Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiệu quả kiểm soát viêm giữa Prednisolone acetate 1% đơn trị liệu và Bromfenac 0,1% kết hợp với Prednisolone acetate 1% trong phẫu thuật đục thủy tinh thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.2 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT VIÊM GIỮA PREDNISOLONE
ACETATE 1% ĐƠN TRỊ LIỆU VÀ BROMFENAC 0,1% KẾT HỢP VỚI
PREDNISOLONE ACETATE 1% TRONG PHẪU THUẬT ĐỤC THỦY TINH THỂ
Trần Anh Tuấn*, Nguyễn Thị Diễm Uyên*, Hoàng Đặng Nhất Phương*, Dương Nguyễn Việt Hương**

TÓMTẮT
Mục tiêu: So sánh hiệu quả kiểm soát viêm giữa Prednisolone acetate 1% đơn trị liệu và Bromfenac
0,1% kết hợp Prednisolone acetate 1% trong phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, có đối chứng, mẫu nghiên cứu 60
bệnh nhân đục thủy tinh thể độ 2-3 (phân độ Lucio Buratto). Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật phaco đặt
kính nội nhãn bởi một phẫu thuật viên duy nhất, phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm theo chế độ điều trị sau
phẫu thuật: Prednisolone acetate 1% đơn trị liệu (nhóm đơn trị liệu), và Bromfenac 0,1% kết hợp
Prednisolone acetate 1% (nhóm kết hợp). Các thông số được ghi nhận sau phẫu thuật ngày 1, ngày 3, tuần
1, tuần 2, tuần 4 và tuần 8.
Kết quả: Khảo sát 57 bệnh nhân ở 2 nhóm, ghi nhận: Không có sự khác biệt về kiểm soát viêm sau mổ
và khả năng giảm đau giữa hai nhóm tại các thời điểm thăm khám (p>0,05). Tuy nhiên, khả năng kiểm soát
tế bào viêm và kiểm soát flare tiền phòng của nhóm kết hợp tốt và ổn định hơn so với nhóm đơn trị liệu.
Không ghi nhận phản ứng gây hại toàn thân khi sử dụng thuốc. Ở nhóm kết hợp, tỷ lệ bệnh nhân có kích
thích tại chỗ thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm đơn trị liệu tại hầu hết các thời điểm thăm khám (p<0,05).
Kết luận: Hiệu quả kiểm soát viêm và giảm đau sau mổ của Bromfenac 0,1% kết hợp Prednisolone
acetate 1% tương tự Prednisolone acetate 1% đơn trị liệu, nhưng liệu trình kết hợp giúp kiểm soát viêm
nhanh hơn và ít gây kích thích tại chỗ hơn.
Từ khoá: Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể, Bromfenac, NSAIDs.

ABSTRACT
COMPARISON OF ANTI-INFLAMMATORY EFFECTS BETWEEN PREDNISOLONE ACETATE
1% MONOTHERAPY AND BROMFENAC 0.1% ADDED WITH PREDNISOLONE ACETATE 1%


AFTER CATARACT SURGERY
Tran Anh Tuan, Nguyen Thi Diem Uyen, Hoang Dang Nhat Phuong, Duong Nguyen Viet Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 230 - 235
Objective: To compare the anti-inflammatory effects between Prednisolone acetate 1% monotherapy
and Bromfenac 0.1% added with Prednisolone acetate 1% after cataract surgery.
Method: Clinical randomized controlled trial carried out in 57 patients diagnosed with cataract (grade
2-3, Lucio Buratto classification). All patients underwent phacoemulsification surgery performed by only
one surgeon, and were into 2 groups according to post-op treatment regimen: Monotherapy (Prednisolone
acetate 1%) and Combination therapy (Bromfenac 0.1% added with Prednisolone acetate 1%). All
parameters were recorded at the following times after surgery: day 1, day 3, week 1, week 2, week 4, week 8.
Results: There was no significant difference in the post-op anti-inflammatory effect (percentage of
* Bệnh viện Mắt TP.HCM, ** Bộ môn Mắt, Khoa Y, Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Dương Nguyễn Việt Hương, ĐT: 0961147160, Email:

230

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

patients without inflammatory cells in anterior chamber, mean flare value) and the analgesic effect between
two groups at all times (p > 0.05). However, the inflammation control as well as the anterior chamber flare
control were relatively better and more stable in the Combination therapy group. No systemic side effect was
recorded. The Combination therapy group had a significant lower percentage of patients having local
irritations at almost all times of examination (p < 0.05).
Conclusion: The inflammation and pain control effects of the two treatment regimens were similar, but
the Combination therapy resulted in faster anti-inflammatory effect and fewer local irritations.

Key words: Cataract surgery, Bromfenac, NSAIDs.
do một bác sĩ duy nhất thực hiện tại khoa Tổng
ĐẶTVẤNĐỀ
Hợp, Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ tháng
Việc kiểm soát phản ứng viêm sau phẫu
7/2014 đến tháng 11/2014.
thuật đục thủy tinh thể bằng các thuốc kháng
Tiêu chuẩn loại trừ
viêm tại chỗ giữ một vai trò thiết yếu trong
Bệnh nhân có các bệnh lý mắt ngoài đục
việc đem lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
thủy tinh thể, tiền sử dị ứng với thuốc, bệnh toàn
Trước đây, các bác sĩ có xu hướng sử dụng
thân (đái tháo đường, tăng huyết áp…); dưới 15
sterocorticoid tại chỗ vì có tác dụng kháng
tuổi; đang mang thai; dùng các thuốc kháng
viêm mạnh, kiểm soát phản ứng viêm tốt, và
viêm (dạng uống, dán ngoài da) trong vòng 7
giúp phục hồi thị lực nhanh, nhưng nhóm
ngày trước mổ; có biến chứng trong mổ; không
thuốc này lại có nhiều tác dụng phụ (tăng
tuân thủ phác đồ điều trị, trong quá trình theo
nhãn áp, chậm lành vết thương, tăng nguy cơ
(3)
dõi dùng thuốc kháng viêm không được chỉ
nhiễm trùng…) . Vì thế hiện nay trên thế giới,
định trong nghiên cứu (kể cả đường uống, bôi
các bác sĩ có khuynh hướng sử dụng thuốc
ngoài da…).
nhỏ NSAIDs vì đã có nhiều nghiên cứu cho

thấy hiệu quả kháng viêm tại chỗ của một số
nhóm NSAIDstương tự nhóm sterocorticoid,
nhưng lại ít tác dụng phụ hơn(1). Vì vậy chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:
So sánh hiệu quả kháng viêm sau mổ của hai
phác đồ điều trị: corticosteroid đơn trị liệu và
corticosteroid kết hợp NSAIDs.
So sánh các tác dụng không mong muốn nếu
có giữa 2 phác đồ điều trị.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, có đối
chứng, phân nhóm ngẫu nhiên, với cỡ mẫu là 60
bệnh nhân.

Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn vào
Bệnh nhân đục thủy tinh thể độ 2-3 (phân độ
Lucio Buratto) được phẫu thuật bằng phương
pháp phaco đặt kính nội nhãn một loại duy nhất,

Mắt

Phương pháp phân nhóm
Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên thành 2
nhóm theo chế độ điều trị kháng viêm sau phẫu
thuật: Nhóm chứng là nhóm đơn trị liệu (tuần
đầu nhỏ Prednisolone acetate 0,1% 4 lần/ngày, 7
tuần còn lại nhỏ Hyaluronate sodium 0,1% 6

lần/ngày); nhóm thử nghiệm là nhóm kết hợp
(chế độ điều trị tương tự nhóm đơn trị liệu, kết
hợp Bromfenac sodium hydrate 0,1% 2
lần/ngàytrong suốt 8 tuần). Các thuốc dùng
trước, trong, và sau mổ khác đều tương tự nhau
giữa 2 nhóm.

Biến số nghiên cứu
Đánh giá chủ quan
Cảm giác ngứa, nóng rát, nhìn mờ thoáng
qua, cộm xốn, đau.
Đánh giá khách quan
Chỉ số viêm tiền phòng: đo bằng máy đo độ
đục tế bào (laser flare cell meter Kowa FM600).

231


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Mức độ hiệu quả chung: Tỉ số (F3/F1) giữa chỉ
số viêm tiền phòng ngày 1 (F1) và ngày 3 (F3) sau
mổ (đo bằng máy flare cell meter): F3/F1 ≦ 0,5:
Hiệu quả rất tốt; 0,5 ≦ F3/F1 ≦ 0,75: Hiệu quả tốt;
0,75 ≦ F3/F1 ≦1 : Không hiệu quả; 1 ≦ F3/F1: Kết
quả xấu. Kết hợp kết quả này cùng các thay đổi
của toàn bộ quan sát lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá
theo 4 nấc: có hiệu quả rất tốt, có hiệu quả tốt,

không hiệu quả, và xấu.
Thị lực, nhãn áp, OCT, A-scan và B-scan.
Tuỳ vào biến số, sẽ được ghi nhận ở các thời
điểm trước phẫu thuật, sau mổ ngày 1, ngày 3,
tuần 1, tuần 2, tuần 4 và tuần 8.

Phương pháp xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 20.0 với các test thống kê χ 2,
t test, Mann-Whitney U test.

Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng trước mổ

Thị lực
LogMAR
Nhãn áp
Giá trị flare
1)

Nhóm thử
nghiệm (n=27)

Nhóm chứng
(n=30)

P

0,71 ± 0,17

0,68 ± 0,17


0,486

16,41 ± 0,28
5,51± 0,23

16,72 ± 0,36
6,23 ± 0,28

0,442
0,610

1)

Phép kiểm t cho hai mẫu độc lập

Đặc điểm thị lực
Thị lực sau mổ 1 ngày của cả hai nhóm đều
cải thiện có ý nghĩa so với trước mổ: nhóm thử
nghiệm 0,71 ± 0,17 so với 0,15 ± 0,07 (p < 0,001)
và nhóm chứng 0,68 ± 0,17 so với 0,16 ± 0,06 (p
< 0,001). Không có sự khác biệt về thị lực giữa
hai nhóm tại mọi thời điểm hậu phẫu (p > 0,05,
biểu đồ 1).

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nhóm thử nghiệm bị mất dấu 3 bệnh nhân
(3 mắt): 1 không tuân thủ quy trình tái khám và 2
phát hiện bệnh lý đáy mắt sau mổ. Vì thế, kết
quả nghiên cứu gồm 57 mắt (57 bệnh nhân):
Nhóm thử nghiệm gồm 27 mắt và nhóm chứng

gồm 30 mắt.

Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
Đặc điểm dịch tễ
Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa
(Bảng 1).

Biểu đồ 1: Diễn tiến thị lực (logMAR)

Đánh giá hiệu quả chung

Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ

Tuổi trung bình
Nam
Giới
Nữ
Nơi cư HCM
trú
Khác
1)

Nhóm thử
nghiệm (n=27)
61,19 ± 8,54
8 (14,00%)
19 (33,33%)
15 (55,60%)
12 (44,40%)
2)


Nhóm chứng
P
(n=30)
1)
61,83 ± 6,43 0,688
11 (19,29%)
2)
0,574
19 (33,33%)
14 (46,70%)
2)
0,503
16 (53,30%)

Phép kiểm t cho hai mẫu độc lập Phép kiểm χ

29.63%

Nhóm thử nghiệm
0%

70.37%

33.67%

63.33%

20% 40% 60% 80% 100%
T ốt


Rất tốt

2

Đặc điểm lâm sàng trước mổ
Thị lực (logMAR), nhãn áp và giá trị flare
trước mổ giữa hai nhóm khác biệt không có ý
nghĩa (Bảng 2), tương tự với kết quả nghiên cứu
của Miyanaga và cộng sự (2009)(7).

232

Nhóm chứng

Biểu đồ 2: Đánh giá hiệu quả chung
Không có sự khác biệt về đạt hiệu quả
chung tốt và rất tốt ở cả hai nhóm (p > 0,05;
phép kiểm χ2). Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân
được lượng giá đạt hiệu quả rất tốt khá cao ở
cả hai nhóm (> 60%), là một dữ liệu khả quan

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
đáng để tham khảo cho những nghiên cứu
khác trong tương lai.

So sánh hiệu quả điều trị của hai phác đồ

Hiệu quả kiểm soát viêm
Khả năng kiểm soát tình trạng viêm của thuốc
được đánh giá thông qua hai biến số: mật độ tế
bào viêm (cell) và giá trị flare trong tiền
phòng.Mật độ tế bào viêm trong tiền phòng được
đánh giá dựa trên tỷ lệ % bệnh nhân không còn tế
bào viêm trong tiền phòng tại các thời điểm thăm
khám. Tỷ lệ này khác biệt không có ý nghĩa giữa
hai nhóm tại hầu hết các thời điểm hậu phẫu (p >
0,05), trừ thời điểm 4 tuần, nhóm thử nghiệm có tỷ
lệ này ổn định (96,27%), và cao hơn có ý nghĩa so
với nhóm chứng (63,33%) (p < 0,01) (Biểu đồ 3).
Tại thời điểm kết thúc theo dõi, tất cả bệnh nhân
ở 2 nhóm đều không còn tế bào viêm trong tiền
phòng, tuy nhiên trong nhóm thử nghiệm,
khuynh hướng giảm tế bào viêm tốt hơn và ổn
định hơn so với nhóm chứng (biểu đồ 3). Kết
quả tương tự như trong nghiên cứu của Bonnie
và cộng sự (2011)5 so sánh hiệu quả kháng viêm
giữa Bromfenac (n=584) và giả dược (n=288)
trong 15 ngày hậu phẫu.

Nghiên cứu Y học

ghi nhận có sự khác biệt về phần trăm bệnh nhân
không còn tế bào viêm trong tiền phòng giữa hai
nhóm sau mổ 4 tuần, với nhóm thử nghiệm có tỉ
lệ phần trăm bệnh nhân cải thiện cao hơn nhóm
chứng (p = 0,009, phép kiểm χ2). Trong đó khả
năng kiểm soát flare trong tiền phòng của nhóm

thử nghiệm tương đối tốt và ổn định hơn so với
nhóm chứng (Biểu đồ 4). Miyanaga và cộng sự
(2009)(7) cũng ghi nhận giữa Bromfenac và
Bethamethason, giá trị flare tiền phòng giữa 2
nhóm khác biệt không có ý nghĩa trước mổ và tại
mọi thời điểm sau mổ. Endo và cộng sự (2009)(4)
ghi nhận tại thời điểm 2 tuần sau mổ, giá trị flare
trong nhóm Bromfenac thấp hơn có ý nghĩa so với
nhóm steroid, nhưng đến 6 tuần thì sự khác biệt
lại không còn có ý nghĩa.

Biểu đồ 4: Giá trị flare tiền phòng trung bình

Biểu đồ 5: Tỉ lệ phần trăm bệnh nhân có giá trị flare > 10
ngày 1 hậu phẫu
Biểu đồ 3: Tỷ lệ bệnh nhân không còn tế bào viêm
trong tiền phòng (%)
Giá trị flare trong tiền phòng khác biệt không
có ý nghĩa giữa hai nhóm tại mọi thời điểm thăm
khám của sau mổ 1 ngày, sau mổ 3 ngày, 1 tuần,
2 tuần(p > 0,05), với giá trị flare trong nhóm thử
nghiệm dao động từ 6,95 ± 0,24 đến 11,04 ± 1,93
và giá trị flare trong nhóm chứng dao động từ
7,08 ± 0,32 đến 11,03 ± 1,33.Tuy nhiên chúng tôi

Mắt

Vào thời điểm hậu phẫu ngày 1, ở cả hai
nhóm đều có khoảng 1/3 bệnh nhân có giá trị
flare > 10 điều đó có nghĩa có khoảng 1/3 bệnh

nhân có phản ứng viêm sau mổ ngay ngày đầu
sau mổ ở cả 2 nhóm, sự khác biệt không có ý
nghĩa (p > 0,05; phép kiểm χ 2).
Đối với những bệnh nhân có giá trị Flare lớn
hơn 10 vào ngày thứ nhất sau mổ, không thấy có
sự khác biệt về giá trị Flare trung bình giữa hai

233


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

nhóm nghiên cứu ở mọi thời điểm thăm khám
sau đó. Tuy nhiên, ở nhóm thử nghiệm, giá trị
flare giảm có ý nghĩa ngay ngày thứ 3 sau mổ,
trong khi đối với nhóm chứng, thời gian này là 2
tuần sau mổ (Biểu đồ 6). Điều đó cho thấy, liệu
trình sử dụng thuốc kết hợp cho thấy hiệu quả
kháng viêm nhanh hơn liệu trình Prednisolone
acetate đơn trị liệu.

Đặc điểm nhãn áp
Không có sự tăng nhãn áp sau mổ ở cả hai
nhóm sử dụng thuốc tại mọi thời điểm thăm khám,
trong đó sự dao động nhãn áp ở nhóm thử nghiệm
ổn định hơn nhóm chứng. Tại ngày 3 và tuần 4 sau
mổ, nhãn áp nhóm thử nghiệm thấp hơn có ý
nghĩa so với nhóm chứng (p = 0,004 và p = 0,036)

(Biểu đồ 8).

Biểu đồ 8: Nhãn áp trung bình (mmHg)
Biểu đồ 6: Diễn tiến giá trị Flare tiền phòng ở các
bệnh nhân có Flare ngày 1 hậu phẫu > 10

Hiệu quả giảm đau
Cơ chế quan trọng nhất gây đau sau mổ đục
thủy tinh thể là do sự phóng thích prostaglandin
tại chỗ. Các thuốc kháng viêm có khả năng ức
chế sự tổng hợp prostaglandin sẽ góp phần giúp
kiểm soát đau sau mổ. Mức độ đau được đánh
giá theo thang điểm đánh giá đau bằng thị giác
(Visual Analog Scale-VAS) dao động từ 0 đến 10
điểm tương ứng với mức độ từ nhẹ nhất đến
nặng nhất(6). Cả hai nhóm đều có khả năng giảm
đau và sự khác biệt không có ý nghĩa tại hầu hết
thời điểm sau mổ, trừ thời điểm 4 tuần sau mổ
khả năng giảm đau của nhóm thử nghiệm lại tốt
hơn nhóm chứng (p = 0,006; Biểu đồ 7).

Biểu đồ 7: Thang điểm đau VAS trung bình

234

Các biến số đánh giá khác
Các cảm giác nóng rát, cộm xốn, ngứa và
nhìn mờ thoáng qua đều giảm dần theo thời gian
sau mổ, trong đó ở nhóm thử nghiệm, tỷ lệ bệnh
nhân có các cảm giác này ở nhóm thử nghiệm

đều thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng tại
hầu hết các thời điểm (p<0,05) (Biểu đồ 9-12).

Biểu đồ 9: Tỷ lệ bệnh nhân cảm thấy nóng rát sau mổ (%)

Biểu đồ 10: Tỷ lệ bệnh nhân cảm thấy cộm xốn sau mổ (%)

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

flare trong tiền phòng của nhóm kết hợp tương
đối tốt và ổn định và hơn so với nhóm đơn trị
liệu từ tuần thứ 2 trở đi.
Các tác dụng không mong muốn như: cảm
giác cộm xốn và nóng rát, nhìn mờ thoáng qua ở
nhóm đơn trị liệu với Corticoid cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm kết hợp, đồng thời dù sự
khác biệt không có ý nghĩa ở biểu hiện chống
viêm và giảm đau, nhưng liệu trình sử dụng
thuốc kết hợp cho thấy kiểm soát viêm nhanh
hơn và ít gây kích thích tại chỗ hơn.
Biểu đồ 11: Tỷ lệ bệnh nhân cảm thấy ngứa sau mổ (%)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

3.

4.

Biểu đồ 12: Tỷ lệ bệnh nhân cảm thấy mờ thoáng qua
sau mổ (%)
Donnenfeld và cộng sự (2007)(2) so sánh giữa
Bromfenac và Prednisolone cho thấy ở nhóm
Bromfenac, các cảm giác cộm xốn và nóng rát,
ngứa, nhìn mờ thoáng qua ở Bromfenac thấp
hơn có ý nghĩa (p < 0,05). Bonnie và cộng sự
(2011)(5), Walter và cộng sự (2014)(8) so sánh giữa
Bromfenac và giả dược cũng cho thấy tỉ lệ bệnh
nhân kích ứng ở mắt thấp hơn có ý nghĩa ở
nhóm Bromfenac (p < 0,0001 và p = 0,0041).

KẾT LUẬN
Hiệu quả kiểm soát viêm và giảm đau giữa
Prednisoline acetate 1% đơn trị liệu và
Bromfenac 0,1% kết hợp với Prednisoline acetate
1% là tương tự nhau. Tuy nhiên, khả năng kiểm
soát tế bào viêm cùng với khả năng kiểm soát

Mắt

5.

6.


7.

8.

Cho HW, Wolf KJ, Eric J (2009). , H.W., Kenneth J Wolf, Eric J,
Management of ocular inflammation and pain following
cataract surgery: focus on bromfenac ophthalmic
solution(2009). Clinical ophthalmology. 3: p. 199.
Donnenfeld, E.D.H., Edward J Stewart, Robert H Gow, James
A Grillone, Lisa R(2007).Bromfenac ophthalmic solution
0.09%(Xibrom) for postoperative ocular pain and
inflammation. Ophthalmology. 114(9): p. 1653-1662.
Duvall B, Kershner RM (2006). Pharmaceutical Characteristic
and Delivery. In: Duvall B, Kershner RM. Ophthalmic
medications and pharmacology, 2nd Edition, 1-6. Slack
Incoporated, New Jersey.
Endo, N., et al. (2010).Efficacy of bromfenac sodium
ophthalmic solution in preventing cystoid macular oedema
after cataract surgery in patients with diabetes. Acta
ophthalmologica. 88(8): p. 896-900.
Henderson, B.A., et al. (2011).Safety and Efficacy of Bromfenac
Ophthalmic Solution () Dosed Once Daily for Postoperative
Ocular Inflammation and Pain. Ophthalmology. 118(11): p.
2120-2127.
Kader P, Crichton K (2006). Journal of clinical nursing.
Nursing Research: Principles, Process and Issues. Third
Edition. Palgrave Macmillan. United States.
Miyanaga, M., et al. (2009).Effect of bromfenac ophthalmic
solution on ocular inflammation following cataract surgery.

Acta ophthalmologica. 87(3): p.300-305.
Walters, T.R., et al. (2014) Bromfenac ophthalmic solution
0.07% dosed once daily for cataract surgery: Results of 2
randomized controlled trials. Ophthalmology, 2014. 121(1):
p.25-33.

Ngày nhận bài báo:

24/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

27/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

01/02/2016

235


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

ASTIGMASTIC CHANGES FOLLOWING PTERYGIUM SURGERY WITH CONJUNCTIVAL AUTOGRAFTING 195
Nguyen Viet Dung, Nguyen Cong Kiet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 195 - 199
195
CONTRAST SENSITVITY OUTCOMES AFTER SMILE COMPARED TO LASIK
200

Bui Hai Nguyen, Le Minh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 200 - 206
200
POST-LASIK DIFFUSE LAMELLAR KERATITIS: A CASE REPORT
207
Tran Anh Tuan, Pham Nguyen Huan, Duong Nguyen Viet Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of
No 1 - 2016: 207 - 212
207
EVALUATION THE INFLAMMATION CONTROL OF COMBINING NSAIDs AND CORTICOSTEROID IN
DIABETIC PATIENTS AFTER PHACOEMULSIFICATION
213
Tran Yen Phuong, Tran Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 213 - 217
213
ASSESSMENT OF VISUAL PERFORMANCE AFTER IMPLANTATION OF MULTIFOCAL INTRAOCULAR
LENSES
218
Truong Thanh Truc, Le Minh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 218 - 224
218
EVALUATION OF PATIENT SATISFACTION WITH COMMUNICATION SKILLS OF HO CHI MINH CITY EYE
HOSPITAL STAFFS - YEAR 2014
225
Huynh Thuc Thi, Phan Thi Ai Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 225 - 229
225
COMPARISON OF ANTI-INFLAMMATORY EFFECTS BETWEEN PREDNISOLONE ACETATE 1%
MONOTHERAPY AND BROMFENAC 0.1% ADDED WITH PREDNISOLONE ACETATE 1% AFTER
CATARACT SURGERY
230
Tran Anh Tuan, Nguyen Thi Diem Uyen, Hoang Dang Nhat Phuong, Duong Nguyen Viet Huong * Y Hoc TP. Ho Chi
Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 230 - 236
230


236

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt



×