Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vai trò của nội soi phế quản ống mềm trong bệnh lý hô hấp nhi khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.19 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Tổng Quan

VAI TRÒ CỦA NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM
TRONG BỆNH LÝ HÔ HẤP NHI KHOA
Trần Quỳnh Hương*

TÓM TẮT
Nội soi phế quản (NSPQ) ống mềm là thủ thuật được thực hiện thường xuyên trong chẩn đoán và điều trị
bệnh lý đường thở và nhu mô phổi ở trẻ em. NSPQ ống mềm có thể khảo sát giải phẫu, động học đường thở, và
cũng cung cấp mẫu bệnh phẩm từ phổi và đường hô hấp xa để nghiên cứu về tế bào, vi sinh, miễn dịch. Đường thở
trẻ em rất khác người lớn, dù NSPQ là thủ thuật an toàn và dễ thích nghi, sự tắc nghẽn đường thở đòi hỏi kỹ năng
soi đặc biệt và dụng cụ thích hợp với trẻ em.
Từ khóa: nội soi phế quản ống mềm

ABSTRACT
THE ROLE OF FLEXIBLE BRONCHOSCOPY IN PEDIATRIC RESPIRATORY DISEASES
Tran Quynh Huong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 01 – 05
Flexible bronchoscopy is an frequently performed procedure in the diagnosis and the treatment of pediatric
airway and lung parenchymal disorders. Flexible bronchoscopy enables to examine anatomy, dynamics of
airways, and also obtain specimens from lungs and distal airways for cytological, microbiological, immunologic
studies. The pediatric airway is notably different from adults, although bronchoscopy is a safe and well-tolerated
procedure, obstruction of airway require special endoscopic skills with appropriate instrumentation in children.
Keywords: flexible bronchoscopy
thuận lợi và bất lợi tương ứng. Cần đánh giá toàn diện
TỔNG QUAN
về cả bệnh lý và kỹ thuật, dự kiến kế hoạch chi tiết,
Nội soi phế quản (NSPQ) ống mềm lần đầu được
giảm thiểu yếu tố nguy cơ trước mỗi cuộc soi.


sử dụng cho trẻ em năm 1978, đến nay đã trở nên một
NSPQ ống mềm ở trẻ em thường thực hiện dưới
công cụ chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu thiết yếu
an
thần
hay gây mê toàn thể qua đường tĩnh mạch
trong lĩnh vực hô hấp nhi khoa(1). Giá trị nổi bật của
hoặc hô hấp. Quá trình gây mê và nội soi cần phối hợp
NSPQ là quan sát động trực tiếp và cung cấp bệnh
chặt chẽ để có thể nhanh chóng thay đổi mức độ an
phẩm từ đường hô hấp xa. Nội soi ống mềm ưu việt
thần theo giai đoạn soi, duy trì tự thở khi cần mà vẫn
*Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: BSCK2. Trần Quỳnh Hương

ĐT: 0913146677

khi khảo sát những đoạn cong và xa của đường thở,
nhưng hạn chế trong can thiệp, có thể phối hợp với
ống cứng để đạt hiệu quả tối ưu(9).
Đường hô hấp trẻ em rất khác biệt so với người
lớn, từ kích thước đến sự tương xứng về cấu trúc(6).
Ống nội soi mềm cần đủ nhỏ để trẻ có thể thở quanh
ống, nhưng ống càng nhỏ khả năng can thiệp càng hạn
chế, kể cả để hút đàm. Ống soi mềm trẻ em có kích
thước từ 1,8 đến 4,9 mm, ống ≥ 2,8 mm có kênh hút
và thủ thuật rộng 1,2 đến 2 mm. Ống 2,8 mm soi được
cho trẻ 1,5 kg, và đưa được qua nội khí quản (NKQ)
rộng 3,5 mm(9,6). Đường soi có thể trực tiếp qua mũi,
miệng hoặc qua mặt nạ mũi miệng, mặt nạ thanh quản

hay ống NKQ, ống mở khí quản (KQ), với những

Email:

đảm bảo an toàn và dễ chịu cho bệnh nhân. Bệnh nhân
tự thở hoặc được hỗ trợ oxy qua bóp bóng hay thở
máy, cần được theo dõi sát suốt cuộc soi đến lúc hết
tác dụng an thần và cả ức chế hô hấp(1,2).
Hiện nhiều số liệu về NSPQ ở trẻ em, chưa được
chuẩn hóa, đôi khi còn tham khảo từ người lớn. Kết
quả nội soi cần được diễn giải cẩn trọng trong mối liên
quan với bệnh cảnh lâm sàng và kỹ thuật thực
hiện(1,4,3).

CHỈ ĐỊNH NSPQ ỐNG MỀM
Chỉ định nội soi chẩn đoán
Đánh giá hình thái giải phẫu, động học đường thở.

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

1


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4* 2019

Thu thập mẫu bệnh phẩm: hút đàm, BAL, chải
PQ, sinh thiết làm xét nghiệm vi sinh, TB, sinh hóa,
miễn dịch, mô học

Chỉ định khác: đo pH đường thở, đo vận chuyển
ion TB biểu mô hô hấp
Một số tình trạng bệnh lý được chỉ định NSPQ(1,2):
Thở rít, khò khè kéo dài.
Ho ra máu, ho kéo dài.
Dị vật xác định hay nghi ngờ.
Xẹp phổi nhiều, tái phát, kéo dài. Ứ khí khu
trú.
Viêm phổi tái phát, kéo dài, viêm phổi kẽ, nhất là
khi không lấy được đàm, hay trên bệnh cảnh thở máy,
suy giảm miễn dịch.
Nghi ngờ bệnh lý hít.
Bất thường đường thở xác định hay nghi ngờ:
hẹp, tắc lòng, mềm sụn, chèn ép, đường rò.
U nhú, tổn thương nội lòng phế quản (PQ).
Vấn đề liên quan đến can thiệp đường thở, mở
KQ.
Bỏng đường thở, liệt dây thanh.
Chỉ định nội soi điều trị
Hạn chế ở trẻ em, thường nhằm phục hồi sự thông
thoáng của đường thở.
Hút, rửa nút nhầy, cục máu đông, bơm thuốc
loãng đàm, làm sạch đường thở.
Rửa phổi toàn bộ.
Lấy dị vật.
Đặt NKQ khó.
Chỉ định khác: nong, cắt đốt điện, laser

CHỐNG CHỈ ĐỊNH NSPQ ỐNG MỀM
Chống chỉ định tuyệt đối gần như không có,

nhưng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Chống
chỉ định tương đối:
Huyết động học bất ổn.
Xuất huyết nội tạng.
Co thắt, tắc nghẽn PQ nặng.
Thiếu oxy nặng.

BIẾN CHỨNG CỦA NSPQ
NSPQ khá an toàn, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ
biến chứng dù rất thấp và thoáng qua, vì vẫn là một
thủ thuật xâm lấn, nhất là đối với trẻ em(1,7).

2

Biến chứng cơ học
Tràn khí trung thất, màng phổi, giảm tưới máu,
phù nề, xuất huyết niêm mạc, ho ra máu.
Biến chứng sinh lý
Giảm O2 ứ CO2 có thể kéo dài tới 15 - 20 phút sau
soi, ho, co thắt thanh K - PQ, nôn ói, hạ huyết áp, rối
loạn nhịp tim.
Biến chứng lây nhiễm
Từ môi trường, từ mũi miệng, từ vùng phổi bệnh
sang vùng lành. Sốt gặp ở 15 - 19% ca nội soi có làm
BAL.

NSPQ ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI GIẢI PHẨU
VÀ ĐỘNG HỌC ĐƯỜNG THỞ
NSPQ quan sát trực tiếp có thể xác định, loại trừ,
đánh giá mức độ tổn thương đường thở, đôi khi phát

hiện chẩn đoán mới chưa nghi ngờ trước soi(7). Đánh
giá động học hô hấp, vốn tạo ra khi thở tự nhiên, cần
thực hiện dưới an thần và thông khí vừa phải. Chọn
đường soi qua mũi nếu muốn khảo sát động học vùng
thanh-KQ(1,9). Hoạt động của lông mao có thể quan sát
bằng sự dịch chuyển niêm dịch trên thành trước KQ.
Kích thước một sang thương chỉ có thể được đánh giá
tương đối qua NSPQ, khó chính xác nếu không có vật
so sánh(9).
Tình trạng thở rít, khò khè, khó thở 2 thì kéo dài,
có thể kèm khó nuốt, tiếng khóc bất thường, viêm
thanh quản nặng ở trẻ < 6 tháng, trên tiền căn đặt
NKQ cần nội soi tìm tổn thương đường thở động như
mềm sụn, liệt dây thanh, hoặc cố định như vòng sụn
nhẫn, xơ sẹo, hẹp thực thể hay chèn ép, bẩm sinh hay
mắc phải(2). Với dị dạng đường thở, đơn thuần hay
phối hợp dị dạng mạch máu, teo thực quản, NSPQ
ngoài đánh giá bất thường cấu trúc, phân chia K - PQ,
còn tìm đường rò, bơm thuốc màu hoặc cản quang
khảo sát đường rò khi cần, và theo dõi sau phẫu thuật
chỉnh sửa(1,2,6).
Ho ra máu ít gặp ở trẻ em, khi không rõ nguyên
nhân cần NSPQ tìm xuất huyết phế nang, viêm nhiễm,
bất thường mạch máu, u bướu. Hình ảnh X quang xẹp
phổi nhiều, kéo dài, tái phát, hoặc ứ khí khu trú bất
thường cần NSPQ tìm tắc nghẽn lòng khí đạo do nút
nhầy, dị vật, mô hạt viêm, mềm sụn PQ,hay chèn ép
do hạch, mạch máu bất thường(1,2,6).
Bệnh lý hít khi NSPQ có thể thấy niêm mạc thanh
quản và mặt sau đoạn trên KQ viêm đỏ, hoặc phát

hiện đường rò. Dị vật đường thở nghi ngờ hay đã xác
định cần được NSPQ. Soi ống mềm có thể nhận diện
dị vật và tổn thương đi kèm trước khi gắp ra bằng ống

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
cứng, và tầm soát những mảnh dị vật nhỏ sót lại sau
gắp. Chấn thương, bỏng đường thở hay hít hóa chất
cần được NSPQ đánh giá trực tiếp tổn thương(1,2,6).
Những can thiệp trên đường thở sẽ được theo dõi
bằng NSPQ đánh giá tình trạng phù nề, mô hạt, nút
đàm, xơ sẹo thứ phát do phẫu thuật, ống NKQ, mở
KQ hay động tác hút đàm(2).

NSPQ THU THẬP MẪU BỆNH PHẨM
BAL (bronchoalveolar lavage) lấy mẫu dịch rửa
bề mặt đường dẫn khí xa và phế nang, là phương pháp
thu thập bệnh phẩm phổ biến nhất qua NSPQ, để khảo
sát vi sinh, thành phần và chức năng tế bào (TB), các
chất không TB như surfactant, chất chỉ điểm viêm(1,2).
Có nhiều yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến tính chất
dich BAL, nhưng không có kỹ thuật nào đảm bảo độ
pha loãng dịch đồng nhất. Vị trí rửa được thống nhất
chọn ở thùy giữa phổi phải hoặc thùy lưỡi để tối ưu
hóa lượng dịch hút ra, có thể thay đổi tùy lâm sàng, X
quang và quan sát trực tiếp khi soi, cũng có thể cần
rửa nhiều vị trí. Cách làm BAL thông thường ở trẻ em
là bơm 1 ml/kg nước muối sinh lý vào PQ được chọn

và hút ra ngay, thực hiện 3 lần liên tiếp(1,2).
Thành phần dịch BAL gồm TB và các chất hòa
tan, với độ pha loãng không đồng nhất. Trong thực
hành lâm sàng, nhất là ở trẻ em, BAL chủ yếu khảo sát
nhiễm trùng và phản ứng viêm, thường không yêu cầu
thông tin định lượng chính xác từng thành phần dịch
BAL. Kết quả xét nghiệm vi sinh và TB, cần được
phân tích cùng bệnh lý nền, bệnh cảnh lâm sàng, và cả
kỹ thuật thực hiện(1,2).
BAL lấy mẫu vi sinh được xác định vị trí và tiến
hành vào đầu cuộc soi, trước khi thực hiện các yêu cầu
khác, để tránh ngoại nhiễm. Mẫu hút đầu thường ít
hơn, chứa TB biểu mô lông chuyển, Neutrophil và
Immunoglobulin cao hơn, Lymphocyte thấp hơn so
với các mẫu còn lại, được coi là mẫu của PQ, để khảo
sát vi sinh và khí đạo. Những mẫu sau thường có
thành phần TB nhiều và ổn định hơn, để khảo sát TB
và phế nang(1,2).
Chỉ định BAL đầu tiên ở trẻ em thường để đánh
giá nhiễm trùng, trên bệnh nhân viêm phổi kéo dài,
không đáp ứng điều trị, viêm phổi bệnh viện, thở máy,
suy giảm miễn dịch… nhất là ở những ca không lấy
được đàm và cho kết quả tin cậy hơn đàm(1,2).
BAL còn được chỉ định khi có triệu chứng hô hấp
mạn như ho kéo dài, tổn thương X-quang không đặc
hiệu, tình huống gợi ý bệnh phổi mô kẽ... để tìm một
số bệnh lý đặc biệt. Bất thường protein phế nang có

Tổng Quan


dịch BAL trắng đục chứa nhiều chất ngoại bào nguồn
gốc lipoprotein, và bọt bào. Viêm phổi mạn tích tụ
lipid có đại thực bào (ĐTB) lipid – Laden. Bệnh lý
thực bào ở phổi có > 5% TB Langerhans. Bệnh vi sỏi
phế nang có vi sỏi trong dịch BAL cũng hỗ trợ chẩn
đoán thải ghép(1,2).
Bệnh lý hít thức ăn liên quan mạnh đến sự hiện
diện nhiều ĐTB lipid – laden, dấu hiệu này âm tính
nếu trẻ nhịn ăn. Ngoài ra, xuất hiện nhiều vi khuẩn
thuộc khuẩn chí hầu họng, cùng nhiều TB biểu mô
vảy và Pepsin trong dịch BAL cũng giúp xác định
chẩn đoán(1,3,6,9).
Xuất huyết phế nang lan tỏa và bệnh hemosiderin
phổi có dịch BAL hồng đậm dần theo thứ tự các mẫu
rửa, cùng ĐTB Laden ăn hồng cầu và hemosiderin.
ĐTB ăn sắt xuất hiện sau xuất huyết 50 giờ, biến mất
sau 12 - 14 ngày tại đường thở, và 2 - 4 tuần tại nhu
mô phổi. Ho mạn tính có thể tăng Neutrophil do viêm
PQ nhiễm khuẩn kéo dài hơn là hen, bệnh lý hít hay
bệnh hô hấp trên(1,2,3,6).
BAL giúp định hướng kiểu hình khò khè tái phát
kéo dài. Hen dị ứng thường tăng Eosinophil và CD8,
làm giảm tỷ lệ CD4/CD8, còn khò khè không dị ứng
do nhiễm siêu vi như viêm PQ, tiểu PQ nặng thường
tăng Neutrophil. Bệnh viêm tiểu PQ tắc nghẽn hậu
nhiễm có Neutrophil tăng do quá trình viêm, và tăng
CD8, giảm tỷ lệ CD4/CD8(2,3).
Lao phổi Neutrophil có thể cao hơn và bào tương
chứa nhiều trực khuẩn hơn ĐTB trong giai đoạn đầu
và tăng CD4(3).

Khảo sát vi sinh của dịch BAL
Mẫu dịch BAL thường được nhuộm Gram, tìm
vi khuẩn trong nội bào, làm PCR và cấy định
lượng.
Dịch BAL của trẻ em thường có vi khuẩn thuộc
hệ khuẩn chí hầu họng dù có thể không gây bệnh. Do
độ pha loãng khác nhau, chưa có sự thống nhất về
ngưỡng vi khuẩn đủ để kết luận nhiễm trùng. Ngưỡng
cấy có thể ≥ 105, 104, 103 cfu/ml dịch BAL, hoặc ít
hơn, tùy một số đặc điểm như loại vi khuẩn thường
(S.aureus, H.influenza và S.pneumonia) hay hiếm gặp,
viêm phổi cộng đồng hay thở máy, kết quả nhuộm
Gram, kèm tăng Neutrophil dịch BAL, đáp ứng điều
trị theo kháng sinh đồ. Mật độ vi trùng ≥ 5 x 105
cfu/ml, hoặc ≥ 5% TB chứa vi khuẩn trong bào tương
được coi là nhiễm khuẩn rõ ràng(4,1,2,8).
Vi khuẩn không điển hình, lao và siêu vi khó cấy,
được phát hiện nhạy và nhanh hơn nhờ PCR
(polymerase chain reaction). Tải lượng PCR chịu tác

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

3


Tổng Quan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4* 2019

động của nhiều yếu tố, ngưỡng thay đổi tùy phòng xét

nghiệm(5). Nhuộm soi cũng có thể thấy trực khuẩn lao
hay hình ảnh TB chất nhiễm siêu vi chứa thể vùi. Nấm
có thể nhuộm, PCR và cấy, nhưng cần phân biệt
nhiễm khuẩn hay chỉ ngoại nhiễm hoặc cư trú. HSV,
CMV, Aspergillus, Candida hiện diện đơn thuần có
thể do ngoại nhiễm hay cư trú(4,9).
Trên trẻ suy giảm miễn dịch, ngưỡng vi khuẩn xác
định nhiễm khuẩn thấp hơn, và sự hiện diện tác nhân
gây bệnh bất thường, bất kể số lượng, đủ để chẩn
đoán. Hiện tượng đa nhiễm thường gặp trong bệnh lý
hít hơn các bệnh khác(1,6).
Khảo sát tế bào của dịch BAL
Hiện còn thiếu giá trị tham chiếu cho thành phần
dịch BAL bình thường ở trẻ em do kết quả khác biệt
giữa các nghiên cứu(4,2,3). Đặc điểm thành phần TB
hữu ích hơn tổng số TB vì dịch BAL có độ pha loãng
không đồng nhất. Số lượng TB ở trẻ em được chấp
nhận nếu > 300 TB/ml, thường 100.000-250.000
TB/ml(2,9).
ĐTB phế nang thường chiếm đa số, 80 - 90%
lượng TB, có nhiều dạng, như: TB nhiễm siêu vi chứa
thể vùi, bọt bào trong viêm phổi tăng nhạy cảm, ĐTB
lipid - Laden có không bào chứa mỡ, ĐTB ăn hồng
cầu, mảnh hồng cầu, hemosiderin, ĐTB ăn các thể
amian, sắt hoặc các phân tử bụi khác. Lymphocyte
thường nhiều thứ nhì, tỷ lệ 5 - 15%; tăng thường
không đặc hiệu(3), có thể lao, HIV, P. Jiroveci; tăng
cao > 25% trong bệnh phổi tăng sinh mô hạt,
sarcoidosis, bệnh do thuốc, viêm phổi tăng nhạy cảm,
viêm phổi kẽ không đặc hiệu Neutrophil thường

chiếm 1 - 2% (< 5%), cao hơn ở trẻ < 12 tháng; tăng
trong tình trạng viêm như viêm tiểu PQ tắc nghẽn,
viêm phổi kẽ, bệnh lý hít, tổn thương phổi cấp hoặc
nhiễm trùng như áp-xe phổi, viêm phổi nhiễm trùng có
thể tới 95%(3), kèm chứa vi khuẩn trong bào tương.
Eosinophil thường chỉ chiếm <1%; có thể tăng trong
dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, Aspergillus, P. Jirovecii,
bệnh phổi kẽ, bệnh do thuốc tăng cao >25% trong
viêm phổi Eosinophil, hội chứng tăng Eosinophil vô
căn. Mastocyte có thể tăng trong viêm phổi tăng nhạy
cảm, bệnh do thuốc, sarcoidosis, viêm phổi tổ chức
hóa. Hồng cầu thường do nhiễm máu vào dịch BAL
hơn là xuất huyết phế nang. TB trụ lông chuyển của
PQ, TB biểu mô vẩy nhiễm dịch từ hầu họng không
được tính trong thành phần dịch BAL(1,2).
Phương pháp lấy mẫu khác
Ngoài BAL, có thể lấy mẫu chải PQ khảo sát vi
sinh, TB biểu mô nhưng bàn chải được bảo vệ giảm
ngoại nhiễm khó qua được kênh thủ thuật của ống soi

4

trẻ em. Sinh thiết có thể thực hiện với sang thương
trong lòng PQ, ít áp dụng cho sang thương trên thành
hay bên cạnh khí đạo do hạn chế về phẫu trường và
dụng cụ ở trẻ em(9).

NSPQ ĐIỀU TRỊ
Cục máu đông, nút nhầy trong khí đạo có thể
được gắp, hút hay rửa bằng nước muối, chất loãng

đàm qua NSPQ ống mềm. Các trụ dẻo gây tắc lòng
PQ trong viêm PQ chất dẻo (Plastic bronchitis) được
gắp, bơm rửa chất loãng đàm nhiều đợt. Bệnh protein
phế nang, viêm phổi lipid được rửa PQ nhiều lần trên
diện rộng. Dị vật đường thở đa số gắp bằng ống cứng,
ống mềm chỉ hỗ trợ chẩn đoán trước và tầm soát sau
gắp. Trường hợp đặc biệt như dị vật nhỏ, ở ngoại biên
có thể dùng ống mềm kéo vào đường thở trung tâm
hay gắp ra(1,2).
NQPQ ống mềm có thể giúp đặt NKQ trong
những ca khó, hay đặt vào PQ chọn lọc(2,3,6).
Hẹp K - PQ khít đoạn ngắn hay dạng màng có thể
được nong cấp cứu hoặc điều trị bằng ống soi mềm và
dụng cụ thích hợp. Sang thương mô hạt do lao, phản
ứng với dị vật, NKQ hay mở KQ kéo dài, papilloma
có thể được cắt đốt điện hay laser ánh sáng xanh, bằng
dụng cụ phù hợp với ống soi trẻ em. NSPQ ống mềm
còn hỗ trợ đánh giá cố định động mạch chủ, giám sát
khí đạo ngay khi phẫu thuật(2,6,9).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.

5.

6.

7.

8.

9.

Faro A, Wood RE (2015). Official American Thoracic Society
Technical Standards: FlexibleAirway Endoscopy in Children. American
Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, 191(9):1066-1080.
Pérez-Frías J, Moreno GA, Pérez RE (2011). Pediatric bronchoscopy
guidelines. Arch Bronconeumol, 47:350-60.
Picinin IF (2010): Cell profile of BAL fluid in children and adolescents
with and without lung disease. J Bras Pneumol, 36(3):372-391.
Radhakrishnan D (2014). Translational Research inPediatrics
III:Bronchoalveolar Lavage. American Academy of Pediatrics,
134(1):135-153.
Rodrigues CMC, Groves H (2018). Community-Acquired Pneumonia
in Children the Challenges of Microbiological Diagnosis. Journal of
Clinical Microbiology; 56(3):e01318-17.
Soyer T (2016). The role bronchoscopy in the diagnosis of airway
disease in children. J Thorac Dis, 8(11):3420-3426.
Terkawi RS, Altirkawi KA, Terkawi AS, Mukhtar G, Al-Shamrani A
(2015). Flexible bronchoscopy in children: Utility and complications.
International Journal of Pediatrics and Aldolescent Medicine; 3:18-27.
Tsai CM, Wong KS, Lee WJ, et al (2017). Diagnostic value of BAL in
children with nonresponding community-acquired pneumonia.
Pediatrics and Neonatology, 58:430-436.
Wood RE (2018). Bronchscopy and bronchoalveolar lavage in pediatric
patients. In: Robert W. Wilmott, Andrew Bush, Robin R Deterding,
Felix Ratjen, Peter Sly, Heather Zar et al. Kendig’s Disorders of the

Respiratory Tract in Children,9th edition, pp.538-580. Elsevier eBook,
Philadelphia PA.

Ngày nhận bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

13/06/2019
10/08/2019

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

Tổng Quan

5



×