch

 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ghép phân nghĩa
Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép hợp nghĩa có khuynh hướng gợi lên
các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có

khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.


Trong từ ghép phân nghĩa, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự
vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để sắc thái
hóa, cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó. Nói cách khác,
nghĩa của từ ghép phân nghĩa mang tính loại biệt. Mỗi từ biểu thị một loại
nhỏ sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
* Ví dụ:
Trong các từ ghép thơm lừng, thơm ngát, thơm nức hình vị thơm được
biểu thị ý nghĩa phạm trù chỉ loại lớn, chỉ mùi như mùi hương của hoa, dễ
chịu, làm cho thích ngửi còn hình vị lừng, ngát, nức... biểu thị sự phân hóa
nghĩa: lừng - lan tỏa ra mạnh và rộng khắp; ngát - dễ chịu và lan tỏa ra xa;
nức - bốc mạnh và lan tỏa rộng. Vì thế, nhờ hình vị thứ hai mà từ ghép phân
nghĩa mới được hình thành tạo nên những mùi thơm khác nhau và cụ thể như
từ thơm lừng là có mùi thơm lan toả ra mạnh và rộng khắp; thơm ngát là có
mùi thơm dễ chịu và lan tỏa ra xa; thơm nức là có mùi thơm bốc lên mạnh và
lan tỏa rộng.
 Tính hệ thống của từ ghép phân nghĩa
Các từ ghép phân nghĩa lập thành những hệ thống gồm một số từ thống
nhất với nhau nhờ hình vị chỉ loại lớn.
* Ví dụ:
Máy + x: máy ảnh, máy bơm, máy khâu, máy vi tính, máy xúc, máy
kéo, máy ủi, máy nổ, máy nước... Đây là những từ chỉ hệ thống một số loại
máy móc.
Vui + x: vui tính, vui lòng, vui chân, vui tay, vui miệng, vui mắt, vui
tai.. .Từ chỉ các trạng thái vui khác nhau.
1.1.3. Phân biệt từ ghép với từ láy
Trong thực tế, chúng ta thường dễ nhầm lẫn giữa từ ghép và từ láy. Để
tránh khỏi sự nhầm lẫn đó chúng ta cần phân biệt từ ghép với từ láy.



Cả từ ghép và từ láy đều có điểm giống nhau: Trước hết về hình thức
chúng đều có hai âm tiết, có thể song tiết hoặc đa tiết như: máy bơm, nhà
khoa học, chủ nghĩa xã hội… (từ ghép); chầm chậm, xốp sồm xộp, khấp kha
khấp khểnh… (từ láy). Về ý nghĩa, từ láy dạng thức khái quát và ghép dạng
thức tổng hợp tổng hợp có từng bộ phận giống như nhau: Từ ghép: đường sá
(đường nói chung), tiệc tùng (tiệc nói chung), viết lách (viết nói chung)…
Ngoài việc giống nhau thì giữa từ láy và từ ghép cũng có một số điểm
khác biệt.
a. Về phương thức cấu tạo
- Từ ghép là từ được tạo ra rừ phương thức ghép hình vị. Đây là
phương thức tác động vào hai hình vị có nghĩa rồi kết hợp chúng lại với nhau
theo quy luật ngữ nghĩa và ngữ pháp.
- Từ láy là từ được tạo ra do phương thức láy hình vị. Đây là phương
thức này tác động vào một hình vị gốc có nghĩa để làm nảy sinh hình vị láy
không có nghĩa, giữa hình vị láy và hình vị gốc có quan hệ với nhau về mặt
ngữ âm (âm, thanh, vần).
b. Tính chất của các hình vị
- Trong từ láy, có một hình vị là hình vị gốc có nghĩa và một hình vị là
hình vị láy mất nghĩa.
- Trong từ ghép, các hình vị đều có nghĩa.
* Ví dụ:
Từ láy : nhỏ => nhỏ nhắn
Từ ghép: ăn => ăn uống
c. Về mặt ý nghĩa của các từ mới được tạo ra
- Từ láy: Ý nghĩa của từ láy là sắc thái hóa ý nghĩa của hình vị gốc. Vì
vậy ý nghĩa của từ vẫn tương đương với ý nghĩa của hình vị gốc. Nó chỉ là
một dạng của hình vị gốc, hay nói khác đi nghĩa của từ láy đồng nghĩa với
nghĩa của từ đơn có hình vị gốc.



* Ví dụ:
trắng => trăng trắng
- Từ ghép: Ý nghĩa của từ ghép khác hẳn so với ý nghĩa của từng hình
vị tạo ra từ ghép.
* Ví dụ: xe => xe cộ
Sách => sách vở
Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý trong sự phân biệt từ ghép với từ
láy:
Trường hợp 1: Đối với những từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ
láy:
- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm, thì
ta xếp vào nhóm từ ghép. Đây thường là những từ có hình thức ngữ âm ngẫu
nhiên giống từ láy.
* Ví dụ:
thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng..
Trường hợp 2: Đối với những từ không còn quan hệ về âm và một tiếng trong
từ đã mất nghĩa
- Nếu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng đã mất nghĩa
(tiếng mất nghĩa thường đứng sau) nhưng hai tiếng không có quan hệ về âm
thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
* Ví dụ:
Xe cộ, tre pheo, chợ búa, bếp núc, đường sá...
1.1.4. Phân biệt từ ghép với cụm từ tự do
Để hiểu biết hơn về từ ghép và không lẫn giữa từ ghép với cụm từ tự
do chúng ta cần phân biệt từ ghép với cụm từ tự do.
Một số biện pháp phân biệt từ ghép với cụm từ tự do:



a. Dựa vào đặc điểm nghĩa và mối quan hệ giữa các yếu tố
Về mối quan hệ giữa các yếu tố.
Một tổ hợp hình vị được gọi là từ thì sự kết hợp giữa các hình vị trong đó
phải chặt chẽ. Việc tách rời các hình vị ra sẽ ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của từ.
* Ví dụ:
học sinh, công nhân, nông dân, dưa chuột, ăn mặc…là từ ghép bời vì không
thể tách hoặc chen yếu tố vào giữa các từ đó.
Trong cụm từ: quan hệ giữa các từ là quan hệ lỏng lẻo và có thể
“tách”,“chèn” hay “mở rộng” cụm từ.
* Ví dụ:
học giỏi -> học rất giỏi
cầm bút -> cầm cái bút
Về mặt ý nghĩa
Đối với từ ghép: nghĩa của từ ghép là nghĩa tổng thể, tức là toàn bộ hình
vị trong từ hợp lại mới biểu thị một sự vật, hành động, hay tính chất của từng
hình vị trong từ ghép về cơ bản không giữ nguyên ý nghĩa khái quát của nó.
* Ví dụ:
“ăn nói” là từ ghép (động từ) để chỉ một hoạt động nói năng chung chứ
không phải là một tổ hợp gồm hai từ cộng lại như: “ăn” + “nói”.
“đầu ruồi” là từ ghép (danh từ) để chỉ đầu ngắm - một bộ phận của khẩu
súng, chứ không phải là “đầu của con ruồi”.
Đối với cụm từ: Nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa tổng cộng, tức là nghĩa
của toàn cụm từ bằng nghĩa của từng từ cộng lại và nghĩa của từng từ về cơ
bản vẫn giữ nguyên ý nghĩa khái quát của nó.
* Ví dụ:
 học giỏi = học (hoạt động) + giỏi (tính chất)
b. Dựa vào khả năng cải biến


Để phân biệt từ ghép với cụm từ, các nhà nghiên cứu còn đưa ra

thủ pháp cải biến, tức đem tổ hợp đang xem xét cải biến để đi xem xét các
thành tố trong tổ hợp hoạt động với tư cách là thành tố của một chỉnh thể
hay với tư cách là những đơn vị riêng lẻ, lâm thời hợp lại. Các thủ pháp cải
biến thường hay được nhắc tới là: mở rộng, chen, thay thế, rút gọn.
Thủ pháp “mở rộng”
Nếu cho A, B là hai đơn vị đang xét khi cho thêm một yếu tố X vào tổ hợp
AB nếu X có quan hệ với cả tổ hợp (A + B) và AB thì AB là từ ghép.
* Ví dụ:
 học sinh -> những học sinh
học sinh giỏi
“những” và “giỏi” có quan hệ với toàn tổ hợp “học sinh” vậy “học sinh” là
từ ghép.
* Ví dụ:
 cầm đũa -> đang cầm đũa
đang cầm đũa
ngà
“đang” chỉ có quan hệ trực tiếp với “cầm”, “ngà” có quan hệ trực tiếp với
“đũa”, vậy “cầm đũa” là tổ hợp tự do.
Thủ pháp “chen”
Nếu X chen được vào yếu tố theo sơ đồ: AXB thì AB là tổ hợp tự do.
Nếu X không chen được thì AB là từ ghép.
So sánh:
Trong câu: “cho tôi đổi chiếc áo ngắn này lấy chiếc áo dài kia” thì
“áo dài”là cụm từ vì có thể chen từ “hơi” hay “rất”
Tổ hợp các tiếng dựa trên quan hệ ý nghĩa. Ứng với phương thức cấu
tạo này là từ ghép. Ví dụ: xe đạp, hoa hồng, nhà cửa, quần áo…
Tổ hợp các tiếng dựa trên quan hệ ngữ âm. Ứng với phương thức cấu
tạo



này là từ láy. Ví dụ: sạch sẽ, vắng vẻ, xinh sắn, ngậm ngùi, co ro, lảm nhảm…


Tổ hợp các tiếng một cách ngẫu nhiên do hiện tại ta không xác định
được quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa giữa các thành tố. Ứng với phương
thức cấu tạo này là ngẫu kết. Ví dụ: xà phòng, cà phê, axit, mè nheo…
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học
Học sinh Tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Khi vào lớp 1 các em rất
bỡ ngỡ khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động
học tập. Ở các lớp sau, các em quen dần với hoạt động học tập, chính những
thay đổi trong cuộc sống đã tác động đến sự thay đổi tư duy của các em. Ở
đây, chúng ta sẽ tm hiểu một số đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học:
a. Tư duy
Khái niệm
Tư duy là quá trình nhận thức và phản ánh nhận thức của con người về
tự nhiên, xã hội.
Hai quá trình tư duy của con người
Tư duy cảm tnh: đó là quá trình nhận thức và phản ánh nhận thức
của
con người bằng trực quan sinh động.
Tư duy lý tính (tư duy trừu tượng): Là quá trình nhận thức, phản ánh
nhận thức của con người bằng khái niệm, phán đoán và suy luận.
Quá trình tư duy của học sinh Tiểu học
Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tư duy của các em diễn ra
theo
con đường: từ cụ thể trực quan đến trừu tượng.
Khả năng nhận thức về hiện thực khách quan của học sinh Tiểu học bắt
đầu từ cảm giác, tri giác, sau đó, khả năng liên tưởng, tưởng tượng và
các biểu tượng dần phát triển. Ở những lớp cuối bậc Tiểu học, khả năng

phán đoán với các thao tác phân tch, so sánh tổng hợp ngày càng phong
phú.
b. Tri giác


Tri giác là quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và
trọn vẹn sự vật, hiện tượng bên ngoài với đầy đủ các đặc tính của nó.


Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào tri tiết và
mang tính không ổn định: ở giai đoạn đầu Tiểu học, tri giác thường gắn với
hành động trực quan. Đến giai đoạn cuối Tiểu học, tri giác của các em dần
dần mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát sự vật hiện tượng có màu sắc
sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác trẻ mang tnh mục đích, có phương hướng rõ ràng
và đó là tri giác có chủ định.
c. Tưởng tượng
Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên
cơ sở các biểu tượng đã có.
Tưởng tượng của học sinh Tiểu học phân chia làm 2 loại:
+ Tưởng tượng tái tạo: học sinh hình dung ra những gì đã thấy, đã cảm
nhận được.
+ Tưởng tượng sáng tạo: quá trình học sinh tạo ra biểu tượng mới.
Học sinh có thể tưởng tượng ra hình ảnh các sự vật hiện tượng, các cảnh
quan địa lý, các nhân vật lịch sử thông qua nội dung được trình bày trong các
bài học.
1.2.2 Khả năng tiếp nhận của học sinh Tiểu học trong hoạt động giao
tiếp bằng tiếng Việt
Thông qua hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, học sinh thổ lộ tâm tư,
tình cảm của mình với người xung quanh. Đúng như N.K.A. Usinxki đã nhận

định: Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó
duy nhất bằng cách thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế
giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó thông qua chính công cụ
này.
Dựa vào những đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học mà chương
trình tiếng Việt ở Tiểu học đưa ra mục têu giao tiếp bằng tiếng Việt là hình
thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết lên hàng ưu tiên. Như vậy, dạy học


theo quan điểm giao tiếp bằng tiếng Việt là mục đích số một của việc dạy
học tếng Việt ở Tiểu học.


×