Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tần suất huyết khối thất trái và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim mạn có rung nhĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.43 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

TẦN SUẤT HUYẾT KHỐI THẤT TRÁI VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN CÓ RUNG NHĨ
Châu Ngọc Hoa*, Trương Quang Bình*, Lê Hoài Nam*

TÓM TẮT
Mở đầu: Rung nhĩ (RN) và suy tim mạn (STM) là hai bệnh lý tim phối hợp rất thường gặp, ảnh hưởng lên
1-2% dân số. Tần suất bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng, và biến chứng thuyên tắc huyết khối và dự hậu của
nó vẫn còn là một thách thức trong điều trị.
Mục tiêu: Nghiên cứu tần suất huyết khối thất trái (HKTT) và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân (BN) STM
có RN.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, mô tả cắt ngang, phân tích trên những bệnh nhân STM
điều trị nội trú và ngoại trú tại BV Đại học Y Dược TP.HCM, BV Chợ Rẫy và BV Nhân Dân Gia Định từ tháng
7/2013 đến tháng 6/2015.
Kết quả: 268 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu. Tỷ lệ nam/nữ là 0,93. Tuổi trung bình
trong dân số nghiên cứu là 59,58 ± 12,66. 25 BN có HKTT chiếm tỉ lệ 9,3%. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự diện
diện của HKTT trong phân tích đa biến là phân suất tống máu giảm, rối lọan vận động thành trước và phình
vách mỏm. HKTT có các đặc điểm là vị trí thường gặp nhất ở vùng mỏm với 18 BN (72%); 80% (20 BN) trường
hợp có dạng lồi; đa số BN có 1 HK và kích thước trung bình là 25,8 ± 7,45 mm.
Kết luận: Tần suất HKTT ở BN STM có RN không hiếm gặp. Do đó, các đặc điểm của HKTT và các yếu tố
liên quan cần được quan tâm để phòng ngừa biến chứng thuyên tắc huyết khối và cải thiện dự hậu cho người
bệnh.
Từ khóa: huyết khối thất trái, suy tim mạn, rung nhĩ

ABSTRACT
PREVALENCE OF LEFT VENTRICULAR THROMBUS AND RELATED FACTORS
IN PATIENTS WITH CHRONIC HEART FAILURE AND ATRIAL FIBRILLATION
Chau Ngoc Hoa, Truong Quang Binh, Le Hoai Nam


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 411 - 418
Background: Atrial fibrillation (AF) and chronic heart failure (CHF) are two common cardiac diseases
affecting 1-2% of population. Their prevalence has been significantly increasing and their thromboembolic
complications and prognosis have been still a challenge for the treatment.
Objectives: to study prevalence of left ventricular thrombus (LVT) and related factors in patients with CHF
and AF.
Methods: A cross-sectional study was carried out to investigate outpatients and inpatients with CHF at
University Medical Center, Cho Ray Hospital and Gia Dinh People’s Hospital from July 2013 to June 2015.
Results: 268 patients were eligible to take part in our study. Male/Female ratio was 0.93. The mean age of
the patients was 59.58 ± 12.66. There were 25 cases with LVT accounting for 9.3%. In multivariate analysis,
factors related to the presence of LVT were reduced ejection fraction, anterior wall dyskinesia and apical-septal LV
* Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS Châu Ngọc Hoa

ĐT:

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

411


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

aneurysm. Characteristics of LVT were the most common site at apical region (72%), the protruding shape in
80% cases, one thrombus in majority of the patients and their mean size 25.8 ± 7.45 mm.
Conclusions: The prevalence of LVT in patients with CHF and RF is not rare. Therefore, characteristics of

LVT and related factors should be taken into account to prevent thromboembolic complications and improve
prognosis.
Key words: left ventricular thrombus, chronic heart failure, atrial fibrillation

MỞ ĐẦU

Mục tiêu nghiên cứu

Rung nhĩ (RN) và suy tim mạn (STM) là
hai bệnh lí tim thường gặp, ảnh hưởng lên 12% dân số với tần suất có xu hướng tăng theo
tuổi(12,13,14), thậm chí chúng còn được gọi là “hai
bệnh dịch mới của bệnh lý tim mạch”(21). Nếu
STM là một vấn đề của sức khỏe cộng đồng do
tần suất của bệnh ngày càng tăng, ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh, tỉ lệ tử vong cao và chi phí chăm sóc sức
khỏe rất lớn thì RN là một rối loạn nhịp kéo
dài thường gặp nhất.

Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu tần suất huyết khối thất trái và
các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim mạn có
rung nhĩ.

Cả RN và STM khi đứng riêng lẽ đều làm
tăng tỉ lệ tử vong. Khi chúng kết hợp với nhau, tỉ
lệ tử vong còn tăng cao hơn nữa(21). RN xuất hiện
làm cho STM nặng thêm, nguy cơ thuyên tắc
huyết khối nhiều hơn và việc điều trị khó khăn
hơn. Tiếp đó, tình trạng STM nặng thêm lại làm

cho RN dễ xảy ra hơn. Như vậy có thể nói RN và
STM tạo nên một vòng xoắn bệnh lý và làm cho
STM cùng dự hậu của nó ngày một xấu thêm.
Suy chức năng thất trái dù do nguyên nhân
thiếu máu cục bộ hay do nguyên nhân khác
(bệnh cơ tim giãn nở tiên phát hay thứ phát) đều
tạo điều kiện cho sự hình thành huyết khối thất
trái. Các dữ liệu trước đây cho thấy huyết khối
thất trái hiện diện trong 7-20% bệnh nhân bị nhồi
máu cơ tim cấp, thường gặp nhất là nhồi máu cơ
tim thành trước và vùng mỏm. Với phình vách
thất mạn tính, tần suất của huyết khối thất trái
thậm chí lên đến 50%. Kết quả của nghiên cứu
(NC) trên những bệnh nhân bệnh cơ tim giãn nở
và STM sung huyết ghi nhận tần suất của huyết
khối thất trái là 10-30%(6).
Tại Việt Nam, cho đến nay, chưa có nghiên
cứu nào về vấn đề RN ở bệnh nhân STM và đặc
biệt là nghiên cứu huyết khối thất trái.

412

Mục tiêu chuyên biệt
- Xác định tần suất của huyết khối thất trái ở
bệnh nhân suy tim mạn có rung nhĩ.
- Xác định mối tương quan giữa nguyên
nhân suy tim, kích thước buồng tim, phân suất
tống máu, mức độ suy tim, vùng bị nhồi máu cơ
tim với sự hiện diện của huyết khối thất trái ở
bệnh nhân suy tim mạn có rung nhĩ.

- Khảo sát đặc điểm của huyết khối thất trái ở
bệnh nhân suy tim mạn có rung nhĩ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân suy tim mạn có rung nhĩ
điều trị nội trú và ngoại trú tại BV Đại học Y
Dược TPHCM, BV Chợ Rẫy và BV Nhân dân Gia
định từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2015 và đồng ý
tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn nhận bệnh
- Bệnh nhân ≥ 18 tuổi
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Đã được chẩn đoán suy tim mạn hoặc
những bệnh nhân mới được chẩn đoán suy tim
mạn theo tiêu chuẩn của Hội Tim Mạch Châu
Âu (ESC) 2010 và khuyến cáo của Hội Tim mạch
Việt Nam tại bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh
viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015


Nghiên cứu Y học

Thiết kế nghiên cứu

Xử lý thống kê

Nghiên cứu quan sát, mô tả cắt ngang, phân
tích.

Xử lý số liệu bằng phần mềm “SPSS for
Window 18.0”.
p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.

Cỡ mẫu
192 bệnh nhân
2

N=Z

KẾT QUẢ
p(1-p)

1-α/2 =

2

d

α = 0,05 xác xuất sai lầm loại I;
Z1-α/2 = 1,96; d = 5% sai số tuyệt đối;

p = 50% là tỉ lệ cao nhất cho cỡ mẫu lớn nhất

Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn nhận bệnh phải
do bác sĩ tham gia nghiên cứu đánh giá. Một khi
bệnh nhân đã hội đủ tiêu chuẩn nhận bệnh và
loại trừ của nghiên cứu, bệnh nhân hay người
nhà bệnh nhân sẽ được thông tin về mục tiêu
của nghiên cứu và nếu đồng ý bệnh nhân sẽ ký
thoả thuận đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định suy tim theo
ESC 2010: Có triệu chứng cơ năng suy tim (lúc
nghỉ hay khi gắng sức), chứng cứ khách quan
của suy tim, và đáp ứng với điều trị suy tim.
Tiêu chuẩn rung nhĩ trên điện tâm đồ: mất
sóng P, thay vào đó là các sóng f lăn tăn với tần
số > 300lần/phút; khoảng cách RR không đều
nhau và các phức bộ QRS không đều về biên độ.
Siêu âm tim qua thành ngực (SATQTN) và
siêu âm tim qua thực quản (SATQTQ): Tất cả
bệnh nhân suy tim mạn đều được làm siêu âm
tim qua thành ngực: đo kích thước các buồng
tim, đo phân suất tống máu thất trái bằng
phương pháp Simpson 2 lần, lấy trị số trung bình,
tìm huyết khối buồng tim. Những bệnh nhân suy tim
mạn có rung nhĩ được làm siêu âm tim qua thành
ngực và siêu âm tim qua thực quản để tìm huyết khối
trong tiểu nhĩ trái, huyết khối trong nhĩ trái. Kết
quả siêu âm tim sẽ do 2 bác sĩ độc lập đọc.
Phương tiện kỹ thuật trang thiết bị: Máy siêu

âm 2D và Doppler màu hiệu Philips (BV Nhân
Dân Gia định và BV Chợ Rẫy) và máy siêu âm
Aloka (BV Đại học Y Dược).

Đặc điểm của dân số nghiên cứu
Có 268 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được chọn
vào nghiên cứu với 129 bệnh nhân nam và 139
bệnh nhân nữ. Tỷ lệ nam/nữ là 0,93. Tuổi trung
bình trong dân số nghiên cứu là: 59,58 ± 12,66;
trong đó tuổi nhỏ nhất là 16, lớn nhất là 84.
Bảng 1. Đặc điểm của dân số nghiên cứu
Đặc điểm
Thời gian
phát hiện
suy tim

< 1 năm
1 – 5 năm
≥ 5 năm
Nguyên nhân
Bệnh van tim
suy tim
Bệnh mạch vành
Tăng huyết áp
Bệnh cơ tim dãn nỡ
Phối hợp
Yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá
và bệnh căn bản
Rối loạn lipid máu

đi kèm
Bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính
Đái tháo đường
Tái thông mạch vành
Mổ bắc cầu động mạch
vành
Phân độ
I
NYHA
II
III
IV
Đột quỵ
Đột quỵ
và tắc động mạch Tắc động mạch ngoại
ngoại biên
biên

Số BN Tỷ lệ %
18
6,7
86
32,1
164
61,2
108
40,3
75
28,0

35
13,0
12
4,5
38
14,2
68
25,4
107
40,0
28
10,4
48
38
4

17,9
14,2
1,5

0
172
96
0
20
3

0
64,2
35,8

0
87
13

Bảng 2. Các thông số trên siêu tim qua thành ngực
Thông số
ĐKNT trung bình (mm)
ĐKNT nhỏ nhất (mm)
ĐKNT lớn nhất (mm)
ĐKNT > 40 mm
ĐKNT > 50 mm
ĐKTTTT trung bình (mm)
ĐKTTTT nhỏ nhất (mm)
ĐKTTTT lớn nhất (mm)
ĐKTTTT > 56 mm
ĐKTTTT > 60 mm

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

Số bệnh nhân
48,38 ± 8,28
30
87
224
92
55,16 ± 7,55
40
83
96
64


Tỷ lệ %

83,6
34,3

35,8
23,9

413


Nghiên cứu Y học
Thông số
PSTM trung bình (%)
PSTM <30%
PSTM 30-39%
PSTM 40-49%

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Số bệnh nhân
42,12 ± 7,94
30
66
172

Tỷ lệ %

Bảng 3: Tần suất HKTT ở bệnh nhân STM có RN
HKTT

Không

Tổng cộng

11,2
24,6
64,2

Số bệnh nhân
243
25
268

Tỷ lệ (%)
90,7
9,3
100

Tần số huyết khối thất trái ở BN STM có
RN
Có 25 trong tổng số 268 BN có huyết khối TT
chiếm tỉ lệ 9,3%.

Huyết khối thất trái và các yếu tố có liên quan ở BN STM có RN
Bảng 4. Tần suất và mối liên quan giữa HKTT với nguyên nhân STM
Nguyên nhân (BN)
Bệnh van tim (108)
Bệnh mạch vành (75)
Tăng huyết áp (35)
Bệnh cơ tim dãn nở (12)

Phối hợp (38)

Số BN không HKTT
108
56
35
9
35

Số BN có HKTT
0
19 (76%)
0
3 (12%)
3 (12%)
25(100%)

Kiểm định Fisher
P = 0,000

Bảng 5. Phân tích hồi quy logistic giữa nguyên nhân STM với HKTT, so sánh BMV và BCTDN với nguyên
nhân phối hợp
HK TT
BMV
BCTDN

OR
5,96
3,96


P
0,015
0,036

KTC 95%
2,25 – 12,36
1,10 – 18,34

Bảng 6. Phân tích hồi quy logistic giữa phân độ NYHA với HKTT
HKTT

NYHA

Không (%)
164 (95,3%)
79 (82,3%)

II
III

Có (%)
8 (4,7%)
17 (17,7%)

OR

P

KTC 95%


4,4

0,0004

1,7 – 12,2

Bảng 7. Phân tích hồi quy logistic giữa phân suất tống máu với HKTT
PSTM

HKTT
Không (%)
16 (53,5%)
57 (86,4%)
170

< 30%
30-39%
40-49%

Có (%)
14 (46,7%)
9 (13,6%)
2 (1,2%)

OR

P

KTC 95%


74,38
13,42

0,000
0,001

15,60 – 356,68
2,82 – 63,94

Bảng 8. Phân tích hồi quy logistic giữa ĐKTTTT với HKTT
ĐKTTTT (mm)
< 60
≥ 60

HKTT
Không (%)
195 (95,6%)
48 (75%)

Có (%)
9 (4,4%)
16 (25%)

OR

P

KTC 95%

7,22


0,0000

2,78 – 19,56

Bảng 9. Phân tích hồi quy logistic giữa rối loạn vận động vùng với HKTT
RLVĐ Thất
Thành trước
Thành sau/dưới
Toàn bộ

414

HKTT
Không (%)
49 (95,6%)
30 (75%)
164

Có (%)
18 (26,9%)
1 (3,2%)
6 (3,5%)

OR

P

KTC 95%


11,02

0,023

1,40 – 86,84

1,10

0,93

0,13 – 9,45

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

Bảng 10. Phân tích hồi quy logistic giữa phình vách mỏm với HKTT ở BN STM có RN do mọi nguyên nhân
Phình vách mỏm

HKTT
Không (%)
239 (94,5%)
4 (26,7%)

Không



Có (%)
14 (5,5%)
11 (73,3%)

OR

P

KTC 95%

46,95

0,000

13,25 – 166,32

Bảng 11. Phân tích hồi quy logistic giữa phình vách mỏm với HKTT ở BN STM có RN do BMV
Phình vách mỏm/STM do BMV
Không


HKTT
KHÔNG (%)
CÓ (%)
52 (85,2%)
9 (14,8%)
4 (28,6%)
10 (71,4%)

OR


P

KTC 95%

14,4

0,000

4,12 – 70,73

Sau khi đưa tất cả các biến số độc lập vào mô hình đa biến thì còn lại 4 biến số có giá trị dự báo
HKTT như sau:
Bảng 12. Phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự hiện diện của HKTT
HKTT
ĐKTTTT ≥ 60 mm
Phân suất
tống máu
Rối loạn
vận động vùng

< 30%
30-39%
Giảm động thành trước
Giảm động toàn bộ
Phình vách mỏm

Đặc điểm huyết khối thất trái ở bệnh nhân
STM có RN
Vị trí huyết khối: vùng mỏm với 18 BN

(72%), vách mỏm/vách giữa 3 BN (12%), từ mỏm
lan đến thành sau/dưới 3 BN (12%) và thành bên
dưới với 1 BN (4%).
Số lượng huyết khối: 20 BN có 1 HKTT, 5 BN
có ≥ 2 HKTT, 1 BN có 2 HKTT và 1 HKTP
(BCTDN), và 2 BN có 1 HKTT và 1 HKTNT.
Hình dạng huyết khối: 80% (20 BN) trường
hợp HKTT có dạng lồi, 12% (3 BN) HK thành, và
8% phối hợp cả 2 dạng (2 BN).
Tính di động: 8 trường hợp HK di động và
17 trường hợp HK kém di động.
Kích thước huyết khối: kích thước trung bình
của HK thất là 25,8 ± 7,45 mm, nhỏ nhất 16 mm,
lớn nhất 47 mm.

BÀN LUẬN
Tần suất huyết khối thất trái ở BN STM có
RN
Tần suất HKTT ở BN STM có RN trong NC
của chúng tôi là 9,3% (25/268 BN). Do nhóm
bệnh van tim (BVT) mà nguyên nhân hậu thấp là

OR
1,25
30,4
10,2
7,2
6,4
11,7


Sai số chuẩn
1,0
37,5
10,0
8,2
8,8
9,8

P
0,78
0,006
0,01
0,04
0,18
0,003

KTC 95%
0,26 – 6,05
2,70 – 341,76
1,48 – 70,03
1,27 – 67,25
0,43 – 94,17
2,27 – 60,20

chủ yếu không có BN nào có HKTT, nên nếu
không tính đến bệnh lý van tim, tần suất HKTT
ở BN STM có RN không do BVT chiếm tỉ lệ
15,6% (25/160 BN). Trong NC của chúng tôi,
nhóm BN THA cũng không ghi nhận trường
hợp nào có HKTT. Trong khi đó, tính riêng

nhóm BMV tỉ lệ có HKTT là 19/75 BN (25,3%),
nhóm BCTDN 3/12 BN (25%) và nhóm nguyên
nhân phối hợp là 3/38 BN (7,9%).
Bệnh mạch vành (BMV) là nguyên nhân gây
STM có tỉ lệ HKTT cao nhất trong nghiên cứu
của chúng tôi, trong đó STM sau nhồi máu cơ
tim (NMCT) chiếm tỉ lệ nhiều nhất 64% (48/75
BN). HKTT là một biến chứng đã được biết rõ
của NMCT, với tần suất thay đổi từ 60% trong kỷ
nguyên trước tiêu huyết khối đến 5-15% trong
thời đại của can thiệp mạch vành qua da
(CTMVQD)(2,11,16). Mặc dù tần suất HK được ghi
nhận đã giảm trong kỷ nguyên của thuốc tiêu sợi
huyết và CTMVQD nhưng NC của chúng tôi
vẫn cho kết quả HKTT khá cao, có lẽ do tại Việt
Nam nhiều BN bị NMCT không được điều trị tái
tưới máu sớm do nhiều nguyên nhân như cơ sở
thực hiện CTMVQD, thời gian vàng để được tái

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

415


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

tưới máu cấp cứu, cũng như điều kiện kinh tế
khó khăn của người bệnh.

Hầu hết các NC khảo sát tỉ lệ HKTT và
thuyên tắc HK ở bệnh cơ tim dãn nở (BCTDN)
với một số lượng BN không lớn. Các NC tử thiết
trước đây đã báo cáo tỉ các biến cố thuyên tắc
HK rất cao từ 35-50%(18). Fuster và cs(7), trong một
NC hồi cứu trên 104 BN BCTDN không do bệnh
tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB), ghi nhận tỉ lệ
các biến cố thuyên tắc HK là 18% ở những BN
không dùng warfarin và tỉ lệ mới mắc là 4 biến
cố trên 100 BN-năm.

Huyết khối thất trái và các yếu tố liên quan
ở BN STM có RN
Nguyên nhân suy tim mạn
BMV có số chênh HKTT cao gấp 5,96 lần so
với bệnh phối hợp và sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p=0,015), trong khi đó BCTDN có số
chênh HKTT cao gấp 3,96 lần so với bệnh phối
hợp và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,036). Kết quả này phù hợp với các giải thích
về mặt sinh lý bệnh cũng như các kết quả từ
những NC về BMV nói chung và NMCT nói
riêng về những điều kiện thuận lợi dẫn đến sự
hình thành HKTT như đã trình bày trong phần
tần suất HKTT ở trên.
Đối với BCTDN, tuy tần suất HKTT tương tự
như nhóm nguyên nhân phối hợp nhưng do cỡ
mẫu nhỏ hơn nên khi phân tích hồi quy logistic
đã cho kết quả BCTDN có OR cao hơn gần 4 lần
nhóm nguyên nhân phối hợp có YNTK. Theo

những báo cáo trong y văn, ở những bệnh nhân
BCTDN và STM, tần suất của HKTT thay đổi từ
10% -30%, tùy thuộc vào các yếu tố đi kèm(4,5,17).

Phân độ NYHA
Phân tích hồi quy logistic mối liên quan giữa
phân độ NYHA và HKTT, kết quả cho thấy
những BN NYHA III có số chênh (OR) cao gấp
4,4 lần so với BN NYHA II. Sự khác biệt có
YNTK với P=0,0004. Chúng tôi không tìm thấy
trong y văn các NC đánh giá về mối liên quan
giữa mức độ nặng của STM theo phân độ NYHA
với sự hình thành HKTT, chỉ có các NC phân

416

tích mối liên quan giữa độ nặng của ST với nguy
cơ đột quỵ. Các nghiên cứu khác đều không tìm
được mối liên quan giữa triệu chứng suy tim
(NYHA > II) và nguy cơ đột quỵ(1,22,23,24).

Phân suất tống máu thất trái
Những BN có phân suất tống máu (PSTM)
giảm nặng < 30% có OR cao gấp 74,4 lần so với
BN có PSTM giảm nhẹ 40-49% và BN có PSTM
giảm trung bình 30-39% có OR cao gấp 13,4 lần
so với BN có PSTM giảm nhẹ 40-49%. Talle trong
NC của mình (với 84/949 BN có HKTT) đã ghi
nhận 65,5% BN HKTT (55/84 BN) có PSTM thất
trái < 35%; và 47,6% BN HKTT (40/84 BN) có

PSTM thất trái < 30%. Ngoài ra, tất cả BN bị
thuyên tắc HK có do bệnh cơ tim chu sinh (3/11
BN) và BCTDN (4/11 BN) đều có PSTM < 35%.
Các NC trước đây cũng cho rằng PSTM thấp là
các yếu tố dự báo độc lập của hình
thành HKTT(16).

Đường kính tâm trương thất trái
Phân tích hồi quy logistic mối liên quan giữa
đường kính tâm trương thất trái (ĐKTTTT) và
HKTT cho thấy những BN ĐKTTTT ≥ 60mm có
số chênh (OR) cao gấp 7,2 lần so với BN
ĐKTTTT < 60mm. Sự khác biệt có YNTK với P =
0,0000. Kết quả này phù hợp với các báo cáo
trong y văn trước đây cho rằng PSTM thấp là các
yếu tố dự báo độc lập của hình thành HKTT và
biến cố thuyên tắc HK. Bakalli và cs tiến hành
NC ở những bệnh nhân bệnh cơ tim dãn nở có
nhịp xoang”, khi phân tích hồi quy đa biến cho
thấy ĐKTTTT (p = 0,05) là yếu tố dự báo độc lập
hình thành HKTT(3).

Rối loạn vận động vùng
BN rối loạn vận động (RLVĐ) thành trước có
số chênh (OR) cao gấp 11 lần so với BN RLVĐ
thành sau/dưới, sự khác biệt có YNTK với P =
0,023. Trong khi đó, BN giảm động toàn bộ thất
trái có số chênh bằng 1,1 lần so với RLVĐ thành
sau/dưới, sự khác biệt không có YNTK với p =
0,93. NC của chúng tôi HKTT gặp ở BN có

nguyên nhân BMV chiếm phần lớn, trong đó
NMCT cũ đóng góp tỉ lệ khá cao 64% BMV

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
(48/75 BN). Điều này giải thích sự xuất hiện với
tần suất cao của HKTT tại các vùng cơ tim bị rối
loạn vận động bên cạnh HKTT hiện diện trong
buồng thất dãn to và giảm động nặng toàn bộ.
Các báo cáo trong y văn cũng đã chứng minh
điều này(8,10,25,27).

Phình vách mỏm
Những BN có phình vách mỏm có OR cao
gấp 46,95 lần so với BN không có phình vách
mỏm. Phân tích hồi quy logistic mối liên quan
giữa phình vách mỏm và HKTT ở BN STM-RN
do nguyên nhân BMV, kết quả cho thấy những
BN có phình vách mỏm có OR cao gấp 14,4 lần
so với BN không có phình vách mỏm. Kết quả
này phù hợp với ghi nhận trong y văn, phình
vách mỏm là một trong các yếu tố nguy cơ hình
thành huyết khối thất trái bao gồm kích thước
nhồi máu lớn, mất đồng vận vùng mỏm nặng
(như vô động hoặc loạn động), phình thất trái,
và NMCT thành trước. Điều này phù hợp với sự
góp phần gia tăng của ít nhất hai trong ba thành
phần của tam giác Virchow, cụ thể là vùng ứ

máu lớn hơn cũng như vùng tổn thương dưới
nội mạc gia tăng.

Phân tích đa biến mối liên quan giữa các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hiện diện của
HKTT
Sau khi đưa tất cả các biến số độc lập vào mô
hình đa biến thì còn lại 3 biến số có giá trị dự báo
HKTT như sau:
Sau khi kiểm soát 3 biến ĐKTTTT, PSTM,
RLVĐ vùng thì phình vách mỏm có OR bị HKTT
gấp 11,7 lần so với không có phình vách mỏm có
YNTK với p = 0,03.
Sau khi kiểm soát 3 biến ĐKTTTT, RLVĐ
vùng, phình vách mỏm thì PSTM < 30% và 3039% có OR bị HKTT lần lượt cao gấp 30,4 lần và
10,2 lần so với PSTM 40-49% có YNTK với p =
0,006 và p = 0,01 tương ứng.
Sau khi kiểm soát 3 biến ĐKTTTT, PSTM,
phình vách mỏm thì RLVĐ thành trước có OR
bị HKTT gấp 7,2 lần RLVĐ thành sau/dưới có
YNTK với p = 0,04; trong khi đó giảm động

Nghiên cứu Y học

toàn bộ thất trái có OR bị HKTT gấp 6,4 lần so
với RLVĐ thành sau/dưới không có YNTK với
p = 0,18.
Như vậy, PSTM giảm, RLVĐ thành trước và
phình vách mỏm là 3 yếu tố liên quan độc lập
với sự hiện diện của HKTT ở BN STM-RN có

YNTK trong NC của chúng tôi.

Đặc điểm huyết khối thất trái ở BN STM có
RN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, vị trí HKTT
thường gặp nhất là ở vùng mỏm với 18 BN
(72%), vách mỏm/vách giữa 3 BN (12%), từ mỏm
lan đến thành sau/dưới 3 BN (12%) và thấp nhất
là thành bên dưới với 1 BN (4%). 20 BN có 1
HKTT, 5 BN có ≥ 2 HKTT, 1 BN có 2 HKTT và 1
HKTP (BCTDN), và 2 BN có 1 HKTT và 1
HKTNT. 80% (20 BN) trường hợp HKTT có dạng
lồi, 12% (3 BN) HK thành, và 8% phối hợp cả 2
dạng (2 BN), trong đó 8 trường hợp HK di động
và 17 trường hợp HK kém di động. Kích thước
trung bình của HK thất là 25,8 ± 7,45 mm.
Jordan và cs ghi nhận 38% BN tử thiết bị
NMCT cấp có HKTT so với 24% BN NMCT cũ.
NMCT thành trước có xu hướng bị HKTT nhiều
hơn so với thành sau bất kể thời gian bị NMCT(8).
Tần suất HK thành ở BN tử thiết bị NMCT thành
trước gần gấp đôi so với NMCT thành sau(9,27).
Theo Nagaraja và cs, tần suất HKTT ở những
BN bệnh cơ tim giai đoạn cuối là 19,4%, tương tự
tỉ lệ 11-44% theo y văn(19,20). Tâm thất co bóp kém
gây ứ đọng máu dẫn đến hình thành huyết khối
và biến chứng thuyên tắc sau đó. Nguy cơ của
thuyên tắc hệ thống hàng năm ở những BN bị
BCTDN từ 1,4-12%. HK di động và hình dạng lồi
được xem là có nguy cơ cao nhất.

Trong NC của Weisaft và cs, 24 HKTT bao
gồm 17 HK dạng lồi và 7 HK thành(26).

KẾT LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện trong 24 tháng
từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2015 trên 268 bệnh
nhân STM có RN. Có 25 trong tổng số 268 BN có
huyết khối thất trái chiếm tỉ lệ 9,3%.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

417


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Các đặc điểm của HKTT và các yếu tố liên
quan cần được quan tâm để phòng ngừa biến
chứng thuyên tắc huyết khối và cải thiện dự hậu
cho người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.


4.

5.

6.

7.

8.

9.
10.

11.

12.

13.

14.

418

Aronow WS, Ahn C, Kronzon I, Gutstein H. (1998) Risk
factors for new thromboembolic stroke in patients > or = 62
years of age with chronic atrial fibrillation. Am J Cardiol.;
82:119–121.
Asinger RW, Mikell FL, Elsperger J., and Hodges M. (1981)
Incidence of left-ventricular thrombosis after acute transmural
myocardial infarction. Serial evaluation by two-dimensional

echocardiography. The New England Journal of Medicine, vol.
305, no. 6, pp. 297–302, 1981.
Aurora B, et al. (2012) Left ventricular and left atrial thrombi
in sinus rhythm patients with dilated ischemic
cardiomyopathy. Med Arch. 2012;66(3):155-8.
Billingsley IM., Leong-poi H (2005) Left ventricular thrombus:
diagnosis, prevention and management. Cardiology Rounds,
vol.X.no.7.
Cleland JG, Swedberg K, Follath F, et al. (2003) The EuroHeart
Failure survey programme-a survey on the quality of care
among patients with heart failure in Europe. Part 1: patient
characteristics and diagnosis. Eur Heart J; 24:442– 63.
Fleming H.A, Bailey S.M. (1971) Mitral valve disease, systemic
embolism and anticoagulants". Postgrad Med J : 47 (551), 599604.
Fuster V, Gersh BJ, Giuliani ER, et al. (1981) The natural
history of idiopathic dilated cardiomyopathy. Am J Cardiol; 47:
525–530
Gottdiener JS, Gay JA, VanVoorhees L, Di Bianco R, Fletcher
RD. (1983) Frequency and embolic potential of left ventricular
thrombus in dilated cardiomyopathy: assessment by twodimensional echocardiography. Am J Cardiol. 52: 1281-1285.
Hamby RL: (1979); Clinical Anatomical Correlates in
Coronary Artery Disease. Futura, Mt. Kisco, New York: 87-146
Hellcrstein HK, Martin JW. (1947) Incidence of
thromboembolic lesions accompanying myocardial infarction.
Am Heart J, 62: 443-452.
Kannel WB, Abbott RD, Savage DD et al. (1982)
Epidemiologic features of chronic atrial fibrillation: the
Framingham Study. N Engl J Med, 306:1018–1022.
Khand AU, Rankin AC, Kaye GC et al. (2000) Systematic
review of the management of atrial fibrillation in patients with

heart failure. Eur Heart J, 21:614–632.
Krahn AD, Manfreda J, Tate RB et al. (1995) The natural
history of atrial fibrillation: incidence, risk factors, and
prognosis in the Manitoba Follow-Up Study. Am J Med 1995,
98:476–484.
Levine SA: (1929) Coronary Thrombosis. Its various Clinical
features. Williams and Wilkins, Baltimore 1929: 1-58

15.

16.

17.
18.
19.

20.

21.

22.

23.

24.

25.

26.


27.

Loh E, Sutton MS, Wun CC, et al. (1997)Ventricular
dysfunction predicts stroke following myocardial infarction. N
Engl J Med 1997; 336:251–257
Nieuwlaat R, Capucci A, Camm AJ, et al. (2005) Atrial
fibrillation management: a prospective survey in ESC member
countries: the Euro Heart Survey on Atrial Fibrillation. Eur
Heart J;26:2422–34.
Parkinson J, Bedford DE: (1928) Cardiac infarction and
coronary thrombosis. Lancet;1: 4-6.
Ronak D et al. (2012) Left ventricular thrombus formation after
acute myocardial infarction. Heart 98:1743-1749.
Sharma ND et al. (1998) Left ventricular thrombus and
subsequent thromboembolism in patients with severe systolic
dysfunction. The 47th Annual Scientific Session of the
American College of Cardiology, Atlanta, GA, March 29, 1998.
Sharma ND et al. (2000) Left ventricular thrombus and
subsequent thromboembolism in patients with severe systolic
dysfunction. CHEST; 117:314-320.
Shattuck BE (1997) lecture: cardiovascular medicine at the turn
of the millennium. Triumphs, concerns, and opportunities. N
Engl J Med. 1997; 337:1360–1369.
STROKE PREVENTION IN ATRIAL FIBRILLATION
INVESTIGATORS (1998). Echocardiographic predictors of
stroke in patients with atrial fibrillation: a prospective study of
1066 patients from 3 clinical trials. Arch Intern Med.; 158:1316–
1320.
STROKE PREVENTION IN ATRIAL FIBRILLATION
INVESTIGATORS. (1992) Predictors of thromboembolism in

atrial fibrillation: II. Echocardiographic features of patients at
risk. Ann Intern Med; 116:6–12.
STROKE PREVENTION IN ATRIAL FIBRILLATION
INVESTIGATORS. (1995) Risk factors for thromboembolism
during aspirin therapy in patients with atrial fibrillation: the
stroke prevention in atrial study. J Stroke Cerebrovasc
Dis.;5:147–157.
Weinreich DJ et al. (1984) Left ventricular mural thrombi
complicating acute myocardial infarction. Long-term followup with serial echocardiography. Ann Intern Med; 100(6):789.
Weinsaft JW, Kim HW, Crowley AL et al. (2011) LV thrombus
detection by routine echocardiography: insights into
performance characteristics using delayed enhancement
CMR. Journal of the American College of Cardiology; 4 (7):
702– 712.
Wolf L, White PD (1926): Acute coronary occlusion. Report of 23
autopsied cases. Boston M& SJ; 195: 13-16.

Ngày nhận bài báo:

16/09/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/09/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015




×