Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 70 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






VŨ THANH HƯƠNG




KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH
NĂM 2012




LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I








HÀ NỘI 2013



BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI









VŨ THANH HƯƠNG


KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH
NĂM 2012


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK 60.73.20


Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương





HÀ NỘI 2013

LỜI CẢM ƠN

Thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này đã trôi
qua thật nhanh, đây là lúc để tôi bày tỏ lời cảm ơn chân thành của tôi tới
những người đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn
Thị Thanh Hương - Phó trưởng Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược, Trường Đại
Học Dược Hà Nội, người thầy kính mến đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn và
truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học, các thầy cô trong Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược, các thầy cô giáo
Trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy vào tạo mọi điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh
Bình, Trưởng khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình và các đồng
nghiệp tại khoa Dược đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, thu thập số liệu và tài liệu cho đề tài.
Và cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ và người thân
trong gia đình, những người luôn động viên, chăm lo cho tôi trong cuộc sống
và sự nghiệp.

Ninh Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2013
Học viên




Vũ Thanh Hương

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
…………………………………………………………

1
Chương 1. TỔNG QUAN
……………………………………………

3
1.1. Sử dụng thuốc trong bệnh viện
………………………………….

3
1.1.1. Chẩn đoán, theo dõi……………………………………………

3
1.1.2. Kê đơn………………………………………………………… 4
1.1.3. Giao phát thuốc và hướng dẫn sử dụng……………………… 6
1.1.4. Tuân thủ hướng dẫn điều trị……………………………………

8
1.2. Công tác thống kê thuốc
………………………………………….

10
1.3

.
Thực trạng sử dụng thuốc trong một số bệnh viện ở Việt nam


11
1.3.1. Tình hình sử dụng thuốc……………………………………….
11
1.3.2. Giao phát thuốc
…………………………………………………

13
1.3.3.
T
uân thủ điều trị của bệnh nhân
……………………………… 13
1.3.4. Vấn đề thông tin thuốc và dược lâm sàng
……………………

14
1.4. Một vài nét về bệnh viện đa khoa Ninh Bình…………………
15
1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện
……………………… 15
1.4.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược Bệnh viện
……… 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…
21
2.1. Đối tượng nghiên cứu
…………………………………………….


21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
……………………………….

21
2.3. Phương pháp nghiên cứu
………………………………………

21
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu………………………
21
2.3.2. Phương thức thu thập số liệu
………………………………… 21
2.3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
…………………………… 21
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu
………………………………… 22
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………
23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
……………………………….

23
3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện tỉnh
23
Ninh Bình năm 2012……………………………………………
3.1.1. Cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình năm 2012
23
3.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng…………………………………………


24
3.2. Thực trạng triển khai quy chế chuyên môn, chỉ định thuốc trong
hồ sơ bệnh án và trong điều trị ngoại trú……………………… 33
3.2.1. Một số chỉ số kê đơn và việc thực hiện quy chế chuyên môn
trong kê đơn thuốc tại BVĐK tỉnh Ninh Bình năm 2012…………… 34
3.2.2. Thực trạng việc thực hiện quy chế chuyên môn, chỉ định
thuốc trong HSBA……………………………………………… 39
3.3. Hoạt động quản lý thuốc trong quá trình cấp phát thuốc tại
BVĐK tỉnh Ninh Bình năm 2012……………………………………. 42
3.3.1. Quá trình giao phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú………… 43
3.3.2. Quá trình giao phát thuốc cho bệnh nhân nội trú…………… 44
3.3.3. Công tác thống kê thuốc………………………………………. 47
3.4. Thực trạng việc tuân thủ điều trị trong quá trình sử dụng
thuốc tại BVĐK tỉnh Ninh Bình…………………………………… 49
Chương 4. BÀN LUẬN
………………………………………………

50
4.1. Thực trạng sử dụng thuốc
………………………………………

50
4.2. Thực trạng việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú và chỉ định thuốc trong HSBA………………………. 52
4.3. Quản lý cấp phát thuốc tại bệnh viện
……………………………….

54
4.4. Tuân thủ điều trị
…………………………………………………


55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
………………………………………

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO





DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADR Adverse Drug Reaction
Phản ứng có hại của
thuốc
BHYT Bảo hiểm y tế
BVĐK Bệnh viện đa khoa
BYT Bộ Y tế
DLS Dược lâm sàng
DMTBV
Danh mục thuốc bệnh
viện
DSLS Dược sỹ lâm sàng
DSĐH Dược sỹ đại học
GTTT Giá trị tiêu thụ
HSBA Hồ sơ bệnh án
KHTH Kế hoạch tổng hợp

MHBT Mô hình bệnh tật
SLTT Số lượng tiêu thụ
TTT Thông tin thuốc
TW Trung ương
VNĐ Việt Nam đồng
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới





DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng Trang

3.1 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình năm 2012 23
3.2 Cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý 24
3.3 Cơ cấu sử dụng thuốc tại bệnh viện theo giá trị 26
3.4 Phân nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 27
3.5 Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch 28
3.6 Cơ cấu giá trị tiền sử dụng thuốc tim mạch 29
3.7 Giá trị tiền sử dụng của nhóm thuốc mang tên gốc và tên biệt dược 30
3.8
Giá trị tiền sử dụng của nhóm thuốc sản xuất trong nước và thuốc
nhập khẩu
31
3.9 So sánh lượng tiêu thụ và chi phí một số Cephalosporin 31
3.10 So sánh lượng tiêu thụ và chi phí một số thuốc điều trị cao huyết áp


32
3.11 Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong ngoại trú 34
3.12 Số thuốc trung bình trong đơn 35
3.13 Tỷ lệ thuốc được kê bằng tên gốc và tên biệt dược 36
3.14 Tỷ lệ đơn kê kháng sinh, vitamin 36
3.15 Tỷ lệ tiền thuốc trong kê đơn 37
3.16 Thực hiên quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú 38
3.17 Tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh nội trú 39
3.18 Tỷ lệ HSBA sử dụng kháng sinh, dịch truyền, thuốc tiêm 40
3.19 Thực hiện Quy chế chuyên môn trong HSBA 41
3.20 Kết quả thời gian phát và số lượng thuốc được phát 44
3.21 Công tác thống kê thuốc của khoa Dược BVĐK Ninh Bình 48
3.22 Kết quả về hiểu biết của bệnh nhân ngoại trú 49




DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
STT Tên hình Trang
1.1 Chu trình sử dụng thuốc trong bệnh viện. 3
1.2 Quy trình giao phát thuốc cho người bệnh

7
1.3 Mối quan hệ bác sỹ - dược sỹ- y tá điều dưỡng – bệnh nhân 9
1.4 Mô hình tổ chức Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình 17
1.5 Mô hình tổ chức của khoa Dược 18
3.6 Biểu đồ tỷ lệ số thuốc trong đơn 35
3.7 Biểu đồ tỷ lệ tiền thuốc trong kê đơn 37
3.8 Sổ giao nhận thuốc giữa khoa Dược với các khoa lâm sàng 46
3.9 Phiếu công khai thuốc của bệnh nhân 46





1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam trong những năm qua ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong
việc cung ứng thuốc phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Năm
1996, Chính phủ đã ban hành chính sách quốc gia về thuốc bao gồm hai mục
tiêu lớn là: “Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho
nhân dân” và “Việc sử dụng thuốc phải đảm bảo hợp lý, an toàn, hiệu quả”.
Như vậy sử dụng thuốc hợp lý là mục tiêu lớn của toàn ngành Y tế.
Để góp phần thực hiện mục tiêu trên, các bệnh viện đã có nhiều cố
gắng trong việc cung cấp đủ thuốc đảm bảo chất lượng và sử dụng thuốc hợp
lý, an toàn; nâng cao chất lượng điều trị. Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn
tại, những bất cập liên quan đến cung ứng và sử dụng thuốc như: nhiều bệnh
viện chưa đảm bảo cung ứng đủ thuốc chủ yếu, người bệnh nội trú phải tự
mua thuốc; một số thầy thuốc chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về kê
đơn thuốc, kê quá nhiều thuốc trong một đơn; đặc biệt là việc lạm dụng kháng
sinh, vitamin còn rất phổ biến. Tình trạng sử dụng thuốc không hợp lý gây ra
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Do đó nghiên cứu
về hoạt động sử dụng thuốc của các bệnh viện là việc làm hết sức cần thiết để
phản ánh đúng thực trạng và góp phần nâng cao công tác khám chữa bệnh.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình là bệnh viện hạng II, với lượng bệnh
nhân ngày càng đông và mô hình bệnh tật ngày càng đa dạng, đòi hỏi Bệnh
viện phải không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời nâng
cao về trình độ chuyên môn, trang thiết bị. Hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân ngày càng cao do đó việc cung ứng thuốc đủ và đảm bảo sử
dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý là vấn đề luôn được bệnh viện quan tâm.
Với mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện,

chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:

2

Khảo sát hoạt động sử dụng thuốc tại BVĐK tỉnh Ninh Bình năm
2012 với mục tiêu:
1.
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại BVĐK Ninh Bình
năm 2012.

2. Mô tả thực trạng việc thực hiện các thủ tục hành chính, chỉ định
thuốc trong điều trị nội trú và ngoại trú tại BVĐK Ninh Bình năm
2012
Với những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi hy vọng sẽ góp một
phần vào việc nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện, cụ thể là hoạt động
quản lý sử dụng thuốc.





3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Sử dụng thuốc trong bệnh viện
Quá trình sử dụng thuốc trong bệnh viện được mô tả bằng hình sau:



Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc trong bệnh viện [28]
Sử dụng thuốc đã và đang là vấn đề rất được quan tâm trong công tác

dược bệnh viện. Sử dụng thuốc không hợp lý tất yếu sẽ gây nên hậu quả
nghiêm trọng như làm tăng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, giảm
chất lượng điều trị, tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và sự lệ thuộc vào
thuốc của bệnh nhân.
Vì vậy WHO cho rằng: “Sử dụng thuốc hợp lý là phải đáp ứng được
yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh
(đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc). Thuốc
phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá
cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng
đồng” [5].
1.1.1. Chẩn đoán, theo dõi
Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các
thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vong 24h và ghi diễn
biến lâm sàng của người bệnh vào HSBA để chỉ định sử dụng thuốc hoặc
ngừng sử dụng thuốc [14].
Chẩn đoán, theo dõi

Giao phát và hướng
dẫn sử dụng thuốc

Tuân thủ điều trị

Kê đơn


4
1.1.2. Kê đơn
Là việc quyết định thuốc nào là cần thiết cho bệnh nhân, liều bao nhiêu
và quá trình điều trị là bao lâu[28]. Đối với bệnh nhân nội trú thì thuốc được
kê trong bệnh án, với bệnh nhân ngoại trú thì thuốc được kê vào đơn thuốc.

Việc kê đơn phải được thực hiện theo quy chế kê đơn của Bộ y tế dựa trên các
nguyên tắc sau:
- Khi thấy thật cần thiết phải dùng đến thuốc.
- Kê những thuốc tối thiểu cần thiết, có đầy đủ thông tin.
- Chọn thuốc điều trị đúng bệnh cho từng người bệnh cụ thể.
- Liều thuốc hợp lý.
- Chỉ định dùng thuốc đúng lúc.
- Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái người bệnh.
- Hạn chế, thận trọng trong các điều trị phối hợp với nhiều thuốc hoặc
hỗn hợp nhiều thuốc thành phần .
- Thận trọng với các phản ứng phụ, tác dụng không mong muốn của
thuốc.
- Chọn thuốc hiệu quả cao, chi phí thấp.
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sỹ cho người bệnh,
nhằm giúp họ có được những thứ thuốc theo đúng phác đồ điều trị [8]. Đơn
thuốc bao gồm cả các thuốc bắt buộc phải bán theo đơn và những thuốc có thể
mua tự do. Một đơn thuốc được coi là tốt phải đạt được các yêu cầu: hiệu quả
chữa bệnh cao, an toàn trong dùng thuốc và tiết kiệm. Theo hướng dẫn thực
hành kê đơn thuốc tốt của WHO, một đơn thuốc đầy đủ phải bao gồm các nội
dung sau: Tên, địa chỉ, số điện thoại của người kê đơn, hàm lượng, dạng
thuốc, tổng số thuốc; tên, địa chỉ, tuổi của bệnh nhân; chữ ký của người kê
đơn [2].
1.1.2.1. Giám sát việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt liên quan đến sức khỏe và tính

5
mạng con người. Nó là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng, hợp lý thì có tác
dụng chữa bệnh nhưng nếu sai sót thì có thể dẫn đến những hậu quả khôn
lường. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 3 trong số 10 bệnh nhân nhập
viện là do những sai sót trong kê đơn thuốc. Bệnh nhân có bệnh cảnh nhẹ

nhưng do sử dụng thuốc không đúng mà phải nhập viện. Tại Mỹ, thống kê
cho thấy hằng năm những sai sót về thuốc ảnh hưởng đến khoảng 1,3 triệu
người và 180.000 người tử vong. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng ở một
số quốc gia, có tới 67% đơn thuốc có một hoặc nhiều sai sót. Chính vì thế,
việc sử dụng thuốc, kê đơn thuốc đúng, hợp lý là vấn đề được rất nhiều người
quan tâm.
Tại Việt Nam, theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đến nay
80% khoa Dược của bệnh viện tuyến trung ương (TW) đã có phần mềm quản
lý thuốc kết nối với khoa Khám bệnh để kê đơn và phát thuốc cho bệnh nhân
ngoại trú qua mạng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% các bệnh viện ứng dụng
tương đối đầy đủ theo tiêu chí của Bộ Y tế. Việc quản lý đơn thuốc điều trị
ngoại trú của các bệnh viện vẫn chưa thống nhất. Một số bệnh viện đã ứng
dụng công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc ngoại trú BHYT, nhưng đa số
vẫn kê đơn viết tay và sao lưu vào sổ theo dõi. Đối với các đơn thuốc cho các
đối tượng thu viện phí thường chỉ kê đơn bằng tay. Mới đây, qua kiểm tra 58
đơn thuốc tại 06 bệnh viện lớn tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã
phát hiện nhiều sai sót trong việc thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều
trị ngoại trú như: ghi thiếu địa chỉ người bệnh, không ghi tên thuốc theo tên
chung quốc tế, ghi thiếu hàm lượng, người bệnh phải mua thuốc bên ngoài vì
nhà thuốc bệnh viện không cung cấp đầy đủ thuốc kê trong đơn. Do đó, việc
giám sát thực hiện Quy chế phải được các bệnh viện thực hiện thường xuyên.
1.1.2.2. Giám sát chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án
Khi người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện, bác sỹ điều trị ghi y lệnh
dùng thuốc trong phiếu điều trị hàng ngày của hồ sơ bệnh án (HSBA). Khi ghi

6
bác sỹ phải thực hiện đúng các qui định về sử dụng thuốc nêu trong: Qui chế
sử dụng thuốc, Qui chế chẩn đoán bệnh, làm HSBA.Cụ thể:
- Thuốc được sử dụng phải:
 Phù hợp với chẩn đoán bệnh, với kết quả cận lâm sàng.

 Phù hợp với độ tuổi, cân nặng, tình trạng và cơ địa người bệnh.
 Dựa vào hướng dẫn thực hành điều trị, đảm bảo liệu trình điều trị.
- Y lệnh dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào HSBA gồm: tên
thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng.
- Phải ghi y lệnh dùng thuốc theo đúng trình tự thuốc tiêm, thuốc viên,
thuốc nước, tiếp đến là phương pháp điều trị khác.
- Dùng thuốc kháng sinh phải đánh số theo dõi ngày dùng, liều dùng,
tổng liều.
- Dùng thuốc gây nghiện đánh số theo dõi ngày dùng, liều dùng, tổng
liều; số lượng phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
- Khi kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc quí hiếm, cấp phát cho người bệnh
tại khoa dược phải được giám đốc bệnh viện hoặc trưởng khoa (được phân cấp)
kí duyệt.
- Theo dõi tác dụng và xử trí kịp thời các tai biến sớm và muộn do
dùng thuốc.
Do đó, để giám sát thực hiện qui chế chuyên môn trong việc chỉ định
thuốc trong HSBA, đối với mỗi HSBA cần kiểm tra các chỉ tiêu trên [4].
1.1.3. Giao phát thuốc và hướng dẫn sử dụng
Giao phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc cho một bệnh nhân
xác định dựa trên cơ sở là đơn thuốc cuả bác sĩ. Nó bao gồm việc giải thích
đúng đắn mong muốn của người kê đơn, sự chuẩn bị chính xác và ghi nhãn
thuốc cho bệnh nhân sử dụng. Thực hành tốt giao phát thuốc đảm bảo rằng
một dạng có hiệu quả của thuốc được cung cấp cho bệnh nhân với liều lượng
và số lượng quy định, cùng với chỉ dẫn rõ ràng, được đựng trong các đồ bao

7
gói để duy trì hiệu lực của thuốc. Nhân viên giao phát phải có đủ năng lực
hoặc được đào tạo về kiến thức, kỹ năng và thực hành cần thiết để giao phát
được các loại thuốc được kê [28].








Hình 1.2. Quy trình giao phát thuốc cho người bệnh
1.1.3.1. Giao phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú
Đối với bệnh nhân ngoại trú, dược sỹ khoa dược là người trực tiếp giao
phát thuốc cho bệnh nhân, việc giao phát thuốc được thực hiện theo quy trình
sau:
Bước 1. Nhận đơn thuốc và xác nhận đơn thuốc.
Bước 2. Thực hiện kiểm tra đơn thuốc: thể thức đơn, tên thuốc, liều dùng.
Bước 3. Lấy thuốc theo đơn, ghi đầy đủ nội dung bên ngoài của bao
đựng thuốc gồm: tên thuốc, số lượng, liều dùng một lần; liều dùng một ngày,
cách dùng và các thông tin khác nếu đủ chỗ.
Bước 4. Thực hiện ba đối chiếu.
Bước 5. Giao thuốc cho bệnh nhân.
Theo qui trình trên, bệnh nhân được nhận một lần toàn bộ số thuốc của
quá trình điều trị nên những hướng dẫn của thầy thuốc và đặc biệt sự tuân thủ
điều trị của bệnh nhân là nhân tố quyết định hiệu quả điều trị [28].
1.1.3.2. Cấp phát cho bệnh nhân nội trú
Quá trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú được thực hiện bởi
dược sỹ khoa Dược và y tá tại các khoa Lâm sàng, khi cấp phát phải thực
Nhận và duyệt
đơn thuốc

Chuẩn bị, đóng gói
và ghi nhãn


Hiểu và giải thích
đơn thuốc

Hướng dẫn và
cấp thuốc

Ghi chép và
xác nhận


8
hiện các qui định được nêu trong Qui chế bệnh viện. Cụ thể:
* Dược sỹ khoa Dược phải thực hiện:
- Phát thuốc hàng ngày.
- Trước khi cấp phát thuốc thực hiện: ba kiểm tra, ba đối chiếu.
- Phải thông báo kịp thời các thông tin về thuốc mới: Tên thuốc, thành
phần, tác dụng dược lý, tác dụng phụ, liều dùng, áp dụng điều trị và giá tiền.
* Y tá chăm sóc phải đảm bảo thuốc đến cơ thể người bệnh an toàn và
thực hiện các qui định sau:
- Phải công khai thuốc được dùng hàng ngày cho từng bệnh nhân.
- Phải có sổ thuốc điều trị, mỗi khi thực hiện xong phải đánh dấu vào sổ.
- Phải có khay thuốc, lọ đựng thuốc uống sáng, chiều tối cho từng
người bệnh.
- Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng thuốc quá liều qui định phải
thận trọng, hỏi lại bác sỹ điều trị.
- Trước khi tiêm thuốc, cho người bệnh uống thuốc phải thực hiện: ba
kiểm tra, năm đối chiếu.
- Bàn giao thuốc còn lại của người bệnh cho kíp trực sau [7], [4].
1.1.4. Tuân thủ hướng dẫn điều trị
Là quá trình bệnh nhân hiểu việc điều trị là phải dùng thuốc đúng chỉ

dẫn và thực hiện những mệnh lệnh của thầy thuốc. Nó không chỉ bao gồm
việc tuân thủ về mặt nguyên tắc mà bao gồm cả việc hiểu việc điều trị là cần
thiết và tự giác thực hiện với tinh thần phấn khích [24],[28].
Theo WHO, quá trình từ kê đơn, cấp phát đến theo dõi dùng thuốc
chính là quá trình chăm sóc bằng thuốc. Trong quá trình này cần xây dựng
mối quan hệ chặt chẽ giữa bác sĩ - dược sĩ - điều dưỡng - bệnh nhân [12].



9

















Hình 1.3. Mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ, y tá điều dưỡng và bệnh nhân
[17]
* Với dược sĩ:

Người dược sĩ có trách nhiệm cung cấp thông tin và tư vấn về sử dụng
thuốc cho bác sĩ, bệnh nhân đồng thời giám sát việc thực hiện các quy chế
dược trong toàn bệnh viện.
* Với bác sĩ:
Bác sĩ là người chịu trách nhiệm thăm khám, kê đơn cho bệnh nhân,
đồng thời theo dõi hiệu quả điều trị để có những điều chỉnh kịp thời. Khi có
những nghi ngờ và chưa rõ về thuốc định kê đơn, bác sĩ cần trao đổi với dược
sĩ.
Bác sĩ
- Chẩn đoán, kê đơn, chỉ
định dùng thuốc
- Theo dõi
diễn
biến bệnh
Y tá điều dưỡng
- Chăm sóc bệnh nhân
- Chăm sóc toàn diện

Dược sĩ
- Cung cấp TTT cho bác sĩ
- Đánh giá việc dùng thuốc
- Cấp phát thuốc
- Theo dõi thuốc điều trị
Bệnh nhân
Tuân thủ
chỉ định của
thầy thuốc

10
* Với điều dưỡng: Điều dưỡng là người trực tiếp thực hiện y lệnh của

bác sĩ nhưng cần chủ động phát hiện những nhầm lẫn trong y lệnh điều trị
hoặc tác dụng có hại của thuốc đối với bệnh nhân và thông báo kịp thời với
bác sĩ.
* Với bệnh nhân: Cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ,
y tá. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc bằng lời nói dễ hiểu, rõ ràng về
liều dùng, số lần dùng thuốc, thời gian điều trị… Có sự tư vấn thích hợp để
giúp người bệnh tuân thủ điều trị như: khi nào thì uống thuốc, uống thuốc như
thế nào (nhai, nuốt, uống với nhiều nước…) và cách bảo quản giữ gìn thuốc.
Ngoài ra, cũng đề cập đến các tác dụng phụ có thể có, tuy nhiên với mức độ
thích hợp để người bệnh khong sợ hãi mà ngừng điều trị. Chỉ nên nói đến tác
dụng phụ nghiêm trọng với người kê đơn để cân nhắc yếu tố nguy cơ/lợi ích
khi sử dụng thuốc. Khi hướng dẫn tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh cần
đảm bảo họ đã hiểu rõ cách sử dụng thuốc để tránh sai sót khi sử dụng.
Theo dõi giám sát sử dụng thuốc của người bệnh trong suốt quá trình
điều trị, đồng thời theo dõi phản ứng có hại, những tương tác bất lợi của
thuốc.
1.2. Công tác thống kê thuốc
Trong bệnh viện, công tác thống kê Dược sẽ cung cấp cho nhà quản lý
những thông tin cập nhật, đầy đủ, chính xác về:
- Số lượng các thuốc còn tồn trong kho vào thời điểm hiện tại, nhờ đó
nhà quản lý có kế hoạch xuất nhập hợp lý.
- Chi phí sử dụng thuốc trong một tháng, một quí, một năm. Từ đó,
phối hợp với phòng Tài chính kế toán để có kế hoạch đấu thầu kịp thời đầy
đủ.
Khoa Dược có nhiệm vụ thực hiện công tác thống kê thuốc theo Qui
chế công tác khoa Dược, cụ thể như sau:
- Thực hiện việc kiểm kê định kỳ theo qui định: hàng tháng đối với

11
khoa dược, một lần trong năm đối với các khoa, kiểm kê đột xuất khi có xảy

ra vụ việc mất thuốc.
- Nội dung kiểm kê tại khoa Dược:
 Đối chiếu sổ xuất, sổ nhập với chứng từ.
 Đối chiếu sổ sách với hiện vật về số lượng và chất lượng.
 Đánh giá lại thuốc; tìm nguyên nhân chênh lệch, hư hao. Nếu
chất lượng không đạt yêu cầu, hội đồng kiểm nhập làm biên bản xác định
trách nhiệm và đề nghị cho xử lí.
- Mở sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc, lưu giữ chứng từ, đơn thuốc theo
qui định.
- Khoa Dược thống kê và tổng hợp số lượng thuốc đã phát ra; số liệu
phải phù hợp với các chứng từ xuất nhập và chuyển phòng Tài chính kế toán
quyết toán.
- Khoa điều trị tổng hợp thuốc sử dụng cho từng bệnh nhân theo quy
chế ra viện, rồi chuyển phòng Tài chính kế toán. Phòng Tài chính kế toán
tổng hợp các chứng từ, hóa đơn, báo cáo sử dụng thuốc để thanh toán viện
phí.
- Khoa Dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo sử dụng thuốc 3 tháng, 6
tháng, 9 tháng và 12 tháng theo qui định và báo cáo đột xuất khi cần thiết [4].
1.3. Thực trạng sử dụng thuốc trong một số bệnh viện ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sử dụng thuốc
Trong thời gian gần đây, mô hình bệnh tật của Việt Nam đang thay đổi
với gánh nặng bệnh tật kép của các bệnh truyền nhiễm cùng với các bệnh mãn
tính và các bệnh không lây truyền ngày một gia tăng, thực trạng đó đã kéo
theo hàng loạt các vấn đề về sử dụng thuốc như thuốc kháng sinh được sử
dụng với lượng lớn, tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc vitamin và
các loại thuốc bổ khác. Các số liệu thống kê cho thấy thuốc kháng sinh nhập
khẩu chiếm khoảng 30 – 40% số ngoại tệ dùng để nhập thuốc, tỷ lệ tiền thuốc

12
kháng sinh trong tổng số tiền sử dụng thuốc chiếm 32,7%, tuy nhiên trong

năm 2008 tỷ lệ sử dụng vitamin giảm 3,1% [15]. Hiện nay chất lượng sống của
người Việt Nam đang ngày càng được cải thiện làm tăng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe, kéo theo đó là làm tăng nhu cầu sử dụng thuốc. Nhu cầu tiêu dùng thuốc
bình quân đầu người tăng từ 11,23 USD/người năm 2006 lên 13,34 USD vào
năm 2007, 16,45 USD/người năm 2008 và dự kiến đạt 25 USD/người vào năm
2015 [15]. Vì vậy, ngành Dược phải tăng cường đẩy mạnh việc cung ứng thuốc
có chất lượng tốt, góp phần đảm bảo cho việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Ngành Dược Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển vượt
bậc trong lĩnh vực công nghiệp Dược, giá trị thuốc sản xuất trong nước năm
2007 đạt 600,63 triệu USD tăng 26,34 % so với năm 2006, năm 2008 đạt
715,435 triệu USD đáp ứng 50,18% nhu cầu thuốc sử dụng. Thuốc sản xuất
trong nước đang cố gắng thoát ra khỏi những danh mục hoạt chất generic,
hướng tới những nhóm thuốc đang tăng tỷ lệ sử dụng, thuốc chuyên khoa
(như : thuốc tim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết ) [15].
Ở Việt Nam, hệ thống bệnh viện công lập là bộ xương của hệ thống y tế,
chi tiêu cho bệnh viện công lập chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi tiêu y tế, trong
năm 2008, tổng giá trị mua thuốc sử dụng tại các bệnh viện trên toàn quốc là
12.322 tỷ VNĐ chiếm khoảng 50% tổng giá trị thuốc sử dụng [15]. Theo báo
cáo của Cục quản lý Dược, trong cuộc khảo sát năm 2006, 2007 ở 565 bệnh
viện trong cả nước cho thấy: tỷ trọng thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng tại
bệnh viện chiếm gần 50% giá trị tiền thuốc sử dụng, các số liệu thống kê cho
thấy lượng thuốc sản xuất trong nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng
trong nước còn lượng thuốc xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất ít, trị giá tiền thuốc xuất
khẩu năm 2008 là 33,32 triệu USD [15]. Như vậy ta thấy đã có xu hướng sử
dụng thuốc trong nước sản xuất tại thị trường Việt Nam. Tỷ lệ thuốc kháng
sinh trong tổng số tiền sử dụng thuốc chiếm 32,7%, một phần cho thấy tại
Việt Nam các bệnh nhiễm khuẩn chiếm đang rất phổ biến. Tuy nhiên, việc

13
sử dụng thuốc kháng sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ, theo điều tra của

Bộ Y tế về tình hình sử dụng thuốc tại một số bệnh viện tuyến TW, có 41%
bệnh án sử dụng kháng sinh kết hợp chủ yếu là kết hợp hai kháng sinh, có
8% bệnh án chỉ định kết hợp ba kháng sinh.
1.3.2. Giao phát thuốc
Chỉ thị 05/2004/CT – BYT ra ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ y tế về
việc chấn chỉnh công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện nêu rõ: bệnh viện
phải tổ chức cấp phát thuốc tới tận khoa lâm sàng. Tuy nhiên chỉ thị này gây
nhiều khó khăn trong việc thực hiện do thiếu nhân lực vì vậy đến tháng
10/2008 đã bỏ quy định trên.
Công tác cấp phát của bệnh viện vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu nhân
lực, trang thiết bị chưa đầy đủ, diện tích các kho chưa đạt yêu cầu. Việc cấp
phát còn chậm trễ, thủ công. Thực hành cấp phát thuốc không đúng là nguyên
nhân dẫn tới các lỗi điều trị, hạn chế nhận thức và thiếu kiến thức của người
bệnh về chế độ liều lượng và khoảng cách dùng thuốc[17]
1.3.3. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Thuốc có phát huy được hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự
tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Tuy nhiên một trong những vấn đề nổi cộm
của thực trạng sử dụng thuốc hiện nay là tình trạng bệnh nhân tự ý mua thuốc
sử dụng không theo đơn của bác sĩ. Theo một khảo sát gần đây, trong số 350
trường hợp dị ứng thuốc điều trị tại Khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh
viện Bạch Mai, chỉ có 38% số người bệnh dùng thuốc theo đơn của bác sĩ,
62% bệnh nhân còn lại là tự điều trị[24].
Một thực tế khác cũng rất đáng lo ngại hiện nay là đa số người bệnh khi
dùng thuốc, đã không quan tâm và không có sự hiểu biết đầy đủ đến các đặc
tính cơ bản của thuốc như tên thuốc, tên hoạt chất, hạn dùng, nguồn gốc, tác
dụng, cách dùng, các phản ứng không mong muốn có thể xảy ra sau dùng
thuốc và cách xử trí khi các phản ứng này xảy ra. Theo một khảo sát tại Khoa

14
Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, trong số các bệnh nhân

phải nhập viện vì dị ứng và nhiễm độc gan do thuốc, chỉ có 24% bệnh nhân có
thể nhớ và kể tên được tất cả các thuốc mà mình đã sử dụng, 32% chỉ nhớ
được một phần trong số các thuốc đã dùng và 44% bệnh nhân không biết và
không nhớ mình đã được dùng những loại thuốc gì[24].
1.3.4. Thông tin thuốc và dược lâm sàng
Ngày 4/7/1997 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 08/BYT – TT về việc
hướng dẫn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị tại
các bệnh viện. Đến năm 2008, 100% các bệnh viện công lập đã thành lập Hội
đồng thuốc và điều trị. Vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc bảo
đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hiệu quả ở một góc độ nào đó là không thể
phủ nhận. Tuy nhiên hoạt động này còn mang tính hình thức, chủ yếu tập
trung vào việc mua sắm và cấp phát thuốc trong khi hoạt động lựa chọn thuốc
và giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế[13].
Một trong những nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị là phải thông
tin thuốc và theo dõi ADR[3]. Từ năm 2003, Bộ Y tế đã có công văn hướng
dẫn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của tổ thông tin thuốc trong
bệnh viện. Đến hết năm 2010, cả nước đã có hơn 90% bệnh viện từ trung
ương đến địa phương thành lập tổ thông tin thuốc. Với những hình thức thu
thập, lưu trữ và xử lý, thông tin thuốc đã góp phần đáp ứng được nhu cầu của
thầy thuốc và bệnh nhân. Tuy nhiên sau 7 năm triển khai, tại nhiều bệnh viện
việc thành lập tổ thông tin thuốc chỉ là hình thức, thông tin thuốc chưa đạt
hiệu quả. Hệ thống thông tin thuốc chưa hoàn chỉnh, thiếu thông tin có chất
lượng. Việc theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc chưa được
nhận thức đầy đủ, đúng đắn vì vậy thực hiện không thường xuyên và kịp thời.
Một nghiên cứu tại bệnh viện Saint Paul cho thấy tổ thông tin thuốc và dược
lâm sàng gồm 3 dược sĩ đại học, thông tin mà tổ cung cấp chủ yếu là nhắc
nhở những thuốc hết hạn, thuốc thay thế, thuốc bị đình chỉ lưu hành, những

15
thông tin về thuốc mới hầu như không có. Số lượng ADR mà tổ theo dõi và

báo cáo trong năm 2008 là 15[17].
Một nghiên cứu về hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Tim Hà Nội,
giai đoạn 2008 – 2010 cho thấy nhân lực của tổ dược lâm sàng và thông tin
thuốc chỉ có 4 thành viên nhưng tất cả đều kiêm nhiệm nhiều công việc, kết
quả có 29 lần thông tin thuốc, không có báo cáo ADR nào[23].
Lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận Bộ rất coi trọng hoạt động thông tin thuốc
và theo dõi ADR của thuốc nhưng trong thời gian qua hoạt động này chủ yếu
dựa vào kinh phí tài trợ vì vậy có tình trạng tài trợ nhiều làm nhiều, tài trợ ít
làm ít, thậm chí hết tài trợ cũng hết theo dõi. Ngày 24/3/2009 Bộ trưởng Bộ Y
tế kí quyết định số 991/QĐ – BYT về việc thành lập trung tâm quốc gia về
TTT và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, đặt tại trường Đại học Dược Hà
Nội với hi vọng trung tâm này ra đời sẽ khắc phục được những tồn tại về việc
theo dõi ADR trước đây[24].
1.4. Một vài nét về BVĐK tỉnh Ninh Bình
1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện
BVĐK tỉnh Ninh Bình là bệnh viện lớn với quy mô 700 giường. Bệnh
viện được xây dựng gần quốc lộ 1A, tại trung tâm thành phố Ninh Bình đảm
bảo giảm áp lực quá tải cho các bệnh viện trung ương tại Hà Nội.
Bệnh viện được thành lập trên cơ sở đầu tư mới có thừa hưởng nguồn lực
cán bộ và thiết bị của BVĐK tỉnh Ninh Bình cũ đến khu vực công trình mới
được khánh thành năm 2010. BVĐK tỉnh Ninh Bình là một trong những bệnh
viện hiện đại ở Việt Nam, có thể đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho người dân Ninh Bình và các tỉnh trong khu vực. Bệnh
viện có những trang thiết bị hiện đại như máy chụp cắt lớp vi tính 64 lát cắt trị
giá hơn 20 tỷ đồng, có thể phát hiện những khối u nhỏ trong cơ thể, máy xét
nghiệm miễn dịch tự động, hệ thống internet có thể kết nối và truyền hình trực
tiếp các ca mổ

16
*Chức năng:

BVĐK tỉnh Ninh Bình là đơn vị đầu ngành của tỉnh với nhiệm vụ: cấp
cứu, khám bệnh, chữa bệnh; đào tạo cán bộ y tế qua các hình thức đào tạo và
đào tạo lại; nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả các đề tài khoa học và sáng kiến
cải tiến kỹ thuật đáp ứng ngày một cao nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân; phát triển nhiều kỹ thuật mới hiện đại như: mổ sọ não, phẫu thuật nội soi,
phẫu thuật thay chỏm xương đùi, ; chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ
thuật; phòng bệnh; hợp tác kinh tế, quản lý kinh tế, bệnh viện đã tập trung
triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận như; Thanh Hoá, Hoà
Bình, Nam Định.
* Nhiệm vụ:
 Khám, cấp cứu, chữa bệnh và phục hồi chức năng
 Đào tạo cán bộ.
 Nghiên cứu khoa học.
 Chỉ đạo tuyến.
 Phòng, chống dịch bệnh.
 Hợp tác quốc tế.

Quản lý đơn vị.


17


Hình 1.4: Mô hình tổ chức Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình

Ban giám đốc
Khối hành chính
Khối chuyên
môn

Các hội đồng Các ban
Phòng kế
hoạch
Phòng tài
chính
Phòng
hành chính
Phòng điều
dưỡng
Phòng Vật

Phòng công
nghệ thông
tin
Phòng tổ
chức
Phòng chỉ
đạo tuyến
Khối lâm sàng
Khối cận lâm
sàng
Khoa Xét
nghiệm
Khoa Dược
Khoa Thăm
dò chức
năng
Khoa Chẩn
đoán hình
ảnh

Khoa Giải
phẫu bệnh
Khoa Dinh
Dưỡng
Khoa
Khám bệnh
Khoa tai-
mũi- họng
Khoa Răng
hàm mặt
Khoa Nội
thận tiết
niệu
Khoa Nội
E
Khoa Thận
nhân tạo
Khoa Điều
trị tích cực
Khoa gây

Khoa Cấp
cứu
Khoa Ung
bướu
Khoa Chấn
thương
Khoa
Ngoại
Khoa Điều

trị TYC
Khoa Thần
kinh
Khoa Nội
Tim
mạch
Khoa Nội
tiết
Khoa Nội
tổng hợp
Khoa Da
Liễu
Khoa Đông
y
Khoa
PHCN
Khoa Truyền
nhiễm

×