Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng phương pháp thay khớp háng bán phần chuôi dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN
XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN CHUÔI DÀI
Nguyễn Đình Hiếu1, Trần Trung Dũng2,3,4
Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E
2
Khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, Bệnh viện SaintPaul.
3
Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4
Phân môn chấn thương chỉnh hình, Bộ môn ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội
1

Gãy liên mấu chuyển xương đùi (LMCXĐ) khá phổ biến, chiếm phần lớn trong các loại gãy đầu trên xương
đùi. Loãng xương là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ một chấn thương nhẹ có thể gây gãy liên mấu chuyển.
Người trên 70 tuổi có sự thay đổi chất lượng xương lớn làm giảm sức bền và khả năng chịu lực. Phẫu thuật
thay khớp háng bán phần cho các bệnh nhân cao tuổi loãng xương gãy LMCXĐ là một hướng đi mới giúp cải
thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nghiên cứu mô tả tiến cứu 35 bệnh nhân tuổi từ 71 đến 96 tuổi,
được chẩn đoán gãy liên mấu chuyển xương đùi do chấn thương , được phẫu thuật thay khớp háng bán phần
bipolar chuôi dài tại bệnh viện E và bệnh viện đa khoa SaintPaul từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2017. Theo
dõi 35 bệnh nhân từ 71 đến 96 tuổi với thời gian ngắn nhất 6 tháng cho kết quả: Tuổi trung bình là 84,29 ±
6,17 tuổi. Phần lớn bệnh nhân vào viện vì tai nạn sinh hoạt tự ngã chiếm 88,6%, thời gian tập phục hồi chức
năng trung bình là 4,63 ± 1,7 ngày. Không có bệnh nhân biến chứng xa như trật khớp, gãy xương quanh
chuôi,… 94,3% bệnh nhân đi lại được sau 6 tháng với thời gian tối thiểu 30 phút.62.9% bệnh nhân hoàn toàn
không đau vùng khớp háng tổn thương sau 6 tháng. Điểm Harris trung bình ở thời điểm cuối là 90,4 ± 4,72.
Từ khóa : Gãy liên mấu chuyển xương đùi, thay khớp háng bán phần chuôi dài.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy LMCXĐ khá phổ biến, chiếm 55% các


gãy đầu trên xương đùi, hay xảy ra ở người
cao tuổi. Loãng xương là nguyên nhân chính
dẫn đến chỉ một chấn thương nhẹ có thể gây
gãy LMCXĐ. Theo tổ chức y tế thế giới người
cao tuổi được định nghĩa là trên 60 tuổi, sau
70 tuổi có sự thay đổi rõ rệt mang tính bệnh lý
gây giảm sức bền và chịu lực của xương. Ở
Mỹ, năm 2004 có 250000 trường hợp, 90% ở
độ tuổi trên 70, tỷ lệ tử vong sau gãy từ 15% Tác giả liên hệ: Trần Trung Dũng, Trường Đại học
Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 13/03/2019
Ngày được chấp nhận: 18/04/2019

118

20%, chi phí điều trị khoảng 10 tỷ USD 1 năm
[1].
Ngày nay, điều trị gãy LMCXĐ mất vững là
chỉ định phẫu thuật. Có 2 phương án để lựa
chọn là:kết hợp xương và thay khớp háng .
Phương án phẫu thuật kết hợp xương
(KHX) là phương án có thể áp dụng rộng rãi
tại các cơ sỡ y tế, chi phí thấp. Tuy nhiên bệnh
nhân sau mổ sẽ không được giảm đau tốt do
loãng xương và ổ gãy mất vững, sẽ phải bất
động lâu và khả năng vận động sớm sau mổ là
thấp. Ngoài ra bệnh nhân cao tuổi chất lượng
xương kém, tỷ lệ liền xương kém, thường
gặp các biến chứng như chậm liền, khớp giả,

bong nẹp… Nghiên cứu của Weon-Yoon Kim
năm 2001 cho thấy 178 bệnh nhân cao tuổi
TCNCYH 119 (3) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
gãy LMCXĐ sau mổ KHX có 21% gây biến
dạng vùng cổ chỏm xương đùi, 1% gây hoại tử
chỏm, 1% biến chứng nhiễm trùng [2].
Khớp háng bán phần chuôi dài là phương
pháp mới giúp khắc phục các nhược điểm trên,
củng cố độ vững của ổ gãy bằng cách chia nhỏ
lực tỳ lên vùng mấu chuyển nhỏ xuống 1/3 giữa
thân xương bằng sự kết hợp khớp háng bán
phần với đinh nội tủy xương đùi. Năm 2015
Nguyễn Đình Phú và Phan Thế Minh đã báo
cáo 26 trường hợp thay khớp háng bán phần
chuôi dài cho bệnh nhân lớn tuổi gãy LMCXĐ
tại bệnh viện Nhân Dân 115 trong 2 năm, kết
quả trong 26 bệnh nhân có 7 ca rất tốt, 6 ca
tốt, 9 ca trung bình, 2 ca kém. Không có trường
hợp nào trật khớp hoặc lỏng chuôi hoặc gãy
quanh chuôi [3].
Dựa trên thực tiễn chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị gãy liên
mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng
phương pháp thay khớp háng bán phần chuôi
dài” nhằm mục đích góp phần đánh giá hiệu
quả điều trị và quyết định lựa chọn điều trị cho
bệnh nhân cao tuổi gãy mất vững liên mấu

chuyển.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Tiến hành nghiên cứu 35 bệnh nhân tuổi từ
71 đến 96 , được chẩn đoán gãy LMCXĐ, được
phẫu thuật thay khớp háng bán phần chuôi
dài tại bệnh viện E và bệnh viện SaintPaul từ
tháng 1/2015 đến tháng 12/ 2017.
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các bệnh nhân ≥ 70 tuổi (do sau 70 tuổi có
sự thay đổi rõ rệt mang tính bệnh lý làm giảm
độ bền và sức chịu lực của xương[1])
- Được chẩn đoán gãy LMCXĐ do chấn
thương, độ A2 (theo A.O), gây mất vững khối
mấu chuyển
- Được phẫu thuật thay khớp háng bán
TCNCYH 119 (3) - 2019

phần bipolar chuôi dài.
- Đầy đủ thông tin cần thiết về quá trình điều
trị và tái khám sau mổ.
- Khám lại đầy đủ theo hẹn.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân gãy xương bệnh lý: U xương,
lao xương,…
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
2. Phương pháp
Nghiên cứu mô tả tiến cứu bệnh nhân được

theo dõi trong thời gian nằm viện và sau mổ ít
nhất 6 tháng. Các thông tin ở các lần khám lại
được đánh giá theo thang điểm Harris.
Lựa chọn mẫu: chọn tất cả các bệnh nhân
đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại
trừ
Các chỉ số nghiên cứu
- Đặc điểm dịch tễ: tuổi, giới, các bệnh lý nội
khoa,cơ chế chấn thương
- Đặc điểm tổn thương: phân độ ổ gãy, phân
độ loãng xương
- Đặc điểm trong điều trị: thời gian mổ,
lượng máu truyền, thời gian tập phục hồi chức
năng, biến chứng sau mổ trong quá trình nằm
viện.
- Theo dõi sau mổ: Biến chứng xa như trật
khớp, lỏng chuôi, gãy quanh chuôi,… và điểm
Harris theo thời gian.
Các số liệu được phân tích và xử lý bằng
phần mềm thống kê SPSS 20.0 với các phép
toán trong kiểm định như:
- Số liệu thu được n, tỷ lệ %, các giá trị
trung bình ± SD
- So sánh sự khác biệt bằng test χ2, kiểm
định Fisher (hay Phi and Cramer’s).
- So sánh ghép cặp, so sánh trước và sau
can thiệp
- So sánh hai giá trị trung bình (T-test).
3. Đạo đức nghiên cứu


119


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nghiên cứu tuân thủ tuyệt đối các quy định
trong nghiên cứu y học lâm sàng. Bệnh nhân
được thông báo đầy đủ thông tin, bao gồm các
lợi ích và nguy cơ của nghiên cứu trước khi
đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân có
quyền được giữ bí mật thông tin cá nhân và
có quyền rút khỏi nghiên cứu khi không đồng
ý tiếp tục

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm lâm sàng
Tuổi thấp nhất là 71 tuổi, cao nhất là 96
tuổi, tuổi trung bình: 84,29 ± 6,17. Nhóm tuổi từ
80-89 chiếm tỷ lệ cao nhất 54,3%; Thấp nhất là
nhóm trên 90 tuổi chiếm 20%.
Tỉ lệ Nam/Nữ là 1 / 4
Bệnh kèm theo: 24/35 bệnh nhân (68,57%)
mắc bệnh kèm theo, trong đó nhiều bệnh nhân
mắc cùng lúc 2-3 bệnh lý nội khoa mạn tính.
Nhiều nhất là nhóm mắc bệnh tim mạch chiếm
40%
Nguyên nhân tổn thương gặp chủ yếu là tai
nạn sinh hoạt (TNSH): 31/35 (88,6%).
100% BN có loãng xương độ II và III theo

phân loại của Singh. Điểm Singh trung bình là

2,23 ± 0,426.
Phân loại tổn thương nhóm A2.2/A2.3 =
2/3.
2. Kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán
phần ở 35 bệnh nhân
Thời gian mổ trung bình là 64 ± 24,9 phút
Lượng máu truyền trung bình 643 ± 47 ml
cả hồng cầu khối và huyết tương.
Thời gian bắt đầu tập phục hồi chức năng
(PHCN)sau mổ là 4,63 ± 1,7 ngày.
Điểm Harris sau mổ 6 tháng trung bình là
90,4 ± 4,72.
Biến chứng: Có 3 bệnh nhân có biến chứng
sau mổ bao gồm 1 bệnh nhân bị nhiễm trùng
vết mổ, 2 bệnh nhân bị viêm phổi chiếm tỷ lệ
8,6% tổng số bệnh nhân.
Không có bệnh nhân nào gặp biến chứng
xa như trật khớp, lỏng chuôi, gãy xương dưới
chuôi, mòn ổ cối.
X.quang kiểm tra sau mổ: 100% bệnh nhân
có Xquang sau mổ chỏm nằm trong ổ cối,
không có bệnh nhân nào trật khớp sau mổ.

Bảng 1. Thang điểm đau VAS ngay sau mổ 3 ngày
Điểm VAS

p

Trước mổ


7,37 ± 1,17

0,000 < 0,05

Sau mổ

3,6 ± 1,06

Điểm VAS trung bình trước mổ là 7,37 ± 1,17, sau mổ là 3,6±1,06 sự thay đổi trước và sau phẫu
thuật có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 < 0,05
Thời gian bắt đầu tập phục hồi chức năng
Thời gian bắt đầu tập phục hồi chức năng sau mổ là 4,63 ± 1,7 ngày
Bảng 2. Mức độ đau
Mức độ đau
Không đau
120

1 tháng

3 tháng

6 tháng

n

%

n

%


n

%

0

0

2

5,7

22

62,9

TCNCYH 119 (3) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Mức độ đau

1 tháng

3 tháng

6 tháng


n

%

n

%

n

%

Đau nhẹ

8

22,9

19

54,3

13

37,1

Đau vừa

18


51,4

4

40

0

0

Đau nhiều

9

25,7

0

0

0

0

Sau 6 tháng có 62,9% bệnh nhân không đau, không có bệnh nhân đau nhiều và vừa
Bảng 3. Dáng đi
Dáng đi

1 tháng


3tháng

6 tháng

n

%

n

%

n

%

Bình thường

0

0

3

8,6

22

62,9


Tập tễnh nhẹ

7

20

26

74,3

13

37,1

Tập tễnh vừa

25

71,4

6

17,1

0

0

Tập tễnh nặng


3

8,6

0

0

0

0

Sau 6 tháng có 62,9% bệnh nhân đi lại bình thường, không có bệnh nhân tập tễnh vừa và nặng
Bảng 4. Khả năng đi với dụng cụ hỗ trợ
Dụng cụ hỗ trợ

1 tháng

3 tháng

6 tháng

n

%

n

%


n

%

Không cần

0

0

17

48,6

30

85,7

1 nạng

14

40

15

42,9

5


14,3

2 nạng

21

60

3

8,6

0

0

Tổng

35

100

35

100

35

100


Sau 6 tháng 85,7% đi lại không cần dụng cụ hỗ trợ
Bảng 5. Thời gian đi bộ
Thời gian đi bộ

1 tháng

3 tháng

6 tháng

n

%

n

%

n

%

Không hạn chế

0

0

9


25,7

21

60

Hạn chế nhẹ (30 phút)

6

17,1

12

34,3

12

34,3

TCNCYH 119 (3) - 2019

121


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Thời gian đi bộ

1 tháng


3 tháng

6 tháng

n

%

n

%

n

%

Hạn chế vừa (10 - 15 phút)

10

28,6

14

40

2

5,7


Chỉ ở trong nhà

19

54,3

0

0

0

0

Tổng

35

100

35

100

35

100

94,3% bệnh nhân đi lại được sau mổ 6 tháng, không có bệnh nhân không đi lại được chỉ ở trong

nhà
Bảng 6. Điểm Harris sau mổ 6 tháng
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ %

Rất tốt

Tốt

Trung bình
(Khá)

Kém

Tổng

24

10

1

0

35

68,6

28,6


2,9

0

100

Trung bình

90,4 ± 4,72

IV. BÀN LUẬN
Tuổi, giới bệnh nhân
Tuổi thấp nhất là 71, cao nhất là 96, trung
bình là 84,29 ± 7,5. Gặp nhiều nhất nhóm tuổi
từ 80-89 chiếm 54,3%. Trong 35 bệnh nhân có
tỉ lệ nam/nữ là 1/4. Tỉ lệ của chúng tôi cũng
tương đương với một số tác giả trong và ngoài
nước.Theo nghiên cứu của Bride S.H [1] có
độ tuổi trung bình là 82,7 trong đó nam/nữ là:
7/44.
Nguyên nhân và cơ chế chấn thương
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì nguyên
nhân gãy chủ yếu là do TNSH gồm 31 bệnh
nhân chiếm 88,6% với cơ chế do ngã đập
mông, đùi xuống nền cứng. Theo SG Gooi,
94% bệnh nhân gãy LMCXĐ nguyên nhân do
ngã [4]. Theo Phí Mạnh Công [5] 91,3% bệnh
nhân có nguyên nhân là TNSH. Tỷ lệ trên phản
ánh đúng thực tế vì người cao tuổi có loãng

xương nên chỉ cần 1 chấn thương nhẹ cũng có
thể gây gãy xương.
Vấn đề truyền máu
Số lượng máu truyền trung bình trong
122

nghiên cứu của chúng tôi là 647 ± 47 ml đây
là một lượng máu truyền khá lớn so với các
phương pháp mổ KHX. Cần nói thêm đa số
bệnh nhân trong nghiên cứu là bệnh nhân lớn
tuổi có thể trạng già yếu, các bệnh nhân vào
viện với tình trạng thiếu máu mạn tính, kèm
theo tổn thương gãy LMCXĐ cũng mất một
lượng máu lớn. Chính vì vậy đa số bệnh nhân
được truyền máu cả trước trong và sau mổ.
Kết quả này tương đương với nghiên cứu
của Haentjen và cộng sự có lượng máu truyền
trung bình là 680 ± 59ml [9]. Điều này được lý
giải do nhóm bệnh nhân già thể trạng yếu, đa
số bệnh nhân có bệnh lý nội khoa kèm theo,
vùng liên mấu chuyển là vùng xương xốp khi
gãy vùng này gây mất máu với số lượng lớn.
Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình là 64 ± 24,9
phút. Trong đó nhóm có thời gian phẫu thuật
trung bình là 45 - 60 phút chiếm phần lớn với
60%. Nghiên cứu của Hoàng Thế Hùng [6] có
TCNCYH 119 (3) - 2019



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thời gian phẫu thuật trung bình là 66,43 phút, ngắn nhất là 45 phút, dài nhất là 90 phút. Như vậy thời
gian phẫu thuật trung bình của nghiên cứu tương đương so với của tác giả trên. Điều này có sự
khác biệt so với thời gian mổ KHX theo các nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài nước.
Tác giả

Thời gian

p

Nghiên cứu của chúng tôi

64 ± 24,9

Shin Yoon Kim (2005) [8]

60 ± 17

0,350 > 0,05

57

0,107 > 0,05

49,7 ± 22

0,001 < 0,05

S. Gooi (2011) [2]
Keating (2017)

So với nghiên cứu của tác giả Shin Yoon
Kim và tác giả S.Gooi thì thời gian phẫu thuật
thay khớp háng của chúng tôi có kéo dài hơn
khi mổ KHX tuy nhiên sự khác biệt là không
có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên đến năm 2017
tác giả Keating đưa ra thời gian phẫu thuật
trung bình là 49,7 ± 22 [11] thì sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê. Phẫu thuật thay khớp háng ở
các bệnh nhân gãy LMCXĐ mất vững có kèm
theo loãng xương sẽ gây khó khăn khi phẫu
thuật, việc cố định các mảnh vỡ vùng mấu
chuyển sau khi đặt chuôi khớp cũng là một yếu
tố làm kéo dài thời gian phẫu thuật
Biến chứng sau phẫu thuật
100% bệnh nhân không có biến chứng
trong mổ, có 1 bệnh nhân bị nhiễm trùng vết
mổ chiếm 2,9% và 2 bệnh nhân biến chứng
viêm phổi trong quá trình nằm viện chiếm

cũng không có bệnh nhân nào bị trật khớp [8].
Theo chúng tôi dù sử dụng đường mổ phía
sau nhưng thực hiện tốt kỹ thuật mổ sẽ có tác
dụng làm cho khớp vững hơn, kết hợp với
bất động khớp háng ở tư thế dạng, tránh gấp
háng, xoay trong và khép háng trong 2 tuần
đầu sau mổ sẽ có tác dụng giảm tỷ lệ trật khớp
háng sau mổ.
Kết quả phẫu thuật
Tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu là 35
bệnh nhân với thời gian theo dõi trung bình 6

tháng cho kết quả điểm trung bình Harris tại
thời điểm cuối cùng là 90,4 ± 4,72. Trong đó có
24 bệnh nhân đạt kết quả rất tốt chiếm 68,6% ,
10 bệnh nhân đạt kết qủa tốt chiếm 28,6% và 1
bệnh nhân đạt kết quả trung bình chiếm 2,9%.
Đây là một kết quả tốt đưa ra phương án điều
trị gãy mất vững liên mấu chuyển xương đùi

5,7%. Không có bệnh nhân tử vong trong
tháng đầu sau mổ, không có bệnh nhân tử
vong sau mổ 6 tháng không có bệnh nhân trật
khớp sau 6 tháng. Theo Jessec. Delee [7] thì
trật khớp không chỉ liên quan đến đường mổ
mà còn liên quan tới rất nhiều yếu tố như: vị trí
quá nghiêng ra trước hoặc ra sau của chỏm,
do cắt bỏ bao khớp phía sau và do gấp hoặc
tư thế của bệnh nhân sau mổ. Chúng tôi cũng
đồng ý với ý kiến này vì điều này cũng khẳng
định bởi Coventry đã dùng đường rạch Gibson
trong những bệnh nhân thay khớp của ông và

ở người cao tuổi là thay khớp háng bán phần
bipolar chuôi dài.
Theo Haentjens (1989) [9] đã so sánh kết
quả thay khớp háng bán phần ở 37 bệnh nhân
gãy LMCXĐ không vững với những bệnh nhân
được KHX nẹp vít, kết quả cho thấy 75% ở
nhóm được thay khớp háng có kết quả tốt và
rất tốt, trong khi tỷ lệ này ở nhóm được kết hợp
xương chỉ là 60%.

Năm 2011 theo nghiên cứu của Young Kyun
Lee nghiên cứu thay khớp háng bán phần
chuôi dài cho 87 bệnh nhân gãy mất vững

TCNCYH 119 (3) - 2019

123


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
LMCXĐ, chiều dài chuôi sử dụng là từ 180 220mm cho kết quả khả quan với điểm Merle
d’Aubigné trung bình là 14,7 điểm. Tác giả cho
rằng mặc dù kết quả cuối cùng chưa đạt mức
tốt và rất tốt nhưng phương pháp thay khớp
háng bán phần chuôi dài cũng là một phương
pháp tốt, đáp ứng điều trị cho bệnh nhân cao
tuổi gãy mất vững liên mấu chuyển xương đùi
[12].

V. KẾT LUẬN
Phẫu thuật thay khớp háng bán phần bipolar
chuôi dài là một hướng đi mới trong điều trị
gãy LMCXĐ mất vững ở người cao tuổi khi
chất lượng xương quá kém, giúp bệnh nhân
giảm đau sớm để có thể tập PHCN tránh các
biến chứng như loét, viêm đường tiết niệu hay
gãy xương dưới chuôi (các khớp chuôi ngắn).
Điều này góp phần cải thiện chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân làm giảm độ phụ thuộc
vào người nhà trong các hoạt động sinh hoạt

hàng ngày.

Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm
ơn ban lãnh đạo bệnh viện E và bệnh viện
SaintPaul; tập thể khoa chấn thương chỉnh
hình bệnh viện E và bệnh viện SaintPaul; bộ
môn ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo
điều kiện giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành
nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bridle S.H., Patel A.D., Bircher M.,
Calvert P.T.(1991). Fixation of intertrochanteric
fractures of the femur. A randomised
prospective comparison of the gamma nail and
the dynamic hip screw. J Bone Joint Surg Br,
73, 330 - 334.
2. Weon-Yoo
Kim,
Chang-Hwan
Han, Jin-Il Park và cộng sự (2001). Failure

124

of intertrochanteric fracture fixation with a
dynamic hip screw in relation to pre-operative
fracture stability and osteoporosis. Int Orthop,
25(6), 360 – 362.
3. Nguyễn Đình Phú và Phan Thế Minh

(2015). Đánh giá bước đầu kết quả điều trị gãy
mất vững liên mấu chuyển xương đùi ở bệnh
nhân lớn tuổi bằng phương pháp phẫu thuật
thay khớp háng lưỡng cực chuôi dài. Hội nghị
thường niên lần thứ XXII- Hội chấn thương
chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh, 115 - 120.
4. SG Gooi, MD (USM), EH Khoo, MS
Orth, Benny Ewe, MBBS, Yacoob (2011).
Dynamic Hip Screw Fixation of Intertrochanteric
Fractures of Femur: A Comparison of Outcome
With and Without Using Traction Table,
Malaysian Orthopaedic Journal, 5(1), 21 – 25.
5. Phí Mạnh Công (2009). Đánh giá kết
quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở
người trên 70 tuổi bằng kết hợp xương nẹp vít
động tại bệnh viện Xanh pôn và bệnh viện 198.
Luận văn thạc sĩ y học, 40 - 41.
6. Hoàng Thế Hùng (2013). Đánh giá
kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương
đùi ở người cao tuổi bằng thay khớp háng bán
phần bipolar. Luận văn thạc sỹ y học, học viện
quân y, 50 - 51.
7. Delle. Jesse C. (1990). Fractures and
dislocations of the Hip, Fractures in Adult, 1481
- 1538.
8. Coventry Mark B. (1996). Historical
perspective of Hip Arthroplasty, Reconstructive
surgery of the Joint, (2), 875 - 881.
9. Haentjens P.Casteleyn PP. (1989).
Treatment of unstable intertrochanteric

orsubtrochanteric fractures in elderly patients,
J Bone Joint Surg, (71A), 1214 - 1225.
10. S.-Y. Kim, Y.-G. Kim và J.-K. Hwang
(2005). Cementless Calcar-Replacement
Hemiarthroplasty compared with intramedulallry
fixation of unstable intertrochanteric fractures.
TCNCYH 119 (3) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
The Journal of Bone & Joint Surgery, 87(10),
2186 - 2192.
11. Keating J F, Grant A, Masson M và
cộng sự (2017). The journal of bone and joint
surgery, 88 (2), 249 - 260.

12. Y. K. Lee, Y. C. Ha, B. K. Chang
và cộng sự (2011). Cementless bipolar
hemiarthroplasty using a hydroxyapatitecoated long stem for osteoporotic unstable
intertrochanteric fractures. J Arthroplasty, 26
(4), 626 - 632.

Summary
RESULT OF LONG STEM BIPOLAR HIP HEMIARTHROPLASTY
FOR INTERCHOTANTERIC FRACTURE IN ELDERLY PATIENTS
Intertrochanteric fracture is a common fracture. Osteoporosis is a major cause of fractures
caused by low-energy traumatic injury. Elderly patients (over 70 years old) have a big change in
quality of bone that decreases endurance and bearing capacity. Bipolar long stem hemiarthroplasty
is a new solution to improve quality of life of patients post-operation. We evaluated outcomes of
bipolar long stem hemiarthroplasty in 35 patients aged 71 to 96 years old who were diagnosed

with intertrochanteric fracture due to trauma at E hospital and Saint Paul hospital from 01/2015 to
12/2017. Mean participant age was 84.29 ± 6,17. 88,6% of fractures were caused by a low-energy
injury; Average rehabilitation time was 4.63 ± 1.7 days. No patients had any complications and
94.3% of patients could walk again after 6 months with minimum time of 30 minutes. 62.9% of
patients had absolutely no pain after 6 months. The average Harris point at the end was 90.4 ± 4.72.
Keywords: Intertrochanteric fracture, hemiarthroplasty bipolar long stem.

TCNCYH 119 (3) - 2019

125



×