Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát tình tình sử dụng erythropoeitin ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối lọc máu chu kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.93 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

KHẢO SÁT TÌNH TÌNH SỬ DỤNG ERYTHROPOEITIN Ở BỆNH NHÂN
BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KÌ
Vương Tuyết Mai*,***, Hoàng Hà Phương**, Vũ Thanh Hiếu**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sử dụng erythropoietin (EPO) để điều trị cho bệnh nhân bệnh thận mạn một cách hợp lí vẫn
đang là thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu khảo sát
tình hình sử dụng EPO ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại Đơn nguyên Thận nhân tạo,
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên các bệnh nhân bệnh thận giai
đoạn cuối lọc máu chu kì điều trị ngoại trú tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, số liệu
thu thập của 12 tháng từ tháng 1/2014 đến tháng 01/2015.

Kết quả: Trong số 55 bệnh nhân nghiên cứu nam chiếm tỷ lệ 50,9% (n=28) và 49,1% là nữ (n=27). Tuổi
trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 48,6 ± 14,95 (19-80 tuổi). 100% bệnh nhân được sử dụng EPO với mức
liều 2000 IU/lần, số lần sử dụng EPO trung bình là 7,8 lần/tháng, số lần lọc máu trung bình là 11,6±1,7/tháng.
100% bệnh nhân được tiêm dưới da từ tháng 1 đến tháng 4/2014 nhưng từ tháng 5 đến tháng 12 tất cả các bệnh
nhân đã được chuyển sang tiêm tĩnh mạch. Trong các tháng, tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ Hb đạt đích trung bình là
1/3 tổng số bệnh nhân. Số lượng hồng cầu tháng đầu là 3,0±0,5 và tháng cuối là 3,5±0,5, Hb tháng đầu là 103,1
±14,3 và tháng cuối là 105,1±15,2, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong các tháng, tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ Hb
đạt đích trung bình khoảng 1/3 tổng số bệnh nhân. Số lượng hồng cầu và Hb có tăng từ tháng 1 đến tháng 12
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Từ khoá: Erythropoietin, bệnh thận giai đoạn cuối, lọc máu chu kì.

ABSTRACT


EVALUATE THE USE OF ERYTHROPOIETIN (EPO)
IN END-STAGE RENAL DISEASE PATIENTS ON HEMODIALYSIS
Vuong Tuyet Mai, Hoang Ha Phuong, Vu Thanh Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 402 - 407
Background: The reasonable use of erythropoietin (EPO) for hemodialysis patients is still challenging for
clinicians. Therefore, we conducted this study with the aim was to evaluate the use of erythropoietin (EPO) in
end-stage renal disease patients on hemodialysis at Hemodialysis Division in Saint Paul Hospital, Hanoi,
Vietnam.
Patients and methods: One retrospective study was performed on hemodialysis patients who were
treated in Hemodialysis Division in Saint Paul Hospital, Hanoi, Vietnam. The parameters of patients were
collected during 12 months from January 2014 to January 2015.
Results: The study was included 55 hemodialysis patients, the male was 50.9% (n=28) and the female was
49.1% (n=27). The average age of patients was 48.6±14.95 (19-80 years old). All of the patients were treated with
* Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội **Khoa Dược lâm sàng, Đại học Dược Hà Nội
*** Đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Tác giả liên lạc: BS Vương Tuyết Mai ĐT: 0915518775 Email:

402

Chuyên đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

the dose of 2,000 IU EPO/time, and the frequency of EPO using was 7.8 times/month/patient, the average dialysis
sessions were 11.6±1.7/month. All of the patients was used EPO by subcutaneous injection from January to April
2014, but from May to December all patients were switched to intravenous administration for EPO using.
Approximately 1/3 of patients were achievied the hemoglobin target during 12 months. The red cell counted of 3.0

± 0.5 in the first month of treatment and 3.5± 0.5 in the last month of treatment; Hb level was 103.1± 14.3 in the
first month of treatment and 105.1 ± 15.2 in the last month of treatment; however, this difference was not
significant with p> 0.05.
Conclusions: Our data showed that approximately 1/3 of patients were achievied the hemoglobin target
during 12 months. There was the increasing level of the red cell and Hb from the first to last month of treatment;
however, this difference was not significant with p> 0.05.
Keywords: Erythropoietin, end stage renal disease, hemodialysis.

MỞ ĐẦU
Erythropoietin (EPO) là một hormon
thiết yếu trong quá trình tạo hồng cầu từ
dòng hồng cầu trong tủy xương. Ở bệnh
thận mạn, do chức năng thận suy giảm
không hồi phục nên dẫn đến sự giảm hoặc
không còn sản xuất, chính vì vậy ở bệnh
nhân bệnh thận mạn dù được cung cấp đủ
nguyên liệu tạo hồng cầu nhưng nếu thiếu
bổ sung EPO sẽ dẫn đến thiếu máu. Năm
1983, EPO tái tổ hợp ra đời. Năm 1989, EPO
được Cục quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm của Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho chỉ
định điều trị thiếu máu trên bệnh nhân bệnh
thận mạn(7). Từ đó tới nay, EPO ngày càng
được sử dụng rộng rãi, góp phần cải thiện
đáng kể tình trạng thiếu máu, giảm chỉ định
truyền máu và do đó hạn chế được các biến
chứng có thể gặp trong quá trình truyền
máu. Tuy nhiên, việc sử dụng EPO không
hợp lí có thể dẫn đến các nguy cơ tim mạch
như tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch ở

bệnh nhân bệnh thận mạn(3). Vì vậy, sử
dụng EPO để điều trị thiếu máu cho bệnh
nhân bệnh thận mạn một cách hiệu quả vẫn
đang là thách thức đối với các bác sĩ lâm
sàng. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này với mục tiêu khảo sát tình hình sử dụng
EPO ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối
lọc máu chu kỳ tại Đơn nguyên Thận nhân
tạo, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

Thận Học

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên
55 bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối lọc
máu chu kì điều trị ngoại trú tại Đơn nguyên
Thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn,
số liệu thu thập từ tháng 1/2014 đến tháng
1/2015. Các thông tin thu thập theo mẫu bệnh
án nghiên cứu thống nhất bao gồm các thông
số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên
cứu, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm
sàng, trong đó đặc biệt là các xét nghiệm về
chỉ số huyết học.
Xử lý số liệu: Test Pearson Chi-square
và/hoặc test Fisher’s Exact được sử dụng
cho so sánh tỷ lệ phần trăm tùy thuộc là so
sánh hai hay nhiều tỷ lệ với nhau. MannWhitney hoặc Kruskal-Wallis tests được sử
dụng khi so sánh các mức độ khác nhau. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê sử dụng theo

p<0,05 hoặc tính theo khoảng tin cậy 95%
(95% CI). Các phân tích được thực hiện bằng
SPSS statistics 17.0 Software.

KẾT QUẢ
Nghiên cứu bao gồm 55 bệnh nhân, nam
chiếm tỷ lệ 50,9% (n=28) và nữ là 49,1% (n=27).
Tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là
48,6 ± 14,95 tuổi (từ 19 đến 80 tuổi).

Liều dùng EPO
Các đối tượng nghiên cứu được dụng liều
EPO cố định là 2000IU/lần. Liều trung bình tính

403


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

theo cân nặng là 40,0 ± 7,5 IU/kg/lần tiêm thuốc
vào cơ thể. Số lần dùng EPO có sự dao động giữa
các bệnh nhân và giữa các tháng, với trung bình
số lần dùng 7,8 ± 1,2 lần/tháng. Số lần lọc máu
trung bình là 11,6±1,7/tháng (Bảng I).

Bảng 1: Liều dùng EPO của các đối tượng nghiên cứu
Chỉ số
Tổng liều EPO mỗi lần (IU)

Liều EPO mỗi lần dùng (IU/kg)
Số lần dùng EPO trung bình/tháng
Số lần lọc máu trung bình/tháng

Trung bình
2000
40,0
7,8
11,6

SD
0
7,5
1,2
1,7

Bảng 2: Biệt dược và đường dùng EPO được sử dụng trong từng tháng
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


Biệt dược (lượt dùng, %)
Biệt dược 1 Biệt dược 2 Biệt dược 3
337 (89)
41 (11)
0 (0)
13 (4)
300 (96)
0 (0)
0 (0)
457 (100)
0 (0)
0 (0)
504 (100)
0 (0)
138 (32)
297 (68)
0 (0)
0 (0)
411 (100)
0 (0)
0 (0)
319 (100)
0 (0)
284 (65)
155 (35)
0 (0)
385 (100)
0 (0)
0 (0)

329 (100)
0 (0)
0 (0)
0 (0)
99 (24)
320 (76)
0 (0)
389 (100)
0 (0)

Nhận xét: Thông tin về biệt dược của EPO
được sử dụng sử dụng trong năm 2014 cho bệnh
nhân đều thuộc nhóm Erythropoietin alpha.
Đường dùng, có sự thay đổi vào thời điểm tháng
5 năm 2014, trong 4 tháng đầu năm, 100% bệnh
nhân được tiêm EPO theo đường tiêm dưới da
và từ tháng 5 đến tháng 12 tất cả các bệnh nhân
đã được chuyển sang tiêm tĩnh mạch.
Bảng 3: Các chỉ số xét nghiệm hemoglobin, hồng cầu,
hematocrit vào tháng đầu và tháng cuối của các đối
tượng nghiên cứu
Tháng đầu
Trung
SD
bình
Hồng cầu (T/L)
3,0
0,5
Hct (L/L)
0,32

0,05
Hb (g/l)
103,1
14,3
Chỉ số

Tháng cuối
P
Trung
SD
bình
3,4
0,5 p>0,05
0,32
0,06 p>0,05
105,1 15,2 p>0,05

Nhận xét: Giá trị trung bình của các chỉ số xét
nghiệm hemoglobin, hồng cầu, hematocrit trên
tất cả các bệnh nhân vào tháng đầu và tháng cuối
được thể hiện trong bảng 3. Chỉ số hồng cầu, Hct
và Hb trung bình của các bệnh nhân ở tháng
cuối đều tăng so với tháng đầu. Số lượng hồng
cầu tháng đầu là 3,0±0,5 và tháng cuối là 3,5±0,5,

404

Đường dùng (lượt dùng, %)
Tiêm dưới da
Tiêm tĩnh mạch

378 (100)
0 (0)
313 (100)
0 (0)
457 (100)
0 (0)
504 (100)
0 (0)
0 (0)
435 (100)
0 (0)
411 (100)
0 (0)
319 (100)
0 (0)
439 (100)
0 (0)
385 (100)
0 (0)
329 (100)
0 (0)
419 (100)
0 (0)
389 (100)

Tổng số lượt
(n)
378
313
457

504
435
411
319
439
385
329
419
389

Hb tháng đầu là 103,1 ±14,3 và tháng cuối là
105,1±15,2, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p>0,05.
Hình 1 trình bày diễn biến nồng độ
hemoglobin của các bệnh nhân trong nghiên cứu
được trình bày trong hình 1. Có 6 tháng trong
năm (tháng 1, 2, 5, 6, 7, 12), giá trị trung vị
hemoglobin của các bệnh nhân nằm trong
khoảng khuyến cáo. Khoảng tứ phân vị của
hemoglobin đa phần rơi vào khoảng từ 90 đến
115 g/L. Tuy nhiên, mức độ dao động giá trị
hemoglobin khá lớn.
Trong 12 tháng, số bệnh nhân có Hb<100g/l
chiếm tỉ lệ dao động từ 35,3 đến 63,5%. Số bệnh
nhân có Hb đạt đích (100 -115g/l) dao động trong
khoảng từ 19,2 – 44,4%, nhìn chung trong các
tháng, tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ Hb đạt đích
trung bình là 1/3 tổng số bệnh nhân. Số bệnh
nhân có Hb ở mức (115 -130g/l) dao động trong
khoảng từ 7,4 – 23,5%. Ngoài tháng 2 và tháng 3,

những tháng còn lại có một số bệnh nhân có
Hb>130 g/l (Bảng 4).

Chuyên đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Hb (g/l)

Nghiên cứu Y học

200

150

115
100
90

50
1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

tháng
Hình 1: Diễn biến nồng độ hemoglobin của các bệnh nhân trong 12 tháng
dùng EPO có sự dao động giữa các bệnh nhân và
Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo các khoảng nồng độ Hb
giữa các tháng, với trung bình số lần dùng 7,8 ±
Tổng
Tháng Hb<100 100≤Hb≤115 115<Hb≤130 Hb>130 số
1,2 lần/tháng. Số lần lọc máu trung bình là
(100)
11,6±1,7/tháng.
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12

15 (37,5)
22 (47,7)
25 (54,3)
26 (53,1)
21 (42,0)
24 (48,0)
24 (44,4)
28 (51,9)
28 (51,9)
31 (59,6)
33 (63,5)
18 (35,3)

17 (42,5)
15 (32,6)
15 (32,6)
16 (32,7)
18 (36,0)
17 (34,0)
24 (44,4)
16 (29,6)
20 (37,0)
13 (25,0)

10 (19,2)
20 (39,2)

7 (17,5)
9 (19,6)
6 (13,0)
6 (12,2)
8 (16,0)
7 (14,0)
5 (9,3)
8 (14,8)
4 (7,4)
6 (11,5)
6 (11,5)
12 (23,5)

1 (2,5)
0 (0,0)
0 (0,0)
1 (2,0)
3 (6,0)
2 (4,0)
1 (1,9)
2 (3,7)
2 (3,7)
2 (3,8)
3 (5,8)
1 (2,0)

40

46
46
49
50
50
54
54
54
52
52
51

BÀN LUẬN
Nghiên cứu tiến hành trên 55 bệnh nhân với
tỉ lệ phân bố nam nữ tương đối đồng đều nhau,
độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên
cứu là 48,7 ± 14,3 tuổi. Đơn nguyên thận nhân
tạo, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, việc hiệu
chỉnh liều EPO được thực hiện thông qua số lần
đưa thuốc trong tháng, tuy nhiên chế độ liều cố
định 2000 IU/lần, tương ứng với một xylanh
định sẵn. Liều trung bình tính theo cân nặng là
40,0 ± 7,5 IU/kg/lần tiêm thuốc vào cơ thể. Số lần

Thận Học

Thông tin về biệt dược của EPO được sử
dụng trong năm 2014 cho bệnh nhân đều thuộc
nhóm Erythropoietin alpha. Nghiên cứu của Bùi
Thị Tâm năm 2013 khi đánh giá hiệu quả điều trị

thiếu máu bằng erythropoietin trên bệnh nhân
suy thận mạn đang được lọc máu chu kỳ tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên cho thấy 100%
bệnh nhân sử dụng EPO theo đường tĩnh
mạch(2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, đường
dùng có sự thay đổi vào thời điểm tháng 5 năm
2014, trong 4 tháng đầu năm, 100% bệnh nhân
được tiêm EPO theo đường tiêm dưới da và từ
tháng 5 đến tháng 12 tất cả các bệnh nhân đã
được chuyển sang tiêm tĩnh mạch. Điều này phù
hợp với khuyến cáo của Cục quản lý Dược Việt
Nam để phòng ngừa nguy cơ gặp chứng bất sản
hồng cầu đơn thuần (PRCA) liên quan đến việc
sử dụng thuốc epoetin alpha. Điều này chủ yếu
gặp trên bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính sử
dụng erythropoietin đường tiêm dưới da, đối
với các chế phẩm epoetin alpha sử dụng

405


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

albumin huyết thanh người làm chất bảo quản,
ưu tiên dùng đường tiêm tĩnh mạch, đối với các
chế phẩm epoetin alpha sử dụng polysorbat làm
chất bảo quản, chỉ nên dùng đường tiêm tĩnh
mạch. Như vậy việc điều chỉnh đường dùng là

hợp lý và kịp thời cho bệnh nhân bệnh thận giai
đoạn cuối lọc máu chu kì.
Hiệu quả của phác đồ EPO trong điều trị
thiếu máu thường được đánh giá dựa vào nồng
độ hemoglobin trong máu. Theo khuyến cáo của
hội thận học Mỹ (Kidney Disease: Improving
Global Outcomes – KDIGO(5), trên bệnh nhân
lọc máu, nên điều chỉnh phác đồ EPO để nồng
độ hemoglobin nằm trong khoảng từ 100 đến
115 g/l, đặc biệt cần tránh để nồng độ
hemoglobin lên quá cao, trên 130g/l. Do đó,
nhóm nghiên cứu đề xuất khoảng nồng độ Hb
mục tiêu là từ 100 đến 115g/l. Đó là cơ sở chúng
tôi chia các bệnh nhân thành 3 nhóm: dưới đích
(Hb <100 g/l), đạt đích (Hb từ 100 - 115 g/l) và
vượt đích (Hb >115g/l). Dựa trên kết quả nồng
độ Hb của các bệnh nhân trong suốt 12 tháng,
chúng tôi nhận thấy, nhóm bệnh nhân có Hb
dưới đích dao động từ 35,3 – 63,5%, nhóm bệnh
nhân có nồng độ Hb trên đích dao động từ 11,1 –
25,5%). Như vậy, tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ Hb
đạt mục tiêu điều trị dao động từ 29,6 – 44,4%.
Diễn biến nồng độ hemoglobin của các bệnh nhân
trong nghiên cứu có 6 tháng trong năm (tháng 1,
2, 5, 6, 7, 12), giá trị trung vị hemoglobin của các
bệnh nhân nằm trong khoảng khuyến cáo,
khoảng tứ phân vị của hemoglobin đa phần rơi
vào khoảng từ 90 đến 115 g/L.
Cũng nghiên cứu trên đối tượng là bệnh
nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ, nghiên cứu

của tác giả Bùi Thị Tâm cho thấy, sau 6 tháng
điều trị bằng EPO với mức liều cố định, tỉ lệ
bệnh nhân có nồng độ Hb đạt đích từ 60,9 đến
80%(2). Trong nghiên cứu của Gaweda Adam E.
và các cộng sự, bênh thận giai đoạn cuối đang
lọc máu chu kì, sau 12 tháng, có 61,9% bệnh
nhân ở nhóm không được hiệu chỉnh liều và
72,5% số bệnh nhân ở nhóm được hiệu chỉnh
liều EPO có Hb đạt đích điều trị(4). Như vậy,

406

trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân
đạt mức Hb mục tiêu đang ở mức thấp hơn so
với một số nghiên cứu khác. Tuy nhiên trong 12
tháng nghiên cứu cũng có một số bệnh nhân có
nồng độ Hb vượt quá 130g/l, là khoảng cần tránh
để hạn chế nguy cơ biến cố tim mạch, vì vậy,
trong các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, cần
thiết có các biện pháp hiệu chỉnh liều phù hợp
để tăng tỉ lệ bệnh nhân đạt đích điều trị, giảm tỉ
lệ bệnh nhân có nồng độ Hemoglobin trong các
khoảng không mong muốn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tại thời
điểm bắt đầu nghiên cứu có 92,7% bệnh nhân
thiếu máu. Các bệnh nhân thiếu máu trung
bình và nhẹ là chủ yếu, số bệnh nhân thiếu
máu nặng chiếm tỉ lệ rất thấp (3,6%). Trong
khi đó, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Hoa và tác giả Afshar Reza trên bệnh nhân

bệnh thận mạn đều cho thấy, đa số các bệnh
nhân thiếu máu trung bình và thiếu máu
nặng(8,1). Sự khác biệt này có thể là do các bệnh
nhân trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Hoa và Afshar Reza chưa được sử dụng EPO
trước khi vào nghiên cứu, trong khi các bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đa số
đều được sử dụng EPO trước đó, và đang
trong giai đoạn điều trị duy trì.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các giá trị
hồng cầu, hematocrit, hemoglobin của các
bệnh nhân sau khi điều trị đều tăng lên,
nhưng không có ý nghĩa (p>0,05). Kết quả này
của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu
của các tác giả Lê Như Lan và tác giả Triệu Thị
Tuyết Vân(6,9). Tuy nhiên, trong 2 nghiên cứu
này, các bệnh nhân đều trong giai đoạn khởi
đầu điều trị, trong khi đó nghiên cứu của
chúng tôi có đa số các bệnh nhân đang trong
giai đoạn điều trị duy trì. Khi nghiên cứu về
hiệu quả sử dụng EPO trên bệnh nhân bệnh
thận giai đoạn cuối, được lọc máu chu kỳ, các
tác giả này đều nhận thấy, sau 6 tháng điều trị,
nồng độ trung bình của các bệnh nhân tăng
lên có ý nghĩa thống kê (p<0,05)(6,9).

Chuyên đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

KẾT LUẬN

3.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy 100% bệnh nhân được sử dụng EPO với

4.

mức liều 2000 IU/lần, số lần sử dụng EPO trung
bình là 7,8 lần/tháng, số lần lọc máu trung bình
là 11,6±1,7/tháng. Trong các tháng, tỉ lệ bệnh
nhân có nồng độ Hb đạt đích của các tháng
khoảng 1/3 số bệnh nhân. Số lượng hồng cầu
tháng đầu là 3,0±0,5 và tháng cuối là 3,5±0,5, Hb
tháng đầu là 103,1 ±14,3 và tháng cuối là
105,1±15,2, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p>0,05.
Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, các bác sỹ và điều dưỡng Đơn
nguyên Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã tạo điều
kiện cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Afshar R, Sanavi S, Salimi J, et al (2010), Hematological
profile of chronic kidney disease (CKD) patients in Iran, in

pre-dialysis stages and after initiation of hemodialysis",
Saudi J Kidney Dis Transpl, 21(2), 368-71.
Bùi Thị Tâm (2013), Đánh giá hiệu quả điều trị thiếu máu
bằng erythropoietin trên bệnh nhân suy thận mạn đang
được lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện
Biên, Luận án Dược sĩ chuyên khoa II, Đại học Dược Hà Nội.

Thận Học

5.

6.

7.

8.

9.

Nghiên cứu Y học

Dharmarajan TS, Widjaja D (2009), Erythropoiesisstimulating agents in anemia: use and misuse, J Am Med
Dir Assoc. 10(9). 607-16.
Gaweda AE, Aronoff GR, Jacobs AA, et al (2014),
Individualized anemia management reduces hemoglobin
variability in hemodialysis patients. J Am Soc Nephrol.
25(1). 159-66.
KDIGO Clinical Practice Guideline for Anemia in Chronic
Kidney Disease (2012), Kidney International. 2(4). 299310.
Lê Như Lan (2001), Đánh giá tác dụng điều trị thiếu máu

của erythropoietin ở một số bệnh nhân suy thận mạn,
Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà
Nội.
Macdougall IC, Eckardt KU, Locatelli F (2007), Latest US
KDOQI Anaemia Guidelines update–what are the
implications for Europe?. Nephrol Dial Transplant. 22. 2738–
2742
Nguyễn Thị Hoa (2013), Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu
ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị erythropoietin.
Luận văn thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội.
Triệu Thị Tuyết Vân (2009), Đánh giá tình hình sử dụng
erythropoietin trong điều trị thiếu máu cho bệnh nhân suy
thận mạn đang được lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân
tạo - Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại
học Dược Hà Nội.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

24/11/2015
30/11/2015
15/02/2016

407



×